Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN VIỆT TUẤN

SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ
TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN VIỆT TUẤN

SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ
TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu, kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Việt Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Qua những năm tháng học tập chương trình đào tạo sau đại học, Tôi đã được
trang bị những kiến thức vô cùng quý báu, làm hành trang bước vào cuộc sống và
quá trình công tác.Nhân dịp hoàn thành quyển luận văn,tôi xin gửi gắm lời biết ơn
chân thành đến quý Thầy, Cô Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu
trong suốt thời gian theo học lớp Tài chính ngân hàng 2, khóa 23.
Xin cảm ơn chân thành đến TS.Đinh Xuân Cƣờngđã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)đã tạo điều kiện và

nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành quyển luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn đến các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đã có những
công trình nghiên cứu trên lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đã tiếp sức cho tôi tư liệu
để tôi hoành thành luận văn này và tôi xin hứa sẽ vận dụng những kiến thức đó vào
thực tiễn một cách thiết thực nhất.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Tuấn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ACB

2

CP

3

CSTT


4

DN

Doanh nghiệp

5

EUR

Euro

6

GBP

Bảng Anh

7

HDBank

8

JPY

Yên Nhật

9


NH

Ngân hàng

10

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

11

NHTM

Ngân hàng Thương mại

12

NN

Nhà nước

13



Quyết định

14


TCTD

Tổ chức tín dụng

15

TMCP

Thương mại cổ phần

16

TTTT

Thị trường tiền tệ

17

USD

Đô la Mỹ

18

Vietcombank

19

VND


Việt Nam đồng

20

XNK

Xuất nhập khẩu

Ngân hàng TMCP Á Châu
Chính phủ
Chính sách tiền tệ

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ
Chí Minh

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang


1

Bảng 1.1 Các giao dịch phát sinh trạng thái ngoại tệ

14

2

Bảng 1.2 Trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch t

16

3

Bảng 1.3

4

Bảng 1.4 Các luồng tiền của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ

30

5

Bảng 1.5 Niêm yết tỷ giá kỳ hạn kiểu Outright và kiều Swap

33

6


Bảng 1.6

7

Bảng 3.1

8

Bảng 3.2

9

Bảng 3.3

10

Bảng 3.4

11

Bảng 3.5

12

Bảng 3.6

13

Bảng 3.7


14

Bảng 3.8 Thực tế giao dịch ngoại hối phái sinh Việt Nam

Quá trình thanh toán hàng ngày của hợp đồng tương
lai GBP

Khoản lỗ của người bán sau khi đã cộng khoản phí
quyền chọn
Quy định mức gia tăng tỷ giá kỳ hạn giữa NHNN với
các Ngân hàng thương mại
Tỷ trọng của giao dịch kỳ hạn từ năm 1998 đến 2011
trên VinaForex
Tình hình giao dịch hợp đồng kỳ hạn tại Vietcombank
từ 2011 – 2016
Quy định mức gia tăng tỷ giá kỳ hạn trong nghiệp vụ
hoán đổi giữa NHNN với các Ngân hàng thương mại
Tình hình giao dịch hợp đồng hoán đổi tại
Vietcombank từ 2011 – 2016
Tình hình giao dịch hợp đồng quyền chọn tại ACB từ
2012 – 2016
Một số quy định về sản phẩm ngoại hối phái sinh của
Việt Nam

ii

27

37
55

56
58
60
61
65
68
70


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

1

Hình 4.1

2

Hình 4.2 Số lượng các TCTD tại Việt Nam

3

Hình 4.3

Quy mô tổng tài sản các Ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016

Tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng giai
đoạn 2014-2016
.

iii

Trang
78
79
80


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iii
MỤC LỤC ..........................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Nhiệm vụnghiên cứu ................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 4
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 6

1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tỷ giá và các công cụ phái sinh tiền tệ ............. 8
1.2.1. Định nghĩa tỷ giá ................................................................................... 8
1.2.2. Phân loại tỷ giá. ..................................................................................... 9
1.2.2.1.Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá ................................ 9
1.2.2.2.Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối .................................... 9
1.2.3. Các phƣơng pháp yết tỷ giá................................................................ 10
1.2.4. Sự biến động tỷ giá và các nhân tố ảnh hƣởng ................................. 11
1.3. Rủi ro tỷ giá ............................................................................................ 12
1.3.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá........................................................................ 12


1.3.1.1.Rủi ro giao dịch ................................................................................. 12
1.3.1.2.Rủi ro kinh tế ..................................................................................... 13
1.3.1.3.Rủi ro chuyển đổi. ............................................................................. 13
1.3.2. Trạng thái ngoại tệ. ............................................................................. 13
1.3.2.1. Các khái niệm liên quan đến trạng thái ngoại tệ. ......................... 13
1.3.2.2. Ý nghĩa việc xác định trạng thái ngoại tệ....................................... 14
1.4. Các công cụ phái sinh tiền tệ. ................................................................ 17
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................. 17
1.4.2.Các công cụ phái sinh tiền tệ. .............................................................. 17
1.4.2.1. Hợp đồng kỳ hạn. ............................................................................. 17
1.4.2.2. Hợp đồng tƣơng lai. ......................................................................... 26
1.4.2.3. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ. .............................................................. 29
1.4.2.4. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ........................................................... 34
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 39
2.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu .............................................................. 38
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 39
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 39
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu ........................................... 41
2.2.2.1. Phƣơng pháp phân tích thống kê .................................................... 41

2.2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia .............................................. 42
2.2.2.3. Phƣơng pháp suy diễn quy nạp....................................................... 43
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 44
2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 44
2.3.2. Khung nghiên cứu ............................................................................... 44
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN
TỆ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................... 46
3.1. Diễn biến thay đổi tỷ giá USD so với VND trong giai đoạn từ năm
2011 - 2017 ...................................................................................................... 46


3.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 2011 .................................................................. 46
3.1.2. Giai đoạn 2011 - 2015 .......................................................................... 48
3.1.3. Giai đoạn sau năm 2015 ...................................................................... 50
3.2. Tình hình sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ nhằm phòng ngừa rủi
ro tỷ giá ở Việt Nam từ năm 2011 - 2017 .................................................... 52
3.2.1. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn ................................................................... 52
3.2.1.1.Cơ sở pháp lý ..................................................................................... 52
3.2.1.2. Xác định tỷ giá kỳ hạn ..................................................................... 54
3.2.1.3. Doanh số giao dịch............................................................................ 56
3.2.2. Sử dụng hợp đồng hoán đổi................................................................ 58
3.2.2.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 58
3.2.2.2. Tỷ giá hoán đổi ................................................................................. 60
3.2.2.3. Doanh số giao dịch............................................................................ 61
3.2.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn ........................................................... 61
3.2.3.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 62
3.2.3.2. Về phía ngân hàng tham gia............................................................ 62
3.2.3.3. Doanh số giao dịch............................................................................ 63
3.2.3.4. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VND)............................................ 64

3.2.4. Đánh giá tình hình áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng
ngừa rủi ro tỷ giá ở tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam .......................... 66
3.2.4. Đánh giá tình hình áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng
ngừa rủi ro tỷ giá ở tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam .......................... 66
3.2.5. Nguyên nhân ........................................................................................ 74
CHƢƠNG 4. KIẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI NHẰM
NÂNG CAOCHẤT LƢỢNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG
CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 76
4.1. Định hƣớng phát triển của các NHTM Việt Nam đến năm 2020 ...... 76


4.1.1. Những nhân tố chi phối xu hƣớng phát triển khu vực ngân hàng
đến năm 2020 ................................................................................................. 76
4.1.2. Những thách thức chủ yếu.................................................................. 77
4.1.3. Tầm nhìn và mục tiêu phát triển khu vực ngân hàng ..................... 81
4.2. Chiến lƣợc nâng cao hiệu quả việc sử dụng các công cụ phái sinh
trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam .......................... 84
4.3. Những điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam ................................................ 85
4.3.1.Về khách quan ...................................................................................... 85
4.3.2. Về phía ngân hàng ............................................................................... 85
4.4. Các kiến nghị nhằm phát triển việc sử dụng các công cụ phái sinh
tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá ......................................................... 86
4.4.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ................................................... 86
4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Thƣơng mại .............................................. 87
4.4.3. Kiến nghị với HDBank........................................................................ 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự biến động mạnh về tỷ giá ngoại tệ trong những năm gần đâykhiến cho
rủi ro tỷ giá mà các doanh nghiệp, các ngân hàng và các nhà đầu tư gặp phải
luôn ở mức cao. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, với cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu cùng sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính
lớn. Điều này khiến đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY
biến động mạnh, gây ra nhiều rủi ro cho các định chế tài chính, các nhà đầu tư
và các doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro tỷ giá trở nên cấp thiết và
được tất cả mọi chủ thể tham gia thị trường tài chính quan tâm. Ngày
31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định
số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD, tỷ giá
tính chéo của VND với một số ngoại tệ khác. Theo đó, tỷ giá trung tâm của
VND với USD do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh,
cung ứng dịch vụ ngoại hối xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của VND với USD.
Như vậy, thay cho cách điều hành tỷ giá theo biên độ dao động trước kia, cách
thức điều hành tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo
diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động trên thị trường thế giới.
Trong chính công việc hiện tại của mình, tác giả đã gặp phải những
trường hợp khách hàng gặp rủi ro tỷ giá gây thiệt hại lớn do chưa có biện pháp
phòng ngừa rủi ro triệt để nhất. Đó là vào năm 2015, khách hàng là một doanh
nghiệp thương mại xe ô tô tải nhập khẩu từ Trung Quốc hàng đầu Việt Nam hiện
nay là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Máy Việt Nam. Trong năm 2015,
doanh thu của Công ty ước đạt 2.700 tỷ đồng. Trong năm này, tổng doanh số
UPAS L/C (Thư tín dụng nhập khẩu trả chậm có điều khoản trả ngay) là hơn
110 triệu USD, thời hạn trả chậm là 360 ngày.Tỷ giá đầu năm 2015, thời điểm
phát hành L/C là 21.246 VND/USD, tỷ giá cuối năm 2015 khi phải thanh toán


1


L/C là 22.547 VND/USD, gây ra khoản lỗ tài chính lên tới gần 150 tỷ đồng.
Khoản thua lỗ này có thể giảm đi rất nhiều nếu như khách hàng có được một
công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá đủ mạnh. Do vậy, xuất phát từ thực tiễn công
việc, với mong muốn góp phần giúp khách hàng và ngân hàng phòng ngừa rủi ro
tỷ giá, đề tài:“Sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việcphòng ngừa rủi ro
tỷ giátại các ngân hàng thương mại Việt Nam”được tác giảlựa chọn để làm
luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để tìm hiểu tốt việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa
rủi ro tỷ giá khóa luận cần làm sáng tỏ các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải hiểu rõ rủi ro tỷ giá là gì, các nhân tố tác động và nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó phải tìm hiểu rõ từng loại công cụ phái
sinh tiền tệ và cơ chế phòng ngừa rủi ro của từng loại công cụ.
Thứ hai, tìm hiểu về diễn biến tỷ giá và tình hình sử dụng công cụ phái
sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 2017.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường việc sử dụng công cụ
phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi sau đây cần
có lời giải đáp:
-

Các hình thái của rủi ro tỷ giá thường gặp trong thực tế?

-

Cơ chế phòng ngừa rủi ro của các loại công cụ phái sinh như thế nào?


-

Các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang sử dụng công cụ phái

sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào?
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá tạicác ngân hàng thương mại Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng dữ liệu mang tính chất

2


tổng hợp từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Cụ thể:
- Dữ liệu thứ cấp, luận văn đã thu thập các thông tin có liên quan trực tiếp
và gián tiếp đến tình hình hoạt động của tín dụng của các Ngân hàng Thương
mại Việt Nam.
- Dữ liệu sơ cấp, đây là dữ liệu được chính tác giả thu thập thông qua việc
thống kê, phân tích kết quả trả lời phỏng vấn trực tiếp từ các chuyên gia và đại
diện HDBank trên cơ sở bảng câu hỏi khảo sát.
* Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu:
- Phƣơng pháp phân tích thống kê: tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp
đáng tin cậy được thu thập từ các báo cáo tổng kết của NHNN, Tổng cục thống
kê,… Về tình hình hoạt động tín dụng để từ đó, bằng phương pháp thống kê sẽ
tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị
rủi ro tỷ giá từ năm 2011 đến năm 2017.
- Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: tác giả hẹn gặp và tiến hành trao
đổi, phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm và lãnh đạo

HDBank để xin ý kiến nhận xét đánh giá nhằm bổ sung cho các định hướng
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; đồng thời xin ý kiến về các yếu tố liên quan
đến hoạt động tín dụng để việc thực hiện phân tích thực trạng và đề xuất giải
pháp được xác thực và hợp lý hơn. Bảng câu hỏi chọn mẫu:
Số thứ tự
Câu 1

Câu hỏi
Ông (bà) có thể cho biết tình hình sử dụng các công cụ phái sinh
trong các sản phẩm tín dụng và Tài trợ thương mại có của Quý
Ngân hàng?

Câu 2

Theo quan điểm của ông (bà), tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới
trong thời gian vừa qua có thể ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá tại
Việt Nam?

Câu 3

Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hiện tại Quý Ngân hàng đang sử dụng
các biện pháp nào?

Câu 4

Ông (bà) cho biết về thực trạng sử dụng công cụ phái sinh vào việc
phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Quý Ngân hàng.

3



Câu 5

Định hướng và mục tiêu của việc sử dụng công cụ phái sinh trong
phòng ngừa rủi ro tỷ giá của Quý Ngân hàng trong thời gian tới là
gì?

- Phƣơng pháp suy diễn quy nạp: Qua các tài liệu khoa học, các giáo
trình, tác giả rút ra được các vấn đề cơ bản về sử dụng công cụ phái sinh trong
quản trị rủi ro. Đồng thời qua việc phân tích các tài liệu thu thập được và tình
hình thực tế, rút ra được các thành công cũng như các vấn đề còn hạn chế trong
hoạt động sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt
Nam những năm vừa qua.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực trạng sử dụng công
cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong nội bộ của các NHTM Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2011 - 2017. Dựa trên điển hình Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
6. Đóng góp của đề tài
Thông qua sự phân tích việcsử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam, kết hợp với chủ trương phát triển
của Nhà nước, định hướng của ngành, luận văn đã có một số đóng góp cụ thể
như sau:
-

Làm rõ thêm những vấn đề về sử dụng công cụ phái sinh trong công tác

phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tìm hiểu kinh nghiệm công tác sử dụng công cụ phái
sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hệ thống NHTM Việt Nam, rút ra bài

học thực tiễn. Luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về việc sử dụng
công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
-

Khảo sát kết quả ban đầu về công tác sử dụng công cụ phái sinh trong công

tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những
diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến tỷ giá như: Anh rút khỏi Liên minh
Châu Âu (EU) dẫn đến việc đồng Bảng Anh giảm giá mạnh, Cục dự trữ Liên
Bang Mỹ (FED) điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản dẫn đến việc đồng USD tăng

4


giá…
-

Qua khảo sát thực trạng của công tác sử dụng công cụ phái sinh trong công

tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nêu bật những việc làm được và chưa làm được đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác sử dụng công cụ phái
sinh trong công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hệ thống NHTM Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm những nội dung chủ yếu sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về rủi ro tỷ giá và
các công cụ phái sinh tiền tệ.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa
rủi ro tỷ giátại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 4: Các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng phòng ngừa rủi ro tỷ

giá bằng các công cụ phái sinh tiền tệ tạicác NHTM Việt Nam.

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI
RO TỶ GIÁVÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Dịch vụ tài chính phái sinh là một dịch vụ mới của các Ngân hàng thương

mại tại Việt Nam. Đồng thời, dịch vụ này mang tính tác nghiệp của doanh
nghiệp kinh doanh tiền tệ. Điều này tạo ra nhiều cơ hội trong việc ứng dụng
công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhất là trong bối cảnh Vương
quốc Anh đã bắt đầu các cuộc thương lượng để rút khỏi EU, dẫn đến việc đồng
Bảng Anh và đồng Euro mất giá, trong khi Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED liên
tục tăng lãi suất khiến đồng Đôla Mỹ có xu hướng tăng. Thị trường thế giới có
nhiều biến động như vậy, tuy nhiên, hiện tại chưa có nhiều các công trình nghiên
cứu về dịch vụ tài chính phái sinh của hệ thống các Ngân hàng thương mại.
Trước hết, về thuật ngữ "dịch vụ tài chính phái sinh", Lê Công (2010),
Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam,Tạp chí tài
chính, cho rằng : "Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được
phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác
như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận"
Bài viết đã nêu lên định nghĩa cơ bản về các dịch vụ tài chính phái sinh,
cũng như cách thức để vận hành công cụ phái sinh ở Việt Nam. Tuy nhiên, bài
viết chưa đi sâu vào việc phân tích nguyên nhân làm cho thị trường các công cụ
tài chính phái sinh ở Việt Nam chưa được ứng dụng phổ biến, và phương hướng

phát triển công cụ phái sinh tại các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đặc
biệt là việc ứng dụng trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Về việc ứng dụng dịch vụ phái sinh tại các Ngân hàng thương mại, Phạm
Thị Hoàng Anh (2008),Ứng dụng dịch vụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi
ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam,Tạp chí Ngân hàng, số 1011/2008, trang 35-40, bài viết về thị trường dịch vụ phái sinh trên thế giới và
khái quát về thực trạng rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

6


Bài viết đã nêu lên đượclịch sử thị trường công cụ phái sinh tiền tệ trên thế giới
và khái quát về thực trạng ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM
Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết lại chưa đi vào phân tích, đánh giá hiệu quả của
việc ứng dụng các dịch vụ tài chính phái sinh trong hoạt động phòng ngừa rủi ro
tỷ giá trong hệ thống ngân hàng.
Về thực tiễn sử dụng công cụ phái sinh, ThS. Huỳnh Thị Hương Thảo
(2014),Quản lý rủi ro tín dụng thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng cho
Việt Nam, Tạp chí Tài chính,bài viết về sự phát triển của thị trường phái sinh tín
dụng trên thế giới, nêu lên thực trạng thị trường công cụ phái sinh tín dụng tại
Việt Nam, phân tích nguyên nhân chưa áp dụng phổ biến nghiệp vụ phái sinh tín
dụng tại Việt Nam cũng như đưa ra một số giải pháp. Bài viết mới chỉ đưa ra
một vài giải pháp tổng quát liên quan đến phát triển hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng, nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro có khả năng định lượng, cũng như việc
chuẩn hóa các hợp đồng giao dịch. Ngoài ra chưa có các giải pháp cụ thể cho
việc sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro như thế nào cũng
như hiệu quả của các giải pháp này ra sao.
Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu khác như:
Trần Thị Hồng Ngát (2012), đề tài thạc sĩ: "Sử dụng các công cụ ngoại
hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam". Đề tài đã phân tích việc sử dụng các công cụ ngoại hối phái

sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài
cũng nêu lên thực trạng cung cấp công cụ phái sinh của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam và những văn bản pháp lý của Nhà nước về công cụ phái sinh.
Tuy nhiên, đề tài chưa đi vào nghiên cứu việc sử dụng công cụ phái sinh trong
phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các NHTM.
Lê Phương Thảo (2011), đề tài thạc sĩ: "Các phương pháp bảo vệ tỷ giá
bằng các công cụ phái sinh, thực tiễn trên thế giới và bài học cho Việt Nam". Đề
tài có sự nghiên cứu, phân tích và tổng hợp về kinh nghiệm xây dựng và phát
triển hệ thống công cụ phái sinh trên thế giới. Đồngthời phân tích thực trạng sử
dụng công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Việt Nam. Tuy

7


nhiên, đề tài chưa đi vào nghiên cứu việc sử dụng công cụ phái sinh trong phòng
ngừa rủi ro tỷ giá của các NHTM.
Ngô Thanh Huyền (2010), đề tài thạc sỹ "Mở rộng cung ứng các dịch vụ
phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam", Học viện Tài chính. Đề tài nghiên cứu về việc tăng
cường phát triển việc cung ứng dịch vụ phái sinh hiện có của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ việc đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh tiền
tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề tài mới đi vào
các giải pháp phòng ngừa rủi ro cho khách hàng mà chưa đi vào phân tích đánh
giá việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho ngân hàng.
Nhìn chung, cả ba đề tài trên có ưu điểm là đều nêu lên được thực trạng
xây dựng và phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ trong hệ thống các Ngân
hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, các đề tài này đều chưa chỉ ra được
những tồn tại cũng như các cơ hội, thách thức trong việc phát triển dịch vụ tài
chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, qua đó ứng dụng trong
việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho ngân hàng.

Tóm lại, các tài liệu nghiên cứu trên đã hệ thống được các giao dịch tài
chính phái sinh cơ bản, phân tích khái quát hoạt động của các giao dịch này tại
Việt Nam nhưng chưa có những đánh giá rõ ràng về thị trường dịch vụ tài chính
phái sinh, những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức trong việc
phát triển dịch vụ tài chính phái sinh, trong đó ứng dụng vào việc phòng ngừa
rủi ro tỷ giá trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2.

Cơ sở lý luận về rủi ro tỷ giá và các công cụ phái sinh tiền tệ

1.2.1. Định nghĩa tỷ giá
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Các quan hệ
mua bán, trao đổi, đầu tư,… đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau.
Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền, đồng tiền này
đổi lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất
định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Vậy, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Tỷ giá là

8


giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”.
Ví dụ: Tỷ giá mua niêm yết tại Vietcombank ngày 30/10/2017 là 1 USD =
22.750 VND. Trong ví dụ này, giá của USD được biểu thị thông qua VND và 1
USD có giá là 22.750 VND.
Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò đồng tiền yết
giá, còn đồng kia đóng vai trò đồng tiền định giá.
Đồng tiền yết giá là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng một đơn vị.
Đồng tiền định giá là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ
cung cầu trên thị trường.
Ví dụ: Theo forex.com, tỷ giá đóng cửa ngày 30/10/2017 của cặp

EUR/USD = 1,3182/83
(Nghĩa là tỷ giá mua EUR/USD = 1.3182, tỷ giá bán EUR/USD = 1.3183. Để
thống nhất, luận văn áp dụng cách viết trên với tất cả các đồng tiền)
Với cách công bố tỷ giá trên, đồng tiền đứng trước (EUR) là đồng tiền yết
giá, còn USD là đồng tiền định giá.
1.2.2.Phân loại tỷ giá
1.2.2.1. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá
Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do NHTW công bố, phản ánh chính thức về
giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế
xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức. Ở
Việt Nam, tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh
doanh trong biên độ cho phép.
Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng,
do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ
dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định,
NHTW buộc phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc
gia thay đổi.
Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan
hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.

9


Tỳ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến
hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
1.2.2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sang mua vào
đồng tiền yết giá.
Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sang bán ra đồng

tiền yết giá.
Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được thảo thuận hôm nay, nhưng việc thanh
toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo (nếu không có thỏa thuận
khác thì thường là ngày làm việc thứ hai).
Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc thanh
toán xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên.
Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong
ngày.
Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được giao
dịch trong ngày. Thông thường, ngân hàn không công bố tỳ giá của tất cả các
hợp đồng đã được ký kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Đây là
một chỉ tiêu chủ yết về tình hình biến động tỳ giá trong ngày. Cần chú ý tỳ giá
đóng cửa ngày hôm nay không nhất thiết phải là tỷ giá mở cửa ngày hôm sau.
Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba
(còn gọi là đồng tiền trung gian).
1.2.3. Các phương pháp yết tỷ giá
Trên thế giới có rất nhiều đồng tiền khác nhau. Chúng đều là tiền, nhưng xét
từ góc độ một quốc gia, thì chỉ có nội tệ mới đóng vai trò là tiền tệ, còn các đồng
tiền khác là ngoại tệ, đóng vai trò là hàng hóa. Chính vì vậy, xét từ góc độ quốc gia,
ta có hai phương pháp yết tỷ giá là: Yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp.
Yết tỷ giá trực tiếp: là phương pháp quy định giá ngoại tệ được bộc lộ trực
tiếp bằng tiền. Khi đó ngoại tệ là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định bằng một;
còn nội tệ là đồng tiền định giá. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở hầu hết
các nước trừ Anh, Hoa Kỳ và các nước đồng tiền chung EURO.

10


Ví dụ: Ngày 30/10/2017, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá giữa
USD và VND như sau: USD/VND = 22.680/22.750. Với phương pháp công bố tỳ

giá như vậy, giá của ngoại tệ USD được bộc lộ trực tiếp bằng VND. Tỷ giá mua
vào USD là 22.680 VND, tỷ giá bán ra USD là 22.750 VND.
Yết tỷ giá gián tiếp: là phương pháp quy định giá không bộc lộ trực tiếp
bằng tiền. Để biết được giá ngoại tệ, chúng ta phải tính toán suy đoán mới ra. Lúc
này, ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn nội tệ đóng vai trò là đồng tiền
định giá. Anh, Hoa Kỳ và các nước đồng tiền chung EURO áp dụng phương pháp
này
Ví dụ: Ngày 30/10/2017, easy-forex.com công bố tỷ giá giữa USD và JPY như sau:
USD/JPY = 104.89/104.9. Từ cách yết giá USD gián tiếp trên, ta thấy một USD
mua được 104.89 JPY, và bán 104.9 JPY thu được 1 USD.
Tỷ giá mua JPY = 1/ 104.9 USD = 0.009533 USD.
Tỷ giá bán JPY = 1/ 104.89 USD = 0.009534 USD.
1.2.4. Sự biến động tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng
Trong chế độ tỷ giá thả nổi, tỷ giá được xác định bởi các lực lượng cung
cầu trên thị trường ngoại hối. Do đó, những nhân tố làm cho tỷ giá biến động,
cũng chính là những nhân tố tác động lên cung cầu tiền tệ. Cụ thể, công thức
tính cung và cầu ngoại tệ được xác định như sau:
Công thức tính cầu ngoại tệ:
D = P*. MQ = P/E. MQ
Trong đó:
D là cầu ngoại tệ
P* là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
P là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ
MQ là khối lượng cầu nhập khẩu nội tệ
Công thức tính cung ngoại tệ:
S = D/E = P/E. XQ
Trong đó:
S là cung nội tệ

11



E là tỷ giá nội tệ và ngoại tệ
P là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
Từ công thức tính cung và cầu ngoại tệ ta thấy những nhân tố tác động lên
cung cầu đồng tiền của một quốc gia được phản ánh trong cán cân thanh toán
quốc tế của quốc gia đó. Những hạng mục trong cán cân thanh toán phản ánh
các dòng lưu chuyển tiền tệ giữa các quốc gia. Do đó, việc giải thích các nhân tố
làm biến động tỷ giá dựa trên các hạng mục của cán cân thanh toán quốc tế nhấn
mạnh các dòng chu chuyển tiền tệ (tức là khối lượng tiền được giao dịch trong
một thời kỳ nhất định) phát sinh do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá bao gồm:
-

Điều kiện thương mại và khối lượng thương mại: điều kiện thương mại

của một nước được cải thiện sẽ làm cho đồng tiền nước này tăng giá.
-

Lạm phát: nếu một nước có tỷ lệ lạm phát cao hơn so với các nước khác

thì đồng tiền nước này giảm giá. Nếu tỷ lệ lạm phát giữa hai nước là như nhau
thì tỷ giá giữ nguyên không thay đổi.
-

Dịch vụ, thu nhập và chuyển tiền một chiều: với các nhân tố khác không

thay đổi, nếu một nước có xuất khẩu dịch vụ nhiều hơn nhập khẩu dịch vụ thì
đồng tiền nước này lên giá.
-


Đồng tiền của một quốc gia có xu hướng lên giá nếu lãi suất và lợi nhuận

dự tính của nước này tăng so với nước khác.
-

Kiểm soát của chính phủ và yếu tố kỳ vọng.

1.3. Rủi ro tỷ giá
1.3.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá
Rủi ro là những tổn thất, sai lệch so với dự tính xảy ra nằm ngoài ý muốn
của con người.
Rủi ro tỷ giá là những rủi ro phát sinh từ sự thay đổi giá một đồng tiền so
với đồng tiền khác.
Thông thường có ba loại rủi ro tỷ giá: rủi ro giao dịch, rủi ro kinh tế và rủi
ro chuyển đổi.

12


1.3.1.1. Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch xảy ra khi một doanh nghiệp thực hiện mua bán ngoại tệ,
các tài sản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc đi vay, cho vay bằng ngoại tệ. Trong
khoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán, tỷ giá hối đoái có
thể thay đổi dẫn đến sự thay đổi vể giá trị của tài sản, của khoản vay hoặc cho
vay.
Hãy xem xét trường hợp sau: Một nhà nhập khẩu người Anh và đối tác
của họ - một nhà cung cấp Hoa Kỳ ký kết một hợp đồng thanh toán. Nếu nhà
nhập khẩu trả tiền bằng đồng USD, họ có nguy cơ gặp phải rủi ro giao dịch vì
phải mua đồng USD để trả cho nhà cung cấp. Và ngược lại, rủi ro tỷ giá sẽ thuộc

về người cung cấp nếu đồng tiền quy định trong hợp đồng là GBP.
1.3.1.2. Rủi ro kinh tế
Rủi ro kinh tế được đo bằng sự thay đổi giá trị hiện tại của doanh nghiệp
mà nguyên nhân là do sự thay đổi giá trị các dòng tiền tương lai gây ra bởi sự
biến động không mong muốn của tỳ giá hối đoái. Dòng tiền tương lai bao gồm
dòng tiền từ các hợp đồng đã được ký kết và dòng tiền từ các giao dịch có thể
xảy ra trong tương lai. Như vậy, rủi ro kinh tế bao gồm cả rủi ro giao dịch. Tuy
nhiên, hai loại rủi ro này vẫn có sự khác biệt: rủi ro giao dịch tăng khi các hợp
đồng được ký tăng và lượng tiền nhận được là đã biết. Còn trong rủi ro kinh tế
lượng tiền này chưa chắc chắn mà chỉ là dự đoán.
1.3.1.3. Rủi ro chuyển đổi
Rủi ro chuyển đổi phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính ở nước
ngoài tính bằng đồng tiền nước ngoài sang đồng tiền của nước sở tại. Khi một
công ty thống nhất kết quả của tất cả các chi nhánh nước ngoài để trình bày một
báo cáo cuối cùng cho các cổ đông thì những con số trong báo cáo này được
trình bày bằng một loại tiền tệ. Nhưng tỷ giá tại thời điểm vào sổ kế toán và thời
điểm lập báo cáo cuối cùng lại khác nhau. Điều này dẫn đến rủi ro tỷ giá.
1.3.2. Trạng thái ngoại tệ
1.3.2.1. Các khái niệm liên quan đến trạng thái ngoại tệ

13


Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm
phát sinh trạng thái ngoại tệ.
Trạng thái ngoại tệ trường: Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một
ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái trường ngoại tệ đó.
Trạng thái ngoại tệ đoản: Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một
ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái đoản ngoại tệ đó.
Trạng thái ngoại tệ ròng: Là chênh lệch giữa tài sản có (TSC) và tài sản

nợ (TSN) của một ngoại tệ tại một thời điểm. Vì là trạng thái tại một thời điểm
nên trạng thái ngoại hối ròng của một ngoại tệ phản ánh số dư của ngoại tệ đó tại
thời điểm tính toán.
Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ là ngay tại thời điểm ký hợp đồng
chứ không phải tại thời điểm thanh toán. Ví dụ, nếu một hợp đồng mua bán giao
ngay được ký kết ngày hôm nay với số lượng 100.000 EUR tại tỷ giá EUR/USD
= 1.1035, thì ngay lập tức sau khi ký hợp đồng người mua EUR ở trạng thái
trường và người bán EUR ở trạng thái đoản, cho dù việc thanh toán xảy ra vào
ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. Tương tự, các giao dịch mua
bán ngoại tệ kỳ hạn cũng tạo ra trạng thái ngoại tệ ngay lập tức sau khi ký kết
hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán.
Bảng 1.1: Các giao dịch phát sinh trạng thái ngoại tệ
Các giao dịch làm phát sinh trạng thái Các giao dịch làm phát sinh trạng thái
ngoại tệ trường

ngoại tệ đoản

Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn)

Bán một ngoại tệ

Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ

Chi lãi huy động vốn bằng ngoại tệ

Thu phí dịch vụi bằng ngoại tệ

Chi trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ

Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại tệ


Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ

Tìm thấy ngoại tệ bị mất…

Ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng…

1.3.2.2. Ý nghĩa việc xác định trạng thái ngoại tệ
Trạng thái ngoại tệ ròng trong một thời kỳ nhất định:
NEPF(t) = LFCF(t0 - t) - SFCF(t0 - t)
Trong đó:

14


×