Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Văn học việt nam viết về biển đảo và duyên hải (giai đoạn 1900 2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.63 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C K H O A H Ọ C XÃ H Ộ I V À N H Â N VĂN








ĐÈ TÀI CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

rfiA

-* A

, > •

Tên đê tài:

VẢN HỌC VIỆT NAM VIẾT VÈ BIỀN ĐẢO VÀ DUYÊN HẢI
(GIAI ĐOẠN 1900 - 2000)
Mã sổ đề tài: QG. 14.30

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lý Hoài Thu

Hà Nội, 2017
---------

■'


-

fffi


ĐẠI H Ọ C QUỐC GIA HÀ NỘI
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C KHOA H Ọ C XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI CÁP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Tên đề tài:

VĂN HỌC VIỆT NAM VIÉT VÈ BIÊN ĐẢO VÀ DUYÊN HẢI
(GIAI ĐOẠN 1900 - 2000)
Mã số đề tài: QG. 14.30

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lý Hoài Thu

—.... .

Hà Nội, 2017



... ......—------ a


M ỤC LỤC
PHẢN TỔNG Q UAN........................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài, tính cấp bách.......................................................................... 1
2. Tons quan tình hình nehiên cứu.......................................................................... 1
3. Cách tiếp cận, phương pháp, kỳ thuật..................................................................2
4. Tính mới, tính độc đáo, tính sáns tạo ..................................................................3
Chu ong 1. NHẬN DIỆN VÀ MÔ TẢ DÒNG CHẢY CỦA VĂN HỌC
BIỂN ĐẢO TRONG TIÉN TRÌNH VĂN HỌC DÂN TỘC......................................... 4

1. Văn học dân gian................................................................................................ 5
2. Văn học Truns; đ ại.............................................................................................. 6
3. Văn học 1900 - 1930........................................................................................... 7
4. Văn học 1930 - 1945........................................................................................... 9
5. Văn học 1945 - 1975....................................................................................... 11
6. Văn học 1975 - 2000....................................................................................... 14
Chương 2. MÓI QUAN HỆ GIỮA CHỦ ĐÈ BIẺN ĐẢO TRONG
TƯƠNG QUAN TOÀN CẢNH CỦA VĂN CHƯƠNG V IỆ T .................................. 17
Chuông 3. THO VÀ VĂN XUÔI VIÉT VỀ BIẺN ĐẢO 1900 - 1930......................32

3.1. Thơ viết về Biển đảo và duyên hải giai đoạn 1900 - 1930.............................32
3.2. Văn xuôi viết về biển đảo và duyên hải 1900 - 1930 .....................................39
3.3. Người Nam ở Đảo Các Bà..............................................................................51
3.4. Kết luận.......................................................................................................... 52
Chưong 4. THO VÀ VĂN XUÔI VIÉT VÈ BIỀN ĐẢO VÀ DUYÊN HẢI
TỪ 1930- 1945.................................................................................................................... 54

4.1. Thơ và văn xuôi viết về Biển đảo và duyên hải từ
4.2. Văn xuôi viết về Biển đảo và duyên hải từ 1930 -

1930 - 1945...................54
1945 ............................. 67


Chu ong 5. THO VÀ VẢN XUÔI VIẾT VÈ BIẺN ĐẢO VÀ DUYÊN HẢI
TỪ 1945- 1975.................................................................................................................... 83

5.1. Thơ và văn xuôi viết về Biển đảo và duyên hải từ 1945 - 1975...................83
5.2. Tiểu thuyết Việt Nam viết về Biển đảo và duyên hải từ 1945 - 1975 ...... 102
5.3. Truyện n 2ắn và ký viết về biển đảo 1945-1975 ........................................ 126
Chương 6. THO VÀ VĂN XUÔI VIỂT VÈ BIẺN ĐẢO VÀ DUYÊN HẢI
T Ừ 1975 - 2000.................................................................................................................. 140

6.1. Thơ viết về Biển đảo và duyên hải từ 1975 - 2000...................................... 140
6.2. Văn xuôi viết về biển đảo 1975 - 2000....................................................... 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................176


PHẦN TÓNG QUAN

1. Lý do chọn đề tài, tính cấp bách

Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích
nhừng công trình nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh
vực nghiên cứu đề tài với những vấn đề còn tồn tại, đề tài của chúng tôi hướng
đên việc nghiên cứu vấn đề văn học viết về biến đảo và duyên hải một cách
tông thê và hệ thông, với một phương thức tiếp cận mang tính thống nhất.
Biên đảo là một nguồn cảm hứng lớn của đời sống văn chương Việt Nam
từ xưa tới nay. Đê tài này đã đê lại dấu ấn đậm nét trong truyền thống văn học
viết về thiên nhiên đất nước. Gần đây, vấn đề biển đảo đang “nóng lên từng
ne,ày”, găn liền với vấn đề chủ quyền lãnh thố quốc gia. Việc nghiên cứu dòng
chảy của văn học biến đảo vừa là sự khắng định những giá trị bền vũng của đề
tài văn học viết về biển đảo, vừa mở ra những hướng tiếp cận mới mang tính
thời sự, cập nhật ở tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Nhìn chung, đề tài là nỗ lực khái quát hóa, tống quát hóa, và mô hình hóa
bức tranh chung của một mảng đề tài rất có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, chính
trị và cũng rât giàu tính văn chương. Với nỗ lực này, việc tiếp cận đối tượng
nghiên cún sẽ mang đến một hình dung tống thế về vấn đề biến đảo, duyên hải
được tiêp cận từ góc độ văn chương, văn hóa ra sao trong lịch sử dân tộc.
Tuy nhiên, đê thực hiện được những mục tiêu quan trọng đó, tác giả đề
tài cũng vấp phải rất nhiều khó khăn: đối tượng khảo sát rất rộng cũng như khối
lượng công việc cần làm rất lớn (hon mười thế kỷ trong lịch sử văn học và vô
vàn tác phâm của vô vàn tác giả khác nhau, nằm rải rác trong nhiều hệ thống tư
liệu..

đòi hỏi một sự tập trung cao độ trong tiếp cận.
2. Tống quan tình hình nghiên cứu

Biên đảo là một khái niệm ghép từ hai thực thế là biến và đảo. Đó là một
phân lãnh thô thiêng liêng của tô quốc, bao gồm vùng duyên hải, biến và các
hải đảo. Là một quốc gia nằm ven biển Thái Bình Dương, Việt Nam có một bờ
1


biên trải dài từ Bẳc xuống Nam, với nhiều danh lam thắng cảnh như Hạ Long,
Nha Trang, Phú Quốc..., và đặc biệt là những đảo và quần đảo mang vị thế
chiến lược quan trọng như Trường Sa, Hoàng Sa, cồn cỏ... Văn học viết về
biên đảo là những tác phâm có nội dung phản ánh đời sông con người và thiên
nhiên vùng biên đảo (cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, bản sắc văn
hóa. .

Đó là mảng đề tài vừa mang tính duy mỹ, vừa có tính nhân văn sâu sắc,

đã ăn sâu vào tâm lý sáng tạo và thưởng thức của người Việt, số lượng tác giả

và tác phâm viết về biên đảo trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nay khá
phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay vần chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện về sự vận động theo chiều hướng lịch sử của chủ đề cũng như sự
đa dạng vê thê loại của văn học viết về biển đảo. Từ tầm quan sát rộng, chúng
tôi nhận thấy, gần đây đã xuất hiện một số công trình có giá trị viết về văn hóa
biên đảo nói chung, trong đó đáng kể là các công trình: “Biến với người Việt
cổ” (Trần Quốc Vượng (chủ biên)), “Văn hóa dân gian làng ven biển” (Ngô
Đức Thịnh), “ Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa ” (Nguyễn Văn Khánh), ’’Người
Việt với biên ” (Nguyễn Văn Kim), “Văn hoá Đông Nam Á ” (Mai Ngọc Chừ)...
ơ một góc nhìn hẹp hon, trên một số tờ báo viết hàng ngày và báo mạng cũng
đã có một số bài viết nhỏ về thơ biển đảo. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi
đã chọn đề tài nghiên cứu văn học Việt Nam viết về biển đảo cho công trình
của mình.
3. Cách tiếp cận, phu’O’ng pháp, kỹ thuật

Cách tiếp cận: Từ góc nhìn đồng đại, đối tượng nghiên cứu của đề tài là
“văn học biên đảo” với tư cách một bộ phận của văn học dân tộc - một hệ thống
nghệ thuật luôn có tương tác với các bộ phận và các mảng đề tài khác. Mặt
khác, từ góc nhìn lịch đại, “văn học biển đảo” cũng được xem như một hệ
thông có quá trình hình thành, vận động phát triển, cùng với sự vận động, phát
triên của lịch sử - văn hóa - xã hội. Vì vậy đề tài cần đến cách tiếp cận hệ thong,
trên cả hai phương diện cấu trúc và lịch sử. Mặt khác, do xác định “văn học
biên đảo” là một hiện tượng văn học có tính liên ngành, chúng tôi đã sử dụng


cách tiêp cận đa phương pháp, trên nhiều phân cấp khác nhau đế thấy được
toàn diện nhất các góc độ của vấn đề. v ề hưóng tiếp cận chung, chúng tôi lựa
chọn góc độ phê bình văn học sử đê tìm hiêu tông quan tình hình phát triên của
văn học biên đảo trong tiến trình văn học Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng'.

Vê mặt phương pháp luận, chúng tôi chủ yêu sử dụng những lý thuyết
nghiên cứu như xã hội học, văn hóa học, thi pháp học ... đe tái hiện lại diễn
trình phát triển của văn học viết về biển đảo và duyên hải
Vê các phương pháp cụ thê, chúng tôi sử dụng: phương pháp loại hình,
phương pháp hệ thống, phương pháp ký hiệu học, phương pháp liên văn bản,
phương pháp nghiên cmi văn hóa, phương pháp so sánh...
Vê các thao tác khoa học, chúng tôi vận dụng các thao tác: so sánh, đoi
chiếu; thống kê, phân loại; mô hình hỏa, khảo sát văn b ả n ...
4. Tính mói, tính độc đáo, tính sáng tạo

- Do xác định “văn học biến đảo” là một hiện tượng văn học có tính đa
ngành, liên ngành, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận đa phương pháp, đa phân
cấp để thấy được toàn diện nhất các góc độ của vấn đề.
- Chúng tôi đề ra một mô hình nghiên cứu linh hoạt, không đơn nhất,
khép kín mà có sự mở rộng, sự kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu nội tại thể
giói văn học (cấu trúc đề tài, chủ đề của nền văn học) và nghiên cứu xã hội
học văn học (vấn đề tâm lý sáng tạo của mỗi nhà văn và tâm thức chung của
dân tộc, cộng đồng).


C huong 1
NH Ậ N DIỆN VÀ M Ô TẢ DÒ NG CHẢY CỦA VĂN H Ọ C BIỂN ĐẢO
TRO NG TIÉN TRÌNH VẢN HỌC DÂN T ộ c

Cấu trúc địa hình của đất nước Việt Nam không chỉ có núi cao, sông dài
mà còn biên rộng. Là một quốc gia thuộc bán đảo Đông Nam Á nằm bên bờ
biên Thái Bình Dương, Việt Nam, theo cách nói gần đây là một “cường quốc
biên” với chỉ số chiều dài hơn 3000 km. Trên dải đất ba ngàn cây số biến từ Trà
Cô - Móng Cái - Quảng Ninh đến Đất Mũi - Cà Mau ấy, cộng đồng người Viêt
đã tôn tại, sinh trưởng cùng thủy triều lên xuống, mưa nắng ngày đêm; có lúc

thì trời yên biên lặng, nhung lúc khác lại sóng lớn gió to... Song song với chỉ
so chiều dài biến Đông là dải đất duyên hải trải dài từ Bắc chí Nam sở hữu rất
nhiều danh lam thắng cảnh nối tiếng như Bãi Cháy - Quảng Ninh, Đồ Sơn - Hải
Phòng, Sầm Sơn - Thanh Hoá, Nhật Lệ - Quảng Bình, Lăng Cô - H uế..., rồi Đà
Nằng, Qui Nhơn, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu v.v và v.v. Có thể phác
thảo hình dáng đất nước Việt Nam qua câu thơ của Thanh Thảo: Tô quốc kiên
trì nhoài ra phía biến. Đó không chỉ là hình hài Tố quốc mà còn là khí chất của
con người Việt Nam. Bao đời nay, biến đảo luôn là vẻ đẹp mỹ lệ của mồi miền
quê, là địa danh ghi dấu những chiến công hiến hách của lịch sử chống ngoại
xâm, là bản sac văn hoá và là nguồn cảm hứng bất tận của văn học nghệ thuật.
Biên đảo có thê xem là sư “lai ghép” giữa hai thực thê biển và đảo. Theo
cách hiêu thông thường hiện nay, khái niệin này còn được mở rộng bao gồm cả
dải đât duyên hải tạo nên quần the thiên nhiên đặc trưng của một xứ sở nhiệt
đới trên bán đảo Đông Dương. Trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt
Nam, biên đảo là một dòng chảy liên tục, xuyên suổt từ dân gian, sang trung
đại tới cận, hiện đại gồm nhiều thê loại như thơ, phú, ký, truyện ngan, tiếu
thuyết ... Mỗi giai đoạn văn học sẽ có những kiểu sáng tác, phương thức tiếp
cận và tái tạo hiện thực, đặc điếm diễn ngôn riêng nhưng chung qui đều hướng
tới việc khám phá đời sống con người cùng những đa dạng về sinh thái học:
4


cảnh săc thiên nhiên, chân dung và sổ phận ngưòi dân biên, phong tục tập quán,
nguyên tãc và văn hoá ứng xử trước biên... Biên đảo, do vậy, là một đê tài vừa
mang tính duy mỹ, vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây thực sự là một ìưu
vực /Ó77, một câu trúc động trong địa ỉý văn chương Việt.
1. Văn học dân gian

Thơ ca dân gian, cùng các loại hình tự sự dân gian khác như truyền thuyết,
cô tích, ... đã mang lại một hình dung khá đầy đủ về cộng đông người Việt đông

đúc sống ven bờ biến và các quần đảo từ Bẳc chí Nam lấy biển khơi làm nguồn
sông. Nêu cộng đông cư dân ở các vùng miền khác như cao nguyên, đồng bằng
sông dựa vào những sản vật quí hiếm của rừng xanh, nhưng chủ yếu vẫn là
nhữníí nông sản dồi dào từ đất đai phì nhiêu thì cộng đồng dân cư dân biển về
nhân học, là những “cá thể người” có sức khoẻ cường tráng, dẻo dai chính là nhờ
đặc ân từ nguôn hải sản vừa đa dạng sinh học, vừa giàu dưỡng chất. Biển, theo
đó, là tài nguyên của đất nước, có giá trị vật chất nuôi sống con người và làm
giàu cho Tô quốc. Song, biến đồng thời cũng chính là một không gian “phi vật
thê” mang giá trị tinh thần nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào trong
tâm thức Việt. Khởi thủy từ những làn sóng mạnh mẽ của văn hoá Folklore. Bên
cạnh những bức tranh nhộn nhịp của lễ hội văn hoá biển, những truyền thuyết về
Lạc Long Quân - Âu Cơ, Son Tinh - Thủy Tinh, về sự tích dưa hấu ... nhằm giải
thích nguồn gốc nòi giong và thế hiện khát vọng chế ngự biển, những khúc đoạn
ca dao trữ tình luôn chọn biến làm đối tượng để gửi gắm tình cảm, ký thác tâm tư.
Niêm tự hào vê “Con Rồng cháu Tiên”, sức mạnh lấn biến bên cạnh những bài
ca câu ngư, cúng cá thần, những điệu hò kéo lưới... đã mang đến một bức tranh
đời sông lành mạnh, nhộn nhịp, khoẻ khoắn và dồi dào sinh lực. Song, phần trữ
tình lăng động lưu lại nhiêu cảm xúc, đặc biệt là tình cảm lứa đôi lại thuộc về thơ
ca dân gian: “Một nửa ca dao đât nước tôi là biên ’’(Nguyễn Hữu Quý). Từ xa
xưa, trai gái tương tư thường lấy biến như một bối cảnh rộng lớn đế diễn tả nồi
niêm: “Tun em như thê tìm chim/ Chim ăn bê băc, đi tìm bê đông” (Ca dao).
Hoà nhập vào khung cảnh biến có sóng, gió, bão, gành, “thân phận tình yêu”,
5


the) đó, cùne bộc lộ được nhiều cung bậc, nồi niềm và tâm trạng buồn vui... Và,
ở nột trường nhìn rộng hơn, biên đối với cưdân miền duyên hải là sự sổng còn,
là Ìgọt bùi cay đăng, là bâp bênh thời cuộc: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/
Ngrời đi thì có mà không thây v ê ”. Câu ca dao trên của người dân Quảng Ngãi
vừ; ghi dâu chủ quyền biên đảo, vừa là lời than thân trách phận trước biến thiên

lịcl sử và tai hoạ thiên nhiên. Rõ ràng, đời sổng biền đã làm nên đặc tính của
cộig đông cư dân đông đúc ven biên và hải đảo Trung Bộ. Từ đó, làm thành một
nềi văn hoá biên có màu sắc riêng (đáng chú ý là văn hoá biển Chăm) và “làm
đa'” văn hoá Việt.
2. Văn học Trung đại

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, đề tài biển đảo đã hiện diện trên hầu hết các
thẽloại, mặc dầu hệ thống thê loại của văn học giai đoạn này còn khá đơn điệu,
nêi không muốn nói là nghèo nàn. Điều đó cho thấy vị thể của một bộ phận
văi chương có gốc rễ lâu đời và gắn bó với tâm thức người Việt. Tuy nhiên, sơ
đô hê loại trong tương quan với đề tài của thời kỳ này có sự lấn át của thơ trữ
tìnl với các thế văn xuôi tự sự... Có the nhắc đến một vài tác phẩm hiếm hoi
nhv Đền thiêng cửa bêtrong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điêm; Tiên trên
đả(, Hang núi giữa biên trích từ Lan Trì kiên văn lục của Vũ Trinh.
Thơ ca trung đại, nếu nhìn nhận từ bình diện thấm mỹ, biến đảo nằm trong
hệ ỉề tài thiên nhiên.Cũng giống mọi đề tài thiên nhiên khác như núi non, làng
mạ:, ruộng đông. . biên là thực thê vật chất khơi dậy nguồn thi hứng theo kiểu
“tứ: cảnh sinh tình”, “mượn cảnh ngụ tình”. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào đặc
trưig thi pháp, hệ thống hình ảnh, biếu tượng của “bản gốc” Đường Thi thì
biei dường như rất mờ nhạt. Điều này có thể cắt nghĩa bởi Trung Quốc không
phá là “một đế chế” biển. Có lẽ vì vậy, trong thế giới nghệ thuật của Đường
Thi yêu tô biên chưa phải là một mô tip trữ tình bên cạnh những phong, vân,
tuyit, nguyệt, tùng, trúc, cúc, mai... Đặt thơ ca trung đại Việt Nam vào quá
trim giao lưu và tiếp biến văn hoá/văn học, chúng ta dễ dàng nhận thấy yếu tố
“nạ sinh” đã phần nào lấn lướt yểu tố ngoại nhập. Điều đókhẳng định sức đề
6


khảng của văn hoả Việt. Ngay từ những áng thơ cô, ông cha ta đã có sự phá vỡ
công thức và “khước từ” lối viết mòn sáo thường thấy qua những mô hình thiên

nhiên ước lệ và thay thế chúng bằng một diện mạo khác. Biển đã hiện diện
trong thơ với tât cả vẻ đẹp tạo hoá, thế hiện tình yêu giang sơn gấm vóc, niềm
tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức khăng định mạnh mẽ chủ quyên, lãnh địa biên
giới quôc gia. Có thế đó là sự lựa chọn điểm nhìn từ hai ông già vào chầu vua
đê gián tiếp bày tỏ những suy nghĩ về vận nước và tình cảm sâu nặng với non
sông của Trần Nguyên Đán qua Mùa thu tray thuyền; hoặc cùng chung cái nhìn
“ngoái lại” và tư thế “hoài cảm” nhưng ỏ' Lê Thánh Tôn lại là sự giãi bày trực
tiêp mối hoài cảm và suv nghĩ của một vị hoàng đế trước cảnh biến Hạ Long
qua Hạ Long cảm /7/7Ó\..Theo bước chân của các thi hào, thi bá, nhiều bức tranh
phong cảnh hữu tình trải dọc đường biến từ Bắc vào Nam đã hiện lên bằng
những nét vẽ tài hoa, thâm trầm (Xa trông chùa Thiên Thai - Nguyễn Du) và
chính sự xuât hiện yếu tố đời thường đã làm ấm áp bức tranh thơ, đặc biệt hon
khi năm trong sự cảm nhận của các bậc vua chúa triều Nguyễn (Thuyền về cửa
Thuận An - Thiệu Trị, Thuyền từ Thuận An về - Nguyễn Miên Thấm). Đặc biệt,
khác với lôi viết thiên về cảm xúc trữ tình nhẹ nhàng, an nhiên, thư thái,
Nguyễn Trãi đã mang đến một nguồn cảm hứng sử thi, tinh thần yêu nước, ý
chí tự lập tự cường sâu sac, mạnh mẽ. Dù nằm trong khuôn khố của thất ngôn
bát cú nhưng thơ Nguyễn Trãi vẫn mang hùng khí cuồn cuộn của “Bình Ngô
đại cáo ” với sức tung phá của hình ảnh và sự phóng khoáng của cảm xúc giữa
hai chiêu quá khứ và hiện tại: “Biên Bắc năm xưa đã diệt kình/ Dù yên, còn
luvện ngũ ôn binh/ vờn mây, bóng phát cờ lộng lộng/ Động đất âm vang trong
xập xinh ” (Xem tập trận dưới nước - Nguyễn Trãi). Với Nguyễn Trãi, đó là
niêm tự hào chât ngât, là những đôi thoại hiên ngang trước lịch sử bằng phong
thái của người chiến thắng.
3. Văn học 1 9 0 0 - 1930

Đây là giai đoạn được định danh là văn học giao thời, cận đại hoặc tiền
hiện đại có ý ns,hĩa bản lề quan trọng báo hiệu “một cuộc tân kỳ sắp sửa”, là
7



đêm trước của bước ngoặt hiện đại hoá. Vê thơ ca, trên cơ sở kế thừa nguôn
cảm hứng được khơi dậy từ văn học trung đại, thơ viết về biến đảo trong bài ba
thập niên đầu thế kỷ XX đã bồi đẳp tinh thần ái quốc, tư tưỏng phản kháng
trước ách đô hộ, thong trị của thực dân Pháp. Thay vì lối viết cầu kỳ, đẽo gọt,
điêm tô câu chừ của giọng điệu ngâm vịnh, thù tạc, thơ ca viết về biến đảo thời
kỳ này mang theo nhiệt hứng mạnh mẽ ở cảm xúc yêu nước thương nòi. Tâm
sự của chủ thê trừ tình không bó hẹp, xoay quanh phân riêng tư mà hướng tới
nỗi đau chung của một dân tộc bị xâm lăng, nỗi uất hận của những chí sĩ yêu
nước sớm bị giam cầm khi nghiệp nước chưa thành: “Hỏi sao ta lại đến Côn
Lôn?/ Cửa ngục, mờ trông sóng bỉêc dôn/ Nước mắt thù này trai chưa trả/ Cha
già còn đỏ hiếu không tròn.../N hớ lại Lạc Hồng công dựng nước/ Thề thân còn
đó, có giang sơn ” (Côn Lôn cảm tác - Trần Cao Vân). Không phải ngẫu nhiên
mà cả hai tác giả, hai chân dung ái quốc lẫm liệt là Trần Cao Viên và Huỳnh
Thúc Kháng đều lấy chốn ngục lao Côn Đảo tăm tối đế đối trọng với ý thức
vượt thoát, ý chí kiên cường, bất khuất không nao núng trước gông cùm. Thân
thê dẫu bị tù đày nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, sáng suốt, vẫn nuôi khát vọng
vê một dân tộc kết đoàn, hùng mạnh, một non nước thái bình: “Một tay thề
quyêt vạch trời con/ Gọi dậy bà con tỉnh mộng hôn/ Gươm tách núi chiểu xưa
bóng xê/ Thuyên phăng biên sớm rước vòng tròn.. ” (Thơ kỷ niệm ngày đên Côn
Lỏn đã được ba năm - Huỳnh Thúc Kháng). Tương tự có thê kê thêm Đập đá ở
Côn Lôn của Phan Châu Trinh, Tet Côn Đảo của Trần Cung...
v ề văn xuôi, một điểm đáng lưu ý là nếu như thời kỳ trung đại, văn học
viêt về biên đảo và duyên hải chủ yếu ở thế loại thơ rất hiếm văn xuôi thì ở giai
đoạn này, cảm quan về biến đảo đã được thế hiện khá gần gũi và chân thực qua
loại hình văn xuôi tự sự viết bằng chữ Quốc ngữ. Với Giữa biển khơi - Nguyễn
Trọng Thuật, Sóng gió Đồ Sơn, Biên - Khái Hung, Thăm đảo Phủ Quốc - Mộng
Tuyêt, Bôn năm trên đảo Các Bà - Vân Đ ài..., các nhà văn đã mang lại bức
tranh biên đảo nhiêu màu qua những danh thắng, sản vật, danh nhân gắn với
nhũng địa danh nôi tiếng từ Bẳc đến Nam hải nhưng qui tụ và ấn tượng nhất là

8


đao Các Bà (nay là Cát Bà) - Hạ Long và Phú Quốc - Hà Tiên. Rõ ràng, thi
pháp văn xuôi đã phần nào chi phối sự lựa chọn đối tượng thẩm mỹ, ở đây, bởi
thay vì tư thế “vọng biên” của chủ thê trữ tình thơ, các tác giả tiếu thuyết và ký
đã chiếm lĩnh hiện thực bằng không gian đảo. Nhờ đó, khung cảnh thiên nhiên
và đời sống ngư dân hiện lên đa dạng, chân thật và rõ nét hơn.
4. Văn học 1 9 3 0 - 1945

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đặc biệt khởi sắc. Đó là thành
tựu của khát vọng duy tân và tinh thần hiện đại hoá. Từ những xung đột cũ mới, cựu học - tân học, những va chạm, giao lưu tiếp biến Đông - Tây, Á Âu. .

chúng ta đã có một nền văn học vận hành và phát triên theo một mô hình

mới. Dưới 5 ÓC nhìn văn học sử, trào lưu, khuynh hướng và phương pháp sáng
tác, trước đây, giới nghiên cứu vẫn định danh đây là thời của ba giai đoạn phát
triên, ba dòng văn học cùng song song tồn tại: văn học lãng mạn, văn học hiện
thực phê phán và văn học cách mạng. Dưới góc nhìn the loại, nghĩa là đi tìm
“nhân vật chính” làm nên diện mạo phong phú và sống động của đời sổng văn
học, ta thây chưa bao giờ có trong văn học Việt Nam sự xuất hiện cùng lúc
nhiều thế loại: từ Thơ mới đến tiêu thuyết, từ phóng sự đen tuỳ bút, từ truyện
ngăn đên kịch... Trong diễn biến tông thê của văn học thời kỳ 1930 - 1945, đề
tài biên đảo hiện diện chủ yếu ở hai phương thức tự sự và trữ tình với xu hướng
qui tụ về cảm hứng và thi pháp của trào lưu lãng mạn (lãng mạn chủ nghĩa) mà
thơ và văn xuôi đảm nhận vai trò nòng cốt.
Phong trào Thơ mới, về lý thuyết, là sự khắng định quyết liệt con người cá
nhân. Cái tôi trở thành tâm điểm của mọi khám phá, tìm tòi. Dù viết về núi non,
sông biên, nắng, gió, sương, mây... thì chung qui nó vẫn là những giai điệu cá
nhân, là chân dung tâm hôn thi sĩ. Tâm thức lãng mạn, vì lẽ đó, đã đưa đấy

mạch cảm hứng sáng tác đê tìm vê biên. Sự mênh mang, vô định của biên cả là
một ân dụ đông điệu với hệ số cảm xúc của cảm hứng lãng mạn. Thực thê biên
bao la, rợn ngợpgợi về một không gian cái tôi cá nhân chao đảo, lạnh giá
(Nguyệt Cầm, Lời kv nữ - Xuân Diệu; Vọng hải đài - Phạm Hầu; Tiếng sóng 9


Phạm Huy Thông; Chơi Bạch Tháp động - Đông H ồ...). Bên cạnh đó, dải đất
duyên hải hữu tình với biên xanh và cát trẳng cũng là nàng thơ nguồn thi hứng
dạt dào của nhóm tác £Ìả miền Trung (Đây thôn Vì Dạ, Mùa Xuân chín - Hàn
Mặc Tử; Đẹp và thơ, Huê, ngày hè, Huê, đêm hè - Nam Trân, Huê đa tình Bích Khê; Quê hương - Te Hanh; Chiều Xuân - Quách Tấn...)
Vê văn xuôi, sự đa dạng của the loại đă mở thêm những hưóng tiếp cận
hiện thực mới. Cùng viết bằng các thế tự sự nhỏ như ký nhưng nếu như Ngô
Tất Tổ, Vũ Trọng Phụng - hai cây bút phóng sự xuất sắc hướng cái nhìn trực
diện, vừa thương cảm vừa phê phán vào đời sống tối tăm, nghèo đói, nặng hủ
tục ở nông thôn và cảnh ô uế, tạp nham, cùng quẫn, đầy rẫy những tệ nạn xã
hội của đời sống thị thành thì Nguyễn Tuân - Cây tùy bút hàng đầu - lại theo
đuôi chủ nghĩa xê dịch và việc ông tìm đên những miền đât duyên hải, biên đảo
là sự giải thoát hữu hiệu. Cái gọi là “chủ nghĩa thoát ly” đó thực chất là hành
động tự di chuyến, quay lưng lại với đời sống thực tại tẻ nhạt, đơn điệu, bế tắc
và ngột ngạt ...{Lại đi nữa, Chiếc va li mới, Cửa Đại - Nguyễn Tuân). Ở lĩnh
vực tiểu thuyết cũng có những diễn biến tương tự. Nghĩa là trong lúc nhũng đại
biểu xuất sắc của tiểu thuyết hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng tập trung phản ánh những xung đột
giàu - nghèo, những bế tắc, bi kịch thân phận của đời sổng thôn quê và thị
thành Bắc Bộ thì các nhà tiếu thuyết lãng mạn lại di chuyên cái nhìn xa đến
những vùng ngoại vi đê tìm kiêm nguồn cảm hứng nghệ thuật từ không gian hải
đảo và ven biên (Quả dưa đỏ - Nguyễn Trọng Thuật, To Tâm - Hoàng Ngọc
Phách, Trổng mải - Khái Hưng, Kho vàng sầm Som - TCYA (Đái Đức Tuấn)..);
Riêng trường họp B ỉ vỏcủa Nguyên Hồng là một hiện tượng hiếm của dòng tiểu
thuyết hiện thực phê phán khi tác giả đã lấy Hải Phòng miền duyên hải Bắc Bộ

làm nội dung phản ánh. Dưới cảm quan hiện thực chủ nghĩa, bức tranh đời sống
thành phố cảng hiện lên như một “cạm bẫy người” khổng lồ... Cảng biển Hải
Phòng và các vùng phụ cận hiện lên với gam màu u tối, đầy rẫy những hiếm
hoạ rình rập, bao bọc đời sống con người, gây nên những va dập, chấn thương
10


tinh thân không thế cứu vãn. Đây chính là tác phẩm làm nên tên tuổi Nguyên
Hồng khi ông còn rất trẻ và là sự tham góp có giá trị của tiểu thuyết hiện thực
phê phán vào đề tài biến đảo và duyên hải.
5. Văn học 1945 - 1975

Sau thắng lợi của cách mạng mùa Thu năm 1945, cùng với việc khai sinh
tên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, diện mạo văn học dân tộc đã có nhiều
thay đôi hệ trọng. Khép lại thời kỳ 1930 - 1945 với nhiều thành tựu của tiến
trình hiện đại hoá, văn học 1945 - 1975 là sự họp lưu của “ba dòng văn học”
tồn tại với tên gọi chung là văn học chiến tranh cách mạng Việt Nam, chịu sự
tác động và chi phôi mạnh mẽ của cơ chế sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Nằm trong tổng thể đó, văn học viết về biển đảo “vắt” qua hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, vận động và phát triến trong bối cảnh chiến
tranh khốc liệt đau thương nhưng rất đồi hào hùng. Biển trời to quốc bao ia
hùng vĩ đã là những chân trời sáng tạo mới. Những ảnh hưởng từ cơ chế của
một phương pháp sáng tác độc tôn đầy quyền năng không hề có dấu hiệu làm
“xơ cúng” đê tài biến đảo. Ngược lại sự gia tăng các góc tiếp cận, khả năng
chiêm lĩnh hiện thực, sự lên ngôi của phạm trù cái cao cả, cái anh hùng, sự
chuyên đôi tư duy từ “hướng nội” sang “hướng ngoại” ..., đã mang đen cho
mảng thơ văn này một sắc diện mới.
Thơ viết về biển đảo và duyên hải 1945 - 1975 được phân chia thành hai
giai doạn nhỏ là 1945 - 1954 và 1954 - 1975.
Ngay từ những ngày đầu lập quốc, thơ viết về biển đảo và duyên hải đã

được cất lên bởi một chất giọng khoẻ khoắn, hào sảng, phóng túng mà vẫn
không kém phân tha thiết, say mê. Thay vì cái bản ngã cá nhân, “càng đi sâu
càng thây lạnh”, thơ kháng chiến chống Pháp có được sự ấm nóng lan toả từ
đám đông quân chúng tham gia kháng chiến {Nhớ máu, Tinh sông núi - Trần
Mai Ninh). Năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, dải đất Việt Nam hình chữ s
bị phân đôi làm hai nửa Bắc - Nam và hơn lúc nào hết, những địa danh biến
đảo trở thành những “điểm nóng” của lịch sử, thu hút rất nhiều những chia sẻ
11


yêu thương của nhân dân cả nước. Trong thơ ca, địa danh Vĩnh - Linh, nơi có
bãi biên Cửa Tùng đẹp nôi tiêng trở thành tâm điêm nhớ thưong, hy vọng, đọ'i
chờ của một cuộc chia ly tưởng chỉ hai năm khônơ ngờ lại là hai mươi mốt năm
dằng dặc. Nhiều bài thơ của Lưu Trọng Lư, Tố Hữu, Xuân Diệu, Te Hanh,
Hoàng Trung Thông... đều có chung cảm nhận về nỗi đau chia cắt, đều lấy
tiêng “sóng vồ Cửa Tùng” đê biêu đạt nhịp độ cảm xúc. Và vượt lên trên “lằn
ranh” giới tuyến ấy, các nhà thơ đều gặp nhau ở một ý tưởng là thân the đất
nước dẫu bị phân đôi nhưng biển trời và lòng người chỉ một, không thể cắt chia.
Trở đi trỏ' lại trong tâm tưởng là hình ảnh non sông liền một dải: Đất nước
trong tôi ỉà một khối7 Dòng sông Ben Hải chảy qua tỉm (Xuân Diệu).
Trên miên Băc mùa xuân sau chiến thắng Điện Biên Phủ, song song với
nhiệm vụ đấu tranh thống nhất Tố quốc ở miền Nam là những bước đi đầu tiên
của công cuộc tái thiết đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Niềm vui hoà
bình, ý thức làm chủ tập thế lan toả khắp nơi: từ thành thị đến nông thôn, từ
thưọng du đến đồng bằng, từ rừng núi đến ven biển... Một lần nữa, đề tài biển
đảo lại hiện diện với một cái nhìn tràn trề lạc quan về tiềm lực vô tận của một
xứ sở “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Tinh thần hăng say lao động không
chỉ ở người nông dân - những chủ nhân của đồng ruộng - mà còn nhiều hon và
có yếu tố mới hơn là những ngư dân làm chủ biển khơi, ngày đêm bám biển
{Đoàn thuyên đảnh cá, Mưa xuân trên biên - Huy Cận, Cành phong ỉan bê,

Nghĩ vê thơ - Chê Lan Viên, Chòm Cô Tô mười bảy đảo xanh, Ngọc trai trong
vịnh Cô Tô - Xuân Diệu, Mẹ Tơm - To Hữu...). Nhưng không lâu sau đó, khi
chưa xong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 - 1965), cùng với “sự kiện vịnh
Băc Bộ” năm 1964, chiến tranh lan rộng ra miền Bắc. Trên bản đồ chiến sự của
cuộc chiên tranh phá hoại, nhũng thành phố ven biên như Hòn Gai, Hải Phòng,
Đồng Hới...; những quần đảo và bán đảo như Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Bảo Ninh,
Côn Cỏ... đã trở thành những di tích lịch sử, lưu giữ những chiến công oanh
liệt của quân dân miền Bẳc đế chống trả những đọt tập kích bẳn phá dã man
của hải quân và không quân Mỹ. Song hành cùng những diễn biến của việc
12


chiến tranh lan ra miền Bẳc, đề tài biển đảo được khai thác không chỉ ở vẻ đẹp
thiên nhiên mà là vêt thương chiên tranh, là vẻ đẹp tâm hôn, là ý chí kiên cường
của quân và dân ta - những chủ thê lập nên chiến tích trong mỗi vùng biển vùng
trời trong từng khoảnh khắc mưa bom bão đạn: Từ cô gái Bạch Long Vĩ ở Hạ
Long đến chiến sĩ Thái Văn A trên đảo cồ n c ỏ - Vĩnh Linh, từ những o nữ dân
quân trên trận địa pháo Nam Ngạn, Hàm Rồng - Thanh Hoá đến người con gái
sông Gianh, mẹ Suổt ở Bảo Ninh, Quảng B ình... Đó chính là những nhân vật
trừ tình mang cảm hứng anh hùng ca - một nguồn cảm hứng lón, bao trùm đời
sông thơ ca thời đánh Mỹ.
Tiêu thuyết 1945 - 1975 viết về biên đảo và duyên hải thực sự không
nhiều. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như Vượt Côn Đảo - Phùng
Quán, Sông thác với tình - Hô Biêu Chánh, Vùng mỏ - Võ Huy Tâm, Cửa biên Nguyên Hồng, Cửa sông - Nguyễn Minh Châu, Ra đảo - Nguyễn Khải, Hòn
Đất - Anh Đức, Bão biên, Đ ất mặn - Chu V ăn ... Tuy khá thưa thớt nhung bằng
ưu thê của thê loại, trong xu thế vận động cùng lúc cần có sự tích hợp hai
nguồn cảm hứng lớn là chiến đấu bảo vệ To quốc và dựng xây đất nước đẹp
giàu các nhà tiêu thuyết đã cố gắng chiếm lĩnh không gian biến đảo và tái tạo
thành một sô kiêu không gian tiêu biêu đặc thù như: Biến đảo và duyên hải không gian chiến trường khốc liệt, thử thách và tôi luyện tinh thần con người;
Biển đảo và duyên hải - không gian, sinh tồn gắn với đời sống lao động và

dựng xây cuộc sổng mới; Biến đảo và duyên hải - nơi lưu giữ những tri thức và
kinh nghiệm sống...
Năm trong dòng chảy chung đó, các the văn xuôi khác như truyện ngắn và
ký tuy khuôn khô và dung lượng hiện thực nhỏ hơn nhưng vẫn hướng đến biến
đảo như một không gian sử thi với tinh thần lãng mạn cách mạng. Và cũng như
tho' ca, trên nền không gian đã được lý tưởng hoá ấy, các nhà văn đã làm nối
bật chân dung con người Việt Nam với nhũng phấm chất cao đẹp tuyệt vời. Họ
thực là những anh hùng của thời đại, nhũng “cánh chim biên”, “ngôi sao biến”
mans phâm chất và sức mạnh cộng đồng (Chuyến tàu đêm - Anh Đức, Trên
13


biên ỉớn - Hô Phưong, Tiếng nói của biên - Nguyễn Khắc Phục...). Bên cạnh
hình tượng trung tâm là người chiến sĩ hải quân, truyện ngắn và ký thời kỳ này
còn xây dựng được hình ảnh nhiều tầng lóp cư dân đang ngày đêm lao động và
chiến đấu bảo vệ biển trời quê hương (Những chùm cúc biển - Nguyễn Quang
Thân, Hoa biên - Cao Tiến Lê, Đảo nhỏ - Lý Biên Cương. .

Đáng chú ý và có

nhiêu đóng góp hon cả là tác giả Anh Đức với Miền song vo, Cứu thuyền,
Người gác đèn biên, Đêm cuôỉ năm trên một hải đăng đảo, Chuyên lưới
máu...và Bùi Ngọc Tân vớiNgày và đêm trên vịnh Bái Tử Long, Người gác đèn
biên, Người gác đèn cửa Nam Triệu...
Có thê nói: hình thành, vận động và phát trien trên nền cảnh của hai cuộc
chiên tranh chống Pháp và chổng Mỹ vô cùng gian khố, ác liệt nhưng vinh
quang với đại thắng lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Sự hiện diện của nhiều thế hệ
đã mang đến cho thơ văn viết về biến đảo giai đoạn này những đặc tính và giá
trị bền vững mang tầm vóc của một dân tộc chiến thắng và thời đại anh hùng.
6. Văn học 1975 - 2000


ơ giai đoạn 1975 - 2000, văn học Việt Nam có những chuyển đoi mạnh
mẽ trên nhiều phương diện. Chỉ trong vòng hơn hai thập niên, đời sống văn
chương đã trải qua hai “tình thế”, hai bước phát triển mang đến cho văn học
cuối the kỷ một diện mạo khởi sắc. Thời kỳ văn học 1975 - 1985 được gọi là
văn học thời hậu chiến (hoặc tiền đối mới) với động thái vừa vận hành theo
quán tính cũ, vừa tích hợp những yếu to mới đe tạo đà tăng tốc. Có thể coi đây
là một “lát cắt” quan trọng trước thềm đối mới. Thời kỳ 1985 - 2000 được đánh
dấu bằng cột mốc 1986 khi đời sống văn học được hấp thụ tư tưởng dân chủ
theo tinh thân “cởi trói” cho văn nghệ sĩ, đối mới tư duy, đối mới cách nhìn về
con người và thời thế. Quan điếm đúng đắn đó thực sự đã là một lực đấy cực
mạnh mang đên niềm hung phấn tràn trề và đưa văn học đi xa hơn vào tiến
trình hội nhập, hiện đại hoá trên cả hai phương diện nội dung cảm hứng và hình
thức nghệ thuật.

14


về thơ cơ: trong xu thế vận động đó, thơ viết về biển đảo và duyên hải
dường như vừa điềm đạm khuôn mình vào những “lằn ranh” của hệ đề tài cũ,
vừa “dôc lòng dốc sức” đê “bung toả”, tạo những bước đột phá mới. Neu thơ
trữ tình là miên lăng đọng in dấu những cảm xúc về tạo vật và con người ở
nhiêu vùng biến đảo và duyên hải trên dặm dài đất nước thì trường ca là phần
sôi động mang đên nguồn cảm hứng sữ thi cuồn cuộn, tạo nên phấm chất anh
hùng ca - một thành tựu nối bật của thơ Việt Nam viết về biển đảo và duyên hải
thế kỷ XX.
Trong niềm vui thống nhất non sông, thơ viết về biến đảo và duyên hải
thực sự là những tiếng lòng chứa chan xúc cảm. Các chủ thế trữ tình như Tố
Hữu, Xuân Diệu, Tê H anh..., nếu như trước khi luôn đau đáu thương nhớ về
quê mẹ miền Trung thì thời điếm này chính là lúc những thương mến dấu yêu

đó đã hoá thành những lời thơ chân thành xúc động, (Bài ca quê hương - Tố
Hữu; Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam, Tâm sự với Oui Nhơn, Miền Nam
quê ngoại - Xuân Diệu; Sóng cát cửa Việt - Nguyễn Xuân Sanh...). Tiếp nối
cảm hứng vê thiên nhiên, bức tranh thơ biến đảo giai đoạn này bên cạnh những
rung động muôn đời trước vẻ đẹp muôn sắc màu của biển cả, nhiều thế hệ nhà
thơ đã quan tâm hơn đến bức tranh đời song thường nhật. Chất thơ nhiều khi
hoà quyện vào những cái hàng ngày (Thơ xuân viết trên núi Bài Thơ - Trần
Nhuận Minh, Giấc ngủ của trẻ con ỉàng chài - Nguyễn Đình Chiến, Phan Thiết
- Xuân Diệu). Theo biêu đồ tâm trạng, nhiều miền biển đảo từ Bắc tới Nam
hiện lên vừa thân thuộc, vừa mới mẻ (Chơi thuyền trên vịnh Hạ Long, Chiều
Yên Tử - Trần Nhuận Minh, Hải Phòng 1990 - Đỗ Bạch Mai, Thành pho có
ngôi nhà của mình - Tô Hà, Hải Phòng một sáng sưong mù - Vân Long, Biến
mù sưorìg - Mai Văn Phân, Thành phô giữa muôn trùng sóng vô - Phan Hoàng,
Đêm trăng Năm Căn - Tố Hữu, Đen Cà Mau - Vũ Đình Liên, Đất mũi đây rồi Bảo Định Giang ...). Tuy nhiên, đề tài biến đảo có được sức vóc vạm vỡ và
cường độ cảm xúc cuồn cuộn của cảm hứng sử thi là nhờ sự xuất hiện của một
sô tác phâm trường ca viết về chiến tranh như Những người đi tới biển - Thanh
15


Thảo, Đường tới thành phô - Hữu Thỉnh, Sóng Côn Đào - Anh Ngọc... Trước
đó, trong các trường ca Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, Mặt đường khát
vọng của Nguyên Khoa Điêm, yêu tô biên luôn ân hiện tạo nên sự hài hoà,
thông nhât giữa rừng và biên.
Dưới tầm ảnh hưởng của tinh thần đổi thoại, ý thức tự vấn cùng nhừng dư
chấn của chiến tranh, thơ viết về biên đảo đã có thêm sự kết họp với những vấn
đê thế sự, luận đ ề... Có thê thấy, nằm trong xu thế cách tân của văn học thời kỳ
đôi mới, dưới bàn tay tái tạo của nhiều thế hệ nhà thơ, biến đã trở thành một
tâm gương không lô mở ra muôn vàn đối thoại về những mặn ngọt của cuộc đời
cùng nôi niêm nhân thê.
Vê văn xuôi: Diện mạo văn xuôi 1975 - 2000 cũng đi qua hai chặng đưòng

ngắn là 1975 - và 1985 - 2000. Nghĩa là vừa tiếp nổi, vừa thay thể. Văn xuôi
viết vê biên đảo, vì vậy, vừa có sự vang vọng của âm hưởng sử thi, đồng thời
lại cất lên những tiếng nói đa thanh về cảm hứng thế sự - đời tư. Sự thay đối
trong quan điêm sáng tác và nhãn quan hiện thực đã chi phổi đến cách thức
phản ánh và “nghiền ngẫm” về đối tượng biến đảo. Với sự từng trải và “kinh
nghiệm thâm mỹ”, sự nhạy cảm của người cầm bút, các nhà văn bên cạnh
những không gian trời biên lãng mạn đậm tính lý tưởng (Biên gọi, Chúng tôi ở
Côn Cô - Hô Phương) đã hiên thị những khoảng không gian hậu chiến trần trụi,
phôn tạp của khuynh hướng thể sự - nhân sinh (Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu, Đứng trước biên, Cù lao tràm - Nguyễn Mạnh Tuấn, Biển
và chim bói cả - Bùi Ngọc Tấn, Mắt biên - Nhiều tác giả...).
Có thê khăng định: trong bức tranh tông thê của văn học Việt Nam, biên
đảo là một nguồn cảm hứng lớn, một dòng chảy mạnh mẽ, liên tục từ buối đầu
sơ khai đên thời trung đại, hiện đại và đương đại, chưa bao giờ bị “đứt gãy”
hoặc bị thay thế. Nguồn năng lượng, cùng khối lượng lớn các tác phấm thuộc
nhiêu loại hình, thể loại, từ trữ tình đến tự sự, từ thơ ca đến văn xuôi (bao gồm
tiêu thuyết, truyện ngắn, ký)..., biến đảo đã tồn tại ở cấp độ vĩ mô và luôn nằm
ở vị thế chủ lưu trong tiến trình văn học dân tộc.
16


Chương 2
MÓI Q UAN HỆ G IỮ A CHỦ ĐÈ BIÊN ĐẢO
TRO NG TƯ Ơ NG Q UAN TO ÀN CẢNH CỦA VĂN C H Ư Ơ N G VIỆT

Biển đảo và duyên hải nằm trong quần thể thiên nhiên đặc trưng của Việt
Nam - một xứ sở nhiệt đới nhiều sóng gió trên bán đảo Đông Dương.
Thực thê biên là một không gian vô cùng rộng lớn, nơi hình thành, sở hừu
các cơ tầng, lưu giừ trầm tích các nền văn hoá Việt cổ, là “đường dẫn”, kênh
giao tiếp cực lớn đê nối liền với thế giới. Nhưng đồng thời, và quan trọng nhất,
đó là phân lãnh hải thiêng liêng của Tô quốc.Khăng định, khẳc ghi chủ quyền

dân tộc. Đặc biệt, ở thời điêm hiện tại, khi tình hình biên Đông đang “dậy
sóng” và “nóng” lên từng ngày, đất nước Việt Nam đau thương - Tổ quốc nơi
đầu sóng - một lần nữa lại cần /phải/ được “nhìn từ biển”.
Biên đảo, trước hết, là một chi lưu, một nhánh lớn trong hệ đề tài thiên
nhiên, được nhìn nhận như một “dòng riêng” nhưng lại có sự tương tác khá
nhịp nhàng với các chủ đề khác trên tinh thần hợp lưu đế tạo nên bức tranh tống
the của “nguồn chung”. Biển tồn tại muôn đời như một thực thể ngoại cảnh, là
hệ sinh thái bao bọc và khơi lên những rung động trực tiểp từ nội tâm, nhưng
biển đồng thời cũng lại là đổi tượng để gửi gắm, ký thác những suy
nghiệm,triết lý về thế sự nhân sinh, về cuộc đời luôn tiềm ẩn những con sóng
cả, bão tố bất ngờ... Có thế nói, lịch sử văn hoá dân tộc từ dân gian, sang trung
đại đến hiện đại là sự nối dài những “đối thoại biến” trên tinh thần vừa kế thừa,
vừa tiếp biến hệ thống chủ đề và được thể hiện qua nhiều mô hình thể loại khá
đa dạng, phong phú.
Thơ ca:
1.

Với thơ, biên là cả một “trường tương tư” bao la, rộng mở đến vô tận.

Đó là một không gian trữ tình gắn với chủ đề tình yêu đôi lứa. Đại dương muôn
đời vẫn mênh mang sóng nước, vẫn là bình minh, hoàng hôn, trời xanh biển
biếc..., nhung thi nhân bao đòi đã truyền sức sổng và thức dậy rất nhiều mới
17

ĐAI HỌC QUOC GIA HA NOI
TRUNG TÂM ĨHÔNG TIN THƯ VIỆN

L C CC-Cổ C O



mẻ cho những điều xưa cũ ấy. Sự cộng hưởng giừa thanh âm, sẳc màu của biên
cả với giai điệu tâm hồn đã cất lên thành những lời thơ ngọt ngào da diết làm
say mê nhiều thế hệ bạn đọc.
Từ trong ca dao, những đôi lứa tương tư nhau thường chọn biển như một
không gian tình tự đê trao gửi, đong đo cảm xúc theo kiểu “thề non hẹn biển”:
"Chừng nào cho sóng bỏ gành/ Cù lao bỏ biên anh mới đành bỏ em ” (Ca dao).
Những tâm trạng nhớ nhung, đợi chờ, ước mong về một hạnh phúc trọn vẹn
được diễn tả qua những phương thức ví von, ẩn dụ của thi pháp ca dao tuy bình
dị, mộc mạc nhưng cũng dễ chạm đến lòng người. “Ngó hoài ra tận biên Đông/
Thây mây, thây nước sao không thảy chàng " (Ca dao) hoặc “Trăng lên dấp dới
tới sao/ Biên sông sâu ỉà ngãi, sánh với núi non cao ìà tình ” (Ca dao)

V .V ...

Sang thời kỳ hiện đại, một trong những giá trị tinh thần noi bật mà biển
mang đên cho thi ca, nhạc hoạ vẫn là nguồn cảm xúc lai láng về tình yêu. Sự
biến hình ký hiệu từ không gian vật thế sang không gian tâm tưởng vốn đã thi
vị, nên thơ càng trở nên lung linh, kỳ ảo. Độ nông sâu của lòng biển, tiếng âm
vang của tùng con sóng vỗ bờ, vị mặn mòi của muối, sắc xanh trong như hoà
lẫn vào nhau giữa nước và trờ i... đã trở thành những tín hiệu tình yêu trong thơ.
v ề phương diện này, thơ hiện đại khá gần gũi với ca dao. Vì lẽ đó, chủ đề tình
yêu của mảng thơ này trong ca dao và thơ hiện đạicó độ mở lớn về tầm đón đợi
và có tính dân chủ cao.
Đên với biên, người thơ sẽ dễ dàng tìm được mối đồng cảm, đồng điệu
giữa tâm trạng và cảnh quan. Một trong những bài thơ tình noi tiếng gắn với tên
tuối của Xuân Diệu là Biển. Được viết sau cách mạng tháng Tám, dù “nhan
săc” thơ của thi nhân không còn mang vẻ“rực rỡ xuân thì” nhưng danh hiệu
“ông hoàng thơ tình”, “thi sĩ của tình yêu” vẫn chưa có người thay thế. Những
thoáng cô đơn, rợn ngợp, chọn biển như một ẩn dụ của cái tôi cá nhân “càng đi
sâu càng thấy lạnh” đã được thay thế bằng một tiếng nói tình yêu khoẻ khoắn

và một tư thê trữ tình mạnh mẽ “Anh không xứng là biên xanh/ Nhung anh
muôn em ỉà bờ cát trăng/ Bờ cát dài phăng lặng/ Soi ánh nang pha lê.../ Bờ
18


đẹp đẽ cát vàng/ Thoai thoai hàng thông đứng/ Như lặng ìẽ mơ màng/ Suốt
ngàn năm bên sóng.../Đ ã hôn rồi hôn lại/ Cho mãi đến muôn đời/ Đen tan cả
đât trời/ Anh mới thôi dào dạt ” (Biên - Xuân Diệu). Cùng thê hệ với Xuân
Diệu, nhà thơ mang phong cách suy tưởng Chế Lan Viên cũng nhờ biên nói hộ
những vui buồn, nhung nhớ, cách trở của tình yêu: “Anh xa cách em như đất
liền xa cách bể/ Nửa đêm sáu nằm lẳng sóng phương em/ Em thân thuộc sao
thành xa lạ thê/ Săp gặp em rồi sóng lại đây xa thêm ” (Chùm nhỏ thơ yêu Chế Lan Viên). Chính niềm ước mong hạnh phúc lứa đôi đã “mềm hoá” kiểu tư
duy thơ thiên về lý tính thông minh, đưa liên tưởng thơ về miền cảm xúc “Cải
rét đâu mùa anh rét xa em / Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa/ Nửa đăp cho
em vùng sóng bể/ Nửa đắp cho mình ở phía không em ” {Rét đầu mùa nhớ
người đi phía biên - Chế Lan Viên). Nhà thơ Te Hanh, một hồn thơ Trong giấc
ngủ vẫn nghe tiếng sóng/ Như tiếng lòng, giục giã những lời thơ (Tiếng sóng Te Hanh) viết nhiều về biển cả trước và sau cách mạng tháng Tám 1945. Cát
trắng, nắng vàng, trời biếc của một vùng duyên hải Nam Trung Bộ là nguồn thi
liệu vẫn thưòng trở đi trở lại trong thơ ông nhưng dường như mỗi lần nhà thơ
lại cho ra một cảm nhận mới mẻ. Được tắm gội trong sinh thái biển cả, Tế
Hanh chọt nhận ra “triết lý” mơ mộng về tình yêu qua từng con sóng: “Biển
một bên, em một bên/ Ta đi trên bãi cát êm đêm/ Thân buông theo gió, hồn theo
mộng/ Sóng biển vào anh với sóng e m ” (Sóng - Te Hanh). Với Xuân Quỳnh,
biển vừa “dữ dội” vừa “dịu êm”, vừa “ồn ào” vừa lặng lẽ... Thiên tính và lối
viết nữ được chị gửi gắm, ký thác đầy tin cậy vào muôn vàn lóp sóng giữa đại
dương, giữa con thuyền và những cánh buồm..., đế từ đó, hiếu mình hơn qua
môi rung động vừa êm ái, vừa mãnh liệt của một khát vọng tình yêu trẻ trung,
đầy màu sắc “nữ quyền”: “Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương
nhớ/ Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau - rạn vỡ/ Neu từ giã
thuyền rồi/Biển chỉ còn sóng gió/N eu phải xa cách anh/E m chỉ còn bão tố ”

(Thuyền và biên - Xuân Quỳnh). Trái lại, ở tư thế trữ tình “nam quyền”, cậy
mình “dài rộng”, song, chỉ khi đối diện với biến, Hữu Thỉnh mới cảm nhận sâu
19


săc hon sự trống trải, cô đơn vì thiếu vắng nửa kia của tình yêu: “Anh xa em/
Trăng cũng ìẻ/ Mặt trời cũng lẻ/ Biên vẫn cậy mình dài rộng thế/ vắng cánh
buôm một chút/Đ ã cô đơn... ” (Thơ viết ở biên - Hữu Thỉnh); “Thần đồng thơ”
một thuở Trần Đăng Khoa, sau một thời gian vắng bóng đã trở lại khá ấn tượng
với đời sống thơ ca trong vai “giao tiếp” là người Lính đảo hát tình ca trên biêu.
Những năm tháng tam mình vào cảnh sac biến đảo Trường Sa, mang theo tâm
tư và nhịp sống đông đội, tiếng nói tình yêu trong thơ Trần Đăng Khoa là sự
cộng hưởng cảm xúc về “biến” và “em”, giữa tâm sự riêng và lý tưởng chung:
“Ngày mai, ngày mai, khi thành phô lên đèn/ Tàu anh buông neo dưới chùm
sao xa lắc/ Thăm thảm nước trời nhung anh không cô độc/ Biển một bên và em
một b ên ” ( Thơ tình người lính biên - Trần Đăng Khoa) vv... Và rất nhiều nhà
thơ cùng thế hệ chống Mỹ như Lâm Thị Mỳ Dạ, Ý Nhi, Bằng Việt, Lưu Quang
Vũ, Vũ Quần Phương, Nguyễn Duy, Trần Nhật Thu, Hoàng Vũ Thuật, Hải Kỳ,
Trịnh Thanh Sơn ... đều có chung gặp gỡ khi nương nhờ vào điệp khúc biển để
cất lên tiếng lòng, để tìm thấy mối tương giao giữa thi tứ và thi tình, giữa tâm
và cảnh.
2.

Trong tiến trình thơ Việt, biến đảo, từ một thực thể thiên nhiên đã thấm

thấu vào cảm hứng sáng tạo và chuyến hoá thành một chủ đề lớn, xuyên suốt:
đó là chủ đề tình yêu đất nước.
Ngay từ thời trung đại, một sổ sáng tác của các bậc quân vưong, các nhà
Nho thông qua phương thức đề vịnh đã bày tỏ tình cảm yêu mến, tự hào về
cảnh quan gấm vóc và ngợi ca truyền thống chống ngoại xâm hiển hách của

dân tộc Việt Nam. Đó là Trần Nguyên Đán với Mùa thu trẩy thuyền, Lê Thánh
Tông với Hạ Long cảm nhớ, Nguyễn Du với Xa trông chùa Thiên Thai, Thiệu
Trị với Thuyền về cửa Thuận An, Nguyễn Miên Thẩm với Thuyền từ Thuận An
về, Nguyễn Trãi với Xem tập trận dưới nước, Cửa khẩu Bạch Đằng... Qua
những áng thơ cố, có the thấy sự hoà trộn, di chuyến các điếm nhìn, các nguồn
mạch cảm xúc, sự mở rộng kích thước của đề tài thiên nhiên đã đưa thơ viết về
biên đảo đến với chủ đề yêu nước.
20


Tiêp nối tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người và lòng tự hào về lịch
sử dựng nước và giừ nước của dân tộc, thơ ca viết về biến đảo trong vài ba thập
niên đầu thế kỷ XX qui tụ về sáng tác của những nhà Nho - chí sĩ cách mạng và
địa danh Côn Đảo hiện lên như một không gian nghệ thuật đặc thù (Đập đá ở
Côn Lô)7 - Phan Châu Trinh, Côn Lôn cảm tác - Trân Cao Vân, Thơ kỷ niệm
ngày đên Côn Lôn đã được ba năm - Huỳnh Thúc Kháng...). Chon ngục tù tăm
tôi là sự đối lập hoàn toàn với khát vọng “đập đá vá trời”, chống ngoại bang
xâm lược đê gìn giừ giang san: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/ Lừng lẫy
làm cho nở núi non/Xách bủa đánh tan năm bảy đông/ Ra tay đập bê mấy trăm
hòn " (Đập đả ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh). Neu Phan Chu Trình đã chọn
Côn Lôn như một biểu tượng đê tạo sự “va đập” thử thách ý chí thì Trần Cao
Vân thật sự đang đứng giữa đất Côn Lôn với mối hận nợ nước thù nhà và ý
thức về sứ mệnh của một bậc chí sĩ ái quốc: “Hỏi sao ta lại đến Côn Lôn/ Cửa
ngục, mờ trông, sóng biếc d ồn.../N hớ lại Lạc Hồng công dựng nước/ Thề thân
còn có, có giang sơ n ’\C ôn Lôn cảm tác - Trần Cao Vân). Và với Huỳnh Thúc
Kháng, ba năm bị cầm tù ở Côn Đảo lại chính là khoảng thời gian hun đúc ý
chí, bồi đẳp khát vọng về một đất nước sạch bóng ngoại xâm, tự lập tự cường:
"Một tay thê quyêt vạch trời con/ Gọi dậy bà con tỉnh mộng hôn.../Nước non
hẹn vân lòng ôm chặt/ Năm tháng ngôi nghê tuôỉ chât dồn... ” (Thơ kỷ niệm
ngày đên Côn Lôn đã được ba năm - Huỳnh Thúc Kháng) v.v ... Việc “mờ hoá”

cảm xúc riêng tư để hướng tới tinh thần kháng Pháp mạnh mẽ, quyết liệt đã tô
đậm chủ đề yêu nước của giai đoạn này trong tương giao chung.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một chặng đường mới
cho văn học nghệ thuật, làm thay đối cơ cấu của văn học nghệ thuật cả từ hai
phía chủ thê sáng tác lẫn chủ thế tiếp nhận. Dưới tầm ảnh hưởng, tác động trực
tiêp của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, văn thơ giai đoạn
1945-1975 thực chất là viết về hai cuộc chiến tranh gian khố, trường kỳ và vô
cùng ác liệt: chống Pháp và chong Mỹ, vì lẽ đó, nó được mang tên văn học
chiên tranh cách mạng. Dòng chảy của văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca
nói riêng dường như đã được “uốn nắn” lại... vẫn là sự ngợi ca vẻ đẹp thiên
21


nhiên và tình cảm gắn bó với đất nước, con người nhưng trời biến Việt Nam
giờ đây được thâm thấu và hoá thân vào hai chủ đề lớn là chiến đau bảo vệ nền
độc lập tự do của Tô quôc và xây dụng thành công chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt,
đôi với thơ, sự xuât hiện của nguôn cảm hứng sử thi đã chăp thêm đôi cánh
lãng mạn cách mạng, tiếp thêm nguồn sinh lực mạnh mẽ và nâng chủ đề yêu
nước lên ngang tầm thời đại. Nối bật hon cả âm hưởng sử thi vang lên từ một
sô tác phâm trường ca viết về chiến tranh. Qua sự xuất hiện của các tác phấm
Nhũng người đi tới biên - Thanh Thảo, Đường tới thành pho, Trường ca biên Hữu Thỉnh, Sóng Côn Đảo - Anh N gọc..., không gian biên đảo đã hiện diện
như một không gian sử thỉ, gắn với vận mệnh dân tộc. Ngay từ Bài ca chim
Chơ rao của Thu Bồn, biến đã hiện lên cùng hình bóng người vợ hiền “quanh
năm chài lưới”, “bàn tay có nắng mặt trời” và “có tâm hồn sóng biển”;cùng
những đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại: "An trải gấm nhớ trái dừa tha thiết/
Uổng ngụm nước suối trong nhớ biên biếc bao la/ Những đêm mưa rùng sấm
động/ Nhớ làm sao tiếng sóng vỗ quanh nhà”(Bài cao chim Chơ rao - Thu
Bôn). Hình ảnh “những người đi tới biến” trong trường ca cùng tên của nhà thơ
Thanh Thảo là một sự khái quát về hành trình cuộc chiến tranh chống Mỹ đến
ngày toàn thẳng. Người lính sống với rừng thấm thìa nỗi khổ bao đời của đất và

người Tây Nguyên: '‘Anh đã đi qua heo hút những cánh rÙTìg/ Trẻ em khát
muối hom chúng mình khát nước.../ Với những người đói muối biển chỉ là muối
trắng/ Họ liếm vành môi khô nhạt đắng/ Lưỡi khát thèm tưởng uống cạn một
đại dương" (Những người đi tới biên - Thanh Thảo). Chính vì vậy, khát vọng
biển, hướng về biển là đồng nghĩa với giấc mơ chiến thắng. Nếu “ám ảnh
muôi” đôi với đông bào Thượng là một khía cạnh của “vô thức tộc người” thì
“ám ảnh biển” đối với người lính là “ý thức thế hệ” về truyền thống lịch sử, về
sức mạnh lấn biển mở mang bờ cõi của cha ông: “Nơi trộn lẫn mặt trời muối
mặn đời ta/ Tô quôc kiên trì nhoài ra phía biên/ Om những quản đảo trong
vòng tay thương mến/ Mắt dõi nhìn hút cánh hải âu bay ” {Những người đi tới
biển - Thanh Thảo). Cùng chung tư thể “băng mình” ra biển, bằng âm hưởng
của liên khúc trừ tình, qua hình ảnh năm cánh quân từ những cánh rừna; tràn về
22


×