Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.38 KB, 19 trang )

Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung
tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay
Managing online training activities in Viettel Training Centre nowadays
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 116 tr. +

Trần Văn Vui
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Quang Sơn
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại (DHTT) các
cơ sở đào tạo. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm
đào tạo Viettel (TTĐTVT); đánh giá thực trạng những điểm mạnh, điểm yếu, những khó
khăn, thuận lợi và nguyên nhân của hoạt động DHTT và công tác quản lý hoạt động
DHTT của TTĐTVT. Nêu một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại
Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động DHTT; Tăng cường xây dựng và
triển khai quy trình tổ chức DHTT; Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá
kết quả DHTT; Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên.
Keywords: Dạy học trực tuyến; Hoạt động dạy học; Quản lý giáo dục
Content
Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, công
nghệ thông tin được xem như là một lĩnh vực mũi nhọn thúc đẩy quá trình hội nhập ngày một
nhanh hơn và sâu rộng hơn. Đây là lĩnh vực mới nổi và phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam trong
khoảng 15 năm trở lại đây. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý là một xu
hướng tất yếu của các ngành, các lĩnh vực. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của nền kinh tế
tri thức, hàm lượng chất xám trong các sản phẩm cơng nghệ ngày càng cao do đó vai trị của
CNTT càng được thể hiện rõ. Mặt khác, thời đại ngày nay đã và đang tác động không nhỏ tới nền
giáo dục Việt Nam. Nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ và thách thức mới,
trong đó có liên quan tới phát triển nguồn nhân lực, bởi lẽ nó sẽ quyết định sự thành cơng của


cơng cuộc phát triển đất nước.
Hoạt động dạy học trực tuyến (DHTT) đã và đang được áp dụng rộng rãi trong số đông các
cơ sở đào tạo ở Việt Nam. Đây là hoạt động khơng chỉ giúp người học có thể học mọi lúc, mọi nơi
mà còn giúp người học tiếp cận tri thức nhanh hơn, hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu tự học, tự
nghiên cứu của người học ngày càng đa dạng.

1


Cũng như đa số các cơ sở đào tạo khác trong nước, Trung tâm đào tạo Viettel (TTĐTVT)
trực thuộc Tập đồn Viễn thơng Qn đội (TĐVTQĐ) đã và đang tổ chức hoạt động DHTT nhằm
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên (CBNV) của TĐVTQĐ. Thực tế
cho thấy TTĐTVT hiện nay không chỉ dừng lại ở việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị tuyển
dụng được nguồn nhân lực có chất lượng mà cịn ở việc làm thế nào để bồi dưỡng nâng cao chất
lượng của đội ngũ CBNV, đặc biệt trong thời điểm nhu cầu cần đào tạo đã lên đến hơn 26.000
người. Tuy nhiên q trình triển khai ứng dụng cịn có nhiều bất cập về quy định, quy trình, hình
thức tổ chức dạy học, công tác kiểm tra, đánh giá và chưa đáp ứng được số lượng CBNV cần bồi
dưỡng thực tế. TTĐTVT mới chỉ tổ chức hoạt động dạy học một số nội dung nghiệp vụ cơ bản và
tổ chức thi trực tuyến cho một số đối tượng chức danh với mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ.
Qua q trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy TTĐTVT đã ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý hoạt động DHTT như một công cụ để quản lý chất lượng nguồn nhân lực hơn 04 năm trở
lại đây. CNTT giúp đội ngũ lãnh đạo của TTĐTVT nói riêng và TĐVTQĐ nói chung đánh giá kịp
thời chất lượng nguồn nhân lực, qua đó đưa ra chiến lược quản lý nguồn nhân lực hiệu quả và
nâng cao chất lượng dạy học của mình. Bên cạnh những kết quả đạt được về tổ chức và quản lý
hoạt động DHTT, công tác quản lý hoạt động DHTT của TTĐTVT vẫn cịn có nhiều khó khăn,
vướng mắc tập trung chủ yếu ở:
 Một số khơng ít cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ vai trò của hoạt động DHTT để
bồi dưỡng nguồn nhân lực nên thường coi nhẹ hoạt động này;
 Hiểu biết hoạt động DHTT của một số cán bộ, nhân viên còn hạn chế;
 Chưa lập kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất và nhân lực tham gia;

 Chưa ban hành quy định DHTT: dạy học – đánh giá kết quả học tập – cấp chứng chỉ.
 Số tài khoản kích hoạt và sử dụng thường xuyên trên hệ thống phục vụ hoạt động DHTT
bị hạn chế ở mức 5000 tài khoản. Đây là số tài khoản người dùng chỉ bằng 1/5 nhu cầu hiện tại;
Xuất phát từ yêu cầu thực tế quản lý hoạt động DHTT nhằm khai thác hiệu quả các nguồn
lực hiện có, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơng tác quản lý dạy học, tác giả đã chọn nghiên
cứu đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn
hiện nay”.
1.

Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động DHTT trong các cơ sở giáo dục;
 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT;
 Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động

DHTT tại TTĐTVT trong giai đoạn hiện nay đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng nguồn nhân lực và
phù hợp với điều kiện hiện có.

2


2.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

2.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động DHTT tại Trung tâm đào tạo Viettel.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT.
3.


Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoạt động DHTT;
 Khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoạt động DHTT;
 Đề xuất một số biện pháp phát triển ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoạt động

DHTT.
4.

Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT trong giai đoạn hiện nay đã đạt được kết quả

nhất định song vẫn còn nhiều bất cập.
Nếu chọn lựa, đề xuất và áp dụng được một số biện pháp quản lý hoạt động DHTT phù hợp
với điều kiện thực tiễn thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học và góp phần bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho TTĐTVT và các cơ quan, đơn vị thuộc TĐVTQĐ trong giai đoạn hiện nay.
5.

Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động DHTT của TTĐTVT rộng khắp các tỉnh/thành phố trong nước. Do điều kiện về

thời gian và năng lực còn hạn chế, nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động
DHTT tại các cơ sở đào tạo do TTĐTVT quản lý trực tiếp.
6.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước về định hướng phát triển
việc quản lý hoạt động DHTT;

 Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền
thông về ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động DHTT;
 Nghiên cứu các văn bản quy định quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT;
 Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu quản lý, báo cáo khoa học liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: Thiết kế và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến, tìm hiểu nhận thức,
nguyện vọng của đội ngũ quản lý, học viên v.v.. để thu thập thông tin về hiện trạng quản lý hoạt
động DHTT.

3


6.3. Những phương pháp hỗ trợ khác
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lý các số liệu thu thập được, tổng
hợp, rút kinh nghiệm.
7.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung

chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại các cơ sở đào tạo
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo
Viettel trong giai đoạn hiện nay
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỰC TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới
Mốc thời gian được ghi nhận đầu tiên về dạy học từ xa (DHTX) trên thế giới đó là việc giảng
dạy cho giáo sỹ nhà thờ bằng gửi thư từ những năm 50-60 sau công nguyên. Trong lịch sử hiện đại
mốc thời gian được ghi nhận bởi Isaac Pitman dạy phương pháp ghi tốc ký bằng gửi thư ở Anh năm
1840. Hình thức DHTX được hình thành với sự tham gia của các công nghệ như công nghệ in ấn (học
qua thư từ), công nghệ phát thanh, điện tín v.v.. tới truyền thơng đa phương tiện và liên lạc điện tử vào
những năm 90 của thế kỷ trước. DHTX thực tế đã bắt đầu với sự xuất hiện của Tivi, mạng Internet và
công nghệ Web, và ngày nay là hệ thống học tập điện tử và các công nghệ DHTT từ năm 1982 ở Mỹ đánh dấu sự phát triển của công nghệ E-Learning.
1.1.2. Ở Việt Nam
Dạy học trực tuyến ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện rõ nét cách đây gần 20 năm. Tiền thân của
nó là đào tạo từ xa được Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện. Thuật ngữ “Giáo dục từ xa” được biết
đến từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX dưới những khoá học hàm thụ. Sau 30 năm,
Chính phủ ra quyết định thành lập một số đại học mở cho phép đào tạo từ xa. Cho tới nay đã có
trên 12 trường đại học, cao đẳng được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức đào tạo đại học từ xa có cấp
văn bằng và đã có nhiều học viên nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài liên quan tới học
tập trực tuyến. Hiện nay ở Việt Nam có tới 50 tổ chức và cá nhân dùng phần mềm mã nguồn mở
Moodle để tổ chức dạy học qua mạng.

4


1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Là giữ ổn định để phát triển, trong ổn định tạo mầm mống cho sự phát triển và trong phát
triển giữ được hạt nhân cho ổn định.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư
phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến giáo viên, học sinh, vào các

nguồn lực, các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường
theo nguyên lý giáo dục và tiến đến mục tiêu giáo dục.
1.2.4. Quản lý quá trình dạy học
Là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý là hoạt động dạy học đến đối tượng của hoạt động
dạy học bằng cách phát huy tác dụng của các phương tiện quản lý như định chế giáo dục đào tạo, bộ máy
tổ chức và nhân lực dạy học, thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt mục tiêu quản lý dạy học.
1.2.5. Chất lượng dạy học
Chất lượng dạy học là chất lượng của hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó người thầy
phát huy tối đa năng lực truyền đạt tri thức còn học sinh tiếp thu hiệu quả tri thức ấy để trau dồi
phẩm chất, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
1.2.6. Dạy học trực tuyến
Là toàn bộ QTDH được tổ chức kết hợp một phần hoặc toàn bộ qua hệ thống các phương tiện
CNTT&TT, mà ở đó sự trao đổi, tương tác giữa cơ sở đào tạo và người học có thể theo thời gian thực
hoặc không theo thời gian thực.
1.3. Hoạt động dạy học trực tuyến
1.3.1. Đặc điểm cuả dạy học trực tuyến
 Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông
 Môi trường học tập linh hoạt về thời gian, không gian
 Nội dung học tập đa dạng, sinh động phù hợp với khả năng và sở trường của từng người.
 Một xu thế dạy học tất yếu trong nền kinh tế tri thức.
1.3.2. So sánh với hoạt động dạy học giáp mặt
Phương pháp DHTT hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn PPDH
truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp linh hoạt với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất cho QTDH.
1.3.3. Vai trò của dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng và đang dần làm thay đổi mơ hình học tập,
cách thức tiếp cận tri thức của nhiều đối tượng tiềm năng. Nó đang làm cho việc học tập trở nên
thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn.

5



1.4. Quản lý hoạt động DHTT tại các cở sở đào tạo
1.4.1. Đặc điểm của quản lý dạy học trực tuyến
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học trực tuyến
Bao gồm các nội dung Lập kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo, và Kiểm tra, giám sát đối với các
đối tượng như người học đầu vào/đầu ra, CTDH, tiến trình học tập, và thi, kiểm tra đánh giá. Để
tổ chức hiệu quả DHTT trong nhà trường, hiệu trưởng nhà trường phải tổ chức các nguồn lực, tổ
chức, chỉ đạo và giám sát sự vận hành của hệ thống nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Tiểu kết chƣơng 1
Qua tổng quan về vấn đề nghiên cứu, một số khái niệm: quản lý, QLGD, quản lý nhà
trường, quản lý hoạt động dạy học, chất lượng dạy học, DHTT, quản lý hoạt động DHTT..., tác
giả rút ra một số kết luận như sau:
(1) Dạy học trực tuyến đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức và
tạo ra một cuộc cách mạng về dạy học ứng dụng các phương tiện CNTT&TT. PPDH hiện đại này
sẽ thay đổi cách tiếp cận và lĩnh hội tri thức so với phương pháp học tập truyền thống. Tuy nhiên
nó khơng phủ định mà hỗ trợ và bổ sung phương pháp học tập truyền thống nhằm đáp ứng nhu
cầu học mọi lúc, mọi nơi của nhiều đối tượng học tập.
(2) Có nhiều cách hiểu và nhiều thuật ngữ liên quan đến DHTT. Hiểu một cách đầy đủ thì
DHTT là tồn bộ QTDH được tổ chức thực hiện kết hợp một phần hoặc tồn bộ qua hệ thống các
phương tiện CNTT&TT. Các thơng tin trao đổi giữa người dạy và người học, các thao tác của
người dùng trên hệ thống đều được hệ thống ghi lại theo thời gian thực.
(3) Việc tổ chức hoạt động DHTT có thể được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau tuỳ
theo mỗi cơ sở đào tạo như: triển khai hạ tầng kỹ thuật hệ thống DHTT, xây dựng bài giảng điện
tử, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá.
(4) Nội dung quản lý DHTT bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra
đánh giá kết quả cơng tác DHTT. Trong đó cần tập trung quản lý đối tượng người học đầu vào/đầu
ra, chương trình học, tiến trình học tập và tổ chức thi, kiểm tra đánh giá.
(5) Dạy học trực tuyến sẽ trở nên phổ biến và phát huy tốt các ưu điểm khi các cơ sở giáo dục nói
chung, doanh nghiệp nói riêng sẵn sàng ứng dụng triển khai hệ thống DHTT và có những biện pháp
quản lý các hoạt động DHTT hiệu quả, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập giáo dục quốc tế hiện nay thì các

biện pháp quản lý DHTT tại các cơ sở đào tạo có vai trò hết sức quan trọng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL
2.1. Vài nét về Trung tâm đào tạo Viettel

6


2.1.1. Giới thiệu chung
 Quyết định thành lập 519/QĐ-TCTVTQĐ ngày 27/03/2006 của Tổng Giám đốc Tập đồn
Viễn thơng Qn đội
 Tên giao dịch tiếng Việt: Trung tâm đào tạo Viettel
 Tên giao dịch tiếng Anh: Viettel Training Centre
 Cơ quan chủ quản: Tập đồn Viễn thơng Qn đội
 Địa chỉ: M1, xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
 Loại đơn vị kinh tế: Đơn vị hành chính sự nghiệp, hạch tốn phụ thuộc và khơng có thu
 Thời gian hoạt động: 27/3/2006 đến nay
 Hình thức đào tạo: trực tiếp, qua mạng Internet, Intranet (trực tuyến)
 Đối tượng đào tạo: cán bộ, nhân viên của TĐVTQĐ ở cả thị trường trong nước và nước ngồi
 Hình thức chứng nhận tốt nghiệp: chứng chỉ hồn thành khố học.
2.1.2. Mơ hình tổ chức
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ
2.1.4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Trung tâm đào tạo Viettel là một cơ sở chuyên đào tạo về kinh doanh và kỹ thuật cho nhiều
đối tượng học viên là cán bộ, nhân viên của TĐVTQĐ. TTĐTVT có 65 cán bộ, giáo viên và nhân
viên, trong đó có 18 cán bộ, giáo viên cơ hữu và 47 nhân viên. Ngồi ra cịn có hàng trục giảng
viên cộng tác từ các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.
2.1.5. Cơ sở vật chất
TTĐTVT có hệ thống cơ sở vật chất khá hiện đại phục vụ rất tốt cho tổ chức hoạt động dạy

học và nghiên cứu khoa học.
2.1.6. Tầm nhìn phát triển
2.2. Hoạt động dạy học trực tuyến tại TTĐTVT
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động DHTT tại TTĐTVT
Việc triển khai các hoạt động DHTT tại TTĐTVT đều tuân thủ các quy định hiện hành của
Nhà nước và của đơn vị chủ quản nhằm ứng dụng CNTT&TT sâu rộng trong hoạt động dạy học
của TTĐTVT.
2.2.2. Thực trạng triển khai dạy học trực tuyến
2.2.2.1.

Những điểm mạnh

a) Các lãnh đạo đã định hướng triển khai hình thức DHTT rõ ràng.
b) Đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia triển khai DHTT có kinh nghiệm và trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại.
c) Các cán bộ, nhân viên tích cực học tập qua mạng
d) Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ QTDH có chất lượng cao
e) Có chế tài đối với người học tham gia và hoàn thành khoá học

7


2.2.2.2.

Những điểm yếu

a) Năng lực thiết kế bài giảng của đội ngũ số hố tài liệu cịn hạn chế
b) Việc triển khai khoá học trên hệ thống chưa được giao trách nhiệm rõ ràng.
c) Tương tác giữa người học và người dạy chưa có
d) Chất lượng máy vi tính kết nối Internet chưa tốt.

e) Ý thức của một số cán bộ, nhân viên và học viên về DHTT còn hạn chế.
g) Quá trình tổ chức DHTT thường xen vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm tận
dụng thời gian để cán bộ, nhân viên nâng cao nghiệp vụ nên đơn vị tổ chức phải đôn đốc tham gia
học rất nhiều, thời gian khoá học thường bị kéo dài.
2.2.2.3.

Nguyên nhân

 Đội ngũ thiết kế bài giảng điện tử chưa có kiến thức nền về chun mơn sư phạm và kỹ
năng các công cụ hỗ trợ biên soạn bài giảng còn yếu.
 Chưa quy hoạch sử dụng tài khoản quản lý.
 Các khoá học trên hệ thống hiện nay chưa được gán chức năng diễn đàn hoặc chat.
 Công tác kiểm tra kết nối máy vi tính với Internet cịn chưa chặt chẽ.
 Thời gian người học dành cho việc học tập nghiên cứu rất ít.
 Chưa đặt nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào nhiệm vụ trọng tâm.
2.2.3. Yêu cầu triển khai dạy học trực tuyến
 Về phạm vi triển khai: triển khai trên nền tảng mạng Internet, mạng nội bộ của
TĐVTQĐ.
 Về cơ sở vật chất: hệ thống máy vi tính, đường truyền Internet, Intranet, hệ thống cầu
truyền hình hội nghị.
 Về hệ thống DHTT: nâng cấp số tài khoản người dùng đồng thời để linh hoạt hơn về thời
gian học tập.
 Về xây dựng đội ngũ thiết kế bài giảng điện tử: cần có định hướng xây dựng và phát triển
đội ngũ này từ lực lượng cán bộ chuyên trách của TTĐTVT cho tới cán bộ đầu ngành của các cơ
quan, đơn vị trong TĐVTQĐ và của các cơ sở đào tạo khác.
 Về trao đổi trong QTDH: xây dựng kênh trao đổi tương tác giữa người học và người dạy.
2.3. Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại TTĐTVT
2.3.1. Thực trạng quản lý dạy học trực tuyến tại TTĐTVT
2.3.1.1.


Những điểm mạnh

 Thống nhất chỉ huy giữa các cấp, các đầu mối phụ trách đều nắm rõ chức trách, nhiệm vụ
được giao về DHTT;
 Xây dựng được một số quy định, quy chế về tổ chức DHTT nhằm thu hút người học
tham gia.

8


 Đã tổ chức được hệ thống các đầu mối đơn vị phụ trách hoạt động đào tạo để thành lập
kênh trao đổi thông tin chỉ đạo nghiệp vụ, thông báo, báo cáo theo ngành dọc.
 Hệ thống DHTT được triển khai phân tán trên phạm vi toàn quốc nhưng vẫn đảm bảo
quản lý tập trung tại một đầu mối là TTĐTVT;
2.3.1.2.

Những điểm yếu

 Chưa tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT nên chưa kiểm sốt
chặt chẽ các khâu trong q trình triển khai;
 Chưa xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT;
 Chưa thực hiện quản lý hồ sơ học tập của từng CBNV có khoa học;
 Chưa hệ thống hoá các biểu mẫu báo cáo;
 Chưa quy hoạch tài khoản người dùng, tài khoản quản trị các cấp.
 Nhận thức của một số cán bộ quản lý, nhân viên về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt
động DHTT còn hạn chế;
 Ý thức tham gia học tập của một bộ phận nhân viên cịn xem thường, có biểu hiện quan
tâm không đầy đủ tới trách nhiệm tự học của bản thân;
 Công tác quản lý không chủ động hoàn toàn được, phần lớn phụ thuộc vào báo cáo hệ
thống và các đầu mối quản lý trực tiếp.

2.3.1.3.

Nguyên nhân

 Văn hoá vùng miền về ý thức học tập rất khác nhau;
 Phạm vi triển khai hoạt động DHTT rất rộng và kéo dài thời gian;
 Do các cơ quan, đơn vị có đối tượng cần được đào tạo là các cơ quan, đơn vị tập trung
nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất kinh doanh nên thường chưa quan tâm tới chế độ đãi ngộ, khuyến
khích cán bộ, nhân viên tham gia học mà phần lớn do ý thức tự học của họ.
2.3.1.4.

Thực trạng quản lý DHTT

a) Về công tác lập kế hoạch: đảm bảo kế hoạch được xây dựng theo quy định, quy trình, có
mục tiêu, mục đích, thời gian, tổ chức thực hiện ... rõ ràng.
b) Về tổ chức thực hiện: đảm bảo thực hiện theo kế hoạch đề ra, tuy nhiên chưa đảm bảo
100% người học nắm rõ kế hoạch, cơng tác lưu trữ và kiểm sốt hồ sơ học tập cịn bất cập.
c) Về cơng tác chỉ đạo, lãnh đạo: đảm bảo đúng quy định.
d) Về công tác kiểm tra, giám sát: Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý người học
được tiến hành thường xuyên, nhưng chưa chặt chẽ.
TTĐTVT có thế mạnh về cơ sở hạ tầng triển khai DHTT. Hoạt động này là chủ trương, định
hướng trọng tâm của các lãnh đạo và được đơng đảo người học tích cực tham gia học tập trên hệ
thống DHTT. Công tác quản lý đã và đang được thực hiện khá bài bản. Tuy nhiên, ý thức của một
số cán bộ, nhân viên và học viên về DHTT cịn hạn chế, chưa có một hệ thống các quy trình liên

9


quan tới tổ chức DHTT và đánh giá kết quả dạy học, và chưa có biện pháp lưu trữ hồ sơ học tập
của người học một cách khoa học.

2.3.2. Điều tra, khảo sát về thực trạng công tác triển khai và quản lý DHTT tại TTĐTVT
2.3.2.1.

Mục đích điều tra, khảo sát

Mục đích điều tra, khảo sát nhằm thu thập và phân tích thơng tin thu được về thực trạng cơng tác
triển khai và quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT.
2.3.2.2.

Công cụ điều tra, khảo sát

Việc điều tra, khảo sát thu thập thông tin được tiến hành thông qua phiếu điều tra đối với
cán bộ, giáo viên và học viên. Thông tin thu thập được từ phiếu điều tra được tác giả xử lý trên
máy vi tính thơng qua phần mềm bảng tính Microsoft Excel. Dữ liệu thu được từ phiếu điều tra,
trước khi phân tích phải được kiểm tra tính hợp lệ và làm sạch dữ liệu. Kết quả tính tốn được
thực hiện trên phần mềm bảng tính Microsoft Excel.
2.3.2.3.

Tiến hành điều tra, khảo sát

Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát được 204 cán bộ, giáo viên và học viên đã và đang sử
dụng hệ thống DHTT của TTĐTVT.
2.3.2.4.

Tổng hợp số liệu kết quả điều tra, khảo sát

2.3.3. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng công tác triển khai và quản lý DHTT
tại TTĐTVT
2.3.3.1.


Nhiệm vụ triển khai và quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT được quan tâm đặc biệt

Kết quả điều tra, khảo sát với 18 ý hỏi của câu 1 trong phiếu điều tra cho thấy 11,11% người
“rất đồng ý” và ~62,53% người “đồng ý” đã tham gia điều tra phản ánh thực trạng và đánh giá
cao vai trò của hoạt động DHTT tại TTĐTVT. Tuy nhiên, có đến 26,36% người được hỏi trả lời
“Khơng có ý kiến”, “Khơng đồng ý” và “Phản đối”. Điều này cho thấy cịn có nhiều cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học viên chưa thực sự quan tâm đến vấn đề được hỏi hoặc không hiểu rõ vấn
đề được hỏi hoặc chỉ đồng tình với câu hỏi ở một khía cạnh nào đó.
2.3.3.2.

Mục tiêu triển khai DHTT được rõ ràng

Có 80,39% người được hỏi đồng ý là các bải giảng trên hệ thống có mục tiêu rõ ràng, bên
cạnh đó cịn có gần 20% khơng có ý kiến gì và khơng đồng ý. Có tới 93,14% người được hỏi trả
lời đồng ý và 67,65% cho rằng “Nội dung của bài giảng trên hệ thống đã phù hợp cho việc tự học
của học viên”.
2.3.3.3.

Nhận thức của học viên về tham gia HTTT chưa được đầy đủ

Có 78,43% người được hỏi dành dưới 01 giờ, 20,59% từ 01 đến 02 giờ và có rất ít người
dành được hơn 02 giờ để tham gia HTTT. 18,33% tỏ ra buông xi và ít quan tâm đến việc giải
quyết triệt để vấn đề khó khăn trong học tập. Điều này cho thấy quỹ thời gian dành cho học tập
nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên là khơng có nhiều, phần lớn là tận dụng lúc rảnh rỗi hoặc
cuối giờ làm việc và ý thức tự học chưa cao.

10


2.3.3.4.


Nhận thức của cán bộ, nhân viên, học viên về ý nghĩa của quản lý HTTT chưa được

đầy đủ
77,45% người được hỏi thấy được ý nghĩa của kết quả kiểm tra, tuy nhiên vẫn còn hơn 22%
tỏ ra thiếu quan tâm hoặc khơng sử dụng gì đến kết quả này. Bên cạnh đó chỉ có 64,71% người
được hỏi có sử dụng kết quả thi của cán bộ, nhân viên vào đánh giá chất lượng lao động.
2.3.3.5.

Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá KQHT chưa phản ánh trung thực trình độ nhận

thức của người học
Chỉ có 53,92% người được hỏi tin vào kết quả đạt được.
Từ các kết quả điều tra, khảo sát thu thập được, tác giả lấy cơ sở để đề xuất các biện pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng DHTT của TTĐTVT sẽ được trình bày ở chương 3.
2.3.4. Yêu cầu quản lý dạy học trực tuyến
 Quản lý chặt chẽ người học.
 Quy hoạch tài khoản người dùng, tài khoản quản trị để giao trách nhiệm rõ ràng tới từng
cán bộ, nhân viên.
 Tổ chức giám sát ngẫu nhiên tiến trình học tập của người học.
 Tiêu chuẩn hoá các biểu mẫu báo cáo đáp ứng mục đích quản lý và hệ thống hố các quy
trình, quy định, hướng dẫn liên quan đến DHTT.
 Chỉ đạo triển khai mẫu hồ sơ lưu trữ KQHT của từng học viên.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua đánh giá thực trạng những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi và nguyên
nhân của hoạt động DHTT và công tác quản lý hoạt động DHTT của TTĐTVT, tác giả có một số
kết luận sau:
1) TTĐTVT đã triển khai DHTT được hơn 04 năm dựa trên hệ thống DHTT được triển khai
trong mạng nội bộ của TĐVTQĐ và mạng Internet. Tuy nhiên, các nội dung dạy học và hình thức
triển khai cịn khá đơn điệu.

2) Về cơ bản, cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT&TT và hệ thống phần mềm DHTT đã đáp
ứng được nhu cầu đào tạo nội bộ và có thể được nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu mở rộng số
người dùng. Hệ thống phần mềm đã được triển khai sâu rộng và sẵn sàng phục vụ cho hoạt động
DHTT.
3) TTĐTVT đã và đang áp dụng một số quy định, quy chế, chính sách liên quan đến hoạt
động DHTT để khuyến khích mọi cán bộ, nhân viên của TĐVTQĐ cùng tiếp cận PPDH mới này
và để thuận tiện cho công tác quản lý khi nhu cầu học tập luôn phân tán về mặt địa lý. Tuy nhiên,
các văn bản trên còn chưa thống nhất, còn thiếu và chưa chặt chẽ, thông thường được áp dụng và
điều chỉnh theo thực tế mà chưa thành một hệ thống nhất.
4) Nhận thức về DHTT của một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, nhân viên cịn chưa có
sự đồng nhất, chưa thể hiện rõ trách nhiệm.

11


5) Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của TTĐTVT chưa được đào tạo bài bản về phương
pháp xây dựng bài giảng điện tử. TTĐTVT chưa chú trọng tới phát triển đội ngũ xây dựng bài giảng.
6) Chưa có giải pháp tổng thể để đánh giá chất lượng học tập, kết quả học tập chưa được lưu
hồ sơ một cách khoa học.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Ngoài việc đảm bảo tính thực tiễn, tính đồng bộ và tính khả thi, các biện pháp đề xuất đảm
bảo tính phối hợp, tính mục tiêu và tính kế thừa.
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa
của hoạt động DHTT
3.2.1.1.


Mục tiêu của biện pháp

 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên về vai
trị, lợi ích, ý nghĩa của ứng dụng CNTT&TT trong dạy học trực tuyến.
 Tạo sự nhất trí cao nhằm đẩy mạnh việc triển khai hoạt động DHTT tới tất cả các cơ sở
làm việc của TĐVTQĐ.
 Tạo chủ động và tích cực ở học viên khi tham gia học.
3.2.1.2.

Nội dung của biện pháp

Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động. Tác giả chọn lựa và đề xuất
biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên về hoạt
động dạy học trực tuyến” xem như là biện pháp có vị trí quan trọng hàng đầu và mang tính quyết
định cho việc phát triển DHTT của TTĐTVT.
3.2.1.3.

Tổ chức thực hiện

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền hoặc cử cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các
chương trình hội thảo, các lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục, về DHTT v.v..
nhằm nâng cao hiểu biết về triển khai và ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp quản
lý, dạy học. Ngoài ra, cần tổ chức một số hoạt động như hội thảo, hướng dẫn, mời chuyên gia trao
đổi kinh nghiệm DHTT v.v..
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT
3.2.2.1.

Mục tiêu của biện pháp

 Kiểm sốt chặt chẽ và đầy đủ các cơng việc trong q trình tổ chức DHTT;

 Phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên khi
tham gia hoạt động DHTT;

12


 Tạo sự nhất trí cao về nội dung cơng việc.
3.2.2.2.

Nội dung của biện pháp

Việc tổ chức các khoá đào tạo trực tuyến tại TTĐTVT hiện nay chưa được triển khai một
cách có hệ thống. Các bộ phận nghiệp vụ thơng thường thực hiện theo thói quen cơng việc của
riêng mình mà chưa có một văn bản quy định nào được ban hành về công tác tổ chức DHTT.
3.2.2.3.

Tổ chức thực hiện

Các bước tổ chức khoá học bắt buộc gồm có: Tổng hợp nhu cầu đào tạo, Kiểm tra đảm bảo
cơ sở vật chất, Xây dựng kế hoạch dạy học, Tổ chức và quản lý học tập và Kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập.
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT
3.2.3.1.

Mục tiêu của biện pháp

 Đánh giá trung thực và chính xác KQHT, kiểm tra thực hiện hoạt động DHTT theo quy
định, theo kế hoạch đã đề ra.
 Tăng cường hiệu lực quản lý nhằm nâng cao chất lượng DHTTtại TTĐTVT
3.2.3.2.


Nội dung của biện pháp

Trong giai đoạn hiện nay với yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng DHTT, thì quy trình
kiểm tra, đánh giá kết quả DHTT cần bao gồm các nội dung sau:
 Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi và kết
cấu đề thi đánh giá cuối khoá;
 Đánh giá hiệu quả của kênh hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi giữa người học và người
dạy hoặc giữa người học với người học;
 Tổng hợp, phân tích kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch triển khai DHTT
của các đơn vị liên quan;
 Tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của người học thông qua phỏng
vấn và thi trực tiếp;
 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung học tập tới thực tiễn công việc của người học;
 Tổng kết, thi đua khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích triển khai DHTT.
3.2.3.3.

Tổ chức thực hiện

(1) Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi, kết cấu
đề thi
(2) Đánh giá hiệu quả của kênh hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi giữa người học và người
dạy hoặc giữa người học với người học
(3) Tổng hợp, phân tích kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch triển khai DHTT
của các đơn vị liên quan
(4) Tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của người học thông qua phỏng
vấn và thi trực tiếp

13



(5) Tổng kết, thi đua khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích triển khai DHTT.
3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ HTTT của học viên
3.2.4.1.

Mục tiêu của biện pháp

Lưu trữ hồ sơ KQHT của học viên có hệ thống; Đảm bảo tra cứu, báo cáo hồ sơ học tập
đầy đủ, đúng và chính xác; Làm cơ sở để người học phấn đấu nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến;
Làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị đánh giá chất lượng lao động của cơ quan, đơn vị mình.
3.2.4.2.

Nội dung của biện pháp

Xây dựng mẫu hồ sơ học tập gồm các nội dung sau:
 Thông tin, tài khoản người dùng;
 Các khoá học đã, đang tham gia, chưa tham gia, kết quả học tập;
 Đề xuất cá nhân về nội dung học tập, chương trình học v.v..;
 Thời lượng, thời điểm, số lần tham gia từng khoá học;
 Trao đổi tương tác với giáo viên, học viên khác;
 Các bài thi, kiểm tra v.v..
3.2.4.3.

Tổ chức thực hiện

(1) Lưu trữ hồ sơ kết quả học tập của học viên một cách hệ thống
(2) Đảm bảo tra cứu, báo cáo hồ sơ học tập đầy đủ, đúng và chính xác
(3) Làm cơ sở để người học phấn đấu nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến
(4) Làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị đánh giá chất lượng lao động của cơ quan, đơn vị mình.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

 Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý
nghĩa của hoạt động dạy học trực tuyến” - Là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp
khác, trong đó trọng tâm hướng tới người học. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp nhận thức
đúng và đầy đủ về DHTT, qua đó tạo sự nhất trí cao của tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học viên.
 Biện pháp 2: “Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức dạy học trực tuyến”.
Biện pháp này nhằm quy trình hóa, kiểm sốt chặt chẽ và đầy đủ các cơng việc trong quá trình tổ
chức dạy học trực tuyến, đồng thời tạo sự nhất trí cao về các nội dung cơng việc để thống nhất hành
động.
 Biện pháp 3: “Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả dạy học
trực tuyến”. Kết quả học tập là sản phẩm đầu ra của QTDH do vậy kết quả này phản ánh càng
chính xác thì càng tốt. Để đạt được điều này thì cần có quy trình kiểm sốt liên quan.
 Biện pháp 4: “Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên”. Hồ sơ học tập là kho dữ liệu
tổng hợp về người học cần được lưu trữ nhằm phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng như tra
cứu kết quả học tập, hơn nữa nó còn là hồ sơ nghề nghiệp, cơ sở đánh giá chất lượng lao động.

14


Như vậy, để bảo đảm việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng DHTT của TTĐTVT đạt hiệu
quả cao cần triển khai đồng bộ các biện pháp trên.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất ở trên, tác
giả đã lấy ý kiến của 30 cán bộ quản lý trực tiếp tham gia vào triển khai DHTT tại các đơn vị
trong TĐVTQĐ bằng phiếu điều tra. Kết quả thu được 30/30 phiếu trả lời. Cụ thể:
Bảng 3.1. Kết quả thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Tính cần thiết
Các biện pháp đề xuất

Tính khả thi


Tỷ lệ điều

Xếp

Tỷ lệ điều

tra

TT

hạng

tra

95,4%

1

95,2%

1

91,7%

4

94,8%

3


94,8%

2

91,3%

2

92,8%

3

91,6%

4

Xếp hạng

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên,
1

nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt
động DHTT

2

3

4


Tăng cường xây dựng và triển khai quy
trình tổ chức DHTT
Tăng cường xây dựng và triển khai quy
trình đánh giá kết quả DHTT
Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học
viên

Kết quả điều tra ở trên cho thấy tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết và khả thi trung bình đều
trên 90%, khơng có biện pháp nào là khơng cần thiết, trong đó biện pháp 1 được đánh giá là biện
pháp ưu tiên hàng đầu.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động DHTT tại chương 1 và nghiên
cứu về thực trạng quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT trong giai đoạn hiện nay, tại chương 3 này,
tác giả đã đề xuất 04 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng DHTT tại TTĐTVT. Cụ thể:
 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa
của hoạt động DHTT
 Biện pháp 2: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT;
 Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT;
 Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên.
Thơng qua phân tích kết quả khảo nghiệm, khẳng định các biện pháp đề xuất là rất cần thiết
và rất khả thi. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp trên chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng DHTT
tại TTĐTVT.

15


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.


Kết luận
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, công

nghệ thông tin và truyền thông đã và đang được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực giáo dục, trong đó
có DHTT. Đây là một nhu cầu rất cần thiết trong dạy học và QLGD. Hoạt động DHTT tại
TTĐTVT cũng như một số cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam mới được triển khai trong những năm
gần đây và đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên trong q trình triển
khai DHTT ở TTĐTVT cịn có một số hạn chế như:
 Chưa tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT;
 Chưa tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT;
 Chưa quản lý hồ sơ học tập của từng học viên một cách khoa học;
 Chưa hệ thống hoá các biểu mẫu báo cáo.
 Chưa quy hoạch tài khoản người dùng, tài khoản quản trị các cấp.
 Năng lực thiết kế bài giảng của đội ngũ số hố tài liệu cịn hạn chế;
 Tương tác giữa người học và người dạy chưa có v.v..
Tác giả đã chọn lựa đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm
đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay” để góp phần giải quyết một số tồn tại trên trong giai
đoạn hiện nay và trong những năm tới.
Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động DHTT và quản lý DHTT trong các cơ sở
đào tạo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nội dung: sự khác biệt của DHTT với dạy học giáp
mặt, vai trò của DHTT, các nội dung quản lý hoạt động DHTT v.v..
Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động DHTT tại TTĐTVT trong giai đoạn hiện nay,
phân tích những ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong triển khai hoạt
động này. Luận văn đặc biệt nhấn mạnh đến công tác quản lý hoạt động DHTT, trong đó đề cập
tới thực trạng, yêu cầu và nội dung quản lý DHTT nhằm phân tích bức trang tổng thể về DHTT tại
TTĐTVT.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý DHTT, nhằm nâng cao chất lượng DHTT, tác
giả đã đề xuất 04 biện pháp:
(1) Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý
nghĩa của hoạt động DHTT;

(2) Biện pháp 2: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT;
(3) Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT;
(4) Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ HTTT của học viên.
Những kết quả khảo nghiệm, phân tích kết quả, số liệu thu thập được cho thấy các biện pháp
quản lý đề xuất đều đạt mức độ cần thiết và khả thi cao.

16


2.

Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cần ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn triển khai DHTT, giúp các cơ sở đào tạo có
căn cứ hành lang pháp lý khi triển khai DHTT; Xây dựng cơ chế quản lý, đầu tư nguồn tài chính,
đánh giá hiệu quả triển khai DHTT để hỗ trợ các cơ sở đào tạo triển khai việc tổ chức DHTT.
2.2. Đối với Trung tâm đào tạo Viettel
 Đề ra chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển hệ thống DHTT trong dài hạn từ 3
đến 5 năm.
 Quy trình hố các hoạt động DHTT.
 Thành lập Ban chỉ đạo DHTT.
 Thành lập các đồn thanh tra, kiểm tra cơng tác tổ chức DHTT ở các cơ sở trực thuộc.
 Thực hiện nghiên cứu phân quyền tài khoản người dùng, tài khoản quản trị.

References
1.

Nguyễn Thị Ngọc An - Đồng Thị Thanh Phƣơng. Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bản
Thống kê, 2006.


2.

Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2010.

3.

Nguyễn Đức Chính, “Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục”, Tập bài giảng, Trường
đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội, 2008.

4.

Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội, 2002.

5.

Nguyễn Đức Chính. Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho
các trường ĐH Việt nam, 2000.

6.

Nguyễn Đức Chính,“Chất lượng và Quản lý chất lượng trong Giáo dục”, Tập bài giảng,
2011.

7.

Vũ Cao Đàm. Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2011.


8.

Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản
Giáo dục, 2010.

9.

Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục. Hà Nội, 1998.

10. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, 2010.
11. Đặng Xuân Hải. Tập bài giảng môn học “Quản lý sự thay đổi trong giáo dục”, 2010.
12. Phó Đức Hồ - Ngơ Quang Sơn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. Nxb
Giáo dục, 2008.

17


13. Mai Quang Huy. Tổ chức-quản lý trường, lớp và hoạt động giáo dục, Tập bài giảng, Khoa
Sư phạm – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2007.
14. Trần Kiểm. Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007.
15. Trần Kiểm. Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm, 2009.
16. Trần Thị Tuyết Oanh. Đánh giá và đo lường kết quả học tập. Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm, 2009.
17. Nguyễn Ngọc Quang. Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ
quản lý giáo dục-đào tạo I, Hà Nội, 1998.
18. Nguyễn Ngọc Quang. Dạy học con đường hình thành nhân cách. Trường cán bộ quản lý
giáo dục và đào tạo, 2000.

19. Nguyễn Gia Quý. Quản lý tác nghiệp giáo dục. Tập bài giảng lớp đào tạo cao học cán bộ
quản lý giáo dục đào tạo, 1998.
20. Nguyễn Hải Sản. Quản trị học, Nxb Thống kê, 2003.
21. Nguyễn Thơ Sinh. Kỹ năng quản lý doanh nghiệp – Bí quyết quản lý hiệu quả. Nhà xuất bản
Phụ nữ, 2011.
22. Ngô Quang Sơn, Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, Tập bài giảng (Khoa Sư phạm
- ĐHQG Hà Nội, Hà Nội).
23. Trần Quốc Thành. Đề cương bài giảng Khoa học quản lý (Dành cho học viện cao học
chuyên ngành quản lý giáo dục), Hà Nội, 2007.
24. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt-Bỉ “Hỗ trợ Học từ xa”: “Giáo dục từ xa và giáo dục
người trưởng thành”, Hà Nội-2000.
25. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 khối các trường đại học, cao
đẳng, 2012.
26. Hồ Chí Minh về Giáo dục và Đào tạo. Nxb Lao động – Xã hội, 2007.
27. Nước CHXHCNVN, “Luật Giáo dục 2005”, số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
28. Tập đoàn GK. Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng EKP”, 2010.
29. Tập đồn Viễn thơng Qn đội. Báo cáo Q III năm 2012, 2012.
30. Tập đồn Viễn thơng Quân đội. Quyết định số 06/QĐ-VTQĐ-TCNL ngày 03/01/2012 về việc
ban hành Nội quy lao động của Công ty mẹ, 2012.
31. Tập đồn Viễn thơng Qn đội. Quyết định số 145/QĐ-VTQĐ-TCKT ngày 20/01/2012 về
việc ban hành định mức tạm thời chế độ bồi dưỡng và chi phí tổ chức cho hoạt động đào tạo
nội bộ, 2012.
32. Tập đồn Viễn thơng Qn đội. Quyết định số 148/QĐ-VTQĐ-TCNL ngày 20/01/2012 về
việc ban hành quy định công tác kiểm tra theo chức trách, nhiệm vụ đối với cán bộ, nhân viên
và các hình thức khen thưởng, kỷ luật kèm theo, 2012.

18


33. Tập đồn Viễn thơng Qn đội. Quyết định số 519/QĐ-TCTVTQĐ ngày 27/03/2006 về

việc thành lập Trung tâm đào tạo Viettel, 2006.
34. Thủ tƣớng Chính phủ. Quyết định số 389-TTg về việc thành lập Đại học mở bán công thành
phố Hồ Chí Minh ngày 26/7/1993.
35. Thủ tƣớng Chính phủ. Quyết định số 535-TTg về việc thành lập Viện Đại học mở Hà nội
ngày 03/11/1993.
36. Trung tâm đào tạo Viettel. Báo cáo Quý III năm 2012, 9/2012.
37. Trung tâm đào tạo Viettel. Kế hoạch công tác năm 2013, 12/2012.
38. Trung tâm đào tạo Viettel. Quyết định số 30/QĐ-TĐT ngày 09/6/2011 về việc hồn thiện
mơ hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của Trung tâm đào tạo
Viettel, 2011.
39. Trung tâm đào tạo Viettel. Triết lý đào tạo, 9/2012.
40. Từ điển Tiếng Việt Phổ thông, Nxb Phương Đông, Hà Nội, 2008.
41. Website: />thongbaotuyensinh.php.
42. Website: .
43. Website: />44. Website: />45. Website: - Thomson NETg, History of E-Learning, 2005.
46. Website: history.jsp.
47. Website: />48. Website: />49. Website: 2008.
50. Website: 2008.

19



×