Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.21 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG THPT
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Con người trong xã hội hiện đại không chỉ cần kiến thức, mà còn cần phải có
kĩ năng mềm để giao tiếp, ứng xử, thể hiện mình, có bản lĩnh... để đối diện với thực
tế và vươn lên trong cuộc sống. Chính vì vậy, giáo dục phổ thông nước ta trong
những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy
học gắn với bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự
khẳng định mình, học để cùng chung sống. Như vậy, thực chất của giáo dục nói
chung và giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng là giúp học sinh tiếp cận và hoàn thiện
kĩ năng sống để các em vững vàng bước vào đời.
Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung giáo dục hết sức quan trọng cần được
thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong nhà trường. Giáo dục kĩ
năng sống giúp học sinh hiểu biết và rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản
thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe thể chất và tinh
thần, tăng cường khả năng nhận thức xã hội, khả năng thích ứng với cuộc sống
cũng như khả năng ứng phó linh hoạt, tích cực với những thách thức trong cuộc
sống hàng ngày. Việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào trường có ý nghĩa nhằm đào
tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, đạt được thành công trong xã hội hội
nhập.
2. Cơ sở thực tế:
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông đã và đang
nhận được sự quan tâm của đội ngũ giáo viên cũng như các nhà quản lý giáo dục.
Đây là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giáo dục mà toàn
ngành đang thực hiện nhằm đào tạo học sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng
yêu cầu của xã hội. Việc cải cách và đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới phương
pháp giảng dạy là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà
kết quả đạt được từ sự nghiệp đổi mới do ngành phát động chưa đạt được những


1


kết quả như mong muốn. Trên thực tế giảng dạy có rất nhiều thầy cô trong quá
trình hướng dẫn học sinh tiếp cận tri thức lại quá sa đà vào cái hay, cái đẹp của
ngôn từ và xoáy sâu vào nội dung kiến thức mà không chú ý hoặc không thật quan
tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bởi vậy tác phẩm văn chương
đến với các em có thể thật sự hay và hấp dẫn nhưng nếu chỉ thể thôi thì chưa đủ,
như vậy có nghĩa là giờ giảng chỉ đến với các em trên phương diện sách vở, lí
thuyết mà các em chưa vận dụng kĩ năng sống cần thiết vào thực tế. Vẫn còn đó có
quá nhiều học sinh thiếu những kĩ năng sống: từ những hành vi, những lối ứng xử
sai lầm, lệch lạc đến lối sống thụ động, máy móc như ích kỉ, thực dụng với những
hậu quả khác nhau. Bởi vậy, hơn bao giờ hết mỗi giáo viên cần phải ý thức cao
trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong từng bài,
từng môn học nhằm góp phần đưa giáo dục đạt được những mục tiêu cao cả. Đặc
biệt môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng có vai
trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục này. Nhưng trên thực tế
học sinh không thích học văn. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân các em không thấy được ý nghĩa thiết thực của việc học văn. Nói
cách khác những kiến thức từ tác phẩm văn học mà chúng ta truyền thụ cho học
sinh còn xa rời với thực tế đời sống. Mặt khác, do áp lực nặng nề của việc học
hành và thi cử mà học sinh không có điều kiện trải nghiệm cuộc sống để hoàn thiện
những kĩ năng sống cần thiết. Điều đó khiến cho học sinh gặp nhiều khó khăn khi
hòa nhập cộng đồng.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ cần phải gắn kiến
thức văn học với việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; nhằm giúp học sinh
thấy được ý nghĩa thiết thực của việc học văn. Từ đó giúp cho các em có ý thức
học tập bộ môn Ngữ Văn tốt hơn.
II. PHẦN NỘI DUNG
1.GIÁO DỤC KĨ SỐNG TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT

a.Quan niệm về kĩ năng sống.
- Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống:

2


+ Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng
và tích cực, KNS giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và
thách thức của cuộc sống hàng ngày.
+ Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF): KNS là cách tiếp cận giúp thay
đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp
thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
+ Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc(UNESCO): KNS là
năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống
hàng ngày.
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống, nhưng nhìn chung các quan
niệm đều có điểm thống nhất khi cho rằng : kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ
năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kĩ
năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự
lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là
khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống.
b.Phân loại kĩ năng sống
Có nhiều cách phân loại kĩ năng sống, tùy theo qua niệm về kĩ năng sống ở mỗi
quốc gia, dân tộc và vùng miền. Dù phân loại theo hình thức nào thì cũng vẫn có
một số KNS được coi là cốt lõi, đó là:
-

Kĩ năng tự nhận thức

Kĩ năng xác định giá trị
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng lắng nghe tích cực
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
Kĩ năng thương lượng
3


-

Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
Kĩ năng hợp tác
Kĩ năng tư duy phê phán
Kĩ năng tư duy sáng tạo
Kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng kiên định
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
Kĩ năng đặt mục tiêu
Kĩ năng quản lí thời gian
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

c.Đặc trưng của môn Ngữ Văn trong việc giáo dục kĩ năng sống.
- Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm
vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp
nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp HS có

được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của
con người.
- Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực
ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người.
- Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi
dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành
mạnh để hoàn thiện nhân cách.
Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các
KNS cho học sinh.
d.Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường THPT.
Về kiến thức
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như giá trị tốt
đẹp của nhân loại; góp phần cũng cổ, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã
học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội về
định hướng nghề nghiệp.
4


- Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin,
lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể
chất và tinh thần của bản thân và người khác.
- Nhận thức được giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống.
Về kĩ năng
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và
tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Có suy nghĩ về hành động tích cực, tự tin, có nhưng quyết định đúng đắn trong
cuộc sống.
- Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước
nhưng nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lạnh mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội,
HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tình dục, thể xác, v..v… ); giúp HS phòng ngừa

những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân
Về thái độ
- Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân đã rèn luyện
được, đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng đó.
- Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là nhưng hành vi liên quan đến lối sống lành
mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý
thức định hướng nghề nghiệp.
e. Cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông được thực hiện
thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không
phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo
dục mà theo một cách tiếp cận mới: sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS
trong quá trình học tập.
Cụ thể: Đứng trước tình huống cuộc sống mà bản thân băn khoăn không biết xử lí
như thế nào mà trong tác phẩm văn học có liên quan thì giáo viên đặt câu hỏi để từ
đó giáo dục KNS cho học sinh.
2.NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI CỤ
THỂ TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
a.Những kĩ năng sống cơ bản và phương pháp dạy học ở một số bài dạy
Khối 10
5


SST
1

TÊN BÀI
Hoạt động
giao tiếp bằng

ngôn ngữ

2

Tấm Cám

3

Ca dao than
thân, yêu
thương, tình
nghĩa

NHỮNG KNS CƠ BẢN
- Giao tiếp: tìm hiểu và trình
bày nội dung về hoạt đông
giao tiếp bằng ngôn ngữ,
nhận biết vai trò và đặc điểm
của hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ.
- Ra quyết định: lựa chọn và
sử dụng ngôn ngữ phù hợp
với các tình huống giao tiếp
cụ thể.
-Tự nhận thức, xác định giá
trị: nhận thức cái tốt, cái thiện
và có ý thức bảo vệ cái tốt,
cái thiện, chống lại cái ác, cái
xấu trong cuộc sống.
- Giao tiếp: trình bày suy

nghĩ/ý tưởng về những quan
điểm/cách đánh giá khác
nhau về kết thúc của câu
chuyện .
-Tự nhận thức, xác định giá
trị: hiểu nội dung, ý nghĩa của
các câu ca dao than thân, yêu
thương, tình nghĩa.
- Giao tiếp: trình bày suy
nghĩ, cảm nhận cá nhân về
quan niệm sống và mối quan
hệ yêu thương, tình nghĩa của
con người Việt Nam trong
những câu ca dao than thân,
yêu thương, tình nghĩa.
- Tư duy sáng tạo: bình luận,
bày tỏ quan niệm cá nhân về
tiếng nói yêu thương, tình
nghĩa, tình cảm yêu thương,
6

PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC
- Động não : suy nghĩ và
tìm hiểu các nội dung về
hoạt động và giao tiếp
bằng ngôn ngữ.
- Thảo luận nhóm: trao đổi
về việc sử dụng ngôn ngữ
phù hợp với các tình

huống giao tiếp.
-Trình bày: trình bày 1
phút về việc sử dụng ngôn
ngữ phù hợp các tình
huống giao tiếp.
- Động não : HS suy nghĩ,
phát biểu ý kiến về quan
niệm sống của nhân dân
thể hiện qua các tuyến
nhân vật trong tác phẩm .
- Sưu tầm, kể chuyện: sưu
tầm các truyện cổ tích và
kể lại nội dung, tìm hiểu,
phân tích ý nghĩa của mỗi
câu truyện
- Động não: suy nghĩ, phát
biểu ý kiến về vẻ đẹp tình
yêu, tình nghĩa con người
Việt Nam trong ca dao, từ
đó rút ra bài học cho bản
thân về cách sống, cách
đối nhân xử thế trong cuộc
sống.
- Thảo luận, trình bày 1
phút về tình yêu, tình
nghia của con người Việt
Nam trong cuộc sống và
bài học cho mỗi cá nhân.



4

Nhàn

chie sẻ, cảm thông của con
người Việt Nam trong ca dao.
-Tự nhận thức, xác định giá
trị: lụa chọn cách sống phù
hợp với lối sống nhàn, một lối
sống đẹp, không màng danh
lợi, yêu và gắn bó với thiên
nhiên và cuộc sống làng quê.
-Tư duy sáng tạo: nêu vấn đề,
phân tích, liên hệ, bày tỏ quan
điểm về lối sống được thể
hiện qua bài Nhàn.

- Động não: học sinh suy
nghĩ, phát biểu ý kiến của
cá nhân về vẻ đẹp của lối
sống nhàn của văn bản.
- Trao đổi, thảo luận về lối
sống, những ấn tượng đậm
nét nhất về bài thơ Nhàn,
về cách sống phù hợp và
cần thiết đối với mỗi
người trong cuộc sống
hôm nay .

b.Khối 11.

SST
1

TÊN BÀI

NHỮNG KNS CƠ BẢN

Từ ngôn ngữ

HỌC
- Giao tiếp: Trình bày nhận - Động não – Trải nghiệm:

chung đến lời

biết về ngôn ngữ chung, lời vận dụng kiến thức ngôn

nói cá nhân

nói cá nhân; lĩnh hội lời nói ngữ của cá nhân trong giao
của

người

PHƯƠNG PHÁP DẠY

khác. tiếp.

- Tự nhận thức: về sự phát - Thảo luận nhóm: tìm
triển vốn từ ngữ và khả năng hiểu về những nét giống và
sử dụng ngôn ngữ của bản khác nhau của ngôn ngữ

thân

trong

giao

tiếp. chung và lời nói cá nhân.

- Đặt mục tiêu: trong việc học - Thực hành giao tiếp
tập ngôn ngữ chung và trau trong những tình huống
2

Tự tình

dồi ngôn ngữ cá nhân.
khác nhau.
- Cảm thông, chia sẻ: đồng - Động não, thảo luận: suy
cảm trước khát khao tình yêu nghĩ và trao đổi về cách
7


và hạnh phúc tuổi xuân của thể hiện cảm xúc của bài
người phụ nữ; cảm thông và thơ, qua đó tìm hiểu về số
trân trọng khát vọng giải phận và khát khao của
phóng tình cảm của người người phụ nữ trong xã hội
phụ nữ trong xã hội phong cũ.
kiến.

- Trình bày 1 phút những


- Tư duy sáng tạo: phân tích, cảm nhận sâu sắc của cá
bình luận về cách biểu hiện nhân về nội dung và nghệ
của chủ thể trữ tình trong thơ thuật
ca trung đại.

của

bài

thơ.

- Viết sáng tạo: cảm nhận
về khao khát tình yêu và
hạnh phúc của người phụ
nữ

3

Bài ca ngất

- Giao tiếp: trao đổi ý kiến về - Đọc sáng tạo: tìm hiểu

ngưởng

tâm hồn khoáng đạt, tự do, các biểu hiện của

ngất

thích vẫy vùng thỏa chí nam ngưởng.
nhi; về thái độ tự tin có phần - Thảo luận, tranh luận

ngạo đời của Nguyễn Công theo nhóm: trao đổi về vẻ
Trứ.

đẹp của cách sống ngất

- Tư duy sáng tạo: phân tích, ngưỡng của Nguyễn Công
bình luận về những nét độc Trứ

qua

bài

thơ.

đáo trong cách xưng hô; dung - Trình bày 1 phút: cảm
từ ngất ngưỡng; cách nói nhận, ấn tượng sâu đậm
khẩu ngữ,… của bài thơ. của cá nhân về hình tượng
- Tự nhận thức: bài học cho Nguyễn Công Trứ qua bài
bản thân từ cách sống của tác thơ.
8


giả qua bài thơ.
4

Hai đứa trẻ

- Viết sáng tạo: cảm nhận

về vẻ đẹp của bài thơ

- Cảm thông, chia sẻ: thể hiện - Động não: suy nghĩ về đề
sự đồng cảm, xót thương đối tài và giọng điệu văn
với nhưng kiếp sống nghèo chương của Thạch Lam
khổ, quẩn quanh; trân trọng qua

văn

bản.

ước mong về một cuộc sống - Thảo luận nhóm: ý nghĩa
tươi

sáng

hơn. của những chi tiết nói về

- Tư duy sáng tạo: phân tích, hình ảnh bóng tối và ánh
bình luận về vẻ đẹp bình dị và sáng trong tác phẩm; cảnh
nên thơ của bức tranh phố chờ tàu của chị em Liên.
huyện và tâm trang hai đứa - Lưu giữ nhật kí : ghi lại
trẻ; nghệ thuật tả cảnh, tả tâm những cảm nhận của cá
trang trong truyện ngắn trữ nhân về ý nghĩa cuộc sống
tình.

được nhận thức qua tác

- Tự nhận thức: xác định gái phẩm.
trị: bài học cho bản thân về
5


Vội vàng

một cuộc sống ý nghĩa.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng: - Động não: suy nghĩ, lựa
quan niệm sống mới mẻ của chọn thông tin và trình bày
Xuân Diệu trong bài thơ. ngắn

gọn.

- Tư duy sáng tạo: phân tích - Thảo luận, tranh luận: bài
khát vọng sống mạnh mẽ, thơ thể hiện quan niệm lối
cuồng nhiệt của hồn thơ Xuân sống đẹpcủa một tâm hồn
Diệu qua về hình ảnh, ngôn khao khát sống hay chỉ là
từ, giọng điệu; bình luận về lối sống tiêu cực gấp gáp.
triết lí sống trong bài thơ,… 9

Trình

bày

1

phút:


- Tự nhận thức: về mục đích, trình bày những ấn tượng
giá trị cuộc sống đối với mỗi sâu đậm của cá nhân về
cá nhân.

nét độc đáo của hồn thơ

Xuân Diệu.

c. Khối 12.
SST
1

TÊN BÀI

NHỮNG KNS CƠ BẢN

Giữ gìn sự

- Giao tiếp: Trao đổi, tìm
trong sáng của hiểu về đặc điểm và khả
năng biểu đạt của tiếng Việt,
Tiếng Việt
yêu cầu giữ gìn trong sáng
của tiếng Việt.
- Ra quyết định: Từ chối
hiện tượng sử dụng tiếng
Việt không trong sáng.
- Tự nhận thức: Về trách
nhiệm của cá nhân trong việc
trau dồi ngôn ngữ trong giao
tiếp, góp phần giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt

2

Thông điệp

nhân ngày thế
giới phòng
chống AIDS

- Tự nhận thức: Về tính
chất nóng bỏng của cuộc
chiến đấu phòng chống
AIDS hiện nay trên thế giới,
từ đó xác định được trách
nhiệm của mỗi cá nhân khi
tham gia vào cuộc chiến đấu
này. Biết cách phòng tránh
sự lây nhiễm cho mình và
cho mọi người.

PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC
- Động não: Suy nghĩ và
tìm hiểu về sự trong sáng
của tiếng Việt
- Thảo luận nhóm: Tìm
hiểu, phân tích hiệu quả
biểu đạt của tiếng Việt qua
các ví dụ cụ thể.
- Thực hành: Nhận ra
những câu văn hay trong
các văn bản, phát hiện
những câu văn chưa trong
sáng, luyện tập cách diễn
đạt trong sáng.

- Thảo luận nhóm: trao đổi
về những tác hại to lớn của
căn bệnh thế kỉ đối với
cuộc sống con người và
những gì mỗi con người
cần làm để chung tay vào
cuộc chiến đấu phòng
chống AIDS.

- Động não: suy nghĩ và
nêu những việc cá nhân cần
- Ra quyết định: Xác định làm để hưởng ứng lời kêu
10


những việc cá nhân và xã hội
cần làm để góp phần vào
cuộc chiến đấu chống lại căn
bệnh thế kỉ
- Giao tiếp: Trình bày, trao
đổi về hiện trạng cuộc chiến
đấu phòng chống AIDS hiện
nay và những việc cần làm
để góp phần vào cuộc chiến
này.

gọi của tác giả.
- Thực hành: có thể sáng
tác tiểu phẩm, vẽ tranh cổ
động diễn kịch,… để thể

hiện nhận thức và hành
động của mỗi người trong
cuộc sống chống lại căn
bệnh thế kỉ AIDS.

3

Đất Nước

- Giao tiếp: trình bày, trao
đổi về mạch cảm xúc của bài
thơ, sự thể hiện hình tượng
đất nước của bài thơ.
- Tư duy sáng tạo: phân tích,
so sánh, bình luận về vẻ đẹp
của bài thơ, chất chính luận
và chất trữ tình của bài thơ,
về sự thể hiện tư tưởng “Đất
nước của Nhân dân”.
- Tự nhận thức: về tình yêu
đất nước của thế hệ các nhà
thơ trẻ trong thời kì chống
Mĩ, qua đó tự rút ra bài học
cho cá nhân: yêu đất nước
trước hết là yêu những gì
gần gũi, thân thuộc, gắn bó
với mỗi người trong cuộc
sống hàng ngày

- Động não: suy nghĩ, tìm

hiểu mạch cảm xúc của bài
thơ.
- Trao đổi nhóm: phân tích
vẻ đẹp của những từ ngữ,
hình ảnh, nhạc điệu, cấu từ,
… trong mỗi khổ thơ và cả
bài thơ
- Trình bày 1 phút: nhận xét
về giá trị nội dung và nghệ
thuật nổi bật của bài thơ.

4

Sóng

- Giao tiếp: trình bày, trao
đổi về mạch cảm xúc của bài
thơ, về sự thể hiện hình
tượng sóng và em trong bài
thơ.

- Động não: suy nghĩ, tìm
hiểu mạch cảm xúc của bài
thơ.

- Trao đổi nhóm: phân tích
vẻ đẹp của những từ ngữ,
- Tư duy sáng tạo: phân tích, hình ảnh, nhạc điệu, cấu tứ,
so sánh, bình luận về vẻ đẹp … trong mỗi khổ thơ và cả
11



5

Chiếc thuyền
ngoài xa

6

Hồn Trương
Ba, da hàng
thịt.

của tình yêu trong thơ ca, về
vẻ đẹp của thơ Xuân Quỳnh.
- Ra quyết định: Trao gửi và
đón nhận tình yêu.
- Tự nhận thức: về vẻ đẹp
tình yêu trong cuộc sống,
qua đó tự rút ra bài học cho
cá nhân: trao gửi yêu
thương, hôn nhân không thể
thiếu tình yêu nhưng không
chỉ có tình tình yêu

bài thơ.
- Trình bày 1 phút: nhận xét
về giá trị nội dung và nghệ
thuật nổi bật của bài thơ.


- Tự nhận thức: về cách tiếp
cận và thể hiện hiện thực
trong tác phẩm, về cảm hứng
thế sự và tấm lòng đầy ưu tư,
trăn trở của nhà văn trước
cuộc sống hiện tại, qua đó
rút ra bài học nhận thức về
cuộc sống của mỗi cá nhân.
- Tư duy sáng tạo: phân tích,
bình luận về cá tính sắc nét,
về cách đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề của nhà văn
trong tác phẩm

- Động não: HS suy nghĩ và
nêu ý kiến về cách tiếp cận
và thể hiện hiện thực trong
tác phẩm
- Thảo luận nhóm: trao đổi
về sự thể hiện cảm hứng
thế sự của nhà văn Nguyễn
Minh Châu trong tác phẩm.
- Trình bày 1 phút: trình
bày cảm nhận, ấn tượng sâu
sắc của cá nhân về giá trị
nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm

- Tự nhận thức: về giá trị
chân chính của cuộc sống

con người được thể hiện qua
vở kịch. Cần duy trì một
cuộc sống thuận theo lẽ tự
nhiên nhưng cũng phải biết
đấu tranh với nghịch cảnh,
với chính bản thân mình để
vươn lên hoàn thiện nhân
cách

- Động não: HS suy nghĩ và
nêu ý kiến về cashc tiếp cận
và thể hiện hiện thực trong
tác phẩm

- Thảo luận nhóm: trao đổi
về ý nghĩa tư tưởng của vở
kịch, về quan niệm của nhà
văn đối với con người, cuộc
sống.
- Trình bày 1 phút: trình
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bày cảm nhận, ấn tượng sâu
bình luận về ý nghĩa, tư sắc của cá nhân về giá trị
12


tưởng của vở kịch, về cách nội dung và nghệ thuật của
xây dựng nhân vật, ngôn tác phẩm
ngữ, hành động, xung đột
của vở kịch


b.Thiết kế bài dạy minh họa
(Phần này chúng tôi trình chiếu tại buổi sinh hoạt cụm)
III. KẾT LUẬN
- Giáo dục kĩ năng sống là trách nhiệm của toàn ngành giáo dục, trong đó môn
Ngữ văn có thể xem là môn chủ đạo. Như M.Gorki đã từng nói “văn học là nhân
học” – Học văn là học làm người. Quả thực văn học có khả năng kì diệu trong việc
giáo dục nhân cách con người. Nhưng cũng cần phải thấy môn Ngữ văn không chỉ
cho học sinh những bài học về cuộc sống, những trải nghiệm, mà còn giúp các em tự
hình thành những kĩ năng sống rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng
sống qua môn Ngữ văn có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
như: ý thức trách nhiệm của người đứng lớp; sự hợp tác của học sinh; sự phối hợp
với các môn học khác, với gia đình, xã hội; và đặc biệt kiến thức ở mỗi bài học
được giảm tải hợp lý; …
- Kĩ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng của văn hóa vùng miền. Vì vây, việc
sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cần đa dạng, tùy thuộc vào từng điều
kiện, hoàn cảnh dạy học cụ thể.
- Qua chuyên đề này, một lần nữa chúng tôi muốn khẳng định chủ trương giáo dục
kĩ năng sống qua môn học là cần thiết, quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
giáo dục con người. Trong đó, giáo dục kĩ năng sống ở bài học nào có liên quan
đến nó cần linh hoạt, phù hợp và tự nhiên. Với giới hạn nhỏ, chuyên đề chỉ xin đưa
ra một vài ý kiến của bản thân qua quá trình thực hiện. Và với chuyên đề này, người
13


viết mong muốn các em học sinh sẽ yêu thích, hứng thú hơn trong giờ học văn.
Mong muốn lớn hơn nữa là qua các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực thực
hiện trong giờ học, học trò thực sự được trải nghiệm để tự nhận thức và có tình
cảm, thái độ đúng đắn, hình thành hành vi, thói quen tích cực. Bên cạnh đó, tạo cho
học trò kĩ năng ra quyết định, kĩ năng lựa chọn đúng đắn trước những vấn đề đặt ra
trong cuộc sống mà các em phải đối diện. Với tâm huyết của người làm nghề giáo,

chúng tôi muốn đóng góp cho công việc dạy học một vấn đề nhỏ để nâng cao hiệu
quả dạy học. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của quý thầy cô.
TỔ NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

14



×