Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Hoàn thiện kế toán thanh toán công nợ tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.17 KB, 56 trang )

Chuyên đề thực tập

MỤC LỤC

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21


Chuyên đề thực tập

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

CP

: Cổ phần

2.

EVN

: Tập đoàn điện lực Việt Nam

3.

HĐKT

: Hợp đồng kinh tế

4.




: Hóa đơn

5.

TSCĐ

: Tài sản cố định

6.

NVL

: Nguyên vật liệu

7.

NC

: Nhân công

8.

GTGT

: Gía trị gia tăng

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21



Chuyên đề thực tập

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2-1: Trình tự hạch toán và ghi sổ nghiệp vụ thanh toán với người bán
.....................................................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2-2: Trình tự hạch toán - ghi sổ nghiệp vụ thanh tóan với người muaError:
Reference source not found

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21


Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh
đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trở lên
quan trọng hơn bao giờ hết. Bất kỳ ai liên kết, hợp tác với doanh nghiệp cũng
được hưởng lợi nếu như quản lý tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả,
ngược lại, họ sẽ bị thua thiệt khi quản lý tài chính kém hiệu quả. Trong các
quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được quan tâm giải quyết không chỉ
là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của người làm công,
khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Đó là nhóm người có nhu cầu tiềm
năng về dòng tiền của doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề này liên quan tới các
quyết định đối với bộ phận trong doanh nghiệp và các quyết định giữa doanh
nghiệp với các đối tác ngoài doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản lý tài chính, mặc
dù có trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải lưu
ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của người ngoài doanh nghiệp như cổ đông, chủ
nợ, khách hàng, Nhà nước vv...
Muốn làm được điều đó thì trước hết doanh nghiệp phải quản lý hữu
hiệu tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiêp sao cho duy trì và tăng

cường khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này vô
cùng quan trọng vì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong những
yếu tố quyết định sự tồn tại trước mắt của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.
Để duy trì và tăng cường khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đòi
hỏi việc quản lý tình hình thanh tóan công nợ phải được quan tâm thích đáng.
Muốn vậy phải tăng cường đến hiệu quả của công tác hạch toán kế toán các
nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp vì hạch toán kế toán là một công cụ
quản lý tối quan trọng có khả năng phản ánh và giám đốc liên tục, toàn diện
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

1


Chuyên đề thực tập
công tác hạch toán kế toán vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của nó ở cả
02 lĩnh vực quản lý công nợ trong thanh toán và thông tin cho công tác quản
trị nội bộ. Điều đó biểu hiện ở tình trạng phá sản vì công nợ dây dưa và nợ
phải thu khó đòi hiện vẫn là vấn đề nổi cộm trong các hoạt động kinh tế và
các thông tin kế toán về thực trạng công nợ chưa được sử dụng phổ biến để
thiết lập các quyết sách và chiến lược tài chính, đặc biệt là đối với vấn đề
chiếm dụng vốn và thu hồi vốn. Vì vậy tổ chức hạch toán kinh tế như thế nào
để đáp ứng được yêu cầu quản lý nói trên là vấn đề cấp thiết đang thu hút
được sự quan tâm và mong muốn tìm ra hướng giải quyết của những người
làm công tác kế toán hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cũng như tầm quan
trọng của việc thực tập tốt nghiệp nên qua thời gian tìm hiểu, khảo sát công
tác tài chính kế toán tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, được sự giúp đỡ
tận tình của Ths.Đặng Thúy Hằng và các cán bộ phòng kế toán của Công ty

em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề: “Hoàn thiện kế toán
thanh toán công nợ tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại ”.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề của em gồm 03 chương :
CHƯƠNG 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý các nghiệp vụ thanh toán
công nợ tại công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
CHƯƠNG 2: Thực trạng kế toán thanh toán công nợ tại công ty cổ phần
Nhiệt điện Phả Lại
CHƯƠNG 3: Hoàn thiện kế toán thanh toán công nợ tại công ty cổ phần
Nhiệt điện Phả Lại

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

2


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC
NGHIỆP VỤ THANH TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY
CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG THANH TOÁN CÔNG NỢ TẠI
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
Hoạt động kinh doanh hiện nay là hoạt động ngày càng phát triển của từng
quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau. Trong đó lưu chuyển hàng hóa
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và kết thúc là khâu thanh toán. Trong đó khâu thanh
toán là khâu hết sức quan trọng, và đối tượng thanh toán công nợ của các doanh
nghiệp đều rất được quan tâm.
Đối với công ty cổ phần Nhiệt điện phả Lại cũng không nằm ngoài sự quan
tâm đó. Công ty cổ phần Nhiệt phả lại là công ty chuyên sản xuất kinh doanh điện

năng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình nhiệt
điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện. Như chúng ta đã biết điện năng là
sản phẩm đầu vào của nhiều ngành trong nền kinh tế quốc dân. Quá trình sản
xuất điện năng phải được tiến hành đồng thời với quá trình tiêu thụ. Điện
không có sản phẩm tồn kho, không có bán thành phẩm và cũng không có sản
phẩm phế phẩm.
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy than, chỉ sản
xuất một loại sản phẩm duy nhất là điện năng nên sản phẩm mang tính độc
quyền cao. Xét trên góc độ hệ thống điện Quốc gia, tại cùng một thời điểm
khi việc tiêu dùng điện năng ít (phụ tải thấp) thì các nhà máy phát điện phải
giảm công suất phát, nếu việc tiêu dùng nhiều (phụ tải cao) trong hệ thống
phải tăng công suất phát để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện năng
ngay tại thời điểm đó. Sản lượng điện tại mỗi thời điểm trong ngày cũng rất
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

3


Chuyên đề thực tập
khác nhau, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào công suất tiêu thụ của các phụ
tải trong từng thời gian. "Giờ cao điểm" là thời gian tiêu thụ điện năng lớn.
"Giờ thấp điểm" là thời gian tiêu thụ điện năng ít hơn.
Trước tầm quan trọng đó công ty Cổ phần nhiệt điện phả lại đã khẳng định
được mình, từ đó cũng đã thiết lập được những đối tác tin cậy trong quan hệ
mua bán, đó là:
Danh mục người bán bao gồm:
Công ty vận chuyển đường bộ
Công ty cảng và kinh doanh than
Công ty CP vận tải thủy số 3
Danh mục người mua bao gồm:

Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Đơn vị khác
Ứng với mỗi người bán người mua trên thì có những số mã hóa riêng:
Đối với người bán:
KH 000701- Công ty vận chuyển đường bộ
KH 000702- Công ty cảng và kinh doanh than
KH 000703- Công ty CP vận tải thủy số 3
Đối với người mua:
KC 0081- Tổng công ty Điện lực Việt Nam
KC 0082- Đơn vị khác
Đặc điểm của mỗi đối tượng thanh toán như sau:
• Công ty vận chuyển đường bộ: Là một công ty trẻ, năng động,
sáng tạo hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hoá nội địa. Công ty cung cấp
một dịch vụ hoàn hảo về vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, có khả năng
đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về vận chuyển hàng hóa trên tất cả các
tỉnh thành trong nước. Hiện nay công ty đã đầu tư, gây dựng và phát triển
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

4


Chuyên đề thực tập
được một đoàn xe tải lớn thoả mãn nhiều nhu cầu về trọng tải của khách hàng
từ những xe tải nhẹ 0,5 tấn đến những xe tải nặng có trọng tải lên tới 18 tấn.
Về đặc điểm thanh toán, công ty chấp nhận 2 hình thức thanh toán đó
là: Chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.
- Đối với khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản: Khách hàng
chuyển khoản trước tổng số tiền hàng trước khi nhận hàng vào tài khoản của
công ty.
- Đối với khách hàng thanh toán bằng tiền mặt: Thanh toán trực tiếp

cho người giao hàng.
• Công ty cảng và kinh doanh than: Là công ty hoạt động trong lĩnh
vực như Quản lý khai thác tuyến luồng và Cảng Cẩm Phả; kinh doanh than
xuất khẩu, nội địa; kinh doanh dịch vụ cảng biển; kinh doanh dịch vụ vận tải,
bốc xếp.
Về đặc điểm thanh toán, công ty áp dụng 2 hình thức thanh toán như
sau:
- Khách hàng có thể trả ngay tiền sau khi công ty cảng và kinh doanh
than hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi giao hàng quy định và các chứng
từ đã được gửi đến khách hàng.
- Khách hàng có thể trả sau: Tức việc trả tiền xảy ra sau đó một số ngày
nhất định tùy vào hợp đồng ký kết giữa hai bên tham gia.
Trong cả hai trường hợp trên tùy theo thỏa thuận mà khách hàng có thể
thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Tuy nhiên đối với những đơn
hàng có giá trị lớn thì chuyển khoản là hình thức được lựa chọn.

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

5


Chuyên đề thực tập
• Công ty CP vận tải thủy số 3: Là công ty Cổ phần được thành lập
ngày 29 tháng 03 năm 2009, ngành nghề hoạt động của công ty là vận tải
hàng hóa, hành khách đường bộ, đường thủy; Đại lý vận tải; Đóng và sửa
chữa tàu thuyền; Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; Kinh
doanh dịch vụ ăn uống; Mua bán nhiên liệu động cơ, vật liệu xây dựng, kim
loại, máy móc thiết bị phụ tùng thay thế; Dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện. Bốc
xếp hàng hóa; Hoạt động kho bãi; Cho thuê kho, bãi đỗ xe.
Đặc điểm thanh toán của công ty CP vận tải thủy số 3 đó là người mua

hàng sẽ trả tiền ngay sau khi chứng từ được xuất trình từ 1 đến 3 ngày nếu
giao dịch lớn và có thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp giao dịch với khối
lượng không quá lớn mà không có thỏa thuận khác thì khách hàng có thể
thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
• Tổng công ty điện lực Việt Nam
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn
Điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất,
kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề
kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học,
công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo. Ngoài các lĩnh vực chính kể trên,
cũng không ngừng phát huy thế mạnh của công ty trên các lĩnh vực như: Tư
vấn; nghiên cứu – đào tạo, tài chính – ngân hàng… Đây là những thế mạnh
khác giúp EVN phát triển vững mạnh và toàn diện hơn. Nhằm định hướng
cho quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ
tướng Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược
phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020.
Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam trong thời gian tới là:
sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển cân đối nguồn
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

6


Chuyên đề thực tập
điện; xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam; xúc
tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La; nghiên cứu phương án sử dụng
năng lượng nguyên tử; đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện
quốc gia; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách
thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh về giá

điện so với khu vực.
Dựa trên những mục tiêu phát triển đưa ra, chiến lược hoạt động của
EVN trong thời gian tới là kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công
nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; trong đó, các ngành sản xuất
và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực vẫn là những
ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt
Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có
hiệu quả.
Đối với công ty CP Nhiệt điện Phả Lại đây là một trong những khách
hàng khá quen thuộc đối với công ty, đã có quan hệ mua bán nhiều năm với
công ty. Thông thường khi phát sinh quan hệ mua bán tổng công ty điện lực
Việt Nam sẽ chuyển khoản số tiền phát sinh nợ cho công ty CP Nhiệt điện Phả
Lại theo thỏa thuận trên hợp đồng. Với khối lượng phát sinh giao dịch lớn thì
đây là một phương thức thanh toán khá thuận lợi và hiệu quả.
Đặc điểm của mỗi đối tượng thanh toán là khác nhau, công ty đang dần
tìm hiểu kỹ hơn nữa nhằm có phương thức áp dụng thanh toán hợp lý và có
các chế độ kế toán khác phù hợp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM THANH TOÁN CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY CP
NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
1.2.1. Đặc điểm thanh toán với người bán
Đối với người bán là công ty cảng và kinh doanh than, tổng công ty than
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

7


Chuyên đề thực tập
Việt Nam: Do đặc điểm hoạt động mua than tại Công ty là mua từng đợt hàng
với khối lượng cũng như giá trị lớn, mang tính chất tương đối thường xuyên
nên phương thức thanh toán ngay bằng tiền mặt là ít sử dụng đến, thông

thường công ty sử dụng phương thức chuyển khoản căn cứ theo thỏa thuận
hợp đồng. Mỗi một người bán trước khi giao dịch bán với Công ty cần cung
cấp thông tin về số tài khoản ngân hàng và tên ngân hàng nơi tài khoản đó
đăng ký. Tùy theo thỏa thuận hợp đồng mà đến hạn nhân viên kế toán phụ
trách sẽ thực hiện giao dịch chuyển khoản cho người bán. Như vậy có thể
thấy phương thức thanh toán hiện nay khá đa dạng nhưng đối với thanh toán
với người bán Công ty thường chỉ sử dụng phương thức chuyển khoản, điều
này có thuận lợi là thời gian thực hiện nhanh, tính an toàn cao, có thể thanh
toán giá trị hợp đồng lớn mà không lo rủi ro nhưng hạn chế là tốn chi phí
chuyển khoản.
Đối với công ty CP vận tải thủy số 3: Khoản thanh toán đối với công ty
này là khoản phí vận chuyển than cho Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại, đối với
khoản phí này giá trị thường không quá lớn vì vậy tùy từng trường hợp mà
công ty sẽ sử dụng phương thức thanh toán bằng chuyển khoản hoặc thanh
toán trực tiếp bằng tiền mặt. Như vậy công ty đã có những linh động trong
việc sử dụng phương thức thanh toán tạo sự tiện lợi cho người bán trên cơ sở
giữ được lợi ích cho công ty, giảm chi phí chuyển khoản cho công ty trong
trường hợp công ty sử dụng phương thức thanh toán ngay bằng tiền mặt.
1.2.2. Đặc điểm thanh toán với người mua
Công ty thực hiện nhiều phương thức thanh toán khác nhau, phụ thuộc
vào các hợp đồng mua bán hàng hóa đã được ký kết. Bên mua có thể trả chậm
hoặc có thể thanh toán ngay bằng tiền mặt, thông qua ngân hàng, bằng séc
chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi… Công ty luôn áp dụng một cách linh động
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

8


Chuyên đề thực tập
các phương thức thanh toán, trên cơ sở đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng và

đảm bảo lợi ích kinh tế của Công ty.
Phương thức trả chậm được áp dụng đối với những khách hàng mua
thường xuyên, giá trị lớn, đã có quan hệ mua bán nhiều năm với Công ty, có
uy tín, luôn thanh toán đúng hạn theo các hợp đồng mua trước đó. Để quản lý
tốt các khoản phải thu khách hàng, Công ty tiến hành lập sổ chi tiết theo dõi
từng khách hàng, phân loại các khoản phải thu theo giá trị, thời gian thanh
toán…, đôn đốc nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn.
Việc áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau ứng với mỗi đối
tượng khách hàng làm tăng khối lượng công việc kế toán, hơn nữa nếu quản
lý các khoản phải thu không tốt có thể dẫn đến tình trạng không thu hồi được
vốn, tuy nhiên việc áp dụng đa dạng các phương thức thanh toán là cần thiết,
góp phần kích thích việc tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng cường mối quan
hệ với khách hàng.
1.3.

TỔ CHỨC QUẢN LÝ THANH TOÁN CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY
CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
Quản lý, kiểm tra kế toán thanh toán:
Trong doanh nghiệp, việc kiểm tra, quản lý kế toán nói chung và việc

kiểm tra kế toán thanh toán nói riêng là công tác quan trọng tại doanh
nghiÖp. Căn cứ vào tài liệu của đợt kiểm tra nhằm đánh giá tình hình thanh
toán tại doanh nghiệp, qua đó xác định nguyên nhân gây ra sự ứ đọng vốn
hoặc vốn bị chiếm dụng như thế nào cũng như xem xét kiểm tra những cá
nhân, phòng ban liên quan đến công tác quản lý phần hành này từ đó có
những giải pháp kịp thời và hiệu quả.
Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để tiến hành tổ chức quản lý
thanh toán công nợ hàng kỳ. Bởi vì nhiều kết quả của việc kiểm tra vào lúc
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21


9


Chuyên đề thực tập
này cho phép doanh nghiệp có tài liệu chính xác trong việc lập ra kế hoạch
năm tới.
Trước tiên phòng Tài chính - kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
cho sản phẩm điện rồi chuyển số liệu sang cho phòng kế hoạch, sau đó bộ
phận chào giá của phòng kế hoạch tính toán bóc tách những chi phí khác rồi
đưa ra giá bán phù hợp rồi tiến hành ký hợp đồng bán điện. Khi đó về công
tác quản lý thanh toán công nợ thì phòng Kế hoạch - Kinh doanh cùng với
phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ tổ chức và quản lý thanh toán công
nợ như sau:
Đối với phòng tài chính- kế toán:
* Chức năng :
Phòng Tài chính- kế toán Công ty là phòng nghiệp vụ có chức năng
giúp Giám đốc Công ty thực hiện công tác Tài chính - kế toán của doanh
nghiệp nhằm quản lý các khoản thanh toán công nợ của Công ty một phần
cũng để thực hiện nhiệm vụ mục tiêu sản xuất - kinh doanh của Công ty trên
cơ sở bảo toàn, phát triển vốn hiệu quả, đúng quy định của Nhà nước.
* Nhiệm vụ :
Để thực hiện được các chức năng trên, phòng Tài chính - kế toán có
trách nhiệm tổ chức thực hiện triển khai công tác Tài chính - kế toán của
Công ty theo đúng pháp luật kế toán của Nhà nước, các quy chế về quản lý
tài chính, các quy định về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài
chính và các quy định khác có liên quan một cách thống nhất, đảm bảo việc
giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp
thông tin đầy đủ trung thực kịp thời, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu
công tác quản lý và điều hành Công ty.
Với những nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra, giám sát và thực hiện việc thu, chi tài chính, các nghĩa vụ
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

10


Chuyên đề thực tập
thu, nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý các khoản thanh toán công nợ,
phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán và
hạch toán theo đúng các quy định trong quản lý tài chính của Nhà nước.
- Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ thanh toán công nợ phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty; cung cấp các thông
tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau.
- Thu thập, phân loại và xử lý tổng hợp số liệu, thông tin hoạt động về
thanh toán công nợ của công ty.
Đối với phòng kế hoạch –kinh doanh:
- Tiến hành việc tổ chức lập, triển khai kế hoạch kinh doanh đồng thời
liên kết chặt chẽ với phòng tài chính- kế toán nhằm quản lý tốt nghiệp vụ
thanh toán công nợ ứng với mỗi thời kỳ.
- Kết hợp phòng tài chính kế toán nhằm quản lý theo dõi từng phương
thức thanh toán. Theo dõi tình hình thanh toán của từng khách hàng, đảm bảo
khách hàng thanh toán đúng hình thức, đúng hạn, tránh tình trạng thất thoát, ứ
đọng vốn.
Ngoài ra còn có trách nhiệm của kế toán công nợ là: Theo dõi chi tiết
các khoản công nợ với khách hàng, cá nhân trong công ty. Định kỳ lập biên
bản đối chiếu và xác nhận công nợ với từng đối tượng, lập và lưu giữ hồ sơ
công nợ.
Quản lý thu hồi nợ:
Bên cạnh việc tổ chức, kiểm tra, phản ánh các nghiệp vụ thanh toán thì
một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý thanh toán công nợ đó là việc

quản lý thu hồi nợ, trong mảng công việc này phòng tài chính kế toán có
những nhiệm vụ sau:

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

11


Chuyên đề thực tập
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ.
- Trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách đối tượng nợ và thực
hiện phân loại nợ theo quy định; phân tích tình trạng nợ của từng đối tượng
người bán cũng như từng người mua.
- Thu thập thông tin về người còn nợ tiền, phân tích nghiên cứu và đề
xuất biện pháp đôn đốc thu nợ; cung cấp thông tin về tình hình nợ để có kế
hoạch yêu cầu các cơ quan pháp luật can thiệp khi cần thiết.
- Tham mưu, đề xuất xử lý các đối tượng xin giãn nợ, xoá nợ và giải
quyết các đối tượng xử lý khác về nợ; thẩm định và chuyển các hồ sơ về nợ
lên cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp xử lý nợ và thu hồi nợ.
- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ,
nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ.
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn
bản có liên quan.
Bên cạnh trách nhiệm của phòng tài chính- kế toán thì Ban giám đốc
cũng có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ của
phòng tài chính- kế toán.
Quản lý nợ khó đòi:
Khi đề cập tới các khoản nợ của người mua thì không thể nhắc đến
khoản nợ khó đòi. Căn cứ để xác định khoản nợ là khoản nợ phải thu khó đòi
gồm: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế

ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác; nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh
toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ
chức tín dụng...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể;
người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ,
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

12


Chuyên đề thực tập
xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Đối với các khoản nợ khó đòi này công ty sẽ dự kiến mức tổn thất có
thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng
cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các
khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như
sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã
lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích,
bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi
hành án ... thì công ty dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự
phòng.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, công ty tổng
hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ
hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Xử lý tài chính các khoản nợ khó đòi:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được khoản chênh

lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người
gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do
được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền
khác). Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh
nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

13


Chuyên đề thực tập
(nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của
doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, công ty theo dõi riêng
trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm
và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu
hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, công ty hạch toán
vào thu nhập khác.
Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi công ty sẽ lập
hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị
của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế
(sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên
bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp
đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp,
tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và
các giấy tờ tài liệu liên quan.
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến

thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán
của doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

14


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ TẠI
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
2.1. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI NHÀ CUNG CẤP
2.1.1. Thủ tục chứng từ
* Chứng từ sử dụng:
Để tiến hành hạch toán kế toán Nợ phải trả nhà cung cấp, kế toán căn
cứ vào những chứng từ sau :
- Hợp đồng kinh tế
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản giao nhận hàng
- Phiếu nhập kho
- Biên bản thanh lý Hợp đồng
Đến khi thanh toán cho người bán, để hạch toán giảm Nợ phải trả nhà
cung cấp kế toán căn cứ vào những chứng từ sau :
- Phiếu đề nghị thanh toán
- Hóa đơn GTGT
- ỦY nhiệm chi, Giấy báo Nợ ngân hàng
* Quy trình luân chuyển chứng từ: Từ hợp đồng kinh tế phòng kế
hoạch vật tư nhận hóa đơn GTGT về nhập kho theo Phiếu nhập kho ( Trích

nhà cung cấp than)

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

15


Chuyên đề thực tập
Biểu 2-1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------HỢP ĐỒNG MUA BÁN THAN NĂM 2010
GIỮA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN- KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
VÀ CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
Số : 89…HĐ/TKV -PLPC
- Căn cứ vào Luật thương mại nước CHXHC Việt nam do chủ tịch nước ký
công bố ngày 27/6/2005
- Căn cứ Hợp đồng nguyên tắc số : 17 EVN-TVN/HĐNT-MBT ngày
26/01/2005
"v/v mua bán than cho sản xuất điện giai đoạn 2006-2010 giữa Tập đoàn
Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt nam và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam "
- Căn cứ nhu cầu sử dụng than của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại và khả
năng cung cấp của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam.
Hôm nay ngày 10 tháng 12 năm 2010, chúng tôi gồm :
I- BÊN TẬP ĐOÀN THAN- KHOÁNG SẢN VIỆ NAM
(Dưới đây viết tắt là TKV)
Trụ sở tại : 226 đường Lê Duẩn - Hà Nội
Điện thoại : 048564144 -5181141

Fa X : 045182041 -8510724
Tài khoản : 102020000011613
Tại : Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - Hà Nội
Mã số thuế : 5700100256
Đại diện : Ông Hoàng Văn Thái, Chức vụ : Phó Tổng giám đốc
Giấy ủy quyền số : 197/UQ-TTN ngày 10/11/2010
Do ông Đoàn Văn Kiển, Tổng giám đốc Tập đoàn ký.
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

16


Chuyên đề thực tập
II- BÊN MUA : CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
( Dưới đây viết tắt là PPC)
Địa chỉ : Thị trấn Phả Lại - huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương
Điện thoại : 0320881126
Fa X : 0320881338
Tài khoản : 421101110001 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Chí Linh, Hải Dương.
Mã số thuế : 0800296853
Đại diện : Ông Nguyễn Khắc Sơn , chức vụ : Giám đốc.
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung Hợp đồng mua bán than năm 2007
với những nội dung cụ thể sau :
ĐIỀU I : Khối lượng, chủng loại
1.1 - Khối lượng : 3.450.000 tấn +- 5%
1.2 Chủng loại :
+ Than cám 5HG : 2.400.000 tấn
+ Than cám 5MK : 1.100.000 tấn
ĐIỀU II - Chất lượng

2.1- Tiêu chuẩn chất lượng than áp dụng và thỏa thuận giữa hai bên;………
2.2 - Độ ẩm toàn phần giao nhận : ……………
2.3 - Độ ẩm toàn phần để xác định khối lượng thanh toán …………………
2.4 - Độ ẩm khô :
ĐIỀU III: Lấy mẫu, phân tích mẫu
3.1 - Bên mua tiến hành lấy mẫu trên phương tiện Bên Bán tại cảng,……….
3.2 - Trường hợp có sự sai khác giữa kết quả phân tích của Bên mua ……….
3.3 - Nếu hai bên vẫn không thống nhất được kết quả phân tích thì………….

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

17


Chuyên đề thực tập
ĐIỀU IV : Phương tiện vận chuyển
4.1 - Phương tiện vận chuyển than theo đường sắt …………………………..
4.2 - Phương tiện vận chuyển than theo đường thủy………………………….
4.3 Phương tiện vận chuyển phải có bạt che hàng……………………………
4.4 - Chu phương tiện có trách nhiệm bảo quản hàng ……………………….
4.5 - Trường hợp than Cán 5MK nguồn từ Công ty than Mạo Khê………….
ĐIỀU V : Giao nhận
5.1 - Tiến độ giao nhận dự kiến :
Quý 1 : 900.000 tấn
Quý 2 : 900.000 tấn
Quý 3 : 650. 000 tấn
Quý 4 : 900.000 tấn
5.2 - Địa điểm giao nhận
5.2.1 - Đối với đường sắt : …………………….
5.2.2 - Đối với đường thủy ……………………

Khối lượng riêng của than : Theo khối lượng riêng thực hiện năm 2006….
ĐIỀU VI : Giá cả
Giá bán Bên bán giao trên phương tiện của Bên mua tại ga cảng Bên Mua
= ( Giá bán than tại ga, cảng, bến rót than của Bên bán + thuế GTGT) + cuớc vận
chuyển than từ cảng bến rót than của Bên bán đến ga, cảng của Bên mua + thuế GTGT
+ Chi phí tổ chức điều hành giao nhận + thuế GTGT + Phí BH + Thuế
GTGT………….
ĐIỀU VI : Hao hụt vận chuyển
7.1 - Hao hụt trong vận chuyển đường thủy : ……………………………….
7.1.1 - Tuyến Hòn Gai, Cọc 5, Cửa Ông - Phả lại…………………………
7.1.2 - Tuyến Điền Công - Phả Lại :……………………………………….
7.1.3- Tuyến Bến Cân - Phả Lại ……………………………………………
7.2 - Hao hụt trong vận chuyển bằng đường sắt :……………………………
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

18


Chuyên đề thực tập
ĐIỀU VIII: Thanh toán
8.1 - Khối lượng thanh toán tiền hàng :
8.1.1 - Vận chuyển đường thủy :…………………………………………….
8.1.2- Vận chuyển đường sắt :……………………………………………..
8.2- Kh ối l ư ợng tính cước vận chuyển:
8.2.1 - Vận chuyển bằng đường thủy : ………………………………………..
8.2.2 - Vận chuyển bằng đường sắt :…………………………………………
8.2.3 - Trường hợp tỷ lệ hao hụt thực tế trong vận chuyển………………….
8.2.4 - Việc thanh toán cho Bên vận chuyển giá trị than …………………
8.2.5 - Khối lượng than làm lợi do giảm hao hụt……………………….
8.3 - Chứng từ thanh toán : gồm

8.3.1- Hóa đơn bán than GTGT;
8.3.2 - Hóa đơn GTGT của Bên bán về chi phí điều hành ………………..
8.3.3 - Hóa đơn vận chuyển GTGT do Bên vận chuyển lập
8.3.4- Giấy chứng nhận giám định chất lương,……………………………….
8.3.5 - Giấy vận chuyển hợp lệ của đơn vị vận tải.
8.3.6 - Biên bản giao nhận
8.4 -Thời gian thanh toán :
8.4.1 - Cứ 10 ngày một lần hai bên đối chiếu số lượng giao nhận ………….
8.4.2 - Đối với tiền cước vận chuyển bằng đường thủy : Căn cứ …………..
8.4.3 - Nếu quá thời hạn quy định thanh toán trên , Bên mua phải trả lãi cho
Bên bán và Bên vận chuyển số tiền chậm trả theo lãi suất cho vay ngắn hạn của
ngân hàng Công thương Việt Nam thông báo tại thời điểm tính lãi.
ĐIỀU I X: Trách nhiệm của các bên
9.1 - Bên bán : 9.1.1 - Đảm bảo hàng đúng chất lượng và đủ khối lượng theo
tỷ lệ qui định cho Bên mua theo tiến độ hợp đồng.
9.1.2 - Cấp đủ chứng từ cho từng lô hàng theo quy định.
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

19


Chuyên đề thực tập
9.1.3 - Sử dụng các phương tiện chuyên chở quy định tại khoản 4.2 của Điều 4
9.1.4 - Trường hợp tro giao nhận bình quân tháng vượt quá……………………
9.2 - Bên mua :
9.2.1 - Đảm bảo nhận hết khối lượng than đã ký tại Điều I…………………
9.2.2 - Dỡ hàng khỏi phương tiện Bên bán kịp thời theo năng suất quy định………..
9.2.3 - Chỉ dẫn cho phương tiện chỗ neo, đỗ đảm bảo trật tự……………….
ĐIỀU X : Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện HĐ, nếu có vướng mắc phát sinh,nếu……………

Trường hợp hai bên nỗ lực cao nhất mà không thể tự giai quyết được,
thì………….Trong qúa trình giải quyết tranh chấp, để đảm bảo cho sản xuất điện
ổn định, việc giao nhận than vẫn được thực hiện bình thường.
ĐIỀU XI : Điều khoản khác
11.1 - Hai bên cam kết thực hiện ddungs các điều khoản trong Hợp đồng và………
11.2 - Hai bên thống nhất : TKV ký Hợp đồng vận chuyển than với Tổng
công ty Đường sông Miền Bắc…………………………………………………
11.3 - Bên bán ủy quyền cho :
11.3.1 - Công ty Chế biến kinh doanh than Miền Bắc -TKV thực hiện việc
giao nhận than cho Bên mua theo các Điều khoản của Hợp đồng này.
11.3.2 -Công ty cảng & kinh doanh than - TKV và Công ty Tuyển than Hòn
Gai -TKV viết Hóa đơn GTGT.
ĐIỀU XII : Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2010 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2010 và được lập thành 10 bản có giá trị pháp lý như nhau:
( mỗi bên giữ 05 bản )
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
Phó tổng Giám đốc
Hoàng văn Thái
Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

ĐẠI DIỆN BÊN MUA
Giám đốc
Nguyễn Khác Sơn
20


Chuyên đề thực tập
Biểu 2-2 :


Hóa đơn GTGT

T ẬP ĐO ÀN CN THAN - KHO ÁNG S ẢN VI ỆT NAM

Mẫu số : 01 GTKT - 3 LL - 01
Đ ịa ch ỉ : 226 L ê Du ẩn - Đ ống Đa - H à Nội
Được sử dụng theo Cv số : 2408/CT-AC
M ã s ố thu ế : 57001100256
ngày 13/3/2007 của Cục thuế TP Hà Nội
Đơn vị bán hàng : Công ty cảng và kinh doanh than
Địa chỉ : Cửa Ông - Cẩm Phả - Quảng Ninh
102020000224032

H ÓA ĐƠN ( GTGT )

Li ên 2 : Giao kh ách h àng
Ngày 26 tháng 10 Năm 2010
Số tài khoản :
MST :

Họ tên người mua hàng : Phạm Đức Dương
Đơn vị : Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại
Địa chỉ : Phả lại - Chí Linh - Hải Dương
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản
Số
T
T

A


TÊN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

ĐVT

57000100256001-1

Số tài khoản : 421101110001
MST : 0 800296853
SỐ LƯỢNG

B
C
Than cám 5 Mạo Khê
tấn
Quy ẩm
Lượng thanh toán xuất tại Cảng
Bến
Cân Công ty than Mạo Khê
PT số : STĐ95
Giao tại : Công ty CP Nhiệt điện
Phả Lại

1
988,13
1,29
989,42

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN


2

3=1 X 2

391.531

387.387.642

Cộng tiền hàng
387.387.642
Thuế suất 5%
Tiền thuế GTGT
19.368.392
Tổng thanh toán
406.757.024
Số tiền viết bằng chữ : Bốn trăm linh sáu triệu bảy trăm năm mươi bảy nghìn không trăm hai mươi tư
đồng chẵn.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, ghi rõ họ, tên)
( Ký, ghi rõ họ, tên)
( Ký, đóng dấu ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

21



Chuyên đề thực tập
Biểu 2-3 :

Hóa đơn GTGT

H ÓA ĐƠN
Mẫu số : 01GTKT- 3LL
GIÁ TRI GIA TĂNG
HM / 2010 B0 0 4 0 1 5 4
Liên 2 : Giao cho khách hàng
Ngày 26 tháng 10 năm 2010
Đơn vị bán hàng : CÔNG TY CP VẬN TẢI THỦY SỐ 3
Đỉa chỉ : 22 Cù chính lan - Hải phòng
Số tài khoản : 32110000002829
Mã số thuế : 0200105514
Họ tên người mua hàng : Phạm Đức Dương
Tên đơn vị : Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
Địa chỉ : Phả Lại - Chí Linh - Hải Dương
Số tài khoản : 421101110001
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản
MST : 0 8 0 0 2 9 6 8 5 3
ST
Đơn vị
Tên hàng hóa, dịch vụ
Số lượng Đơn giá
Thành tiền
T
tính
A
B

C
1
2
3
01
Đoàn 3TĐ 95 vận chuyển
tấn
than từ cảng Bến Cân - Mạo
Khê trả Công ty cổ phần
988,13
51.216
50.608.066
Nhiệt điện Phả Lại ( HĐ Tập
đoàn công nghiệp than khoáng
sản Việt Nam)
Cộng tiền hàng :
50.608.066
Thuế suất GTGT : 5%
Tiền thuế GTGT :
2.530.403
Tổng cộng tiền thanh toán :
53.138.469
Số tiền viết bằng chữ : Năm mươi ba triệu một trăm ba mươi tám nghìn bốn trăm sáu
mươi chín đồng chẵn.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
( ký, ghi rõ họ tên)
( Ký, ghi rõ họ tên)
( Ký, đớng dấu, ghi rõ họ tên)


Nguyễn Thị Thảo-Lớp: Kế toán tổng hợp k21

22


×