Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

VẬT LIỆU MỚI BÊ TÔNG CỐT THỦY TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.32 KB, 8 trang )

Chuyên đè vật liệu xây dựng mới – 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY
KHOA XÂY DỰNG
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
VẬT LIỆU MỚI SƠN EPOXY THAY THẾ GẠCH LÁT TRUYỀN THỐNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THẦY TRƯƠNG VĂN BẰNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ TRÚC HÀ

XD14D01

LÊ THỊ NGỌC

XD14D01

NGUYỄN THANH NHÃ

XD14D01

NGUYỄN VĂN LỢI

XD14D01

LÝ HUỲNH PHÚ LỢI

XD14D01

PHẠM TUẤN KIỆT

XD14D01



DƯƠNG THÀNH NGUYỄN DUY

XD14D01

ĐỖ TRỌNG SĨ

XD14D01

TRẦN PHÁT LỢI

XD14DO4

PHAN QUANNG ĐỈNH

XD14D07

NHÓM: 3

NỘI DUNG TRÌNH BÀY:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

KHÁI NIỆM SƠN EPOXY
CẤU TẠO

TÍNH CHẤT
PHÂN LOẠI
ƯU , NHƯỢC ĐIỂM
PHẠM VI ỨNG DỤNG
BIỆN PHÁP THI CÔNG

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG: TCVN – 9014:2011

Tóm tắt:
Hoàn thiện sàn nhà là một trong những khâu đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở. Một mặt
sàn hợp lý, khoa học và thẩm mỹ không chỉ giúp cải thiện về phần nhìn mà còn khiến cho ngôi nhà trở nên dễ
chịu, thoải mái và hiện đại hơn rất nhiều. Chúng ta đã quá quen thuộc với các loại gạch lát nền truyền thống và
không biết lựa chọn loại vật liệu nào cho phù hợp với phòng khách, phòng bếp, hay không gian riêng tư trong
phòng ngủ của mình thì sơn Epoxy sẽ khiến chúng ta có cái nhìn mới mẻ so với các loại gạch lát nền truyền
thống.
Trang: 1


Chuyên đè vật liệu xây dựng mới – 2018

Từ khóa: Sơn EPOXY

1. KHÁI NIỆM SƠN EPOXY:

Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng
môi trường hơn hẳn các gốc nhựa khác, là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết
máy bay, tàu thủy, giàn khoan. Gốc nhựa Epoxy không có nhóm ester vì vậy có tính chất kết
dính và khả năng kháng nước tuyệt vời, Epoxy rất lý tưởng để sử dụng trong ngành đóng tàu,
là lớp lót cũng như phủ ngoài chính cho tàu chất lượng cao thay cho polyester dễ bị thủy phân
bởi nước và gelcoat. Ngoài ra, do có hai vòng benzen bền vững ở vị trí trung tâm nên nhựa

epoxy chịu ứng suất cơ và nhiệt tốt hơn mạch thẳng, epoxy rất cứng, dai, kháng nhiệt.
Một trong những ưu điểm nổi bật của epoxy là tính co ngót thấp trong khi đóng rắn, Lực
kết dính, tính chất cơ lý tuyệt vời của epoxy giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các bề mặt
không đồng nhất như: kim loại, nhựa, bê tông, kính, gỗ…

Trang: 2


Chuyên đè vật liệu xây dựng mới – 2018

2

CẤU TẠO:
Sơn epoxy là chủng loại sơn bao gồm 2 thành phần chính A và B.

Thành phần A chủ yếu là epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt
động bề mặt, dung môi, phụ gia… mục đích là để epoxy có màu sắc và có thể sơn được. Thành phần B là chất
đóng rắn, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra các liên kết thật sự bền vững trong mạng lưới các phân tử
epoxy.
Thành phần cơ bản của sơn epoxy bao gồm: Chất kết dính (còn gọi là chất tạo màng), bột màu, phụ gia, chất
độn và dung môi.
- Chất kết dính: Là chất tạo kết dính cho tất cả các loại bột và màu trong sơn và tạo màng bám dính trên bề mặt
vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn và mục đích sử dụng.
- Chất độn: Chất độn hay bột độn trong sơn được pha thêm vào thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính
chất của sơn như: Tính chất của màng (tăng độ cứng, độ bóng của màng sơn ...), kiểm soát độ lắng, thời gian
khô, khả năng thi công....
Chất độn trong sơn thường được sử dụng là: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titane...
- Bột màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột mịn. Chức năng chính của bột
màu chính là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. ngoài ra bột màu còn ảnh hưởng tới độ bóng và độ bền của
màng sơn. Bột màu gồm hai loại màu tự nhiên và màu tổng hợp.

- Dung môi: Là chất hòa tan nhựa và pha loãng sơn. Đặc tính của nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi
được sử dụng.
3

TÍNH CHẤT:
Sơn epoxy có màng sơn dẻo, có độ cứng và có độ bám dính cao, sơn epoxy có khả năng chống mài mòn và

chịu được sự phá hủy của các tác nhân như tác động của con người và môi trường trong quá trình sử dụng nên
hầu hết các nhà xưởng hiện nay người ta đều sơn epoxy với mục đích là bảo vệ sàn bê tông, hạn chế bụi bẩn
trong quá trình tiếp xúc với sàn, còn đối với các nhà xưởng sản xuất thực phẩm, dược phẩm...thì ngoài chức
năng chính như chịu tải trọng, mài mòn, chống bám bụi, thì sơn epoxy còn hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn,
chống nấm mốc hàng hóa...

Trang: 3


Chuyên đè vật liệu xây dựng mới – 2018

4

PHÂN LOẠI:
Trên lý thuyết, sơn epoxy có rất nhiều loại, tùy theo từng đặc tính cơ lý nào người ta yêu cầu mà

sơn epoxy được pha trộn chế tạo để tạo ra các đặc tính vượt trội đó. Trên thực tế thị trường hiện nay,
thông dụng nhất là 3 loại sơn epoxy:
- Sơn epoxy không dung môi.
- Sơn epoxy dung môi dầu.
- Sơn epoxy dung môi nước.
Mỗi dòng sơn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực tế
riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, hóa học từ tốt đến rất

tốt.
Sơn Epoxy dung môi dầu (gốc dầu) là sản phẩm thời kì đầu khi sơn Epoxy mới được biết đến tại Việt Nam.
Sơn Epoxy gốc dầu thời kì năm 2000 đều phải thông qua nhập khẩu, các nhà cung cấp cũng sản xuất rất hạn chế
theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng.
Ưu điểm của sơn Epoxy gốc dầu: Bề mặt chai cứng, chịu va đập, chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ…
Các nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu:
- Địa hình thi công bị hạn chế. Không thi công được trong môi trường có bề mặt ẩm hoặc độ ẩm không khí
cao.
- Môi trường thi công, sử dụng trở nên độc hại do có chứa dầu là dung môi bay hơi.
- Đặc biệt đối với khí hậu miền Bắc có 4 mùa khác nhau, nền nhiệt và độ ẩm trong năm thay đổi lớn. Hệ số
giãn nở không phù hợp dẫn đến gây nứt, gẫy bề mặt màng sơn.
Sơn Epoxy gốc nước được phát triển, ra đời sau sơn gốc dầu. Nhờ vào các cải tiến khoa học kỹ thuật hiện đại,
sơn Epoxy gốc nước đạt được các tính năng tạo mặt chai cứng, chịu va đập, chịu được ăn mòn axit nồng độ
nhẹ… như sơn gốc dầu nhưng khắc phục cải tiến các nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu.
Sơn Epoxy góc nước sử dụng dung môi là nước, không độc hại, thân thiện với môi trường. Đây là ưu điểm cho
phép sơn Epoxy gốc nước đang dần thay thế hoàn toàn sơn gốc dầu. Sơn Epoxy gốc nước trở thành vật liệu sơn
sàn chính trong các khu vực có yêu cầu vệ sinh cao như nhà máy thực phẩm, bệnh viện, bể bơi…
Những cải tiến vượt trội trong sơn Epoxy gốc nước:
- Xảy ra phản ứng hóa học hoàn toàn trong quá trình trộn và bay hơi. Vì vậy, sơn Epoxy gốc nước ít xảy ra
sự cố hơn so với gốc dầu và có thời gian sử dụng lâu dài hơn.
- Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với khí hậu nhiệt đới 4 mùa.

Trang: 4


Chuyên đè vật liệu xây dựng mới – 2018

- Khả năng khô (đóng rắn) tốt trong môi trường ẩm. Sơn Epoxy gốc nước mở rộng các điều kiện, địa hình
thi công hơn rất nhiều so với sơn Epoxy gốc dầu, như thành vách hầm đường bộ, các hạng mục kết cấu bê
tông các công trình thủy điện.

- An toàn cao trong thi công và thân thiện với môi trường trong sử dụng.
Sơn Epoxy không dung môi hay còn gọi là sơn Epoxy tự phẳng. Dạng sơn Epoxy này không chứa hàm lượng
dung môi bay hơi, hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng, vì vậy dễ dàng che lấp khuyết điểm trên mặt
sàn.
Khi được sơn, sơn Epoxy tự phẳng có độ dày lớn, trung bình khoảng 3 mm trong khi đó Epoxy có dung môi gốc
nước và gốc dầu có độ dày trung bình 0,1 mm. Sơn Epoxy tự phẳng có những tính năng tương đối vượt trội so
với hai dòng còn lại, dòng sơn Epoxy tự phẳng ngoài những tính năng như chịu ăn mòn axit, kháng khuẩn,
chống thấm nước, thấm dầu… Ưu điểm của dòng sơn này là có màng sơn dày, liên kết bền vững, bề mặt sơn
Epoxy tự phẳng chịu ứng lực rất tốt, có thể cho phép xe nâng dưới 16 tấn di chuyển trên bề mặt trong điều kiện
tiêu chuẩn.
Trên thế giới, Jotun, KKC… là những tập đoàn tiên phong dẫn đầu trong ứng dụng sơn Epoxy vào thực tế. Các
hãng này cũng đã nghiên cứu và đang dần chuyển đổi sơn Epoxy gốc dầu sang gốc nước do những đặc tính vượt
trội của nó.
5

ƯU/ NHƯỢC ĐIỂM CỦA SƠN EPOXY:
5.1 Ưu điểm:
- Bảo vệ bề mặt sàn bê tông: sau khi thi công, sơn epoxy tạo một lớp liền mạch trên bề mặt ngăn cách nền
bê tông tiếp xúc với môi trường axit, bazơ, dầu mỡ phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Cho khả năng chống chịu lực tốt: độ kháng mài mòn, độ bền cao. Cho phép xe nâng hàng di chuyển trên
bề mặt sàn sau khi thi công.
- Chống thấm nước: không thấm dầu, cho khả năng chống chịu môi trường hoá chất.
- Tính thẩm mỹ cao: không vết nứt, cho bê mặt liền mạch, bằng phẳng và sáng bóng.
- Kháng nấm mốc, bụi bẩn: dễ lau chùi, phương pháp thi công đơn giản, thời gian thi công nhanh.
- Tiết kiệm chi phí chiếu sáng cho doanh nghiệp: sơn epoxy sau khi thi công có khả năng phản xạ ánh
sáng cao --> giúp tiết kiệm chi phí ánh sáng.
- Dòng sản phẩm sơn epoxy chống tĩnh điện: cho khả năng chống tĩnh điện đáp ứng yêu cầu của các nhà
xưởng sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch công nghệ cao.
- Đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng: có đặc tính kháng khuẩn và nấm mốc, là loại sơn sàn tiêu chuẩn dùng
cho phòng sạch, bệnh viện, nhà máy dược, nhà máy thực phẩm. Sơn epoxy tự san phẳng còn mang tính

sang trọng cao rất phù hợp showrom, văn phòng, sàn 3D
- Chịu nhiệt độ lên đến 120 độ C (có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy loại).
Trang: 5


Chuyên đè vật liệu xây dựng mới – 2018

- Có một số hệ được sử dụng để sơn bồn chứa nước ăn và thực phẩm.
- Hàm lượng chất rắn cao, hàm lượng VOCs thấp nên ít ảnh hưởng tới môi trường và con người sử dụng
- Giá sơn Epoxy hợp lý.
- So với gạch lát nền thông thường có giá trung bình khoảng 200.000 đồng/ viên 60x60cm. Tính ra khoảng
350.000 đồng/1m2 gạch lát. Đối với các loại gạch cao cấp giá giao động khoảng 300 – 400.000 đồng/1 viên
60x60m2. Suy ra khoảng 500 – 665.000 đồng/1m2
- Sơn hệ lăn: 100.000 đồng/1m2
- Sơn hệ tự san: 400.000 đồng/1m2
- Giá trên chưa bao gồm tiền thợ thi công
5.2 Nhược điểm:
- Giá thành tương đối cao so với dòng sơn phủ thông thường.
- Việc thi công sơn epoxy yêu cầu cốt sàn (độ phẳng của sàn) yêu cầu gần như tuyệt đối, do vậy yêu cầu
chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ bước đổ bê tông sàn bạn phải chú ý lấy độ phẳng tốt
- Chịu UV kém: bị phấn hóa dưới ánh nắng
- Quá trình áp dụng và đóng cứng phụ thuộc vào nhiệt độ ( thông thường là trên 10 độ C)
- Là sơn hai thành phần nên tỷ lệ pha trộn sơn epoxy phải đúng, nếu không sẽ không đông cứng
- Có thể gây dị ứng, mùi hôi khó chịu dễ đẫn đến bệnh đau đầu.
- Đòi hỏi phải có sự hiểu biết để sử dụng và thi công sơn epoxy chính xác
6

PHẠM VI ỨNG DỤNG:
6.1 Lĩnh vực Dược phẩm:
Lĩnh vực dược phẩm là nơi diễn ra việc sản xuất các loại thuốc, thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động chữa


bệnh cho con người nên phải được đảm bảo vô trùng, tránh gây biến chứng cho con người khi sử dụng do vi
khuẩn gây nên.
6.2 Lĩnh vực Mỹ phẩm:
Mỹ phẩm ngày càng phổ biến, được nhiều người sử dụng. Mỹ phẩm khi bị vi khuẩn xâm nhập, tác động
sẽ gây hư hỏng, phá hủy mọi thành phần có trong đó gây nên hiện tượng dị ứng, phá hủy da, tóc của con người.
Do vậy việc sản xuất mỹ phẩm tại phòng sạch là cần thiết vô cùng, không chỉ tránh vi khuẩn sản sinh trong quá
trình sản xuất mà còn bảo quản mỹ phẩm tốt hơn, lâu hơn.
6.3 Lĩnh vực Thực phẩm:
Các sản phẩm như sữa, bánh kẹo… rất dễ bị hư hỏng, biến chất, gây nguy hiểm cho người dùng. Do vậy
khi sản xuất thực phẩm phải được sản xuất tại phòng sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng, từ đó
nâng cao uy tín của thương hiệu sản xuất.
Trang: 6


Chuyên đè vật liệu xây dựng mới – 2018

6.4 Lĩnh vực Điện tử bán dẫn:
Có thể bạn không biết, một số thiết bị điện tử có yêu cầu rất khắt khe về tính chính xác, do vậy mà chỉ cần
một hạt bụi nhỏ thôi cũng có sức mạnh phá hủy các bo mạch, chip điện tử… Và phòng sạch sẽ giúp loại bỏ các
loại bụi này, cho phép các sản phẩm điện tử có được độ chính xác cao.
6.5 Phòng mỗ, Phòng máu:
Có thể nói phòng mổ, phòng máu là nơi được ứng dụng phòng sạch nhiều nhất. Đây là nơi đòi hỏi độ
sạch cao để tránh các rủi ro cho người bệnh không bị nhiễm trùng sau mổ hoặc máu bị nhiễm khuẩn.

7

BIỆN PHÁP THI CÔNG
Bước 1: Tạo nhám sàn bê tông
Để sơn epoxy bám dính vào sàn thì trong quá trình thi công sơn epoxy phải dùng máy đánh nhám sàn


trước, cách thức tạo nhám là tùy vào mặt sàn, chẳng hạn sàn bê tông cách tạo nhám khác sàn đã xoa hardener...
Bước 2: Sơn lớp keo epoxy (lớp sơn lót epoxy)
Nhằm tạo độ bám dính giữa sàn bê tông với lớp sơn phủ thì bắt buộc phải dùng lớp keo này. Cách pha
sơn epoxy là tùy vào định mức nhà sản xuất đưa ra
Bước 3: Thi công lớp sơn epoxy hoàn thiện
Cách thi công sơn epoxy hoàn thiện phải tùy thuộc vào loại sơn, nếu sơn epoxy tự san phẳng thì
phải dùng bàn cao răng cưa và ru lô gai phá bọt khí để thi công.
8

KẾT LUẬN:
Mỗi dòng sơn Epoxy đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực

tế riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, hóa học. Sơn epoxy
được sử dụng trên bề mặt bê tông hay bề mặt vữa xi măng, được sử dụng trong những môi trường cần chống
bám bụi cao, chống hóa chất, chống mài mòn, chống trượt nhiều cấp độ khác nhau như bãi đậu xe của các tầng
hầm, nhà máy dược, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bệnh viện, phòng chứa hàng, nhà kho, xưởng sản xuất
và các khu vực khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

/> /> /> />Trang: 7


Chuyên đè vật liệu xây dựng mới – 2018

/> /> />
Trang: 8




×