Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đánh giá khả năng hấp dẫn khách du lịch của Văn miếu Mao Điền, Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
_______________

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

NHẬP MÔN KHOA HỌC DU LỊCH
Đề tài:
Đánh giá khả năng hấp dẫn khách du
lịch của Văn miếu Mao Điền,
Hải Dương
Giảng viên:
Sinh viên:
MSSV:
Lớp:

TS. Phạm Hồng Long
Nguyễn Thị Thúy Lành
16030932
Quản trị Khách sạn K61

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2016


MỤC LỤC


Phần 1: Phần mở đầu
1. Phần mở đầu
Ngày nay, trên con đường hội nhập và phát triển của đất nước, ngành du lịch
đóng góp một vai trò không hề nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế và quảng bá vẻ đẹp


văn hóa truyền thống cũng như thiên nhiên và con người Việt Nam. Đặc biệt, đối
tượng du lịch văn hóa ngày càng được du khách quan tâm. Đó chính là loại hình du
lịch mà mục đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm quan các địa điểm,
sự kiện mà giá trị văn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di
sản văn hóa của một cộng đồng
Hải Dương là một tỉnh nằm ở phía Đông của bờ sông Hồng- trấn thứ nhất trong
tứ trấn của kinh đô Thăng Long -là một vùng văn hóa lớn trong cả nước với 133 di tích
lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia. Đặc biệt, trong các di tích này, Văn
miếu Mao Điền Hải Dương nổi tiếng là nơi tinh hoa văn hóa giáo dục hội tụ của cả
trấn xứ Đông địa linh nhân kiệt.
Văn miếu Mao Điền thuộc địa phận xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương, cách thành phố Hải Dương khoảng 15km về phía tây. Đây là nơi thờ Khổng
Tử và tám vị Đại khoa Nho học hàng đầu của Việt Nam thời phong kiến.
Ngay từ khi mới xây dựng, Văn miếu Mao Điền đã vô cùng uy nghi, bề thế với
hai dãy nhà chính mỗi nhà 7 gian, hai dãy nhà giải vũ mỗi nhà 5 gian: Đông vu và Tây
vu, một gác trống, một gác chuông lớn cùng một hồ nước trong xanh được in bóng cây
gạo trăm tuổi.
Văn miếu chính là một tài sản quý giá giúp thúc đẩy sự phát triển của loại hình
du lịch văn hóa của Hải Dương. Là một người con xứ Đông tôi tự hào chọn đề tài :
“đánh giá khả năng hấp dẫn khách du lịch của Văn miếu Mao Điền Hải Dương”
làm đề tài viết tiểu luận cuối kỳ môn học Nhập môn khoa học và du lịch .
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài “đánh giá khả năng hấp dẫn khách du lịch của Văn miếu Mao
Điền Hải Dương” với mục đích nhằm tìm hiểu, phân tích những thế mạnh, cơ hội
giúp thu hút du khách như: khả năng tiếp cận, đặc điểm hấp dẫn, tiện nghi du lịch,
chính sách giá cả, an ninh và hình ảnh thương hiệu …. cũng như những điểm yếu,
thách thức của việc phát triển du lịch văn hóa tại Văn miếu Mao Điền. Từ đó đề xuất
một số kiến nghị, giải pháp để tăng cường sự hấp dẫn khách du lịch cho Văn miếu
Mao Điền- nơi kết tinh vẻ đẹp truyền thống hiếu học của những người con Hải
Dương.

3


3. phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Văn miếu Mao Điền từ khi xây dựng tại làng Mậu Tài đến nay.
- Không gian: Di tích Văn miếu Mao Điền tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Nội Dung:
+ Giới thiệu về khả năng hấp dẫn khách du lịch.
+ Đánh giá khả năng hấp dẫn khách du lịch.
+ Phân tích thế mạnh, cơ hội, điểm yếu, thách thức đối với Văn miếu Mao Điền
+ Đưa ra kiến nghị, giải pháp để tăng cường sự hấp dẫn khách du lịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát thực tế tại khu di tích.

Phần 2: Nội dung
I. Giới thiệu về khả năng hấp dẫn khách du lịch của Văn
miếu Mao Điền
A. Vị trí địa lí
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm của Đồng bằng Bắc Bộ. Miền đất tỉnh Đông với nhiều di tích lịch sử, văn
hóa này nằm giữa các trung tâm cấp khách lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải
Phòng…Ngoài ra, Hải Dương còn giáp các tỉnh: phía Đông giáp thành phố Hải
Phòng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây
Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Bắc giáp tỉnh Bắc
Giang.
Hải Dương gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện, trong đó có huyện Cẩm
Giàng. Cẩm Giàng có vị trí tiếp giáp: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp

huyện Bình Giang, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp huyện Nam Sách và
thành phố Hải Dương cùng tỉnh.
Cẩm Điền là một xã của huyện Cẩm Giàng, nằm ở vị trí tiếp giáp với Quốc lộ 5
(phía Nam), thị trấn Cẩm Giàng (phía Bắc), Cẩm Phúc (phía Đông). Đây chính là nơi
tọa lạc của Di tích lịch sử - văn hóa Văn miếu Mao Điền.

4


Văn miếu Mao Điền nằm bên đường Quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương
15km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội- một trong những trung tâm cấp khách lớn
nhất cả nước- chỉ 42km về phía Tây. Do đó, từ Hà Nội, du khách có thể tham gia một
tour du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc- Văn miếu Mao Điền tại Hải Dương và trở về chỉ
trong vòng một ngày. Điều này đã đóng góp đáng kể cho việc gia tăng lượng khách du
lịch văn hóa xuất phát từ trung tâm cấp khách Hà Nội đến với nơi đây. Lợi thế nằm
bên đường Quốc lộ với giao thông tấp nập cũng giúp Văn miếu thu hút nhiều khách du
lịch từ các tỉnh lân cận. Đặc biệt, vị trí gần kề trung tâm thành phố khiến Mao Điền trở
thành điểm đến khó bỏ qua của mỗi người khi đến với mảnh đất xứ Đông này. Có thể
thấy Văn miếu được đặt ở vị trí không chỉ thuận lợi cho giao thông giúp phát triển kinh
tế mà còn dễ dàng giao lưu văn hóa với các vùng lân cận khác, đẩy mạnh các hoạt
động du lịch của tỉnh Hải Dương.
B. Mục đích thu hút khách và thị trường khách chính của Văn miếu Mao Điền.
Đến nay thị trường khách chính của Văn miếu Mao Điền chủ yếu là thị trường
khách du lịch nội địa. Tuy khách du lịch lưu trú chủ yếu là khách công vụ, khách của
các bộ ngành đoàn thể, cán bộ đến nghiên cứu văn hóa, dự các hội thảo , hội nghị kết
hợp giải trí, tham quan chiêm bái… nhưng số lượng khách không ngừng gia tăng đặc
biệt vào các mùa lễ hội. Đặc biệt, sau hai năm trùng tu, tôn tạo (2002 - 2004), Văn
miếu Mao Điền với diện mạo mới bề thế, uy nghi hơn đến nay đã thu hút hàng vạn
lượt khách đến tham quan, học tập, trong đó có nhiều đoàn cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà
nước và Bộ, ngành Trung ương, các đoàn khách quốc tế và chục vạn lượt khách trong

nước về dự lễ hội. Ông Nguyễn Đình Hà - trưởng Ban quản lý di tích chia sẻ: mỗi năm
khu di tích Văn miếu Mao Điền thu hút khoảng 3 vạn khách tới tham quan. Đặc biệt,
theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương: riêng năm 2015, Văn
miếu Mao Điền thu hút 172 đoàn với 8665 lượt người đến tham quan, và chỉ trong bảy
ngày Tết Nguyên Đán từ mồng 1 đến mồng 6 năm 2016, có khoảng ba nghìn khách du
lịch đã đến chiêm bái Di tích Văn miếu Mao Điền.
Bên cạnh thị trường chính là khách du lịch nội địa, thị trường mục tiêu là các
tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Di tích Văn miếu Mao Điền còn hướng đến thu
hút, tăng lượng khách du lịch đến từ các tỉnh miền Nam, các thị trường gần như Lào,
Thái Lan, Campuchia…, tiếp đến là thị trường có khả năng chi trả cao như Đông Nam
Á, Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ… trong giai đoạn 2016 – 2020.
Là một trong những Di tích Nho học lớn nhất cả nước, Văn miếu Mao Điền đã,
đang và sẽ không ngừng thu hút khách du lịch nội địa toàn quốc cũng như khách quốc
tế nhằm mục đích quảng bá rộng rãi truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của “đất
học” Hải Dương nói riêng và của con người Việt Nam nói chung. Đồng thời, Ban quản
5


lí di tích cũng đề cao mục đích giới thiệu, khắc sâu hình ảnh một di tích lịch sử - văn
hóa lớn của đất nước trong lòng mỗi du khách. Việc tăng lượng khách du lịch đến với
Văn miếu Mao Điền cũng là cách tăng doanh thu của ngành du lịch, góp phần phát
triển kinh tế tỉnh Hải Dương, sau đó là kinh tế đất nước mà Ban quản lí Di tích hướng
đến.

II. Đánh giá khả năng hấp dẫn khách du lịch của Văn
miếu Mao Điền.
A. Về khả năng tiếp cận điểm đến.
Theo quy hoạch từ năm 2007, tỉnh Hải Dương nằm trong vùng thủ đô với vai
trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống giao
thông đường bộ, đường thủy cũng như đường sắt tương đối phát triển, đặc biệt là thành

phố đô thị loại II - Hải Dương, phục vụ tích cực cho việc phát triển du lịch Hải Dương.
Có nhiều tuyến Quốc lộ lớn chạy qua tỉnh như: quốc lộ 5 nối Hà Nội - Hải Phòng, cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng (đường 5 mới) với quy mô cấp quốc gia, quốc lộ 18 từ Hà Nội
qua Bắc Ninh, Hải Dương đến Quảng Ninh, quốc lộ 38 Hải Dương – Ninh Bình,…
Tỉnh Hải Dương còn có 14 tuyến đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng; 392,589
km đường huyện và 1386,15 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng
trong mọi mùa. Bên cạnh đó là 16 tuyến xe buýt hoạt động liên tục với tần suất cao
liên kết thành phố Hải Dương với trung tâm các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Đặc biệt, theo kết quả thống kê trong “Đề án phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn
2016 – 2020” do ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt ngày 19/9/2016: tính đến
hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 30 doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vận chuyển
khách với khoảng 1000 ô tô các loại được cấp phù hiệu. Đây chính là một trong những
yếu tố giúp nâng cao khả năng tiếp cận Văn miếu của khách du lịch. Ngoài ra, hệ
thống đường sắt, đường thủy của tỉnh Hải Dương cũng đóng vai trò quan trọng trong
khu vực đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là những tuyến đường thủy trên sông Thái
Bình, sông Luộc…
Có thể thấy hệ thống đường xá, phương tiện giao thông của tỉnh Hải Dương dù
chưa thật hiện đại nhưng đã cơ bản đảm bảo khả năng tiếp cận các điểm du lịch trên
địa bàn tỉnh một cách thuận lợi. Và một trong các điểm du lịch đó chính là Di tích lịch
sử - văn hóa Văn miếu Mao Điền. Bên cạnh đó, Di tích Văn miếu Mao Điền lại nằm
ngay cạnh Quốc Lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng nên rất thuận tiện cho du khách thập
phương biết đến và ghé thăm.
B. Các yếu tố thích hợp để đón khách
6


a. Đặc điểm hấp dẫn
Di tích Văn miếu Mao Điền là một công trình kiến trúc mang đậm giá trị lịch sử
và văn hóa của một vùng đất xứ Đông. Trước kia, nơi Văn miếu tọa lạc vốn là một
trường thi Hương được xây dựng từ thời Lê Sơ (1428 – 1527) và sau này là nơi nhà

Mạc (1527 – 1592) tổ chức bốn khoa thi Hội. Văn miếu cổ vốn được khởi dựng cùng
thời điểm với trường thi Hương nhưng cách 500m về phía Bắc – chính tại xã Vĩnh Lại,
huyện Đường An, phủ Thượng Hồng nay là xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang, Hải
Dương. Đến thời Tây Sơn (1778 – 1802), Văn miếu đã được chuyển về sáp nhập với
trường thi Hương ở xã Mao Điền, trở thành một trung tâm văn hóa lớn của Hải Dương.
Xã Vĩnh Lạc ngày nay vẫn còn lưu lại một nền đất cổ chính là nơi tọa lạc của
Văn miếu Mao Điền xưa. Nền đất linh thiêng bên bờ sông Mao ấy được nhân dân
thành kính gọi bằng tên “cánh đồng Cửa Miếu” hay “cánh đồng Thánh”.
Còn đến với Di tích Văn miếu Mao Điền tại xã Mao Điền ngày nay, du khách sẽ
được hòa mình vào thiên nhiên cùng với hương đồng cỏ nội và không khí trong lành
nhờ những cánh đồng xanh mướt bao bọc toàn bộ khu di tích.


Kiến trúc

Văn miếu Mao Điền từ khi được chuyển đến xã Mao Điền và trải qua nhiều lần
trùng tu, tôn tạo ngày càng trở nên bề thế, uy nghi nhưng vẫn không mất đi nét cổ kính
của một công trình kiến trúc nghệ thuật hơn 200 tuổi. Di tích Văn miếu Mao Điền có
diện tích khoảng 3,6 ha, gồm hai tòa nhà lớn bái đường, hậu cung; hai dãy nhà giải vũ:
Đông vu, Tây vu; gác khuê văn; gác khánh; lầu chuông; lầu trống; đài nghiên; tháp
bút; nghi môn; giếng Thiên Quang và nhà Khải thánh thờ cha mẹ của Khổng Tử.
Trong đó, đa phần kiến trúc Văn miếu là thành quả của hai năm trùng tu, tôn tạo với
quy mô lớn từ 2002 đến 2004.
Văn miếu môn là cổng tam quan được thiết kế với 2 tầng lớp mái ngói cùng
nhiều hoa văn họa tiết truyền thống. Hai cổng phụ được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.
Qua Văn miếu môn là hai dãy nhà bia đặt 14 tấm bia lớn khắc tên các bậc tiến sĩ Nho
học của trấn Hải Dương xưa.
Đặc biệt trước cửa Văn miếu là một hồ nước trong vắt có tên Thiên Quang tỉnh
(giếng Thiên Quang). Hồ không chỉ tạo nên cảnh quan đẹp cho Văn miếu mà theo
thuyết âm dương, đây còn là nơi thu tụ linh khí của đất trời về với trung tâm văn hóa

của cả một vùng tỉnh Đông. In bóng xuống hồ là cây gạo cổ thụ được trồng từ năm
1801- cây gạo đánh dấu thời điểm Văn miếu được chuyển về xã Mao Điền và từ đó
chứng kiến biết bao đổi thay của di tích nói riêng, của cả trấn Hải Dương nói chung.
7


Cùng cây gạo già hơn 200 tuổi tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho Văn miếu là cây cầu được
chạm tứ quý, tứ linh vắt ngang qua Thiên Quang tỉnh.
Qua cầu là sân trước của Văn miếu – nơi đặt tháp chuông, tháp trống được thiết
kế vừa mang màu sắc truyền thống với 2 tầng 8 mái hoàn toàn bằng gỗ lim, vừa mang
dáng dấp của nhà thủy đình (nhà trên hồ cho vua, quan thưởng ngoạn). Trong sân còn
có tháp bút, đài nghiên đắp nổi hình rồng cao đến 5m
Nối tiếp tháp bút, đài nghiên là tòa nhà bái đường gồm 7 gian nhà, trước kia là
nơi các bậc quan trường tế lễ. Nhà bái đường đặt lư hương cổ bằng đá và chiếc khánh
đá từ thời Tây Sơn – hai di vật cổ xưa nhất hiện còn của Di tích Văn Miếu Mao Điền.
Hai bên tường nhà có treo bảng ghi tên 637 vị tiến sĩ được sinh ra từ trấn Hải Dương
giàu truyền thống hiếu học.
Hậu cung có kiến trúc tương tự với nhà bái đường: gồm 7 gian nhà và phần mái
cong vút được chạm trổ rồng phượng tinh xảo. Đây vốn là nơi thờ tự Khổng Tử nhưng
đến năm 2005 thì thờ thêm tám vị Đại khoa Nho học của Việt Nam thời phong kiến.
Do đó chính giữa hậu cung đặt bàn thờ Khổng Tử và hai bên lần lượt thờ các vị Đại
khoa Nho học: Danh nhân văn hóa thế giới – Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Tư
nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trạng
trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh, Thần toán Vũ Hữu,
Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, Nghi Ái quan – Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ - nữ tiến sĩ duy
nhất của Việt Nam thời phong kiến.
Di tích Văn miếu Mao Điền còn có hai dãy nhà giải vũ là Đông vu và Tây vu
nằm đối diện nhau, mỗi nhà 5 gian. Trong đó nhà Tây vu và một phần nhà Đông vu đã
được tôn tạo lại nhưng phần lớn kiến trúc nhà Đông vu là còn giữ gìn, bảo vệ được từ
trong khói lửa của chiến tranh.

Sâu trong Văn miếu là nhà Khải thánh – nơi thờ tự cha mẹ của Khổng Tử.

8


Sơ đồ khu di tích Văn miếu Mao Điền:

Nhà Khải
thánh

Hậu cung

Nhà bái đường

Đài
nghiên

Lư hương đá

Tháp bút

Nhà
Đôn
g vu

Nhà
Tây
vu

Cây gạo


Gác trống

Gác
chuông

Cầu
Giếng Thiên Quang

Giếng Thiên Quang

Cổng tam quan

9


Văn miếu môn (nguồn: tự chụp)

Văn miếu Mao Điền (nguồn: tự chụp)

10


Nhà bái đường (giữa) cùng đài nghiên (trái), tháp bút (phải) (nguồn: tự chụp)

Bàn thờ nhà bái đường (trái) và bàn thờ Khổng Tử ở hậu cung (phải) (nguồn: tự chụp)

11



Một số di vật còn lưu giữ tại Văn miếu Mao Điền:

Khánh đá (nguồn: tự chụp)

trống (nguồn: tự chụp)

Lư hương đá trước nhà bái đường (nguồn: tự chụp)

12


Gác chuông (nguồn: tự chụp)

Gác trống (nguồn: tự chụp)

Nhà khải thánh (nguồn: tự chụp)
13


Cây gạo cổ thụ cạnh Thiên Quang tỉnh (nguồn: tự chụp)
Có thể thấy, Di tích Văn miếu Mao Điền không chỉ là một công trình kiến trúc
nghệ thuật mang đậm giá trị lịch sử mà còn là nơi danh lam thắng cảnh đẹp, là trung
tâm văn hóa lớn tiêu biểu cho truyền thống văn hiến của trấn Hải Dương xưa. Chính
điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của Văn miếu đối với du khách thập phương từ bao đời
nay.


Lễ hội

Bên cạnh những độc đáo về kiến trúc, Văn miếu Mao Điền còn thu hút khách

du lịch bởi những lễ hội truyền thống đặc sắc.
Từ thời Tây Sơn, các lễ hội đậm đà màu sắc dân tộc tại Văn miếu Mao Điền đã
diễn ra đông vui, nhộn nhịp. Mỗi năm, Văn miếu đều tổ chức hai kì lễ hội lớn là hội
mùa xuân từ 17 – 18 tháng 2 Âm lịch và hội mùa thu vào 20/8 Âm lịch.
Phần lễ gồm có rước kiệu, văn tế và diễn văn ca ngợi Khổng Tử và các bậc hiền
tài xứ Đông, đặc biệt nhất là phần lễ chữ dâng Thánh: “Tiên học lễ - Hậu học văn”.
Trong màn lễ chữ, khi nhạc lưu thủy nổi lên, đội lễ chữ mặc khăn xếp, áo tứ thân từ từ
14


tiến vào. Người cầm trống đi đầu gõ mở đường cho đội cầm cờ, cầm biển có bốn chữ
Hán: “Văn”, “Hiến”, “Tư”, “Tại” đi vào. Đội xếp chữ vào sau cùng và thực hiện các
nghi lễ. Lễ thành, họ vừa múa quạt vừa khéo léo di chuyển về các vị trí để xếp thành
các nét chữ “Tiên học lễ - Hậu học văn” bằng chữ Hán trong sự trầm trồ, thích thú của
du khách.
Sau khi đắm mình trong những nghi lễ truyền thống, du khách sẽ không thể bỏ
qua phần hội phong phú và hấp dẫn của Văn miếu Mao Điền. Phần hội gồm các trò
chơi như cờ tướng, cờ người, chọi gà, biểu diễn thư pháp, múa rối nước, chèo thuyền,
hát quan họ… Đặc sắc nhất phải kể đến trò cờ người. Hiện nay, Văn miếu Mao Điền là
nơi duy nhất trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn tổ chức trò chơi này trong các mùa lễ
hội. Khi tiếng trống hiệu vang lên, hai đội áo xanh, áo đỏ lần lượt dàn trận trên khoảng
sân rộng được kẻ bàn cờ trước tam quan. Các quân tốt mặc áo nâu, đội nón lá, tay cầm
binh khí còn các quân tướng, sĩ, pháo, xe thì mang trang phục sặc sỡ, chân đi hài, tay
cầm cờ lệnh. Trong tiếng trống dồn dập và tiếng reo hò cổ vũ, người cầm quân sẽ xuất
quân bằng cách hô to hiệu lệnh và phất cờ.
Ngoài ra, các trò chơi dân gian như: chọi gà, bịt mắt bắt dê.., biểu diễn thư pháp
cũng rất được du khách yêu thích.
Ông Nguyễn Đình Hải, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cẩm Giàng
cho biết: Các trò chơi ở lễ hội Văn miếu Mao Điền luôn khiến mọi người trầm trồ,
thích thú. Nó không chỉ mang tính giáo dục mà còn có tính cộng đồng cao thu hút

đông đảo lượng người tham gia như thi vở sạch chữ đẹp, cờ người, cờ tướng…

Lễ chữ dâng Thánh (nguồn: sưu tầm)
15


Trò chơi cờ người (nguồn: sưu tầm)

Hoạt động biểu diễn thư pháp (trái) và trao phần thưởng cuộc thi vở sạch chữ đẹp
(phải) (nguồn: sưu tầm)
b. Các tiện nghi du lịch
Tính đến hết năm 2015, tỉnh Hải Dương có 152 cơ sở lưu trú với 3850 phòng,
trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến các khách sạn: Nam Cường, Hải Dương, Trường
Thành, Phương Anh 2… Số lượng cơ sở lưu trú trên đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch khi đến với Hải Dương. Khu vực lân cận Di tích Văn miếu Mao Điền
chủ yếu là các cơ sở lưu trú bình dân, lớn nhất là khách sạn Hướng Dương và nhà nghỉ
Anh Tân, nếu đi xa hơn về phía thành phố Hải Dương du khách được ngỉ ngơi tại các
khách sạn lớn như: Nam Cường, Tiến Thành, Hải Khánh, Phương Anh…
16


Ngoài ra, khu Di tích Văn miếu Mao Điền luôn tạo thiện cảm với du khách bởi
cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh,
biển hiệu rõ ràng không cũ, hỏng…
Tuy nhiên, xung quanh khu vực Di tích không có nhiều cơ sở vật chất bổ trợ du
lịch như karaoke, massage, sàn nhảy… Điều này một phần do tính chất của Văn miếu
là một khu di tích lịch sử - văn hóa.
c. Chính sách về giá cả hợp lí.
Một trong những lí do khiến du khách không thể bỏ qua Văn miếu Mao Điền
khi đến với Hải Dương chính là chi phỉ rất rẻ: khu Di tích từ khi thành lập đến nay

không hề thu phí thắng cảnh; các cơ sở kinh doanh thực phẩm, cơ sở lưu trú xung
quanh Văn miếu chủ yếu là nhà nghỉ, nhà hàng nhỏ nên chi phí cũng rất phải chăng;
đặc biệt, chỉ với 15000 – 30000 đồng du khách có thể dễ dàng mua những món quà
lưu niệm ý nghĩa tại Văn miếu vào các mùa lễ hội.
d. Hòa bình, ổn định và an toàn.
Văn miếu Mao Điền là một khu di tích lịch sử - văn hóa với không gian rộng
lớn tọa lạc giữa những cánh đồng bao la nên yếu tố an toàn, an ninh, ổn định luôn là
một trong những yếu tố đầu tiên khiến du khách yên tâm, tin tưởng chọn là điểm đến
du lịch.
e. Hình ảnh tích cực của Văn miếu.
Từ khi thành lập đến nay, Văn miếu Mao Điền luôn được biết đến là nơi hội tụ
tinh hoa đạo học tỉnh Đông. Nơi đây luôn thu hút lượng khách du lịch đông đảo bởi lẽ
Văn miếu Mao Điền không chỉ là một địa chỉ khuyến học, khuyến tài mà còn là một
danh lam thắng cảnh, một biểu tượng đẹp của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo
của cả một vùng xứ Đông địa linh nhân kiệt.
f. Chính sách du lịch tiên phong.
Vừa qua, dự thảo về Chương trình xúc tiến du lịch giai đoạn 2016 – 2020 do Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương đề xuất đã rất được các sở, ngành của tỉnh
quan tâm và ủng hộ. Nội dung của dự thảo là quảng bá du lịch mạnh mẽ hơn nữa
thông qua các kênh thông tin đại chúng, tổ chức các sự kiện, nâng cấp trang thông tin
điện tử để du khách dễ tiếp cận tìm kiếm thông tin về du lịch của tỉnh; đồng thời cần
phối hợp chặt chẽ giữa xúc tiến du lịch với xúc tiến đầu tư và thương mại đảm bảo mối
liên kết này bổ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao; bên
cạnh đó là đầu tư tu bổ danh thắng, hệ thống bảng, biển hướng dẫn, quảng bá và xây
dựng sản phẩm du lịch để mang lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu cho du lịch. Từ
17


đó, các hoạt động giúp thu hút khách du lịch đến với Văn miếu Mao Điền như: xúc
tiến đầu tư, xây dựng hình ảnh thương hiệu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, xuất

bản các ấn phẩm du lịch (đĩa VCD, tập gấp, bản tin, catalog), khuyến khích các doanh
nghiệp du lịch lồng ghép quảng bá hình ảnh Văn miếu vào các chương trình tiếp thị
của doanh nghiệp… rất được quan tâm, chú trọng.
Không chỉ vậy, trong giai đoạn 2016 – 2020 khu Di tích Văn miếu Mao Điền sẽ
được mở rộng quy mô khuôn viên, bãi xe, nhà Ban quản lý và trồng thêm cây xanh
làm đẹp cảnh quan… với tổng vốn đầu tư lên đến 20 tỷ Việt Nam đồng. (theo đề án
phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt ngày
19/9/2016)
Thêm vào đó, ban tổ chức lễ hội của Văn miếu Mao Điền luôn không ngừng
tiến hành nghiên cứu, khai thác và kế thừa di sản văn hóa tại quê hương các danh nhân
được thờ tại Văn miếu cũng như tại một số làng khoa bảng tiêu biểu để phục dựng và
nâng cấp lễ hội truyền thống thêm phong phú góp phần hấp dẫn khách du lịch.

III. Phân tích thế mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức và
một số giải pháp để tăng cường sự hấp dẫn du khách của
Văn miếu Mao Điền.
1. Thế mạnh
Ngày nay, nhu cầu của du khách hướng đến những giá trị mới được thiết lập
trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống, độc đáo, nguyên bản, giá trị tự nhiên nguyên
sơ… ngày càng cao; Đây chính là một trong những lợi thế giúp Văn miếu Mao Điền
thu hút đông đảo khách du lịch. Văn miếu Mao Điền vốn là một di tích lịch sử - văn
hóa trên 200 tuổi, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn được tiến hành đúng
theo nguyên tác, ngày càng trở nên bề thế, uy nghi mà vẫn trang nghiêm, cổ kính; môi
trường tự nhiên và nhân văn của Văn miếu lại có chất lượng tốt, không bị xâm hại;
Văn miếu còn gắn liền với những giá trị văn hóa đặc sắc, sở hữu những sản phẩm du
lịch kết nối giá trị các di sản văn hóa phi vật thể như: nghi lễ lễ chữ, nghệ thuật múa
rối nước, trò chơi cờ người,… Đặc biệt, vị trí nằm cạnh Quốc lộ 5 cũng cũng là một
điểm mạnh để Văn miếu hấp dẫn du khách tham quan, chiêm bái.
2. Điểm yếu
Bên cạnh những thế mạnh, Văn miếu Mao Điền cuãng có những điểm yếu cần

khắc phục: Tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, chưa hình thành nét đặc
trưng thế mạnh của điểm du lịch; thiếu tính liên kết giữa điểm du lịch Văn miếu Mao
Điền với các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh; cơ sở vật chất, kĩ thuật và cơ sở
hạ tầng du lịch ở mức kém hấp dẫn, đơn điệu và phát triển chậm; công tác quảng bá
du lịch, xúc tiến du lịch chưa được chú trọng đầu tư; các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu
18


trú tại khu di tích hầu như không có, không có cơ sở vui chơi giải trí. Bên cạnh đó là
điểm yếu về nguồn nhân lực: nhân lực còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, khu
di tích thường xuyên chỉ có hai người trực vào giờ hành chính.
3. Cơ hội
Năm 1992, di tích Văn miếu Mao Điền chính thức được công nhận là di tích
lịch sử quốc gia. Đến năm 2004, trung tâm Kỷ lục Việt Nam đã xếp Văn miếu Mao
Điền vào danh sách 5 văn miếu tiêu biểu đánh dấu nền học vấn lâu đời ở Việt Nam.
Tất cả những chứng nhận ấy đã giúp hình ảnh Văn miếu được quảng bá rộng rãi hơn
đến du khách thập phương, mở ra những cơ hội phát triển lớn về du lịch cho Di tích
Văn miếu Mao Điền. Sau hai năm trùng tu (2002 – 2004), Văn miếu đến nay đã thu
hút hàng vạn lượt khách du lịch từ khắp mọi miền tổ quốc và cả khách quốc tế. Để tiếp
nối thành công ấy, ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương tiếp tục phê duyệt đề án phát triển
du lịch tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, trong đó cho phép cấp vốn đầu tư tôn tạo, mở rộng
quy mô Văn miếu Mao Điền với tổng số tiền lên đến 20 tỷ đồng. Văn miếu Mao Điền
trong tương lai hứa hẹn sẽ tiếp tục hấp dẫn nhiều khách du lịch hơn nữa với sự quan
tâm, chú trọng đầu tư, phát triển du lịch của tỉnh và Nhà nước.
4. Thách thức
Để có thể cùng du lịch tỉnh nhà ngày càng phát triển, Di tích Văn miếu Mao
Điền cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Đó là nhận thức của địa phương về du
lịch còn nhiều bất cập, cần được trau dồi để bắt kịp xu thế phát triển; ngân sách đầu tư
của Nhà nước còn nhiều khó khăn nên số tiền được đầu tư còn thấp so với yêu cầu
phát triển của di tích;.. Đặc biệt, Văn miếu Mao Điền là một điểm du lịch hoàn toàn

không thu phí tham quan nên số vốn không có nhiều để đầu tư bảo tồn, tôn tạo khu di
tích.
5. Giải pháp
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch cho di tích Văn miếu Mao
Điền là: đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch; mở rộng, nâng cấp các loại hình vui chơi
giải trí, lễ hội; khai thác hợp lí thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, cảnh quan
cũng như thế mạnh về các sản vật tự nhiên, sản vật văn hóa, lịch sử; chú trọng xây
dựng một số sản phẩm du lịch đặc thù làm điểm nhấn thu hút khách, bố trí khu vực
dành riêng cho việc kinh doanh các dịch vụ, hàng lưu niệm tạo nét văn hóa riêng cho
di tích; quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm công tác quảng bá, bảo vệ,
trông coi… cho Văn miếu;… Ngoài ra, hoạt động thu hút vốn đầu tư nâng cấp, tôn tạo
di tích là vô cùng cần thiết để phát triển du lịch tại Văn miếu Mao Điền.

19


Phần 3: kết luận
Văn miếu Mao Điền là nơi đánh dấu nền học vấn lâu đời của Hải Dương, là nơi
lưu giữ, khởi nguồn truyền thống hiếu học, khoa bảng xứ Đông. Di tích cũng là nơi kết
tinh trí tuệ và sáng tạo của tất cả con người Việt Nam nói chung. Với những cơ hội và
lợi thế riêng, Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ truyền thống, văn
hóa, mà còn là nơi đầy hứa hẹn cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm
và đầu tư nên người dân và ban quản lí di tích chưa xây dựng được kế hoạch phát triển
hoàn chỉnh, hiệu quả, tránh sự manh mún, thiếu liên kết và thiếu chuyên nghiệp... Dù
vậy, Ban quản lý di tích cũng như các cấp ngành đang không ngừng đề ra, đổi mới các
chính sách để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của khu di tích. Ông An Văn Mậu,
trưởng Ban quản lý khu di tích khẳng định: Văn miếu Mao Điền đang phát huy giá trị
to lớn của một di tích lịch sử - văn hoá, nhất là trong việc bảo tồn và giáo dục truyền
thống cho thế hệ trẻ.
Việc đánh giá được hết các tiềm năng, cơ hội cũng như điểm yếu, thách thức

trong việc phát triển du lịch tại Văn miếu Mao Điền là vấn đề khó nghiên cứu. Do đó,
việc đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử kết hợp
đẩy mạnh, phát triển du lịch di tích Văn miếu Mao Điền cũng là không hề đơn giản,
cần có giải pháp cụ thể ở từng mặt. Tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài tiểu
luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm từ
thầy. Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thạc sĩ Đinh Quốc Khánh và cộng sự (2014). Địa chí Hải Dương, Nhà xuất bản
Thanh Hóa, Thanh Hóa.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2016). Quyết định số 2529/QĐ-UBND
(19/9/2016) - Đề án phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 – 2020. Hải
Dương ngày 19 tháng 9 năm 2016.
3. Ban quản lý di tích Văn miếu Mao Điền (2006). Hồ sơ khoa học khu di tích Văn
miếu Mao Điền. Ban quản lý di tích Văn miếu Mao Điền.
4. Ngô Văn Phú (2003). Danh nhân Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Hội nhà văn,
Hà Nội.
5. Cao Đắc Điểm, Ngô Thị Thanh Lịch (2014). Hệ thống di tích Nho học Việt Nam và
các văn miếu tiêu biểu ở Bắc Bộ, Nhà xuất bản Thông tin – Truyền thông, Hà Nội.
6. Dương Văn Sáu (2008). Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam - Giáo
trình Du lịch học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
7. Nhóm Trí thức Việt (2013). Việt Nam đất nước con người - Các di tích lịch sử văn
hóa tín ngưỡng nổi tiếng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
8. Trần Huy Phác (1998). Hải Dương phong vật chí, Thư viện tỉnh Hải Dương.
9. Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền và cộng sự (2000). Kho Tàng Lễ Hội Cổ Truyền Việt Nam,
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


21



×