Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NH các mô HÌNH NHTW THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.95 KB, 9 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ngân hàng trung ương
Chính sách tiền tệ quốc gia
Ngân hàng Nhà nước

NHTW
CSTTQG
NHNN


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................0
1. Khái quát các mô hình ngân hàng trung ương trên thế giới.................................................................1
1.1. Mô hình NHTW thuộc Chính phủ....................................................................................................1
1.2. Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ...........................................................................................1
1.3. Mô hình NHTW thuộc Bộ Tài chính.................................................................................................1
2. So sánh mô hình NHNN của Việt Nam và Cục dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (The Federal Reserve
system - FED)..................................................................................................................................................1
2.1. Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý.............................................................................................................1
2.1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..................................................................................................1
2.1.2. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)...............................................................................................2
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động...................................................................................................4
2.2.1. NHNN Việt Nam...........................................................................................................................4
2.2.2. Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED)................................................................................................4
2.2.3. Tóm lại...........................................................................................................................................4
3. Đánh giá ưu và nhược điểm của mô hình ngân hàng trung ương ở Việt Nam và Mỹ.......................4
3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.........................................................................................................4
3.2. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)......................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................6



LỜI MỞ ĐẦU
Ở bất kỳ quốc gia nào, hệ thống ngân hàng đều được coi như là huyết mạch trong sự
vận động, phát triển kinh tế - xã hội. Trong hệ thống ấy, ngân hàng trung ương được ví
như trái tim bởi nó đóng vai trò rất lớn trong việc điều tiết hệ thống tiền tệ của một quốc
gia. Nếu có trục trặc nghiêm trọng trong hoạt động của ngân hàng trung ương thì có thể
dẫn tới hậu quả lớn cho cả nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương ở nước nào cũng đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc
đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và sự an toàn của hệ thống ngân
hàng. Nhờ có ngân hàng trung ương với thẩm quyền của mình trong việc xây dựng, thực
thi chính sách tiền tệ quốc gia (CSTTQG) mà nhiều ngân hàng đã được giải cứu, thoát
khỏi tình trạng phá sản và duy trì được tính thanh khoản cho toàn hệ thống tài chính. Tuy
nhiên, phương thức tổ chức và hoạt động của mỗi ngân hàng trung ương có thể khác nhau
tùy thuộc vào tình hình chính trị - xã hội, mức độ phát triển của nền kinh tế và thị trường
tài chính của mỗi quốc gia. Do đó, nhóm 5 quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “So sánh
mô hình NHTW các nước” nhằm mục đích xem xét, nghiên cứu các mô hình ngân hàng
trung ương trên thế giới; đồng thời so sánh mô hình ngân hàng trung ương của Việt Nam
và Hoa Kỳ để từ đó đưa ra những ưu, nhược điểm của hai mô hình này.
Với đề tài này, nhóm sử dụng các tài liệu chuyên ngành về ngân hàng trong và ngoài
nước, kết hợp với các thông tin trên internet, các văn bản quy phạm pháp luật để phân
tích, so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, từ đó giải quyết mục tiêu cần nghiên
cứu.
Đề tài nghiên cứu này trước mắt và chủ yếu là để phục vụ cho việc học tập, sau đó là
cơ sở để nhóm 5 có thể có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về ngân hàng trung ương.
Vì khả năng tham khảo tài liệu tiếng nước ngoài còn nhiều hạn chế, dẫn đến không
thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình dịch. Kính mong cô thông cảm và hy vọng
nhận được sự góp ý của cô để đề tài tiểu luận hoàn thiện hơn.

0|Page



1. Khái quát các mô hình ngân hàng trung ương trên thế giới
1.1. Mô hình NHTW thuộc Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW thuộc cơ cấu bộ máy của Chính phủ, chịu sự can thiệp rất
lớn từ Chính phủ không chỉ trong phương diện tổ chức mà còn trong hoạt động thực hiện
CSTTQG. Sự hình thành của mô hình này xuất phát từ việc xác định Chính phủ phải nắm
trong tay các công cụ tài chính vĩ mô để phối hợp đồng bộ với nguồn lực tài chính trong
việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của mình. Do đó, NHTW thuộc Chính
phủ, về thực chất là thông qua đó để Chính phủ nắm NHTW rồi tác động đến CSTTQG.
Mô hình này được vận dụng ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ba Lan,…
1.2. Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, không
chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Sự hình thành của mô hình này xuất phát từ
việc xem NHTW là đầu não của hệ thống ngân hàng, có tác động, sức chi phối to lớn trực
tiếp đến nhiều mặt của nền kinh tế - tài chính quốc gia. Do đó, việc đưa NHTW trở thành
một chế định độc lập so với Chính phủ nhằm tăng cường tính độc lập, đề cao sự tự chủ
trong các quyết sách đã các nước phát triển trên thế giới áp dụng như Mỹ, Đức, Nga, v.v.
1.3. Mô hình NHTW thuộc Bộ Tài chính
Sự hình thành của mô hình này xuất phát từ việc xem NHTW là một bộ phận quản lý
chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Đây là mô hình ít phổ biến hơn cả bởi bộ tài
chính có chức năng quản lý, điều hành hoạt động phân phối, tạo lập nguồn ngân quỹ cho
việc duy trì bộ máy nhà nước, trong khi đó NHTW lại thuộc bộ tài chính và nhiệm vụ
phát hành tiền của NHTW không tuân thủ theo quy luật của cung cầu tiền tệ. Chính vì thế
điều này dễ dẫn đến khả năng bộ tài chính sử dụng công cụ phát hành tiền để bù đắp vào
sự thiếu hụt ngân sách, gây ra tình trạng lạm phát, ảnh hưởng trầm trọng tới nền kinh tế
và đời sống của nhân dân. Với lý do trên, hiện nay, các nước đang dần dần từ bỏ mô hình
này.
2. So sánh mô hình NHNN của Việt Nam và Cục dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (The
Federal Reserve system - FED)
2.1. Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý
2.1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Xuất phát từ mô hình NHTW thuộc Chính phủ, NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ
của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của Việt Nam. Với vị trí này, Chính phủ có ảnh
hưởng rất lớn đối với ngân hàng trung ương thông qua việc bổ nhiệm các thành viên 1, can

1 Khoản 3 Điều 114 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)

1|Page


thiệp trực tiếp vào việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. NHNN Việt Nam là pháp
nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy
điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện trong, ngoài nước và các đơn vị trực thuộc.
Thống đốc NHNN

Các phó thống đốc

Vụ, cục NHTW

VP đại diện NHNN tại
TP.HCM

Các tổ chức sự nghiệp

GĐ chi nhánh NHNN
Tỉnh, TP

Vụ Chính sách tiền tệ


Vụ Tín dụng

Viện Chiến lược NH

Vụ Hợp tác quốc tế

Vụ Quản lý ngoại hối

Thời báo NH

Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế

Tạp chí NH

Vụ Kiểm toán nội bộ

Vụ Tài chính – Kế toán
Trung tâm thông tin tín dụng

Vụ Dự báo thống kê tiền tệ

Cục Phát hành và kho quỹ

Vụ Tổ chức cán bộ
Trường Bồi dưỡng cán bộ
NH
Sở Giao dịch
Trường ĐH Ngân hàng

TP.HCM

Cơ quan Thanh tra, giám
sát NH

Văn phòng NHNN

Cục Công nghệ tin học

Vụ Thi đua – Khen thưởng

Học viện NH

Cục Quản trị

Cơ cấu tổ chức của NHNNVN
2.1.2. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
FED có cách phân chia cơ cấu tổ chức hoàn toàn khác. Điều này xuất phát từ việc các
nhà soạn thảo Luật dự trữ Liên bang bác bỏ khái niệm có một ngân hàng trung ương.
Thay vào đó, họ thiết kế một hệ thống ngân hàng trung ương với 3 đặc điểm: một hội
2|Page


đồng quản lý trung tâm; một cấu trúc phân quyền gồm 12 ngân hàng, và sự kết hợp giữa
đặc tính công cộng và tư nhân2. Do đó, Cục dự trữ Liên bang Mỹ gồm Hội đồng Thống
đốc, 12 ngân hàng dự trữ liên bang và Ủy ban Thị trường mở. Ba bộ phận này sẽ đưa ra
các quyết định nhằm thúc đẩy nền kinh tế và ổn định hệ thống tài chính Mỹ. Ngoài 3 bộ
phận chính, FED còn có thêm 2 bộ phận hỗ trợ trong việc thực hiện chức năng chính của
mình là tổ chức nhận tiền gửi (depository institution) và ban cố vấn (Federal Reserve
system advisory committee).

Chính vì cơ cấu có phần khác so với NHNN Việt Nam nên FED thuộc mô hình
NHTW độc lập với chính phủ, cho nên việc tìm hiểu vị trí pháp lý sẽ đi vào chi tiết từng
bộ phận:
Hội đồng Thống đốc của FED là cơ quan độc lập của chính phủ liên bang. Hội đồng
có trách nhiệm gửi báo cáo tới Quốc hội theo định kỳ. Hội đồng, nói riêng, và Cục dự trữ
(The Federal Reseverse) không nhận tài trợ của Quốc hội. Nguồn tiền cho mọi hoạt động
chủ yếu đến từ tiền lợi nhuận trong việc bán chính trái phiếu của FED trong các hoạt
động thị trường mở3., Hội đồng gồm có 7 thành viên được đề xuất bởi Tổng thống và phê
chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế
truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Các thành viên độc lập và
không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp. Hội đồng chịu
trách nhiệm việc hình thành và cụ thể hóa chính sách tiền tệ. Nó cũng giám sát và quy
định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và hệ thống ngân hàng Hoa
Kỳ nói chung.
Các Ngân hàng dự trữ liên bang: về danh nghĩa sở hữu bởi các ngân hàng thành viên
(mỗi ngân hàng thành viên giữ cổ phần không có khả năng chuyển nhượng). Theo Tòa án
tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ của chính
quyền liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật
pháp địa phương. Mỗi ngân hàng thành viên gồm hội đồng giám đốc 9 thành viên.
Ban thống đốc

Hội đồng chính sách thị trường mở

12 thành viên bao gồm 7 thành viên
của Ban thống đốc + Tổng giám đốc
7 thành viên, được chỉ
của NHDTLB New York + 4 thành
định bởi Tổng thống qua viên là 4 tổng giám đốc trong số 11
sự phê chuẩn của Quốc NHDTLB còn lại
hội


5000 Ngân hàng thành viên chia làm 3
nhóm:
- Nhóm lớn 300 ngân hàng
- Nhóm vừa 500 ngân hàng
- Nhóm nhỏ 4.200 ngân hàng
Mỗi nhóm bầu ra 1 giám đốc phụ trách
NH cho ban giám đốc của 12 NHDTLB

2 />3 />
3|Page


12 Ngân hàng dự trữ liên bang
- Mỗi ngân hàng có 9 giám đốc, trong đó có 1 tổng
GĐ và 2 phó tổng GĐ
- Gồm 25 chi nhánh khắp lãnh thổ

Cơ cấu tổ chức của Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ (đến tháng 6/1996)4
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động
2.2.1. NHNN Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền,
ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ5.
NHNN thực hiện các hoạt động sau: xây dựng dự án và tổ chức thực hiện CSTTQG;
hoạt động phát hành tiền; hoạt động cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước;
hoạt động mở tài khoản và cung ứng dịch vụ thanh toán; quản lý ngoại hối, hoạt động
ngoại hối; thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt
động ngân hàng và các hoạt động khác.
Hoạt động trên của Ngân hàng Nhà nước đều nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm

sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn,
hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2. Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED)
Cục dự trữ Liên bang Mỹ thực hiện 4 nhiệm vụ chính để phát triển có hiệu quả nền
kinh tế Hoa Kỳ, và tổng quát hơn là phục vụ lợi ích công cộng: Thực thi CSTTQG bằng
cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá
cả và điều hòa lãi suất dài hạn; giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ
thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu
dùng; duy trì sự ổn định nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh;
cung cấp dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, tổ chức chính thức
4 Lê Vinh Danh, Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB. Giao thông vận tải, năm 2009, tr.97.
5 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010.

4|Page


nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả
quốc gia.
2.2.3. Tóm lại
Tuy có sự khác nhau về cơ cấu, vị trí pháp lý và hoạt động nhưng cơ bản cả NHNN
Việt Nam và FED đều là các ngân hàng trung ương, ngân hàng mẹ, giữ vai trò xương
sống trong nền kinh tế - tài chính. Vì đặc điểm chung và lớn nhất này nên cả hai đều có
những hoạt động mang chức năng ngân hàng mẹ, đơn cử như thực thi CSTTQG, phát
hành tiền, theo dõi hoạt động của các ngân hàng khác, nhằm đảm bảo cơ chế vận hành an
toàn, hạn chế tối đa các rủi ro gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
3. Đánh giá ưu và nhược điểm của mô hình ngân hàng trung ương ở Việt Nam và
Hoa Kỳ
3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ưu điểm của mô hình NHTW thuộc Chính phủ mà nước ta đang áp dụng là tạo điều

kiện cho Chính phủ dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương với
các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Điều này đảm bảo được tính hiệu quả của tổng thể các
chính sách kinh tế tài chính đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. Xét về tổng
quát hơn thì mô hình này giúp chính phủ thuận lợi trong việc hoàn thành các mục tiêu đã
đề ra, giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là làm mất đi sự chủ động của NHTW trong
việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào Chính phủ có thể làm cho NHTW xa
rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Vì
là cơ quan thuộc Chính phủ nên có khi ngân hàng phải thực hiện các nhiệm vụ không phù
hợp với chính sách tiền tệ của mình. Hơn nữa, khi Việt Nam áp dụng mô hình ngân hàng
trung ương thuộc chính phủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng Chính phủ lợi dụng ngân hàng để bù
đắp thâm hụt ngân sách. Do đó, tỉ lệ lạm phát của mô hình này sẽ cao hơn tỉ lệ lạm phát
nếu nước ta áp dụng mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ.
Tóm lại, mô hình ngân hàng nhà nước nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Quan
trọng là xét bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước để chọn được mô hình phù hợp nhất,
như một cách thức phát triển nhanh và hiệu quả nền kinh tế. Việt Nam chọn mô hình
NHTW thuộc Chính phủ như hiện nay là phù hợp với thể chế chính trị, đặc thù kinh tế xã hội và hệ thống luật pháp nước ta.
3.2. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
Với mô hình NHTW độc lập với chính phủ thì Cục Dự trữ liên bang Mỹ có các ưu
điểm sau: NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện CSTTQG mà
không bị áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực kinh tế khác từ đó tăng tính chủ
động và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ; tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm
5|Page


phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính; tự chủ
về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự.
Bên cạnh đó, hạn chế của mô hình này là FED bị khống chế bởi các nhà tài phiệt ngân
hàng và tập đoàn công nghiệp hàng đầu tại Mỹ và châu Âu. FED đóng vai trò là NHTW
của Hoa Kỳ và cũng là NHTW của thế giới, bởi FED luôn hội tụ những bậc kỳ tài về lĩnh

vực tài chính ngân hàng (nói đúng hơn là những nhà tài phiệt hàng đầu thế giới về lĩnh
vực ngân hàng) nắm giữ vai trò điều hành FED. Họ là những thế lực có thể tạo ra bất cứ
cuộc khủng hoảng nào, nếu họ cần. Vì vậy, bất cứ cuộc khủng hoảng nào xảy ra, đều có
nguyên nhân và ẩn chứa đằng sau đó là cả một thế lực thao túng6.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
3. Giáo trình Luật Ngân hàng ĐH Luật TP.HCM (tái bản lần thứ nhất), NXB. Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2015.
4. Lê Thị Thu Thủy, Tổ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương các nước và
những gợi ý về triển vọng hiến định ở Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc
hội, 2013, Số 10 (242), tr 55-64.
5. Lê Vinh Danh, Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB. Giao thông vận tải, năm 2009,
tr.97.
6. />7. />
6 />
6|Page



×