Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

ĐTKHSPUD-Nâng cao chất lượng môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 34 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC HỒI
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………….
------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ
CHO HỌC SINH LỚP 5..... –TRƯỜNG TH ………. THÔNG QUA
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC

Chuyên ngành: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Người thực hiện:
Đơn vị :

………….
……………………..

THÁNG 10 / 2016
1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC HỒI
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………….
------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ


CHO HỌC SINH LỚP 5..... –TRƯỜNG TH ………… THÔNG QUA
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC

Chuyên ngành: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Người thực hiện:
Đơn vị :

……………….
…………………….

THÁNG 10 / 2016
2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực, chưa từng công bố trong
bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác.

Họ và tên tác giả

………………………….

MỤC LỤC
Trang
3



Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng ghi chú
I.

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

II.

GIỚI THIỆU

1

1. Thực trạng

3

2. Nguyên nhân.

4

3. Giải pháp thay thế

5

4. Vấn đề nghiên cứu.

5


5. Giả thuyết nghiên cứu.

5

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu

5

2. Thiết kế

6

3. Quy trình nghiên cứu

8

4. Nội dung thực hiện nghiên cứu

8

5. Đo lường

17

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

17

V. BÀN LUẬN


19

VI. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

19

2. Kiến nghị

19

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

VIII. THU THẬP MINH CHỨNG
1. Kế hoạch bài học

21

2. Đề kiểm tra và đáp án chấm

26

3. Bảng điểm kiểm tra

30
BẢNG GHI CHÚ


4


- Mốt (mode): Là giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong một tập hợp
điểm số.
- Trung vị (Median): Là điểm nằm ở vị trí giữa trong tập hợp điểm số xếp
theo thứ tự.
- Giá trị trung bình(Mean): Là giá trị trung bình cộng của các điểm số.
- Độ lệch chuẩn (SD): Là tham số thống kê cho biết mức độ phân tán của
các điểm số xung quanh giá trị trung bình.
- P: là xác suất xảy ra ngẫu nhiên.

5


I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Từ khi con người sinh ra đã có ý thức về nguồn cội, tổ tiên của mình. Điều
đó thể hiện sự tôn kính, biết ơn, tự hào những thế hệ đi trước và có trách nhiệm
đối với dân tộc, tổ tiên của mình. Thời Hy Lạp cổ đại, các nhà sử học đã khẳng
định “lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”. Trong lịch sử thế giới hiện
tại, nhiều nhà chính trị đồng thời cũng là nhà sử học và họ đã sử dụng tri thức
lịch sử để trị nước, giúp đời. Vì vậy, từ lâu lịch sử là một môn học bắt buộc trong
chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục tiểu học nói
riêng. Nó có vai trò quan trọng, vừa là một phương tiện bồi dưỡng kiến thức, vừa
có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm con người.
Học lịch sử, hiểu lịch sử và nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử dân
tộc, của nền văn hoá Việt Nam không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người
hiện nay mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nắm vững lịch sử dân tộc ta không
chỉ có được những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình trong việc xây
dựng “non sông gấm vóc như ngày nay” mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu

gia đình, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Có biết được quá trình
đấu tranh dựng nước; giữ nước đầy máu và nước mắt của ông cha mới biết ơn,
kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của mình trong
việc giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.
Dạy lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách
đạo đức và tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ: “Việc dạy và học Lịch sử của các
thế hệ học sinh Việt Nam sẽ làm phát triển ở các em hứng thú và say mê tìm hiểu
những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống, đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa
của nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; hình thành những giá trị sống và năng lực xã hội trên cơ sở những
cách tiếp cận lịch sử khoa học, hiện đại”. (Trích lời phát biểu của Thứ trưởng Bộ
Giáo dục và đào tạo Nguyễn Vinh Hiển). Lịch sử là một học có sứ mệnh thiêng
liêng của mình là làm cho quá khứ sống trong hiện tại và tăng thêm sức mạnh
cho hiện tại. Nó làm cho mỗi người suy nghĩ, cảm thụ, tự hào về quá khứ, tin
6


tưởng, mơ ước và tích cực đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
góp phần vào sự phát triển tương lai tốt đẹp của dân tộc và nhân loại.
Công nghệ thông tin được xem như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho
việc đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học. Nhưng làm thế nào để việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất? Đó là
điều mà khiến mỗi giáo viên như tôi luôn trăn trở. Có những giáo viên do nhiều
tuổi, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn gặp nhiều khó khăn;
để soạn giáo án điện tử lại là một điều không đơn giản. Bởi tạo được những hình
ảnh đẹp, sống động trên các slide, tìm các video minh họa cho phù hợp với bài
dạy đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức. Nhất là trong môn Lịch sử. Thực tế
hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học không còn xa lạ đối
với mỗi giáo viên mà nó trở nên gần gũi và là việc làm thường xuyên của mỗi
giáo viên ở toàn huyện Ngọc Hồi nói chung và Trường Tiểu học ................... nói

riêng. Đầu mỗi năm học Phòng giáo dục đã tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn
cách sử dụng nhiều phần mềm trong dạy học như Violet, E – learning, phần mềm
chỉnh sửa âm thanh… nhằm áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy. Một trong các
phần mềm tôi thấy có rất nhiều tiện ích trong việc dạy học đó là phần mềm
Violet.
Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng môn Lịch sử
cho học sinh lớp 5..... – Trường Tiểu học .............. thông qua việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học” để nghiên cứu.
Giải pháp của tôi là “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Lịch
sử”. Việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Lích sử không những
cung cấp kiến thức trọng tâm của môn học, giúp học sinh hình dung rõ ràng hơn
các sự kiện lịch sử mà còn giúp các em hứng thú, say mê hơn trong học các giờ
học lịch sử trên lớp. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm giúp học sinh học
tốt môn Lịch sử.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương của khối 5 Trường
Tiểu học ......... – ............ – Ngọc Hồi – Kon Tum. Lớp 5..... là lớp thực nghiệm và
7


lớp 5A là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi
dạy các bài từ 5 đến bài 26 (Lịch sử 5). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh
hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học
tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực
nghiệm có giá trị trung bình là 4,0; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là
3,5. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn
giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh
rằng sử dụng phương pháp dạy học trên là có hiệu quả.
II. GIỚI THIỆU
1. Thực trạng


Trong sách giáo khoa Lịch sử và địa lí lớp 5, nội dung các bài học Lịch sử
tương đối dài, nhiều hình ảnh và tư liệu lịch sử. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy
môn Lịch sử lớp 5….. - Trường Tiểu học ………., tôi phát hiện trong lớp có
nhiều em học sinh không nắm được các sự kiện lịch sử chính, nhân vật lịch sử
quan trọng. Đồng thời các em không hứng thú trong các tiết học Lịch sử trên lớp.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đường Trường Sơn” mà giáo viên dạy “chay” thì học sinh
không biết sâu sắc về nội dung bài: Những nét chính về đường Trường Sơn? Sự
hi sinh vất vả của bộ đội và thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
như thế nào? Tầm quan trọng của đường Trường Sơn ra sao? Tất nhiên, dẫn đến
chất lượng môn Lịch sử cuối kì, cuối năm hạn chế rất nhiều so với các môn khác
như Khoa học, Địa lí…
Thực tế, qua kinh nghiệm bốn năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, tôi tiến hành
tìm hiểu nguyên nhân, các biện pháp để giúp đỡ học sinh nắm được sâu sắc nội
dung các bài học Lịch sử một cách dễ dàng. Sau thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy
việc học sinh còn hạn chế kiến thức về Lịch sử cũng như không hứng thú trong
các tiết học là do những nguyên nhân sau đây:
2. Nguyên nhân
Đối tượng học sinh: Học sinh trường Tiểu học ……….. đa số là người dân
tộc Dẻ Triêng, trình độ nhận thức không đồng đều, hạn chế về tư duy, ý thức tự
8


học, tự tìm tòi trong hoc tập chưa cao. Các em còn ham chơi, chưa có ý thức học
tập, chưa biết cách tự học và sáng tạo. Học sinh học thuộc lòng, máy móc, chỉ
hiểu trên lớp còn về nhà thì đã quên mất, các em làm biếng suy nghĩ, không tạo ra
một cách học tích cực, tự mình tìm hiểu các sự kiện lịch sử, tạo thói quen ngại
học các sự kiện lịch sử khó. Nhiều gia đình chưa có sự quan tâm đến việc học của
con em mình.
Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy - học của giáo viên
đối với phân môn Lịch sử còn hạn chế, chủ yếu theo lối truyền thống thầy nói, trò

nghe, chưa phát huy được tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Dẫn đến học
sinh chưa nắm được các nội dung trọng tâm của môn học, không say mê, hứng
thú đối với môn học. Một số giáo viên thiếu sự đầu tư đúng mức về chuyên môn
làm cho hiệu quả giờ học chưa cao, chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch
sử.
Trong những nguyên nhân trên, tôi nhận thấy nguyên nhân chính tác động
trực tiếp và quan trọng đến chất lượng học sinh phân môn Lịch sử đó là:
a. Về giáo viên: Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên đối với phân môn Lịch sử còn hạn chế, chưa phát huy được
tính tích cực và sáng tạo của học sinh, chưa tạo được sự sinh động, lôi cuốn trong
các tiết học làm cho học sinh nhàm chán. Một số giáo viên không thường xuyên
sử dụng hình ảnh minh họa, phim tư liệu để cung cấp kiến thức. Hình thức dạy
học chưa linh hoạt.
b. Về học sinh: Đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận
thức, khả năng tiếp thu bài không đồng đều, hạn chế về tư duy, ý thức tự học, tự
tìm tòi trong hoc tập chưa cao. Một số học sinh thường ỷ lại nhiệm vụ, thiếu tập
trung, chán nản mệt mỏi khi nghe giáo viên giảng bài. Mặt khác Lịch sử là môn
học khô khan. Các dữ liệu ngày, tháng, năm và nội dung các sự kiện dài dễ gây
cảm giác buồn ngủ cho người nghe. Đa số các học sinh vẫn còn thói quen học
vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì vậy sẽ mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ
thì cũng không thực sự chính xác các sự kiện lịch sử.

9


3.Giải pháp thay thế: Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã
sử dụng một số biện pháp giúp học sinh lớp 5….. – Trường Tiểu học …………
bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Lịch sử. Cụ thể, bằng
phần mềm Violet tôi đã thiết lập hệ thống các bài có trong chương trình sách giáo
khoa. Mỗi bài bao gồm các thư mục: Sự kiện chính, hình ảnh, tư liệu, trò chơi…
nhằm giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học khi lên

lớp, đồng thời cung cấp cho các em hệ thống kiến thức qua kênh hình, phim tư
liệu một cách đầy đủ nhất, tạo không khí sôi động, vui vẻ trong các giờ học bằng
hệ thống trò chơi thú vị có trong phần mềm Violet.
4.Vấn đề nghiên cứu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học có
giúp nâng cao chất lượng môn Lịch sử của học sinh lớp 5..... – Trường Tiểu
học ................... không?
5.Giả thuyết nghiên cứu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy nâng
cao được chất lượng môn Lịch sử của lớp 5..... – Trường Tiểu học ....................
Giải pháp tôi đưa ra có thể áp dụng để đổi mới phương pháp và hình thức giảng
dạy môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 trong toàn huyện.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
* Giáo viên: Giáo viên giảng dạy khối 5 có lòng nhiệt tình và trách nhiệm
cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
1. ……. – Giáo viên giảng dạy lớp 5..... (nhóm thực nghiệm)
2. Thầy ........... – Giáo viên giảng dạy lớp 5A (nhóm đối chứng)
2. .......... – Khối trưởng 3+4+5 (giám sát và hỗ trợ ra đề thi + chấm thi)
* Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh hai lớp 5 Trường TH ....................
Lớp 5A : Học sinh dân tộc thiểu số chiếm: 89,4% học sinh cả lớp
Học sinh nữ chiếm: 47 % học sinh cả lớp
Lớp 5.....: Học sinh dân tộc thiểu số chiếm: 94,7 % học sinh cả lớp
10


Học sinh nữ chiếm: 47 % học sinh cả lớp
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về
điểm số của tất cả các môn học.
Lớp

Lớp 5A
Lớp 5.....
2. Thiết kế

Tổng số
19
19

Số HS các lớp
Nam
10
10

Dân tộc
Kinh
Dẻ Triêng
2
17
1
18

Nữ
9
9

100 % học sinh của cả hai lớp được chọn tham gia thực hiện các giải pháp
nghiên cứu, trong đó: Lớp 5..... là lớp thực nghiệm và lớp 5A là lớp đối chứng.
Bài kiểm tra trước tác động, tôi đã thiết kế đề kiểm tra để đo mức độ nhận
thức, vận dụng của học sinh cả hai lớp (Có duyệt của khối trưởng). Kết quả sẽ
được sử dụng để đối chiếu, so sánh với kết quả sau khi tác động. Sau khi học

xong 5 đến 6 bài tôi lại thiết kế đề kiểm tra để kiểm mức độ nhận thức, vận dụng
của học sinh cả hai lớp (có duyệt của khối trưởng). Tổng trong quá trình nghiên
cứu tôi đã tiến hành kiểm tra 5 lần. Cụ thể:
Lần 1: Kiểm tra trước tác động
Lần 2: Sau bài 11: Ôn tập: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và
đô hộ (1858 – 1945)
Lần 3: Tuần 18: Kiểm tra cuối kì I (Đề kiểm tra chung của nhà trường)
Lần 4: Sau khi học xong bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập.
Lần 5: Tuần 34. Kiểm tra cuối năm (Đề kiểm tra chung của nhà trường)
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do
đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa
điểm số trung bình của 2 lớp trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Trung bình chung
p=

Đối chứng
3,0

Thực nghiệm
3,1
0,1

11


p = 0,1 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương.
*Trước khi tác động ta có bảng sau:

Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm:
Áp vào công thức trong

Giá trị N1

phần mềm Excel
Mốt
=Mode(C4:C24)
Trung vị
=Median(C4:C24)
Giá trị trung bình
=Average(C4:C24)
Độ lệch chuẩn
=Stdev(C4:C24)
Mode, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của lớp đối chứng:
Áp vào công thức trong
Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Thực nghiệm

Giá trị N2

phần mềm Excel
=Mode(I4:I24)
=Median(I4:I24)
=Average(I4:I24)

=Stdev(I4:I24)

Kiểm tra trước TĐ

Tác động

O1

3.00
3.00
3.00
0,81

3.20
3.20
3.10
0,61
KT
sau TĐ

Dạy học có sử dụng PP
đang nghiên cứu
Đối chứng
O2
Dạy học không sử dụng
PP đang nghiên cứu
Ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng Test độc lập

O3
O4


3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Lớp 5A: Thiết kế kế hoạch bài quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Lớp 5.....: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng hệ thống bài giảng dựa
trên phần mềm Violet.
4. Nội dung thực hiện nghiên cứu:
Trên cơ sở các nguyên nhân thì có những đề xuất giải pháp trên cơ sở lí
luận như sau: Giáo viên lựa chọn nội dung, lựa chọn bài để bắt đầu nghiên cứu.
12


4.1 Cấu tạo của ứng dụng
Giáo viên thiết lập hệ thống các bài dạy có trong chương trình (Kèm theo ở
bảng 4)
Để thực hiện được nội dung này, đầu tiên giáo viên cần cài đặt phần mềm
VIOLET.

4.2 Cách thiết kế
Bước 1: Khởi động phần mềm Violet. Từ thư mục CHỦ ĐỀ tạo tên các bài
giảng, như: Đường Trường Sơn, Lễ kí hiệp định Pa –ri….
Nhấp vào TIẾP THEO để kết thúc.

Bước 2: Tạo tên các thư mục trong bài giàng
Từ thư mục MỤC giáo viên tạo các thư mục cần thiêt trong một bài giảng
như: Sự kiện chính, hình ảnh, tư liệu, trò chơi học tập…
Nhấp vào TIẾP THEO để kết thúc.
13



Bước 3: Soạn thảo nội dung, chèn hình ảnh, video, trò chơi vào các thư mục
đã tạo:
a) Soạn thảo nội dung
Để soạn thảo nội dung, ta cần xác định nội dung trọng tâm của tiết học, các
sự kiện lịch sử quan trọng để soạn thảo vào thư mục SỰ KIỆN CHÍNH.
Từ giao diện chính ta chọn mục Sự kiện chính
dung cần truyền đạt.

b) Chèn hình ảnh, lược đồ, bản đồ

14

Văn bản. Ta nhập nội


Để chèn hình ảnh, lược đồ, bản đồ ta cần tìm kiếm các hình ảnh, lược đồ
của bài học. Chọn ẢNH/PHIM

Xuất hiện bảng như sau, ta chọn hình ảnh lưu ở ổ đĩa trong máy tính để
chèn.

c) Chèn phim (video)
Để chèn phim ta cần tìm kiếm các đoạn phim, tư liệu lịch sử liên quan đến
nội dung bài học để chèn. Cách chèn tương tự như ở mục b.

15


d) Thiết lập trò chơi
Cuối mỗi hoạt động, cuối tiết học giáo viên thường khắc sâu kiến thức cho

học sinh bằng cách thiết lập trò chơi. Trong phần mềm Violet đã tích hợp sẵn các
trò chơi trí tuệ hay và thú vị, như: Cóc vàng tài ba, đỉnh núi trí tuệ...sẽ làm cho
học sinh hứng thú hơn trong học tập.

Từ bảng trên ta lựa chọn các trò chơi, các dạng bài tập phù hợp với nội
dung bài học.
Thiết lập câu hỏi và đáp án theo hướng dẫn:

16


Trò chơi sau khi thiết lập:

Một số trò chơi thú vị khác như:

Trò chơi ô chữ

17


Đua xe
Sau quá trình thiết lập như vậy tôi đã có một hệ thống các bài giảng môn
Lịch sử lớp 5. Mỗi bài đều có các thư mục phù hợp với nội dung bài học.

Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Môn/Lớp
Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5

Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5

Tuần thực
hiện
Tuần 5
Tuần 6
Tuần 7
Tuần 8
Tuần 9
Tuần 10
Tuần 14
Tuần 19

Tên bài dạy
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Xô – viết Nghệ Tĩnh
Cách mạng mùa thu
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
18



Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5
Lịch sử lớp 5

Tuần 22
Tuần 24
Tuần 25
Tuần 26
Tuần 27

Bến Tre đồng khởi
Đường Trường Sơn
Sấm sét đêm giao thừa
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Lễ kí Hiệp định Pa-ri

Lịch sử lớp 5 Tuần 28
Tiến vào Dinh Độc Lập
Thể hiện tiến trình dạy thực nghiệm:
Khi tiến hành dạy bài: Đường Trường Sơn tôi thực hiện như sau:
Kết luận hoạt động 1 tôi sử dụng sơ đồ tư duy trong phần mềm đã thiết kế
sẵn giúp học sinh nắm vững được những nét chính về đường Trường Sơn.

Hoạt động cụ thể trên lớp

HS dựa vào sơ đồ tư duy để nêu nội dung vừa tìm hiểu ở hoạt động 1

19



GV kết luận kiến thức hoạt động 1 qua sơ đồ tư duy tạo sẵn ở phần mềm
Violet

Học sinh xem đoạn phim về sự hi sinh của cán bộ, thanh niên xung phong
trên đường Trường Sơn (Video đã được thiết lập sẵn trong phần mềm)

20


Học sinh hăng hái tham gia trò chơi “Cóc vàng tài ba” củng cố kiến thức
sau mỗi hoạt động, sau tiết học (Trò chơi được tích hợp sẵn trong phần mềm)

4.3 Sự tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng phần mềm này:
- Tất cả các giáo viên đều làm được sau khi tạo ra các bài giảng có thể lưu
giữ và sử dụng qua nhiều năm
- Áp dụng rất hiệu quả cho mọi đối tượng học sinh.
- Khi thực hiện giáo viên giảng dạy bài nào, giáo viên chỉ cần mở tệp và lựa
chọn bài đó.
- Khi sử dụng phần mềm này giáo viên chủ động hơn trong việc giảng dạy
môn Lịch sử, không cần chuẩn bị đồ dùng, bảng phụ, tranh ảnh nhiều ở mỗi tiết
học. Giáo viên chủ động lựa chọn các trò chơi mà học sinh mình yêu thích.
4.4 Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 5, bản thân tôi đã rút ra được
một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên luôn phải sử dụng linh hoạt những phương pháp dạy cho từng
đối tượng, từng lớp cho phù hợp, khai thác kĩ, mở rộng kiến thức bài dạy để thu
hút học sinh.
- Luôn luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh, để có phương

pháp dạy phù hợp hơn. Thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời.
21


- Lên lớp giáo viên phải nhẹ nhàng thoải mái, cần hết sức kiên trì, nhưng
phải có thái độ nghiêm túc trong giảng dạy.
- Tạo điều kiện cho học sinh được tham gia nhiều hoạt động nhóm để tự
học sinh đặt vấn đề, khai thác kiến thức, giáo viên là người tổ chức các hoạt
động.
5. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi giáo viên trực tiếp giảng dạy 2 lớp 5A
và 5....., khối trưởng khối 3+4+5 tham gia thiết kế (xem phần phụ lục, có duyệt
của chuyên môn nhà trường). Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi
học xong các bài 11 và bài 26, do 2 giáo viên trực tiếp dạy lớp 5 và khối trưởng
khối 3+4+5 tham gia thiết kế (xem phần phụ lục, có duyệt của chuyên môn nhà
trường). Đồng thời lấy kết quả 2 bài kiểm tra cuối kì I và cuối năm của hai lớp để
kiểm chứng. Bài kiểm tra sau tác động gồm đầy đủ các dạng câu hỏi trắc nghiệm
và tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm
tra theo kế hoạch (Một số nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
Sau đó giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
ĐTB
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- test

Đối chứng
4,0

0,71

Thực nghiệm
3,5
1,64
0,0387

SMD

0,71

Ta có bảng chi tiết sau:
KT trước

KT sau

tác động

tác động

Nhóm thực nghiệm (a)
Nhóm đối chứng (b)
Giá trị chênh lệch (c =

3,0
3,1
0,1
22

4,0

3,5
0,4


a - b)
Giá trị p
0,0796
0,0120
Có ý nghĩa (p≤ 0,05)
Không có ý nghĩa
Có Ý nghĩa
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P =
0,0120 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết
quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9859. Điều đó cho thấy mức
độ ảnh hưởng của việc ứng dụng phần mềm Violet vào dạy học Lịch sử cho lớp
thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Nâng
cao chất lượng môn Lịch sử cho
học sinh lớp 5..... – Trường Tiểu
học ................... thông qua việc
ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học”

đã được kiểm

chứng.

Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của lớp thực nghiệm và lớpđối chứng
V. BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 4,0 kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 3,5. Độ chênh lệch điểm
số giữa hai nhóm là 0,5; Điều đó cho thấy điểm điểm trung bình của hai lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm điểm
trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9859.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.

23


Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là
p=0.0387 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã có hiệu quả trong việc
nâng cao chất lượng môn Lịch sử cho học sinh lớp 5..... – Trường Tiểu
học .................... Các vấn đề, biện pháp nêu ra trong đề tài này đảm bảo tính
khoa học, tính kinh tế, tính khả thi và dễ áp dụng trong dạy học Lịch sử. Chúng
tôi mạnh dạn khuyến nghị các bạn đồng nghiệp nên vận dụng phần mềm này
vào việc giảng dạy môn Lịch sử trong trường Tiểu học. Chắc chắn, chất lượng
dạy và học sẽ được cải thiện đáng kể. Với năng lực, kinh nghiệm, sự tâm huyết
và với cách sử dụng các biện pháp nêu trên một cách sáng tạo và linh hoạt của
các bạn đối với các đối tượng học sinh khác, thì chắc chắn hiệu quả chất lượng
giáo dục sẽ cao hơn.
2. Kiến nghị

2.1. Đối với nhà trường
Tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy như
phòng học chức năng, máy chiếu, ti vi để sử dụng trong việc dạy học.
2.2 Đối với giáo viên
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết sâu sắc việc vận dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học để từ đó nâng cao chất lượng học tập của học
sinh.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp tiểu học có thể ứng dụng đề tài này
vào việc dạy học phân môn Lịch sử để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập
cho học sinh.
Người viết đề tài

24


VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn Hướng dẫn sử dụng phần mềm Violet.
- Tài liệu tập huấn Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án
Việt Bỉ - Tiến sĩ Christopher Tan, PGS,TS Trần Kiều, GS,TS Trần Bá Hoành – Năm
2009.
- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 5 – Nguyễn Anh Dũng – Năm 2015.
- Sách giáo viên Lịch sử lớp 5.

25


×