Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

SỬ DỤNG HỢP LÝ, LINH HOẠT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 56 trang )

phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o vÜnh têng
Trêng THCS ChÊn Hng
............0o0............

SỬ DỤNG HỢP LÝ, LINH HOẠT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

Giáo viên viết chuyên đề:

…………………..

Giáo viên dạy minh họa:

…………………….

Tổ:

Khoa học xã hội


MỤC LỤC
Phần thứ nhất
Mở đầu

Trang

Các chữ cái viết tắt

3



I. Lý do chọn đề tài

4

1.Cơ sở lý luận.

4

2.Cơ sở thực tiễn.

6

II. Mục đích nghiên cứu.

6

III. Đối tượng nghiên cứu

7

IV. Phương pháp nghiên cứu

7

V.Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu

7

VI.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu


7

VII. Ý nghĩa nghiên cứu

7
Phần thứ hai
Nội dung

8

I. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề nghiên cứu

8

1. Cơ sở lý luận

8

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

9

II. Một số phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch Sử

11

1. Khái niệm phương pháp dạy học

11


2. Một số phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử

11

3. Một số hình thức dạy học thường được sử dụng trong môn Lịch sử

11

4. Phương tiện hỗ trợ trong dạy học Lịch sử

11

III. Giải pháp thực hiện

12

1. Một số phương pháp đặc trưng bộ môn

12

1.1. Trình bày miệng

12

1.2. Sử dụng đồ dùng trực quan

13

1.3. Sử dụng SGK và các tài liệu học tập khác


21

1.4. Tổ chức cho học sinh tự học lịch sử

30

1.5. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

33
1


2. Một số hình thức dạy học thường được sử dụng trong môn Lịch sử

35

3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử

42

IV. kết quả qua thực tiễn vào giảng dạy

47

Phần thứ ba
Kết luận và kiến nghị

48


I. Kết luận

48

II. Kiến nghị.

48
Phần thứ tư
Bài dạy minh họa

Tài liệu tham khảo

50
54

2


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ
-

BCHTW:
CHXHCN:
THCS:
THPT:
LS:
GV:
VD:
HS:
SGK:

TƯ:
CNTB:
NVGQVĐ:
KHTN
KHXH:
HLM:
GDCD:
BĐTD :
ĐBP:

Ban chấp hành trung ương
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Lịch sử
Giáo viên
Ví dụ
Học sinh
Sách giáo khoa
Trung ương
Chủ nghĩa tư bản
Nêu và giải quyết vấn đề
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội
Học liên môn
Giáo dục công dân
Bản đồ tư duy:
Điện Biên Phủ

3



SỬ DỤNG HỢP LÝ, LINH HOẠT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN ĐỂ
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
Nhận biết lịch sử đúng đắn là một tất yếu lịch sử khách quan để hành động
đúng trong hiện tại. Ngay từ thời nguyên thuỷ khi mới xuất hiện con người đã có
nhận thức này để xác định sự phát triển của cộng đồng, Ăng ghen nói: “Lịch sử bắt
đầu từ đâu thì tư duy cũng bắt đầu từ đấy”. Các nhà sử học cổ đại khẳng định “Lịch
sử là thầy dạy của cuộc sống”. Trong đấu tranh cách mạng các lãnh tụ của giai cấp
vô sản coi trọng việc nghiên cứu quá khứ lịch sử là một trong những vũ khí đấu
tranh sắc bén có hiệu quả. Việc nhận thức lịch sử không chỉ để biết mà phải hiểu để
rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực tiễn . Cũng như các môn khác học
lịch sử là một quá trình nhận thức, thu nhận thông tin và sử dụng thông tin mà mỗi
cá nhân phải thực hiện cùng với sự giúp đỡ của thầy, tài liệu tham khảo và các
phương tiện học tập khác. Trong hai nhân tố của quá trình học tập ( dạy và học) thì
nhân tố bên trong học có ý nghĩa quan trọng mang tính quyết định. Vì vậy khi học
lịch sử học sinh không chỉ dừng ở việc ghi nhớ sự kiện mà điều quan trọng phải
hiểu được bản chất lịch sử, quá trình lịch sử, rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm
của quá khứ để vận dụng vào cuộc sống hiện tại. Trở thành con người có tư duy
độc lập, thông minh chủ động, tích cực trong suy nghĩ và hành động.
Thực tế chất lượng dạy và học lịch sử chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đào
tạo. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất năng lực tư duy của học sinh còn hạn chế , giáo viên chưa tạo được
hứng thú học tập cho các em vì vậy chất lượng bộ môn thấp . Do vậy người thầy
cần phải tìm hiểu sử dụng phương pháp dạy học như thế nào cho hợp lý, linh hoạt
để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn học đáp ứng nhu cầu phát
triển giáo dục và đào tạo.
I. Lý do chọn đề tài

1.Cơ sở lý luận.
Hiện nay đất nước ta đang trên con đường phát triển hội nhập. Ngành giáo
dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước về mọi mặt, vì
giáo dục là ngành tạo ra những con người làm chủ xã hội , đất nước. Vì vậy
Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” BCHTW Đảng xác định mục tiêu
giáo dục và đào tạo nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, hình thành đội ngũ lao động trí thức, có tay nghề, có năng lực thực hành chủ
động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.
4


Xuất phát từ mục tiêu đó, Đại hội lần VIII của Đảng đã khẳng đinh “ Giáo dục là
quốc sách hàng đầu”. Quốc hội khóa X, Nước CHXHCN Việt Nam đã ra nghị
quyết 04/2000 về vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, và đặc biệt là
triển khai nghị quyết 04 của Quốc hội. Bộ giáo dục đã ban hành văn bản số 3668
ngày 15/5/2001 về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây là
phương hướng quan trọng chỉ đạo thế hệ trẻ thực hiện sự nghiệp cách mạng vẻ
vang mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
Mục tiêu giáo dục của Đảng ta từ trước đến nay luôn nhấn mạnh đến việc
đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có
phẩm chất, đạo đức, hiểu biết khoa học, có năng lực tư duy và thực hành…Mọi
môn học đều “bình đẳng” trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Việc học tập môn
Lịch sử cũng đòi hỏi, yêu cầu như học tập bất cứ môn nào khác.
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản
Việt Nam đã nêu rõ định hướng: “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học…Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và
sáng tạo của học sinh, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn”
Điều 4 luật giáo dục cũng khẳng định “ Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng năng lực

tự học, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên”
Hoạt động dạy học là một quá trình thống nhất giữa giáo viên và học sinh
trong đó dưới tác động chủ đạo ( tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự
giác, tích cực tự học, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ
dạy học đã đặt ra.
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và chủ động học tập của học sinh,
chúng ta cần nhìn nhận và hiểu đúng về đổi mới phương pháp dạy học. Việc lựa
chọn phải được đặt trong mối quan hệ qua lại của mục tiêu, nội dung, phương pháp,
phương tiện, tổ chức đánh giá…dạy học. Đặc biệt mối quan hệ giữa mục tiêu, nội
dung và phương pháp dạy học là cơ bản nhất. Phương pháp dạy học phải phù hợp
với mục tiêu, nội dung dạy học. Ngược lại, phương pháp dạy học lại có ảnh hưởng
tích cực tới việc thực hiện nội dung và mục đích dạy học.
Học lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ để
hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Khi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên,
người ta có thể trực tiếp quan sát trong tự nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm.
Nhưng lịch sử xã hội loài người không thể trực tiếp quan sát hoặc diễn ra trong
phòng thí nghiệm. Vì vậy nhiệm vụ tất yếu của bộ môn lịch sử là tái tạo lịch sử.
Nhưng tái tạo lịch sử bằng cách nào? mà phương pháp dạy học là một khoa học
đồng thời cũng là một nghệ thuật. Không có phương pháp nào là vạn năng cả, vì
vậy trong dạy học, người giáo viên phải biết kết hợp đồng thời các phương pháp để
gây hứng thú học tập, phát triển tư duy cho học sinh.
5


2.Cơ sở thực tiễn.
Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách
giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy
động não, không có bài tập thực hành…Đây là một những nguyên nhân làm suy
giảm chất lượng môn học.

Người giáo viên trong dạy học lịch sử đa số làm nhiệm vụ nói lại nội dung
sách giáo khoa, càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên
cơ sở sách giáo khoa. Như vậy bài giảng không gây hứng thú học tập cho học sinh
mà gây nhàm chán trong tâm lý dạy học của cả giáo viên và học sinh.
Về phía học sinh đa số các em coi lịch sử là môn phụ nên các em ít chú ý
nghe giảng, ghi chép máy móc, chỉ học thuộc lòng những gì ghi trong vở, không
biết kết hợp với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo lại không biết làm nảy sinh
những vấn đề lịch sử cần được giải quyết. Các em lười suy nghĩ, không biết phân
tích vấn đề, hay nhớ lầm giữa nội dung này với nội dung khác, sự kiện này với sự
kiện khác càng không biết nêu vấn đề để thảo luận tìm hiểu.
Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến tới nền
kinh tế tri thức. Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành giáo dục cũng phải có đổi
mới mà sự đổi mới đầu tiên là về nội dung và chương trình sách giáo khoa.Sách
giáo khoa mới đã chú ý đến giải quyết hợp lý mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, hữu cơ
giữa hai phần: kênh chữ và kênh hình do vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp
dạy học.
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh, coi trọng vị trí vai trò của người học vừa là đối tượng-vừa là chủ thể.
Thông qua quá trình học tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực,
chủ động cải biến mình. Nếu giáo viên biết phát huy nội lực từ phía người học thì
sẽ nâng cao được chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học.
Bản thân đã dạy lịch sử liên tục trong nhiều năm thấy được những khó khăn
trong quá trình giảng dạy (Những quan điểm lệch lạc, những hạn chế của người dạy
và người học). Tôi mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng
tạo hơn, luôn có hứng thú học tập để giờ học bớt căng thẳng, các em tiếp thu bài
được tốt hơn. Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi đồng nghiệp, cùng với
các đợt tập huấn chuyên môn tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Vận dụng linh hoạt,
sáng tạo các phương pháp dạy học để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất
lượng bộ môn Lịch sử 9” góp phần đổi mới phương pháp dạy học và thấy các em
yêu thích môn sử hơn. Đến giờ học, các em không còn căng thẳng nên kết quả học

tập cao hơn.
II.Mục đích nghiên cứu.
Chuyên đề xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để tìm
ra phương pháp tối ưu nhất theo hướng đổi mới để phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo, hứng thú học tập, tìm tòi nghiên cứu nhằm tạo sự say
6


mê, hứng thú yêu thích môn lịch sử hơn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và
học môn Lịch sử ở trường THCS.
III. Đối tượng nghiên cứu
-“Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học để tạo hứng thú học
tập và nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử 9”
-Học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Chấn Hưng – Vĩnh tường - Vĩnh
Phúc.
IV. Phương pháp nghiên cứu .
- Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài
-Phương pháp điều tra, dự giờ, thực nghiệm, trắc nghiệm, quan sát, trò
chuyện với học sinh.
-Trao đổi với đồng nghiệp
-Tổng kết kinh nghiệm cuả bản thân trong nhiều năm giảng dạy.
-Kiểm tra, đối chiếu số liệu trước và sau khi áp dụng đề tài
V.Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề này nghiên cứu trong không gian trường THCS Chấn Hưng-Vĩnh
Tường- Vĩnh Phúc
VI.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
-Phạm vi: Đề tài được thực hiện với giáo viên Lịch Sử và học sinh lớp 9
trường Trung học cơ sở Chấn Hưng- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc
- Kế hoạch nghiên cứu: Chuyên đề này tôi nghiên cứu trong năm học 20122013 và thực hiện trong học kỳ 1 năm học 2013-2014
VII. Ý nghĩa nghiên cứu

-Tạo cơ hội cho người dạy và người học có một phương pháp mới
-Nâng cao hứng thú học tập, phát triển tư duy, củng cố niềm tin và ý thức
vươn lên cho học sinh để nâng cao chất lượng học tập bộ môn.

7


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận
Như ta đã biết lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, đặc thù của môn
học lịch sử là phải tiếp cận nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những
danh nhân lịch sử, không chỉ của dân tộc mà còn cả thế giới, từ cổ đại cho đến hiện
đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một
cách chính xác, đầy đủ. Vì vậy, đòi hỏi các em phải cần cù, say mê, và chịu khó
lĩnh hội kiến thức thì mới đạt được kết quả cao. Vì thế mà bộ môn lịch sử khó gây
được hứng thú học tập ở học sinh.
Mặt khác dạy học lịch sử là một quá trình cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc nhằm phục vụ cho việc giáo dục,
giáo dưỡng và phát triển tư duy của học sinh qua môn học. Trên cơ sở đó, giáo dục,
khơi dậy những tình cảm, tư tưởng, đạo đức làm chuẩn mực cho hành vi trong cuộc
sống, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
Môn lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ
những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống của dân tộc, tự hào với
những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ hiện tại có
thái độ đúng đắn đối với sự phát triển trong tương lai.
Những nhận thức, quan niệm sai lệch về ví trí, chức năng của khoa học lịch
sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp
nghiên cứu, học tập không đúng làm giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt.

Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai
hoặc nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường học nói chung
và trường THCS nói riêng.
Vì vậy, trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo QĐ số
16/2006 của Bộ GD&ĐT ngày 5/6/2006 nêu rõ: “ Phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối
tượng học sinh, điều kiện trường lớp, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học,
khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập.”
Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích
cực, gây hứng thú cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi xét cho cùng công
việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục
phải được thực hiện thông qua hành động và hành động của bản thân (tư duy và
thực tiễn).
Việc phát huy tính tích cực, khơi dậy sự hứng thú học tập, phát triển ý thức,
ý chí, năng lực, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển
tối ưu của giáo dục.

8


Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục rất coi trọng việc dạy học lịch sử. Đúng như
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong cuốn lịch sử nước ta:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ III. Tổng bí thư Đỗ Mười đã phát biểu:
“Cùng với quá trình quôc tế hoá ngày càng mở rộng. Thì trở về nguồn là xu thế
chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là sự tìm tòi phát hiện ngày
càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý,
những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến

hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ và văn minh”.
Vì thế, đối với chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn sâu sắc ý nghĩa bộ
môn lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay ở trường phổ thông, phấn đấu
làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình và kiên quyết đấu tranh chống những quan
niệm sai lệch về bộ môn Lịch sử.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1 Thuận lợi
- Trong những năm qua, bộ môn Lịch sử được các cấp, các ngành quan tâm
hơn như tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên, thi học sinh giỏi cấp huyệntỉnh, thi tốt nghiệp THPT.
- Được sự chỉ đạo quan tâm sâu sắc của các cấp, ban ngành, đặc biệt là Sở
Giáo dục & đào tạo, Phòng Giáo dục& đào tạo , Ban giám hiệu nhà trường, tổ
chuyên môn và các anh chị đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm.
- Giáo viên có đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng,
máy vi tính, đèn chiếu phục vụ cho việc giảng dạy.
- Nhà trường có kết nối internet nên việc truy cập thông tin về chuyên môn
cũng có nhiều thuận lợi.
- Bản thân giáo viên luôn có nhu cầu nghiên cứu, tìm tòi cái mới, cái hay
trong bài giảng.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và một số em có sách tham khảo đó là
điều cần thiết cho các em học tập ở trường và ở nhà. Mặc dù mới học lớp 9 nhưng
một số em đã biết truy cập vào trang web để lấy thông tin, kiến thức phục vụ cho
môn học khi cần thiết.
2.2 Khó khăn
Cùng với những thuận lợi như đã nói ở trên, thì trong công tác giảng dạy tôi
cũng nhận thấy nhiều khó khăn-bất cập, nguyên nhân dẫn đến chất lượng của bộ
môn Lịch sử ngày càng sa sút. Tuy nhiên, trong đề tài này tôi chỉ trình bày một
cách ngắn gọn một số nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng đó.

9



Thứ nhất, trong nhận thức chung, chúng ta còn xem nhẹ môn học Lịch sử,
coi môn Lịch sử là “môn phụ” cho nên học sinh chưa thật sự yêu thích và có ý thức
trong việc học tập môn học này.
Thứ hai, chương trình học và việc giảng dạy bộ môn LS còn nhiều vấn đề
tồn tại: Chúng ta thấy rằng từ sau đổi mới chương trình và sách giáo khoa được áp
dụng từ năm học 2006-2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo thì “dung lượng” kiến
thức thì nhiều mà “thời lượng” thì quá ít... dẫn đến phương pháp giảng dạy thiên
về đọc chép... mà ít chú ý đến rèn luyện phát triển khả năng tư duy độc lập của học
sinh.
Thứ ba, nhiều giáo viên bộ môn Lịch sử chưa thật sự tâm huyết với nghề
hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế...
Thứ tư, từ những nguyên nhân trên dẫn đến học sinh “ngán” không hứng
thú với môn Lịch sử, học LS chỉ là để đối phó với bài kiểm tra, nên đa số học sinh,
học LS theo phương pháp “thuộc lòng” “máy móc”... mà không có cái nhìn tổng
quát , toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của LS dân tộc và LS thế giới.
Thứ năm: Sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học và
công nghệ, vì thế mà một số em và gia đình của các em chỉ chú trọng môn khoa
học tự nhiên, môn Lịch sử ít được quan tâm.
-Khó khăn lớn nhất là học sinh không thích học môn Sử vì vậy ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng bộ môn . Theo tôi nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích môn
lịch sử, nên ý thức học tập của các em chưa tốt.
- Do ảnh hưởng của gia đình và xã hội chưa thực sự coi trọng , quan tâm tới
môn lịch sử
- Các giờ học lịch sử chưa gây được sự hứng thú cho học sinh.
- Các em thấy khó nhớ các sự kiện, khó học và chán nản.
- Giáo viên sử dụng phương pháp chưa phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Với đặc điểm của môn lịch sử 9 (1,5 tiết trong một tuần) thì 1 tiết dạy 45

phút như hiện nay, nếu không chuẩn bị, sắp xếp chu đáo sẽ không đạt được yêu cầu
về hai phía cả thầy lẫn trò bởi vì bài quá dài, kiến thức rất nặng.
Qua thực tế khi chưa áp dụng chuyên đề, tôi đã đưa ra một số câu hỏi trắc
nghiệm về thái độ của học sinh đối với học môn lịch sử. Đồng thời yêu cầu các
em làm một bài kiểm tra về kiến thức . Kết quả như sau:
+ Kết quả điều tra về thái độ của học sinh đối với việc học lịch sử :
Số HS
được điều tra
84

Thích

Không thích

Bình thường

TS

(%)

TS

(%)

TS

(%)

17


20.2

26

31

41

48,8
10


+Kết quả xếp loại bài kiểm tra.
TS
84

Giỏi

Khá

TB

Yếu

TS

%

TS


%

TS

%

TS

%

10

11,9

15

17,9

48

57,2

11

13

+Kết quả xếp loại trung bình môn học kỳ I năm học 2012 - 2013.
TS
84


Giỏi

Khá

TB

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

15

17,9

20


23,8

47

56,0

2

2,3

Tuy còn nhiều khó khăn, song với trách nhiệm của người giáo viên đứng lớp
tôi luôn luôn mong muốn học sinh mình yêu thích môn Lịch Sử, có hứng thú học
tập, tiếp thu bài tốt, đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi đã cố gắng nghiên cứu thực hiện đề
tài của mình.
II. Một số phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch Sử
1. Khái niệm phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học là con đường, cách
thức hoạt động thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy tổ chức, hướng dẫn học
sinh học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
Phương pháp dạy học lịch sử trong thực tiễn cũng như trong lý luận là một
hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự sáng tạo, cải tiến không ngừng lao động của cả thầy
và trò.Vì vậy xét về một mặt nào đó, phương pháp dạy học không chỉ là một khoa
học mà còn là nghệ thuật với những yêu cầu cao về thủ pháp sư phạm.
2. Một số phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử
1. Trình bày miệng
2. Sử dụng đồ dùng trực quan
3. Sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác
4. Dạy học nêu vấn đề
5. Tổ chức việc tự học lịch sử cho học sinh…
3. Một số hình thức dạy học thường được sử dụng trong môn Lịch sử
1. Dạy học liên môn

2. Trao đổi đàm thoại
4. Phương tiện hỗ trợ trong day học Lịch sử
Sử dụng bản đồ tư duy, ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử…

11


III. Giải pháp thực hiện
Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy học của mình, tôi thấy
giáo viên cần đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng các phương pháp thật linh
hoạt, sáng tạo vận dụng một hay nhiều phương pháp với nhau sao cho phù hợp với
từng kiểu bài, phù hợp với thời gian cho phép, đối tượng học sinh để không chỉ
giúp các em nắm vững, nhớ lâu kiến thức mà còn tạo nên một không khí thoải mái,
gần gũi, nhẹ nhàng, sôi nổi, để lôi cuốn học sinh nhằm phát huy tính tích cực, say
mê, hứng thú hơn trong tiết học Lịch sử. Có như vậy học sinh mới yêu thích môn
học và sẽ nâng cao được chất lượng bộ môn.
1.Một số phương pháp đặc trưng bộ môn
1.1.Trình bày miệng
1.1.1. Lời nói sinh động:
Với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm giàu hình ảnh, giáo viên sẽ dẫn dắt học
sinh “trở về” với quá khứ của lịch sử, tạo được biểu tượng rõ ràng, cụ thể về một
sự vật, biến cố lịch sử. Lời nói có ý nghĩa giáo dục lớn tác động đến tình cảm, hình
thành tư tưởng cho học sinh. Trong dạy học lịch sử có nhiều cách trình bày miệng
khác nhau : Tường thuật, miêu tả , nêu đặc điểm về sự kiện nhân vật lịch sử và giải
thích để tìm hiểu bản chất, ý nghĩa…
1.1.2. Tường thuật :
Là cách trình bày miệng quan trọng nhằm tái hiện ở học sinh biến cố lịch sử
quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó. Khi trình bày tình tiết phải gợi
cảm, gây xúc động, đồng thời tạo biểu tượng rõ ràng chân thật. Giáo viên có thể kết
hợp phân tích để học sinh hiểu sâu hơn nội dung, bản chất sự kiện. Khi tình tiết đã

căng thẳng GV nên dừng lại vài giây đặt câu hỏi đưa các em vào tình huống: Nếu
đặt mình trong đó mình sẽ phải giải quyết như thế nào? Tường thuật thường kết
hợp với miêu tả, giải thích, đồ dùng trực quan…
1.1.3. Miêu tả :
Là trình bày những đặc trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên
những nét bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của
chúng.
Ví dụ như miêu tả địa thế Điện Biên Phủ...Có thể chia miêu tả làm hai loại :
Miêu tả toàn bộ bức tranh quá khứ và miêu tả khái quát có phân tích. Yêu cầu khi
miêu tả giáo viên phải đảm bảo tính khách quan khoa học đồng thời phải trình bày
rõ ràng, có thái độ đúng đắn với đối tượng được miêu tả
1.1.4. Nêu đặc điểm về sự kiện, nhân vật lịch sử:
Là một dạng của miêu tả nhằm làm sáng tỏ những nét bản chất, những đặc
trưng trong mối liên hệ bên trong của các hiện tượng lịch sử. Nêu đặc điểm thường
được dùng trong các trường hợp sau: Dùng xen vào tường thuật nhằm cụ thể hóa
một sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc dùng để khái quát tính chất một hiện tượng lịch
12


sử dưới dạng một hình ảnh tượng trưng để giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung bản
chất của hiện tượng
1.1.5. Giải thích
Được sử dụng trong việc tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng
phức tạp, những khái niệm, các qui luật, nhằm làm cho học sinh có quan điểm khoa
học về sự phát triển của xã hội loài người ,về những mối liên hệ nhân quả giữa các
hiện tượng
Giải thích được sử dụng khi trình bày sự kiện quan trọng, giáo viên cung cấp
cho học sinh những kiến thức cần thiết rồi dừng lại phân tích sự kiện ấy hoặc
hướng dẫn học sinh tự phân tích. VD: khi dạy về phong trào cách mạng 1930-1931
với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh giáo viên hướng dẫn HS phân tích: Tại sao đó là

cuộc diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945?
Giải thích được tiến hành ở cuối một bài, một chương để rút ra những điểm
quan trọng nhất mà HS cần ghi nhớ, VD sau khi học xong bài Đảng cộng sản Việt
Nam ra đời cần cho HS giải thích được :Tại sao Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
1.1.6. Những yêu cầu khi trình bày miệng của giáo viên
Trình bày phải vừa sức tiếp thu của học sinh, gây hứng thú cho học sinh.
Ngôn ngữ phải đúng, chính xác, lời nói có hình ảnh sinh động, hấp dẫn, phải kết
hợp chặt chẽ giữa lời nói, SGK, đồ dùng trực quan…
1.2. Sử dụng đồ dùng trực quan
1.2.1.Vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan .
Về giáo dưỡng: Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của
sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có giá trị để hình thành các khái niệm lịch sử
giúp cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội .
Đồ dùng trực quan có vai trò rất to lớn giúp học sinh nhớ kỹ, nhớ lâu, hiểu
sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc
trong trí nhớ đó là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy nhìn
vào bất cứ đồ dùng trực quan nào học sinh cũng phải nhận xét, phán đoán, hình
dung quá khứ lịch sử được phản ánh,minh hoạ như thế nào. Học sinh suy nghĩ, tìm
cách diễn đạt bằng lời, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể hoá bức tranh xã hội đã qua.
Về giáo dục: Đồ dùng trực quan có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc, thẩm
mỹ cho học sinh. VD: xem cuốn phim tài liệu cuộc đời và hoạt động của Hồ Chủ
Tịch hay chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ. Học
sinh sẽ có những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, những anh hùng
chiến sỹ cách mạng, quý trọng nhân dân, căm thù quân xâm lược và chiến tranh
Với tất cả ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển nêu trên, đồ dùng trực
quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập
cho học sinh. Nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại .
13



1.2.2 Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
Có nhiều cách phân loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông . Xong về cơ bản chúng ta có thể chia chúng thành 3 nhóm lớn:
1.2.2.1. Đồ dùng trực quan hiện vật
- Bao gồm:
+ Những di ích lịch sử cách mạng như: Kinh đô Huế, hang Pắc Pó…
+ Những di vật khảo cổ, các di vật thuộc các thời đại lịch sử như:
Trống đồng Đông Sơn, mũi tên đồng ở Cổ Loa, cọc gỗ Bạch Đằng, xe tăng
tiến vào dinh Độc Lập…
Đồ dùng trực quan hiện vật là một tài liệu gốc rất có giá trị, có ý nghĩa to lớn
về mặt nhận thức. Tuy nhiên việc sử dụng chúng còn bị hạn chế do nó không có
sẵn trong nhà trường, nó được lưu trữ trong các bảo tàng hoặc di tích không còn
nguyên vẹn, bị huỷ hoại theo thời gian.Trong những điều kiện thuận lợi, giáo viên
nên tổ chức giảng dạy ngay trong các viện bảo tàng ở TW, địa phương hoặc ở ngay
các địa điểm diễn ra các sự kiện lịch sử.
1.2.2.2. Đồ dùng trực quan tạo hình:
Gồm các loại phục chế, mô hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử… Nó có khả năng
khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, biến cố, sự kiện lịch sử một
cách cụ thể, sinh động, khá xác thực.
Ví dụ:
- Sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh
- Bức ảnh “Nguyễn Ái Quốc ở đại hội Tua năm 1920”; “Lễ thành lập
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 22/12/1944”
- Phim tài liệu về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
1.2.2.3. Đồ dùng trực quan qui ước:
Bao gồm: Các loại bản đồ lịch sử. Sơ đồ, đồ thị, niên biểu… Các loại đồ
dùng này tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng khi phản ánh những mặt
chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng, khuynh hướng phát triển
của hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội của đời sống. Nó không chỉ là phương tiện

để cụ thể hoá sự kiện lịch sử mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh.
Ví dụ:
- Bản đồ chung: Bản đồ “Đông Nam Á trước sự xâm lược của CNTB
Phương Tây”; “Chiến tranh thế giới thứ II”…
- Bản đồ chuyên đề: “Chiến dich Điện Biên Phủ năm 1954”
- Bản đồ sơ lược: “Quá trình phát triển lãnh thổ về phía Nam của nước
Đại Việt”…
- Niên biểu về “Những thành tích của nhân dân Việt Nam trong thời
kỳ kháng chiến thực dân Pháp (1946-1954)”
14


Ngày tháng

Thành tích các mặt
Quân sự

Kinh tế

Chính trị

Ngoại giao

Văn hoá

Tùy vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng
thích hợp. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù
hợp với các bài học lịch sử.
1.2.3. Cách sử dụng:
1.2.3.1. Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK:

Hình vẽ tranh ảnh không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tư
tưởng tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Từ việc quan sát tranh ảnh
sẽ đến tư duy trìu tượng. Bản thân tranh ảnh không thể gây ra quan sát tích cực nếu
không được đặt trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết
phải trả lời một vấn đề cụ thể. Thông qua quan sát miêu tả tranh ảnh học sinh được
rèn luyện kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ, từ đó rèn khả năng sử dụng ngôn
ngữ sử học của các em ngày càng phong phú. Từ việc quan sát, giáo viên luyện cho
học sinh cách xem xét phân tích, giải thích để rút ra kết luận. Nếu làm thường
xuyên các thao tác tư duy được rèn luyện, khả năng phát huy trí thông minh sáng
tạo của học sinh ngày càng nâng nên.
Ví dụ 1 : Bài 24.Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân 1945 – 1946.
Khi dạy phần diệt giặc dốt giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh hình 43 “ lớp
bình dân học vụ”. Để giúp học sinh thấy được phong trào xóa nạn mù chữ diễn ra
rất sôi nổi, tích cực, thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Trước hết giáo
viên cho học sinh quan sát bức tranh và có những câu hỏi gợi mở:
- Qua bức tranh này em thấy nhân dân ta học tập trong điều kiện như thế
nào?
- Lớp học gồm những thành phần nào ?
- Gương mặt và thái độ học tập của mỗi người ra sao ? Thể hiện điều gì ?
- Sau khi học sinh trao đổi thảo luận, giáo viên sẽ sử dụng phương pháp trình
bày miệng kết hợp với đồ dùng trực quan để các em hiểu: “ Đây là một trong những
hình ảnh thực của lớp bình dân học vụ ban đêm ở miền Bắc, trước mặt mỗi người
có một đèn dầu nhỏ, mọi người đang chăm chỉ học tập để đẩy lùi bóng đêm ngu
dốt, nét mặt ai cũng lộ rõ vẻ quyết tâm học chữ. Truyền thống hiếu học lâu đời của
nhân dân ta bị chế độ thực dân phong kiến kìm hãm đến nay đã có dịp phát huy
mạnh mẽ. Mặc dù phải học trong những điều kiện thật khó khăn, gian khổ giữa bao
thiếu thốn và công việc bộn bề ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng
nhân dân ta đã vượt nên tất cả mọi khó khăn vẫn hăng hái đi học. Trong đêm tối,
dưới ngọn đèn dầu le lói mọi người đều chăm chú say xưa học tập. Bình dân học vụ

15


đã lôi cuốn đủ các lứa tuổi, các thành phần, không phân biệt già trẻ, trai gái, giàu
nghèo… nó thể hiện khí thế của một dân tộc đang vươn lên làm chủ vận mệnh của
mình . GV có thể tích hợp với môn Văn học để giờ học nhẹ nhàng, học sinh hứng
thú nghe giảng hơn :
“O tròn như quả trứng gà.
Ô thì đội mũ, ơ thì thêm râu.
O, a chẳng khác gì nhau,
Vì a có cái móc câu bên mình”
Ví dụ 2: Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
kết thúc 1953-1954.
Khi dạy phần: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. GV cho HS quan sát bức ảnh hình 52 SGK, rồi
nêu vấn đề : Quan sát bức ảnh em hiểu được điều gì? Kết hợp các phương pháp: Sử
dụng đồ dùng trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, trình bày miệng…GV cho HS
hiểu được: Trước âm mưu mới của Pháp và Mĩ tháng 9.1953, Bộ chính trị BCHTW
Đảng họp tại khu núi Hồng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thuộc căn cứ địa
Việt Bắc để bàn chủ trương tác chiến Đông- Xuân 1953-1954. Trong ảnh là Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và các ủy viên Bộ chính trị đang bàn
kế hoạch tác chiến. Đứng từ trái qua phải là Nguyễn Chí Thanh, Phạm Văn Đồng,
Hồ Chí Minh, Trường Chinh và cuối cùng là Võ Nguyên Giáp. Ở trên bàn là bản
đồ quân sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang cầm thước chỉ trên bản đồ. Tất cả mọi
người khác đang chăm chú theo dõi và suy nghĩ để đi đến quyết định tác chiến cuối
cùng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Tổng quân ủy trình bày hai phương án
tác chiến do Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị. Bộ chính trị đã phân tích tình hình, chỉ
ra chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, cũng như của ta, cuối cùng quyết định đưa bộ đội
chủ lực của ta lên hướng Tây Bắc buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó, ta
nhân đó tiêu hao sinh lực địch , đồng thời đẩy mạnh hoạt động ở các chiến trường

sau lưng địch
Ví dụ 3: Bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
kết thúc 1953-1954.
Khi dạy phần :Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Trong mục 2.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
1954 Giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh hình 55 SGK, rồi nêu vấn đề : Quan
sát bức ảnh em hiểu được điều gì? Kết hợp các phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực
quan, nêu và giải quyết vấn đề, trình bày miệng, tích hợp với môn Âm nhạc, Văn
học, sử dụng câu chuyện về nhân vật lịch sử (Anh hùng Tô Vĩnh Diện- lấy thân
mình cứu pháo), ứng dụng công nghệ thông tin…GV cho HS hiểu được công việc
chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ của nhân dân ta: Trong ảnh các chiến sỹ
pháo binh đang gò lưng kéo pháo, cả người và pháo đều phải ngụy trang bằng lá
16


cây. Đường rừng thì hẹp, bề ngang chỉ vừa đủ bề ngang của khẩu pháo. Các chiến
sỹ đã buộc dây chão vào khẩu pháo và đứng thành hai hàng, người nọ đứng sát
người kia, pháo kéo đến đâu thì phải có người chèn pháo đến đấy, đề phòng pháo
trượt xuống dốc. Có một chiến sỹ đứng ngoài hàng hô: một, hai, ba, hò dô ta
nào…! Cứ thế, cứ thế, với lòng yêu nước, quyết tâm tiêu diệt giặc, các chiến sỹ
pháo binh của ta đã kéo được các khẩu pháo vào trận điạ, sẵn sàng nã những đòn
sấm sét xuống đầu quân thù.
Như vây việc khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK kết hợp với phương
pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, trình bày miệng, tích
hợp với môn Âm nhạc, Văn học, sử dụng câu chuyện về nhân vật lịch sử , ứng
dụng công nghệ thông tin… Vừa giúp giáo viên bổ sung kiến thức cho bài giảng,
vừa phát huy được năng lực tư duy cho học sinh, kích thích trí tưởng tượng phong
phú, giờ học nhẹ nhàng thoải mái, bớt căng thẳng, tạo hứng thú học tập để HS tiếp
thu bài tốt hơn.
1.2.3.2. Phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học Lịch sử.

Trên bản đồ các sự kiện luôn thể hiện trong một không gian, thời gian, địa
điểm nhất định. Qua quan sát rèn cho học sinh kỹ năng đọc bản đồ “như đọc sách
giáo khoa”. Thông qua quan sát đọc kí hiệu , giáo viên phát triển cho học sinh khả
năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ kết hợp với phương pháp tường
thuật miêu tả, nêu đặc điểm, hệ thống câu hỏi và tài liệu tham khảo làm cho học
sinh thu nhận hình ảnh, sự kiện qua bản đồ được sinh động cụ thể sâu sắc hơn, huy
động được tối đa khả năng làm việc của học sinh: Mắt thấy, tai nghe, óc phân tích
tổng hợp. Nếu như chỉ dùng phương pháp trình bày miệng, giáo viên khó có thể tạo
cho học sinh biểu tượng về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà thực dân Pháp cho
là: “một pháo đài kiên cố không thể công phá”. Rõ ràng khi chọn vị trí chiến lược
cho kế hoạch của mình, Na Va đã nghĩ đến Điện Biên Phủ với địa hình cánh đồng
Mường Thanh có núi cao bao bọc hiểm trở sẽ gây khó khăn cho ta khi tấn công,
hơn nữa còn là vị trí chiến lược có thể kiểm soát cả chiến trường Lào và Bắc Bộ.
Nếu giáo viên biết kết hợp sử dụng bản đồ: Hình thái chiến trường trên các
mặt trận Đông - Xuân 1953 – 1954, lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 .Tích
hợp với môn Địa lý cùng với một số hình ảnh khác , sử dụng phương pháp miêu tả,
phân tích học sinh sẽ có biểu tượng khá rõ về “pháo đài kiên cố”, là “ xương sống
của kế hoạch NaVa”. Kết hợp sử dụng các phương pháp như vậy giáo viên đã bồi
dưỡng quan điểm duy vật lịch sử cho học sinh, đặt sự kiện lịch sử trong không
gian, thời gian cụ thể có yếu tố địa lý nhất định.
Ví dụ: Bài 30. Hoàn thành giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 1973 –
1975 (Lịch sử 9 ). Khi dạy phần chiến dịch Tây Nguyên giáo viên sử dụng bản đồ
cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 cho học sinh quan sát. Qua quan sát
và giới thiệu của giáo viên, học sinh sẽ thấy có 3 kiểu mũi tên khác nhau từ đó xác
định được trong lược đồ thể hiện 3 chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ
Chí Minh. Sau đó học sinh tập trung vào chiến dịch Tây Nguyên để các em nhận rõ
17


vị trí chiến lược của Tây Nguyên. Khi trình bày diễn biến GV hướng HS quan sát

rồi trả lời các câu hỏi gợi mở của GV để phát triển năng lực tư duy cho HS:
- Tại sao ta chọn Tây Nguyên làm chiến dịch mở màn cho cuộc tổng tiến
công?
- Tại sao ta chọn Buôn Ma Thuột làm trận đánh mở đầu?
- Mất Buôn Ma Thuột có ảnh hưởng như thế nào đến chính quyền Sài Gòn?
- Thắng lợi Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào?
Như vậy với loại bài kháng chiến, khởi nghĩa. GVnên vận dụng các phương
pháp: Trình bày miệng, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề…để giúp học sinh tạo
biểu tượng lịch sử, gây hứng thú học tập, kích thích tư duy phát triển.
1.2.3.3. Sử dụng chân dung các nhân vật LS và kể các câu chuyện về
nhân vật LS
Học sinh rất thích xem tranh ảnh, nghe kể chuyện chân dung các nhà cách
mạng, các anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ… khi sử dụng GVcần chú ý đến mục
đích giáo dục, giáo dưỡng và phát triển tư duy. Phải làm nổi bật tính cách của nhân
vật thông qua miêu tả bên ngoài, hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử để cho học
sinh hứng thú, kích thích óc tò mò, phát triển năng lực nhận thức. Qua việc sử dụng
chân dung các nhân vật LS, học sinh học tập được tài trí, đạo đức, lòng yêu nước,
tinh thần đấu tranh hy sinh vì độc lập tự do cho đất nước của họ qua đó các em tự
rèn mình qua các tấm gương đó.
Ngoài việc chọn hình dáng đặc điểm riêng của từng nhân vật LS để gây
hứng thú học tập cho HS thì GV còn phải biết chọn lọc những hoạt động tiêu biểu
hay sự nghiệp, những công lao của nhân vật ấy đối với đất nước hoặc nhân loại của
nhân vật đó để khắc sâu kiến thức cho các em: Một nhân vật lịch sử bao giờ cũng
có một sự nghiệp nhất định, có khi bao gồm nhiều mặt. Trong một thời gian ngắn
ngủi (45phút) trên lớp, người thầy giáo dạy sử không thể nào kể lại toàn bộ sự
nghiệp của nhân vật, mà chỉ có thể chọn lọc một trong hai hoạt động tiêu biểu nhất
trong cuộc sống hoặc những hoạt động điển hình nhất, cần phải chọn lọc tinh giản
cao độ nhưng phải đầy đủ chính xác, làm sao khi giảng mà không nông cạn, không
mơ hồ.
Để đạt được mục đích trên, người giáo viên phải mất nhiều công sức như sưu

tầm tài liệu, tranh ảnh của từng nhân vật lịch sử mà trong tiết dạy yêu cầu, biết
chọn lọc, kết hợp đưa những kiến thức ngoài sách giáo khoa vào bài giảng đúng
phương pháng dạy học theo kiểu sơ đồ Đai Ri. Tất cả việc làm trên mặc dầu tốn
nhiều thời gian và sức lực nhưng khi đạt được mục đích yêu cầu đề ra trong một tiết
học trên lớp 45 phút thì người thầy giáo cảm thấy nhẹ nhõm, quên đi mệt mỏi lo
âu, làm cho học sinh hứng thú, phấn khởi học tập sau một giờ lên lớp công phu của
thầy và trò.
Không phải lúc nào cũng đưa chân dung nhân vật Lịch sử ra mà thời gian sử
dụng phù hợp với nội dung bài học. Trong khi sử dụng giáo viên vừa miêu tả,
18


tường thuật vừa phân tích, giải thích và định hướng cho học sinh tự mình đánh giá
vai trò, tính cách của nhân vật rút ra những suy nghĩ của mình và học tập theo
những tấm gương đó.
Ví dụ 1: Bài 18. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. (Lịch sử 9). Phần luận
cương chính trị tháng 10/1930 có bức chân dung Trần Phú. GV cho HS quan sát và
đặt câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về đồng chí Trần Phú? Sau khi HS phát biểu,
GVcó thể kể cho các em nghe tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Trần Phú
như sau: Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại Đức Thọ - Hà Tĩnh. Cha mẹ mất sớm nên
phải về Quảng Trị nhờ họ hàng. Trần Phú được vào học ở trường Quốc học Huế.
Năm 1925 tham gia Hội Phục Việt rồi ra nhập Tân Việt cách mạng đảng. Tháng
8/1926 ông sang Trung Quốc liên lạc với hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và
trở thành hội viên. Năm 1927 ông được cử sang học tại trường đại học Phương
Đông ở Mat-xcơ-va được cử làm Bí thư chi bộ. Đầu năm 1930 về nước hoạt động
được cử vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Được sự giúp đỡ của những người cảm tình Đảng ông được bố trí ở dưới tầng hầm
của ngôi nhà số 90 phố Hàng Bông Nhuộm- nay là phố Thợ Nhuộm - Hà Nội. Tại
đây Trần Phú đã khởi thảo luận cương chính trị của Đảng. Tháng 10/1930 ông
tham gia Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, được cử làm

tổng Bí thư của Đảng, sau đó về hoạt động ở Sài Gòn. Sau thời gian hoạt động
ngày 19/4/1931 ông bị địch bắt tra tấn và hy sinh lúc mới 27 tuổi. Sau khi HS nghe
xong GV đặt câu hỏi:
- Em có cảm nghĩ gì về đồng chí Trần Phú? Qua đó em học tập được gì?
Ví dụ 2: Bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
kết thúc 1953-1954.
Khi dạy phần : Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Khi khai thác hình 55 SGK. Bộ đội ta kéo pháo
vào Điện Biên Phủ giáo viên có thể tích hợp với môn Âm nhạc cho HS nghe giai
điệu Hò kéo pháo, tích hợp với môn Văn:
“Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân nhắm mắt còn ôm…”
Đặt vấn đề : Câu thơ trên nói về ai ? Sau khi HS trả lời, GV kể cho học sinh nghe
câu chuyện về : Anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện: “ Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924 ở
Nông Trường- Nông Cống- Thanh Hóa. Là tiểu đội trưởng pháo cao xạ thuộc Đại
đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ: Kéo pháo lên trận địa. Tối ngày 25.1.1954 bắt đầu xuất phát, đến ngày
30.1.1954 đơn vị Tô Vĩnh Diện kéo pháo ra đến Dốc Chuối, một cái dốc nghiêng
70 độ đường hẹp và cong rất nguy hiểm, bộ đội ta đặt tên là “dốc ba tời” vì mỗi lần
vượt dốc, mỗi pháo phải mắc tới ba tời. Khẩu pháo nặng 2,5 tấn phải huy động 120
người kéo. Tô Vĩnh Diện xung phong cùng đồng chí Tỵ lái pháo, không may nửa
chừng dốc thì dây tời bị đứt, khẩu pháo cứ thế lao nhanh xuống dốc. Anh bình tĩnh
giữ càng, lái cho pháo xuống thẳng đường. Không may một trong bốn dây pháo lại
19


bị đứt, pháo càng lao nhanh hất đồng chí Tỵ xuống suối. Trước hoàn cảnh hiểm
nghèo đó Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và buông tay
lái chạy lên trước lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo. Khẩu pháo bị vướng,
nghiêng dựa vào sườn núi nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ được pháo dừng lại.

Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ
toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu
thắng lợi. Ngày 7.5.1956 Tô Vĩnh Diện được nhà nước truy tặng huân chương quân
công hạng nhì và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Khi học sinh
nghe xong GV đặt câu hỏi:
- Em có cảm nghĩ gì về đồng chí Tô Vĩnh Diện? Qua đó em học tập được gì?
GV sử dụng câu chuyện về Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót khi dạy phần
diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, lúc ta tiến công đợi 1 để tiêu diệt căn cứ Him
Lam: “Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xã Cẩm Quan- Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh
trong một gia đình nông dân nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi
cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu.
Năm 1950 anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến
dịch lớn: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc và đặc biệt trong trận đánh của cứ điểm
Him Lam mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ chiều 13/3/1954. Đại đội 58 của
Anh được lệnh dùng bộc phá, phá rào mở cửa. Phan Đình Giót đánh quả bộc phá
thứ 9 thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh quả bộc phá thứ 10. Địch
tập trung hỏa lực bắn vào cửa mở, đồng đội bị thương vong, đồng chí lao lên đánh
tiếp 2 quả nữa phá toang đoạn rào cuối cùng mở thông cửa để đồng đội lên đánh
nốt lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang Phan Đình Giót vượt lên áp
sát lô cốt số 2 ném thả pháo , bắn kìm chế cho đơn vị tiến lên. Đồng chí bị thương
vào vai máu chảy đầm đìa, nhưng hỏa lực từ lô cốt thứ 3 xuất hiện bắn vào đội hình
quân ta. Phan Đình Giót gắng lên nhích dần đến lô cốt này , dùng hết sức còn lại để
nâng khẩu tiểu liên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô lớn “Quyết hy sinh vì
Đảng…vì dân!” rồi rướn người lấy đà lao cả thân mình vào bịt lỗ châu mai, dập tắt
hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp, tạo thuận lợi cho đơn vị ào ạt xông lên tiêu
diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch
Điện Biên Phủ. Khi đó anh là tiểu đội phó Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn
141, sư đoàn 312. Ngày 31.8.1955 Phan Đình Giót được nhà nước truy tặng huân
chương quân công hạng nhì và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Khi học
sinh nghe xong GV đặt câu hỏi:

- Em có cảm nghĩ gì về đồng chí Phan Đình Giót? Qua đó em học tập được gì?
1.2.3.4 Sử dụng niên biểu, đồ thị, sơ đồ:
Đây là phương pháp hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian,
đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một giai đoạn lịch sử.
Chúng ta có thể sử dụng các loại niên biểu sau:
- Niên biểu tổng hợp
20


- Niên biểu chuyên đề
- Niên biểu so sánh
Ngoài ra còn sử dụng: Đồ thị và sơ đồ
1.2.3.5. Yêu cầu chung khi sử dụng đồ dùng trực quan
- Phải có sự chuẩn bị chu đáo, nắm vững nội dung, ý nghĩa từng loại để lựa
chọn cho phù hợp với từng kiểu bài
- Xác định rõ mục đích trình bày trực quan. Khi sử dụng đưa ra khéo léo kịp
thời, đúng nội dung, treo đúng vị trí, dùng xong cất ngay để đảm bảo tính khoa học,
tránh sự phân tán của học sinh.
- Đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học, tính thẩm mĩ.
Tất cả học sinh được quan sát rõ ràng, đầy đủ. Khi sử dụng phải kiểm tra được
nhận thức của học sinh, chú ý phát triển óc quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp,
khái quát, nhận xét, rút ra kết luận.
Tóm lại, trong dạy học lịch sử ở trường Phổ thông, việc kết hợp lời nói sinh
động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều kiện quan trọng nhất
để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển cho học sinh.
1.3. Sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác
1.3.1. Vị trí
- Sách giáo khoa là sự cụ thể hoá chương trình môn học do Nhà nước quy
định, được biên soạn theo chương trình và quán triệt mục tiêu đào tạo đã được xác
định , trong đó phải thể hiện mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học.

- Kiến thức trong SGK đảm bảo tính khoa học, tư tưởng và phù hợp với
trình độ nhận thức của học sinh từng cấp học, lớp học; đảm bảo tính toàn diện,
phản ánh đầy đủ các mặt của xã hội loài người theo các quy luật của khoa học lịch
sử. Thông qua hệ thống kiến thức đó, các em sẽ có thái độ đúng đắn, tình cảm phù
hợp với các sự kiện, hiện tượng lịch sử được đề cập trong sách.
- Hình thức trình bày trong sáng, rõ ràng và các bài học, chương mục sắp xếp
đúng và hợp logic giúp giáo viên và học sinh dễ tiếp thu kiến thức khi học tập, soạn
bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
1.3.2 phương pháp sử dụng
1.3.2.1 Sách giáo khoa
Một vấn đề cần đặt ra cần giải quyết là GV nên sử dụng nội dung bài viết của
SGK như thế nào cho tốt, để tránh lặp lại hai khuynh hướng: thoát ly nội dung SGK
hoặc bê nguyên xi bài viết SGKvào bài giảng. Bằng kết quả thực nghiệm sư phạm
trong nhiều năm, tiến sĩ N.G.Dairi đề xuất cách sử dụng SGK minh họa bằng sơ đồ
sau:
1

2
2

3
21


Số “2” chỉ phần nội dụng vừa có trong bài giảng, vừa có trong SGK. Đó là
những vấn đề chủ yếu nhất, khó hiểu nhất. Việc lĩnh hội kiến thức ấy một cách sâu
sắc và vững chắc là nhiệm vụ hàng đầu.
Số “1” Chỉ phần tài liệu không có trong SGK, GV đưa phần này vào bài
giảng, nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa sức của SGK
Số “3” chỉ nội dung của SGK không giảng ở trên lớp, mà HS sẽ tự học ở nhà.

Thường thường, đó là phần tài liệu ít có ý nghĩa, nhưng đôi khi rất quan trọng mà
không đưa vào được do thiếu thời gian.
Việc bổ sung sách giáo khoa và cụ thể hóa những luận điểm chung trong
SGK không những làm cho bài giảng thêm dễ hiểu hơn mà còn tạo cho nó có tính
hấp dẫn, cảm xúc và động viên được tính tư duy của học sinh. Bởi vì, “tài liệu học
tập tự nó đã chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết và
tính tích cực của học sinh. Đó là tính chất mới lạ của tư duy của khoa học, tính sáng
tỏ của sự kiện, tính độc đáo của các kết luận, phương pháp đặc sắc để phát hiện ra
những khái niệm đã được hình thành, sự xâm nhập sâu xa vào các bản chất của sự
kiện…”. Do đó, theo Dairi “nhiệm vụ đầu tiên trước khi chuẩn bị vào giờ học là
xác định xem nội dung nào của SGK sẽ đưa vào hay không đưa vào bài giảng? Nội
dung nào cần bổ sung và vì sao bổ sung cho quá trình lịch sử được miêu tả và giải
thích một cách đúng đắn, trọn vẹn. Chỉ với cách xử lý như vậy chúng ta mới đạt
được mục đích mở rộng thông tin và mới tập trung một cách đầy đủ vào những nội
dung quan trọng nhất”.
Tóm lại, việc sử dụng sơ đồ Dairi vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu
sắc, giúp GV khắc phục được mâu thuẫn trong quá trình dạy học, tránh được tình
trạng quá tải và tạo hứng thú cho HS trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học. Tuy nhiên, GVcũng nên lưu ý rằng việc sử dụng sơ đồ Dairi cần linh hoạt,
không công thức, tùy theo nội dung bài giảng và trình độ cụ thể của HS cũng như
điều kiện cụ thể của dạy học.
Bằng lý luận dạy học và kinh nghiệm thực tế ở nhà trường phổ thông, chúng
ta có thể xác định cách sử dụng SGK như sau:
Đối với giáo viên, để sử dụng SGK lịch sử được tốt, đúng mục đích và yêu
cầu bài học lịch sử, người GV cần thực hiện các công việc sau : (1) xác định kiến
thức cơ bản trong bài giảng; (2) sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa lịch sử và
(3) sử dụng hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để phát huy tính tích cực, độc
lập nhận thức của học sinh. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các công việc của GV
khi sử dụng SGK trong dạy học lịch sử.
- Xác định kiến thức cơ bản của bài giảng: Việc làm này có vai trò quan

trọng vì nó giúp GV và HS hiểu rõ nội dung của SGK cũng như bài giảng của GV .
Để xác định kiến thức của bài giảng, giáo viên thực hiện các bước sau:
+ Nghiên cứu tên bài học là việc đầu tiên của giáo viên trước khi chuẩn bị
bài giảng, vì việc này giúp định hướng cho giáo viên cho việc xác định kiến thức cơ
22


bản cần thiết cho bài giảng, kiến thức tham khảo để làm rõ bài giảng và phương
pháp truyền đạt cần thiết để cho học sinh hiểu và nắm được nội dung bài học.
+ Xác định kiến thức cơ bản. Muốn làm được GV phải đọc toàn bộ nội
dung trong SGK, trong đó chú ý các nội dung chính (đặc biệt có dính dáng đến tên
bài học) rồi sau đó tóm tắt lại; tìm các thuật ngữ, khái niệm loại ra riêng để giải
thích, sau đó lồng vào bài dưới dạng các câu hỏi để kích thích học sinh suy nghĩ và
trả lời. Ngoài ra, GV cũng xác định vị trí của kiến thức cơ bản trong bài (tất nhiên
là nó có vị trí quan trọng) để chú ý và làm rõ cho bài giảng của mình, chú ý thời
gian để xác định nó cho bài giảng.
+ Đối chiếu nội dung mục và tên bài để tìm ra sự liên quan giữa hai vấn
đề này với nhau. Các đề mục trong bài thường gắn với các mảng kiến thức khác
nhau nhưng những cái này đều là sự khai triển vấn đề mà tựa bài học đưa ra. Mục
có nội dụng kiến thức liên quan đến tên bài thì thường kiến thức cơ bản sẽ tập trung
nhiều nhất ở đó.
Một yêu cầu quan trọng của GV trong việc thiết kế bài giảng đó là xác định
chính xác mục tiêu bài học trên các mặt: kiến thức, tư tưởng và kỹ năng. Việc xác
định đúng mục tiêu là rất quan trọng, nó giúp định hướng cho GV và HS trong suốt
tiến trình hoạt động dạy học, từ đó giúp GV hoàn thành mục tiêu của khóa trình,
của môn học và của bài học. Hiện nay, có nhiều tài liệu giúp GV xác định mục tiêu
bài học như sách giáo viên, sách thiết kế giáo án môn lịch sử, tài liệu tham khảo
dùng trong giảng dạy lịch sử… tuy nhiên những tài liệu này chỉ mang tính gợi ý
cho GV tham khảo, chứ không hoàn toàn mang tính áp đặt. Bài giảng trên lớp chỉ
mang dấu ấn của cá nhân GV, thể hiện trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm

của mình chứ không rập khuôn theo một khuôn mẫu nào cả. GVcó thể tự mình xác
định mục tiêu bài học dựa trên SGK và theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Và tất nhiên,
mục tiêu bài học phải có 3 mục chính: kiến thức, kỹ năng và tư tưởng, trong đó
quan trọng nhất là phải nắm vững kiến thức cơ bản của bài học. Từ việc nắm vững
kiến thức bài học, giáo viên tiến hành các thao tác sư phạm để giảng giải kiến thức
ấy giúp HS nắm vững, khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học, bồi dưỡng tình cảm
cho HS và đồng thời rèn luyện các kỹ năng cho HS như kỹ năng diễn đạt, kỹ năng
đọc bản đồ, tranh ảnh…
Ví dụ: Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc
(1953 – 1954). Căn cứ vào vị trí của bài trong chương, ta cần xác định rõ mục tiêu
của bài học này là: Về phía địch, trong thời gian cuối của cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân ta, Pháp gặp nhiều khó khăn về binh lực cũng như trang thiết bị,
chiến lược, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Việt Nam, cùng Pháp thực hiện âm
mưu mới thâm độc thể hiện trong kế hoạch Nava. Còn ở phía ta, trước âm mưu của
địch ta đã chuẩn bị sẵn thế và lực vững mạnh, đủ sức chống lại kế hoạch của Pháp
– Mỹ. Với mục tiêu bài học như vậy, khi dạy tiết 1 của bài, GVsẽ phải làm rõ các
kiến thức cơ bản: kế hoạch Nava để thấy rõ âm mưu thâm độc của Pháp – Mỹ, chủ
trương chiến lược của ta và thắng lợi to lớn của quân dân ta ở Điện Biên Phủ, đây
23


chính là kiến thức cơ bản cần nắm vững để qua đó HS hiểu được vì sao quân ta
đánh thắng được địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ và trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược ?.
Trong mục I. Kế hoạch Na-Va của Pháp-Mĩ và mục II: Cuộc tiến công chiến
lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, GVcần làm rõ
hoàn cảnh và nội dung kế hoạch Nava và khẳng định cho HS biết rằng, kế hoạch
Nava thực chất chính là âm mưu mới của Pháp và Mỹ ở chiến trường Đông Dương.
Với kế hoạch quân sự quan trọng này, Pháp – Mỹ hy vọng rằng, chiến tranh của
chúng chống lại quân dân ta sẽ giành một thắng lợi quyết định trong 18 tháng để

“kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Đó là những cố gắng lớn nhất và cuối cùng
của thực dân Pháp, có sự giúp đỡ to lớn của Mỹ . Ở kiến thức (1) trong phần II,
giáo viên cũng đi lướt qua, nhưng cần khẳng định cho học sinh biết rằng: thực hiện
chủ trương chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của Đảng, ta đã tấn công địch ở
nhiều nơi, buộc địch phải phá sản kế hoạch tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ,
phân tán ra nhiều nơi để tấn công ta. Chính chủ trương chiến lược đúng đắn của Bộ
Chính trị đã dẫn đến thắng lợi to lớn của quân dân ta mà đỉnh cao là chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ. Thắng lợi to lớn về quân sự đưa tới thắng lợi của ta trên mặt trận
ngoại giao. Chúng ta giành thắng lợi to lớn trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
là do nhiều nguyên nhân, trong đó sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh, tài chỉ huy của Võ Nguyên Giáp là nhân tố quan trọng nhất. Đạt được
những nhận thức trên sẽ giúp HS có các kỹ năng như phân tích, so sánh, đánh giá
các sự kiện lịch sử; giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc, niềm tin vào Đảng
và Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng kính yêu các anh bộ đội Cụ Hồ…
·
1.3.2.2. Các tài liệu tham khảo:
Những tư liệu tham khảo bổ sung đưa vào bài giảng, không những giúp
HS hiểu sâu sắc bài học, mà còn tác động mạnh đến tư tưởng và tình cảm của học
sinh. Tư liệu tham khảo đó chính là tài liệu, tư liệu lịch sử, tài liệu văn học có liên
quan đến bài học giáo viên sẽ dạy. Giáo viên cần tìm đọc những tài liệu này, tìm
các nội dung phù hợp với trình độ học sinh và bài học để đưa vào bài dạy. Để làm
được điều này, giáo viên cần:
- Căn cứ vào nội dung của từng phần bài học để lựa chọn cho phù hợp:
Những nội dung lịch sử cần cụ thể hóa, ví dụ như miêu tả, tường thuật sự kiện, trận
đánh thì giáo viên tìm các hồi ký, ký sự và kể chuyện lịch sử... Những nội dung cần
phân tích, khái quát thì giáo viên tìm đọc các tác phẩm kinh điển của Lê-nin và các
nhà cách mạng, văn hóa nước ta, sách đại học, sách chuyên đề… Khi tìm đọc các
tài liệu này, nhất thiết giáo viên phải tìm tài liệu chính thống hay các tài liệu của
các nhà khoa học có uy tín trong ngành để đọc. Đọc để so sánh, đối chiếu với bài
viết trong SGK để tìm ra những ý cơ bản (trong đó có thể là những tư liệu mới,

đoạn trích, hồi ký, những mẩu chuyện lịch sử có liên quan đến nội dung chính của
bài) để lồng vào bài giảng. Các ý cơ bản đó, thông thường giáo viên có 2 cách sử
dụng:
24


×