Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

ĐTKHSPUD nâng cao hiệu quả dạy học môn tập đọc lớp 3 bằng phương pháp dạy học cá thể hóa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.07 KB, 46 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC HỒI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

“NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC Ở
LỚP 3A TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA”

NGƯỜI THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Xuân Nương
TỔ/KHỐI:

II

ĐƠN VỊ :

Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

THÁNG 3 NĂM 2017
1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC HỒI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
----------------------------

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

“NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC Ở
LỚP 3A TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC


BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nương
Chuyên ngành : Sư phạm Tiểu học
Tổ khối:

II

Đơn vị:

Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Ngọc Hồi, tháng 3/2017
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này do tôi tự nghiên cứu dựa trên tình hình thức tế dạy và
học môn Tập đọc ở lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và chưa được công
bố tại bất kì văn bản nào khác.

Người viết

Nguyễn Thị Xuân Nương

3


MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ


TRANG

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Phần A. Mở đầu
1. Tóm tắt
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
Phần B: Nội dung
I.Cơ sở lí luận
1. Các khái niệm liên quan
2.Mục tiêu
3. Ý nghĩa
4. Nội dung
II. Thực trạng về công tác dạy và học phân môn tập đọc của lớp 3A
1. Đặc điểm tình hình lớp
2.Tình hình giáo viên
3.Tình hình học sinh
4. Thực trạng dạy và học phân môn tập đọc ở lớp 3A
5. Nguyên nhân của thực trạng
III. Giải pháp thay thế
IV. Vấn đề nghiên cứu
V. Giả thiết nghiên cứu
Chương III: phương pháp

1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế nghiên cứu
3. Quy trình nghiên cứu
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
5. Phân tích dữ liệu và kết quả
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
4


PHẦN A: MỞ ĐẦU
1.Tóm tắt
Cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc
giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và
động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học
tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn
minh. Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách
có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc học sinh được làm quen với
ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài
học cần thông báo ...Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi
dưỡng cho các em cảm nhận được những rung cảm thẩm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp
của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt
đẹp.
Nhưng trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng học sinh viết đọc
sai, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất là do học sinh ở

đây có thói quen phát âm sai, lẫn lộn giữa các âm hiện nay, hiện tượng học sinh đọc
sai, chưa đúng tốc độ là khá phổ biến ở tất cả các môn học chiếm một tỷ lệ khá. Bên
cạnh đó, về phương pháp, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan một số giáo viên
chưa chú ý áp dụng phương pháp hợp lý khi dạy phân môn Tập đọc. Điều đó dẫn đến
mặt bằng học phân môn tập đọc của lớp không đồng đều, có em học rất tốt nhưng
cũng có em đọc còn rất yếu.
Với những trăn trở trên tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài :“Nâng cao hiệu quả dạy
học môn tập đọc ở lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc bằng phương pháp
dạy học cá thể hóa”

5


Nghiên cứu đề tài này được tiến hành trên lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá
Ngọc. Lớp thực nghiệm được thực hiện phương pháp dạy học cá thể hóa. Kết quả cho
thấy tác động đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập của học sinh. Lớp thực
nghiệm đã có khả năng đọc tốt hơn so với đầu năm. Kết quả kiểm tra cho thấy không
có học sinh nào bị điểm dưới trung bình, các em đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ
đúng.
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
Hiện nay trong nước có rất nhiều côn trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Tập đọc ở bậc Tiểu học.
Đề tài: phương pháp dạy học tích cực với phân môn tập đọc lớp 3 của cô
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, giáo viên trường Tiểu học Thắng Thủy.
Một số kinh nghiệm dạy phân môn Tập đọc 3, Giáo viên trần thị Bé Nguyện.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài ngiên cứu nhằm mục đích nhìn lại cách dạy và học phân môn tập
đọc của lớp trong những năm học vừa qua. Từ đó, đưa ra những biện pháp tích cực
nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn tập đọc, giúp học sinh đọc đúng ngữ âm
chuẩn và có tốc độ đọc phù hợp. Dạy học phân theo hình thức cá thể hóa nhằm phát

huy những mặt đã làm được bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, có kĩ năng đọc và trả lời
câu hỏi tốt, bước đầu cảm thụ về tinh thần và ý nghĩa của các bài tập đọc đã học trong
chương trình.
4. Khách thể ngiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Giáo viên dạy phân môn tập đọc và tất cả học sinh lớp 3A trường Tiểu học
Nguyễn Bá Ngọc.
6


4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Việc dạy và học môn tập đọc ở lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc từ đầu
năm học đến nay.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu việc dạy và học môn tập đọc của học sinh lớp 3A từ đầu năm học
đến nay ( thời điểm giữa học kì II năm học 2016-2017)
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này thành công tôi đề ra các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu nhiệm vụ của phân môn tập đọc ở trường tiểu học nói chung và học
sinh lớp 3 nói riêng
Xem xét việc dạy và học tập đọc của lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
từ đầu năm học đến nay để rút ra những mặt hạn chế và thiếu sót.
Tìm hiểu và phân tích thực trạng và hạn chế của những thiếu sót trong công tác
dạy và học môn tập đọc của thầy và trò lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc từ
đầu năm học 2016-2017 đến nay.
Trên cơ sở xác định những nguyên nhân của những hạn chế , thiếu sót để đề ra
những giải pháp tích cực nhằm xây dựng kế hoạch dạy và học cụ thể và phù hợp với
tình hình thực tế của thầy và trò lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Tổ chức
dạy va học phân môn tập đọc một cách có hiệu quả. Rút ra những bài học kinh
nghiệm trong việc dạy và học phân môn tập đọc ở Tiểu học nói chung và lớp 3 nói

riêng theo tình hình thực tế của lớp và trường.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Phương pháp quan sát:
Quan sát thái độ học tập của các học sinh trong lớp để thu thập dữ liệu có liên
quan nhằm bổ sung cho nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp trò chuyện:
Tiếp xúc tra đổi với các học sinh trong lớp để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời những
suy nghĩ , nhận thức, hiểu biết của học sinh đối với việc dạy và học tập đọc.
7


7.3. Phương pháp điều tra:
Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định
nguyên nhân những hạn chế, thiếu sót trong việc dạy và học phân môn tập đọc tại lớp
3A Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
7.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia:
Lắng nghe ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiêm lâu năm trong việc dạy
và học môn tập đọc tại trường để rút ra biện pháp giải quyết những thiếu sót trong
công tác dạy và học phân môn tập đọc tại lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
PHẦN B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm có liên quan
Các lĩnh vực của ngôn ngữ như ngữ nghĩa học, ngữ pháp học và phong thái học
đều có những đóng góp về mặt lí luận để các nhà khoa học giáo dục biên soạn chương
trình học Tiếng Việt cho từng cấp học. Nói riêng về phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu
học, có thể nói các lĩnh vưc của ngôn ngữ học đều đóng góp hình thành cơ sở khoa
học của phân môn tập đọc.
1.1.1. Phân môn tập đọc rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc để học tập và giao
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong giờ tập đọc nhiệm vụ của học
sinh là đọc một bài văn xuôi hoặc thơ và trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung

bài tập đọc, qua đó rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài tập đọc cũng
cung cấp cho học sinh những vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời
sống.
1.1.2. Phương pháp: là con đường đi tới nhận thức sự vật khách quan hay là tập
hợp những phương tiện tác động vào đối tượng để đạt đến mục đích đặt ra.

8


1.1.3. Phương pháp dạy học cá thể hóa: giáo viên chú ý đến từng học sinh, tôn
trọng những phát hiện và ý kiến riêng của từng em. Thận trọng khi đánh giá học sinh,
tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt.
1.1.4. Các văn bản chỉ đạo việc dạy học theo hướng cá thể hóa:
Công văn 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17/09/2007 về việc Hướng dẫn nội dung,
phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Công văn 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01/09/2006 về việc hướng dẫn thực hiên
chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
Công văn 896 /BGD&ĐT-GDTH về việc hướng dẫn điều chỉnh dạy và học cho
học sinh tiểu học.
1.2. Mục tiêu
Việc áp dụng phương pháp dạy học theo hướng cá thể hóa học sinh vào việc dạy và
học phân môn tập đọc ở lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học môn tập đọc dựa theo quy trình dạy và học tập đọc và tình hình
thực tế của địa phương.
Qua việc áp dụng phương pháp giúp rút ra những kinh nghiệm, khắc phục các
yếu kém, tồn tại trong việc dạy và học tập đọc tại đại phương, phấn đấu giúp học sinh
đọc và có tốc độ đọc phù hợp.
1.3. Ý nghĩa:
Việc sử dụng phương dạy học theo hướng cá thể hóa vào việc dạy và học phân
môn tập đọc ở lớp 3A trường Tiểu học Nguyên Bá Ngọc nhằm nâng cao hiệu quả dạy

và học phân môn tập đọc ở lớp, giúp học sinh đọc đúng thông qua việc đọc đúng ở
các giờ tập đọc và việc thực hành thường xuyên ở các giờ Tiếng Việt tăng cường.
Thực tế cho thấy học sinh đọc đúng sẽ nâng cao, bổ trợ cho việc học các môn
còn lại và giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện.
1.4. Nội dung:
Tập đọc là môn học có vị trí quan trọng ở tiểu học. Tập đọc là môn học khởi
đầu (được học sớm nhất ở tiểu học, nối tiếp với học âm, vần). Tập đọc giúp học sinh
9


có một công cụ, một phương tiện quan trọng để học tốt các môn học khác, để chiếm
lĩnh kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại được tàng trữ trong sách vở. Hoạt động
dạy và học phân môn tập đọc ở trường Tiểu học rất phong phú, phức tạp và nhiều mặt.
Giáo viên giảng dạy phân môn tập đọc ở lớp 3 có trách nhiệm truyền thụ kiến thức
đầy đủ các mặt theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ giáo dục và đào tạo không loại
trừ mặt nào.
Nội dung dạy và học phân môn tập đọc lớp 3 bao gồm:
1.4.1 Rèn kĩ năng đọc và rèn trí nhớ cho học sinh
- Thông qua hai hình thức: đọc thành tiếng và đọc thầm.
- Rèn đọc thành tiếng theo các mức độ từ thấp đến cao: đọc đúng; đọc rõ ràng, rành
mạch; đọc lưu loát, trôi chảy; đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là sự tổng hợp của tất cả
các mức độ đọc làm nổi bật ý nghĩa, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài.- Rèn đọc
thầm cũng cần được chú ý bởi đọc thầm ít mệt, có thể đọc nhanh, mau hiểu nội dung
đọc. Rèn đọc thầm phải gắn với một yêu cầu nhất định để buộc học sinh phải tập
trung đọc.
- Nhiệm vụ rèn trí nhớ được thực hiện thông qua việc dạy học sinh đọc thuộc lòng các
văn bản thơ và một số văn bản văn xuôi.
1.4.2 Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ và kiến thức đời sống
Dạy Tập đọc phải thông qua nhiều loại văn bản khác nhau. Các văn bản Tập đọc
chứa đựng nhiều mặt kiến thức văn hoá của nhân loại và dân tộc. Do vậy thông qua

Tập đọc có thể trau dồi kiến thức nhiều mặt cho học sinh như kiến thức văn học, kiến
thức ngôn ngữ và kiến thức về đời sống.
1.4.3 Giáo dục thẩm mĩ, tình cảm tư tưởng và phát triển tư duy
Học tập đọc, học sinh được tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương thông qua các
văn bản nghệ thuật. Đó là cơ hội để học sinh được giáo dục về tình cảm thẩm mĩ, tư
tưởng và phát triển tư duy trừu tượng. Khi học các văn bản nghệ thuật, cần làm cho
học sinh xúc động với vẻ đẹp của văn chương, nhận thức được tình cảm yêu thương
con người và cuộc sống mà tác giả gửi gắm trong bài đọc…
10


II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
CỦA LỚP 3A TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
2.1. Đặc điểm tình hình lớp:
Lớp 3A thuộc trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, một trường đóng chân trên địa
bàn xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Là một xã biên giới nằm phía Tây của
huyện Ngọc Hồi, có đường biên giới giáp hai nước bạn Lào và Campuchia. Diện tích
tự nhiên trên 9 962 ha. Hiện có trên 2016 hộ với 7043 nhân khẩu, bao gồm 12 dân tộc
anh em sinh sống trên 8 thôn, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 70%, địa bàn khu dân
cư sống không tập trung, phân bố rộng và không đồng đều. Đời sống nhân dân trong
xã chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đa số cuộc sống của người dân vất vả, nghèo
khổ, còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp.
Lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc là lớp nằm ở điểm trường Taka, lớp
có 27 học sinh, 25 học sinh dân tộc và 13 nữ dân tộc.
Trong những năm qua trường Tiểu học Nguyến Bá Ngọc đã tiến hành việc dạy
và học cá thể hóa nhưng việc này còn chung chung chưa mang tính sát thực và chưa
tìm được phương án tối ưu đề rèn đọc cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.
2.2. Tình hình giáo viên:
- Mặt mạnh: giáo viên có trình độ đại học, nhiệt tình trong công tác dạy và học,
mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy.

- Mặt yếu: giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy.
2.3. Tình hình học sinh:
Lớp

Tổng số
27

Dân tộc
25

Nữ
13

Nữ dân tộc
13

HS khuyết tật
3

3A
2.3.1. Thống kê kết quả kiểm tra phân môn tập đọc khảo sát đầu năm học 2016 2017 (thang điểm 6)
Môn

SS

HS

HS dự thi


Điểm 1-2

Điểm
2.5-3.5

Điểm 4-5

Điểm
5.5-6
11


SL
Đọc

%

SL

%

SL

%

SL

%

thành


27 27
4
15.0 12
44.0 9
33.0 2
8.0
tiếng
2.4. Thực trạng dạy và học phân môn Tập đọc ở lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn
Bá ngọc:
Từ đầu năm học 2016-2017 giáo viên đã tiến hành dạy học phân môn Tập đọc
theo chuẩn kiến thức kĩ năng theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT kí ngày 5
tháng 5 năm 2006.
* Ưu điểm: giáo viên đã dạy phân môn tập đọc theo đúng quy trình dạy phân
môn tập đọc, đã cố gắng trong việc giảng dạy môn tập đọc để nâng cao chất lượng
dạy và học môn Tập đọc của học sinh.
* Nhược điểm: tuy nhiên giáo viên chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học nhằm gây hứng thú đối với học sinh. Tỉ lệ học sinh yếu môn tập đọc cao: cá
biệt có học sinh yếu đọc còn khó khăn, chưa đúng tốc độ.
Để điều tra thực trạng học tập đọc tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng đọc tập
đọc của lớp 3A kết quả như sau: (xem ở bảng thống kê điểm bài kiểm tra trước tác
động ở phụ lục 1)
Để có kết luận tôi thu gọn số liệu qua các đặc trưng:
- Đặt X là số điểm trung bình của học sinh
- Đặt n là số học sinh được điều tra
- Đặt xi là số điểm ứng với từng học sinh
27

X =


∑x
i =1

i

n

X = 3.4
Qua bảng trên tôi nhận thấy thực trạng học phân môn tập đọc của lớp 3A là khá
yếu so với chuẩn và so với mặt bằng chung của trường.
2.5. Nguyên nhân của thực trạng trên:

12


Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây nên
thực trạng trên.
2.5.1. Lớp có nhiều đối tượng hoc sinh, có em đọc rất tốt nhưng cũng có một
số em còn kho khăn trong việc đọc Tiếng Việt (thường rơi vào số học sinh dân tộc
thiểu số tại chỗ của địa phương)
2.5.2. Cái khó nhất ở đây là bất đồng ngôn ngữ, Học sinh giao tiếp bằng tiềng
phổ thông rất hạn chế nên rất khó trong việc giao tiếp, truyền đạt kiến thức, kĩ năng
cho học sinh.
2.5.3. Đa số học sinh thuộc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế. Phụ huynh
chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em, phụ huynh học sinh phó mặc con
em cho giáo viên.
2.5.4. 90% các em đọc sai dấu thanh, nặng về phương ngữ, đọc sai từ còn
nhiều. Chẳng hạn: Các tiếng không có dấu thì các em đọc thêm dấu, có dấu thì đọc
không có dấu. Ví dụ: voi nhà thì đọc là vòi nha, con rắn đọc là con răn,...
2.5.5. Khi dạy giáo viên sửa sai cho các đối tượng học sinh còn hạn chế, nhất là

học sinh yếu. Giáo viên dường như "bỏ quên" đối tượng học sinh yếu, vì các em học
sinh đọc chậm, đọc sai từ nhiều, trả lời ngắc ngứ làm ảnh hưởng đến thời lượng của
tiết học.
2.5.6. Một số giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đọc mẫu,
đọc còn sai nhiều, khi hướng dẫn kĩ thuật đọc chưa hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình cho học
sinh, nhất là học sinh yếu.
Cụ thể:
a. Về học sinh:
- Thực tế cho thấy chất lượng đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của
việc hình thành kỹ năng đọc. Những học sinh do mang âm hưởng của tiếng địa phương
nên phát âm còn sai lỗi chính tả. Các em còn đọc sai chính âm, đặc biệt sai nhiều đối với
phụ âm đầu như : s/x; ch/tr; d/r và các vần ia/ay, ơm/âm, iu/ ưu; iêu/ ươu.

13


- Một số em còn đánh vần, đọc nhỏ, đọc lí nhí, đọc chưa đúng các tiếng có vần khó:
uyên, oan, uông, ăt/ăc/ăp,... còn bỏ sót tiếng hoặc thêm tiếng; bỏ dấu thanh hoặc thêm
dấu thanh một cách tuỳ tiện.
- Do còn chưa mạnh dạn nên đọc phân biệt các lời của nhân vật trong bài chưa
đạt yêu cầu, còn đọc với giọng đều đều.
- Do các em vừa học ở lớp 2 lên, do đó kỹ năng đọc của các em còn chậm, chưa
đạt yêu cầu vì hổng kiến thức phần học vần ở lớp 2.
- Ở nhà các em không học bài, không ôn lại nội dung bài học ở lớp nên cũng
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói chung và chất lượng đọc nói riêng.
b. Về giáo viên:
- Một số giáo viên chưa chú trọng phối hợp rèn các kỹ năng đọc dẫn đến chưa
đạt được mục tiêu dạy học như mong muốn.
- Việc phân bố thời gian trong tiết tập đọc còn chưa hợp lý, chưa nắm được
trọng tâm của tiết tập đọc.

- Sử dụng các biện pháp dạy học chưa thật sự linh hoạt trong việc phối kết hợp
các phương pháp dạy học và thay đổi hình thức dạy học nên dẫn đến giờ học trầm và
không có hiệu quả cao.
- Nhiều giáo viên không đầu tư nhiều cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy, nên
các định hướng trong giờ học còn chung, mang nặng tính hình thức, và còn áp dụng
một biện pháp dạy học cho tất cả các đối tượng học sinh.
- Điều kiện giảng dạy của giáo viên, của trường còn gặp nhiều khó khăn như cơ
sở vật chất (điện thắp sáng, bàn ghế, bảng,...) chưa đạt yêu cầu, đồ dùng phục vụ môn
học chưa đầy đủ.
Như vậy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chất lượng giờ dạy môn tập đọc và
kết quả học tập của học sinh lớp 3A còn yếu. Nhưng ở dây tôi chỉ chọn một nguyên
nhân chính để tác động đó là tình trạng chất lượng học sinh không đồng đều ở môn
Tập đọc.
14


Xuất phát từ việc nghiên cứu kĩ năng đọc của học sinh , xuất phát từ những khó
khăn mà học sinh gặp phải khi rèn kĩ năng đọc và nguyên nhân của những khó khăn.
Để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc qua
nghiên cứu và thử nghiệm tôi xin đề xuất một số giải pháp để giúp học sinh lớp 3A
trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc học tốt phân môn Tập đọc.
III. GIẢI PHÁP THAY THẾ
1.Chuẩn bị của giáo viên :
+ Lớp 3A giáo viên tiến hành áp dụng phương pháp dạy học cá thể hóa đối với
phân môn tập đọc
2.Tiến hành tác động :
+ Giáo viên thường xuyên cho học sinh tiến hành các hoạt động sau: giáo viên
tiến hành chia làm nhiều nhóm nhỏ theo trình độ của từng em theo năng lực đã kiểm
tra tại buổi kiểm tra khảo sát đầu năm học.
+ Giáo viên tiến hành giao việc cho từng nhóm theo năng lực vào các giờ tập

đọc và luyện đọc trên lớp và giao các bài tập luyện đọc tương ứng về nhà luyện đọc
thêm. (đây là điểm nhấn trọng tâm của tiết học)
o Học sinh yếu: có thể cho học sinh yếu đánh vần ở giai đoạn đầu và tiến
hành nâng cao yêu cầu về tốc độ đọc phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng.
Giáo viên thường xuyên giúp đỡ học sinh yếu phát hiện các lỗi sai thông qua luyện
đọc theo nhóm và cho học sinh yếu đọc lại các từ còn phát âm sai cho đến khi nào đọc
đúng mới thôi. Cho học sinh luyện đọc một cách thường xuyên. Ở giai đoạn đầu chưa
yêu cầu học sinh yếu trả lời các câu hỏi đọc hiểu phức tạp mà chỉ yêu cầu trả lời một
số câu hỏi ngắn gọn có sẵn các dữ liêu trong bài và không cần đòi hỏi tư duy. Giáo
viên phải lựa chọn các câu hỏi gợi mở, có nhiều phương án lựa chọn, không dùng các
câu hỏi chỉ có 1 đáp án lựa chọn Đúng hoặc Sai. GV luyện đọc cho học sinh yếu một
cách thường xuyên và có hệ thống: rèn cho học sinh có thói quen đọc những gì em
15


thấy trên đường đi học như Panô, áp-phích hay những bảng biểu ở lớp ở trường, ở
trên vỏ bánh kẹo mà các em hay ăn,.... Thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập,
phát huy tối đa việc trang trí lớp học vào công tác rèn đọc cho học sinh: cho học sinh
thường xuyên viết những những điều em muốn nói đối với các bạn, đối với lớp và
thường xuyên cho các em đọc trước lớp. Mặc khác giáo viên cũng thường xuyên viết
các mẩu chuyện cười, các đoạn văn ngắn bỏ vào hòm thư vui để học sinh luyện đọc.
Bên cạnh đó giáo viên cũng tập cho học sinh thói quen đọc sách báo, truyện tranh phù
hợp với lứa tuổi và giờ ra chơi.
o Học sinh khá giỏi: có tốc độ đọc phù hợp với từng bài và yêu cầu đọc diễn
cảm. Đối với học sinh lớp 3 mức độ yêu cầu đọc diễn cảm chưa cao như học sinh lớp
4, 5 nhưng đối với học sinh khá đã biết cách đọc đúng rồi, khi dạy giáo viên cần phát
huy mức độ đọc của học sinh để học sinh tự sửa chữa cách đọc của mình chuyển sang
đọc diễn cảm. Giáo viên cần chọn ra những đối tượng đọc tốt, đọc hay để đọc mẫu
cho học sinh này, đọc thầm theo dõi tập giọng đọc của bạn hoặc của người giáo viên
nhất là câu có dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm... lời của các nhân vật cần lên giọng, hạ

giọng như thế nào? Để từ đó người đọc tìm ra cách đọc cho mình. Giáo viên cũng cần
phối hợp với các giáo viên các lớp khác mở các cuộc giao lưu, thi đọc diễn cảm, đọc
theo phân vai giữa các lớp để các em học hỏi và có quyết tâm cao hơn trong việc rèn
đọc.
o Sau mỗi tiết dạy giáo viên có các bài tập, đoạn văn và có các thước đo mực
độ tích cực học tập của học sinh và mức độ tiến bộ của học sinh.
+ Giáo viên thường xuyên kiểm tra mức độ tiến bộ của các nhóm thông qua các
bài kiểm tra thường xuyên để tiến hành chia nhóm hợp lí qua từng giai đoạn và có các
yêu cầu luyện đọc cụ thể qua từng giai đoạn.
Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập đọc khác nhau để giúp
học sinh tránh nhàm chán và có các biện pháp khích lệ động viên học sinh khi đạt
được kết quả tốt.
16


Giáo viên cũng nên thường xuyên tổ chức thi đọc với mục đích:
+ Qua thi đọc rèn tư duy linh hoạt và tác phong linh hoạt, tháo vát, mạnh dạn, tự
tin cho học sinh, đồng thời giáo dục tư tưởng lành mạnh, tình cảm tốt đẹp cho các em.
+ Khi dạy tổ chức thi đọc giáo viên cần chú ý:
+ Đối với thi đọc sau phần luyện đọc thành tiếng, đọc thầm xong qua mỗi bài dạy
giáo viên cần tổ chức nhiều cách thi đọc khác nhau như thi đọc nhanh giữa nhóm tổ,
phần này tuy khó kiểm soát nhưng giáo viên và học sinh cần chú ý kỹ để nhận xét cho
đúng. Còn tổ chức thi đọc giữa cá nhân với cá nhân thì trong một tiết học chỉ tổ chức
được một số đối tượng đại diện của nhóm. Tuy nhiên tính hiếu động của học sinh lúc
nào cũng thích thắng hơn thua nên thường cử bạn khá. Để tránh được điều này giáo
viên nên yêu cầu thi là đối tượng ngang sức nhau và giáo viên cần có một sổ tay theo
dõi để đối tượng nào cũng được thi trong quá trình học.
+ Phần thi đọc cuối bài (phần củng cố).
+ Đây là bước kiểm tra kết quả của học sinh sau một tiết học tập đọc xem mức độ đọc
của học sinh đến đâu để có điều kiện hướng dẫn học sinh đọc thêm ở nhà.

+ Để đọc tốt bài trước khi thi đọc phần này giáo viên cần cho học sinh nêu lại
cách đọc văn bản qua tiết học như để đọc cần lưu ý điều gì? Đối với văn bản truyện
khi đọc bài cần chú ý gì? (phụ thuộc vào từng bài để nêu các nhân vật để phân vai).
+ Giáo viên đọc mẫu lần 2 hoặc cho một đối tượng đọc hay của lớp đọc để học
sinh nhận xét.
+ Đối với văn bản hành chính nên cho học sinh thi đọc đoạn, cả bài dưới hình
thức tiếp sức.
+ Đặc biệt đối với văn bản truyện để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học
giáo viên cần chuẩn bị trước đồ dùng phù hợp với từng vai để học sinh đóng vai được
tốt. Hơn nữa tạo điều kiện giúp cho học sinh yếu dễ nhận ra các vai trong truyện để
tiết học sau các em cũng thích đóng vai để được đọc.
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
17


Việc dạy học theo hướng cá thể hóa có nâng cao được kĩ năng đọc cho học sinh lớp
3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc hay không?
V. GIẢ THIẾT NGHÊN CỨU:
Có: Việc dạy học theo hướng cá thể hóa ở phân môn Tập đọc sẽ nâng cao được kĩ
năng đọc cho học sinh lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Tôi thiết nghĩ rằng
giả sử chưa áp dụng các giải pháp thay thế này thì chất lượng dạy và học phân môn
Tập đọc sẽ đạt hiệu quả không như mong muốn. Nếu các giải pháp thay thế này được
áp dụng thì chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng, kĩ năng đọc của học sinh lớp 3A trường
Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Và đây sẽ là tiền đề để các em học tốt hơn và đáp ứng
dược các yêu cầu cao hơn của các lớp trên.
VI. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Ở nghiên cứu này tôi chọn dạy thực nghiệm ở lớp 3A. Vì học sinh lớp 3 đã
quen thuộc với việc luyện đọc tại lớp. Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu bài
và thái độ học tập của các em một cách rõ ràng, chính xác. Để tiến hành nghiên cứu

tôi đã chọn toàn bộ học sinh lớp 3A .
2. Thiết kế nghiên cứu
Tôi chọn thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm
duy nhất.
3. Quy trình nghiên cứu
Lần 1: Tôi sẽ lấy bài kiểm tra chất lượng đầu năm học 2016-2017 phân môn
Tập đọc của lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (làm bài kiểm tra trước tác
động)
Tổng số học sinh lớp 3A là 27 em (có 3 em khuyết tật) và tôi lấy tất cả học sinh
lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc để khảo sát.

18


Thống kê chất lượng khảo sát đầu năm phân môn Tập đọc của Lớp 3A năm học
2016-2017 như sau:
( Đây là kết quả bài kiểm tra trước tác động)
Điểm
SS

Môn
Đọc

HS

Điểm 1-2
HS dự thi SL
%
thành


tiếng

27

27

4

2.5-3.5
SL
%

15.0 12

Điểm
Điểm 4-5
SL %

44.0 9

33.0

5.5-6
SL %
2

8.0

Lần 2: trong các tiết Tập đọc chính khóa và các tiết Tăng cường Tiếng Việt. Ở
mỗi bài học tôi đều phân chia học sinh thành các nhóm theo trình độ đọc và tiên hành

các giải pháp nêu trên. Tính đến thời điểm hiện nay (học sinh đã làm bài kiểm tra chất
lượng giữa học kì II). Kết quả đạt được như sau:
HS
Môn

SS dự

Đọc thành tiếng

Điểm

Điểm 2.5-

Điểm

Điểm

1-2

3.5

4-5

5.5-6

HS thi

SL

%


27

3

11.0 6

27

SL

%

SL

22.0 15

%

SL

%

56.0

3

11.0

4. Đo lường và thu thập dữ liệu

* Trước tác động
Điểm
SS

Môn
Đọc

Điểm 1-2
HS dự thi SL
%
thành

tiếng
* Sau tác động
Môn

HS

27

27

SS HS

4

2.5-3.5
SL
%


15.0 12

Điểm

Điểm
Điểm 4-5
SL %

44.0 9

Điểm 2.5-

33.0

Điểm

5.5-6
SL %
2

8.0

Điểm
19


dự
Đọc thành tiếng

1-2


3.5

HS thi

SL

%

27

3

11.0 6

27

SL

%

4-5
SL

22.0 15

5.5-6

%


SL

%

56.0

3

11.0

- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra lần 1(bài kiểm tra chất lượng đầu
năm làm căn cứ)
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra lần 2(bài kiểm tra chất lượng giữa
học kì II làm căn cứ)
5. Phân tích dữ liệu và kết quả
Sau thời gian tiến hành tác động (6 tháng), tiến hành cho học sinh lớp 3A làm
bài kiểm tra sau tác động . Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích
dữ liệu qua các thông số: Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài
kiểm tra trước và sau kiểm chứng
Trên đây là kết quả khảo sát chất lượng học sinh mà tôi đã áp dụng các biện
pháp, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho đối tượng học sinh lớp 3A vùng
khó khăn, vùng dân tộc thiểu số (dân tộc KaDong) và đã thu được kết quả đáng mừng,
tỉ lệ học sinh trung bình trở lên đạt tỉ lệ 90,7%. Tuy nhiên về chất lượng đọc, đọc hiểu
văn bản một số ít học sinh chưa cao, nhưng với chủ quan của bản thân tôi thì với chất
lượng như hiện nay thì so với vùng khó khăn như điểm TaKa thì cũng đạt yêu cầu như
mong muốn chỉ tiêu ban đầu đề ra đầu năm học.
PHẦN C
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Dạy tập đọc là việc của chương trình tiếng Việt ở Tiểu học .Nắm vững cách đọc

các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày , tăng hiệu quả giao
tiếp , giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống .
20


Muốn rèn cho học sinh đọc tốt trước hết người thầy phải có nghiệp vụ sư phạm
tốt, đặc biệt đọc mẫu của thầy phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu
rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em
sẽ theo dõi lắng nghe thầy đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước để so sánh đánh
giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo,
mỗi từ ngữ cô đọc, nói đều phải chuẩn mực.
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt
kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức điều khiển
khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự
giác của học sinh.
Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo
khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn
rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. Thực tế cho thấy sách giáo
khoa Tiếng việt, sách soạn bài và sách hướng dẫn phải thừa nhận là có nhiều ưu điểm
nổi bật. Tìm hiểu phần hướng dẫn chung trong sách đa số giáo viên đã nắm được cơ
bản của phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể thì sự lúng túng
và vấp váp lại không ít. Do vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn là quan
trọng song chưa đủ còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối
với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao.
Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương
pháp soạn giảng, phát hiện kịp thời đọc sai, đọc ngọng trong học sinh. Giáo viên phải
kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo.
Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng
triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn yếu.
Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn cho các em

đọc trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường vào
những ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm ngày lễ lớn. Yêu cầu mỗi học sinh phải có
21


quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn tập đọc với các môn học khác như:
Tập làm văn, kể chuyện...
Trên đây là việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn đọc cho học sinh lớp 3 trường
Tiểu học nơi tôi công tác. Với phương pháp rèn đọc này sẽ có tiền đề để tiếp tục dạy
môn tập đọc ở lớp 4, 5 đạt kết quả tốt. Vì vậy nếu có thể cải tiến mở rộng cách hướng
dẫn thì đề tài này có thể áp dụng tốt khi dạy môn tập đọc lớp 4, 5 đáp ứng những yêu
cầu đòi hỏi cao hơn.
Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: Muốn
rèn luyện cho học sinh đọc tốt thì cần tiến hành phân chia các nhóm để giao các công
việc cụ thể để khuyến khích hoạt động tích cực của tất cả đối tượng học sinh trong
lớp. Qua đó nâng cao chất lượng học sinh khá giỏi và tăng cường chất lượng đọc cho
học sinh yếu từ đó nâng cao mặt bằng đọc của học sinh và tiến đến chất lượng học
sinh đồng đều hơn.
Vì vậy trong quá trình dạy học cần xác định mục tiêu ching và mục tiêu riêng
cho từng đối tượng học sinh và có các hoạt động cụ thể gắn với các mục tiêu đó để
nâng cao chất lượng, mặt bằng chung của học sinh.
2. Khuyến nghị
- Sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của ngành và các cấp quản lý giáo dục cần sâu sát
và kịp thời hơn nữa.
- Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn và các hội thảo chuyên đề, các lớp
tập huấn chuyên đề về môn tập đọc lớp 3; cung cấp đồ dùng dạy, học và các tài liệu
tham khảo,...Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia để học tập trau dồi kiến
thức. Cần quan tâm hơn nữa đối với giáo viên tiểu học, thường xuyên bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là môn tập đọc.
22


Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên.
Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm cho giáo
viên, cho học sinh trong khối, trong trường và toàn quận.
Tổ chức câu lạc bộ " Giúp em học tốt Tiếng Việt" dành cho tất cả các đối tượng
học sinh trong trường để giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp và kĩ năng đọc tốt
hơn.
* Những vấn đề còn bỏ ngỏ: Qua qua trình giảng dạy môn tập đọc đặc biệt về rèn
đọc cho học sinh lớp 3 tôi thấy còn nhiều khó khăn và có những mặt hạn chế.
Về học sinh: Một số em học sinh còn đọc ngọng đọc vẫn chưa được hay lắm,
bản thân cần phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn./.
Xác nhận của HĐKH Trường TH Nguyễn Bá Ngọc
Bờ Y, ngày 30 tháng 3 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thị Xuân Nương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1+2
23


2. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 tập 1+ 2
3. Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng Tiếng Việt 3 tập 1+ 2 (Bùi
Thanh Truyền chủ biên, NXB Giáo dục năm 2011
4. Đề tài: phương pháp dạy học tích cực với phân môn tập đọc lớp 3 của cô
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, giáo viên trường Tiểu học Thắng Thủy.

5. Công văn 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17/09/2007 về việc Hướng dẫn nội dung,
phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
6. Công văn 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01/09/2006 về việc hướng dẫn thực hiên
chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
7. Công văn 896 /BGD&ĐT-GDTH về việc hướng dẫn điều chỉnh dạy và học cho
học sinh tiểu học.
_______________

PHỤ LỤC
--------------PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
24


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC

----------

--------------Bờ Y,, ngày 30 tháng 3 năm 2017
BẢNG KẾT QUẢ KIỂM TRA
TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
***********

STT

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

HỌ VÀ TÊN

A
Y
Thao
Thao

Thao Công
Y
Y Thành
Y
Quách Thị
Y
Y
Y
Lương Văn
Thao
Vi Văn
Y
Y Mĩ
Lữ Văn
Thao
Y
A
Y
Vũ Trọng
Quách Thị Kim
Nguyễn Tuấn

Bin
Cầu
Chúc
Chung
Chuyền
Dĩa
Duyên
Giới

Hằng
Hạnh
Hi
Hiền
Hùng
Hùng
Hùng
Lang
Lệ
Linh
Linh
Nương
Quốc
Thiệp
Thịnh
Thủy


ĐIỂM TRƯỚC

ĐIỂM SAU

TÁC ĐỘNG

TÁC ĐỘNG

(THANG ĐIỂM

(THANG


6)
3
3
5
3.5
4
2
1
4.5
5.5
5
3
5.5
3.5
2.5
1
4
4
3
3.5
4
3.5
3
4
5
3.5

ĐIỂM 6)
3
4

6
4
4
3
1
5
6
5
3
6
5
3
1
5
5
3
4
4
4
5
5
5
4

GHI CHÚ

(HSKT)

(HSKT)


25


×