Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.51 KB, 11 trang )

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA.
Thanh toán xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hoạt động rất phong phú đa dạng
nhưng cũng rất phức tạp. Đây là một loại hoạt động không chỉ liên quan đến các
đối tác trong nước mà còn liên quan chặt chẽ với các đối tác nước ngoài. Do đó, để
thực hiện tốt công tác này cần phải có sự cố gắng nỗ lực của bản thân ngân hàngvà
của khách hàng bên cạnh đó là những chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công
thương Đống Đa không ngừng được hoàn thiện, song những tồn tại và hạn chế
trong quá trình thực tế là khó tránh khỏi. Để khắc phục những tồn tại đó, em xin
mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau.
3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.
Như đã trình bày ở chương trước, rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ phần lớn đều có nguyên nhân từ những yếu kém trong nghiệp vụ các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và chính họ lại là những người phải gánh chịu những
thiệt hại nặng nề hơn cả từ những rủi ro đó. Bởi vậy, những biện pháp hữu hiệu
nhằm ngăn ngừa rủi ro trong công tác tín dụng chứng từ trước hết phải xuất phát từ
phía khách hàng. Hiện nay, có nhiều đơn vị tham gia hoạt động xuất nhập khẩu lại
chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ khi đàm phán, ký kết hợp đồng với bạn hàng
thường phải qua phiên dịch, trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của
thương mại quốc tế. Nền kinh tế có nhiều đơn vị xuất nhập khẩu là đáng khuyến
khích, nhưng khi chưa được trang bị kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ mà đã vội vã
tham gia xuất nhập khẩu thì sẽ không tránh khỏi nhiều rủi ro gây thiệt hại cho
chính doanh nghiệp và ảnh hưởng tới lợi ích của cả nền kinh tế. Bởi vậy, yêu cầu
đặt ra trước mắt đối với các doanh nghiệp hiện nay là phải nâng cao trình độ
nghiệp vụ ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán. Cụ thể là:
- Các đơn vị muốn tham gia xuất nhập khẩu phải có cán bộ chuyên trách về xuất
nhập khẩu. Các cán bộ này phải được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật
thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, có năng lực trong công tác và đặc biệt
phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh. Các doanh nghiệp thường xuyên


có các giao dịch xuất nhập khẩu với nước ngoài có thể thành lập một phòng xuất
nhập khẩu chuyên tập trung nghiên cứu thị trường, tình hình tài chính của các bạn
hàng, luật thương mại của các nước đối tác cũng như các thay đổi điều kiện pháp
lý trong và ngoài nước...Đối với các doanh nghiệp không chuyên về xuất nhập
khẩu, chưa có đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại thương, thị trường không quen
thuộc thì nên thuê các chuyên gia tư vấn hoặc uỷ thác cho đơn vị xuất nhập khẩu
có uy tín, thông thạo thị trường thực hiện việc xuất nhập khẩu, tuy chi phí sẽ cao
hơn nhưng đảm bảo an toàn.
- Các đơn vị không ngừng đào tạo cán bộ trẻ, cử cán bộ đi học các lớp nâng cao
trình độ nghiệp vụ do các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước thuê
chuyên gia giảng dạy...nhằm giúp các bộ nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tiếp cận
với các phương thức thanh toán quốc tế hiện đại.
- Trong quan hệ thanh toán với ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ chữ tín, thực
hiện đúng các cam kết với ngân hàng. Các doanh nghiệp phải luôn giữ mối quan hệ
chặt chẽ với ngân hàng, thực hiện đúng những chỉ dẫn của ngân hàng về việc thực
hiện các điều khoản của L/C . Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện thì phải
hỏi ý kiến của thanh toán viên tránh tình trạng tự ý thực hiện sai quy định của L/C.
Khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng để tìm ra
nguyên nhân và giải pháp khắc phục chứ không nên quy trách nhiệm cho ngân
hàng.
- Khi lập bộ chứng từ thanh toán, các đơn vị phải chuý ý đến những đặc điểm của
từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết dễ bị sai sót như đã trình bày ở trên.
Nếu thực hiện được điều đó, hoạt động xuất nhập khẩu của các đơn vị sé có
hiệu quả cao, công tác thanh toán qua ngân hàng cũnn sé nhanh chóng thuận tiện,
hạn chế tối đa những rủi ro do sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ của khách hàng.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG.
Phương thức tín dụng chứng từ chỉ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển
của nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hầu hết các khâu của quá trình thanh toán
được thực hiện giữa các ngân hàng. Bởi vậy, ngân hàng đóng vai trò trong sự an
toàn của phương thức này. Trong thực tế, thiệt hại đối với khách hàng hay đối với

ngân hàng cũng là thiệt hại chung của Nhà nước, của xã hội. Ngân hàng là người
thực hiện thanh toán, hành động vì quyền lợi của khách hàng, có trách nhiệm nặng
nề trong việc ngăn ngừa những rủi ro trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ.
3.2.1. HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU.
Trong thanh toán nhập khẩu:
- Ký quỹ là một bước quan trọng cần thiết để tạo cho người nhập khẩu có khả năng
mua được hàng đồng thời nó cũng còn quyết định đến khả năng thanh toán sau này
của khách hàng. Về phía ngân hàng, nếu khâu này được thực hiện một cách đầy đủ
và chính xác sẽ giúp ngân hàng tránh được phần nào rủi ro về thanh toán sau này.
Tại ngân hàng, khâu ký quỹ được tổ chức thực hiện gần như hoàn chỉnh tuy nhiên
vẫn còn một số tồn tại. Số tiền ký quỹ vẫn chưa được theo dõi một cách chi tiết cho
từng L/C mà mới chỉ được theo dõi theo tổng số dư trên tài khoản ký quỹ. Và sự
theo dõi ở đây mới chỉ hạn định riêng cho kế toán thực hiện, còn cán bộ mở L/C
chưa thực sự theo dõi đầy đủ, chỉ khi nào phát sinh nghiệp vụ có liên quan đến
khách hàng ký quỹ mới yêu cầu kế toán cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản
này. Vì vậy, có thể dẫn đến sự thiếu chính xác về nghiệp vụ đồng thời tạo nên sự
phức tạp về thủ tục không riêng cho khách hàng mà còn cả bản thân ngân hàng.
Trong thời gian tới ngân hàng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa hai bộ phận, cán bộ
mở L/C sau khi xác định mức ký quỹ cần báo ngay cho cán bộ kế toán thu tiền
hoặc trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của khách hàng.
- Trong nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu sử dụng thư tín dụng thì giai đoạn
thanh toán giá trị L/C là quan trọng nhất đối với ngân hàng. Trước khi đến hạn
thanh toán L/C 03 ngày, kế toán của ngân hàng cần kiểm tra lại khả năng thanh
toán của khách hàng. Cụ thể là yêu cầu khách hàng phải nộp tiền hoặc lập yêu cầu
chi ngoại tệ vào tài khoản ký quỹ cho đủ số tiền thanh toán L/C. Để tránh những
bất lợi sau này có thể xảy ra khi tài khoản tiền gửi của khách hàng nhập khẩu
không đủ khả năng thanh toán khi tới hạn thanh toán L/C. Ngân hàng nên quy định
tất cả giá trị thanh toán L/C đều phải hạch toán vào tài khoản ký quỹ mở L/C
không để trên tài khoản tiền gửi như trước, để đảm bảo khi có yêu cầu thanh toán
từ phía ngân hàng nước ngoài sẽ đáp ứng được ngay.

Biện pháp này đem lại lợi ích cho cả phía ngân hàng lẫn khách hàng. Về phía
ngân hàng, luôn có điều kiện chủ động thanh toán L/C theo đúng quy định đồng
thời ngân hàng còn có thể thực hiện nghiệp vụ tín dụng một cách hiệu quả. Về phía
khách hàng, do được thanh toán L/C ngay sẽ nhanh chóng nhận được bộ chứng từ
kịp thời nhận hàng.
Trong thanh toán xuất khẩu:
Với vai trò là trung gian thanh toán phục vụ người xuất khẩu Việt Nam, ngân
hàng có chức năng tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, đòi tiền và có trách nhiệm đảm
bảo an toàn trong thanh toán cho khách hàng. Để nâng cao hiệu quả công tác
thanh toán xuất khẩu, ngân hàng cần làm tốt công tác thanh toán sau:
- Thời gian mở : L/C phải mở trong một thời gian nhất định trước khi chuyên chở
hàng hoá. Ngân hàng cần tư vấn cho các đơn vị xuất khẩu yêu cầu bên mua mở cho
mình L/C đảm bảo nhất, tốt nhất là mở L/C không huỷ ngang, miễn truy đòi, nếu
được xác nhận thì càng tốt. Để đảm bảo thanh toán ngân hàng và người xuất khẩu
cần nghiên cứu và đưa vào hợp đồng thời gian mở L/C cho hợp lý, nếu cần thiết
đưa vào hợp đồng những điều khoản phạt chậm trả L/C .
- Tính chất của L/C : Xác định rõ loại L/C huỷ ngang hay không huỷ ngang ngay
từ khi tiến hành kiểm tra L/C .Vì nó liên quan đến các nghiệp vụ chiết khấu, cho
vay thế chấp bộ chứng từ của ngân hàng. Cụ thể, với bộ chứng từ xuất khẩu đầy
đủ, chính xác cùng với L/C không huỷ ngang thì giá trị chiết khấu hoặc thế chấp có
thể được xét với mức cao hơn so với những L/C được mở theo cách khác.
- Thời hạn của L/C : Tất cả các L/C đều phải quy định ngày cuối cùng có hiệu
lực cho việc xuất trình để thanh toán. Thời hạn phải đủ để ta có thể thực hiện việc
tiếp nhận chứng từ xuất trình của người xuất khẩu. Ngoài ra, thời hạn của L/C còn
phụ thuộc vào điều kiện đòi tiền của ngân hàng. Ngân hàng nên tư vấn cho khách
hàng đòi tiền bằng điện vì hiệu quả kinh tế của việc đòi tiền bằng điện là khoảng
thời gian mà khách hàng thu tiền nhanh hơn.
- Kim ngạch L/C : Mỗi L/C được định mức bằng một số tiền nhất định gọi là kim
ngạch L/C. Kim ngạch L/C phù hợp với giá trị thực tế của hàng hoá mua bán, phí
chuyên trở và các phí khác được chuyển trả L/C. Thông thường kim ngạch L/C

bằng giá trị đơn vị hàng hoá X số lượng hay trọng lượng hàng hoá. Nhưng để cho
việc thanh toán L/C được thực hiện tốt, nhất là đối với những mặt hàng rời, ngân
hàng nên có một tỷ lệ xê dịch nhất định là 5% - 10% giá trị của L/C.
- Ngân hàng nên triển khai rộng rãi nghiệp vụ chiết khấu chứng từ đối với bộ
chứng từ hoàn hảo. Vì tính ưu việt của nghiệp vụ chiết khấu chứng từ trong thanh
toán L/C là nó giúp cho nhà xuất khẩu nhanh chóng nhận được tiền hàng, khi họ
lập một bộ chứng từ phù hợp với L/C thì họ có vốn cho chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Mặt khác, chiết khấu chứng từ còn nâng cao trách nhiệm của ngân hàng trong khâu
tiếp nhận và kiểm tra chứng từ. Nếu thực hiện tốt nghiệp vụ này ngân hàng sẽ có
lợi ở những mặt sau : Nâng cao uy tín về khả năng thanh toán của ngân hàng,

×