Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NCKHSPUD-giải pháp nâng cao hiệu quả việc đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hình thức dạy học theo nhóm tự quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.76 KB, 11 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

I. Tóm tắt đề tài
II. Giới thiệu.
1. Hiện trạng
2. Nguyên nhân
3.Giải pháp thay thế
4. Nghiên cứu
5. Giả thiết nghiên cứu
III. Phương pháp nhiên cứu
IV. Phân tích dữ liệu
V. Bàn luận
VI. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
THU THẬP MINH CHỨNG

2;3
4
4
5
5; 6
6
6
6; 7
8; 9
9
10


11

1


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Mô hình Trường học mới đang triển khai áp dụng thí điểm trên 1500 trường trong
năm học 2013- 2014. Năm học 2014- 2015 mô hình trường học mới tiếp tục duy trì và
phát huy về vai trò của người học;
So với chương trình dạy học hiện hành, về mục tiêu dạy học, Mô hình trường học
mới đảm bảo cho học sinh được rèn luyện một cách toàn diện, không chỉ có học kiến
thức mà được rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng và phẩm chất, trang bị năng lực tự quản
bản thân, tự quản tập thể cho học sinh...Nội dung dạy học được thiết kế theo quy trình
đảm bảo cho học sinh có khả năng tự học, chuyển quá trình dạy học truyền thống thành
quá trình hướng dẫn học sinh tự học, tự vận dụng kiến thức;
Mô hình dạy học này cũng coi trọng việc kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình
học đi đôi với việc kiểm tra kết quả học tập. Mô hình trường học mới sẽ không chỉ đánh
giá học sinh học được cái gì mà quan trọng sẽ đánh giá học sinh làm được cái gì qua bài
học. Việc đánh giá học, góp ý cho học sinh ngay trong quá trình học để kịp thời động
viên các em, phát hiện các em gặp khó khăn về vấn đề gì để giáo viên và học sinh trong
nhóm, giúp đỡ một cách kịp thời. Đặc trưng của dạy học chương trình VNEN là dạy học
theo nhóm, phương pháp này nhằm giúp cho giáo viên giúp đỡ riêng được từng học
sinh, phát huy được năng lực riêng của từng em khác nhau, không phải ứng xử một cách
đồng loạt. Vì dạy học theo nhóm của chương trình này được lồng ghép liên hoàn giữa dạy
2


học cá nhân với dạy học theo nhóm, dạy học theo nhóm trong dạy học cả lớp, đồng thời
lồng ghép dạy học nhóm trong cá nhân, cá nhân trong cả lớp ...;
Tổ chức dạy học theo nhóm có hiệu quả thiết thực chỉ khi giáo viên biết tổ chức

thảo luận trong nhóm, muốn học sinh nắm bắt được kiến thức của bài học, trước hết mỗi
cá nhân đều phải nghiên cứu vấn đề được đặt ra, sau đó thảo luận nhóm đôi và thống nhất
ý kiến và sâu cùng là từng cá nhân trình bày ý kiến của mình trước nhóm, nhóm truowngr
tổng hợp các ý kiến và nhóm đi thống nhất ý kiến chung. Đấy chính là tính ưu việt của
Mô hình trường học mới tại;
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu – Ngọc Hồi – Kon Tum là một trong các trường tham
gia thực hiện thí điểm Mô hình trường học mới. Trong 2 năm học 2012-2013 và 20132014, bước đầu nhà trường đã thu được những kết quả nhất định. Thái độ của học sinh
học tập rất tích cực, kĩ năng hợp tác giữa học sinh với học sinh, giữa cá nhân học sinh với
nhóm, giữa nhóm và cả lớp khá nhịp nhàng và hiệu quả, nhờ đó các em hoàn thành tốt
mục tiêu bài học;
Với nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc đánh
giá kết quả học tập của học sinh bằng hình thức dạy học theo nhóm tự quản;
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 5 của trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Ngọc
Hồi, Kon Tum. Lớp 5A là lớp thực nghiệm, lớp 5B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm
được thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả việc đánh giá kết quả học tập của học sinh
bằng hình thức dạy học theo nhóm tự quản. Dựa trên đặc điểm và mục tiêu của bài học,
của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên quan sát, theo dõi
trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân,
nhóm học sinh theo tiến trình dạy học để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp
thời. Việc đánh giá bằng nhận xét của giáo viên được tiến hành dưới hình thức: quan sát,
theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình học tập và kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh,
nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
Việc dạy học theo nhóm là tạo điều kiện tốt cho từng học sinh được trao đổi, tranh
luận đồng thời tham khảo ý kiến của các bạn về nội dung kiến thức bài học cùng các bạn
trong nhóm để xác định kiến thức nào là đúng, là phù hợp, là có lý để cùng bạn đi đến
3


thống nhất, từ đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân một cách bền vững. Việc
dạy học theo nhóm, học học sinh không chỉ tham khảo và tìm hiểu kiến thức trong bài

học theo ức độ biết, hiểu mà cong phát triển tư duy sáng tạo của mỗi học sinh, từ bài học
cụ thể, học sinh có thể liên hệ đến bản thân và hướng dẫn các bạn trong nhóm hểu biết về
sự liên hệ giữa nội dung bài học và kiến thức bài mới, từ đó học sinh có những suy nghĩ,
kĩ năng và nhận thức đúng để khai thác các góc và công cụ học tập trong lớp, vận dụng
thực tế cuộc sống thiết thực, hiệu quả hơn so với cách thức tổ chức dạy học nhóm theo
chương trình hiện hành;
Dữ liệu được thu thập qua lời nhận xét, góp ý cho từng học sinh bằng ngôn ngữ
nói hoặc ngôn ngữ viết (nhận xét của giáo viên trong và sau tiết học, nội dung nhận xét ở
sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên), đánh giá bằng điểm số (bài kiểm tra định
kì), sản phẩm học tập của học sinh, kết quả quan sát năng lực đánh giá của học sinh trong
tiết học do Ban giám hiệu nhà trường thực hiện độc lập;
Qua phép so sánh kết quả dạy học theo nhóm, chúng tôi nhận thấy kĩ năng tự đánh
giá, đánh giá kết quả học tập theo nhóm tự quản của học sinh lớp 5A có những chuyển
biến rõ rệt. Chúng tôi hi vọng rằng kết quả của nghiên cứu này có thể khẳng định thêm
rằng: phát huy vai trò tự đánh giá, đánh giá và góp ý cho học sinh trong tiết học là giúp
học sinh hình thành thái độ đánh giá, khuyến khích và động viên học sinh chăm học, tự
tin, hứng thú học tập và học tập ngày càng tiến bộ hơn. Giúp giáo viên có cơ sở thực tế
nhìn nhận lại những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy,
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng.
Trong ba năm học qua, việc dạy học theo Mô hình trường học mới tại trường tiểu
học Võ Thị Sáu đã phát huy được kĩ năng tự đánh giá, đánh giá và góp ý kết quả học tập
cho học sinh. Quá trình thực hiện cho thấy giáo viên giám sát và hỗ trợ học sinh trong tiết
học khi học sinh thật sự cần hỗ trợ, không can thiệp đến việc học của học sinh quá sớm,
vì nếu giáo viên can thiệp vào việc học của học sinh quá sớm thì học sinh không có cơ
hội phát triển tư duy, phát huy năng lực tự học. Giáo viên hỗ trợ nhưng không thể thiếu đi
4



sự động viên, khích lệ nhằm giúp học sinh tiến bộ trong học tập. Giáo viên phát huy được
vai trò của nhóm trưởng trong quá trình thao luận nhóm. Tuy rằng nhóm trưởng không
phải là toàn quyền trong quá trình thảo luận nhóm, nhóm trưởng chỉ giúp giáo viên hướng
dẫn, điều hành nhóm thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu tài liệu học
tập;
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên, một số giáo viên chưa phát huy hết
vai trò, nhiệm vụ trong quá trình tổ chức dạy học theo nhóm. Chẳng hạn, việc hỗ trợ, giúp
đỡ học sinh học quá sớm, trong khi nhóm tự quản đang hăng hái thảo luận thì giáo viên
lại xen ngang vào và hướng đẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách áp đặt, những tồn
tại mà học sinh còn vấp trong thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên chưa giải quyết thỏa
đáng, lời nhận xét góp ý còn chung chung, chưa chỉ rõ cho học sinh thấy mặt ưu và mặt
khuyết của bản thân.
2. Nguyên nhân.
Qua quá trình tìm hiểu và tổ chức dự giờ tiết dạy, sinh hoạt chuyên môn tổ khối và
tham gia sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cụm trường, chúng tôi đã tìm ra các nguyên
nhân cơ bản ảnh hưởng đến quá trình thảo luận nhóm của học sinh;
Về giáo viên: Chưa phát huy hết năng lực tự học của từng cá nhân học sinh,
thường giao nhiệm vụ chính cho nhóm trưởng. Chưa kiên trì theo dõi và lắng nghe học
sinh trong nhóm đề xuất ý kiến riêng vì sợ mất thời gian trong tiết học;
Về học sinh: Một số học sinh chưa tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trước
bạn bè, đặc biệt là những học sinh nhút nhát, năng lực học tập chưa ngang bằng với bạn
bè nên ngại nêu lên ý kiến;
Về cộng đồng: chưa nhận thức đầy đủ về chương trình dạy học VNEN nên chưa
chú trọng trong việc học hành của con em, chưa hướng dẫn, giúp đỡ cho con em học bài,
nghiên cứu bài ở nhà. Đại đa số phụ huynh là những người lao động phổ thông nên chưa
có phương pháp giúp con em mình học tập.
3. Giải pháp thay thế.

5



Để thay đổi thực trạng trên, chúng tôi đã áp dụng biện pháp rèn kĩ năng thảo luận
nhóm tự quản cho học sinh nhằm phát huy hiệu quả dạy học theo nhóm của mỗi cá nhân
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh Mô hình trường học mới.
Đặc thù của dạy học theo VNEN là dạy học theo nhóm tự quản, học sinh chủ động,
tích cực tự nghiên cứu tài liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên để lĩnh hội kiến thức một
cách bền vững, song trong ba năm học qua không phải giáo viên nào cũng tổ chức tốt
việc dạy học theo nhóm tự quản cho học sinh, mỗi một học sinh cũng chưa phải đã có
được kĩ năng tự học. Mỗi giáo viên có một biện pháp riêng để tổ chức cho học sinh học
tập và thảo luận theo nhóm nên hình thức dạy học theo nhóm giữa các lớp cũng rất khác
nhau;
Vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu là làm thế nào để giúp học sinh học tập theo
nquanrtuwj quản thực chất có hiệu quả.
4. Vấn đề nghiên cứu.
Việc giáo viên giúp học sinh nâng cao hiệu quả thảo luận theo nhóm tự quản có
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bền vững nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
lớp 5 không?
5.Giả thuyết nghiên cứu: Việc giáo viên giúp đỡ, hướng dẫn học sinh nâng cao
hiệu quả thảo luận theo nhóm tự quản có giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức bền vững
nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Giải
pháp tôi đưa ra có thể áp dụng để đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo đặc
trưng của chương trình dạy học mới VNEN một cách thiết thực trong toàn huyện.
III. PHƯƠNG PHÁP.
a. Khách thể nghiên cứu.
* Giáo viên.
Hai cô giáo giảng dạy hai lớp 5, hai cô giáo có tâm huyết nghề nghiệp, lòng nhiệt
tình, có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
1.Cô Hoàng Thị Mai- giáo viên giảng dạy lớp 5A (Lớp thực nghiệm)
2.Cô Bùi Thị Mây- giáo viên giảng dạy lớp 5B (Lớp đối chứng)
* Học sinh.

6


Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm khá tương đồng về tỉ lệ học
sinh nữ, dân tộc cụ thể như sau:
Bảng 1: Gới tính, thành phần dân tộc của học sinh lớp 5A, 5B trường tiểu học
Võ Thị Sáu.
Lớp

Số học sinh
Dân tộc
Tổng số
Nam Nữ
Kinh
Mường Tày
Thái
Lớp 5A 27
13
14
19
8
2
0
Lớp 5B 29
15
14
22
7
0
0

Ý thức học tập của học sinh hai lớp này khá tích cực, chủ động và có khả năng tự
học, tự nghiên cứu, thực hiện khá thành thạo các hoạt động học tập, học sinh được tiếp
cận cách học tập theo mô hình trường học mới VNEN;
Học sinh hai lớp này đã tham gia học thử nghiệm mô hình trường học mới- VNEN
hai năm (năm học 2012- 2013 và năm học 2013- 2014).
b. Thiết kế.
Chúng tôi chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 5A là lớp thực nghiệm, lớp 5B là lớp đối
chứng. Hoạt động khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập thông tin về kĩ
năng thảo luận theo nhóm tự quản của học sinh trong các môn học. Sau đó hai giáo viên
thực hiện theo hai phương pháp khác nhau (lớp đối chứng tổ chức dạy học theo nhóm với
sự hỗ trợ của giáo viên vào việc học tập của học sinh sớm, lớp thực nghiệm tổ chức dạy
học theo nhóm tự quản, phát huy năng lực thảo luận nhóm từ việc nghiên cứu của cá
nhân – trao đổi theo cặp đôi- thảo luận theo nhóm tự quản, mỗi học sinh đều được trình
bày ý kiến của mình trong nhóm, giáo viên hỗ trợ khi thấy quá trình học sinh thảo luận
lệch hướng, hoặc khi học sinh xin hỗ trợ). Đến cuối học kì I, Ban giám hiệu nhà trường
và giáo viên khối 5 tiến hành khảo sát sau tác động để đánh giá kết quả;
Kết quả cho thấy tỉ lệ số học sinh có khả năng tự nghiên cứu tài liệu, tự giác đưa ra
ý kiến cá nhân và tranh luận nội dung kiến thức bài học cùng các bạn trong nhóm học tập
của mình là khác nhau.
c. Quy trình nghiên cứu.
*Chuẩn bị của giáo viên.

7


- Cô Hoàng Thị Mai dạy lớp thực nghiệm: Nghiên cứu tài liệu học tập, chọn những
nhiệm vụ học tập có nội dung thảo luận theo nhóm tự quản;
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn cho học thảo luận đúng hướng nội
dung kiến của hoạt động;
Dự kiến thời gian giáo viên sẽ hỗ trợ học sinh trong khi học sinh thảo luận theo

nhóm tự quản;
Sổ tay ghi chép về sự tiến bộ của học sinh trong quá trình thảo luận.
*Tiến hành thực nghiệm.
Thời gian thực nghiệm theo kế hoạch đề ra, dưới sự giám sát và chỉ đạo của Hiệu
trưởng nhà trường, cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Trước

Ngày,

tác động tháng
22/9/2014
23/9/2014
25/9/2014
26/9/2014
30/9/2014
1/10/2014
Sau tác 24/11/2014
25/11/2014
động

Môn

Tên bài dạy

Toán
Toán
Toán
Toán
Toán

Toán
Toán
Toán

Bài 13: Bảng đơn vị đo khối lượng
Bài14:Đề-ca-mét vuông.Héc-tô-mét vuông
Bài 15:Mi- li mét vuông, bảng đơn vị đo diện tích
Bài 16: Héc- ta
Bài 19: Khái niệm về số thập phân
Bài 20: Khái niệm về số thập phân (TT)
Bài 41: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000.
Bài 43: Chia cho số cho số tự nhiên mà thương là

số thập phân
27/11/2014 Toán
Bài 44: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
9/12/2012
Toán
Bài 48: Tỉ số phần trăm
10/12/2014 Toán
Bài 49: Giải toán về tỉ số phần trăm
15/12/2014 Toán
Bài 50: Giải toán về tỉ số phần trăm (TT)
Hiệu quả dạy học theo nhóm được đánh giá trước và sau tác động là các hình ảnh
học tập của học sinh, sử dụng câu hỏi phỏng vấn học sinh, nhật ký ghi chép qua quá trình
quan sát các hoạt động học tập của học sinh qua từng tiết, từng ngày và sổ theo dõi chất
lượng giáo dục hàng tháng của giáo viên. (tất cả các công cụ trên do Bộ GD&ĐT quy
định).
*Tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh thảo luận theo nhóm tự
quản qua tiết dạy.

8


Sau khi thực hiện các tiết dạy tương ứng với các bài học trên, chúng tôi tiến hành
kiểm tra, tổng hợp số lượng và tính tỉ số phần trăm số học sinh biết quy trình thảo luận
nhóm, thảo luận đúng nội dung cần thảo luận, đề xuất và giải quyết vấn đề thảo luận, sự
hứng thú tham gia học nhóm của học sinh.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Bảng 5: So sánh tỉ lệ hai lớp sau tác động.
Lớp 5A
Lớp 5B
Trước tác
động
Sau tác động Trước tác động
Sau tác động

Mức độ
Quy trình thảo
luận nhóm
Thảo luận đúng
nội dung cần thảo
luận
Đề xuất và giải
quyết vấn đề thảo
luận
HS thích thú, tự
giác

thảo


luận

nhóm.
Qua số liệu trên cho thấy trước tác động tỉ lệ phần trăm số học sinh biết tự đánh giá
kết quả học tập của mình là tương đương, sau tác động tỉ số phần trăm số học sinh biết
quy trình thảo luận nhóm, thảo luận đúng nội dung cần thảo luận, đề xuất và giải quyết
vấn đề thảo luận, mức độ vận dụng kiến thức bài học vào thực tế có sự chênh lệch, vậy sự
chênh lệch rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch về số lượng, tỉ lệ học sinh biết tự đánh giá kết
quả học tập của mình đối với lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Sự chệnh lệch đó
là do tác động chứ không phải là sự chênh lệch ngẫu nhiên;
Giả thiết của đề tài: “Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm tự quản trong giờ học
Toán, giúp học sinh nâng cao kỹ năng thảo luận, tranh luận để tự lĩnh hội tri thức”, đã
được kiểm chứng.
V. BÀN LUẬN.
9


Như vậy, với tác động có mục đích, kết quả cho thấy tỉ số phần trăm số học sinh biết
quy trình thảo luận nhóm ……………., thảo luận đúng nội dung cần thảo
luận…………………, đề xuất và giải quyết vấn đề thảo luận……………………………,
sự hứng thú tham gia học nhóm của học sinh………………………….
Điều đó cho thấy tỉ lệ học sinh học tập theo nhóm của hai lớp đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có tỉ lệ học sinh biết quy trình thảo luận
nhóm, thảo luận đúng nội dung cần thảo luận, tỉ lệ học sinh biết đề xuất và giải quyết vấn đề,
học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế cao hơn lớp đối chứng và không còn số HS thụ
động, nhút nhát như trước đây. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất
lớn.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Để nâng cao hiệu quả việc dạy học theo nhóm tự quản, giáo viên cần chú trọng rèn

kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tranh luận, kĩ năng diễn đạt, trình bày ý kiến…., đồng thời kết
hợp nhiều hình thức thảo luận như: cá nhân trong nhóm, nhóm trong cá nhân… để học
sinh được tìm hiểu, trình bày ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của bạn;
Cần phát huy tốt hình thức dạy học theo nhóm tự quản theo Mô hình trường học
mới bằng cách lồng ghép cá nhân học trong nhóm và nhóm học trong cá nhân, để giúp
các em tự điều chỉnh cách học và làm chủ phương pháp học tập của mình, phát triển tư
duy sáng tạo để nâng cao chất lượng học tập của bản thân.
2. Khuyến nghị.
* Đối với các cấp lãnh đạo:
- Tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo Mô hình trường học
mới để nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học.
* Đối với giáo viên.
Không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có lòng nhiệt huyết trong
giảng dạy và giáo dục học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh, đặc biệt là những học sinh
khó khăn trong học tập, giáo viên phải có cách hướng dẫn học sinh biết tự chủ trong

10


nhiệm vụ học tập của mình, biết cách định hướng cho học sinh học tập theo nhóm tự
quản trong từng hoạt động học tập;
Với kết quả đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ, đặc biệt là những đồng nghiệp đang dạy Mô hình trường học mới để việc dạy học theo
nhóm tự quản của học sinh có hiệu quả thiết thực hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu học tập theo chương trình VNEN của học sinh của BGD&ĐT;
Tài liệu tập huấn dạy học theo chương trình VNEN các lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5
của BGD&ĐT.

11




×