Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.14 KB, 11 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008)
1. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN
2007– 2008.
1.1 . Sự cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 134 đết hết
năm 2008
Quyết định 134 là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước đối với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số và là chính sách đầu tư
trực tiếp tới hộ nghèo. Với sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các cấp từ Trung
ương tới địa phương, qua gần 2 năm thực hiện Quyết định 134 , đời sống cùa các
hộ đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đã được nâng lên, nhất là về điều kiện nhà
ở và nước sinh hoạt.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do những nguyên nhân chủ quan cũng như
khách quan dẫn đến chương trình không thể hoàn thành đúng thời hạn (cơ bản
hoàn thành các mục tiêu trong năm 2006). Do đó, để có thể hoàn thành các mục
tiêu của chương trình, Chính phủ đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện
chương trình đến năm 2008.
1.2. Phương hướng và mục tiêu thực hiện Quyết định 134 trong 2 năm
2007 – 2008
Việc thực hiện tốt các chính sách trong Quyết định 134 có ý nghĩa rất quan
trọng nhằm giúp đồng bào có điều kiện sản xuất, đảm bảo ổn định đời sống, sớm
thoát nghèo, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, trật tự xã hội
tại các vùng miền trong cả nước.
Trong 2 năm tới, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố có liên
quan cần tiếp tục đẩy mạnh và nhanh tiến độ thực hiện Quyết định 134 trên cơ sở
đảm bảo đối tượng được thụ hưởng theo đúng các tiêu chí của các văn bản hướng
dẫn và tính dân chủ công khai. Các địa phương cần chủ động có những giải pháp
cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương minh nhằm giải quyết những
nhu cầu thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Bên cạnh đó, các cơ quan
chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sự đóng góp của


cộng đồng, các tổ chức xã hội, động viên sức mạnh toàn xã hội thực hiện thắng lợi
mục tiêu của Chương trình.
Về mục tiêu thực hiện quyết định trong 2 năm tới:
• Trong 2 năm tới sẽ hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt phân tán cho
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
• Lồng ghép Chương trình 134 với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn
để hoàn thành việc xây dựng các công trình nước công cộng, đảm bảo nguồn nước
sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số
• Hoàn thành việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào nghèo với các hình thức
hỗ trợ phù hợp như: hỗ trợ trực tiếp bằng đất, hỗ trợ chăn nuôi, cây trồng, dậy
nghề, xuất khẩu lao động….
Về khả năng bố trí nguồn vốn trong 2 năm tới: Theo đề án được rà soát phê duyệt,
trong 2 năm 2007 và 2008, vốn ngân sách trung ương tiếp tục hỗ trợ các địa
phương thực hiện quyết định 134 là1.578 tỷ đồng ( bình quân khoảng 790 tỷ
đồng/năm ) .Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm, mức đáp
ứng nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện quyết định trong 2 năm 2007 – 2008 là
có khả năng đảm bảo. Kế hoạch 2007, Chính phủ đã trình Quốc hội bố trí nguồn
vốn thực hiện Quyết định 134 là 800 tỷ đồng. Nguồn vốn phân bổ cho các địa
phương sẽ căn cứ theo các nguyên tắc sau:
• Căn cứ nhu cầu hỗ trợ theo đề án đã được phê duyệt và đã được rà soát lại theo
công văn số Quyết định 134/UBDT-CSDT ngày 9/1/2006 của Ủy ban Dân tộc
• Ưu tiên bố trí đối với các địa phương đã thực hiện gần xong đề án và có tiến độ
thực hiện tốt, để hoàn thành chương trình sớm nhất
• Ưu tiên bố trí đối với các nội dung được thực hiện tốt như hỗ trợ nhà ở, nước sinh
hoạt để có thể đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nội dung hỗ trợ này
• Tập trung bố trí cho các địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo cần
hỗ trợ cao, những địa phương còn khó khăn trong cân đối ngân sách.
Trên cơ sở mức hỗ trợ của trung ương và nội dung đề án, các địa phương sẽ chủ
động bố trí nguồn kinh phí đó cho các nhiệm vụ cụ thể của quyết định như hỗ trợ
đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt.

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA
CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2008
2.1.Tổ chức thực hiện chương trình.
2.1.1. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành Trung ương và chính phủ
Các bộ ngành trung ương cần sớm bổ sung một số cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp
vói điều kiện miền núi như:
- Chính sách ưu đãi cho các cán bộ tăng cường về cơ sở ở những vùng sâu, vùng
xa và vùng dân tộc ít người
- Các chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo thuộc đối tượng 134 đối với các địa phương không còn quỹ đất
sản xuất nông, lâm nghiệp
Các Bộ ngành Trung ương cần rà soát lại các chính sách hướng dẫn Quyết định 134
để đảm bảo phù hợp với giai đoạn tiếp theo của chương trình. Đồng thời cần xây dựng
các văn bản hướng dẫn phù hợp, đặc biệt về giải pháp hỗ trợ thay thế đất sản xuất, đất ở
cho đồng bào dân tộc bởi đây là hai vấn đề mà các địa phương còn gặp nhiều khó khăn
trong quá trình triển khai. Cụ thể:
- Chính phủ cần cho phép mở rộng phạm vi áp dụng Quyết định 231/2005/QD-
TTg ngày 22/9/2005 đối với các tỉnh Tây Nguyên được thực hiện trên địa bàn cả
nước. Quyết định 231 của Thủ tướng Chính phủ quy định 4 chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc
thiểu số vào làm việc. Qua thời gian thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên đã nhanh
chóng được các doanh nghiệp đóng nhận và thu hút được nhiều lao động vào
làm việc, tháo gỡ được nhiều khó khăn cho các địa phương do không còn quỹ
đất để giao cho đồng bào. Mặt khác, cuộc sống của các hộ có lao động làm việc
tại các doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, nhất là lao động vào làm việc tại
các công ty cao su nhờ thu nhập cao. Các công ty cao su, cà phê hoan nghênh
chủ trương trên vì vườn cây tiếp tục được quản lý và phát huy hiệu quả kinh tế.
- Khuyến khích các doanh nghiệp cao su, cà phê, lâm nghiệp thực hiện việc giao
khoán vườn cây cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số quản lý để tạo điều
kiện nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào, trong dó ưu tiên các đôi tượng

thuộc Quyết định 134 . Mở rộng thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ
gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các
tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định 304/2005/QD-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ
tướng Chính phủ được thực hiện trong cả nước. Mức khoán bảo vệ rừng đã được
nâng lên từ 50.000 đồng/ha lên 100.000 đồng/ha.
- Đề nghị Chính phủ xem xét cho phép một số địa phương không còn quỹ đất sản
xuất được tạm ứng vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ
thật sự cấp bách phục vụ đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa (giống như các
tỉnh Tây Nguyên thực hiện theo Quyết định 1143/QD-TTg ngày 31/8/2006). Đây
là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ cho đồng bào tăng vụ, tăng năng suất cây
trồng trên diện tích đã có mà không phải nhận thêm phần đất bị thiếu, đây là một
giải pháp quan trọng đối với các địa phương không còn quỹ đất hiện nay.
- Đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho người dân câc vùng nông thôn, miền núi thuộc
đối tượng 134
- Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chú trọng phát triển chăn nuôi và sản xuất
cây có giá trị hàng hóa gằn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất tự nguyện
không nhận thêm đất sản xuất mà chuyển sang sản xuất chăn nuôi hoặc chuyển
sang thâm canh sản xuất cây có giá trị hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản
phẩm theo các đề án sản xuất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được
nhận tiền hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha phần đất thiếu so với mức
giao đất tối thiểu quy định tại Quyết định 134 để hỗ trợ con giống hoặc cây
giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và
vẫn được hưởng các hỗ trợ khác trừ đất sản xuất theo Quyết định 134
- Hỗ trợ cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia thị trường xuất
khẩu lao động. Để tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng: các hộ đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất, có lao động đủ sức khỏe và
trình độ, tự nguyện tham gia xuất khẩu lao động, tự nguyện không nhận đất sản
xuất thì được cấp 5 triệu đồng/lao động/hộ

- Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các hộ thiếu đất sản xuất
không nhận đất mà chuyển sang làm nghề khác phi nông nghiệp, theo đó Nhà

×