Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.86 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN
TIẾP THEO (2007 -2008)
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN
2007– 2008.
3.1.1. Sự cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 134 đết hết
năm 2008
Quyết định 134 là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đối với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số và là chính sách đầu tư trực tiếp tới hộ
nghèo. Với sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các cấp từ Trung ương tới địa phương, qua
gần 2 năm thực hiện Quyết định 134 , đời sống cùa các hộ đồng bào dân tộc thiểu số từng
bước đã được nâng lên, nhất là về điều kiện nhà ở và nước sinh hoạt.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách
quan dẫn đến chương trình không thể hoàn thành đúng thời hạn (cơ bản hoàn thành các
mục tiêu trong năm 2006). Để có thể hoàn thành các mục tiêu của đã định, thời gian thực
hiện chương trình cần được kéo dài đến hết năm 2008.
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu thực hiện Quyết định 134 trong 2 năm 2007
– 2008
Việc thực hiện tốt các chính sách trong Quyết định 134 có ý nghĩa rất quan trọng
nhằm giúp đồng bào có điều kiện sản xuất, đảm bảo ổn định đời sống, sớm thoát nghèo,
đồng thời góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, trật tự xã hội tại các vùng miền
trong cả nước.
Trong 2 năm tới, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố có liên
quan cần tiếp tục đẩy mạnh và nhanh tiến độ thực hiện Quyết định 134 trên cơ sở đảm bảo
đối tượng được thụ hưởng theo đúng các tiêu chí của các văn bản hướng dẫn và tính dân
chủ công khai. Các địa phương cần chủ động có những giải pháp cụ thể, phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương minh nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu cho đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác
tuyên truyền, vận động sự đóng góp của cộng đồng, các tổ chức xã hội, động viên sức
mạnh toàn xã hội thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình.
Về mục tiêu thực hiện quyết định trong 2 năm tới:


• Trong 2 năm tới sẽ hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo.
• Lồng ghép Chương trình 134 với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn để hoàn
thành việc xây dựng các công trình nước công cộng, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho
đồng bào dân tộc thiểu số
• Hoàn thành việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào nghèo với các hình thức hỗ trợ
phù hợp như: hỗ trợ trực tiếp bằng đất, hỗ trợ chăn nuôi, cây trồng, dậy nghề, xuất khẩu
lao động….
Về khả năng bố trí nguồn vốn trong 2 năm tới: Theo đề án được rà soát phê duyệt,
trong 2 năm 2007 và 2008, vốn ngân sách trung ương tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực
hiện quyết định 134 là1.578 tỷ đồng ( bình quân khoảng 790 tỷ đồng/năm ) .Căn cứ vào
khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm, mức đáp ứng nguồn vốn đầu tư cho việc
thực hiện quyết định trong 2 năm 2007 – 2008 là có khả năng đảm bảo. Kế hoạch 2007,
Chính phủ đã trình Quốc hội bố trí nguồn vốn thực hiện Quyết định 134 là 800 tỷ đồng.
Nguồn vốn phân bổ cho các địa phương sẽ căn cứ theo các nguyên tắc sau:
• Căn cứ nhu cầu hỗ trợ theo đề án đã được phê duyệt và đã được rà soát lại theo công văn
số Quyết định 134/UBDT-CSDT ngày 9/1/2006 của Ủy ban Dân tộc
• Ưu tiên bố trí đối với các địa phương đã thực hiện gần xong đề án và có tiến độ thực hiện
tốt, để hoàn thành chương trình sớm nhất
• Ưu tiên bố trí đối với các nội dung được thực hiện tốt như hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt để
có thể đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nội dung hỗ trợ này
• Tập trung bố trí cho các địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo cần hỗ trợ
cao, những địa phương còn khó khăn trong cân đối ngân sách.
Trên cơ sở mức hỗ trợ của trung ương và nội dung đề án, các địa phương sẽ chủ
động bố trí nguồn kinh phí đó cho các nhiệm vụ cụ thể của quyết định như hỗ trợ đất sản
xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt.
Bảng 3.1: Kế hoạch phân bổ dự kiến nguồn vốn hỗ trợ của trung ương trong
Chương trình 134 cho các địa phương
Đơn vị: Tỷ đồng
Vùng Đề xuất mức vốn trung ương hỗ trợ Tổng

vốn đã
cấp
KH
vốn
2007
Tổng
vốn 3
năm
Đất
sx
Đất ở Nhà ở Nước
PT
Nước
TT
Cộng
Tổng số
450,93 9,24 1655,92 107,55 1741,70 3927,10 1610 1310 2920
Đông Bắc
55,756 1,201 294,147 32,424 568,384 951,912 351 379,5 730,5
Tây Bắc
46,468 0,938 285,245 26,052 256,738 615,441 175 215 390
ĐB SHồng
2,01 0,761 9,625 1,794 32,232 46,422 10 34 44
Bắc T Bộ
38,705 0,699 248,863 11,856 200,318 500,441 183 165 348
DHM
Trung
87,518 1,224 185,235 5,260 262,340 541,577 215 180 395
Tây
Nguyên

50,788 1,899 252,758 13,998 212,596 532,039 358 128 486
ĐNam Bộ
18,682 0,645 36,875 3,074 24,130 83,406 52 20 72
ĐBSCLong
112,75 1,870 343,170 13,093 184,996 655,885 266 188,5 454,5
Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày
20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA
CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2008
3.2.1.Tổ chức thực hiện chương trình.
3.2.1.1. Giải pháp đối với các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ
Các bộ ngành Trung ương cần sớm bổ sung một số cơ chế chính sách hỗ trợ phù
hợp vói điều kiện miền núi như:
− Chính sách ưu đãi cho các cán bộ tăng cường về cơ sở ở những vùng sâu, vùng xa
và vùng dân tộc ít người. Một trong những trở ngại trong quá trình thực hiện Chương trình
134 đó là hạn chế năng lực cán bộ, đặc biệt là cán bộ tại các địa phương. Để khắc phục
tình trạng này, một trong những giải pháp đó là tăng cường cán bộ có năng lực về hỗ trợ
cho các cơ sở vùng sâu, vùng xa triển khai chương trình đồng thời nâng cao năng lực cho
đội ngũ cán bộ ở địa phương. Các cán bộ tăng cường này cần được hỗ trợ xứng đáng như
phụ cấp hay những tiêu chuẩn đãi ngộ tốt hơn khi họ làm việc ở vùng sâu, vùng xa.
− Chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo thuộc đối tượng 134 đối với các địa phương không còn quỹ đất sản xuất nông, lâm
nghiệp. Các Bộ ngành Trung ương cần rà soát lại các chính sách hướng dẫn Quyết định
134 để đảm bảo phù hợp với giai đoạn tiếp theo của chương trình. Đồng thời cần xây dựng
các văn bản hướng dẫn phù hợp, đặc biệt về giải pháp hỗ trợ thay thế đất sản xuất, đất ở
cho đồng bào dân tộc bởi đây là hai vấn đề mà các địa phương còn gặp nhiều khó khăn
trong quá trình triển khai. Cụ thể:
• Chính phủ cần cho phép mở rộng phạm vi áp dụng Quyết định 231/2005/QD-
TTg ngày 22/9/2005 đối với các tỉnh Tây Nguyên được thực hiện trên địa bàn cả
nước. Quyết định 231 của Thủ tướng Chính phủ quy định 4 chính sách khuyến

khích các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc
thiểu số vào làm việc. Qua thời gian thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên đã nhanh
chóng được các doanh nghiệp đóng nhận và thu hút được nhiều lao động vào
làm việc, tháo gỡ được nhiều khó khăn cho các địa phương do không còn quỹ
đất để giao cho đồng bào. Mặt khác, cuộc sống của các hộ có lao động làm việc
tại các doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, nhất là lao động vào làm việc tại
các công ty cao su nhờ thu nhập cao. Các công ty cao su, cà phê hoan nghênh
chủ trương trên vì vườn cây tiếp tục được quản lý và phát huy hiệu quả kinh tế.
• Khuyến khích các doanh nghiệp cao su, cà phê, lâm nghiệp thực hiện việc giao
khoán vườn cây cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số quản lý để tạo điều
kiện nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào, trong dó ưu tiên các đôi tượng
thuộc Quyết định 134 . Mở rộng thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ
gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các
tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định 304/2005/QD-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ
tướng Chính phủ được thực hiện trong cả nước. Mức khoán bảo vệ rừng đã
được nâng lên từ 50.000 đồng/ha lên 100.000 đồng/ha.
• Đề nghị Chính phủ xem xét cho phép một số địa phương không còn quỹ đất sản
xuất được tạm ứng vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ
thật sự cấp bách phục vụ đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa (giống như các
tỉnh Tây Nguyên thực hiện theo Quyết định 1143/QD-TTg ngày 31/8/2006).
Đây là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ cho đồng bào tăng vụ, tăng năng suất
cây trồng trên diện tích đã có mà không phải nhận thêm phần đất bị thiếu, đây là
một giải pháp quan trọng đối với các địa phương không còn quỹ đất hiện nay.
- Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chú trọng phát triển chăn nuôi và sản xuất cây có giá
trị hàng hóa gằn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất tự nguyện không nhận thêm đất sản xuất
mà chuyển sang sản xuất chăn nuôi hoặc chuyển sang thâm canh sản xuất cây có giá trị
hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo các đề án sản xuất được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt thì được nhận tiền hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha phần
đất thiếu so với mức giao đất tối thiểu quy định tại Quyết định 134 để hỗ trợ con giống

hoặc cây giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và
vẫn được hưởng các hỗ trợ khác trừ đất sản xuất theo Quyết định 134
- Hỗ trợ cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia thị trường xuất khẩu lao
động. Để tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đề
nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng: các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có
hoặc thiếu đất sản xuất, có lao động đủ sức khỏe và trình độ, tự nguyện tham gia xuất khẩu
lao động. Để thực hiện được điều này phần vốn thay vì hỗ trợ đất sản xuất sẽ được sử dụng
để đào tạo cho người lao động nhằm đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu lao động. Chính
quyền địa phương sẽ đứng ra tổ chức cho người lao động đăng ký và phối hợp với Sở Lao
động, thương binh và xã hội để tổ chức các lớp học cho người lao động.
- Các chính sách hỗ trợ để khuyến khích các hộ thiếu đất sản xuất không nhận đất mà
chuyển sang làm nghề khác phi nông nghiệp. Theo đó Nhà nước sẽ hỗ trợ đào tạo nghề cho
các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển các khu đô thị trong nông thôn, đào
tạo nghề gắn với tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho đồng
bào dân tộc thiểu số. Việc đào tạo nghề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng:sẽ đào tạo
ngành gì? đào tạo trong thời gian bao lâu? Hình thức tổ chức?... Các ngành nghề đào tạo
phải phù hợp với đặc thù của địa phương ( nên hướng tới các ngành nghề truyền thống sẵn
có ở địa phương mà trong tương lai có tiềm năng phát triển ) đồng thời phù hợp với nhu
cầu thị trường, tránh tình trạng sau khi đào tạo người dân vẫn không có việc làm gây lãng
phí, giảm hiệu quả đầu tư.
- Biểu dương, khen thưởng đối với các địa phương thực hiện tốt các mục tiêu của chương
trình, đặc biệt các địa phương có cách làm linh hoạt, sáng tạo. Trong quá trình thực hiện
một số địa phương đã thực hiện rất tốt từ khâu tuyên truyền vận động làm bà con hiểu rõ
những mục tiêu và lợi ích của chương trình đến huy động tốt các nguồn lực địa phương để
hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch, và báo cáo kịp thời, đúng thời hạn lên các cơ quan
trung ương. Các địa phương này cần được biểu dương, khen thưởng để khuyến khích làm
tốt hơn nữa và là tấm gương cho địa phương khác noi theo. Bên cạnh đó các cách làm năng
động, sáng tạo như liên kết với các doanh nghiệp trong địa bàn để giải quyết việc làm cho
đồng bào, vận động cộng đồng san sẻ đất ở… cũng là những cách làm tốt cần được khuyến
khích và nhân rộng.

3.2.1.2. Giải pháp đối với Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương
Việc triển khai thực hiện tốt ở địa phương là khâu then chốt để nâng cao hiệu quả
chương trình. Các địa phương cần có ý thức và chủ động, sáng tạo hơn nữa trong quá trình
thực hiện.Cụ thể:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện Quyết định 134 của các cấp, các ngành, các địa
phương và cơ sở đến hết năm 2008 cơ bản thực hiện xong việc giải quyết đất sản xuất cho
các hộ dân tộc thiểu số thuộc đối tượng Quyết định 134 thực sự có nhu cầu về đất sản xuất.
Đề nghị địa phương tiếp tục rà soát, phúc tra lại các đối tượng thiếu đất sản xuất
theo Quyết định 134 và công khai trước buôn làng để giải quyết công bằng.
- Các tỉnh chỉ đạo các sở có phương án cụ thể giải quyết đồng bộ về đất đai cho Chương
trình 134 , tổ chức lồng ghép các chương trình trên địa bàn như: chương trình xóa đói giảm
nghèo, chương trình 135 giai đoạn 2, chương trình thủy lợi vừa và nhỏ, chương trình giống
cây trồng vật nuôi, chương trình khuyến nông, khuyến lâm…nhằm giúp đồng bào phát
triển sản xuất, ổn định và nâng cao thu nhập.
- Tích cực rà soát nhu cầu thực sự về đất để có giải pháp thích hợp: Đối với những tỉnh việc
khai thác đất hoang giao cho đồng bào dân tộc không hiệu quả, có nhu cầu giải quyết theo

×