PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC HỒI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN
------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
LỚP HỌC THÂN THIỆN, GÓP PHẦN
GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP 1 TÍCH
CỰC HOẠT ĐỘNG
NGƯỜI THỰC HIỆN: MAI THỊ HIỀN
XA PHƯƠNG HUẤN
TỔ/KHỐI:
I
ĐƠN VỊ : TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN
THÁNG 1/ 2017
1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC HỒI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN
----------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP
HỌC THÂN THIỆN, GÓP PHẦN GIÁO
DỤC HỌC SINH LỚP 1 TÍCH CỰC
HOẠT ĐỘNG
Chuyên ngành: Giáo dục tiểu học
Ngọc Hồi, tháng 1/2017
1
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này là do chúng tôi tự viết dựa trên những kinh
nghiệm thực tế trong quá trình dạy học và làm công
tác chủ nhiệm của bản thân cùng với việc tham khảo
một số tài liệu có liên quan đến nội dung Xây dựng
trường học thân thiện của ngành.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Ban giám
hiệu nhà trường, hội đồng sư phạm và lãnh đạo
Phòng Giáo dục về mọi vấn đề có liên quan.
Họ và tên tác giả
Mai Thị
Hiền
Xa Phương
Huấn
1
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phụ bìa
i
Lời cam đoan
ii
Mục lục
iii
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1
1. Cơ sở lý luận
1
2. Thực trạng việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học
sinh tích cực” hiện nay
3. Những nguyên nhân
4. Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học
sinh tích cực:
2
3
3
4.1.Nâng cao tay nghề của người giáo viên:
4
4.2. Tổ chức lớp học:
4
4.3. Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn:
4
4.4. Dạy và học gắn với việc trang trí, sắp xếp các vật
dụng, các góc trong và ngoài lớp:
5
4.5. Tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi bên ngoài
lớp an toàn, lành mạnh:
7
4.6. Rèn kĩ năng có thói quen cơ bản cho học sinh:
8
4.7. Huy động sự tham gia của cộng đồng:
9
5. Kết quả đạt được:
10
6. Kiểm nghiệm- tự nhận xét kết quả.
11
III. PHẦN KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
11
CÁC PHỤ LỤC
13
1.Một số hình ảnh trang trí lớp và các hoạt động giáo dục
13
ở trường.
2. Số liệu thống kê trước và sau tác động của việc xây
15
dựng lớp học thân thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để có một xã hội phát triển bền vững, trước hết phải có những con người
có tri thức, phẩm chất nhân cách, có đạo đức tốt. Một trong những cái nôi nuôi
dưỡng, phát triển tri thức con người đó là trường học.
Là những người giáo viên chúng tôi thấy phải: “Làm thế nào để các em
chuyên cần hơn, hứng thú học tập hơn? Làm sao để học sinh có kết quả học tập
tốt hơn? Làm sao các em có cảm giác: mỗi ngày đến trường là một ngày vui?
Làm sao học sinh tự giác, tự tin, tự học, tự quản?...
Đối với lớp đầu cấp, các em mới làm quen với hoạt động học tập, sinh hoạt
tập thể. Vì vậy các em cần được định hướng đúng đắn khi tiến hành hoạt động.
Muốn thực hiện tốt việc này trước hết người giáo viên phải biết cách tổ chức, tạo
điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ, tham gia
một cách hứng thú trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng,
với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Theo chúng tôi, thực hiện phong
trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần thực hiện ngay từ
việc xay dựng lớp học thân thiện, và là một biện pháp hiệu quả để giúp các em có
cảm giác thân thiện, gần gũi, yêu quý lớp học của mình, các em sẽ thích thú hơn,
tích cực hơn, học tập tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh
trong nhà trường, đặc biệt là học sinh lớp Một và là bước đệm để học sinh tự tin
học tốt chương trình VNEN sau này.
Từ những suy nghĩ đó mà chúng tôi đã cố gắng xây dựng lớp học của mình
xanh, sạch đẹp, an toàn và thân thiện hơn, giúp học sinh coi lớp học như là ngôi
nhà thứ hai của mình.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nội
dung “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, góp phần giáo dục học
sinh lớp 1 tích cực hoạt động ở trường tiểu học Bế Văn Đàn” nhằm giúp cho
giáo viên thực hiện tốt việc dạy học với mong muốn tìm ra những biện pháp, giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đối với học sinh lớp mình giảng
dạy.
1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Chính
vì vậy, ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” rộng khắp trên
cả nước. Mục đích là: huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và
ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả,
phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu xã hội và phát huy tính
chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập cùng các hoạt động xã hội
một cách phù hợp và hiệu quả (Trích CT số: 40/2008/CT-BGDĐT).
Trước đây, lớp học được trang trí đơn giản, cách trang trí các lớp đều giống
nhau và được duy trì suốt năm học. Do vậy không mang lại cảm giác mới mẻ
cũng như không phát huy được tính sáng tạo của giáo viên, học sinh. Việc “xây
dựng lớp học thân thiện” là giáo viên và học sinh tự do lựa chọn cách trang trí
cho lớp học của mình. Từ đó, các ý tưởng sáng tạo, sở thích và niềm ước mơ của
các em được thể hiện nhiều. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh cũng ảnh
hưởng đến tâm sinh lý của học sinh.
Việc trang trí lớp học thân thiện sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học
sinh sẽ tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của
mình sạch đẹp. Ở trong môi trường đó, trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu
không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó góp phần giúp trẻ được thể
hiện mình, có hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Trường học, lớp học được coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và
các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em
thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó.
2. Thực trạng việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
hiện nay:
Hiện nay, trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục tri thức và
phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đa số giáo viên thường gặp không ít khó khăn
vì tình trạng học sinh lười học, ham chơi, không chuyên cần, học sinh không
thuộc bài, không chuẩn bị bài trước ở nhà, nhút nhát, không tích cực tham gia
thảo luận nhóm. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của học
sinh.
Thông qua giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ sổ sách, chúng tôi khảo sát theo
ngẫu nhiên 30 học sinh lớp 1 của trường về một số nội dung (vào cuối tháng 4
năm học 2015-2016), chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Số
TT
Nội dung
Số HS Kết quả
được
(%)
khảo sát
1
Duy trì sĩ số học sinh
30
98,76%
2
Có bao nhiêu phụ huynh tham gia trang trí lớp học
cùng giáo viên và học sinh?
30
16,7%
1
3
Có bao nhiêu học sinh tham gia các hoạt động giữ
gìn lớp học xanh-sạch-đẹp?
30
53%
4
Có bao nhiêu học sinh tham gia các hoạt động tập
thể, các hội thi của nhà trường?
30
33,3%
5
Có bao nhiêu bạn thích trang trí lớp học đẹp?
30
100%
6
Có bao nhiêu học sinh tự giác trong học tập và
tham gia các hoạt động khác?
30
66,6%
7
HS tự tin, hoà đồng trong học tập, sinh hoạt
30
70%
Mặt mạnh:
Đã có được sự quan tâm của một số phụ huynh học sinh, sự quan tâm chỉ
đạo tận tình của Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể có liên quan.
Giáo viên nhiệt tình, năng động, đã có cố gắng trong công tác xây dựng lớp
học thân thiện và nề nếp lớp học.
Một số học sinh cần cù trong học tập, tích cực tham gia hoạt động trang trí
lớp và các hoạt động giáo dục khác.
Mặt hạn chế:
Trong những năm gần đây, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực được phát động thường xuyên và được toàn thể ngành giáo dục
hưởng ứng, thực hiện. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, phong trào này vẫn chưa được
quan tâm một cách toàn diện mà đó chỉ là một “Phong trào” trong những phong
trào khác của ngành. Chính vì vậy, việc trang trí lớp học hầu như vẫn chỉ là thứ
yếu trong quá trình thực hiện công tác giáo dục, giảng dạy ở nhà trường nên hiệu
quả mang lại chưa thể đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn của học sinh.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, diện tích phòng học chật hẹp so với số lượng
học sinh trong lớp, bàn ghế học tập chưa phù hợp với kích cỡ, thể trạng học sinh.
Chưa huy động được nhiều thành phần cùng tham gia mà chủ yếu chỉ là
giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Giáo viên và nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục chưa đa dạng,
phong phú và thiết thực.
3. Những nguyên nhân
* Nguyên nhân từ phía giáo viên:
Chưa tuyên truyền sâu rộng để cho cha mẹ học sinh hiểu và tham gia; chưa
chú trọng nhiều đến công tác xây dựng lớp học thân thiện mà chỉ làm mang tính
hình thức.
Chưa huy động được nhiều thành phần cùng tham gia vào công tác giáo
dục.
Một số giáo viên còn ngại khó, chưa đầu tư, tìm tòi, suy nghĩ, chưa sáng
tạo.
1
Phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh chưa có nhiều sự đầu tư thiết
thực.
* Nguyên nhân từ phía phụ huynh và học sinh:
Do học sinh còn nhỏ, mới bắt đầu làm quen trường, lớp, chưa thích nghi
được với môi trường học tập ở trường tiểu học.
Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán trước đây ít quan tâm đến việc học
hành của con cái.
Một số học sinh chưa chuyên cần, chưa ý thức trong học tập và rèn luyện.
Vậy, xây dựng lớp học thân thiện giúp học sinh lớp 1 tích cực hoạt động là
một trong những phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh mà
chúng tôi muốn hướng tới.
4. Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực:
4.1.Nâng cao tay nghề của người giáo viên:
Tích cực học tập, đổi mới phương pháp giáo dục để nâng cao trình độ
chuyên môn. Đối với giáo viên dạy lớp 1 cần tích cực rèn luyện chữ viết để cho
học sinh noi theo trong quá trình luyện chữ cho các em, phát âm rành mạch, rõ
ràng giúp học sinh phát âm đọc đúng.
Dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong từng tiết dạy và
qua các tiết địa phương.
Luôn dự giờ và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp. Phối hợp nhiều hình
thức và phương pháp dạy học trong các tiết dạy như: thảo luận nhóm, đóng vai,
hỏi - đáp giúp các em hứng thú học tập không gây nhàm chán cho học sinh.
4.2. Tổ chức lớp học:
Từ đầu năm học, giáo viên cần chia nhóm những em gần nhà giúp đỡ nhau
trong học tập.
Xây dựng hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc
đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua
kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của
các em với những người xung quanh; đảm bảo cho các em tham gia một cách dân
chủ và tích cực vào đời sống học đường; tạo cơ chế khuyến khích các em tham
gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự
chủ, sự tôn trọng học sinh; tạo sự bình đẳng, tinh thần hợp tác đoàn kết của mọi
người trong tập thể; giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác
và kĩ năng lãnh đạo, đồng thời chuẩn bị cho học sinh ý thức trách nhiệm khi thực
hiện những quyền và bổn phận của trẻ em. Hình thành đội ngũ Hội đồng tự quản
biết quản lý lớp tốt. Lớp biết tự giữ trật tự, tổ chức ôn bài 15 phút đầu giờ; biết
giữ vệ sinh lớp học; biết tự xếp hàng ra vào lớp,... Hội đồng tự quản lớp biết nhắc
nhở các bạn giữ trật tự khi xếp hàng, khi tham gia các hoạt động tập thể và giữ
trật tự trên đường về nhà.
1
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa các thành viên trong lớp
bằng các hộp thư cá nhân, góc sinh nhật, các hình ảnh ngộ nghĩnh gần gũi, sinh
động như hoa lá, con vật.
4.3. Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn:
Trang trí góc học tập không chỉ làm đẹp không gian lớp học mà còn giáo
dục cho các em ý thức thi đua học tập, rèn luyện. Ngoài ra còn tạo cho học sinh
cảm thấy gần gũi với cuộc sông xung quanh, thoải mái hơn khi ở lớp.
Góc thiên nhiên trong lớp để tạo sự thoải mái, không khí trong lành, giúp
học sinh biết tên cây, tác dụng của cây đối với môi trường, ích lợi của cây và
cách chăm sóc cây.
Vận dụng yếu tố của mô hình trường học mới để tổ chức sắp xếp lớp học.
Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, lớp học sạch sẽ, có đủ ánh sáng, thoáng mát
vào mùa hè, đủ ấm vào mùa đông.
Tạo góc thiên nhiên với nhiều loại cây xanh tươi đẹp để tạo không khí
trong lành và giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, giáo dục hướng tới cái
1
đẹp đồng thời giúp học sinh tìm hiểu thêm về ích lợi của cây cối đối với đời sống
con người.
Xây dựng sơ đồ cộng đồng, góc cộng đồng, nội quy lớp học, xây dựng góc
thư viện, hộp thư cá nhân, hộp thư vui, hộp thư cam kết, điều em muốn nói.
(Xem phụ lục 1-Một số hình ảnh trang trí lớp và các hoạt động giáo dục ở
trường).
4.4. Dạy và học gắn với việc trang trí, sắp xếp các vật dụng, các góc
trong và ngoài lớp:
Xây dựng lớp học thân thiện, góp phần giáo dục học sinh lớp Một tích cực
hoạt động là sự cụ thể hóa của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” trong hoàn cảnh hiện
nay. Dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt
động của tập thể thầy cô, sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư
phạm, là tạo môi trường thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các
em nghe, chỉ cho các em làm mà còn tạo điều kiện cho các em nói, để các em tự
đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy và học tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà
còn qua thực hành, không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kĩ năng sống, tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa. Dạy
tốt, học tốt không chỉ có thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt
động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà giúp nhau tự
trưởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là đối tượng cần được
giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những
người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất
nước như trang trí góc Biển Đảo để tuyên truyền nhắc nhở các em hiểu biết về
độc lập chủ quyền cũng như những lợi ích mà biển mang lại.
Xây dựng góc học tập môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, hoạt động
giáo dục; trang trí thêm một số hình ảnh hoạt động của lớp, những thông điệp cần
gửi gắm đến học sinh.
Ví dụ: Dạy toán: tập cho các em đếm số lượng các bạn trong nhóm, trong
lớp hoặc đếm các hộp thư; tập cho các em đếm các bông hoa ở vườn trường mà
lớp đã trồng. Dạy Tiếng Việt: tập cho các em nói tên các vật dụng ở các góc trang
trí lớp (thông qua tranh ảnh); hộp thư cá nhân là công cụ giúp cho HS được bày
tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến của HS có thể là những tình cảm, cảm nhận,
mong muốn đề nghị hoặc bất cứ điều gì các em muốn nói về thầy cô, bạn bè, cha
mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi…
mà các em không dám nói trực tiếp. Qua hộp thư này, người lớn (thầy cô, cha
mẹ…) sẽ có điều kiện hiểu các em nhiều hơn, đồng thời điều chỉnh các hoạt động
giáo dục, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, hộp thư này còn có ý nghĩa
giúp các em nhận biết mình là một thành viên của nhà trường, có quyền được học
tập, quyền được vui chơi, quyền được tham gia ý kiến…). Từ đó các em có ý
thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em.
Giờ giải lao tổ chức cho các em chơi trò chơi: tính nhanh, tìm nhanh các
tiếng có phụ âm đầu bằng các chữ cái đã học có liên quan đến nội dung trang trí
lớp,... vừa giúp các em bớt căng thẳng, vừa gây hứng thú học tập.
1
Các góc trang trí khác như: Hội đồng tự quản, hộp thư cá nhân, góc địa
phương và một số câu danh ngôn.
4.5. Tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi bên ngoài lớp an toàn,
lành mạnh:
Việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi là một phần
không thể thiếu nhằm giúp các em có sự liên kết, có một tinh thần thoải mái và
còn rèn cho học sinh tính linh hoạt, nhạy bén và rèn luyện cho các em kĩ năng
sống thực tế như: Ngày hội khai giảng, vui trung tru, vẽ tranh an toàn giao thông,
thi văn nghệ, thi các trò chơi dân gian trong các giờ giải lao, các ngày lễ, tết.
Khi tổ chức các hoạt động tập thể thì giáo viên phải tôn trọng, yêu thương,
gần gũi, cởi mở, công bằng với học sinh, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần
cho các em, tạo cơ hội cho các em tham gia một cách hứng thú các hoạt động
thực hành, vui chơi; được giao tiếp; tập cho trẻ sự tự tin, ý thích tìm hiểu sự vật
và thói quen đặt câu hỏi.
Hoạt động này nhằm tạo mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học
sinh với thầy cô giáo đồng thời tạo sự gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng mà
đặc biệt là với phụ huynh học sinh.
1
Ngày hội khai giảng năm học mới.
4.6. Rèn kĩ năng có thói quen cơ bản cho học sinh:
Giáo viên cần nắm vững và vận dụng các phong tục, tập quán văn hóa
của địa phương để xây dựng được sự tin cậy, thân thiện giữa nhà trường với
chính quyền, với nhân dân địa phương, giữa thầy cô giáo với học sinh, giữa
học sinh với học sinh của các dân tộc, các thôn bản khác nhau. Hướng dẫn học
sinh tham gia tích cực các câu lạc bộ do trường tổ chức.
Tăng cường giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học và các tiết giáo
dục địa phương, giúp các em có kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, chung sống
hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai
nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
Hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp,
trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh nhằm giáo dục cho các em tình yêu thiên
nhiên, yêu lao động, ý thức bảo vệ môi trường.
1
Tổ chức trồng và chăm sóc vườn hoa- Đây là hoạt động có sự tham gia của
giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
4.7. Huy động sự tham gia của cộng đồng:
Để làm tốt công tác giáo dục, trước hết phải có đội ngũ nhà giáo nhiệt
tình, năng động, sáng tạo, có tri thức, phẩm chất, năng lực tuy nhiên điều đó chưa
mang lại hiệu quả toàn diện mà điều quan trọng là cần có sự tham gia của cộng
đồng mà đặc biệt là cha mẹ học sinh. Chính vì vậy chúng tôi đã phối hợp huy
động phụ huynh học sinh tham gia một cách tự giác trong hầu hết các hoạt động,
phong trào nhằm tạo mối liên kết bền chặt giữa nhà trường, thầy cô giáo với nhân
dân để dễ tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với
nhân dân đồng thời gắn kết trách nhiệm giáo dục con em với mỗi gia đình.
Thời gian qua, chúng tôi đã vận động sự ủng hộ từ Bạn đại diện cha mẹ
học sinh của lớp, các thầy, cô giáo vào đầu năm học để tất cả học sinh có đủ sách
vở và đồ dùng học tập khi đến trường.
Là một trường gần biên giới, kinh tế của người dân đa phần là khó khăn,
đặc biệt là học sinh người Brâu, Kdong nên thường xuyên được sự hỗ trợ các cơ
quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn giúp đỡ.
Trong các hoạt động, phong trào thi đua của lớp, của trường chúng tôi đều
vận động phụ huynh tham gia nhằm đưa cộng đồng tham gia vào công tác giáo
dục đồng thời giúp học sinh tích cực, tự tin hơn như hoạt động trang trí lớp, làm
vườn hoa, trưng bày mâm cỗ trung thu, tập văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam,....
Lớp tổ chức họp phụ huynh 3 lần/ năm nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
của phụ huynh. Qua đó nhằm khẳng định rằng muốn con em chúng ta có một
tương lai tốt đẹp không việc gì khác ngoài giáo dục.
1
Mâm cỗ Chúng em vui trung thu
Một hoạt động có sự đóng góp từ những bàn tay khéo léo của phụ huynh,
giáo viên và học sinh.
5. Kết quả đạt được:
Bản thân tôi rất hài lòng với những gì mình đã làm.
Trên 90% số học sinh lớp 1A, và trên 95% số học sinh lớp 1C được hỏi đã
trả lời là thích đến lớp vì được học tập và vui chơi cùng các bạn nên rất vui.
Luôn tham gia tốt các hoạt động của truờng, ngành tổ chức.
Điều quan trọng là tạo được niềm tin vững chắc của phụ huynh. Cụ thể là
qua các cuộc họp giúp phụ huynh hiểu rõ tình hình lớp. Việc trang trí lớp sạch
đẹp, an toàn, tạo cảm giác lớp học như ngôi nhà của các em. Nên từ đó, việc nghỉ
học của các em giảm nhiều so với những năm học trước. 100% học sinh đi học
đều 2 buổi/ ngày, nghỉ học đều có xin phép, không còn hiện tượng trốn học như
những năm học trước.
Qua các kỳ thi cho thấy kết quả học tập có nhiều tiến bộ, có rất nhiều học
sinh giỏi.
Đa số phụ huynh đến lớp đều hài lòng, yêu thích và khen cảnh quan của
lớp. Họ cảm thấy yên tâm hơn, đặc biệt còn ủng hộ nhiều cây xanh và tích cực
tham gia các hoạt động cùng với giáo viên, học sinh để xây dựng lớp học tốt hơn.
Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 30 học sinh lớp 1A, 1C cuối học kì 1 năm học
2016-2017 so với khảo sát cuối năm học 2015-2016 như sau:
Số
TT
Nội dung
Năm học
Năm học
2015-2016
2016-2017
1
TSHS
được
khảo sát
Tỉ lệ
%
TSHS
được
khảo sát
Tỉ lệ
%
26/30
94,76%
30
99,98%
1
Duy trì sĩ số học sinh
2
Có bao nhiêu phụ huynh tham gia
trang trí lớp học cùng giáo viên và
học sinh?
30
16,7%
30
70%
3
Có bao nhiêu học sinh tham gia
các hoạt động giữ gìn lớp học
Xanh-sạch-đẹp?
30
53%
30
99,7%
4
Có bao nhiêu học sinh tham gia
các hoạt động giáo dục? (các hội
thi của nhà trường).
30
33,3%
30
66,6%
5
Có bao nhiêu bạn thích trang trí
lớp học đẹp?
30
100%
30
100%
6
Có bao nhiêu học sinh tự giác
trong học tập và tham gia các hoạt
động khác?
30
66,6%
30
86,6%
7
HS tự tin, hoà đồng trong học tập,
sinh hoạt
30
70%
30
91,1%
6. Kiểm nghiệm- tự nhận xét kết quả.
Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng trên cơ sở tìm tòi, sáng tạo và
sự hiểu biết của cá nhân và những kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình
giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm lớp, khi viết chúng tôi đã đưa ra một cách
tổng quát nhất về các hình thức xây dựng một lớp học thân thiện, học sinh tích
cực.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp xây dựng một lớp học thân
thiện, góp phần giúp học sinh tích cực hoạt động là không khó. Song đòi hỏi ở
người giáo viên phải thật có tâm với nghề và vì học sinh thì mới làm được. Vì
vậy theo chủ quan của chúng tôi thì kinh nghiệm sáng kiến này có thể áp dụng và
phổ biến nhằm góp phần xây dựng một lớp học thân thiện, học sinh tích cực để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong thời kì mới.
1
III. PHẦN KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Như chúng ta đã biết các sự vật hiện tượng không đứng yên một chỗ mà nó
luôn chuyển động. Bản thân tôi cũng vậy, chúng tôi nhận thấy mình không nên
hài lòng với những gì đã có mà cần phấn đấu nhiều hơn nữa. Qua thời gian thực
hiện chúng tôi rút được nhiều bài học cho bản thân:
Việc xây dựng “lớp học thân thiện” không chỉ là hưởng ứng cuộc vận động
của ngành, mà còn là tâm quyết của bản thân chúng tôi. Tất cả ai trong chúng ta
cũng muốn mình được ở trong một môi trường tốt đẹp. Chúng tôi sẽ không
ngừng học hỏi, sáng tạo để làm cho lớp học của mình ngày càng đẹp hơn, an toàn
hơn và thân thiện hơn.
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một
việc làm lâu dài; đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng
linh hoạt các biện pháp để huy động tốt các lực lượng xã hội.
Chúng tôi mong rằng với kinh nghiêm của bản thân, chúng tôi sẽ góp phần
tích cực cho nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” để làm thành một
“trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với giáo viên:
Luôn tạo niềm tin với học sinh và phụ huynh.
Phải giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên về phong trào này, để
giáo viên có sự tự giác trong thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó.
Bản thân mỗi giáo viên phải luôn có tâm quyết với nghề, phải yêu thương
học sinh mới đạt được kết quả tốt đẹp trong công việc.
2.2. Đối với nhà trường:
Thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau về để trao đổi kinh nghiệm giữa các lớp, trường trên địa bàn, biểu dương
khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có ý thức và làm tốt việc xây dựng
lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
Ngọc Hồi, ngày
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
tháng
năm 2017.
Người viết
Mai Thị Hiền
Xa Phương Huấn
1
CÁC PHỤ LỤC
1.Một số hình ảnh trang trí lớp và các hoạt động giáo dục ở trường.
Góc học tập tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đồ dùng học tập của
học sinh và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của các nhóm, các cá nhân.
1
Trang trí góc Biển Đảo để tuyên truyền, nhắc nhở các em hiểu biết về độc
lập chủ quyền cũng như những lợi ích mà Biển mang lại cho chúng ta.
Hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Đây là hoạt động khơi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật, đồng thời
tạo cho học sinh những nhận thức thẫm mĩ, biết yêu quý cái đẹp, biết sống độ
lượng hơn với mọi người và góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh
đồng thời tạo dựng bầu không khí thân thiện trong trong nhà trường.
Vẽ và thuyết trình tranh Chúng em tham gia giao thông.
1
Hoạt động nhằm phát triển kĩ năng của học sinh đồng thời cổ động, tuyên
truyền và giáo dục các em ý thức tham gia giao thông an toàn.
2. Số liệu thống kê kết quả khảo sát của việc xây dựng lớp học thân
thiện.
Số
TT
Nội dung khảo sát
Năm học
Năm học
2015-2016
2016-2017
TSHS
được
khảo
sát
Tỉ lệ %
TSHS
được
khảo
sát
Độ lệch
Tỉ lệ %
1
Duy trì sĩ số học sinh
30
94,76%
30
99,98%
+5,22%
2
Có bao nhiêu phụ
huynh tham gia trang
trí lớp học cùng giáo
viên và học sinh?
30
16,7%
30
70%
+53,3%
3
Có bao nhiêu học sinh
tham gia các hoạt động
giữ gìn lớp học Xanhsạch-đẹp?
30
53%
30
99,7%
+46,7%
4
Có bao nhiêu học sinh
tham gia các hoạt động
giáo dục? (các hội thi
của nhà trường)?
30
33,3%
30
66,6%
+33,3%
5
Có bao nhiêu bạn thích
trang trí lớp học đẹp?
30
100%
30
100%
0
6
Có bao nhiêu học sinh
tự giác trong học tập
và tham gia các hoạt
động khác?
30
66,6%
30
86,6%
+20%
7
HS tự tin, hoà đồng
trong học tập, sinh
hoạt.
30
70%
30
91,1%
+21,1%
Dựa vào kết quả trên cho ta thấy, việc xây dựng lớp học thân thiện đã tác
động đến sự tham gia nhiệt tình từ phía phụ huynh, học sinh đồng thời đã làm
thay đổi thói quen tích cực của học sinh. Từ đó giúp các em ý thức hơn, tự tin
hơn trong học tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác.
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam của Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
2.Tài liệu chỉ đạo việc thực hiện Xây dựng trường học thân của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Các tác giả:
1. Ngô Văn Thọ - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban
2. Bùi Văn Sinh
- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng Ban
3. Phạm Minh Tuân - Phó Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư kí
1
Giáo án:
Tuần 22:
Hoạt động theo chủ đề:
HOẠT ĐỘNG: ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG DỊP NGHỈ LỄ
I. MỤC TIÊU:
- HS biết một số tai nạn thường gặp trong thời gian nghỉ lễ Tết Nguyên
đán: An toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, cháy nổ, đuối nước, bệnh thường
gặp.
- Rèn cho học sinh kỹ năng biết phòng tránh 5 tai nạn thường gặp trong
thời gian nghỉ lễ Tết Nguyên đán: An toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, cháy
nổ, đuối nước, bệnh thường gặp.
- HS có ý thức tự giữ gìn sức khỏe và tuyên truyền cho người thân, bạn bè,
hàng xóm cùng tham gia thực hiện đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ Tết.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: Theo lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Sưu tầm một số bài hát, bài thơ, điệu múa về chủ đề mùa xuân, Đảng, Bác
Hồ.
- Phiếu bài tập.
- Bảng chữ trò chơi.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 35’
* Khởi động: (5')
- Tổ văn nghệ tổ chức múa hát tập thể 1-2 bài.
- Cả lớp hát bài “Sắp đến Tết rồi”
* Hoạt động cơ bản: (15')
- GV chuẩn bị sẵn phiếu bài tập. Yêu cầu các nhóm thảo luận và nối vòng
tròn có nội dung "nên" hoặc "không nên" vào các bức tranh tương ứng.
- Yêu cầu 1-2 nhóm nêu nội dung của từng tranh và giải thích.
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- GV kết luận: Có 5 tai nạn thường gặp trong thời gian nghỉ lễ Tết Nguyên
đán là: Tai nạn giao thông do điều khiển xe trong tình trạng say xỉn, không đội
mũ bảo hiểm, lấn chiếm lòng đường; ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn không rõ
nguồn gốc, không rửa tay trước khi ăn; cháy nổ do đốt pháo; đuối nước do tự ý ra
sông suối, ao hồ; bệnh thường gặp như cảm nắng, sốt, viêm họng do không có ý
thức giữ gìn sức khỏe.
* Trò chơi "Ghép chữ" (7’)
- Cách chơi: 6 bạn là một đội chơi. GV in mỗi tờ giấy có một từ và phát cho
mỗi nhóm một số lượng giấy có chứa từ sao cho khi ghép các từ lại được câu có
nghĩa. Đội nào ghép nhanh hơn và đúng hơn thì chiến thắng.
1
- Các câu GV phát cho các nhóm:
+ Em sẽ không ăn nhiều bánh kẹo, mứt, nước ngọt.
+ Em sẽ không nghịch lửa ở nhà.
+ Em sẽ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
+ Em sẽ không chơi gần ao, hồ.
- GV kiểm tra kết quả của từng nhóm.
* Tổng kết – đánh giá: (7’)
- Khen ngợi HS tham gia học tập tích cực và tham gia trò chơi nghiêm túc.
- Nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị, thái độ học tập của lớp, nhóm, cá nhân.
* Hoạt động ứng dụng: Yêu cầu HS báo cáo với thầy cô và bạn bè những
việc em đã làm và cách phòng tránh các tai nạn mà em đã gặp trong thời gian
nghỉ Tết Nguyên đán.
PHIẾU HỌC TẬP
* Em hãy nối đáp án "nên" hoặc "không nên" thích hợp vào các bức tranh sau:
Không nên
Nên
1