Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN-Giải pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.68 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGỌC HỒI
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI

-----***-----

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Người thực hiện: VI THỊ NHUNG
Tổ khối: I
Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
Năm học 2014 - 2015

LỜI CAM ĐOAN.
Sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tự nghiên cứu trong quá trình giải dạy.


Bản thân không cop pi để đưa vào sang kiến của mình
Tôi xin hứa nếu có sai phạm tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng
khoa học.
Người viết
Vi Thị Nhung

MỤC LỤC


TT
1
2
3


4
5
6
7

NỘI DUNG
Đặt vấn đề
Giải quyết vấn đề
Cơ sở lý luận
Thực trạng:
Các giải pháp đã tiến hành đề cần giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Kết luận và đề xuất

TRANG
1
1
1
2
2, 3, 4, 5, 6
6
7

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Môn toán ở tiểu học có một tầm quan trọng đặc biệt. Thông qua môn toán trang
bị cho học những kiến thức cơ bản về toán học rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, kĩ
năng giải toán. Đồng thời qua dạy toán giáo viên hình thành cho học sinh phương pháp


học tập, khả năng phân tích tổng hợp, trí tưởng tượng tạo điều kiện phát triển sự sáng

tạo, tư duy.
Đối với mạch kiến thức: "Giải toán có lời văn" là một trong mạch kiến thức cơ
bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em
phát huy được trí tuệ, được rèn luyện kĩ năng tổng hợp, đọc, viết, diễn đạt, trình bày,
tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học,
giải toán có lời văn các em sẽ được giải các bài toán về số học, các yếu tố đại số, các
yếu tố hình học và đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế
đời sống.
Là một người giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 và đặc biệt là dạy môn toán. Thực
hiện chương trình đổi mới giáo dục toán học lớp 1 nói riêng và môn Toán ở tiểu học
nói chung. Tôi rất trăn trở và suy nghĩ nhiều để học sinh làm sao, làm được các phép
tính cộng, trừ mà việc giải toán có lời văn thì càng khó hơn đối với học sinh lớp 1 nên
tôi đi sâu về nghiên cứu dạy "Giải toán có lời văn" ở lớp 1.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận:
Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì mạch kiến
thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và
càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp Một: Vốn từ, vốn
hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn chậm. Thực tế
các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết phân
tích đề toán để tìm ra lời giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải. Kĩ năng
tính toán, trình bày thiếu chính xác, giải toán một cách máy móc, bắt chước.
Đó là nguyên nhân chính mà tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 1 giải toán có lời văn".
2. Thực trạng:
Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt dạy lớp 1, phần giải toán có lời văn, học sinh
rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết
sai đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng



nhưng khi viết các em lại rất lung túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng lại không
biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán
có lời văn.
3. Các giải pháp đã tiến hành đề cần giải quyết vấn đề.
Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung "Giải toán có lời văn" nói riêng, điều đầu
tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. Nhiều
người nghĩ rằng Toán tiểu học và đặc biệt toán lớp 1 thì ai cũng dạy được. Đôi khi
chính giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng có những suy nghĩ tương tự như vậy.
Từ tuần 7 cho đến tuần 16 trong các tiết dạy về phép cộng trong phạm vi 10 đều
có các bài tập thuộc dạng "Nhìn mô hình ghi phép tính" ở đây học sinh được làm quen
với việc:
Xem tranh vẽ.
Nêu bài toán bằng lời.
Nêu câu trả lời.
Viết phép tính thích hợp.
Khi chính thức học "Giải toán có lời văn" học sinh được học bài nói về cấu tạo
của một bài toán có lời văn (gồm hai thành phần chính là những cái đã cho (đã biết) và
những cái phải tìm (chưa biết).
Những cái đã cho (dữ kiện)
Và cái phải tìm (câu hỏi)
Dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 theo từng mức độ.
Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn mô hình
viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép
tính thích hợp.
Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô
vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ.
Ví dụ


2


+

1

=

3

1

+

2

=

3

Khi dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh diễn đạt trình bày động viên các em
viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh.
Mức độ 2: Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời:
Tóm tắt


: 9 que tính

Cho : 2 que tính

9


-

2

=

7

Còn :.... que tính ?
Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly
khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và
hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính
thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
Tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh khá, giỏi
làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo
khoa.
Mức độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề
bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện, bài toán có lời văn.
Yêu cầu học sinh từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Cấu
trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi.
Ví dụ:


Bài toán: Có .........con thỏ, thêm ...........con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao
nhiêu con thỏ?
Mức độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, phần tóm tắt đề toán và giải
bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen. (Bài toán trang 117)
Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa. Hỏi nhà An có tất cả mấy
con gà ?

Tóm tắt


: 5 con gà

Thêm

: 4 con gà

Có tất cả: ... con gà ?
Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán, để
giải bài toán có lời văn.
Bài giải gồm 3 phần: Lời giải, phép tính và đáp số.


Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt
cần được luyện kĩ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong
bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo điều kiện cho học
sinh diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình dựa vào câu hỏi của bài toán từ đó giáo
viên mới hướng cho học sinh cách nêu lời giải phù hợp với bài toán. Quy ước viết đơn
vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện.
Khi dạy học sinh giải bài toán có lời văn cần thực hiện tốt các bước sau:
Đọc kĩ đề bài.
Đề toán cho biết những gì? Đề toán yêu cầu gì?
Tóm tắt đề bài.
Tìm được cách giải bài toán.
Trình bày bài giải.
Kiểm tra lời giải và đáp số.
Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên
là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần cho các em

đọc kĩ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như " thêm , và , tất cả, ... " hoặc
"bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , ..." Giáo viên có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ
trợ trong quá trình dạy học. Trong giai đoạn đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm
tắt đề toán bằng cách đàm thoại " Bài toán cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời
của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề
toán. Đây là cách rất tốt để giúp học sinh ngầm phân tích đề toán.
Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các
em nhìn tranh và trả lời câu hỏi.
Khi giải bài toán có lời văn giáo viên lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã
cho, cái yêu cầu phải tìm.
Ví dụ: Có ba cái kẹo, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, phải
làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính trừ,..
Giáo viên cho học sinh tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho, để các
em tập tư duy, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực
tiễn.


Biết nêu đề bài toán từ một phép tính đã cho, học sinh sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn,
chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của học sinh sẽ phát triển hơn.
Dựa vào tranh vẽ và tóm tắt mẫu, Giáo viên đưa ra cách giải bài toán mẫu: (trang
117)
Tóm tắt


: 5 con gà

Thêm

: 4 con gà


Có tất cả: ... con gà ?

Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con gà )
Đáp số: 9 con gà
Từ bài giải mẫu của giáo viên học sinh có thể nêu lời giải và thực hiện được các
bài toán giải tương tự.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy toán có lời văn cho học sinh
lớp 1 cho thấy giải toán có lời văn ở lớp 1 không khó ở việc viết phép tính và đáp số,
câu lời giải của bài toán. Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm sáng kiến
thì học sinh biết viết câu lời giải đã đạt kết quả rất cao, dẫn tới việc học sinh đạt tỉ lệ
cao về hoàn thiện bài toán có lời văn. Theo chủ quan của bản thân tôi thì kinh nghiệm


này có thể áp dụng và phổ biến nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh về việc giải
toán có lời văn ở lớp 1.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
* Kết luận
Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 giúp học sinh hoàn
thiện một bài giải đủ 3 bước, câu lời giải, phép tính, đáp số là vấn đề đang được các
thầy cô trực tiếp dạy lớp 1 rất quan tâm. Vấn đề là giúp học sinh lớp 1 viết câu lời giải
của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài toán đưa ra. Một số biện pháp
mà bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình dạy như đã nêu ở phần trên.
Trên đây là quá trình nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm vào đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HĐKH


Sa Loong, ngày 9 tháng 01 năm 2015
NGƯỜI VIẾT

Vi Thị Nhung



×