Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN-Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.8 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC& ĐT NGỌC HỒI

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI
___________________0O0__________________

SKKN : MỘT SỐ BIỆN PHÁP
DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH LỚP 5A TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGUYỄN VĂN TRỖI - XÃ SA LOONG


Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên
TỔ KHỐI: 4,5
ĐƠN VỊ: TRƯƠNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI

Sa Loong, ngày 02 tháng 01 năm 2015
1


LỜI CAM ĐOAN
Bằng những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học. Tôi đã đúc kết
kinh nghiệm và trình bày thành đề tài SKKN và đạng thực hiện tại lớp 5A, Trường tiểu
học Nguyễn Văn Trỗi.
Bản thân tôi không hề sao chép hay cóp pi để đưa vào đề tài của mình.
Tôi xin hứa nếu có sai phạm tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trường hội đồng
sư phạm.
Họ và tên tác giả

Nguyễn Thị Liên

2



MỤC LỤC
Nội dung
Trang bìa
Lời cam đoan
Mục lục
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
1. Mục tiêu nghiên cứu.
2. Giới hạn của đề tài
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Trang
1
2
3
4
4
5
5
5
5

4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I.Cơ sở nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn

II. Giải quyết vấn đề.
1. Thực trạng và nguyên nhân của công tác duy trì sĩ số học sinh.
2. Nguyên nhân bỏ học
3. Biện pháp duy trì sĩ số học sinh.
III- Kết quả đạt được
1. Kết quả
2. Những bài học kinh nghiệm
PHẦN 3. KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Đề xuất- Kiến nghị

3

5
5
6
6
6
6,7
7
7,8
8,9
9,10,11,12
12
12
13
14
14
14,15



PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài :
Xã Sa Loong là một trong những địa bàn khó khăn nhất của huyện Ngọc Hồi
tỉnh Kon Tum. Ở đây, học sinh chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số. Việc học
của con em họ chưa được coi trọng và thiết thực. Quan niệm cho rằng học cũng chẳng
mang lại miếng cơm, manh áo cho mình. Bởi vậy, tình trạng học sinh vắng học, nghỉ
học diễn ra thường xuyên và khá nhiều. Vì thế, giáo viên đến lớp không chỉ mang đến
con chữ cho các em mà còn phải đóng vai trò chủ động trong việc vận động học sinh ra
lớp mỗi ngày. Vì điều này, giáo viên chúng tôi đã coi trọng việc duy trì tỉ lệ chuyên cần
của học sinh là một việc làm thiết thực, quan trọng hàng đầu đối với mỗi giáo viên
đứng lớp. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ. Nhưng tình
trạng học sinh đi học không chuyên cần đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
của trường nói riêng và chất lượng phổ cập trong toàn xã nói chung. Lý do dẫn đến
tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân như: Học yếu, cha mẹ không quan tâm, cộng
đồng dân trí thấp dẫn đến sự bỏ học hoặc đi học không đều của mỗi học sinh xảy ra
thường xuyên.
Với trách nhiệm của một giáo viên đứng lớp, hay bất cứ người giáo viên chủ
nhiệm nào, cũng mong muốn lớp mình được đảm bảo về mặt sĩ số. Nhưng thực tế địa
bàn xã Sa Loong có rất nhiều thôn, làng vô cùng phức tạp, điều kiện kinh tế khó khăn,
học sinh đi học xa trường, hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu giáo viên
không có tính kiên trì và tìm ra nhiều biện pháp khéo léo thì khó mà duy trì sĩ số lớp
mình đạt như mong muốn.
Vì thế, là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn, trăn trở để tìm ra các
nguyên nhân và giải pháp nhằm hạn chế số học sinh đang có nguy cơ bỏ học hoặc đi
học không chuyên cần là một vấn đề cấp thiết. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy học
sinh ở những vùng dân tộc thiểu số. Tôi đã nghiên cứu, lựa chọn đề tài SKKN “Một số
4



biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5A trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Sa
Loong”

II- Mục tiêu và phương pháp của đề tài SKKN
1. Mục đích nghiên cứu:
Từ những vấn đề nêu trên, đề tài tìm ra những nguyên nhân và biện pháp để duy
trì sĩ số học sinh lớp 5A trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đạt kết quả tốt nhất. Qua đó
đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên của trường tham gia làm tốt công tác
vận động học sinh đi học đều, hạn chế học sinh bỏ học một cách tốt nhất.
2. Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về một số biện pháp để duy trì sĩ số học sinh
tránh tình trạng bỏ học của lớp 5A trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi địa bàn xã Sa
Loong năm học 2014 - 2015
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1/ Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng học sinh vắng học, bỏ học và đi học không
chuyên cần của 5A trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
2/ Khách thể nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng của học sinh trường tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi địa bàn xã Sa Loong - Ngọc Hồi - Kon Tum
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu triển khai áp dụng đồng bộ thì hiệu quả duy trì sĩ số của lớp và cuả trường
sẽ đạt kết quả cao hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
1/ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
2/ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi
đáp ...

5


3/ Các phương pháp hỗ trợ: tính toán, thống kê số liệu học sinh bỏ học của đầu

năm và thời điểm hiện tại.

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I.Cơ sở nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
Học sinh ở lứa tuổi bậc Tiểu học, tâm lí chưa ổn định, các em rất nghịch hiếu
động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là
sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình, chưa hiểu rõ
mục đích của việc học. Do đó ý thức tự giác học tập của các em chưa có, thường là đi
học vì sự bắt buộc của gia đình, nên các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó
khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến học yếu, chán học dẫn đến
bỏ học…
Vì thế, giáo viên cần tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến
trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động
nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn và
thích đi học hơn. Ngược lại khi học sinh cảm thấy chán ghét môn học, ghét thầy cô
chứng tỏ học sinh có tâm lí không bình thường, thậm chí học giảm sút hay học yếu đều
rơi vào tình trạng bỏ học hoặc đi học không chuyên cần.
2. Cơ sở thực tiễn:
Lớp 5A có tổng số 28 học sinh. Trong đó có 3/4 học sinh là người đồng bào dân
tộc thiểu số đều con em công nhân và làm nông, điều kiện kinh tế khó khăn, dân chí
thấp việc đi học của con em phụ thuộc vào chính bản thân của trẻ, ít được tác động của
cha mẹ và người thân. Việc vắng học và nghỉ học diễn ra thường xuyên hàng ngày.
Hơn thế nữa, một số thầy cô đôi lúc chỉ nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà quên đi sự
quan tâm, an ủi, động viên khích lệ các em. Hoặc giáo dục dạy đỗ các em bằng những
phương pháp không phù hợp, đưa ra rất nhiều phương pháp giảng dạy mà quên đi việc
bồi lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu.
6



Để làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, chúng ta cần dựa vào từng giai đoạn
phát triển của các em, nắm được nhu cầu tâm lí, đoán được các em muốn gì và cần gì,
không nên áp dụng một cách cứng nhắc, dập khuôn về sự phát triển của học sinh
trong từng giai đoạn để có biện pháp giáo dục, hỗ trợ tốt nhất về tinh thần và trí lực.
Ngoài ra chúng ta cần tạo hứng thú cho học sinh tham gia học tập chủ yếu thông
qua các hoạt động thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động
của môi trường cơ sở vật chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó,
người giáo viên chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục đối với
từng đối tượng học sinh, định hướng đúng đắn cho các em trong từng hoạt động học
tập và vui chơi bằng những phương pháp thiết thực, phù hợp nhất, tạo một bầu không
khí, một môi trường thật thân thiện để mỗi học sinh thấy vui thích và trông đợi được
đến trường.
Chính vì vậy nên tôi đã suy nghĩ làm thế nào tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất
giúp học sinh định hướng được mục tiêu của bản thân mình và xây dựng được cách
học tập chăm chỉ hơn.
II. Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng công tác duy trì sĩ số của trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
địa bàn xã Sa Loong.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là trường thuộc xã vùng sâu, vùng xa, có
năm điểm trường cách xa nhau, địa bàn dân cư rộng, nên việc xây dựng nề nếp, quản
lý học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh dân tộc chiếm 92% học sinh toàn trường,
phụ hunh phần lớn không biết nói tiếng Kinh thậm chí không biết chữ. Vì thế đa số
phụ huynh chẳng để ý gì đến chât lượng học tập của con em mình. Từ đó các em cũng
không xác định được việc học là quan trọng. Hơn thế nữa điều kiện kinh tế gia đình
các em còn thiếu thốn. Đặc biệt là học sinh sinh thuộc thôn Giang Lố II, người dân đi
làm rẫy cả tuần mới về nhà một lần, mặc phó cho con cái có đi học hay không cũng
chẳng biết. Chính vì thế học sinh thường xuyên vắng học hoặc bỏ học dài ngày dễ xảy
ra. Bên cạnh đó có một số học sinh chưa qua lớp mẫu giáo, khả năng giao tiếp Tiếng
Việt còn nhiều hạn chế ngại giao tiếp cũng là nguyên nhân vắng học.
7



Để việc giúp các em đi học chuyên cần đạt kết quả cao. Tôi tiến hành theo dõi
việc đi học của học sinh lớp 5A ngay sau một tuần khi tôi nhận lớp.
Cụ thể một tuần của tháng 9 như sau:

Thứ

Sĩ Số

Vắng

Hai

28

2

Ba
28

28
Năm
28
Sáu
28
Tổng cộng
2. Nguyên nhân bỏ học:

Lí Do

- Trông em
- Ở nhà chơi

3
3
3
4
15 lượt

( bố mẹ lên rẫy không có ai quản lí)
- Đi bẻ đót, mót mì...
- Đi rẫy với ba mẹ
- Ngủ lại rẫy với ba mẹ

a. Về phía học sinh
- Học sinh không muốn đến lớp đa số vì lí do như học yếu, ghét tất cả các môn
học, tiếp thu bài chậm không theo kịp chương trình dẫn đến chán nản, lên lớp chỉ ngồi
mà chẳng biết học gì, cuối cùng rơi vào tình trạng ở lại lớp nhiều năm các em cảm thấy
xấu hổ rồi bỏ học.
- Trẻ em thuộc gia đình nghèo, đông con, những học sinh này thường mặc cảm,
tự ti về hoàn cảnh, tự cho thân phận của mình không bằng bạn bè, tự tách biệt khỏi tập
thể, các em luôn cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương và không muốn chơi hoặc giao
lưu cùng các bạn nên không hứng thú đến trường.
- Phần đa học sinh dân tộc thiểu số, bố mẹ các em không biết chữ, nên không
quan tâm đến việc học tập của các em ở nhà, mặc phó cho việc học hành của con cái.
- Trẻ em thuộc gia đình thiếu bố (mẹ) hoặc thiếu cả bố lẫn mẹ; Tức là bố mẹ ly
hôn hoặc bố mẹ hay cãi nhau. Số trẻ em này thường có tính khí bất thường, hờn giận,
đánh nhau, tự ti, tự cho mình thua kém và tự xa lánh bạn bè dẫn đến bỏ học .
- Học sinh mải chơi điện tử, tụ tập bạn bè không để ý đến việc học ở lớp chốn
học thường xuyên.


8


- Học sinh không tiếp thu được bài học trên lớp, chán nản, quạy phá bị thầy cô la
nhiều.
b. Về phía giáo viên
- Biện pháp hỗ trợ của giáo viên chưa kịp thời.
- Điều kiện của giáo viên tham gia cộng tác vận động nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn.
- Việc khích lệ tạo hứng thú cho học sinh đến trường còn hạn chế.
c. Về phía phụ huynh:
- Ít quan tâm đến sự học hành của con cái.
- Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.
- Nhận thức môi trường học tập thấp.
d. Về cộng đồng xã hội
- Chưa có biện pháp triệt để, biện pháp tối ưu để vận động học sinh ra lớp.
Trong các nguyên nhân trên tôi đã đề cập đến một nguyên nhân chính để nghiên
cứu đó là nguyên nhân" Học sinh hổng kiến thức chán học, chán thầy cô và bạn bè"
nên đã thường xuyên vắng học thậm chí nguy cơ bỏ học.
3. Biện pháp duy trì sĩ số học sinh
* Thu hút học sinh bằng nhiều hình thức như:
3.1.Tăng cường bồi dưỡng, kiến thức năng lực của học sinh.
- Giáo viên cần xác định được mức độ học sinh yếu kém, học sinh chán học,
không theo kịp chương trình và yếu môn học nào? từ đó xây dựng kế hoạch phụ đạo
kịp thời ngay từ đầu năm học. Theo dõi mức độ chuyển biến của học sinh theo từng
tuần, tháng, để đánh giá sự chuyển biến của các học sinh và đưa ra nhiều hình thức
khen ngợi, động viên khuyến khích sự tiến bộ của các em. Điều này sẽ giúp các em có
hứng thú đi học tốt hơn.
- Quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh yếu bằng nhiều biện pháp thúc đẩy các

em học tập tích cực hơn.

9


Ví dụ: Đưa những bài kiến thức phù hợp với năng lực của bản thân để câc em
thực hiện. Khi học sinh làm tốt việc cô giao. Các em sẽ cảm thấy mình đang được tin
tưởng và trân trọng, các em sẽ hứng thú tham gia học tập chuyên cần hơn.
- Chú ý quan tâm hơn các học sinh khác để các em nắm được dần dần kiến thức
cơ bản của chương trình. Đây là biện pháp lấp hổng kiến thức, lấy lại cân bằng cách
học cho học sinh.
- Chọn bạn để giúp mình trong những bài tập khó khăn cũng giúp các em bớt lo
sợ, căng thẳng trong học tập.
Khi học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản của các môn học, biết cách học thì
chẳng có lí do gì học sinh lại thường xuyên vắng học. Đây là biện pháp chính trong
việc duy trì tỉ lệ chuyên cần một cách tốt nhất.
3.2. Tạo sự gần gũi với các em
- Khi một giáo viên quan tâm hết mức đến các em. Các em sẽ cảm nhận được
mình đang được bao bọc, yêu thương, che chở và không tự ti trước lớp. Tạo cho các
em có một môi trường tâm lí thoải mái học tập, vui chơi không bị gò bó. Đây cũng là
biện pháp hữu hiệu đối với các em học sinh hay nghỉ học.
Ví dụ một minh chứng cụ thể tại lớp 5A. Có một học sinh đã nghỉ học hai ngày
liền không có lí do. Tôi không gây áp lực với học sinh này mà đã dùng biện pháp viết
giấy gửi tới em lời động viên khuyến khích như " Chào em Y Hoa. Không biết hôm
nay em có bị ốm không mà không tới lớp. Cô rất vui khi thấy em có mặt ở lớp trong
ngày mai nhé". Quả thật ngày hôm sau em đã đến lớp.
- Bạn bè cũng là nguồn động viên khích lệ để các em được vui chơi, chia sẻ giúp
các em có môi trường sống lành mạnh. Tôi phân công một em Giỏi hoặc Khá kèm một
em Trung bình hoặc Yếu và sắp xếp cho 2 em ngồi cùng một bàn. Người ta thường nói
" Học thầy, không tày học bạn". Cách trao đổi giúp đỡ của bạn bè sẽ kéo các em đến

gần nhau hơn, tạo hứng thú cho các em đến lớp. Đặc biệt khi các em nhận được những
lời động viên từ bạn cũng giúp các em có động lực để tiến lên.
Qua việc làm trên, tôi thấy tình cảm giữa cô trò đã gắn bó nhau hơn. Những em
Trung bình, Yếu thường hay nhút nhát, rụt rè nay trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Điều
10


đó giúp các em ham thích đến lớp và hòa nhập với bạn bè, việc học của các em ngày
càng tiến bộ hơn.
3.3 Nắm hoàn cảnh, gia đình và sở thích của từng học sinh:
- Tìm hiểu qua phiếu thông tin (điều tra sơ yếu lý lịch): Phiếu thông tin này
ngoài những thông tin cơ bản: Họ tên bố, mẹ; địa chỉ; thêm cả hoàn cảnh sống; gia
đình em đó có mấy người, để nắm được tình hình em đó gặp khó khăn nào, giáo viên
có định hướng hỗ trợ. Ví dụ học sinh không có áo ấm ngại đi học vì trời rét. Tôi đã
tham mưu với ban chỉ huy Liên đội quyên góp, ủng hộ.
- Tìm hiểu tính cách các em qua bạn bè trong lớp để nắm bắt được tâm lí, sở
thích của từng em, thường xuyên nói chuyện với các em em về những vấn đề các em
quan tâm, điều này sẽ giúp các em yêu thích thầy, cô hơn.
- Khi có học sinh nghỉ học dài ngày tôi đến ngay gia đình để tìm hiểu nguyên
nhân từ gia đình, rồi kết hợp với thôn đến nhà vận động các em đi học lại. Nếu em đó
có nguy cơ bỏ học, tôi báo ngay với Ban giám hiệu và trưởng thôn để tìm cách vận
động em đó trở lại trường.
- Tôi còn tham gia công tác tuyên truyền về hạnh phúc gia đình. Một gia đình
êm ấm, hòa thuận, cha mẹ biết chăm lo cho con cái, tạo điều kiện thuận lợi để con em
được học hành, biết giáo dục con ích lợi của việc học thì học sinh sẽ học tốt hơn những
học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để trao đổi tình hình học tập của con cái. Khi
con mình học giảm sút, phụ huynh cần giúp con em lấy lại niềm tin, giúp con vượt qua
khó khăn để lấy lại kiến thức đã mất, động viên con đi học đều, biết cố gắng sẽ thành
công.

3.4. Tổ chức các hoạt động học tập bằng các phong trào thi đua.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi có kèm theo câu hỏi, trong đó
phân loại những câu hỏi dễ dành cho học sinh đối tượng này.
VD: Ví dụ. Trò chơi "rồng rắn lên mây, rồng rắn lên mây. Ai mà giỏi Toán, về
đây với mình", quản trò sẽ dừng lại bạn A( HSY). "Bạn hãy đọc cho cả lớp nghe về

11


bảng đơn vị đo diện tích". Nếu được tán thưởng từ bạn bè học sinh sẽ tự tin trước tập
thể và tạo hứng thú tích cực trong học tập.
- Tổ chức các trò chơi dân gian cho các em cùng tham gia trong tiết học nhằm
tạo hứng thú thoải mái tránh căng thẳng cho học sinh sau mỗi bài học.
- Thường xuyên phát động, kiểm tra theo dõi các phong trào thi đua như. "Hoa
học tốt, nhà bác học nhỏ tuổi"... Nhằm khuyến khích động viên kịp thời sự tiến bộ của
các em. Đặc biệt đối với các đối tượng này giáo viên cần quan tâm theo dõi, công nhận
sự tiến bộ của các em từ những việc nhỏ nhất đã đạt được trong quá trình học tập và
rèn luyện bản thân.
3.5 Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
- Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, tôi cho lớp
tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho lớp và khen
những em có tiến bộ về đi học chuyên cần, học tập có tiến bộ để các em thấy nhiệm vụ
học tập của mình đang được chân trọng, các em thấy được mỗi ngày đến trường là một
ngày vui.
- Đối với những học sinh còn hạn chế, tôi thường xuyên khen ngợi, tuyên dương
trước lớp nhiều hơn, nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo hướng dẫn, uốn nắn cho các em để
tuần sau các em thực hiện tốt hơn.
- Ngoài ra tôi còn nêu gương các học sinh những năm trước dù đầu năm học còn
yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã có rất nhiều tiến bộ ,
điều này củng cố lòng tin cho các em.

Nhờ có sự kiên trì, kinh nghiệm tích lũy mà những năm học gần đây tôi đã vận
động được rất nhiều học sinh bỏ học và đến lớp trở lại như năm học 2012-2013 có em
Y Lẻo thôn Giang Lố 2, em này thuộc gia đình theo đạo Hào Mòn, gia đình bất cần đến
sự ủng hộ vận động của chính quyền địa phương. Bằng tình yêu thương, an ủi, tôi đã
giúp em đến lớp cùng với các bạn và đã hoàn thành chương trình tiểu học. Năm học
2013-2014 có em Y Cúc, em thuộc diện hộ nghèo, gia đình không vận động đựơc em
đi học. Tôi đã kết hợp nhiều biện pháp để vận động được em trở lại lớp sau nhiều tuần
nghỉ học. Đặc biệt là năm học 2014-2015 lớp tôi có rất nhiều học sinh trong diện nghỉ
12


học dài ngày như em Y Hoa thuộc thôn Bun Ngai, em A Lợi, A Thoen, A Hồi thuộc
thôn Giang Lố 2. Bằng những biện pháp nêu trên đã có hiệu qủa rõ rệt, các em đã đi
học đều đặn chuyên cần.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1. Kết quả:
Sau một học kì áp dụng cách làm trên. Tôi thường xuyên theo dõi hàng tuần
của lớp, kết quả như sau:
Thứ
Hai
Ba

Năm
Sáu

Sĩ Số
28
28
28
28

28
Tổng cộng 1 tuần

Hiện diện

Vắng

28
27
28
27
28

0
1
0
1
0
2 lượt

Lí Do
Bị ốm
Bị ốm

+ Với kết quả trên, bản thân tôi rất vui vì mình đã thực hiện đạt cam kết "Duy trì
sĩ số" của lớp với Ban giám hiệu nhà trường và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, được công
nhận là giáo viên chủ nhiệm Giỏi cấp trường.
+ Đối với học sinh: Đã tạo niềm tin cho các em, em nào cũng ham thích học tập,
gắn bó với trường lớp hơn.
+ Đối với trường, ngành: Góp phần nâng cao công tác phổ cập trên địa bàn xã Sa

Loong.
2. Những bài học kinh nghiệm:
Qua những việc đã làm, bản thân tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm quý
báu mà người giáo viên cần phải có và phải thực hiện:
+ Phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ; gần gũi, yêu thương trẻ; hiểu biết tâm tư
nguyện vọng của trẻ; xem trẻ như người thân trong gia đình.
+ Phải nhạy bén trong mọi tình huống và xử lí tình huống đúng lúc, kịp thời.
+ Phải kiên trì, nhẫn nại và chịu khó khi gặp những trường hợp vận động khó
khăn.
13


+ Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để có được sự hỗ trợ kịp thời.
+ Phải tôn trọng những thành tích dù nhỏ của học sinh để kịp thời động viên,
khích lệ học sinh tạo hứng thú cho các em đi học chuyên cần.

PHẦN 3: KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc duy trì sĩ số học sinh là nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên chủ nhiệm..
Đây là vấn đề để thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị công nhân viên chức hàng năm mà
nhà trường đã đề ra về đảm bảo duy trì tỉ lệ chuyên cần các lớp. Ngoài ra, để công tác
duy trì sĩ số học sinh đạt hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm cần phải có tâm đối với
mọi học sinh, phải hiểu hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện
cho các em ham thích học tập, yêu mến thầy cô, thích bạn bè. Việc chống lưu ban,
chống bỏ học là nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, góp phần
nâng cao dân trí là nền tảng ban đầu để đào tạo con người mới phát triển về mọi mặt,
tham gia vào việc thực hiện phổ cập đúng độ tuổi của huyện nhà .
Để duy trì và đảm bảo sĩ số đạt kết quả tốt, mỗi giáo viên chúng ta nói chung và
đối với riêng tôi phải luôn tìm tòi biện pháp thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho
từng năm học. Bản thân tôi luôn coi trọng những biện pháp đã trình bày ở trên.

2. Một số đề xuất, kiến nghị:
- Đối với nhà trường:
+ Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với lớp, đối với giáo viên chủ nhiệm
không có học sinh bỏ học.
- Đối với ngành :
14


+ Quan tâm chỉ đạo và có biện pháp hỗ trợ đối với các trường có nhiều học sinh
khó khăn như sách, bút vở cho các em đến lớp.
+ Tiếp tục tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, như vậy chất lượng, trình độ
tay nghề của giáo viên mới nâng lên cả về chất và về lượng.
- Đối với chính quyền các cấp:
+ Đề nghị tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, gắn kế
hoạch đầu tư cơ sở vật chất với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
+ Tham gia triệt để các cuộc vận động học sinh bỏ học đi học lại cùng với giáo
viên chủ nhiệm.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện trong quá
trình công tác.
Xin chân thành cảm ơn !
Sa Loong, ngày 02 tháng 01 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Liên

15


16




×