Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG MIỆNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.67 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM NÔNG
TRƯỜNG TH HÒA BÌNH B

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017-2018
Tên SKKN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
MIỆNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA BÌNH B
Tác giả: Phan Thị Thanh Mơ – Nhân viên Y tế trường học
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Lĩnh vực: Chăm sóc sức khỏe học sinh
Phạm vi: Áp dụng tốt cho tất cả trường Tiểu học trong huyện và.
I. Thực trạng và nguyên nhân
1.Thực trạng
Ngày nay, khi mà giao tiếp và các mối quan hệ xã hội ngày càng được mở
rộng, giá trị sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ vì vậy cũng được nâng cao một
cách rõ rệt. Mức độ nghiêm trọng của bệnh răng miệng được đánh giá tương tự
như các bệnh mãn tính khác, có khả năng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc
sống ngay từ thời ấu thơ cho đến tận tuổi già và là loại bệnh thường gặp ở lứa
tuổi trẻ em mà nhiều nhất ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học.
Thực tế tại đơn vị, tỉ lệ học sinh bị sâu răng là rất cao. Trong đợt khám
sức khỏe định kì vào đầu năm học 2017 - 2018 vừa rồi thì tỉ lệ sâu răng của các
em chiếm 74,23%.
2. Nguyên nhân
Học sinh ở cấp tiểu học chưa biết quan tâm chăm sóc về răng miệng cho
bản thân phải nhờ vào phụ huynh. Thiếu kỹ năng tự đánh răng đúng cách.
Học sinh tới trường đa số con em là ở vùng nông thôn, cha mẹ có nghề
nghiệp thuần nông, làm ruộng. Điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó
khăn nên việc chăm sóc sức khỏe cho con em còn nhiều hạn chế.
Sự ỷ lại và trông chờ vào nhà trường của các bậc phụ huynh.


Đứng trước thực tế khó khăn trên, bản thân tôi đã mạnh dạn mạnh dạn
viết đề tài: “ Nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho học sinh
1


trường Tiểu học Hòa Bình B ” và được Ban giám hiệu xem xét phê duyệt cho
triển khai thực hiện. Mục tiêu ban đầu đặt ra: Mỗi năm học phải đưa tỉ lệ
74,23% học sinh bị sâu răng giảm xuống còn dưới 50%. Để biến mục tiêu trên
thành hiện thực, bản thân tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
II. Biện pháp
1. Đẩy mạng công tác cung cấp kiến thức về vệ sinh răng miệng đến
với học sinh và phụ huynh
Kiến thức về chải răng thì phần lớn học sinh chưa có kiến thức về phương
pháp chải răng đúng.
Kiến thức khám răng định kỳ sáu tháng một lần đa số là chưa thực hiện,
đa số là học sinh chỉ đến nha sĩ khi có vấn đề về răng miệng, kiểm tra định kỳ
răng hoàn toàn là không cần thiết. Một số học sinh không biết khám định kỳ
răng vào lúc nào?
Kiến thức một số bệnh liên quan đến vệ sinh răng miệng là đa số học sinh
lớp 4 và lớp 5 biết nhận thức được là ăn ít thực phẩm ngọt có đường và phải vệ
sinh răng miệng cho tốt, về cách chải răng đúng và chải vào thời điểm nào thì
các em chưa nắm rõ. Một điều đáng chú ý là hầu hết các em học sinh ở trường
chưa nhận biết được thế nào là nướu răng có bệnh? Khi nướu răng có bệnh
thường có các triệu chứng như sau:nướu bị chảy máu khi đánh răng hay xỉa răng
bằng tăm, nướu bị sưng đỏ và đau khi đè mạnh, mủ ở nướu răng,chân răng bị
trống ra,răng bị lung lay, khớp cắn bị thay đổi, kẻ giữa các răng cửa càng rộng ra
làm mất vẻ thầm mỹ khi nói hoặc cười.
2. Tổ chức định kỳ các buổi hướng dẫn thực hành vệ sinh răng miệng
Thực hành về ngậm dung dịch Fluor: Phương pháp là cho học sinh
ngậm dung dịch Fluor hàng tuần với thời gian là 2 - 3 phút vào buổi sáng thứ 4

sau giờ ra chơi 5 phút.
Thực hành về chải răng: phương pháp chà ngang được sử dụng phổ biến
nhất. Về tần suất chải răng trong ngày, đa số học sinh được hỏi thì đều chải răng
từ hai lần trở lên chiếm 60% và số học sinh chải một lần trong ngày chiếm 30%,
tỉ lệ học sinh chải răng trong ngày chiếm tỉ lệ rất thấp 10%. Thời điểm chải răng
2


phổ biến của các em học sinh là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi
thức dậy chiếm tỉ lệ là 85%, tỉ lệ học sinh chải răng ngay sau khi ăn chính là
thấp nhất 15%.
Chải răng đúng cách mất ít nhất 2 phút là phải chải sạch mặt ngoài của
răng trên trước, sau đó là răng dưới.Chải sạch mặt trong của răng trên trước, sau
đó là răng dưới. Chải sạch mặt nhai và lưỡi để có hơi thở thơm tho. Nhưng chưa
học sinh nào áp dụng phương pháp chải răng đúng như thế này hết.
Thực hành khám răng định kỳ: Có rất nhiều học sinh ít đi khám răng và
có nhiều em chưa đi khám răng bao giờ. Vì các em ngại, sợ, hoặc chưa hiểu
được sự cần thiết phải đi khám răng định kỳ. Cho nên tổ chức định kì hoạt động
khám răng tại đơn vị có sự hỗ trợ của trạm y tế xã là rất cần thiết và mang lại
hiệu quả cao. Khắc phục được sự e ngại, sợ,… của các em và kịp thời phát hiện
học sinh bị các bệnh về răng để có sự điều trị đúng cách.
Thực hành sử dụng thực phẩm có đường, axit giữa các buổi ăn chính:
thói quen sử dụng thực phẩm có đường giữa các buổi ăn chính khá phổ biến có
thể dùng từ một đến hai lần trong ngày.
3. Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện
Cán bộ y tế trường học kết hợp với tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm
lớp tổ chức tuyên truyền cho học sinh dưới cờ đầu tuần hoặc vào tiết sinh hoạt
chủ nhiệm cuối tuần.
Về nội dung tuyên truyền: các bệnh liên quan đến răng miệng, nguyên
nhân và cách phòng chống căn bệnh trên.

Đăng ký tham gia các hoạt động tập huấn, giao lưu về công tác chăm sóc
sức khỏe học sinh để kịp thời nâng cao chuyên môn.
4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ răng miệng
cho học sinh
Công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ răng miệng là mấu chốt quan
trọng trong công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ học sinh. Vì vậy tôi luôn cố
gắng tìm các tài liệu cung cấp đầy đủ các thông tin khoa học về sức khoẻ, về bảo
vệ răng miệng sao cho thuyết phục, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nghe. Giúp các bậc
3


cha mẹ hiểu được một số kiến thức chăm sóc răng miệng cho con em mình, tôi
phát tờ bướm 5 bước chải răng cho từng học sinh đem về nhà và những học sinh
nào bị sâu răng nhiều quá thì tôi gặp trực tiếp phụ huynh để truyền đạt những
kiến thức về sâu răng mà tôi đã học được. Muốn làm tốt điều này bản thân tôi
phải học hỏi nhiều, nắm bắt thông tin kịp thời, đồng thời phải học các thầy cô
giáo một chút nghiệp vụ sư phạm để truyền tải thông tin có hiệu quả.
III. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Hiệu quả
Sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng học sinh,
đến thời điểm này:
- 100% học sinh nhà trường được tuyên truyền về kiến thức chăm sóc
răng miệng.
- 100% học sinh được thực hành súc miệng bằng Fluor hàng tuần.
- 100% học sinh được nhà trường kết hợp trạm y tế xã tổ chức khám răng.
- 100% học sinh đã biết cách tự đánh răng và biết đánh răng đúng cách.
Bảng tổng hợp các số liệu so sánh của hai năm học:
Tên bệnh, các chỉ tiêu chăm Trước khi thực hiện đề tài. Sau khi thực hiện đề tài
sóc sức khoẻ học sinh


Năm học 2016-2017

Bệnh răng miệng

291 học sinh chiếm tỉ lệ 185 học sinh chiếm tỉ lệ

74,23%
2. Khả năng áp dụng

Năm học 2017-2018

47,43%

Sáng kiến được thực hiện thông qua các giải pháp, các hoạt động thực tế,
có khả năng giáo dục cao cho học sinh tiểu học biết được ý nghĩa và tầm quan
trọng của của việc chăm sóc răng miệng. Dựa trên những điều kiện thực tế đã áp
dụng các biện pháp tại đơn vị đã mang lại hiệu quả cao và tiếp tục được thực
hiện, cải tiến tốt hơn trong thời gian tới. Xét về thực trạng, nguyên nhân các
bước thực hiện. Sáng kiến này có thể dễ dàng áp dụng cho các trường Mẫu giáo,
Tiểu học nhằm góp phần làm giảm bớt tỷ lệ học sinh bị các bệnh về răng miệng,
góp phần xây dựng một một nụ cười Việt Nam rạng rỡ./.
Hòa Bình, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Người viết SKKN
4


Phan Thị Thanh Mơ

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG, PHÒNG
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Hội đồng khoa học cấp trường
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
5


………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………….
………………………………………………………………………………..
……..…………………………………………………………………………..
…………..……………………………………………………………………..
………………..………………………………………………………………..
……………………..…………………………………………………………..
…………………………..……………………………………………………..
………………………………..………………………………………………..
……………………………………..…………………………………………..
…………………………………………..……………………………………..
………………………………………………..
……………………………….................................................................................
...........................................................................................

……………………………………………………………………………….........
.................................................................................................................................
2. Hội đồng khoa học phòng Giáo dục và Đào tạo
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
6


………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………….
………………………………………………………………………………..
……..…………………………………………………………………………..
…………..……………………………………………………………………..
………………..………………………………………………………………..
……………………..…………………………………………………………..
…………………………..……………………………………………………..
………………………………..………………………………………………..
……………………………………..…………………………………………..
…………………………………………..……………………………………..
………………………………………………..

……………………………….................................................................................
...........................................................................................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………….

7


8



×