Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước dưới đất bờ NAM SÔNG TRÀ KHÚC, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.07 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN CHÍ TÂM

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI
ĐẤT BỜ NAM SÔNG TRÀ KHÚC, THÀNH
PHỐ QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐƯỜNG VĂN HIẾU

Thừa Thiên Huế, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, tất
cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được người khác
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Thừa Thiên Huế, năm 2018
Tác giả

Nguyễn Chí Tâm



LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến TS. Đường
Văn Hiếu , giáo viên Trường Đại học Khoa học, người thầy đã tận tình hướng dẫn
em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa
học, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Sinh học, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh
khỏi những khiếm khuyết nhất định, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề
nghiên cứu.
Thừa Thiên Huế, năm 2018
Tác giả

Nguyễn Chí Tâm


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................i
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................2
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT..............................................................2
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................2

1.1.2. Tổng quan về tài nguyên nước dưới đất trên thế giới......................................2
1.1.3. Tổng quan về tài nguyên nước dưới đất Việt Nam...........................................4
1.1.4. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi..........................................................................6
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................8
1.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính.....................................................................8
1.2.2. Địa hình...........................................................................................................9
1.2.3. Địa chất và thủy văn........................................................................................9
1.2.4. Khí hậu............................................................................................................9
1.3. KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG KHU
VỰC NGHIÊN CỨU...............................................................................................11
1.3.1. Dân số, mật độ dân số....................................................................................11
1.3.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp....................................................................12
1.3.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp....................................................................14
1.3.4. Hoạt động cấp thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt.................................15
1.3.5. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu...............................15
1.3.6. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.......18
Chương 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................22


2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................22
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu....................................................................................22
2.3.2. Phương pháp bảo quản mẫu...........................................................................22
2.3.3. Phương pháp đo tại hiện trường.....................................................................23
2.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................24
2.4.1. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................24
2.4.2. Bản đồ vị trí quan trắc...................................................................................24
2.4.3. Vị trí các điểm quan trắc................................................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................27

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................27
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU........................................................................................................................ 31
3.2.1. Giá trị pH.......................................................................................................31
3.2.2. Chỉ số pecmanganat.......................................................................................33
3.2.3. Tổng chất rắn hòa tan (TDS).........................................................................35
3.2.4. Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3)...............................................................37
3.2.5. Clorua (Cl-)....................................................................................................39
3.2.6. Sắt (Fe)..........................................................................................................40
3.2.7. Nitrat (NO3- tính theo N)................................................................................42
3.2.8. Coliform........................................................................................................45
3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ..................................................................47
3.3.1. Giải pháp quản lý...........................................................................................47
3.3.2. giải pháp kĩ thuật...........................................................................................49
KẾT LUẬN............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................52


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về khai thác sử dụng nước dưới đất......3
Bảng 1.2. Tỷ trọng sử dụng nước dưới đất ở Việt Nam.............................................4
Bảng 1.3. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số khu vực nghiên cứu.......................11
Bảng 1.4. Tổng hợp cơ sở sản xuất trong KCN Quảng Phú.....................................12
Bảng 1.5. Thống kê cấp phép thăm dò khai thác nguồn nước dưới đất trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi.....................................................................................18
Bảng 1.6. Hiện trạng sử dụng nước khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi...............20
Bảng 2.1. Phương pháp bảo quản mẫu....................................................................23
Bảng 2.2. Phương pháp đo tại hiện trường..............................................................23
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm......................................23

Bảng 2.4. Vị trí, tọa độ các điểm quan trắc..............................................................25
Bảng 3.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất............................................27
Bảng 3.2. Giá trị thông số pH..................................................................................32
Bảng 3.3. Hàm lượng chỉ số pecmanganat..............................................................34
Bảng 3.4. Hàm lượng tổng chất răn hòa tan............................................................36
Bảng 3.5. Hàm lượng độ cứng tổng số (tính theo CaCO3).......................................37
Bảng 3.6. Hàm lượng Clorua (Cl-)...........................................................................39
Bảng 3.7. Hàm lượng sắt (Fe)..................................................................................40
Bảng 3.8. Hàm lượng Nitrat (NO3- tính theo N)......................................................43
Bảng 3.9. Kết quả phân tích Coliform.....................................................................45

i


DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang
Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu, ảnh Google map.........................................8
Hình 3.1. Biến động giá trị pH theo không gian và thời gian..................................33
Hình 3.2. Biến động hàm lượng pecmanganat theo không gian và thời gian...........35
Hình 3.3. Biến động hàm lượng TDS theo không gian và thời gian........................37
Hình 3.4. Biến động hàm lượng độ cứng tổng số theo không gian và thời gian......38
Hình 3.5. Biến động hàm lượng Cl- theo không gian và thời gian...........................40
Hình 3.6. Biến động hàm lượng Fe theo không gian và thời gian...........................42
Hình 3.7. Biến động hàm lượng Nitrat theo không gian và thời gian......................44
Hình 3.8. Biến động Coliform theo không gian và thời gian...................................47

ii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
CBTS
CBLS
CSHT
CP
DNTN
DHMT
ĐBSCL
ĐT
KCN
MT
NDD
TNN
TNHH
UNND
SX&TM
XD

Diễn giải
Chế biến thủy sản
Chế biến lâm sản
Cơ sở hạ tầng
Cổ phần
Doanh nghiệp tư nhân
Duyên hải Miền Trung
Đồng Bằng sông Cửu Long
Đầu tư
Khu công nghiệp
Môi trường

Nước dưới đất
Tài nguyên nước
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Sản xuất và Thương mại
Xây dựng

iii


MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tài nguyên nước có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước
cũng như của các lãnh thổ hành chính, trong đó tài nguyên nước dưới đất là một thành
tố hết sức quan trọng. Nước dưới đất thường được biết đến như là một nguồn nước có
chất lượng cao, chủ yếu sử dụng vào mục đích công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ.
Thành phố Quảng Ngãi bao gồm các con sông Trà Khúc, sông Bàu Giang, sông
Kinh, sông Phú Thọ...và một số con sông nhỏ khác. Tại đây hàng năm tiếp nhận nguồn
nước dồi dào từ thượng nguồn đổ về. Nước sông là nguồn cung cấp nước ngọt dồi dào
cho Thành phố đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, hoạt động sản xuất và phục vụ sinh hoạt khu
dân cư. Ngoài ra, nguồn nước dưới đất trên địa bàn Thành phố khá phong phú, có trữ
lượng lớn và chất lượng tốt đảm bảo cho việc phục vụ sản xuất và dân sinh.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị
hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo nên nhu cầu sử dụng nước lớn trong khi
nguồn nước không thay đổi, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng về tài nguyên nước.
Việc khai thác tràn lan nước dưới đất làm trữ lượng nước bị giảm.
Đề tài: “Đánh giá chất lượng nước dưới đất bờ Nam sông Trà Khúc, thành
phố Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp quản lý” được thực hiện nhằm khảo sát tình
hình sử dụng, đánh giá một số nguồn gây ô nhiễm và chất lượng nước dưới đất bờ
Nam sông Trà Khúc, đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp góp phần quan trọng

vào công tác quản lý, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn sử dụng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Mục tiêu chung: Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước dưới đất bờ
Nam sông Trà Khúc và đề xuất giải pháp quản lý.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá chất lượng các nguồn nước dưới đất (giếng đào và giếng khoan)
bờ Nam sông Trà Khúc, thành phố Quảng Ngãi.
+ Xác định các tác nhân chính tác động đến chất lượng nước dưới đất.
+ Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước sinh hoạt tại đây.

1


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. Quy định:
- Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
- Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh
của con người.
- Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch
của Việt Nam.
- Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
1.1.2. Tổng quan về tài nguyên nước dưới đất trên thế giới

Với 70% bề mặt trái đất là nước và toàn trái đất có khoảng 1357,5 triệu km

3

nước. Tuy nhiên 97% là nước mặn trong các đại dương, chỉ có 3% là nước
nhạt (ngọt). Trong số 3% tổng nước ngọt trên trái đất thì có tới 77% nằm ở vùng
đóng băng vĩnh cửu (các khối băng vùng bắc cực, nam cực), còn lại chỉ 1% nước
chứa trong sông, hồ trên khắp các châu lục và 11% nước dưới đất ở độ sâu từ 800m
trở lại có thể khai thác sử dụng được, còn 11% nước dưới đất ở độ sâu từ 800m trở
xuống không thể khai thác sử dụng trong điều kiện kỹ thuật hiện nay.
Tính đến đầu những năm 1990 toàn thế giới đã khai thác được 760 tỷ
m3 nước dưới đất chiếm tỷ lệ 21% so với số lượng khai thác sử dụng nước mặt.

2


Bảng 1.1. 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về khai thác sử dụng nước dưới đất
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên quốc gia


Lượng nước khai

Tổng lượng nước

% Khai thác

thác sử dụng hàng

dưới đất sản

so với khả

năm (tỷ m3)
418,5
660

sinh/năm (tỷ m3)
190
109,8
55
59,2
29
25,1
14,4
13,9
13,6
12,6

năng tái tạo

45,5
16,2
100
6,4
69
18,1
660,2
46,3
7,3
1,5

Ấn độ
Mỹ
Pakistan
Trung Quốc
Iran
Mexico
A rập xê-út
Italia
Nhật
LB Nga

828,4
42
139
2,2
43
185
788


Nguồn: World Resoures, 2001.
- Khu vực Trung Đông nơi nguồn nước mặt khan hiếm, người ta đã khai thác
tối đa nguồn nước dưới đất để phục vụ cho các nhu cầu nên ở khu vực này tỷ lệ sử
dụng NDĐ đất cao như: Kuwait tỷ lệ NDĐ được khai thác chiếm tới 88% lượng
nước mặt được khai thác, Ả Rập Xê Út chiếm 85,3%, Tiểu Vương Quốc Ả Rập
chiếm 79%, Israel chiếm 70%.
- Nhiều nước Nam Á cũng chiếm tỷ lệ cao về khai thác NDĐ so với nước
mặt như: Bangladesh chiếm trên 70%, Pakistan chiếm 36,5%, Ấn Độ chiếm 34,5%,
ngay cả lĩnh vực tưới cho nông nghiệp là khu vực sử dụng nhiều nước như
Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan thì tỷ lệ diện tích tưới bằng NDĐ cũng chiếm trên
40% so với diện tích được tưới bằng nước mặt.
Có 3 vấn đề chính ảnh hưởng đến việc sử dụng nước dưới đất: nước dưới
đất cạn kiệt do sử dụng quá mức, do quy hoạch khai thác không đúng và do bị
ngập úng, nước dưới đất bị nhiễm mặn do việc khai thác nước chưa hợp lý và việc
sử dụng liên tục không có hiệu quả, và nước dưới đất bị ô nhiễm do các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động khác của con người gây ra [TLTK].
1.1.3. Tổng quan về tài nguyên nước dưới đất Việt Nam
Ở Việt Nam, tài nguyên dự báo nước dưới đất trong các thành tạo chứa nước
chính (thành tạo bở rời, đá vôi, lục nguyên, bazan…) ước tính khoảng 172,6

3


3

triệu m /ngày, trong khi đó tỷ trọng sử dụng nước dưới đất chưa nhiều [4].
Bảng 1.2. Tỷ trọng sử dụng nước dưới đất ở Việt Nam
Lượng nước
Stt
1

2
3
4
5
6
7

Thành phố, vùng
Đồng bằng Bắc bộ
Trong đó Hà Nội
Đồng bằng Nam bộ
Trong đó T.P Hồ Chí Minh
Tây Nguyên
Tây Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ (Từ Thanh Hóa
đến Thừa Thiên Huế)
Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng
đến Bình Thuận)
Toàn lãnh thổ Việt Nam

đang khai
thác m3/ngày
2.264.898,00
1.179.398,00
3.602.447,00
850.000,00
980.000,00
5.000,00
20.000,00


Tài nguyên dự
báo m3/ngày

% Khai
thác so với

17.191.102,00
8.362.000,00
23.843.731,00
2.501.059,00
18.489.000,00
15.521.338,00
27.995.378,00

tài nguyên
13,17
21,27
15,11
33,98
5,33
0,30
0,07

1.000.000,00

17.101.539,00

5,84


24.500,00

8.941.093,00

0,27

10.531.243,00 172.599.897,00

6,10

Nguồn: Theo tài liệu điều tra thống kê của Cục Quản lý tài nguyên nước,
liên đoàn QH và ĐT TNN miền Bắc, miền Nam. 2013
Theo báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2016: Trong những năm
qua, công tác cấp nước tại các đô thị đã có chuyển biến tích cực, hệ thống cấp nước
ngày càng được cải thiện, hầu hết các thành phố, thị xã đã có hệ thống cấp nước.
Tính đến tháng 6 năm 2015, cả nước có gần 100 doanh nghiệp cấp nước, quản lý
trên 500 hệ thống cấp nước lớn, nhỏ tại các đô thị toàn quốc. Nhiều dự án đầu tư
bằng nguồn vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, vốn trong
nước đã và đang được thực hiện theo mục tiêu, định hướng phát triển cấp nước đô
thị quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ.
Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng về
cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn cấp
nước sinh hoạt tính theo đầu người đối với các điểm dân cư đô thị trung bình
khoảng 125 lít/người.ngày. Tính đến tháng 6 năm 2016, tỷ lệ dân số đô thị được
cung cấp nước sạch là 82%. Mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân đạt 105
lít/người.ngày. Tại các thành phố lớn, lượng nước sử dụng khoảng 120 - 130
lít/người.ngày.
4



Tuy nhiên, tình hình cấp nước đô thị vẫn còn nhiều bất cập do tốc độ đô thị
hóa tăng nhanh, cộng với sự gia tăng dân số, nên việc đầu tư phát triển cấp nước
chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước còn thấp, chất
lượng dịch vụ cấp nước cũng chưa ổn định.
Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các loại đô thị từ
vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 40% nguồn nước cung cấp cho
các đô thị được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội
và Tp. Hồ Chí Minh có tổng lượng lượng nước dưới đất khai thác lớn nhất khoảng
2,63 triệu m3/ngày chiếm gần 25% tổng lưu lượng khai thác toàn quốc.
Hiện nay, do việc khai thác và sử dụng chưa hợp lý, tài nguyên nước dưới đất
ở khu vực đô thị có chiều hướng suy giảm về trữ lượng, mực nước xuống thấp. Nguy
cơ suy giảm mực nước dưới đất đã được cảnh báo tại một số khu vực đô thị như Tp.
Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Sóc Trăng (Sóc Trăng)...Chất
lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu chung cư
hay tại giếng khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu quy định
như: chỉ số Clo dư thấp, ô nhiễm Asen, Amoni, chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu
khác. Không chỉ vậy, nguồn nước cấp cho đô thị đã và đang bị suy thoái cả về chất
lượng và trữ lượng. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt và
sản xuất; ngoài ra còn chịu tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt trong
mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền hàng chục km, khu vực chịu ảnh
hưởng mạnh là vùng ĐBSCL và vùng DHMT. Nguồn nước dưới đất khai thác quá
mức cho phép dẫn đến ô nhiễm nguồn nước một số nơi như Hà Nội, Tp. Phủ Lý (Hà
Nam)... và sụt lún đất ở Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Cà Mau (Cà Mau)...
Tình trạng nguồn nước dưới đất, nước mặt bị ô nhiễm dẫn tới chất lượng
nước cấp cho nhiều nhà máy cung cấp nước sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn quy định.
Công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, tình
hình xả nước thải không qua xử lý ra sông hồ, hàng vạn lỗ khoan mạch nông đang
là nguồn gây ô nhiễm cho tầng chứa nước đang khai thác, công tác quản lý khai
thác nguồn nước mặt và nước dưới đất còn hạn chế.
Theo kết quả giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng Tp. Hồ Chí Minh năm


5


2014, chất lượng nước sinh hoạt (nước chưa qua xử lý và đã xử lý) đều có vấn đề.
Các mẫu nước sông tại họng thu nước các nhà máy đều có hàm lượng Amoni vượt
tiêu chuẩn cho phép. Các mẫu nước lấy tại sông Đồng Nai - nơi được trạm bơm
Hóa An, Nhà máy nước Bình An xử lý - đều có hàm lượng nitrit cao. Riêng tại họng
thu nước từ Nhà máy nước Thủ Đức và Tân Hiệp có giá trị thông số Coliform cao.
Vào tháng 7/2014, đoàn kiểm tra Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra tại ba nhà máy nước
lớn nhất, có công suất trên 1.000m3 là Thủ Đức, Bình Chánh và Phong Phú (Bình
Lợi 3) đều phát hiện không đạt chỉ tiêu Clo dư ngay từ gốc; lượng Mn, Fe đều cao
hơn mức cho phép. Ngoài ra, một loạt trạm cấp nước dưới 1.000m3 đều có vấn đề
như trạm cấp nước ở quận 8 phát hiện lượng vi khuẩn Coliform (tác nhân gây tiêu
chảy) cao gấp 10 lần cho phép; trạm cấp nước ở quận Bình Tân, Nhà Bè, Cần Giờ...
phát hiện có vi khuẩn E. coli.
Theo số liệu thống kê Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2016, tổng
công suất cung cấp nước sạch của các nhà máy nước và các trạm cấp nước đạt
880.000 -900.000 m3/ngày đêm với tỷ lệ thất thoát nước khoảng 23%, phục vụ cho
khu vực nội thành và một số đô thị ở ngoại thành. Việc thất thoát nước là nguyên
nhân gây ra sự lãng phí lớn do hệ thống đường ống cấp nước quá cũ, có nhiều tuyến
ống trên 30 năm sử dụng. Từ năm 2014 - 2016, đường ống cấp nước sạch từ nhà
máy nước sông Đà cho Hà Nội bị vỡ 16 lần gây thất thoát một lượng lớn nước sạch,
ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân ở khu vực phía Tây Hà Nội.
1.1.4. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng
đã tạo nên nhu cầu sử dụng nước lớn trong khi nguồn nước không thay đổi, dẫn đến
suy giảm nghiêm trọng về tài nguyên nước. Việc khai thác tràn lan nước dưới đất
làm trữ lượng nước bị giảm. Nước mặt được sử dụng cho tưới tiêu, để cung cấp đủ
lượng nước phải ngăn sông lấy nước đổ vào kênh Thạch Nham. Quá trình này làm

giảm lưu lượng nước sông ảnh hưởng môi trường sinh thái vùng sông nước và ảnh
hưởng khả năng tự làm sạch của sông khi các dòng nước bị ô nhiễm đổ vào. Các
hoạt động trên biển như dịch vụ du lịch, khai thác và đánh bắt hải sản ven bờ, vận
tải biển quá mức ảnh hưởng đến vùng sinh thái ven bờ như cạn kiệt nguồn lợi thủy

6


sản, ô nhiễm nguồn nước...
Theo Báo cáo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Kết quả thu thập tài liệu và điều tra bổ sung đã cho
thấy với hàng trăm công trình đang khai thác hàng nghìn mét khối nước cung cấp
cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, gồm:
- Công trình lỗ khoan đường kính lớn khai thác đơn lẻ ở các Cơ quan, doanh
nghiệp đang khai thác 10.213 m3/ngày.
- Công trình cấp nước tập trung đang khai thác 15.085 m3/ngày.
- Công trình cấp nước cho thành phố Quảng Ngãi 20.000 m3/ngày.
- Khu kinh tế Dung Quất 25.000 m3/ngày.
- Thị trấn Đức Phổ: 2.000 m3/ngày.
- Thị trấn Bình Sơn: 1.200 m3/ngày.
- Thị trấn Mộ Đức: 1.000 m3/ngày.
- Công trình lỗ khoan khai thác do UBND các huyện cấp phép 3.390
m3/ngày.
- Công trình khai thác nước dưới đất điều tra trong giai đoạn này 8.525
m3/ngày.
Hệ thống giếng đào, giếng khoan đường kính nhỏ đang khai thác nước dưới
đất cho ăn uống và sinh hoạt ở nông thôn khoảng 120.000 m3/ngày.
Tổng trữ lượng nước dưới đất đang khai thác: 206.413 m 3/ngày
(75,3.106 m3/năm) [4].
Các dự án đánh giá chất lượng nước tại Quảng Ngãi được thực hiện: Dự án:
“Tăng cường năng lực quy hoạch và điều tra nước dưới đất tại các khu đô

thị (IGPVN)”. Được Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức thông qua nguồn vốn viện
trợ không hoàn lại ODA đã cung cấp vốn hoạt động cho nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật
trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. Dự án này được triển khai thông qua Trung
tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (NAWAPI), Bộ Tài nguyên và
Môi trường và Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên (BGR). Hai phía
Việt Nam và Đức nhất trí lựa chọn 5 tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ngãi
và Sóc Trăng sẽ là những vùng trọng tâm hoạt động của dự án. Đây là những tỉnh có

7


nhiều vấn đề nổi cộm về nước dưới đất như: suy giảm mực nước, chất lượng nước
do khai thác quá mức và do các hoạt động do con người gây ra; xâm nhập của nước
mặn do điều kiện tự nhiên và nước biển dâng; sụt lún đất do khai thác.
Thực hiện dự án: “ Đánh giá nguồn nước dưới đất vùng Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi” nhằm xác định các tầng chứa nước, đánh giá trữ lượng và chất lượng nước
dưới đất, khoanh vùng triển vọng để thăm dò, khai thác nước dưới đất phục vụ sinh
hoạt. Thực hiện bởi Liên đoàn quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước Miền Trung
- Trung tâm quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước Quốc Gia - Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính

Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu, ảnh Google map
Phạm vi khu vực nghiên cứu thuộc bờ Nam sông Trà Khúc gồm các
phường: Quảng Phú, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nghĩa Chánh, xã Nghĩa Dõng và
xã Nghĩa Dũng.
1.2.2. Địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm dọc theo bờ Nam của sông Trà Khúc nên có địa
hình khá bằng phẳng, độ dốc trãi đều về 3 phía: Đông, Bắc và Nam. Độ cao địa hình

trung bình 5 - 10 m. Địa hình tương đối cao tập trung ở các phường Quảng Phú,

8


Trần Phú, Lê Hồng Phong. Những khu vực có địa hình dưới 6,5 m như xã Nghĩa
Dõng, xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Hà và các xã ở hạ nguồn sông Trà Khúc hàng năm
thường hay bị ngập lụt trong mùa mưa, ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế và môi
trường Thành phố.
1.2.3. Địa chất và thủy văn
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa tầng phù sa dày 10 - 50 m gồm các lớp cát
có lẫn sét và sỏi mỏng, lớp đá nền ở độ sâu 40 m, cường độ chịu lực có thể xây
dựng được nhà cao tầng. Cách trung tâm Thành phố 10 km về phía Tây có nhiều
khu đất cao phản ánh sự tồn tại của đá mắc ma bị phong hóa (đá gơ nai và đá
phiến). Lớp đất trên gồm sét nâu đỏ được tạo nên do sự phong hóa của đá nền.
1.2.4. Khí hậu
Thành phố Quảng Ngãi chịu chung nền khí hậu của tỉnh, do đó khí hậu
Thành phố Quảng Ngãi được đánh giá theo điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, điển hình cho khu vực với hai mùa trong
năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến
tháng 1 năm sau. Đặc điểm khí hậu của Quảng Ngãi được thể hiện sau đây:
- Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.000 – 2.200 giờ. Từ
tháng 3 đến tháng 9 là thời kỳ nắng nhiều, trung bình tháng khoảng 250 giờ. Từ
tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình tháng khoảng 100 – 180
giờ [6].
- Nhiệt độ không khí: Theo số liệu của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng
Ngãi, nhiệt độ không khí trung bình năm tính toán được trong 10 năm (2007-2016).
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 26,4 0C. Nhiệt độ không khí tại Quảng
Ngãi phụ thuộc vào mùa. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất
trong năm khoảng 6 - 80C. Các tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao hơn các

tháng còn lại là tháng 4, 5, 6, 7, 8 với nhiệt độ khoảng 27,3 - 29,90C [6].
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình tháng các năm gần đây của không khí tại Quảng
Ngãi. Độ ẩm tương đối của không khí tại Quảng Ngãi khá cao, đạt giá trị trung bình
hàng năm khoảng 82%. Độ ẩm tương đối xuống thấp nhất vào cuối mùa khô (các
tháng 5,6,7). Sự chênh lệch độ ẩm giữa hai mùa khô và mưa với các giá trị trung

9


bình là 75% và 87% [6].
- Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 1 năm sau,
chiếm khoảng 75% tổng lượng mưa hàng năm. Vào mùa mưa, mỗi tháng có khoảng
15-21 ngày có mưa. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào tháng 10 và 11. Mùa khô kéo
dài từ tháng 1 đết hết tháng 7, tuy nhiên hàng tháng trung bình cũng có từ 5 đến 8 ngày
có mưa [6].
Lượng mưa tính toán từ số liệu thu thập được trong 10 năm (2007-2016) từ Trạm
khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi. Lượng mưa trung bình năm trong 10 năm gần
đây tại Quảng Ngãi khoảng 2.682mm. Tháng 11 là tháng có lượng mưa trung bình
tháng cao nhất, khoảng 672mm. Chênh lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa
lớn nhất và tháng có lượng mưa thấp nhất là khá lớn. Tháng có lượng mưa trung
bình tháng thấp là các tháng 2, 3 và 4. Lượng mưa trong năm 2009 là 3.655mm, cao
nhất trong các năm từ 2007 đến nay; lượng mưa đo được trong tháng 9 năm 2009 là
1.421mm. Lượng mưa trong năm 2016 là 3.447mm, lượng mưa đo được trong
tháng 12 năm 2016 là 1.486mm là tháng mưa cao nhất từ năm 2007 đến nay.
- Chế độ gió:
+ Do nằm trong khu vực gió mùa, tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của chế độ
gió mùa. Hướng gió thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 8 là Đông và Đông Nam, từ tháng
9 đến tháng 2 năm sau là Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình năm là 3,3 m/s [6].
+ Vào mùa hè có gió Tây Nam khô nóng, ngoài ra còn có gió thổi từ Đông
Nam qua Tây Bắc, hết sức mát mẻ dễ chịu gọi là gió Nồm. Mùa Đông có gió mùa

Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường gây ra gió giật, các cơn lốc và thường gây ra
mưa to, ẩm ướt đồng thời nhiệt độ giảm mạnh [6].
+ Đặc biệt ở Quảng Ngãi các trận bão chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ
tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, nhất là tháng 10 và 11. Trung bình hằng năm có 1- 2
cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi gây mưa to và gió
mạnh từ cấp 6 trở lên. Ngoài ra cũng có những năm có đến 3 – 4 cơn bão khi có bão
thường gây ra mưa to và gió rất mạnh kèm theo hiện tượng nước biển dâng cao [6].
- Chế độ bức xạ: Cường độ bức xạ trong khu vực tỉnh Quảng Ngãi thường đạt
giá trị cao vào các tháng 4 và 6, lớn hơn 14 kcal/cm2 và giá trị nhỏ hơn vào các tháng

10


11 đến tháng 01 năm sau, nhỏ hơn 8 kcal/cm2. Tổng lượng bức xạ cả năm khoảng 140 150 kcal/cm2. Cân bằng bức xạ hàng năm tại Quảng Ngãi là 90 - 95 kcal/cm 2. Trong
ngày, lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào buổi trưa khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ [6].
1.3. KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Dân số, mật độ dân số
Thành phố Quảng Ngãi có 23 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 14 xã. Diện
tích tự nhiên 159,04 km2, dân số 252.050 người. Mật độ dân số trung bình 1.607
người/km2. Mật độ dân số cao nhất tập trung vào các phường: Trần Hưng Đạo (15.111
người/km2), Nguyễn Nghiêm (14.695 người/km2). Các xã ngoại thành có mật độ dân
số thấp hơn như xã Tịnh Ấn Đông (558 người/km2), xã Tịnh Hòa (612 người/km2).
Khu vực nghiên cứu gồm có 05 xã, phường dọc bờ Nam sông Trà Khúc đó
là: phường Lê Hồng Phong, phường Quảng Phú, phường Nghĩa Chánh, xã Nghĩa
Dõng và xã Nghĩa Dũng.
Bảng 1.3. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số khu vực nghiên cứu
Stt
1
3

4
5
6

Phường/xã
Tổng
P. Lê Hồng Phong
P. Quảng Phú
P. Nghĩa Chánh
Xã Nghĩa Dõng
Xã Nghĩa Dũng

Diện tích

Số dân

Mật độ dân số

(km2)
27,42
3,39
7,28
4,04
6,07
6,64

(người)
59.484
9.084
18.496

14.417
8.618
8.869

(người/km2)
11.543
2.676
2.542
3.571
1.419
1.335

Tổ, thôn
69
14
26
19
4
6

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Quảng Ngãi, năm 2017
Phát triển dân số đã tạo ra những sức ép rất lớn đối với đất đai, nguồn cung cấp
năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Cùng với sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường
do các hoạt động sinh sống của con người gây ra đã tác động xấu đến sức khỏe cộng
đồng, đồng thời gây nhiều thiệt hại về kinh tế.
1.3.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp
Khu công nghiệp Quảng Phú hiện nay có hơn 30 nhà máy hoạt động, sản xuất
các mặt hàng bia, bánh kẹo, chế biến thủy sản, giấy, nhựa, gỗ…[3].
Bảng 1.4. Tổng hợp cơ sở sản xuất trong KCN Quảng Phú


11


Stt

Tên cơ sở, dự án trong KCN

Loại hình sản xuất chính
Sản xuất đường, nước giải

Thời gian
hoạt động

1

Công ty CP Đường Quảng Ngãi

2

Công ty TNHH Hoàn Vũ

Chế biến đồ gỗ xuất khẩu

3

Công ty CBLS Việt Tiến

Sản xuất bàn ghế xuất khẩu 5/10/2001

4


DNTN Phùng Hưng

Chế biến thủy sản

2/1/2000

5

DNTN Bình Dung

Chế biến thủy sản

30/3/2001

6

Công ty TNHH Hải Anh

Chế biến thủy sản

Năm 2008

7

Công ty TNHH bao bì Tịnh Tiến

Sản xuất bao bì carton

30/8/2005


8

Công ty TNHH SX&TM An Phú

Sản xuất bao bì nhựa

5/8/2007

9

Công ty TNHH giấy Hải Phương

Sản xuất giấy cuộn Kraft

23/9/2002

Chế biến thủy sản

Năm 2000

Chế biến thủy sản

4/12/2010

Chế biến thủy sản

24/4/2006

13 Công ty CP Tiến Thành


Chế biến thủy sản

7/8/2010

14 Công ty TNHH Lưu Nguyên

Sản xuất bao bì

15/5/2008

khát, bánh kẹo...

10 Công ty TNHH Đại Dương Xanh
11
12

Công ty TNHH hai thành viên Gallant
Dachan Seafood
Công ty TNHH TM&DV CBTS Hưng
Phong

15 Công ty CP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi Sản xuất bia
16

Công ty CP TM Bia Sài Gòn Miền
Trung

17 DNTN Hải Phú
18


Công ty TNHH MTV thủy sản Phương
Thảo

19 Công ty CP Tổng hợp Việt Phú
Công ty TNHH MTV Thủy sản Việt
Vương

Năm 2000

20/9/2007

Kho chứa
Chế biến thủy sản

6/10/2002

Chế biến thủy sản

01/2013

Sản xuất bao bì

Năm 2013

20 Công ty TNHH thương mại Hoàng Rin Chế biến thủy sản
21

Năm 1998


Chế biến thủy sản

22 Nhà máy sản xuất bánh kẹo Thụy Trâm Sản xuất bánh kẹo
23 DNTN Bảo Nguyên

Chế biến thủy sản

24 Công ty TNHH Hải sản Nghi Bông

Chế biến thủy sản

12

Năm 2013
Năm 2016


Stt

Tên cơ sở, dự án trong KCN

Loại hình sản xuất chính

25 Công ty TNHH Nhựa Đại Tân

NM chế biến nhựa

26 Công ty TNHH Ten Trai

Chế biến thủy sản


27 Công ty TNHH Trường Thịnh

Nhà máy chế biến thủy sản

28 CN Công ty TNHH Thanh An

Chế biến thủy hải sản

29 Công ty TNHH PQ ViNa

NM sản xuất bao bì

30 Công ty TNHH Minh Tiến

NM Sx nhựa tiêu dùng

31 Công ty CP TMDV SX Trường Phúc

Sản xuất than vi sinh

Thời gian
hoạt động

27/8/2009

Nguồn: Trung tâm Trắc địa và Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ngãi, 2017
Hiện tại hệ thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú đã đi vào vận hành, công
suất xử lý 4.500 m3/ngày.đêm, công suất xử lý thực tế khoảng 2.500 m3/ngày.đêm. Đa
số doanh nghiệp trong KCN Quảng Phú đã thực hiện đấu nối nước thải vào Hệ thống

xử lý nước thải tập trung.
1.3.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2016, diện tích cây hàng năm
trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi là 11.880,0 ha. Trong đó tại khu vực nghiên cứu
là xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi có diện tích 164,32 ha. Xã Nghĩa Dũng,
thành phố Quảng Ngãi nằm dọc theo bờ Nam sông Trà Khúc vì vậy hàng năm được
bồi đắp nguồn phù sa rất lớn, đất đai màu mỡ nên rất phù hợp cho chuyên canh rau
màu các loại. Năng suất rau trong năm 2016 tại xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng
Ngãi đạt 182 tạ/ha.
Sản lượng nông nghiệp tăng nhưng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hoá học cũng được sử dụng ngày càng nhiều. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây
trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.
Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo
quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem
lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử
dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô
nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.

13


Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt
Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và
kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại
phân bón… Như vậy, còn 60 - 65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương
đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây
trồng sử dụng. Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại ở trong đất,
một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ,
sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống
tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản

nitrat hoá gây ô nhiễm không khí.

1.3.4. Hoạt động cấp thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt
Hiện nay, việc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong khu vực do Công ty
CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi tổ chức thực hiện, với công suất 22.000
m3/ngày.đêm [5]. Theo số liệu thu thập từ Công ty Cổ phần Cấp thoát nước và Xây
dựng tỉnh Quảng Ngãi đến ngày 31/7/2017 có 24.767 hộ được cấp nước sạch.
Ngoài ra, từ chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường
nông thôn và các chương trình, dự án khác đã đầu tư xây dựng 9 công trình cấp nước
sinh hoạt để cung cấp cho nhân dân các xã ven biển. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các hệ
thống cấp nước không đủ công suất để cung cấp cho nhân dân, một số hệ thống cấp
nước ngừng hoạt động hoặc nguồn nước bị ô nhiễm phèn.
Thành phố đang sử dụng hệ thống thoát nước chung (thoát nước mưa và thoát
nước thải) với tổng chiều dài 89 km. Ngoài ra, UBND thành phố đã đầu tư xây dựng hệ
thống thoát nước trong khu vực nội thành.
Hiện tại thành phố Quảng Ngãi chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và
xử lý nước thải hầu hết nước thải từ bể tự hoại gia đình đều tự thấm đất. Nước thải
tắm giặt và các hoạt động khác theo đường ống thoát nước mưa thải ra các sông Trà
Khúc, Bàu Giang và kênh Bàu Lăng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh

14


Quảng Ngãi năm 2017 tại vị trí quan trắc nước thải sinh hoạt Cống Hào Thành,
đường Bà Triệu, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi hàm lượng các
thông số phân tích vượt quy chuẩn qua 3 đợt quan trắc cụ thể: Hàm lượng BOD 5 từ
60 - 80 mg/L cao hơn quy chuẩn từ 10 - 30 mg/L; hàm lượng NH 4+- N từ 15 - 17
mg/L cao hơn quy chuẩn từ 5 - 7 mg/L; Coliform từ 5x10 5 - 25x105 MPN/100ml
cao hơn quy chuẩn từ 4,95x105 - 24,95x105 MPN/100ml. Nước thải sinh hoạt tại vị
trí này thải trực tiếp ra sông Trà Khúc.

1.3.5. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu
1.3.5.1. Sông Trà Khúc
Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi và nằm giữa Thành phố
Quảng Ngãi. Bắt nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn và hợp nước từ 4 con sông lớn là sông
Rhe, sông Xà Lò, sông Drinh, sông Tang. Sông chảy theo hướng Tây – Đông và đổ
ra cửa Đại, đây là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho Thành phố. Tuy nhiên,
đây là con sông có độ dốc lớn, đầu nguồn của sông có công trình thủy lợi Thạch
Nham nên khi chảy về hạ lưu nguồn nước trở nên cạn kiệt, vào mùa mưa nước sông
dâng cao thường gây ra ngập lụt ở các xã nằm ở vùng hạ nguồn sông.
Sông Trà Khúc chảy từ hướng Tây sang Đông. Lưu vực chảy qua Thành phố
Quảng Ngãi ngắn, rộng, với độ dốc thay đổi 12 m trong khoảng 6 km kể từ thành
phố đến hạ lưu của sông trước khi đổ ra biển. Thành phố được bảo vệ bằng một con
đê (cao 7,35 m) chạy dọc theo bờ sông.
Lưu lượng trung bình của sông Trà Khúc đạt khoảng 205 m3/giây, lưu lượng
tối đa ghi được là 18.201 m3/giây và tối thiểu là 20,7m3/giây.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 chỉ số chất
lượng nước WQI (Phương pháp tính toán dựa theo: “Sổ tay hướng dẫn tính toán
chỉ số chất lượng nước” Ban hành kèm theo quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01
tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường) sông Trà Khúc phía
thượng nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn trong 3 đợt quan trắc vào các tháng 3, 7
và 10 [2] như sau:
+ Tại vị trí thượng nguồn (vị trí Đầu mối kênh Thạch Nham, xã Nghĩa Lâm,
huyện Tư Nghĩa và vị trí trên cống thải Công ty CP đường Quảng Ngãi 200 m) giá

15


trị WQI dao động trong khoảng 86 – 90 (Biểu thị màu xanh lá cây) mức đánh giá
chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp
xử lý phù hợp.

+ Tại vị trí giữa nguồn (vị trí dưới cống thải Công ty CP đường Quảng Ngãi
100 m và vị trí tại bến Tam Thương, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng
Ngãi) giá trị WQI dao động trong khoảng 63 - 89 trong đó: đợt 1 và đợt 3 là vào
tháng 3 và tháng 11 giá trị WQI dao động trong khoảng 81 - 89 (Biểu thị màu
xanh lá cây) mức đánh giá chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. Riêng đợt 2 giá trị WQI nằm trong
khoảng 63 - 71 (Biểu thị màu vàng) mức đánh giá chất lượng nước sử dụng cho
mục đích tưới tiêu và mục đích tương đương khác. Nguyên nhân giá trị WQI trong
đợt 2 thấp là do giá trị thông số Coliform cao và vượt quy chuẩn từ 1800 - 16.500
MPN/100 ml.
+ Tại vị trí hạ nguồn (Vị trí tại Cửa Đại, hạ nguồn sông Trà Khúc, xã Nghĩa
Phú, thành phố Quảng Ngãi) trong đợt 1giá trị WQI dao động trong khoảng 86 – 89
(biểu thị màu xanh lá cây). Trong đợt 2 và đợt 3 giá trị WQI nằm trong khoảng 62 64 (biểu thị màu vàng). Nguyên nhân về phía hạ nguồn hàm lượng các thông số
NH4+- N, COD, TSS, Coliform cao hơn so với vị trí thượng nguồn và giữa nguồn.
1.3.5.2. Kênh Bàu Lăng
Kênh bàu Lăng chảy qua KCN Quảng Phú, phường Quảng Phú, thành phố
Quảng Ngãi sau đó chảy vào địa phân huyện Tư Nghĩa (gọi là kênh Tư Nghĩa) và
đỗ ra sông Bàu Giang phía Nam thành phố Quảng Ngãi. Kênh Bàu Lăng bắt nguồn
từ một nhánh của dòng sông Trà Khúc. Tuy nhiên, dòng sông Trà Khúc được ngăn
bởi đập Thạch Nham để lấy nước phục vụ tưới tiêu. Vì vậy, vào mùa khô kênh Bàu
Lăng không có nguồn nước từ ngoài chảy vào, chỉ là nơi tiếp nhận nước thải sau xử
lý từ hệ thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú (công suất hoạt động hiện tại 2500
m3/ngày) và nước thải sinh hoạt của người dân tại đây.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 chỉ số chất
lượng nước WQI kênh Bàu Lăng trong 3 đợt quan trắc vào các tháng 3, 7 và 10 [2]
như sau: Giá trị WQI trong đợt 1 và đợt 3 dao động trong khoảng 58 - 64 (Biểu thị

16



màu vàng), trong đợt 2 giá trị WQI = 48 (Biểu thị màu da cam). Từ kết quả trên cho
thấy, chất lượng nước mặt kênh Bàu Lăng đang bị ô nhiễm. Kết quả phân tích theo
Báo cáo trong 3 đợt cho thấy các thông số như: BOD vượt quy chuẩn từ 10 - 20
mg/L; COD vượt quy chuẩn từ 10 - 25 mg/L; NH4+-N vượt quy chuẩn từ 1 - 2,5
mg/l và Coliform vượt từ 43.000 - 240.000 MPN/100 ml.
1.3.5.3. Hồ điều hòa
Hồ điều hòa Bàu Cả thuộc phường Lê Hồng Phong và Hồ điều hòa Nghĩa
Chánh thuộc phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi có diện tích mỗi hồ là
3 ha, là một trong những hạng mục của Dự án cải thiện môi trường miền trung Tiểu dự án Quảng Ngãi. Mục đích của dự án cải thiện môi trường đô thị, tăng cường
khả năng thoát nước trong thành phố. Tuy nhiên, hiện tại hai hồ điều hòa đã trở
thành 'túi' đựng nước thải của TP Quảng Ngãi. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt
thành phố lại tập trung về hai hồ điều hòa mà chưa được lưu thông, xử lý nên gây ra
tình trạng ô nhiễm môi trường. Để lưu thông mực nước thải của hồ điều hòa, nước
từ kênh N6 Thạch Nham được bơm vào nhằm pha loãng nồng độ ô nhiễm và sử
dụng bèo lục bình để xử lý nước thải, giảm ô nhiễm về mùi và nguồn nước. Nhiều
người dân ở đây cho biết, việc xây dựng hồ này đã làm đảo lộn cuộc sống của người
dân sinh sống quanh vùng, nhất là mùi hôi thối. Khả năng trở thành ổ của các loại
dịch bệnh là rất lớn. Thời gian qua, không ít người dân ở khu vực này bị bệnh sốt
xuất huyết. Nước giếng ở đây không thể dùng được vì nhiễm bẩn.
Để đánh giá chất lượng nước tại 02 hồ Điều hòa và là cơ sở để đánh giá
chất lượng nước dưới đất tại khu vực này. Trong quá trình nghiên cứu đã thực
hiện lấy 02 mẫu nước mặt vào các ngày (24/6/2018) và ngày (9/7/2018) tại hồ
Điều hòa Nghĩa Chánh, phường Nghĩa Chánh thành phố Quảng Ngãi. Kết quả
phân tích một số thông số vượt quy chuẩn 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1) trong
02 đợt cụ thể: Hàm lượng BOD 5 nằm trong khoảng 75 - 85 mg/l cao hơn quy
chuẩn 60 - 70 mg/l; hàm lượng NH 4+- N nằm trong khoảng 21 - 25 mg/l cao hơn
quy chuẩn 20 - 24 mg/l.
1.3.6. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi


17


×