Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG nước SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.21 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN DUY KHÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG
NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LƯƠNG QUANG ĐỐC

Thừa Thiên Huế, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo Tiến sĩ Lương Quang Đốc, không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn
chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2018
Học viên



Nguyễn Duy Khánh

LỜI CẢM ƠN


Luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông
Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp quản lý” đã được hoàn thành. Để
hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lương Quang Đốc
– người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị đang công tác tại Trung
tâm Trắc địa và Quan trắc môi trường Quảng Ngãi, Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để luận văn được
hoàn thành.
Xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học
Khoa học đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng dẫn tôi hoàn
thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
những người luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp,
chỉ dạy quý báu của các thầy cô và các đồng nghiêp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên: Nguyễn Duy Khánh



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC.................................................................3
1.1.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới.............................................................3
1.1.2. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam..............................................................3
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM............................................................4
1.2.1. Một số nghiên cứu về chất lượng nước và tình hình ô nhiễm nước sông trên thế
giới......................................................................................................................................4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và quản lý chất lượng nước sông ở Việt Nam.......................6
1.2.3. Tình hình đánh giá hiện trạng và quản lý chất lượng nước sông Trà Khúc...........13
1.3. KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU
VỰC SÔNG TRÀ KHÚC................................................................................................14
1.3.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................14
1.3.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................14
1.3.1.2. Đặc điểm địa hình............................................................................................14
1.3.1.3. Đặc điểm thủy văn...........................................................................................14
1.3.1.4. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng........................................................................16
1.3.1.5. Thảm phủ thực vật...........................................................................................16
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................16
1.3.2.1. Dân số và lao động..........................................................................................16
1.3.2.2. Các ngành kinh tế............................................................................................16
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................17
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................18

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................18
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................................18
2.3.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế...............................................................18
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu.................................................................18
2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu......................................................................................20
2.3.3.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu....................................................20
2.3.4. Phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm..................20
2.3.4.1. Phương pháp đo tại hiện trường......................................................................20
2.3.4.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.............................................20
2.3.4.3. Kiểm soát chất lượng của phương pháp phân tích..........................................21
2.3.5. Phương pháp đánh giá chất lượng nước.................................................................23
2.3.5.1. Đánh giá chất lượng nước dựa vào từng thông số riêng lẻ..............................23
2.3.5.2. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI....................................................24
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm.................................................................27
2.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................27
2.4.1. Phạm vi không gian................................................................................................27
2.4.2. Phạm vi thời gian....................................................................................................27


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................................28
3.1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG TRÀ KHÚC DỰA VÀO CÁC THÔNG SỐ RIÊNG BIỆT.....................28
3.1.1. Giá trị nhiệt độ........................................................................................................33
3.1.2. Giá trị pH................................................................................................................34
3.1.3. Hàm lượng Fe.........................................................................................................34
3.1.4. Hàm lượng NH4+-N...............................................................................................35
3.1.5. Hàm lượng NO3--N...............................................................................................36
3.1.6. Hàm lượng PO43--P...............................................................................................37
3.1.7. Hàm lượng NO2--N...............................................................................................38
3.1.8. Hàm lượng DO.......................................................................................................38

3.1.9. Hàm lượng BOD5..................................................................................................39
3.1.10. Hàm lượng COD..................................................................................................40
3.1.11. Hàm lượng TSS....................................................................................................41
3.1.12. Giá trị độ đục........................................................................................................42
3.1.13. Hàm lượng Cl-......................................................................................................43
3.1.14. Tổng Coliform......................................................................................................44
3.2. ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ DIỄN BIẾN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC SÔNG TRÀ KHÚC DỰA VÀO CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC WQI
..........................................................................................................................................48
3.2.1. Đánh giá chất lượng nước sông Trà Khúc năm 2017.............................................48
3.2.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Trà Khúc năm 2017.............................54
3.2.3. Phân loại và phân vùng chất lượng nước sông Trà Khúc năm 2017......................56
3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TRÀ KHÚC. 58
3.3.1. Về thu gom và xử lý nước thải...............................................................................58
3.3.2. Điều chỉnh chương trình quan trắc sông Trà Khúc................................................58
3.3.3. Về áp dụng các công cụ mô hình, giải pháp khoa học công nghệ trong quản lý tài
nguyên nước.....................................................................................................................61
3.3.4. Đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ môi trường sông Trà Khúc............61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................64

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số mô hình WQI trên thế giới.........................................................................4
Bảng 1.2. Đặc trưng thủy văn sông Trà Khúc......................................................................15
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình các tháng/năm sông Trà Khúc........................................15
Bảng 1.4. Mực nước trung bình trên sông Trà Khúc............................................................15

Bảng 1.5. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm trên sông Trà Khúc..................................15
Bảng 1.6. Mức độ xâm nhập mặn lớn nhất trung bình thời kỳ đầu và cuối mùa cạn trên
sông Trà Khúc......................................................................................................................15
Bảng 1.7. Mức độ xâm nhập mặn lớn nhất trung bình thời kỳ giữa mùa cạn trên sông Trà
Khúc.....................................................................................................................................15
Bảng 2.1. Danh mục điểm quan trắc trên sông Trà Khúc....................................................18
Bảng 2.2. Phương pháp đo tại hiện trường...........................................................................20
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm..................................................20
Bảng 2.4. Độ đúng của phương pháp phân tích NO3--N, NH4+-N và PO43--P.................22
Bảng 2.5. Độ lặp lại của phương pháp phân tích NO3--N, NH4+-N và PO43--P...............22
Bảng 2.6. LOD và LOQ của phương pháp phân tích (*).....................................................23
Bảng 2.7. Bảng quy định các giá trị qi, BPi.........................................................................24
Bảng 2.8. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa.................................25
Bảng 2.9. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH....................................26
Bảng 2.10. Bảng xác định giá trị WQI.................................................................................26
Bảng 3.1. Kết quả quan trắc CLN sông Trà Khúc từ năm 2013 đến năm 2016 (n = 12).....29
Bảng 3.2. Kết quả phân tích CLN sông Trà Khúc năm 2017 (*).........................................30
..............................................................................................................................................45
Bảng 3.3. Hệ số tương quan (R) giữa các thông số CLN.....................................................46
Bảng 3.4. Chất lượng nước sông Trà Khúc và chỉ số WQI trong 3 đợt, năm 2017.............49
Bảng 3.5. Kết quả WQI của sông Trà Khúc trong năm 2017(*)..........................................55
Bảng 3.6. Kết quả phân tích ANOVA cho WQI của sông Trà Khúc trong năm 2017(*).....56
Bảng 3.7. Phân loại CLN sông Trà Khúc năm 2017............................................................56

i


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các vị trí lấy mẫu trên sông Trà Khúc..................................................................19

Hình 3.1. Biến động giá trị nhiệt độ theo không gian và thời gian......................................34
Hình 3.2. Biến động giá trị pH theo không gian và thời gian..............................................34
Hình 3.3. Biến động hàm lượng Fe theo không gian và thời gian.......................................35
Hình 3.4. Biến động hàm lượng NH4+-N theo không gian và thời gian.............................36
Hình 3.5. Biến động hàm lượng NO3--N theo không gian và thời gian..............................37
Hình 3.6. Biến động hàm lượng PO43--P theo không gian và thời gian..............................38
Hình 3.7. Biến động hàm lượng NO2--N theo không gian và thời gian..............................38
Hình 3.8. Biến động hàm lượng DO theo không gian và thời gian......................................39
Hình 3.9. Biến động hàm lượng BOD5 theo không gian và thời gian.................................40
Hình 3.10. Biến động hàm lượng COD theo không gian và thời gian.................................41
Hình 3.11. Biến động hàm lượng TSS theo không gian và thời gian...................................42
Hình 3.12. Biến động giá trị Độ đục theo không gian và thời gian......................................43
Hình 3.13. Biến động hàm lượng Cl- theo không gian và thời gian....................................44
Hình 3.14. Biến động Coliform theo không gian và thời gian.............................................45
Hình 3.15. Biểu đồ WQI tổng hợp 3 đợt, năm 2017............................................................54
Hình 3.16. Biến động CLN sông Trà Khúc từ tháng 3/2017 đến 10/2017...........................55

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5
BTNMT
BVMT
CLN
CNCOD
CP
DO
KCN

KTTĐ
MT
NTTS
QCVN

SMEWW
TCCP
TCMT
TCVN
TP
TSS
UBND
XLNT
WQI

: Nhu cầu ôxy sinh học
: Bộ Tài nguyên và Môi trường
: Bảo vệ môi trường
: Chất lượng nước
: Xianua
: Nhu cầu ôxy hóa học
: Cổ phần
: Ôxy hòa tan
: Khu công nghiệp
: Kinh tế trọng điểm
: Môi trường
: Nuôi trồng thủy sản
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quyết định
: Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải

: Tiêu chuẩn cho phép
: Tổng cục Môi trường
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Thành phố
: Tổng chất rắn lơ lửng
: Ủy ban nhân dân
: Xử lý nước thải
: Chỉ số chất lượng nước

iii


MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Sông Trà Khúc bắt nguồn từ núi Đắctơrôn huyện Ba Tơ, sông có 4 nhánh
chính là Sông Hre, Sà Lò, Sông Rinh, Sông Tang chảy qua các huyện: Sơn Tây, Ba
Tơ, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi rồi đổ ra biển qua Cửa
Đại. Sông Trà Khúc dài 135 km, lưu vực sông có chiều dài 123 km, diện tích 3.240
km2 và chiều rộng lưu vực trung bình 26,3 km [4].
Sông Trà Khúc là một trong những nguồn nước mặt quan trọng của tỉnh
Quảng Ngãi. Nguồn nước này cung cấp nước cho sinh hoạt, các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội và nhiều hoạt động khác ở hai bên bờ sông. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cùng với sự
gia tăng dân số, sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề trong sản xuất; trong khi đó sông
Trà Khúc có độ dốc lớn, nên khi mưa dòng chảy tập trung nhanh với cường độ
mạnh thường gây lũ lớn, ngập lụt nhất là khi có triều cường; vào mùa khô dòng
chảy nhỏ, gây tình trạng thiếu nước kéo dài, tác động của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng xâm nhập sâu vào cửa sông gây nhiễm mặn thì lượng nước có thể khai
thác được ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Theo Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Quảng Ngãi mức độ xâm nhập mặn trung bình lớn nhất sông Trà

Khúc tại cửa sông Cửa Đại tương ứng: Cách của sông 1 km (20‰); 1,5 km (10‰);
2 km (5‰); 2,5 km (3‰); 3 km (2‰); 3,5 km (1‰) [12]. Mặt khác, sông Trà Khúc
cũng là nơi tiếp nhận hầu hết các chất thải từ các hoạt động khác nhau của con
người nơi đây, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường.
Kết quả Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 5 năm (2013 2017) cho thấy: Từ vị trí thượng nguồn sông Trà Khúc khu vực gần đập dâng đầu mối
kênh Thạch Nham, huyện Tư Nghĩa đến vị trí hạ nguồn sông Trà Khúc tại Cửa Đại,
xã Nghĩa Phú, Tp. Quảng Ngãi các thông số TSS, Cl -, Fe, BOD5, COD và Coliform
tại một số đợt quan trắc trong các năm cao hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn
QCVN 08-MT:2015/BTNMT [11] gây nên tác động xấu đến chất lượng nước sông và
1


có thể tác động bất lợi đến hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chính
vì vậy, việc đánh giá chất lượng nước, phổ biến thông tin về tình trạng và diễn biến
chất lượng nước sông Trà Khúc là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Từ thực trang trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Trà
Khúc, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp quản lý” được thực hiện nhằm đánh
giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Trà Khúc, đồng thời đề xuất các
giải pháp thiết thực để bảo vệ chất lượng nước sông Trà Khúc, đóng góp tích cực
vào công tác quản lý chất lượng nước ở tỉnh Quảng Ngãi.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung: Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước sông Trà Khúc
từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước sông Trà Khúc.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước sông Trà Khúc;
+ Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng nước sông Trà Khúc;
+ Đóng góp tích cực vào công tác quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm sông.

2



Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới
Tài nguyên nước mặt, tồn tại trong các thủy vực ở trên mặt đất như: Sông
ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng, và băng tuyết. Tài
nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi
trong đời sống và sản xuất. Tài nguyên nước là tài nguyên có khả năng tái tạo, nằm
trong chu trình tuần hoàn của nước, dưới các dạng như: mây, mưa, trong ao hồ,
sông suối, đầm, biển, đại dương, cơ thể sinh vật, các vật chất, đất đai… Khoảng
97% tổng lượng nước trên hành tinh là nước mặn tồn tại trong các biển và đại
dương, chỉ còn 3% là nước ngọt, nhưng 75% tồn tại dưới dạng băng, đá. Trong gần
0,8% lượng nước ngọt còn lại thì có đến 90% tồn tại trong đất và chỉ còn lại 0,08%
tổng lượng nước trên hành tinh là nước ngọt (hơi nước và nước trong các thủy vực
lục địa) [5].
1.1.2. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam có hệ thống sông, hồ, kênh rạch phong phú, lượng mưa trung bình
hàng năm khá lớn tới trên 2.000 mm. Lượng nước mặt sản sinh một lãnh thổ là 32,5
tỷ m3/năm, nếu kể cả lượng nước chảy từ các quốc gia lân cận vào đạt 889 tỷ
m3/năm, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất là 48 tỷ m 3/năm. Tuy nhiên, nhu cầu
nước của Việt Nam tăng mạnh từ 79,61 tỷ m 3/năm vào năm 2000, có thể lên đến vài
trăm tỷ m3/năm vào những thập niên đầu của thế kỷ 21 và nguy cơ thiếu nước biểu
hiện ở nhiều vùng, kể cả châu thổ sông Hồng. Lượng mưa phân bố không đều theo
mùa và theo khu vực, lượng nước mặt dự trữ có tới hơn 2/3 bắt nguồn từ khu vực
ngoài biên giới lãnh thổ và lượng nước dưới đất có dấu hiệu cạn kiệt [1].
Sông ngòi Việt Nam được nuôi dưỡng bởi một nguồn nước mưa dồi dào, là
hệ quả hoạt động của các khối không khí và hoàn lưu gió mùa. Mùa lũ là mùa nước
sông dâng cao ứng với mùa mưa, và tương ứng mùa cạn - mùa nước trong sông
tương đối ổn định ứng với mùa khô [10]. Việt Nam hầu như nằm ở cuối hạ lưu các

sông lớn như: sông Hồng, sông Mê Kông…Sông Mê Kông có 90% diện tích lưu

3


vực nằm ở nước ngoài và cũng 90% lượng nước sông Mê Kông chảy vào Việt Nam
từ nước ngoài; Sông Hồng có gần 50% diện tích lưu vực nằm ở Trung Quốc và 30%
lượng nước hàng năm bắt nguồn từ Trung Quốc. Do đó, khả năng có nước, đặc biệt
là mùa khô, khi các nước ở vùng thượng nguồn gia tăng sử dụng nguồn nước là điều
nằm ngoài kiểm soát của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc khi các nước láng
giềng dùng nhiều nước thì lượng nước đổ vào nước ta sẽ giảm, ngoài ra còn kéo
theo sự nhiễm bẩn nguồn nước dẫn đến suy giảm chất lượng nước [5].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC SÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Một số nghiên cứu về chất lượng nước và tình hình ô nhiễm nước sông
trên thế giới
 Một số nghiên cứu về chất lượng nước trên thế giới
Có rất nhiều quốc gia đã áp dụng WQI vào thực tiễn, cũng như có nhiều các
nhà khoa học nghiên cứu về các mô hình WQI để đánh giá chất lượng nước.
Hoa Kỳ: WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận theo
phương pháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation-NSF)
– sau đây gọi tắt là WQI-NSF.
Canada: Phương pháp do Cơ quan Bảo vệ môi trường Canada (The
Canadian Council of Ministers of the Environment- CCME, 2001) xây dựng.
Châu Âu: Các quốc gia ở châu Âu chủ yếu được xây dựng phát triển từ WQI
– NSF (của Hoa Kỳ), tuy nhiên mỗi Quốc gia – địa phương lựa chọn các thông số
và phương pháp tính chỉ số phụ riêng.
Các quốc gia Malaysia, Ấn Độ phát triển từ WQI – NSF, nhưng mỗi quốc
gia có thể xây dựng nhiều loại WQI cho từng mục đích sử dụng.
Bảng 1.1. Một số mô hình WQI trên thế giới

Chỉ số
Chỉ số ô nhiễm vi
khuẩn (BPI)
Chỉ số hoạt động đáy

Số thông số
CLN lựa chọn

Cách xác
định chỉ số
phụ

Công thức tập hợp tính WQI

1

Biểu đồ

Đọc trực tiếp

≥ 30

Bảng

Trung bình phần trăm

4


British – Columbia


≤ 47

Công thức

Dalmatia

9

Công thức

Dinius (1987)
Greensboro
Idaho
Chỉ số ô nhiễm công
nghiệp (IPI)
Malaysia
Montoya
Chỉ số ô nhiễm dinh
dưỡng (NPI)
NSF
Chỉ số ô nhiễm hữu cơ
(OPI)

12
9
5

Hàm
Biểu đồ

Hàm

có trọng số
Trung bình nhân, có trọng số
Trung bình nhân, có trọng số
Tỷ lệ thức logarit

5 – 14

Biểu đồ

Trung bình, có trọng số

6
17

Hàm
Hàm

Trung bình, có trọng số
Trung bình, có trọng số

9

Biểu đồ

Trung bình, có trọng số

9


Biểu đồ

Trung bình nhân, có trọng số

5

Biểu đồ

Trung bình, có trọng số

Oregon (OWQI)

8

Hàm

Trung bình bình phương điều
hòa, không trọng số

Chỉ số ô nhiễm thuốc
trừ sâu (PPI)

2–7

Biểu đồ

Trung bình, có trọng số

Prati


8 – 13

Công thức

Trung bình, không trọng số

Chỉ số hô hấp

2–3

Biểu đồ

Đọc trực tiếp

Washington

8

Hàm

Hàm bậc hai

Tổng bình phương điều hòa
Tỷ lệ thức của tổng,

 Tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới
Trên thế giới nhiều quốc gia đang phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm
nguồn nước sông. Tại Trung Quốc khoảng 62,6 tỷ tấn nước thải đổ ra các dòng
sông mỗi năm, sông Yangzte (Dương Tử) nhận 22 tỷ tấn, sông Hoàng Hà nhận 3,9
tỷ tấn, trong đó 62% là nước thải công nghiệp, 36% hầu như chưa qua xử lý. Lưu

vực sông Yangzte chiếm 20% diện tích lãnh thổ Trung Quốc với dân số xấp xỉ 425
triệu người, đóng góp một phần tư GDP của Trung Quốc, tức là khoảng 410 tỷ
USD. Hiện nay, sông Yangzte cũng phải đối mặt vói hàng loạt các thách thức môi
trường: bão lũ, xói lở đất, ô nhiễm nước và suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là
hệ sinh thái thủy sinh [6].
Tại Hong Kong chất lượng nước của sông Pearl River bị ô nhiễm nặng nề.

5


Chính quyền đã xây dựng một dự án để giám sát chất lượng môi trường nước. Mục
tiêu của dự án là nghiên cứu dòng chảy liên quan của các chất độc hại như chất cặn
và dinh dưỡng đổ vào nguồn nước Hong Kong từ sông Pearl River. Kết quả của dự
án nhằm cung cấp thông tin cho các nhà khoa học trên thế giới, các nhà làm luật về
môi trường của Hong Kong, Trung Quốc và người dân nhằm mục tiêu là giảm thiểu
các tác động ô nhiễm của sông Pearl River lên chất lượng nước của sông Hong
Kong và hệ sinh thái nói chung [6].
Tại Indonesia, hệ thống sông Brantas là một trong những hệ thống sông lớn
của đất nước, nằm ở hần phía đông đảo Java. Sự gia tăng dân số và phát triển công
nghiệp trong 3 thập kỷ qua đã làm cho chất lượng nước của LVS Brantas bị suy thoái
và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư và sự phát triển của nền kinh tế.
Để kiểm soát chất lượng nước LVS Brantas, Chính phủ Indonesia đã thực hiện nhiều
biện pháp như đưa ra kế hoạch tổng thể về quan trắc chất lượng nước và kiểm soát ô
nhiễm. Những số liệu quan trắc được tập hợp và báo cáo tới chính quyền Đông Java.
Những kết quả đó được sử dụng làm căn cứ cho việc đưa ra các hướng dẫn áp dụng
thực thi pháp luật trong việc cảnh báo và đóng cửa những nguồn thải [6].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và quản lý chất lượng nước sông ở Việt Nam
 Một số nghiên cứu về chất lượng nước sông ở Việt Nam
Những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá CLN, trong đó có đề
xuất áp dụng WQI để đánh giá CLN. Khu vực miền Nam, Nghiên cứu đánh giá CLN

sông Tiền (Hoàng Thị Quỳnh Diệu, Nguyễn Hải Phong, Nguyễn Văn Hợp, 2016)
[16]; Nghiên cứu đánh giá CLN nước mặt tỉnh Cà Mau (Võ Đình Long, Huỳnh Lê
Tiến, Võ Đức Quý, 2015) [14]; CLN trên sông Sài Gòn tại Phú Cường, Bình Phước
và Phú An trong thời gian từ 2003 đến 2007; Xây dựng chỉ số CLN để đánh giá và
quản lý CLN hệ thống sông Đồng Nai (Tôn Thất Lãng, 2006). Khu vực miền Trung,
đã có nhiều nghiên cứu áp dụng mô hình WQI cho các sông ở khu vực Bình Trị
Thiên như: Áp dụng mô hình NSF-WQI cho sông Hiếu (Nguyễn Văn Hợp và nnk,
2004), sông Hương (Phạm Khắc Liệu,1997); Áp dụng có cải tiến mô hình WQI do
Bhargava (Ấn Độ) đề xuất cho sông Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, sông
Bến Hải ở tỉnh Quảng Trị (Nguyễn Văn Hợp và nnk, 2004 – 2005); sông Thạch Hãn

6


ở tỉnh Quảng Trị (Nguyễn Như Thảo Hạnh, 2012); sông Hương (Thủy Châu Tờ,
2004; sông Bồ (Nguyễn Văn Hợp và nnk, 2010) ở tỉnh Thừa Thiên Huế; Khu vực
miền Bắc, đã áp dụng có cải tiến mô hình NSF-WQI để quản lý CLN các sông trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Nguyễn Lê Tú Quỳnh, 2015); Nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc
(Phan Đình Binh, 2013) [15]; Đánh giá hiện trạng môi trường nước hệ thống sông
Tô Lịch Hà Nội (Nguyễn Thị Hà, 2012) [23]; Hiện trạng môi trường nước sông Cầu
đoạn chảy qua huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Đinh Việt Hưng, Hà Mạnh Thắng,
Trần Dũng, 2007); Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ (Trương
Kim Cương, 2013); Nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên (Vũ Thị Hồng Nghĩa, 2011) [24]; Báo cáo những vấn đề và giải pháp
quản lý khai thác, sử dụng nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009) [25]; Báo
cáo môi trường quốc gia 2012 - Môi trường nước mặt (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2012) [26]; Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015) [27]; Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
2016 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016) [28]; Báo cáo đánh giá chất lượng nước

mặt lưu vực sông Cầu dựa trên các kết quả đạt được trong các năm 2010 - 2012,
thuộc nhiệm vụ: Phân vùng môi trường phục vụ quản lý và cải thiện chất lượng các
đoạn sông thuộc lưu vực sông Cầu (Tổng cục Môi trường, 2012) [29]; Môi trường
lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai (Lâm Minh Triết, 2003) [30]; Nghiên cứu phân
vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng
sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng Tp. Hồ Chí Minh (Lê Trình, 2008)
[31]; Nghiên cứu ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn đến chất lượng nước mặt sông
Sài Gòn (Nguyễn Văn Hồng, 2017) [32]..
Hầu hết các nghiên cứu áp dụng WQI tại Việt Nam nêu trên, cho rằng mô
hình Bhargava-WQI cải tiến và mô hình NSF-WQI phản ánh CLN các sông ở khu
vực miền Trung phù hợp hơn so với mô hình WQI Việt Nam và mô hình CCMEWQI do Canada đề xuất. Tuy nhiên, việc tính toán theo mô hình NFS-WQI phức tạp
hơn, nên mô hình Bhargava-WQI cải tiến thường được lựa chọn để áp dụng. Mặt
khác, do mô hình WQI Việt Nam và mô hình NSF-WQI không đưa thông số có liên

7


quan đến độ muối (chẳng hạn, EC hoặc TDS hoặc Cl -) vào để tính WQI, nên trong
một số trường hợp, WQI tính được không phản ánh đúng thực tế về CLN, ví dụ, ở
vùng hạ lưu sông bị nhiễm mặn (do thủy triều từ biển), nhưng WQI tính được vẫn
khá cao, nhiều khi đến 90 – 100, tức là sông có CLN tốt, trong khi thực tế vùng hạ
lưu sông không dùng được cho mục đích sinh hoạt và canh tác nông nghiệp (tưới
lúa, hoa màu…) do có độ muối cao. Mô hình WQI Việt Nam và mô hình NSF-WQI
là những mô hình bị “cứng nhắc” với 9 thông số lựa chọn, trong khi nhiều sông có
hàm lượng tổng sắt tan (Fe), tổng mangan tan (Mn)… cao đáng kể và do vậy, làm
giảm CLN sông, nhưng chúng lại không được đưa vào tính WQI.
* Một số kết quả nghiên cứu chất lượng nước mặt ở Việt Nam:
 Nghiên cứu đánh giá CLN nước mặt tỉnh Cà Mau (Võ Đình Long,
Huỳnh Lê Tiến, Võ Đức Quý, 2015) [14]: Chất lượng nước mặt đang có dấu hiệu bị
ô nhiễm cục bộ do các chất dinh dưỡng như NH 4+-N và PO43--P vượt quá quy chuẩn

cho phép và tình trạng ô nhiễm vi sinh ở một số khu vực được ghi nhận mà nguyên
nhân chính là do các nguồn ô nhiễm như nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và
sản xuất nông nghiệp chưa được xử lý trước khi thải ra các kênh rạch. Ngoài ra, đã
tính toán được WQI tại các vị trí lấy mẫu cho kết quả từ ô nhiễm đến trung bình.
 Nghiên cứu đánh giá CLN sông Tiền (Hoàng Thị Quỳnh Diệu, Nguyễn
Hải Phong, Nguyễn Văn Hợp, 2016) [16]: Những lo lắng về chất lượng nước sông
Tiền bao gồm: sự ô nhiễm các chất rắn lơ lửng (do TSS cao), ô nhiễm hữu cơ (do
COD và BOD5 cao) dẫn đến làm giảm DO trong nước; Ô nhiễm các chất dinh
dưỡng (do NH4+-N và PO43--P cao); Hàm lượng tổng sắt tan (Fe) và tổng mangan tan
(Mn) cũng khá cao, đặc biệt là ở vùng cuối nguồn. Những điều đó đã hạn chế khả
năng sử dụng nước sông cho các mục đích khác nhau. Dạng hòa tan của các kim
loại độc và Fe, Mn trong nước sông có tương quan thuận với nhau và chúng cũng
tương quan với hàm lượng TDS, TSS và NH4+-N. Dạng hòa tan đó chủ yếu là ở
dạng các phức hoặc ion liên hợp với các cấu tử vô cơ. Do mới tiến hành 02 đợt lấy
mẫu và phân tích, nên các kết quả trên chỉ là ban đầu và do vậy, để đánh giá chi tiết
hơn về chất lượng nước sông Tiền, cần tiếp tục quan trắc và nghiên cứu trong thời
gian dài hơn nữa.

8


 Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua
huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Phan Đình Binh, 2013) [15]: Từ kết quả phân tích,
đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua huyện sông
Lô tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: Giá trị BOD 5 năm 2013 ở cả 3 điểm: bến phà Phan
Lương, bến phà Then, cuối xã Cao Phong sang xã Sơn Đông chưa có dấu hiệu bị ô
nhiễm. Giá trị COD và Coliform năm 2013 ở cả 3 điểm quan trắc đều đạt QCVN
08-MT:2015/BTNMT. Giá trị TSS cả 3 điểm quan trắc đều có biểu hiện ô nhiễm
vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Cụ thể bến phà Phan Lương xã Bạch
Lưu gấp 1,48 lần, tại bến phà Then – xã Như Thụy gấp 1,34 lần, tại cuối xã Cao

Phong sang xã Sơn Động gấp 1,54 lần QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1. Nước
mặt đoạn sông chảy qua huyện sông Lô có mặt hầu hết các kim loại nhưng đều đạt
QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1.
 Chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng các hồ trong kinh thành Huế
(Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Hữu Hoàng, Võ Thị Bích Vân,
Thủy Châu Tờ, 2012) [19]: Kênh Ngự Hà và 8 hồ trong Kinh thành Huế được lựa
chọn để lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng nước: nhiệt độ, pH, SS, EC,
DO, COD, amoni, NO3--N, NO2--N, PO43--P, TN, TP, chlorophyll-a và tổng Coliform
trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011. Các kết quả cho thấy, các nguồn
nước khảo sát đều bị ô nhiễm hữu cơ: COD trung bình theo thời gian (tháng) là 23 31 mg/L, theo không gian (hồ-kênh) là 18 - 38 mg/L và không đạt loại B1 theo
QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Về mức ô nhiễm hữu cơ, có thể chia các hồ-kênh
thành 2 nhóm - nhóm 1 gồm các hồ Đoài (Đ), Tiền Bảo (TB), Tịnh Tâm (TT), Kim
Thủy ngoài (KTN), Xã Tắc (XT), Thành Hoàng (TH) có cùng mức ô nhiễm (p >
0,05) và nhóm 2 gồm hồ Cây Mưng (CM), Tân Miếu (TM), kênh Ngự Hà (NH) có
cùng mức ô nhiễm, nhưng cao hơn so với các hồ nhóm 1 (p < 0,05). Các hồ-kênh bị
ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng: nồng độ NO 2--N khoảng 0,01 - 0,21 mg/L và
không thỏa mãn loại B2; nồng độ amoni khoảng 0,02 - 3,86 mg/L và đa số không
thỏa mãn loại B1; nồng độ PO43--P khoảng 0,03 - 2,21 mg/L, TN và TP tương ứng
khoảng 0,55 - 4,86 mg/L và 0,04 - 2,97 mg/L. Về mức ô nhiễm bởi các chất dinh
dưỡng, có thể chia thành 3 nhóm hồ-kênh với mức ô nhiễm TN tăng dần (p < 0,05)

9


theo thứ tự: nhóm 1 (hồ Đ, TB, TT, TM, XT, TH), nhóm 2 (hồ KTN và kênh NH –
vị trí NH1) và nhóm 3 (hồ CM và kênh NH – vị trí NH2). Hầu hết các hồ-kênh khảo
sát đều ở mức siêu phú dưỡng khi đánh giá qua Chỉ số dinh dưỡng Carlson (TSI) và
chỉ số dinh dưỡng Wollenweider (TRIX). Vào đầu mùa khô (tháng 3, 4), đối với đa
số các hồ-kênh, P là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng, nhưng vào giữa và gần cuối mùa
khô (tháng 5, 6, 7), N lại là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng. Giữa TSI và TRIX có

tương quan tuyến tính với hệ số tương quan R = 0,63 (p < 0,05).
 Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu
(Nguyễn Thị Kim Liên, Lâm Quang Huy, Dương Thị Hoàng Oanh, Trương Quốc
Phú, Vũ Ngọc Út, 2016) [20]: Nhiệt độ và pH phù hợp với chất lượng nước mặt
dùng cho sinh hoạt và đời sống của thủy sinh vật. Độ đục của nước và TSS vào mùa
mưa cao hơn mùa khô. Hàm lượng DO vào mùa mưa cao hơn mùa khô và có sự
biến động tương đối lớn giữa các khu vực khảo sát. Hàm lượng các chất dinh dưỡng
bao gồm TAN, NO3--N, TN, PO43--P và TP ghi nhận được khá cao và vào mùa khô
thì cao hơn mùa mưa cho thấy chất lượng nước trên sông Hậu khá giàu dinh dưỡng.
Hàm lượng vật chất hữu cơ trong nước đạt khá cao và có sự biến động lớn giữa các
điểm thu mẫu, COD vào mùa khô có xu hướng cao hơn mùa mưa. TOM vào mùa
khô có xu hướng cao hơn mùa mưa nhưng không khác biệt giữa các nhóm thủy vực
ở cả sông chính và sông nhánh. Có quy luật biến động chung của một số thông số
chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu. Hàm lượng vật chất lơ lửng đạt giá trị cao
vào mùa mưa, trong khi hàm lượng dinh dưỡng và vật chất hữu cơ có giá trị cao
nhất vào mùa khô; chất lượng nước giảm vào những tháng nước kiệt.
 Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa
(Lê Thị Vân Anh, 2016) [21]: Kết quả phân tích các thông số ở 3 mẫu cho thấy phần
lớn các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT
(cột B1), chỉ có thông số TSS vượt quy chuẩn cho phép. Như vậy theo đánh giá sơ
bộ thì CLN sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa đang bị ô nhiễm nhẹ. Giá
trị thông số thể hiện CLN sông Mã luôn biến đổi theo không gian và thời gian, tuy
nhiên sự biến động này không lớn. Giá trị TSS biến động lớn nhất là vào tháng 6 và
tháng 12, nguyên nhân là do tháng 6 mùa mưa, nước mưa làm xáo trộn, đồng thời

10


rửa trôi các chất từ hai bên bờ sông xuống.
 Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh

Nghệ An (Dương Thanh Nga, 2012) [22]: Chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Nghệ
An khá thấp với 44% mẫu nước ô nhiễm nặng và 30% mẫu chất lượng nước thấp.
Chỉ có 26% mẫu có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Chất lượng môi trường
nước có sự phân hóa giữa các lưu vực, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng
và miền núi. Nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang bị ô nhiễm bởi TSS, NH 4+N, NO2--N, COD, BOD5. Riêng các thông số CN-, DO, Cr6+, dầu mỡ có hiện tượng ô
nhiễm cục bộ. Kim loại nặng, F -, NO3-, Coliforms hiện chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều
diễn biến phức tạp. Xu hướng chung tăng dần tỉ lệ nước mặt bị ô nhiễm nghiêm
trọng, cần có biện pháp xử lý trong tương lai và giảm dần tỉ lệ nước mặt có thể phục
vụ cho mục đích sinh hoạt tức mức độ nhiễm bẩn nước mặt ngày càng cao. Tỉ lệ
nước mặt bị ô nhiễm nặng tăng từ 23% lên 44%. Số lượng các điểm ô nhiễm
nghiêm trọng tăng từ 10 điểm lên 19 điểm. Tỉ lệ nước có thể phục vụ cho giao thông
thủy giảm từ 5% xuống còn 2%. Tỉ lệ nước có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt
giảm từ 40% xuống 26%.
 Tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt rõ ràng nhất ở các khu đô thị
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ phát triển kinh tế cao là nguy cơ
làm xấu đi chất lượng nguồn nước trên các sông suối. Bên cạnh đó, thái độ quá ưu
tiên việc phát triển kinh tế, đặt vấn đề môi trường và phát triển bền vững xuống
hàng thứ yếu, sự hạn chế về năng lực và yếu kém đi cùng thiếu trách nhiệm trong
công tác quản lý tài nguyên và môi trường cũng đã góp phần làm gia tăng những
hiểm họa về suy thoái chất lượng nước, đặc biệt ở các thành phố lớn [2].
* Môi trường nước sông tại vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Bắc
Trong số con sông đã khảo sát (sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cấm, sông
Lạch Tray, sông Bạch Đằng, sông Cầu) không có con sông nào đạt quy chuẩn nước
mặt loại A1 (nguồn cung cấp nước sinh hoạt), một số sông (sông Cầu, sông Ngũ
11


Huyện Khê, sông Cà Lồ) không đạt quy chuẩn nước mặt loại B1 (dùng cho mục

đích tưới tiêu thủy lợi) do có các thông số BOD 5 và COD vượt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT [2].
* Môi trường nước sông tại vùng KTTĐ miền Trung
Các con sông lớn trong vùng chảy qua các khu công nghiệp và đô thị có hàm
lượng các chất ô nhiễm tập trung cao ở phía hạ lưu: Hàm lượng COD và BOD 5 đạt
QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1, phần lớn các kim loại nặng và các muối dinh
dưỡng đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1 [2].
Nước thải tại các khu công nghiệp được quan trắc có hàm lượng chất rắn lơ
lửng, chất hữu cơ, Coliform, Nitơ tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Nước
thải tại các khu đô thị: độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ,
hàm lượng N-NH4,+ Nitơ tổng vượt TCCP [2].
* Môi trường nước sông tại vùng KTTĐ phía Nam
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông: là lưu vực chịu ảnh hưởng ít nhất của nước
thải công nghiệp trên toàn vùng KTTĐ phía Nam, tuy nhiên chất lượng nước tại đây
cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm. Ở một vài điểm, COD và hàm lượng chất dinh dưỡng
đó vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B [2].
Lưu vực sông Sài Gòn: Chất lượng nước liên quan chặt chẽ đến sức khỏe
cộng đồng. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật ở con người xuất
phát từ việc sử dụng nguồn nước không sạch và vệ sinh môi trường kém. Hiện nay,
nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng
chủ yếu là nước máy đã qua xử lý từ nguồn nước thô lấy tại sông Sài Gòn - Đồng
Nai, và một phần trên kênh Đông.
Trong nhiều năm qua, hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng nước cấp cho
sinh hoạt đã được đặt tại các trạm thượng lưu sông Sài Gòn như Bến Củi, Bến Súc,
Thị Tính và Phú Cương, hai trạm khác là Hóa An đặt trên sông Đồng Nai và trạm
N46 trên kênh Đông. Các kết quả quan trắc cho thấy một số chỉ tiêu đạt chuẩn cho
phép như: Nhu cầu oxy sinh học, nhu cầu oxy hóa học, độ mặn, chỉ tiêu kim loại
nặng, chỉ tiêu nitơ đạt quy chuẩn cho phép. Nhưng nhiều thông số như: pH, độ đục,
nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, oxy hòa tan, nồng độ dầu và vi sinh vật tại hầu


12


hết các trạm quan trắc vượt mức cho phép [18].
Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho hơn 7 triệu dân thành phố, cần phải có
giải pháp hữu hiệu khống chế nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, giảm tải lượng
chất ô nhiễm đổ xuống sông Sài Gòn. Không cấp phép đầu tư cho các dự án thuộc
nhóm ngành có gây ô nhiễm cao như: Hóa chất, cao su, sản xuất bột giấy, chế biến
thực phẩm… trên khu vực thượng nguồn. Giải pháp di dời trạm lấy nước cung cấp
cho sinh hoạt lên phía thượng nguồn cũng đang được bàn tới nếu tình trạng ô nhiễm
của sông Sài Gòn [2].
Lưu vực sông Đồng Nai và Thị Vải: là nơi tập trung của nhiều khu công
nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà máy đã hình thành khá lâu đời.
Tuy nhiên, mức độ tập trung các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng như sản xuất
phân bón, hóa chất… chủ yếu tập trung ở phía hạ lưu và nhánh sông Thị Vải trong
đó đáng chú ý là khu công nghiệp Phú Mỹ 1 và Công ty cổ phần hữu hạn Vedan
Việt Nam là hai đơn vị xả thải các chất gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Các thông
số ô nhiễm như hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh… vượt quy chuẩn cho phép hàng
chục, thậm chí hàng trăm lần [2].
Ngoài ra, nước thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị, khu dân cư đang ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước tại các dòng sông nói riêng và các nguồn
nước nói chung tại các vùng KTTĐ. Hiện nay, tại các đô thị lớn như Thành phố Hồ
Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa và một số các khu đô thị đã bắt đầu tiến hành quy
hoạch và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư. Tuy nhiên, một số
dự án đã triển khai nhưng tiến độ chậm và chưa đạt hiệu quả mong muốn [2].
1.2.3. Tình hình đánh giá hiện trạng và quản lý chất lượng
nước sông Trà Khúc
Trong thời gian qua đã được quan trắc theo mạng lưới quan trắc nước mặt
hàng năm của chương trình Quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với
tần suất 3 đợt/năm (theo chương trình quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường

tỉnh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt [13]). Tuy nhiên, do
tần suất quan trắc ít, nên việc đánh giá chất lượng nước sông kém đại diện, việc
đánh giá chất lượng nước sông chỉ được thực hiện qua so sánh từng thông số riêng

13


biệt như pH, DO, NO3--N, BOD5, COD... với các giá trị được quy định trong Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hiện hành [11], nên gây khó hiểu đối với cộng
đồng và các nhà hoạch định chính sách. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào đánh giá
hiện trạng chất lượng nước sông Trà Khúc một cách chi tiết và khoa học. Vì vậy, đề
tài này sẽ góp phần đánh giá một cách đầy đủ hiện trạng chất lượng nước sông Trà
Khúc nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các giải pháp
quản lý chất lượng nước phù hợp cho chất lượng nước sông Trà Khúc.
1.3. KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Sông Trà Khúc có diện tích lưu vực tính đến cửa ra là 3.240 km2, chiếm
55,3% diện tích tự nhiên của tỉnh [17].
Tổ chức hành chính trong vùng nghiên cứu gồm 8 huyện và 1 thành phố (Tp.
Quảng Ngãi, các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh
Long, Tây Trà và Sơn Tây). Tổng diện tích tự nhiên 2.951,67 km 2 và dân số khoảng
705.633 người chiếm 57,9% dân số toàn tỉnh [17].
1.3.1.2. Đặc điểm địa hình
Toàn lưu vực sông Trà Khúc có 3 dạng địa hình chính sau:
- Vùng núi cao và trung bình: Nằm ở phía Tây, chiếm khoảng 70% diện tích
tự nhiên [17].
- Vùng đồng bằng: Chạy dọc từ Bắc vào Nam và tiến sát ra gần biển. Bề mặt
không được bằng phẳng có nhiều gò đồi theo hướng dốc từ Tây sang Đông với cao

độ biến đổi từ 20 m đến 2 m chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên [17].
- Vùng cát ven biển: Đây là vùng bao gồm các cồn cát, đụn cát phân bố
thành một dải hẹp, chạy dài ven biển với chiều rộng trung bình trên dưới 2 km và có
độ cao hơn vùng đồng bằng [17].
1.3.1.3. Đặc điểm thủy văn
Sông Trà Khúc được hợp lưu từ nhiều hướng khác nhau, nên sông có dạng
hình cành cây, có 9 phụ lưu cấp I, 5 phụ lưu cấp II, 6 phụ lưu cấp III và 2 phụ lưu

14


cấp IV [17]. Một số đặc trưng thủy văn chính của sông Trà Khúc được thể hiện từ
bảng 1.2 đến bảng 1.7.
Bảng 1.2. Đặc trưng thủy văn sông Trà Khúc
Sông

Chiều dài sông
(km)

Chiều dài lưu
vực (km)

Chiều rộng lưu
vực (km)

Diện tích lưu
vực (km)

Trà Khúc


135

123

26,3

3.240

Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình các tháng/năm sông Trà Khúc
Tháng
1
Trạm

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Cả năm

Trà Khúc

32

33

36

97

96

67

125

311

632

555

274


2354

97

Bảng 1.4. Mực nước trung bình trên sông Trà Khúc
Tháng
1
Trạm

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

Cả năm

Trà Khúc 222 194 173 161 175 176 169 165 191 271

330

289

210

Bảng 1.5. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm trên sông Trà Khúc
Sông

Diện tích lưu vực
(km2)

Lưu lượng (m3/s)

Tổng lượng dòng
chảy (109m3)

Trà Khúc

135

123

26,3


Bảng 1.6. Mức độ xâm nhập mặn lớn nhất trung bình thời kỳ đầu và cuối mùa cạn
trên sông Trà Khúc
Trên sông Trà Khúc
Cách Cửa Đại (km)

0

0,05

0,1

0,3

0,5

<1

Độ mặn SmaxTB (‰)

20

10

5

3

2


1

Bảng 1.7. Mức độ xâm nhập mặn lớn nhất trung bình thời kỳ giữa mùa cạn
trên sông Trà Khúc
Trên sông Trà Khúc
Cách Cửa Đại (km)

1

1,5

2

15

2,5

3

3,5


Độ mặn SmaxTB (‰)

20

10

5


3

2

1

(Nguồn: Dư địa chí tỉnh Quảng Ngãi)

1.3.1.4. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
 Đặc điểm địa chất
Điều kiện địa chất trong lưu vực khá phức tạp, phần phía Bắc thuộc địa khối
Kon Tum bao gồm chủ yếu các thành tạo biến chất cổ và các phức hệ macma xâm
nhập có tuổi từ Arke rozoi đến Kainozoi. Phần trung tâm phía Tây của vùng là một
khối nâng dạng vòm được cấu thành bởi các đá biến chất hệ tầng sông Re, phần phía
Nam là các đá biến chất granit phát triển chủ yếu hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc
– Tây Nam, dọc theo phía Tây chủ yếu là hệ thống đứt gãy Ba Tơ - Giá Vực [17].
 Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo phân loại của FAO-UNESCO lưu vực có 9 nhóm đất bao gồm: nhóm
đất cát ven biển, nhóm đất mặn, nhóm đất phù sa, nhóm đất Glây, nhóm đất xám,
nhóm đất đỏ, nhóm đất đen, đất nứt nẻ, đất dốc mòn trơ sỏi đá [17].
1.3.1.5. Thảm phủ thực vật
Rừng trong lưu vực chủ yếu tập trung ở vùng thượng nguồn trên các vùng
núi cao, độ dốc lớn (50 - 300) [17].
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Dân số và lao động
Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2017, dân số toàn tỉnh Quảng
Ngãi là 1.219.229 người, trong đó trong lưu vực sông Trà Khúc có 1.000.946 người.
Mật độ dân số trung bình là 237 người/km2, song phân bố không đều, các huyện
đồng bằng mật độ lên tới gần 550 người/km 2, trong khi đó miền núi chỉ khoảng 60
người/km2. Theo số liệu thống kê thì số lao động nông nghiệp trên lưu vực chiếm

88% tổng số lực lượng lao động của tỉnh, tiếp đến là số lao động làm nghề khai
thác, đánh bắt thủy, hải sản ven bờ và xa bờ [17].
1.3.2.2. Các ngành kinh tế
 Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các hoạt động phát triển
kinh tế trênlưu vực, tập trung chủ yếu ở khu vực hạ lưu. Những cây trồng chính trên

16


lưu vực là lúa, ngô, sắn, lạc, đậu tương và mía trong đó diện tích lúa là chủ yếu.
Hiện nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng giảm dần cây
lương thực, tăng cây công nghiệp và cây thực phẩm [17.
 Công nghiệp
Các ngành công nghiệp đáng quan tâm là công nghiệp chế biến nông - lâm thủy sản và sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu tập trung ở khu vực hạ lưu. Trong
vùng hạ lưu có hai khu công nghiệp (KCN) lớn là Quảng Phú thuộc thành phố
Quảng Ngãi và Tịnh Phong thuộc huyện Sơn Tịnh; ngoài ra còn có một số cụm
công nghiệp và làng nghề như cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây..[17]
 Nuôi trồng thủy hải sản
Nuôi trồng thủy sản bao gồm nuôi cá lồng, cá bè trên sông và nuôi tôm ở khu
vực cửa và gần cửa sông. Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh được phát triển
nhiều ở các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Nghĩa Phú, Nghĩa Hòa. Do nguồn nước sông bị
suy giảm và ô nhiễm nước gia tăng do ảnh hưởng của các nguồn nước thải xả thải
không được xử lý chảy vào sông trong thập kỷ gần đây nên nuôi cá lồng, bè trong
sông trong những năm gần đây ngày càng bị suy giảm [17].
 Du lịch dịch vụ
Núi Ấn sông Trà, bãi biển Mỹ Khê, chứng tích Sơn Mỹ, mộ Cụ Huỳnh Thúc
Kháng đều nằm trọn trong vùng hạ lưu sông Trà Khúc, từ lâu nay đã là những địa
điểm hấp dẫn cho cả du khách địa phương, trong nước và nước ngoài. Các loại hình
thể thao tiếp xúc với nước như đua thuyền, bơi lội trước kia phát triển mạnh, nhưng

hiện nay do nước sông Trà Khúc ở hạ lưu bị cạn kiệt nên các hoạt động vui chơi
giải trí này gần như không còn [17].

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng nước mặt sông Trà Khúc đoạn từ thượng
17


×