Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

HIỆN TRẠNG PHÂN bố các LOÀI SINH vật NGOẠI LAI xâm hại ở HUYỆN tư NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.23 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ ÁNH NGA

HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CÁC LOÀI
SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở
HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 0101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG ĐÌNH TRUNG


Thừa Thiên Huế, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu
trong luận văn có được là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì đều
có trích dẫn cụ thể, rõ ràng.
Tác giả luận văn

Lê Ánh Nga


LỜI CẢM ƠN


Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô,
cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến
Thầy TS. Hoàng Đình Trung, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn
thể quý Thầy Cô trong khoa Sinh và Phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học
Khoa học, Đại học Huế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và
cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Chi
cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tư Nghĩa,
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tư Nghĩa, Chi cục thống kê huyện Tư
Nghĩa đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh
chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................1
2. Khái niệm sinh vật ngoại lai (SVNL), sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH)......2
3. Mục tiêu của đề tài................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN........................................................................................4
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI................4
1.1.1. Trên Thế giới...................................................................................................4

1.1.2. Ở Việt Nam......................................................................................................7
1.1.3. Ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.............................................................10
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH
QUẢNG NGÃI........................................................................................................10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................10
1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................13
1.2.3. Điều kiện Kinh tế - Xã hội.............................................................................17
1.2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự xâm nhập của các
loài sinh vật ngoại lai...............................................................................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.......................................................................................................20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................20
2.2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................................................20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................21
2.3.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp số liệu......................................................21
2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa.......................................................................21
2.3.3. Phương pháp bản đồ......................................................................................22
2.3.4. Phương pháp phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm...............................22


2.3.5. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia.....................................................23
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp..........................................................23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................24
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ CÓ NGUY CƠ XÂM HẠI
Ở HUYỆN TƯ NGHĨA...........................................................................................24
3.1.1. Danh mục thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại....................................24
3.1.2. Cấu trúc thành phần loài................................................................................27
3.1.3. Một số đặc điểm về hình thái, đặc tính sinh học, phân bố của các loài sinh vật
ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Tư Nghĩa.......................................................27
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ SVNLXH...................................................................46

3.2.1. Phân bố các loài SVNLXH............................................................................46
3.2.2. Mật độ phân bố của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.................................47
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN
SỰ XÂM NHẬP CỦA CÁC LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI.................................51
3.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự xâm nhập của các loài ngoại lai......51
3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội.....................................................53
3.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI...................55
3.4. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SVNLXH.............................................56
3.4.1. Các nguyên tắc quản lý SVNLXH.................................................................56
3.4.2. Biện pháp quản lý sự xâm hại của SVNLXH................................................60
3.4.3. Biện pháp diệt trừ cụ thể các loài SVNLXH..................................................66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................................70
KẾT LUẬN.............................................................................................................70
ĐỀ NGHỊ................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................72
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Tư Nghĩa............................................12
Bảng 2.1. Thời gian, địa điểm điều tra điều tra SVNLXH ở huyện Tư Nghĩa,
tỉnh Quảng Ngãi.....................................................................................20
Bảng 3.1. Danh sách loài SVNLXH và có nguy cơ xâm hại ở huyện Tư Nghĩa,
tỉnh Quảng Ngãi.....................................................................................24
Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài SVNLXH và có nguy cơ xâm hại ở huyện
Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi....................................................................27
Bảng 3.3. Đặc điểm phân bố của các loài SVNLXH và có nguy cơ xâm hại ở
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.........................................................47
Bảng 3.4. Ước tính diện tích xâm lấn của một số SVNLXH xâm hại ở huyện

Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi....................................................................47

1


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi............................11
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm nghiên cứu SVNLXH tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi...21
Hình 3.1. Cây Mai dương Mimosa pigra Linnaeus, 1758........................................29
Hình 3.2. Cây Trinh nữ móc Mimosa diplotricha Wright, 1869..............................30
Hình 3.3. Cây bèo Lục bình Eichhornia crassipes (Mart.) Solms, 1883.................32
Hình 3.4. Cây Ngũ sắc - Lantana camara Linnaeus, 1758.....................................33
Hình 3.5. Cây Cỏ lào - Chromolaena odorata Linnaeus, 1758................................35
Hình 3.6. Cây Cỏ hôi - Ageratum conyzoides Linnaeus, 1758.................................36
Hình 3.7. Cây Keo giậu - Leucaena leucocephala Linnaeus, 1758.........................37
Hình 3.8. Ốc bươu vàng - Pomacea canaliculata Lamarck, 1828...........................39
Hình 3.9. Ốc sên châu Phi - Achatina fulica Férussac, 1821...................................40
Hình 3.10. Cá rô phi đen - Oreochromis mossambicus Peters, 1852.......................41
Hình 3.11. Cá trê phi - Clarias gariepinus Burchell, 1815......................................42
Hình 3.12a. Cá ăn muỗi đực....................................................................................43
Hình 3.12b. Cá ăn muỗi cái....................................................................................43
Hình 3.13. Cá Lau kính - Hypostomus punctatus Linnaeus, 1758...........................44
Hình 3.14. Rùa Tai đỏ - Trachemys scripta elegans Neuwied, 1839.......................45
Hình 3.15. Sơ đồ phân bố cây Bèo lục bình.............................................................48
Hình 3.16. Sơ đồ phân bố cây Mai dương...............................................................49
Hình 3.17. Sơ đồ phân bố cây Cỏ lào......................................................................49
Hình 3.18. Sơ đồ phân bố cây Trinh nữ móc...........................................................50

2



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBD

Công ước Đa dạng sinh học

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GISP

Chương trình sinh vật ngoại lai xâm hại toàn cầu

HĐND

Hội đồng nhân dân

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên

SVNL

Sinh vật ngoại lai

SVNLXH Sinh vật ngoại lai xâm hại
UBND


Ủy ban nhân dân

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học
(ĐDSH) cao của thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái các loài sinh vật và nguồn gen
phong phú, đặc hữu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, các hệ
sinh thái với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi ích trực
tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong
sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng
và các nguồn dược liệu, thực phẩm…
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ; Phía Đông giáp biển
Đông; Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Bình Định
và phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam. Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung có hệ thống giao thông thuận lợi như đường sắt Bắc - Nam, Quốc
lộ 1A chạy qua tỉnh và tuyến Quốc lộ 24 nối tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum, Tây
nguyên, Lào và Đông Bắc Thái Lan. Tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp
huyện bao gồm 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo,
với 184 xã, phường, thị trấn [5], [8].
Huyện Tư Nghĩa là huyện đồng bằng cách trung tâm của tỉnh (Thành phố
Quảng Ngãi) khoảng 5km và cách Khu kinh tế Dung Quất 40km về phía Bắc, được
giới hạn bởi sông Trà Khúc ở phía Bắc và sông Vệ ở phía Nam, có các giới cận:
- Phía Tây giáp: Huyện Sơn Hà.
- Phía Nam giáp: Huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long.
- Phía Bắc giáp: Thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh.
- Phía Đông giáp: Thành phố Quảng Ngãi và huyện Mộ Đức.

Với đặc điểm chung mang nhiều hình thái với nhiều dạng địa hình, địa mạo
nên huyện có tính ĐDSH cao. Tuy nhiên hiện nay, tính ĐDSH và môi trường của
huyện đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện và bùng phát của nhiều sinh vật ngoại lai
xâm hại.
1


Hiện nay, tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi nhiều loài sinh vật ngoại lai
xâm hại đã tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái bản địa, gây hại
nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cũng như nuôi trồng thủy hải
sản. Trước sự đe dọa đó cần có nhiều nghiên cứu, đánh giá về hiện trạng cũng như
tác hại của các loài ngoại lại xâm hại để đưa ra các biện pháp ứng phó, kiểm soát và
quản lý chúng. Tuy nhiên, vấn đề này thực hiện chưa được hiệu quả. Việc điều tra,
đánh giá hiện trạng và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại; thống kê, xây
dựng và công bố danh mục loài ngoại lai xâm hại, kiểm soát các loài sinh vật ngoại
lai xâm hại không được phép nuôi thả và các loài ngoại lai xâm hại cần phải tiêu
diệt là chưa có và chưa được phổ biến cụ thể, rộng rãi.
Từ tính cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài: “Điều tra thành phần, đặc điểm
phân bố các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
và đề xuất giải pháp quản lý.”
2. Khái niệm sinh vật ngoại lai (SVNL), sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH)
Khái niệm về SVNLXH (Invasive Alien Species) đã được nhiều tác giả định
nghĩa và sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh
vật gây hại lạ…Theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008 có khái niệm như sau:
Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không
phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.
Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại
đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện
và phát triển [12].
Ngoài ra, các khái niệm trên cũng đã được Công ước Đa dạng sinh học

(CBD) đề cập như sau:
Sinh vật ngoại lai là loài, phân loài hay đơn vị phân loại thấp hơn được đưa
ra khỏi vùng phân bố tự nhiên của chúng, kể cả các bộ phận bất kỳ của sinh vật như
các giao tử (gametes), hạt thực vật, trứng động vật hay chồi mầm của những loài
này có thể sống sót và sau đó sinh sản được [12].
Sinh vật ngoại lai xâm hại là loài sinh vật ngoại lai đã tạo lập được quần thể
và phát tán, đe dọa các hệ sinh thái, nơi ở hoặc loài sinh vật khác, gây ra những tác
hại về kinh tế và môi trường (CBD News, 2001).
2


Tất cả các nhóm sinh vật (virus, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật bậc cao,
động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú) đều có nguy cơ trở
thành sinh vật ngoại lai xâm hại (Lowe và cộng sự, 2000).
Phần lớn sinh vật xâm hại là loài ngoại lai nhưng không phải loài ngoại lai
nào cũng trở thành loài xâm hại. Nhiều loài sinh vật ngoại lai đang là nguồn lương
thực cần thiết trong đời sống của chúng ta (thí dụ như khoai tây, ngô,…). Mặt khác,
loài bản địa cũng có thể trở thành loài xâm hại trong những điều kiện có sự thay đổi
của môi trường (như sự chăn thả quá mức, cháy rừng, thay đổi chế độ dinh dưỡng,
sự chiếm nơi ở của một số loài xâm hại,...). Ví dụ, loài keo bản địa của Uganda là
Acacia hockii trở thành loài xâm hại ở nhiều vùng đồng cỏ sau sự giảm số lượng
các động vật lớn là những tác nhân tự nhiên kìm hãm loài keo này (NARO, 2009).
Theo số liệu của Chương trình sinh vật ngoại lai xâm hại toàn cầu (GISP),
trên thế giới có khoảng 22.000 loài thực vật xâm hại trên tổng số 250.000 loài thực
vật, có nghĩa là chiếm tỷ lệ hơn 11% [12].
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
- Điều tra, đánh giá được thành phần và đặc điểm phân bố loài sinh vật ngoại
lai xâm hại trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất được các nhóm giải pháp phòng trừ, quản lý sinh vật ngoại lai

xâm hại.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các loài ngoại lai xâm hại có mặt ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi.
- Đánh giá đặc điểm phân bố theo không gian và thời gian.
- Đánh giá được thành phần, hiện trạng phân bố sinh vật ngoại lai xâm hại
cũng như tiềm năng phát triển, phát tán của chúng.
- Nghiên cứu đề xuất được các nhóm giải pháp phòng trừ, quản lý sinh vật
ngoại lai xâm hại.

3


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI
1.1.1. Trên Thế giới
Trên Thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sinh vật ngoại lai
xâm hại, do tác động tiêu cực của các loài ngoại lai ngày càng tăng về phạm vi
cũng như tốc độ. Đặc biệt nghiêm trọng nhất là khả năng gây nên các dịch bệnh
nguy hiểm mới hoặc khả năng làm tái xuất hiện các dịch bệnh cũ ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sinh vật ngoại lai xâm hại
đã làm tuyệt chủng 39% số loài xuất hiện trên bề mặt trái đất kể từ năm 1600, phá
huỷ mất 36% các hệ sinh thái. Trên thế giới, một tỷ lệ lớn các loài động vật có vú,
chim, bò sát và lưỡng cư bị đe doạ do sự xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai.
Trên đất liền, có 20% loài động vật có vú, 5% loài chim, 15% loài bò sát và 3,3%
loài lưỡng cư là những loài đang bị đe dọa. Tính trung bình có khoảng 12% động
vật trên cạn bị đe doạ bởi sinh vật ngoại lai xâm hại. Tỷ lệ này gia tăng ở các hòn
đảo, cụ thể số loài động vật bị ảnh hưởng lên tới 31%, bao gồm 11% loài động vật
có vú, 38% loài chim, 32% loài bò sát và 30% loài lưỡng cư. Đến nay Tổ chức
IUCN (Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) đã nghiên cứu và đưa ra một danh sách 100

sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất. Trong danh sách này gồm 8 loài vi sinh
vật, 4 loài thực vật thủy sinh, 32 loài thực vật ở trên cạn, 9 loài động vật không
xương sống ở nước, 17 loài động vật không xương sống ở trên cạn, 3 loài lưỡng
cư, 8 loài cá, 3 loài chim, 2 loài bò sát và 14 loài thú (Lowe và cộng sự, 2000).
Một nhóm các nhà nghiên cứu (tác giả của Chương trình sinh vật ngoại lai xâm
hại toàn cầu) đã thống kê được tổng số 542 loài tác động như nhóm sinh vật ngoại
lai xâm hại. Trong đó, 316 loài thực vật, 101 loài sinh vật biển, 44 loài cá nước
ngọt, 43 loài thú, 23 loài chim và 15 loài bò sát. Chương trình này đã thống kê tại
57 quốc gia, trung bình mỗi quốc gia có 50 loài ngoại lai xâm hại gây ra những tác
động tiêu cực đối với đa dạng sinh học (Envi. News Service, 2010). Sinh vật ngoại
lai là vấn đề lớn ở các hệ sinh thái của vùng Bắc, Tây, Trung, Đông, Nam Châu
Phi và các đảo trên Ấn Độ Dương. Chúng gây tác động đến cả hệ sinh thái đồng
cỏ và rừng nhiệt đới. Sinh vật ngoại lai có ở các hệ sinh thái trên cạn và dưới
4


nước, dọc bờ biển và trong đại dương (UNEP, 2004). Ngoài ra Công ước đa dạng
sinh học đã dành hẳn một khoản để kêu gọi các bên tham gia Công ước: “Ngăn
chặn sự du nhập, kiểm soát hoặc diệt trừ các loài gây hại cho các hệ sinh thái, nơi
sống hoặc các loài sinh vật bản địa” [12]. Sau đây là tổng quan về tình hình nghiên
cứu của một số khu vực và một số quốc gia trên Thế giới:
1.1.1.1. Tại Hoa Kỳ và Canada
Đã ghi nhận có khoảng 2.100 loài thực vật ngoại lai xâm hại. Nhiều loài trong
tổng số 5.000 loài thực vật ngoại lai hiện đang bắt gặp trong các hệ sinh thái tự nhiên
ở Hoa Kỳ là những loài được du nhập để làm thức ăn, lấy sợi hoặc làm cây cảnh (U.S
Congress, 1993; Pimental và cộng sự, 2000). Trong số đó, có rất nhiều loài có giá trị
lớn đối với ngành nông nghiệp, chỉ một số ít đã trở thành loài xâm hại và đe dọa các
hệ sinh thái (Masters, Sheley, 2001). Đến đầu thập niên 1970, tại Hoa Kỳ đã thống kê
có hơn 200 loài nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và hơn 100 loài côn trùng là dịch hại được
du nhập từ nước ngoài. Cũng tại Hoa Kỳ có hơn một nửa số loài dịch hại chính có

nguồn gốc du nhập từ nước ngoài, gây tổn thất hàng tỷ đô la hàng năm cho ngành
nông nghiệp Hoa Kỳ (Cheremisinov, 1973; Golembiowasha, 1981). Theo Funasaki
và cộng sự (1988), chỉ trong thập niên 1970 và 1980, đã có tới hơn 2.500 loài động
vật chân khớp trở thành những thành viên của khu hệ động vật tại đảo Hawaii (Hoa
Kỳ). Theo Holt (1996), trung bình hàng năm có khoảng 20 loài động vật không
xương sống ngoại lai mới tạo lập được quần thể ở Hawaii. Như vậy, cứ 18 ngày có 1
loài sinh vật ngoại lai tạo lập quần thể thành công. Trong phát triển sinh giới tự nhiên,
tỷ lệ tạo lập quần thể cho một loài cần 25 - 100.000 năm. Ở Hoa Kỳ, số lượng loài
thực vật ngoại lai xâm hại ở các bang không giống nhau và biến động từ 8 đến 47%
tổng số loài thực vật của từng bang (USDA Forest Service, 2002) [12].
1.1.1.2. Các nước ở Trung Âu
Đến năm 1981 đã xác định có tới 35% số loài sâu hại được du nhập từ các
nước thuộc các châu lục khác hoặc từ các nước Nam Âu (Cheremisinov, 1973;
Golembiowasha, 1981). Nghiên cứu ở Vương Quốc Anh chỉ ra rằng chỉ có 0,53%
của 220.000 loài du nhập đã được thuần hóa và không phải tất cả chúng là sinh vật
ngoại lai xâm hại (Richardson và cộng sự, 2000) [12].

5


1.1.1.3. Các nước Châu Phi
Hầu như tất cả các quốc gia ở Châu Phi đều bị ảnh hưởng bởi các sinh vật
ngoại lai xâm hại. Năm 2004, IUCN đã xác định được 49 loài ở Mauriticus, 44 loài
ở Swaziland, 37 loài ở Algeria và Madagascar, 35 loài ở Kenya, 28 loài ở Egypt, 26
loài ở Ghana và Zimbabwe, 22 loài ở Ethiopia (IUCN/SSC/ISSG, 2004). Ở
Tanzania có khoảng 1% số loài du nhập đã trở thành loài sinh vật ngoại lai xâm hại
(Groves, 1986). Theo Borokini, có 25 loài thực vật ngoại lai xâm hại đã ghi nhận
được ở Nigeria. Ở Uganda ghi nhận được hơn 20 loài thực vật ngoại lai xâm hại
(NARO, 2002). Đối với Cộng hòa Nam Phi, IUCN (2004) đã xác định được 81 loài
sinh vật ngoại lai nhưng một nghiên cứu khác cho rằng quốc gia này ít nhất có 161

loài thực vật ngoại lai xâm hại bắt gặp trong các hệ sinh thái tự nhiên và bán tự
nhiên (Henderson, 1995). Khoảng 750 loài thực vật thân gỗ và gần 8.000 loài cây
bụi, cây quả mọng nước và cây thân thảo được ghi nhận đã du nhập vào Nam Phi
(Van Wilgen và cộng sự, 2004). Trong số các loài này, có tới 161 loài sinh vật ngoại
lai xâm hại. Trong các loài sinh vật ngoại lai xâm hại có 110 loài (chiếm 68% các
loài xâm hại) thuộc nhóm thực vật thân gỗ (Richardson, Higgins, 1998). Tổng diện
tích bị các loài thực vật thân gỗ ngoại lai xâm hại ở Nam Phi là hơn 100.000 km2
(tương đương 8% diện tích quốc gia) (Van Wilgen và cộng sự, 2001) [12].
Nhiều loài sinh vật ngoại lai xâm hại được tìm thấy ở Châu Phi có trong
Danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng trên thế
giới (IUCN/SSC/ISSG, 2004).
1.1.1.4. New Zeland
New Zeland là nơi có số loài sinh vật ngoại lai lớn hơn số loài bản địa. Tính
cả đất nước New Zeland chỉ có 1.200 loài là loài bản địa, trong khi đó loài ngoại lai
đã lên tới 1.700 loài [12].
1.1.1.5. Sri Lanka
Sri Lanka sau 6 năm nghiên cứu ghi nhận được 20 loài động vật và 39 loài
thực vật là sinh vật ngoại lai xâm hại đã phát tán trong các hệ sinh thái tự nhiên và
bán tự nhiên (UNDP, 2003). Trong đó, có 10 loài động vật và 13 loài thực vật có
trong Danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai gây hại nghiêm trọng trên thế giới.
6


Những nghiên cứu khác cũng đã ghi nhận được 30 loài thực vật và 13 loài động vật
là sinh vật ngoại lai xâm hại ở Sri Lanka (Maranbe và cộng sự, 2002). Trong đó, có
15 loài thực vật ngoại lai hiện diện ở khu bảo tồn động vật hoang dã Mihintale
(Ranwala và cộng sự, 2012) [12].
1.1.1.6. Nhật Bản
Nhật Bản là nơi có số lượng lớn cá thể các loài sinh vật sống được nhập khẩu
hàng năm (Japanese Customs, 2003). Chỉ tính riêng năm 2003 đã có 620 triệu cá thể

động vật đã được nhập khẩu vào nước này. Một số trong những loài ngoại lai này đã
tạo lập được quần thể tại Nhật Bản. Theo thống kê ban đầu của Bộ Môi trường Nhật
Bản (27/10/2004) có 111 loài động vật có xương sống và 584 loài động vật không
xương sống và 1.556 loài thực vật đã ghi nhận tạo lập quần thể ở Nhật Bản hoặc tìm
thấy trong vùng hoang dã ở Nhật Bản (Mito và Uesugi, 2004).
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các loài sinh vật xâm hại hầu như ít được chú ý cho đến nửa
đầu thập kỷ 1990, khi dịch ốc bươu vàng bùng phát từ đồng bằng sông Cửu Long
đến đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại mới từng bước
được nhìn nhận như một vấn đề thời sự đối với Việt Nam [27].
Theo thống kê từ các nghiên cứu khoa học trước, sinh vật ngoại lai ở Việt
Nam có khoảng 94 loài, trong đó có 42 loài xâm hại thuộc các họ thực vật. Trong số
các loài thực vật ngoại lai xâm hại thì có 12 loài được coi là có nguy cơ xâm lấn gây
ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học như cây Mai dương - Mimosa
pigra(L), cỏ Lông tây - Brachiaria mutica, cỏ Gấu - Cyperus rotundus, cỏ Tranh mỹ
- Imperata cylindrica, bèo Lục bình - Eichhornia crassipes (Mart.) Solms, 1883,
Bạch đàn nâu - Eucalyptus urophylla, bèo cái - Pistia stratioles, cỏ Lồng vực Echinochloa crusglli,

cỏ Lào - Chromolaena odorata, cỏ Hôi - Ageratum

conyzoiotes, Dền gai - Amaranthus spinosus, cây Ngũ sắc - Lantana camara...
Đến nay, ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu về sinh vật ngoại lai nói
chung và sinh vật ngoại lai xâm hại nói riêng. Một số nghiên cứu về cây mai
dương Mimosa pigra và một số thực vật ngoại lai xâm hại khác ở đồng bằng sông
Cửu Long (Trần Triết và cộng sự. 2001, 2004, 2005; Viện Bảo vệ Thực vật, 2002,
7


2003, 2006), về ốc bươu vàng Pomacea canaliculata (Cục Bảo vệ thực vật 2000,
Viện Bảo vệ thực vật, 2004, 2006), về bọ cánh cứng ăn lá hại dừa Brontispa

longissima, về sâu róm hại thông Dendrolimus punctatus, ong ăn lá thông Diprion
spp (Phạm Bình Quyền 1947, 2004). Một số công trình nghiên cứu về động vật
thuỷ sinh nhập nội chủ yếu là về các loài cá (Phạm Anh Tuấn 2002, Lê Thiết Bình
2005) [12].
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên
cạn ở Việt Nam của Nguyễn Công Minh và cộng sự năm 2005 đã sử dụng tiếp cận
ma trận để phân tích các tác động của 23 loài sinh vật ngoại lai (chủ yếu là thực
vật) gây ra đối với đa dạng sinh học. Nghiên cứu của Bộ Thủy sản năm 2005 đã
đưa ra danh mục 41 loài thủy sinh vật nhập nội ở Việt Nam. Trong số này chỉ có
chín loài được xác định là hoàn toàn không có hại theo hệ thống phân loại khả
năng xâm hại của Wittenberg và Cock (2001).
Nghiên cứu gần đây của tác giả Đặng Thanh Tân và cộng sự về thành phần
loài thực vật ngoại lai tại 10 Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên (như các
Vườn quốc gia: Hoàng Liên, Cát Bà, Cúc Phương, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ
Bàng, Chư Mom Ray, Cát Tiên, Tràm Chim, U Minh Thượng và Khu bảo tồn
thiên nhiên Sơn Trà). Kết quả đã ghi nhận được tổng số 134 loài cỏ dại ngoại lai,
trong đó xác định 25 loài là sinh vật ngoại lai xâm hại. Mỗi Vườn quốc gia hoặc
Khu Bảo tồn thiên nhiên đã ghi nhận có từ 8 đến 25 loài cỏ ngoại lai. Công trình
nghiên cứu này cũng đã xác định được những loài cỏ ngoại lai xâm hại nghiêm
trọng ở một số Vườn quốc gia hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ, các loài cỏ
ngoại lai xâm hại có nguy cơ gây hại cao tại Vườn quốc gia Cát Bà bao gồm cỏ
lào (Chromolaena odorata), trinh nữ móc (Mimosa diplotricha); tại Vườn quốc
gia Tràm Chim có các loài: mai dương (Mimosa pigra), cỏ ống (Panicum repens)
và bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes); tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có
các loài cỏ lào (Chromolaena odorata), cúc leo (Mikania micrantha) và trinh nữ
móc (Mimosa diplotricha) (Đặng Thanh Tân và cộng sự, 2012).
Về mặt quản lý Nhà nước thì các Bộ, các ngành, các địa phương đã ban
hành nhiều văn bản liên quan đến sinh vật ngoại lai như:
8



+ Quyết định 3061/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy trình phòng trừ tổng hợp cây Trinh
nữ thân gỗ ở Việt Nam”.
+ Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về “Quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại
Việt Nam”.
+ Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013
của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
về “Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài
ngoại lai xâm hại ở Việt Nam” [3], bao gồm 03 danh mục:
• Danh mục Loài ngoại lai xâm hại: có 25 loài gồm 3 loài vi sinh vật, 01
loài vi sinh vật, 5 loài động vật không xương sống, 6 loài cá, 2 loài lưỡng cư bò
sát, 01 loài thú, 7 loài thực vật (Phụ lục 01).
• Danh mục Loài ngoại lai xâm hại có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên
lãnh thổ Việt Nam: có 15 loài gồm 01 loài động vật không xương sống, 5 loài cá,
1 loài lưỡng cư bò sát, 1 loài thú, 7 loài thực vật (Phụ lục 02).
• Danh mục Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện trên lãnh thổ
Việt Nam: có 41 loài gồm 22 loài động vật không xương sống, 2 loài cá, 3 loài
lưỡng cư bò sát, 3 loài chim và thú, 11 loài thực vật (Phụ lục 03).
+ Quyết định 1896/QĐ-TTg ngày 17/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
“Phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam
đến năm 2020”.
+ Tập san của Tổng cục Môi trường - Cục bảo tồn đa dạng sinh học về Giới
thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam (2011).
+ Đánh giá tình trạng du nhập các loài sinh vật ngoại lai thủy sinh ở Việt
Nam - Cục bảo vệ môi trường (2002).
Tuy đã có nhiều quan tâm hơn về các sinh vật ngoại lai xâm hại nhưng hiện
nay chỉ mới tập trung cho các loại sinh vật phổ biến: như ốc Bươu vàng, cây Mai
dương, bèo Lục bình, Rùa tai đỏ, …, còn một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại khác

và một số loài sinh vật ngoại lai có tiềm năng gây hại vẫn chưa được chú ý nhiều.
9


1.1.3. Ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Cho đến nay, huyện Tư Nghĩa chưa có một công trình nghiên cứu nào điều
tra, đánh giá tác hại của các SVNLXH. Các số liệu về các loài SVNLXH có được
chủ yếu chỉ mang tính chất thống kê đơn lẻ, chưa thống kê mô tả toàn diện được
thành phần loài, chưa đánh giá được phạm vi phân bố cũng như nguy cơ và mức
độ gây hại của các loài SVNLXH trên địa bàn toàn huyện.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TƯ NGHĨA,
TỈNH QUẢNG NGÃI
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo
a. Vị trí địa lý
Huyện Tư Nghĩa là huyện đồng bằng có 15 đơn vị hành chính với tổng diện
tích tự nhiên là 22.628,79 ha, cách trung tâm của tỉnh (Thành phố Quảng Ngãi)
khoảng 5 km và cách Khu kinh tế Dung Quất 40 km về phía Nam, được giới hạn
bởi sông Trà Khúc ở phía Bắc và sông Vệ ở phía Nam, có các giới cận:
- Phía Tây giáp: Huyện Sơn Hà.
- Phía Nam giáp: Huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long.
- Phía Bắc giáp: Thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh.
- Phía Đông giáp: Thành phố Quảng Ngãi và huyện Mộ Đức.

10


Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Với tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đồng thời nằm trong
vùng ảnh hưởng của Khu kinh tế Dung Quất và thành phố Quảng Ngãi, huyện Tư

Nghĩa có điều kiện thuận lợi cho việc khai thác những thế mạnh về tiềm năng đất
đai, lao động, giao lưu trao đổi hàng hóa, thu hút vốn đầu tư,… Tạo động lực để
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập vào xu thế phát triển chung của tỉnh và
khu vực miền Trung – Tây nguyên.
Ngày 12/12/2013, Chính phủ đã có Nghị quyết số 123/NQ-CP về việc điều
chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới
hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể là 2.243,48 ha diện tích tự nhiên,
46.165 nhân khẩu của huyện Tư Nghĩa (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số
của 03 xã Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An) để thành phố Quảng Ngãi quản lý.
Toàn huyện Tư Nghĩa chỉ còn lại là 15 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn
La Hà, thị trấn Sông Vệ và 13 xã (Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Thọ, Nghĩa
Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Điền, Nghĩa Trung, Nghĩa Phương, Nghĩa
Mỹ, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Thương và Nghĩa Hòa) [5].

11


b. Địa hình, địa mạo
Huyện Tư Nghĩa có các loại địa hình như núi, gò đồi, đồng bằng. Địa hình
thấp dần từ Tây sang Đông và nghiêng dần xuống triền sông Trà Khúc với ba dạng
địa hình chính:
- Dạng địa hình đồi núi trung bình ở phía Tây Nam của huyện, có độ cao từ 150
– 250 m, chiếm 23,80% tổng diện tích toàn huyện. Địa hình đồi núi cao có độ dốc
tương đối lớn, lớp phủ thực vật kém nên khả năng xói mòn mạnh. Dạng địa hình này
phân bố ở các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ và một phần ở xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận.
- Dạng địa hình đồi núi thấp phía Tây Bắc, có độ cao trung bình từ 15 – 25 m
so với mực nước biển, chiếm 34,80% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã:
Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ và Nghĩa Điền. Trong khu vực
địa hình này có nhiều cánh đồng bằng nhỏ xen kẽ tạo điều kiện cho việc đa dạng

hóa các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp.
- Dạng địa hình đồng bằng phía Đông Nam, có độ cao trung bình từ 2-5 m,
chiếm 41,40% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã và thị trấn còn lại [5].
1.2.1.2. Đặc điểm khí hậu
Huyện Tư Nghĩa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt
độ cao (nhiệt độ trung bình ở đồng bằng là 25,90C, vùng núi là 22,20C) và ít biến động,
mưa nhiều. Chế độ ánh sáng, mưa, ẩm phong phú gồm 2 tiểu vùng khí hậu là vùng
đồng bằng và vùng núi. Nền nhiệt độ vùng núi thường thấp hơn vùng đồng bằng, thời
gian xuất hiện sương mù ở vùng núi cũng muộn hơn vùng đồng bằng [5].
Bảng 1.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Tư Nghĩa
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Nhiệt độ trung bình
Lượng mưa trung bình
Lượng bốc hơi
Độ ẩm tương đối

Đơn vị
0
C
mm
mm
%

5


Thời gian xuất hiện sương mù

Tháng

Đồng bằng
25,9
2.772
1.220
83
Tháng giêng

Vùng núi
22,2
2.850
1.210
85
Tháng giêng

-tháng ba

-tháng tư

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa năm 2017)
- Nhiệt độ: Các tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 3 đến tháng 8 (cao nhất

12


là các tháng 6, 7, 8). Nhiệt độ dao động 35-380C. Nhiệt độ thấp nhất là khoảng

12,50C vào tháng 11 đến tháng 12 và tháng 1 năm sau.
- Tổng số giờ nắng khoảng 2.343 giờ/năm.
- Lượng mưa trung bình năm ở đồng bằng là 2.772 mm, vùng núi là 2.850
mm và phân bố không đồng đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm
sau, lượng mưa chiếm khoảng 70 - 80% tổng lượng mưa năm.
- Nhìn chung, Tư Nghĩa có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, số giờ nắng trong
năm khá cao, thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên
với lượng mưa lớn, lại tập trung theo mùa nên thường gây lũ lụt và ngập úng vào
mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, đất thường bị sa bồi ở khu vực đồng bằng và xói
mòn rửa trôi ở khu vực đồi núi. Mặt khác, ảnh hưởng của các cơn bão từ Biển Đông
đổ vào thường gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân cũng như ảnh
hưởng đến giao thông, thuỷ lợi và sản xuất nông - lâm - thủy sản.
1.2.1.3. Đặc điểm thủy văn, nguồn nước
Địa hình Tư Nghĩa tạo nên mạng lưới sông suối khá dày đặc phân bố đều
trên khắp các vùng trong huyện.
Các sông chính trong huyện là: Sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Bàu Giang,
sông Cây Bứa và các suối Đà Sơn, suối Tó, … Ngoài ra còn có hệ thống kênh
mương Thạch Nham và hệ thống kênh mương nội đồng bổ sung và dự trữ nguồn
nước ngọt rất quan trọng, đặt biệt là vào mùa khô hạn.
Tuy nhiên do sông suối chảy qua huyện ngắn, dốc, lòng hẹp và nông, nên
không đủ lưu vực thoát nước nhanh, lượng nước chảy xiết gây xói lở, thường xảy ra
lũ lụt và ngập úng vào mùa mưa.
1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.2.1. Tài nguyên đất
Nhìn chung đất huyện Tư Nghĩa có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt,
thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp đạt hiệu quả cao, nhất là trồng mía,
trồng lúa và cây.
* Nhóm đất phù sa
13



Đất phù sa được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù sa của các
sông Trà Khúc, sông Vệ... Do địa hình phức tạp, các dãy núi xen kẽ đồng bằng, các
vật liệu phù sa còn được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay lũ tích từ các dãy núi
xung quanh đồng bằng. Tuy nhiên do nước lũ thường rút rất nhanh nên đất phù sa
thường có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nhóm đất phù sa được chia
làm 3 đơn vị đất sau [5, 8]:
- Đất phù sa trung tính ít chua
Diện tích phân bổ ở các vùng ven sông Trà Khúc, sông Sông Vệ, thuộc ở các xã
Nghĩa Hòa, Nghĩa Hiệp, thị trấn Sông Vệ, Nghĩa Điền, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thuận…
Tính chất đất: Thành phần cơ giới biến động từ cát đến thịt trung bình, kết
cấu rời hay viên bé.
- Đất phù sa chua
Diện tích phân bổ ở các vùng xa sông Trà Khúc, sông Sông Vệ, xen kẽ với
các đơn vị đất phù sa khác thuộc các xã Nghĩa Mỹ, Nghĩa Trung, Nghĩa Phương, thị
trấn La Hà, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Lâm…
Tính chất đất: Thành phần cơ giới biến động từ thịt nhẹ đến thịt trung bình,
nhưng chủ yếu là thịt nhẹ.
- Đất phù sa đốm rỉ
Diện tích phân bố ở các vùng xa sông, xen kẽ với các đơn vị đất phù sa khác
thuộc các xã Nghĩa Thương, Nghĩa Hòa, thị trấn La Hà, Nghĩa Thuận…
Tính chất đất : Thành phần cơ giới biến động từ cát đến pha sét, nhưng chủ
yếu là pha thịt và pha sét ; đất có cấu trúc hạt rời, viên, cục bé, nhẵn cạnh.
Đất có phản ứng ít chua, chua và rất chua pH biến đổi từ 4,0 – 6,0 hàm lượng
đạm ở mức trung bình hoặc khá; lân tổng số biến động từ trung bình đến rất nghèo,
thường nhỏ hơn 0,05 %; Kali tổng số từ trung bình đến nghèo < 1,0 %.
* Nhóm đất xám
Đất xám phân bố trên tất cả các dạng địa hình từ núi cao, dốc đến địa hình
bồn địa thung lũng.
Đất xám được hình thành phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau hoặc từ

14


các mẫu chất nghèo dinh dưỡng, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.
- Đất xám Ferralit - ACfa
Đơn vị đất ACfa phân bố ở địa hình cao thoát nước nhanh, được hình thành
từ nhiều loại đá mẹ khác nhau.
Khả năng sử dụng và hướng cải tạo: Nhìn chung so với các loại đất xám
khác, đất xám Ferralit phần nào có độ phì khá hơn, nhất là tỷ lệ chất hữu cơ và
thành phần cơ giới ở tầng dưới nặng hơn rõ rệt. Đồng thời trong đất tỷ lệ đá lẫn
được giảm xuống. Tuy nhiên phần lớn đất này được phân bố ở vùng núi và dốc. Đây
chính là một hạn chế lớn trong quá trình khai thác nói chung đặc biệt là nông nghiệp
nói riêng.
- Đất xám mùn
Đất được hình thành và phát triển trên độ cao nhất định (≥ 100m), nơi có
thảm thực vật là rừng hoặc rừng mới bị khai phá đưa vào sản xuất nông nghiệp. Đất
xám mùn phát triển chủ yếu dưới rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh nằm phía
chân núi đã có sự bồi tụ nhất định từ trên cao xuống.
Khả năng sử dụng và hướng cải tạo: Hiện nay đất xám mùn đang được che
phủ bởi rừng, chỉ một bộ phận được khai phá làm nương rẫy. Việc bảo vệ và tái tạo
rừng là biện pháp sử dụng loại đất này có hiệu quả nhất. Để đem lại kinh tế cao hơn,
ở những vùng đất bị khai phá nên đưa vào trồng quế hoặc trầm hương.
* Nhóm đất mòn trơ sỏi đá
Phân bố ở những nơi có thảm thực vật bị phá hủy một cách nghiêm trọng
hoặc đang bị bỏ hóa.
* Nhóm đất Glây
Đặc tính Glây thể hiện mạnh trong phạm vi từ 0 - 100cm của phẫu diện đất.
Nguồn gốc ban đầu của glây chủ yếu là đất phù sa hoặc đất cát, ngoài ra còn
có các sản phẩm dốc tụ trong các thung lũng ở vùng đồi núi.
Nhóm đất này được chia làm 2 đơn vị đất phụ: đất Glây ít chua và Glây chua.

Tính chất đất: Thành phần cơ giới biến động từ thịt nhẹ đến thịt nặng, đất có
kết cấu viên cục nhỏ khá nhẵn cạnh.
Khả năng sử dụng: Đất thích hợp với cây lúa nước. Quá trình sử dụng chú ý
15


bón đầy đủ phân hóa học các loại, đặc biệt là lân và Kali.
* Nhóm đất cát
Điều kiện hình thành và tiêu chuẩn phân loại:
Đất cát được hình thành từ các trầm tích sông, biển các sản phẩm dốc tụ, lũ
tích, từ sự phá hủy các đá giàu thạch anh như granit, quacrit, cát kết … Các loại đất
có thành phần cơ giới thô hơn hay bằng cát pha thịt trong suốt độ sâu 0 – 100cm của
phẫu diện đất được xếp vào nhóm đất Arenosols.
1.2.2.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước: Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành
phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững
của quốc gia.
* Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của huyện Tư Nghĩa khá dồi dào được cung cấp bởi hệ
thống các sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Bàu Giang, sông Cây Bứa và các suối Đà
Sơn, suối Tó, kênh chính Nam chảy qua. Nguồn nước trên địa bàn huyện được điều
tiết bởi kênh chính Nam cùng với việc đầu tư, nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ
lợi phục vụ tưới tiêu nên cơ bản đã giải quyết được nguồn nước cho sinh hoạt và
sản xuất của nhân dân.
* Nguồn nước ngầm
Huyện Tư Nghĩa là nơi có nguồn nước khá phong phú, mực nước ngầm có
độ sâu từ 2 – 4 m, thuận tiện cho việc đào giếng lấy nước sạch phục vụ sinh hoạt
nhân dân trong vùng.
1.2.2.3. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 5.682,10 ha. Trong đó, rừng sản xuất

có diện tích 3.591,75 ha, rừng phòng hộ có diện tích 2.090,35 ha.
Rừng phòng hộ hiện còn chủ yếu trên địa hình núi, độ dốc lớn. Trong rừng
chủ yếu là cây lấy gỗ và củi, các loại cây đặc sản và động vật quý hiếm hầu như
không còn. Thảm thực vật mỏng, chủ yếu là rừng tái sinh và tầng cây cỏ bụi.
1.2.3. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
16


1.2.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2016
a.

Tăng trưởng kinh tế

Tình hình kinh tế của huyện trong năm qua tiếp tục tăng trưởng khá, hầu hết
đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Tốc độ tăng giá trị sản xuất
15,1%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Trong đó: công nghiệp, xây
dựng tăng 18,1%; thương mại, dịch vụ tăng 17,1%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng
5%. Tổng giá trị sản xuất cả năm (giá so sánh năm 2010) ước đạt 7.998 tỷ đồng,
vượt 0,1% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Trong đó: Công nghiệp, xây
dựng: 3.404 tỷ đồng; Thương mại, dịch vụ: 3.164 tỷ đồng; Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản: 1.430 tỷ đồng [5, 8].
Tổng giá trị sản xuất cả năm (giá hiện hành) ước đạt 10.286 tỷ đồng, vượt
0,1% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Trong đó: Công nghiệp, xây dựng:
4.394 tỷ đồng; Thương mại, dịch vụ: 3.931 tỷ đồng; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:
1.961 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: Công nghiệp, xây dựng chiếm
42,7%; Thương mại, dịch vụ chiếm 38,2%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm
19,1%; đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang từng bước chuyển dịch theo chiều

hướng tích cực, tăng tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch
vụ, giảm nông lâm thuỷ sản đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ
tăng trưởng kinh tế của huyện, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị,
quốc phòng an ninh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: Công nghiệp, xây dựng chiếm
42,7%; Thương mại, dịch vụ chiếm 38,2%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm
19,1%; đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.
Quá trình chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngày càng
củng cố dần cơ cấu kinh tế Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ - Nông lâm ngư nghiệp.
1.2.3.2. Tình hình dân số, lao động, việc làm và an sinh xã hội [5, 8]
17


×