Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

NGHIÊN cứu HÌNH THÁI dị HÌNH VÁCH NGĂN gây BIẾN CHỨNG ở BỆNH NHÂN đến KHÁM tại PHÒNG KHÁM TAI mũi HỌNG BỆNH VIỆN TRƯỜNG đại học y dược HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TÔ THỊ PHÚC

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI DỊ HÌNH VÁCH NGĂN
GÂY BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM
TẠI PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Huế, 2018

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC


TÔ THỊ PHÚC

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI DỊ HÌNH VÁCH NGĂN
GÂY
BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI
PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Người hướng dẫn luận văn:
PGS.TS. LÊ THANH THÁI


Huế, 2018


Lời Cảm Ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế, Quý
thầy cô và cán bộ khoa Tai mũi họng - Mắt Răng hàm mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành,
sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Thanh Thái, người
thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn
em để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã
dành nhiều tình cảm động viên và tạo điều kiện
thuận lợi giúp em trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến những bệnh nhân
và người nhà đã hợp tác giúp đỡ em trong quá
trình nghiên cứu.
Sinh viên thực
hiện




Thị

Phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn

TÔ THỊ PHÚC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNVC
CLVT
DHVN
TMH
XQ
NXB

:
:
:
:
:
:

Công nhân viên chức
Chụp cắt lớp vi tính
Dị hình vách ngăn
Tai mũi họng
X quang
Nhà xuất bản




MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu dị hình vách ngăn................................................3
1.2. Đặc điểm giải phẩu và sinh lý mũi..................................................................4
1.3. Dị hình vách ngăn...........................................................................................9
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................14
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................20
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu....................20
3.2. Các hình thái dị hình vách ngăn....................................................................26
Chương 4. BÀN LUẬN.........................................................................................31
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu....................31
4.2. Các hình thái dị hình vách ngăn....................................................................37
Chương 5. KẾT LUẬN..........................................................................................40
5.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.............................................................40
5.2. Đặc điểm hình thái dị hình vách ngăn và mối liên quan giữa hình thái dị hình
vách ngăn và triệu chứng lâm sàng......................................................................40
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mũi là bộ phận của cơ quan hô hấp có nhiệm vụ lọc, sưởi ấm và làm ẩm
không khí hít vào. Mũi còn có chức năng ngửi và tham gia vào việc phát âm, các
xoang xương đổ vào mũi là các hòm cộng hưởng âm.
Có rất nhiều yếu tố thuận lợi ảnh hưởng lên chức năng của mũi, trong đó dị
hình vách ngăn là bất thường giải phẫu khá phổ biến trong chuyên khoa Tai Mũi
Họng. Theo Guya Settipane có khoảng 20% dân số có dị hình vách ngăn, trong đó
1/4 phải sửa lại vách ngăn, tức 5% dân số cộng đồng [10], [23].
Vách ngăn chia đôi hốc mũi thành hốc mũi phải và hốc mũi trái. Cùng với các
cấu trúc khác của mũi vách ngăn kiểm soát dòng khí lưu thông và dẫn lưu niêm
dịch. Bình thường vách ngăn không hoàn toàn đứng thẳng, tuy nhiên không ảnh
hưởng đến hoạt động sinh lí của mũi [9].
Dị hình vách ngăn gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do bẩm sinh và
một phần nhỏ do chấn thương vùng mũi (bị té, bị đánh, va chạm…).
Dị hình vách ngăn rất đa dạng về hình thái, bao gồm: vẹo, mào, gai, dày chân
vách ngăn hoặc phối hợp với nhau. Biểu hiện trên lâm sàng có thể khác nhau ở mỗi
người và tùy mức độ dị hình [13], [24].
Hậu quả của dị hình vách ngăn thường gây ra hẹp hốc mũi bên dị hình, làm
thay đổi động học của luồng khí lưu thông, cản trở thông khí; có thể là nguyên nhân
hình thành điểm tiếp xúc giữa hai niêm mạc gây đau đầu mạn tính hoặc gây dị ứng
thứ phát; có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố thuận lợi trong bệnh viêm mũi xoang.
Một khi dị hình vách ngăn gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, khứu giác, dẫn lưu
xoang… thì mới được xem là dị hình vách ngăn cần phải điều trị [1], [9].

Nhằm mục đích tìm hiểu những biến chứng do dị hình vách ngăn đem lại,
chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hình thái dị hình vách ngăn gây biến
chứng ở bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học
Y Dược Huế”, với 2 mục tiêu:


2


1. Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân dị hình
vách ngăn mũi gây biến chứng.
2. Mô tả các hình thái dị hình vách ngăn và mối liên quan giữa dị hình vách
ngăn với triệu chứng lâm sàng.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DỊ HÌNH VÁCH NGĂN
1.1.1. Nước ngoài
Cách đây gần 300 năm, người ta đã nghĩ ra cách điều trị vẹo vách ngăn mũi,
Quelmalz đã khuyên người bệnh, hàng ngày lấy ngón tay đẩy vào chỗ vẹo với mục
đích chỉnh lại phần vẹo [26].
Đến năm 1957, Goldman nhận thấy nhược điểm của kỹ thuật Killian là ở một
số bệnh nhân người châu Âu sau mổ bị sụp sống mũi (mũi người châu Âu rất cao)
do phần sụn vách bị lấy đi quá nhiều, nhất là phần phía trước và phần phía trên của
vách ngăn mũi. Ông đã triển khai một kỹ thuật mổ mới là: lấy toàn bộ phần sụn bị


3

vẹo sửa sang lại sau đó đặt trở lại chỗ cũ và khâu cố định lại. Kỹ thuật này sau đó
phổ biến ra toàn thế giới và Việt Nam trong nhiều năm gần đây [12], [23].
Năm 2005, Janardhan R J. và cộng sự nghiên cứu về phân loại dị hình vách
ngăn mũi và sự liên quan đối với bệnh học mũi xoang. Tác giả đã có một ghi nhận
lâm sàng ở 100 trường hợp dị hình vách ngăn như sau: nghẹt mũi có 74 trường hợp,
chảy mũi 41 trường hợp, đau đầu 20 trường hợp, hắt hơi 15 trường hợp, khó chịu ở
họng 8 trường hợp [39].
Năm 2008, Mladina R. và cộng sự khi nghiên cứu có tính quốc tế về dị hình
vách ngăn (DHVN) mũi ở bệnh nhân Tai mũi họng (TMH), tác giả đã có ghi nhận:

hầu hết 90% các cá thể cho thấy 1 trong 7 kiểu dị hình vách ngăn, kiểu 3 là thông
dụng nhất [34].
1.1.2. Trong nước
Năm 2007, Nguyễn Kim Tôn nghiên cứu "Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh
hình vách ngăn mũi". Tác giả nhận thấy: Tuổi trung bình của bệnh nhân DHVN
31,6 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân nam hơn gấp đôi nữ, bệnh nhân nghẹt mũi có tỷ lệ 100%,
bệnh nhân có triệu chứng đau đầu chiếm tỷ lệ 66,7% [4].
Năm 2009, Nguyễn Thái Hùng nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả thông khí của
phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn - cuốn mũi", nhưng vẫn can thiệp vào hai
bên niêm mạc - màng xương của vách ngăn. Bệnh chủ yếu ở nam giới với tỷ lệ nhân
nam gấp 2,3 lần bệnh nhân nữ, 100% bệnh nhân có triệu chứng nghẹt mũi, DHVN
phân bố tại vùng IV, V (theo phân vùng của Cottle) là 87,9%, sau phẫu thuật nội soi
chỉnh hình vách ngăn 96,9% bệnh nhân hết ngạt [6].
Năm 2011, Syhavong Buaphan nghiên cứu "Phẫu thuật cắt cuốn dưới và chỉnh
hình vách ngăn dưới niêm mạc - màng xương bằng khoan qua nội soi", tuy nhiên
chỉ nghiên cứu những trường hợp dị hình vách ngăn kết hợp với quá phát cuốn
dưới. Bệnh chủ yếu gặp ở bệnh nhân nam với hơn gấp 6 lần nữ, 100% nghẹt mũi,
100% bệnh nhân chảy mũi [22].
Năm 2013, Lý Đức Thuận “Đánh giá kết quả nội soi chỉnh hình vách ngăn
bằng khoan điện”. Theo nghiên cứu này độ tuổi trung bình của bệnh nhân DHVN là
31,7; 100% bệnh nhân ngạt mũi, 42,1% bệnh nhân có triệu chứng ngửi kém, sau
chỉnh hình vách ngăn thì 94,7% bệnh nhân hết ngạt; 87% bệnh nhân hết đau đầu [29].
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẨU VÀ SINH LÝ MŨI


4

1.2.1. Đặc điểm giải phẫu
Mũi gồm 3 bộ phận: tháp mũi, lỗ mũi và hốc mũi.
1.2.1.1. Tháp mũi

Tháp mũi bao gồm phần cứng và phần mềm.
- Phần cứng gồm 2 xương chính mũi, sụn lá mía, sụn tứ giác, 2 sụn tam giác, 2
sụn cánh mũi. Các sụn và xương này nối với nhau bằng màng sợi nối.
- Phần mềm là tổ chức liên kết, các cơ, da và niêm mạc [9].
1.2.1.2. Lỗ mũi trước
Rất đa dạng về hình dáng, có tiền đình và lông mũi. Được tiểu trụ ngăn làm 2
lỗ mũi trước [19].
1.2.1.3. Lỗ mũi sau
Là chỗ thông thương giữa hốc mũi và tị hầu, hình bầu dục đường kính dọc lớn
hơn đường kính ngang [19].


5

1.2.1.4. Hốc mũi
Gồm 4 thành:
- Thành trên hay nóc mũi gồm 3 đoạn cong xuống dưới: đoạn trán mũi, đoạn
sàng, đoạn bướm [13], [19].
- Thành dưới hay sàn mũi được cấu tạo bởi mấu khẩu cái của xương hàm trên
và mảnh ngang của xương khẩu cái, được niêm mạc che phủ [19].

Hình 1.1. Cấu tạo thành ngoài hốc mũi [31]
- Thành ngoài được tạo bởi xương sàng, xương hàm trên, xương lệ, xương khẩu
cái, cánh trong chân bướm. Thành này lồi lõm do các cuốn và các khe cuốn, gồm:
+ Các xương cuốn, thông thường gồm 3 cuốn: dưới - giữa - trên
+ Các ngách mũi: ngách dưới, ngách giữa và ngách trên [13].
- Thành trong hay vách ngăn mũi: thành này được tạo nên bởi các phần chính
là xương lá mía ở phía trước và dưới, ở phía trên và sau là mảnh đứng xương sàng,
phía ngoài là sụn tứ giác. Thành này được mô tả gồm:
+ Tiểu trụ: chiều cao tiểu trụ bắt đầu từ trên của nhân trung lên tới đỉnh mũi.

Tiểu trụ là phần vách ngăn đôi sàn mũi và chia làm 2 lỗ mũi trước .
+ Vách ngăn màng: vách này nằm giữa tiểu trụ và sụn tứ giác.


6

+ Vách sụn: vách sụn được cấu tạo bởi sụn tứ giác. Sụn tứ giác dày không
đồng nhất, phần trước 2mm, phần sau 4 mm. Bờ sụn sau có một điểm dày lên khớp
với mảnh đứng của xương sàng tạo nên “củ” của vách ngăn. Sụn tứ giác gồm các
bờ: Bờ trước trên, bờ đuôi của sụn vách, bờ sau dưới, bờ sau trên của sụn vách,
vùng trung tâm sụn vách [20], [21].

Hình 1.2. Cấu tạo thành trong hốc mũi [31]
+ Vách xương gồm: mảnh đứng xương sàng ở trên và xương lá mía ở dưới.
Chính gai của xương lá mía là thủ phạm cản trở luồng không khí qua mũi. Xương lá
mía nằm ở sau khu trước hàm, ở bờ trước của xương lá mía cũng tạo nên một đường
ray là nơi thường gặp dị hình mào và gai vách ngăn [21].
+ Biểu mô của vách ngăn
* Vùng tiền đình mũi là biểu mô biểu bì có lông mũi mọc.
* Vùng chuyển tiếp là vùng giao thoa của biểu mô da và biểu mô hô hấp.
* Vùng niêm mạc hô hấp phủ toàn bộ phần còn lại của vách ngăn. Vùng
này có màu đỏ, dày độ 2 - 3 mm ngang tầm lỗ lệ.
* Niêm mạc khứu giác: Là vùng niêm mạc mỏng, nghèo tuyến với diện
tích khoảng 1cm2 đối diện với bờ tự do cuốn trên. Vùng này tập trung dày đặc với
các tế bào giác quan cảm nhận mùi và gần như không có tế bào nào giống như biểu
mô của đường hô hấp [13], [19], [20].


7


1.2.1.5. Mạch máu và thần kinh
- Động mạch và tĩnh mạch
+ Động mạch gồm: nhánh trong của động mạch bướm khẩu cái, những
động mạch sàng. Động mạch nối với nhau thành một đám rối mạch máu ở lớp đệm,
chúng tham gia vào sự cấu thành điểm mạch (Kisselbach) nằm trên vách ngăn sụn
mũi, nằm sau gai mũi trước 1cm [9], [19].
+ Tĩnh mạch tạo thành những đám rối nằm trong lớp đệm nông dưới niêm
mạc, các đám nối này tập trung về phía sau đổ về tĩnh mạc khẩu cái hoặc tĩnh mạch
góc. Đám rối sau đổ vào tĩnh mạch đi song hành với động mạch đến [9], [13], [19].
- Thần kinh
+ Các sợi thần kinh khứu giác đi từ niêm mạc mũi qua mảnh sàng tới hành
khứu làm nhiệm vụ giác quan (ngửi).
+ Thần kinh sinh ba và hạch chân bướm khẩu cung cấp các nhánh cho mũi
làm nhiệm vụ cảm giác là: các nhánh mũi của thần kinh sàng trước, nhánh mũi sau
trên, nhánh mũi sau dưới, nhánh thần kinh mũi khẩu cái [9], [13], [19].

Hình 1.3. Thần kinh của mũi [31]
1.2.2. Sinh lý mũi
Mũi có 3 chức năng cơ bản: chức năng lưu thông không khí thở qua mũi họng
vào phổi, chức năng ngửi và chức năng phát âm.
1.2.2.1. Chức năng hô hấp (tầng hô hấp)


8

Là chức năng sinh lí chính của mũi, thành bên hốc mũi giữ vai trò cơ bản
trong sinh lí thở vào của mũi.
Các cuốn mũi làm tăng đáng kể bề mặt niêm mạc mũi, nó cũng làm cho luồng
không khí đi qua mũi chậm lại, tiếp xúc tốt hơn với bề mặt niêm mạc mũi để thực
hiện chức năng thở và bảo vệ cho các khe mũi.


Hình 1.4. Sinh lí của mũi [31]
Không khí đi qua mũi sẽ được làm ấm, ẩm và sạch. Ba chức năng trên được
thực hiện nhờ niêm mạc mũi là hệ thống niêm mạc rất giàu mạch máu. Lớp biểu mô
với các tế bào lông chuyển và tế bào chế tiết đảm bảo cho trên các tế bào lông có
lớp nhầy. Lớp nhầy này bắt giữ các vật lạ, hòa tan các chất kích thích để các tế bào
lông chuyển động hướng ra sau hốc mũi xuống họng để được bài trừ.
Ngoài ra còn có hệ thống tế bào dưới niêm mạc sản sinh các thực bào và dịch
thể miễn dịch, nó hoạt động chống lại các kháng nguyên khi hệ thống lông chuyển
không loại trừ được [9].
1.2.2.2. Chức năng ngửi (tầng khứu giác)
Luồng khí đi lên vào rãnh khứu đến khứu giác. Rãnh khí hẹp tương đương với
phần lồi lên của sống tháp mũi. Niêm mạc tầng này như một tấm thảm mỏng nghèo
tuyến nhầy và các vi nhung mao.
Vùng điểm vàng nằm ở đầu rãnh trên một mặt phẳng nhỏ, bề mặt trong của
xương cuốn trên. Đây là trung khu cảm nhận khứu giác, nơi tập trung các tế bào


9

giác quan có lông xen lẫn tế bào chống đỡ và những tuyến thanh dịch của niêm mạc
vùng này có khả năng thu nhận phân tử mùi vị [23].
1.2.2.3. Chức năng cộng hưởng âm
Mũi cũng có tác động đến giọng nói, tạo ra âm sắc, độ vang cho giọng nói.
Khi các hốc mũi bị bít tắc hoặc tịt lỗ mũi sau hay lỗ mũi trước, giọng nói sẽ
mất độ vang, thay đổi âm sắc của giọng nói lúc này được gọi là giọng mũi kín.
Trong trường hợp liệt màn hầu, không khí sẽ thoát ra đường mũi khi phát ra âm nổ,
hiện tượng này gọi là giọng mũi hở [9], [23].
1.3. DỊ HÌNH VÁCH NGĂN
1.3.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

- Từ lúc mới sinh ra, vách ngăn hầu như hoàn toàn bằng sụn ngoại trừ xương
lá mía, hai phần trước xương hàm và các phần phụ thuộc. Sự phát triển không cân
đối của xương hàm, xương sàng, xương lá mía và sự mở rộng bên dưới của khoang
sọ cùng với một áp lực lên sụn vách ngăn đã được Moster nhấn mạnh như là một
yếu tố gây ra dị dạng vách ngăn.
- Phần xương vách ngăn được bao bọc bởi một lớp màng xương và phần sụn
được bao bọc bởi màng sụn. Vùng tiếp giáp giữa xương và sụn là điểm yếu dễ bị di
lệch trong chấn thương.
- Quan sát trên bàn mổ, phần lớn bệnh nhân bị DHVN thường kèm theo lệch
xương lá mía và mào mũi xương hàm cùng với sụn vách ngăn. Sự dị hình này chia
hai loại là bẩm sinh và mắc phải. DHVN phức tạp thường do sự nén ép, xoắn vặn và
gãy đôi sụn gây nên sập dị hình. Những trường hợp lệch phức tạp này thường do
nguyên nhân chấn thương. Ngoài ra, sự phát triển xương hàm trước, mọc răng cửa,
sự phát triển không cân xứng của xoang hàm, thói quen bú ngón tay của trẻ nhỏ, thở
miệng và những dị hình bẩm sinh vùng hàm mặt như sứt môi, hở hàm ếch cũng là
những yếu tố có thể gây nên rối loạn phát triển vách ngăn [3], [10], [12], [26].
- Sự biến dạng ở phần sụn mũi và cả phần xương của trẻ nhỏ có thể xảy ra
trong quá trình sổ thai [1].
1.3.2. Phân loại dị hình vách ngăn
1.3.2.1. Phân loại theo 5 vũng của Cottle


10

I. Vùng tiền đình; II. Vùng van; III. Vùng ngăn trên hốc mũi;
IV. Vùng cuốn; V. Vùng bướm khẩu cái.
Hình 1.5. Năm vùng của Cottle [17]
Gồm 5 vùng từ trước ra sau [17]
- Vùng I: nằm ở ngang mức tiền đình mũi.
- Vùng II: nằm ở ngang mức lá van.

- Vùng III: nằm ở ngăn trên hốc mũi, sau vùng van và dưới trần mũi
- Vùng IV: là vùng các xương cuốn mũi.
- Vùng V: là vùng bướm - khẩu cái.
1.3.2.2. Phân loại theo giải phẫu bệnh lý
- Vẹo vách ngăn đơn thuần (chữ C, S): vách ngăn dị hình toàn bộ hay một
phần, dị hình qua phải hay qua trái, ở trên hay dưới, ở trước hay sau hốc mũi [23].
- Vẹo vách ngăn phức tạp: vách ngăn bị dị hình, biến dạng nhiều, thường gặp
do di chứng của chấn thương mũi không được điều trị.
- Gai vách ngăn: DHVN nhưng chỉ khu trú ở một điểm trên vách ngăn và nhô
ra như gai hoa hồng nên gọi là gai vách ngăn [23].


11

Hình 1.6. Gai vách ngăn [28]
- Dày vách ngăn: vách ngăn dày, phồng lấn một phần hoặc cả hai bên, chủ yếu
vùng mảnh đứng xương sàng hoặc dày chân vách ngăn do xương khẩu cái [9].

Hình 1.7. Mào vách ngăn [28]
- Mào vách ngăn: suốt chiều dài vách ngăn phì đại rồi đội lên, đầu tù bẹt tạo
thành một mào xương. Mào xương này thường ở phần chân vách ngăn, nhất là phần
nối giữa sụn và xương của vách ngăn [8], [9].
1.3.2.3. Phân loại theo nguyên nhân
- Dị hình vách ngăn bẩm sinh:
+ Do sự phát triển không bình thường của vách ngăn, sụn vách ngăn.
+ Thường gặp các dạng dị hình: vẹo, mào, gai vách ngăn [1].
- Dị hình vách ngăn mắc phải:
+ Di chứng của các chấn thương vùng mũi không được điều trị.
+ Dị hình vách ngăn mắc phải chủ yếu là vẹo vách ngăn [1].
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của dị hình vách ngăn

1.3.3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Nhức đầu: xảy ra sau khi bị cảm cúm và kéo dài. Người bệnh thấy đau sâu
giữa hai hốc mắt lan về phía sau đầu, thường đau nữa bên đầu cũng có khi đau cả
hai bên. Đau từng cơn hay đau âm ỉ suốt cả ngày, tối đi ngủ thì quên đau, tăng đau
khi trời nóng lạnh hoặc có kinh nguyệt [1], [3], [11], [23].
- Nghẹt mũi: nghẹt do dị hình vách ngăn làm hẹp hốc mũi, thường nghẹt mũi
về đêm, thường xuyên [23], [27].
- Chảy mũi: chảy một bên hoặc hai bên. Chảy mũi nhầy, trong, loãng. Chảy
mũi ra cửa mũi sau xuống họng hoặc xì ra cửa mũi trước [23].


12

- Ngửi kém: DHVN làm biến đổi hốc mũi, những biến đổi này gây cản trở cơ
học luồng không khí đi tới tầng khứu giác. Còn có thể do tổn thương niêm mạc ở
khe khứu do viêm nhiễm tại chỗ [15], [35].
- Hắt hơi: thành từng tràng, rải rác hay liên tục [23].
1.3.3.2. Biến chứng của dị hình vách ngăn.
- Chảy máu mũi: gai, mào gây cản trở luồng không khí, bề mặt trên của vách
ngăn bị khô dễ gây chảy máu hoặc do gai, mào vách ngăn tiếp xúc với vách mũi
xoang gây viêm nhiễm tại chỗ, bong vảy và chảy máu [23], [41].
- Viêm mũi xoang: phức hợp lỗ ngách là đường dẫn lưu hệ thống xoang quanh
mũi, DHVN gây tắc phức hợp lỗ ngách dẫn đến viêm mũi xoang với triệu chứng
nghẹt mũi, chảy mũi loãng hay đặc, màu vàng xanh, mùi hôi.
- Viêm tai giữa: dị hình vùng bướm khẩu cái, ngoài nguy cơ đau đầu ở sâu và
lan tỏa thường kèm theo viêm vòi nhĩ gây ù tai và viêm tai giữa [2], [23].
- Viêm họng mạn tính: do ảnh hưởng tắc mũi gây ra bởi DHVN và có thể nhầy
mũi do viêm xoang mạn thường xuyên chảy xuống họng, người bệnh luôn cảm giác
rát họng, vướng trong họng, phải đằng hắng và khạc nhổ hoặc nuốt luôn [1].
- Suy nhược thần kinh: cảm giác cáu gắt, mất ngủ, giảm trí nhớ. Một số bệnh

nhân có trạng thái khó tập trung suy nghĩ, giảm năng suất lao động [1], [3], [12].
DHVN mũi có thể thấy trên lâm sàng thông qua soi mũi trước. Để thấy rõ
DHVN phải phun các dung dịch co mạch vào mũi trước khi soi. Khi đó những dị
hình ở phần thấp rất dễ thấy. Trái lại, những DHVN ở cao rất khó nhìn thấy, phải
dùng que bông thấm cocain 3% vuốt dọc theo vách ngăn đến khe khứu giác, nếu có
dị hình thì que bông bị nghẽn lại không lên được [23], [25].
Nội soi mũi xoang giúp củng cố thăm khám, nội soi cho phép thấy rõ DHVN
và có thể thấy điểm tiếp xúc giữa vách ngăn và cuốn mũi giữa hay cuốn mũi dưới.
1.3.3.3. Cận lâm sàng
- Chụp Xquang (XQ), chụp cắt lớp vi tính (CLVT) mũi xoang (diện coronal,
axial) với nhát cắt 5mm cho thấy hình ảnh vách ngăn bị dị hình và mờ các xoang
(khi có biến chứng viêm, tắc xoang, dày niêm mạc xoang…).
- Cũng cần chẩn đoán phân biệt giữa DHVN và củ vách ngăn, là chỗ mà vách
ngăn phình ra ở phía trước đầu cuốn giữa. Đó là một chi tiết giải phẫu bình thường.
.


13


14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu 58 bệnh nhân được chẩn đoán xác định DHVN gây biến chứng
đến khám và điều trị tại phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 7/2017 đến tháng 3/21018.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên.
- Gồm tất cả các bệnh nhân DHVN mũi có biến chứng không phân biệt giới
tính, nghề nghiệp, địa dư.
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã tư vấn.
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có bệnh lý vách ngăn kèm theo: u máu vách ngăn, áp xe vách
ngăn, thủng vách ngăn, polyp mũi xoang…
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
Lấy cỡ mẫu thuận tiện từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2018.
N = 58
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
- Phiếu nghiên cứu
- Bộ khám TMH thông thường
+ Đèn clar
+ Đè lưỡi
+ Banh mũi
+ Loa soi tai
+ Kẹp khuỷu
- Máy nội soi TMH Xerok


15


Hình 2.1. Máy nội soi Xerok
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
Mỗi bệnh nhân vào viện với các triệu chứng: Nghẹt mũi, nhức đầu, ngửi kém,
hắt hơi, chảy mũi… có thể kèm khô rát họng, ù tai, chảy máu mũi, suy nhược thần
kinh chúng tôi tiến hành theo các bước sau:
- Ghi nhận phần hành chính.
- Hỏi bệnh sử, tiền sử.
- Lý do vào viện.
- Khám lâm sàng bằng các dụng cụ chuyên khoa thông thường như đèn clar,
banh mũi ghi nhận có DHVN kèm với các triệu chứng cơ năng như nhức đầu, nghẹt
mũi, hắt hơi, chảy mũi cho chỉ định nội soi mũi và các chỉ định cận lâm sàng khác
như XQ, CT.
- Chỉ định điều trị nội khoa hay ngoại khoa theo mức độ nặng của bệnh và
mong muốn của bệnh nhân.
Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định
DHVN gây biến chứng
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham
gia nghiên cứu
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của
bệnh nhân DHVN gây biến chứng

Nội soi


16

Mục tiêu 1


Mô tả hình thái DHVN

Mục tiêu 2
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.5.1. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
- Các đặc điểm chung
+ Giới: Nam, Nữ
+ Tuổi: 16 - 30, 31 - 45, 45 - 60, > 60
+ Nghề nghiệp: công nhân viên chức (CNVC), học sinh và sinh viên, nông
dân, các nghề nghiệp khác.
+ Địa dư: thành phố, nông thôn.
+ Tiền sử:
* Có chấn thương vùng tháp mũi không
* Nguyên nhân chấn thương: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn
sinh hoạt, tai nạn thể thao, nguyên nhân không rõ.
+ Thời gian mắc bệnh: tính từ lúc có triệu chứng cơ năng DHVN đến lúc
nhập viện. Bệnh nhân được chia theo các khoảng thời gian [20], [27].
* ≤ 1 năm
* >1 - 5 năm
* > 5 năm
+ Đã điều trị phương pháp nào: không điều trị, nội khoa, ngoại khoa.
- Đặc điểm lâm sàng
+ Nghẹt mũi: nghẹt mũi bên, bên phải hay cả 2 bên [20], [27], [35].
Chúng tôi đánh giá mức độ nghẹt mũi như sau:
* Nghẹt mũi nhẹ: không ảnh hưởng lao động và sinh hoạt của bệnh nhân.
* Nghẹt mũi vừa: ảnh hưởng một phần lao động, sinh hoạt bệnh nhân.
* Nghẹt mũi nặng: ảnh hưởng nhiều lao động, sinh hoạt của bệnh nhân.
+ Nhức đầu: Thỉnh thoảng hay thường xuyên ảnh hưởng đến sinh hoạt được
chia làm các mức độ [11]:
* Nhẹ: không ảnh hưởng đến lao động sinh hoạt.

* Vừa: nếu uống thuốc giảm đau thì lao động sinh hoạt được.
* Nặng: ảnh hưởng nhiều đến lao động sinh hoạt.
+ Chảy mũi: có hay không
+ Cơn hắt hơi: có hay không


17

+ Giảm hay mất khứu: có hay không
+ Viêm mũi xoang: có hay không
+ Viêm họng: có hay không
+ Ù tai: có hay không
+ Suy nhược thần kinh: có hay không
+ Chảy máu mũi: có hay không
- X quang Blondeau:
+ Dấu hiệu vách ngăn: có hay không
+ Dấu hiệu mờ xoang: có hay không
- Chụp cắt lớp vi tính
+ Dấu hiệu vách ngăn: có hay không
+ Dấu hiệu mờ xoang: có hay không
- Chỉ định điều trị: nội khoa, ngoại khoa
2.2.5.2. Các hình thái dị hình vách ngăn
Dựa vào thăm khám thực thể, các phương tiện thăm khám và cận lâm sàng:
máy nội soi TMH
- Vị trí dị hình: phần thấp, phần cao, cả hai
+ Nếu DHVN nằm phía dưới bờ dưới cuốn giữa là phần thấp và ngược lại
nếu DHVN nằm phía trên bờ dưới cuốn giữa là phần cao [20].
- Phía dị hình: bên trái, bên phải hay cả hai bên
- Hình thái dị hình vách ngăn: vẹo, mào, gai, phối hợp
- Phân vùng theo Cottle gồm: vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV, vùng V

- Tương quan giữa DHVN với vách mũi - xoang:
+ Chèn vào phức hợp lỗ nghách
+ Chạm vào cuốn mũi
+ Không tương quan
2.2.6. Thu thập và xử lí số liệu
- Dữ liệu thu thập được ghi vào phiếu điều tra.
- Số liệu nghiên cứu được xử lí bằng thuật toán thống kê y học.
- Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Excel 2010.
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được cho phép bởi Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y
Dược Huế, ban chủ nhiệm Khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Huế.
Qua nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân là các đối tượng nghiên cứu được
hưởng các lợi ích và không chịu bất cứ một tác hại nào.
Việc thăm khám và nghiên cứu được giải thích kỹ lưỡng và được sự đồng ý
hoàn toàn của bệnh nhân và người nhà.
Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu hoàn toàn được giữ bí mật.


18

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 58 bệnh nhân dị hình vách ngăn gây biến chứng được khám
và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 7 năm 2017 đến
tháng 3 năm 2018, chúng tôi có một số kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới



19

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới (58 bệnh nhân)
Giới

n
37
21
58

Nam
Nữ
Tổng

Tỷ lệ (%)
63,8
36,2
100

Trong số 58 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 37 bệnh nhân nam chiếm
63,8% và 21 bệnh nhân nữ chiếm 36,2%.
3.1.2. Tuổi mắc bệnh
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi (58 bệnh nhân)
Nhóm tuổi
16 - 30
31 - 45
45 - 60
> 60

Tổng

n
28
17
12
1
58

Tỷ lệ (%)
48,3
29,3
20,7
1,7
100

Nhóm tuổi 16 - 30 chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,3 %. Trung vị của tuổi là 34,5 ±
12,4. Trong đó bệnh nhân lớn tuổi nhất là 67 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 17 tuổi.


×