Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu ứng dụng hô hấp ký trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 101 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC



BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HÔ HẤP KÝ
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
Ở BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ


Mã số: DHH 2012 – 04 – 14




CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
BSCKII. PHAN THỊ HỒNG DIỆP



HUẾ, NĂM 2014


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. HÔ HẤP ĐỒ VÀ Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ THU ĐƯỢC 4
1. 1.1. Các giản đồ và ý nghĩa 4
1. 1.2. CÁCH ĐỌC và DIỄN GIẢI MỘT HÔ HẤP ĐỒ 8
1.1.3. ỨNG DỤNG CỦA HÔ HẤP KÝ TRONG NGÀNH PHỔI HỌC 11
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 14
1.2.1. Định nghĩa BPTNMT theo GOLD 14
1.2.2. Giới hạn lưu lượng khí trong BPTNMT 14
1.2.3. Thăm dò chức năng hô hấp bằng hô hấp ký 15
1.2.4. Phân chia các giai đoạn BPTNMT dựa vào FEV1 sau khi dùng thuốc
giãn phế quản theo GOLD 15
1.2.5. Yếu tố nguy cơ 16
1.2.6. Bệnh học BPTNMT 16
1.2.7. Sinh lý bệnh 21
1.2.8. Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 24
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 24
1.3.1. Trong nước. 24
1.3.2. Ngoài nước 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26
2.1.1. Nhóm bệnh 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.2.1. Quá trình thu thập số liệu như sau 26
2.2.2. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD 27
2.2.3.Phân chia các giai đoạn BPTNMT theo GOLD 28
2.2.4. Chẩn đoán đợt cấp BPTNMT theo GOLD 29
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá độ nặng của mỗi đợt cấp BPTNMT 30
2.2.6. Đo chức năng hô hấp 30



2.2.7. Trắc nghiệm phục hồi phế quản 31
2.2.8.Thang điểm CAT 32
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 34
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính của nhóm nghiên cứu 34
3.1.2.Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 34
3.1.3.Phân bố theo tuổi của nhóm nghiên cứu 34
3.1.4.Phân chia giai đoạn BPTNMT theo GOLD 35
3.3. HÔ HẤP KÝ KHI VÀO VIỆN, TRƯỚC VÀ SAU KHI DNG THUỐC
GIN PHẾ QUẢN 37
3.3.1.Hô hấp ký khi vào viện và trước khi dùng thuốc giãn phế quản (hô hấp
ký lần 1) 37
3.3.2.Hô hấp ký khi vào viện và sau dùng thuốc giãn phế quản (lần2) 37
3.4. HÔ HẤP KÝ CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ 38
3.4.1. Hô hấp ký sau điều trị và trước dùng thuốc giãn phế quản (lần 3) 38
3.4.2. Hô hấp ký sau điều trị và sau dùng thuốc giãn phế quản (lần 4) 39
3.4.3. Trắc nghiệm phục hồi phế quản sau điều trị 39
3.5. PHÂN GIAI ĐOẠN THEO FEV1 VÀ ĐIỂM SỐ CAT TƯƠNG ỨNG 40
3.5.1.Các giai đoạn theo FEV1 và điểm số CAT-1 tương ứng 40
3.5.2.Các giai đoạn theo FEV1 và điểm số CAT-2 tương ứng 40
3.6. TƯƠNG QUAN GIỮA HÔ HẤP KÝ VÀ ĐIỂM SỐ CAT 41
3.6.1.Tìm mối tương quan giữa hô hấp ký lần 1 với điểm số CAT-1 41
3.6.2.Tìm mối tương quan giữa hô hấp ký lần 4 với điểm số CAT-2 41
3.6.3. Tương quan giữa FEV1 với CAT 42
Chương 4. BÀN LUẬN 43
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM BỆNH 43
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính của nhóm nghiên cứu 43

4.1.2.Phân nhóm của nhóm nghiên cứu theo độ nặng của đợt cấp BPTNMT 43
4.1.3. Phân bố nhóm nghiên cứu theo giai đoạn BPTNMT 45
4.2. LÂM SÀNG KHI VÀO VIỆN VÀ SAU ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN
BPTNMT 45


4.2.2. Mạch khi vào viện và sau điều trị 46
4.2.3. HA tâm thu và tâm trương khi vào viện và sau điều trị 47
4.2.4. Nhiệt độ khi vào viện và sau điều trị 49
4.2.5. Thang điểm khó thở mMRC khi vào viện và sau điều trị 49
4.3. HÔ HẤP KÝ KHI VÀO VIỆN 49
4.3.1.Hô hấp ký khi vào viện và trước khi dùng thuốc giãn phế quản (lần 1) 50
4.3.2.Hô hấp ký khi vào viện và sau dùng thuốc giãn phế quản(lần 2) 55
4.3.3. Trắc nghiệm phục hồi phế quản 59
4.3.4. Chẩn đoán phân biệt BPTNMT với hen phế quản 63
4.3.5.Khái niệm mới: Bệnh phổi giới hạn lưu lượng khí mạn tính [35] 64
4.3.6. Tuổi phổi 67
4.4.HÔ HẤP KÝ SAU ĐIỀU TRỊ 67
4.4.1. Hô hấp ký sau điều trị và trước khi dùng thuốc giãn phế quản (lần 3) 67
4.4.2.Hô hấp ký sau điều trị và sau khi dùng thuốc giãn phế quản (lần 4) 68
4.5.HÔ HẤP KÝ VÀ THANG ĐIỂM CAT 72
4.5.1. Hô hấp ký khi vào viện và điểm số CAT-1 73
4.5.2. Hô hấp ký sau điều trị và CAT-2 74
4.6.TƯƠNG QUAN GIỮA HÔ HẤP KÝ VÀ CAT 75
4.6.1.Tương quan giữa hô hấp ký 1 và CAT-1. 75
4.6.2. TƯƠNG QUAN GIỮA HÔ HẤP KÝ 4 VỚI CAT-2 76
KẾT LUẬN 78
KIẾN NGHỊ 80




DANH MỤC BẢNG, BIỀU ĐỒ
BẢNG:
Bảng1.1: Mức độ nghẽn tắc dựa trên chỉ số FEV
1
10
Bảng 1.2: Mức độ hạn chế dựa trên dung tích sống (VC) 11
Bảng1.3: Bảng phân chia mức độ nghẽn tắc 13
Bảng1.4: Bảng phân chia mức độ nghẽn tắc 13
Bảng 2.1. Thang điểm CAT 32
Bảng 2.2 Hệ số tương quan r . 33
Bảng 3.1. Tỷ lệ nam nữ của nhóm bệnh 34
Bảng 3.2.Tuổi trung bình nhóm bệnh theo giới và tuổi phổi theo hô hấp ký 34
Bảng 3.3. Phân chia nhóm bệnh theo lứa tuổi 34
Bảng 3.4. Phân bố các giai đoạn BPTNMT của nhóm nghiên cứu 35
Bảng 3.5. Phân chia nhóm bệnh theo độ nặng của đợt cấp 35
Bảng 3.6. Các thông số sống khi bệnh nhân vào viện 35
Bảng 3.7.Các thông số sống sau điều trị 36
Bảng 3.8. Mức độ khó thở theo mMRC khi vào viện và sau điều trị 36
Bảng 3.9. giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của hô hấp ký lần 1, trước khi dùng
thuốc giãn phế quản 37
Bảng 3.10. Hô hấp ký lần 2: hô hấp ký sau dùng thuốc giãn phế quản 37
Bảng 3.11. Cải thiện các thông số sau khí dung thuốc giãn phế quản 38
Bảng 3.12. Hô hấp ký sau điều trị và trước dùng thuốc giãn phế quản 38
Bảng 3.13. Hô hấp ký lần 4 39
Bảng 3.14. cải thiện các thông số sau điều trị và sau khí dung giãn phế quản 39
Bảng 3.15. Các giai đoạn theo FEV1 và điểm số CAT-1 tương ứng 40
Bảng 3.16. Các giai đoạn theo FEV1 và điểm số CAT-2 tương ứng 40
Bảng 3.17. Tương quan giữa hô hấp ký lần 1 với CAT-1 41
Bảng 3.18. Mối tương quan giữa hô hấp ký lần 4 với điểm số CAT-2 41

Bảng 4.1 : Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Đoan Trang 70
Bảng 4.2 : Kết quả nghiên cứu Hassan Ghobadi 75

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa FEV1 và CAT-1 42
Biểu đồ 3.2.Tương quan giữa FEV1 với CAT-2 42



CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATS American Thoracic Society: Hội lồng ngực Hoa Kỳ.
BPTNMT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
BCĐN Bạch cầu đa nhân
BTS British Thoracic Society: Hội lồng ngực Anh Quốc.
CAT COPD Asessement Test: thang điểm đánh giá BPTNMT, thang
điểm CAT
DLCO Độ khếch tán khí CO qua màng phế nang-mao mạch
ERS European Respiratory Society : Hội hô hấp Châu Âu
ERV (L) Expiratory reserved volume: Thể tích dự trữ thở ra (Lít).
FEF
25-75%
(L/s) Mean forced expiratory flow during the middle half of the forced
vital capacity: Lưu lượng thở ra gắng sức ở khoảng giữa từ 25-
75% của dung tích sống gắng sức (Lít/giây).
FIF% forced inspiratory flow: Lưu lượng hít vào gắng sức so với %
dung tích sống gắng sức (Lít/giây).
FEV
1
(L/s) Forced expiratory volume during the first second of the forced

vital capacity: Thể thích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu .
FEV
6
(L/s) Forced expiratory volume during the first six seconds of the
forced vital capacity: Thể thích thở ra gắng sức trong 6 giây đầu .
FVC (L) Forced vital capacity: Dung tích sống gắng sức.
IRV (L) Inspiratory reserved volume: Thể tích khí dự trữ hít vào.
mMRC modified Medical Research Council: thang điểm khó thở mMRC
NHANES National Health and Nutrition Examination Survey : nghiên cứu
dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia
PEF (L/s) Peak expiratory flow: Lưu lượng thở ra đỉnh.
PaCO2 arterial Pressure of carbonic : phân áp CO2 trong máu động mạch
PaO2 arterial Pressure of oxygen :phân áp O2 trong máu động mạch
SaO2 arterial saturation of oxygen: độ bão hòa oxy trong máu động mạch



THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.Thông tin chung
-Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng hô hấp ký trong chẩn đoán và theo dõi
điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở Bệnh viện Trường Đại
học Y Dược Huế
-Mã số: DHH 2012-04-14
-Chủ nhiệm đề tài: BSCKII. Phan Thị Hồng Diệp
-Tel: 0988620073, 054.3821559
-Email:
-Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại Học Y Dược Huế
-Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Trường Đại Học Y Dược Huế
-Thời gian thực hiện: tháng 01-2012 đến 12-2013

2.Mục tiêu
-Khảo sát sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng, điểm số CAT và các thông số hô
hấp ký trước và sau điều trị ở bệnh nhân BPTNMT tại Bệnh viện Trường Đại học
Y Dược Huế
-Xác định mối tương quan giữa các thông số hô hấp ký và điểm số CAT trước và
sau điều trị ở bệnh nhân BPTNMT tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
3.Tính mới và sáng tạo
- Theo dõi hô hấp ký khi vào viện và sau điều trị
- Thực hiện trắc nghiệm phục hồi phế quản giúp chẩn đoán xác định
BPTNMT và chẩn đoán phân biệt với hen phế quản
- Đưa thang điểm CAT áp dụng vào lâm sàng
4.Kết quả nghiên cứu
-Hô hấp ký khi vào viện giúp chẩn đoán xác định BPTNMT với biểu hiện:
+ Hô hấp ký khi vào viện thể hiện rối loạn thông khí vừa hạn chế vừa
tắc nghẽn
+Trắc nghiệm phục hồi phế quản âm tính
-Hô hấp ký sau điều trị giúp theo dõi điều trị


+Hô hấp ký sau điều trị chỉ còn rối loạn thông khí tắc nghẽn
-Có mối tương quan nghịch mức độ khá chặt đến chặt giữa các thông số của
hô hấp ký như FVC, FEV1, FEV1/FVC, FEV6, FEV1/FEV6, PEF, FEF với
thang điểm CAT
5.Sản phẩm
-Khóa luận tốt nghiệp cho 01 sinh viên Y6
-Một bài báo sẽ đăng ở Tạp chí Y- Dược, Trường Đại Học Y Dược Huế
6.Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng
+Thông báo kết quả nghiên cứu trên sách báo, tạp chí trong nước
+ Huấn luyện phương pháp đo chức năng hô hấp bằng máy hô hấp kế và

cách đọc hô hấp ký cho sinh viên đại học và các học viên sau đại học
+ Thăm dò chức năng hô hấp bằng hô hấp ký phục vụ cho mọi bệnh nhân
đến khám và điều trị tại Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế



TT Huế, ngày 22 tháng 12 năm 2014
Cơ quan chủ trì
Chủ nhiệm đề tài




BSCKII. Phan Thị Hồng Diệp



INFORMATION ON RESEARCH RESULT

1. General Information
- Name Topics: Applied research spirometry
in diagnosis and monitor treatment of patients with chronic obstructive
pulmonary disease at the Hospital of Hue medecine and pharmacy
University
-Code number: DHH 2012-04-14
-The manager: BSCKII. Phan Thi Hong Diep
-Tel: 0988620073, 054.3821559
- Email:
- Implementing chaired : Hue medicine and pharmacy University
- Coordinating Unit:

- Duration: January 01-2012 to 12-2013
2.Objectives
- Surveying the transformation of clinical
symptoms, CAT scores and parameters of spirometry on
admission and after treatment in COPD patients in Hospital of Hue
Medicine University
- Identify correlations between the parameters of spirometry
to CAT scores before and after treatment in COPD patients in Hospital of
Hue Medicine and pharmacy University
3.The new and innovative quatity
- Subscribe spirometry on admission and after treatment
- Perform bronchodilator Test help diagnose COPD and differential
diagnosis with asthma
- Take CAT scale clinical application
4. Result
Spirometrys on admission to determine diagnosis COPD, their expression:


+ spiromerys on admission showing restrictive and obstructive
ventilatory disorders
+ Bronchodilator Tests are negative
Spirometrys after treatment help monitor treatment
+ Spirometry after treatment showing only obstructive ventilatory disorders
-There is negative, pretty tight to tight
correlation between parameters of spirometry as FVC, FEV1, FEV1 / FVC,
FEV6, FEV1 / FEV6, PEF, FEF to CAT scale
5.Product
- Thesis of a 6
th
year medical student

-An Article will be published in the Journal of Medicine and pharmacy (Hue
University of Medecine and pharmacy), Hue University
6.Effects, method of transferring results and the ability to apply
+ Notice research results on books and magazines in the country
+ Training measurement and reading
spirometry for undergraduates and graduate students
+ Mesurement respiratory function by spirometry for all patients diagnosed
and treated at the Hospital of Hue Medicine and pharmacy University


TT Huế, ngày 22 tháng 12 năm 2014
Cơ quan chủ trì
Chủ nhiệm đề tài




BSCKII. Phan Thị Hồng Diệp

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tiên đoán rằng: bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trong các nguyên nhân
phổ biến và là nguyên nhân gây tàn phế hàng thứ 5 trong các nguyên nhân
phổ biến nhất của toàn thế giới vào năm 2020 [2], [43]
Theo GOLG 2014, BPTNMT là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật
và tử vong trên toàn thế giới, chi phí xã hội và kinh tế đều cao và đang gia
tăng. Tỉ lệ mắc BPTNMT và chi phí cho nó dự kiến còn tăng thêm trong

thập kỷ tới vì người ta còn tiếp tục tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và do thay
đổi trong cấu trúc tuổi của dân cư trên thế giới (nhiều người sống lâu hơn
và tiếp xúc lâu hơn với các yếu tố nguy cơ) [2],[44]
Ở Hoa Kỳ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện đứng hàng thứ tư trong
các nguyên nhân tử vong phổ biến nhất và là nguyên nhân tử vong duy nhất
càng ngày càng tăng lên trong suốt 30 năm qua [52]
Gánh nặng chi phí cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã trở nên khổng
lồ và giá cả chăm sóc sức khỏe càng ngày càng leo thang. Theo Gold 2014,
người ta thống kê thấy ở cộng đồng Châu Âu tổng chi phí trực tiếp cho
bệnh lý hô hấp chiếm khoảng 6% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe, riêng
BPTNMT chiếm 56% (38,6 tỉ Euros) của tổng chi phí cho bệnh lý hô hấp
nêu trên. Ở Mỹ chi phí trực tiếp cho BPTNMT là 29,5 tỉ đô la và chi phí
gián tiếp là 20,4 tỉ đô la[ 44].
Chính vì lý do này mà Viện Tim Phổi - Huyết Học Hoa Kỳ và Tổ Chức Y
Tế Thế Giới phải đưa ra hướng dẫn điều trị và quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính viết tắt là GOLD năm 2001, tài liệu này được cập nhật và phổ biến rộng rãi
trên toàn thế giới, hiện nay đã có văn bản cập nhật 2014 [44]
Ở Việt Nam, từ những năm 1960 - 1970 viện chống Lao đã có một số
nghiên cứu về viêm phế quản mạn với tỷ lệ mắc 4 - 5% [9].

2

Một số nghiên cứu trên các đối tượng có nguy cơ cao (như tuổi trên
40, hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm ) cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khoảng trên 4% [9].
Tại hội thảo hưởng ứng “Ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn
cầu” 16-11-2005 tại Hà Nội ghi nhận kết quả nghiên cứu trên 2600 người ở
Hà Nội : 6,8% người trên 40 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tại Khoa
hô hấp Bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhân nội trú điều trị căn bệnh này
chiếm 26% [6]

Tại hội nghị “Ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu” 28-11-
2006, Hà Nội, thông báo một số nghiên cứu dịch tể học về bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ở 12 nước Châu Á Thái Bình Dương thấy tỉ lệ bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính thấp nhất là 3,5%( HongKong, Singapore) và cao nhất là
6,7% (Việt Nam)[6]
Theo Lý ngọc Kính và cs, trong điều tra toàn cầu về hút thuốc lá của
sinh viên y khoa, nghiên cứu tại VN, năm 2006, tỉ lệ từng hút thuốc lá ở nam
sinh viên là 57.1%, hiện hút là 20.7%, ở nữ sinh viên tỉ lệ này là 19.8% và
2.7% [10]
Theo thông báo của Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc
gia, hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2014: “ Sử dụng thuốc lá
gây tử vong cho gần 6 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, trong đó hơn
600.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc thụ động. Nếu
chúng ta không có hành động kịp thời, con số tử vong do nạn dich thuốc lá
sẽ tăng lên thành hơn 8 triệu ca mỗi năm vào năm 2030” [19]
Để đóng góp một phần nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe của
ngành Y Tế, để tăng cường hiểu biết về căn bệnh phổ biến nhất của khoa hô
hấp hiện nay chúng tôi mạnh dạn tiến hành đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng
hô hấp ký trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ở Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế" với mục tiêu:

3

1. Khảo sát sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng, điểm số công cụ đánh giá
CAT và các thông số hô hấp ký trước và sau điều trị ở bệnh nhân BPTNMT tại
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
2. Xác định mối tương quan giữa các thông số hô hấp ký và điểm số CAT
trước và sau điều trị ở bệnh nhân BPTNMT tại Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. HÔ HẤP ĐỒ VÀ Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ THU ĐƯỢC
1. 1.1. Các giản đồ và ý nghĩa[1] [11][14][20][43]
1.1.1.1. Các loại giản đồ
- Giản đồ thể tích theo thời gian
Đo được với loại hô hấp kế thể tích – thời gian và với loại hô hấp kế
lưu lượng – thể tích hiện nay đang được sử dụng phổ biến (Spirosift – 5000,
Flowscreen, Sporotron – 2)
Giản đồ thể tích theo thời gian cung cấp nhiều chỉ số
- Đường cong lưu lượng – thể tích
Đường cong này là kết quả của phương pháp hô hấp ký lưu lượng –
thể tích. Lợi ích chính ở đây là đo được lưu lượng khí thở ra hay hít vào ở
từng thời điểm. Đây là điều mà giản đồ thể tích –theo thời gian không làm
được. Lưu lượng được biểu diễn trên trục tung. Thể tích phổi, tính ra nhờ
phân tích lưu lượng, được biểu diễn trên trục hoành.
Đối tượng hít vào hết sức đến tổng dung lượng phổi (TLC) rồi thở ra
hết sức. Kết quả là một vòng kín, phần thở ra ở trên, phần hít vào ở dưới
Lưu lượng khí thở ra lúc đầu tăng nhanh, tùy thuộc vào sự cố sức của
đối tượng và tăng đến lưu lượng thở ra đỉnh (Peak expiratory flow – PEF)
rồi giảm dần. Giới hạn của lưu lượng thở ra đỉnh tùy vào sự cố gắng và
kháng lực của đường dẫn khí trung tâm vì lúc này các ống thở ngoại biên
đều giãn nở tối đa nên ít gây kháng lực.
Sau khi đã đạt lưu lượng đỉnh thở ra, lưu lượng giảm dần theo thể tích.
Đoạn sau của giai đoạn thở ra chỉ tùy vào trạng thái của ống thở và đặc điểm
đàn hồi của phổi. Lưu lượng lúc này sẽ không tăng dù đối tượng có cố gắng

tăng lực thở ra, lý do là các ống thở trong kỳ thở ra sẽ bị xẹp lại ở điểm đẳng áp.


5

Đoạn thở ra dừng ở điểm thể tích cặn (RV)
Một đường cong lưu lượng – thể tích bình thường có đường hít vào
lồi và đối xứng, đường thở ra như một tam giác không cân.
Các lưu lượng ở từng thời điểm được diễn tả theo mối tương quan với
phần trăm lượng dung tích sống gắng sức được thổi ra (FEF x%) hay hít vào
(FIF x%).
Các trị số được tính toán tự động dựa trên đường cong lưu lượng – thể
tích là:
+ PEF (peak expiratory flow): lưu lượng thở ra đỉnh
+ FEF 25%, FEF 50%, FEF 75% (forced expiratory flow 25%, 50%,
75% of Forced Vital Capacity): lưu lượng thở ra gắng sức ở thời điểm 25%,
50%, 75% thể tích dung tích sống gắng sức đã thổi ra (Lít/giây).
+ PIF (peak inspiratory flow): lưu lượng đỉnh hít vào (Lít/giây).
FIF 50% (forced inspiratory flow): lưu lượng hít vào gắng sức ở thời
điểm 50% thể tích của dung tích sống gắng sức (Lít/giây).
Vì có hiện tượng đóng đường dẫn khí khi thở ra gắng sức nên trị số
lưu lượng đỉnh thở ra PEF được dùng trong đánh giá nghẽn tắc đường dẫn
khí lớn, nhưng trị số này phụ thuộc nhiều vào sự gắng sức của đối tượng.
Các lưu lượng khí thở ra ở thể tích nhỏ hơn 50% của dung tích sống
gắng sức như FEF50%, FEF75% là những trị số được xem như phản ánh
nghẽn tắc đường dẫn khí nhỏ.
c. Giản đồ dung tích sống gắng sức (FVC) và thông khí tự ý tối đa (MVV)
Trục tung biểu diễn thời gian tính bằng giây, trục hoành biểu diễn thể
tích tính bằng lít.
Để đo dung tích sống gắng sức (FVC) đối tượng cần được khuyến

khích thở ra nhanh, mạnh và dài hết sức. Thời gian thở ra tối thiểu nên là 6
giây nếu bình thường, nếu nghi có tắc nghẽn, nên cho bênh nhân thở ra dài
từ 12 đến 15 giây. Nhưng tốt nhất là thổi ra cho đến khi không thể thổi thêm

6

được nữa và đối tượng sẽ tự hít vào. Bình nguyên ở đoạn cuối phải bằng
phẳng ít nhất là một giây .
Đường cong FVC cung cấp hai chỉ số quan trọng là dung tích sống
gắng sức (Forced vital capacity – FVC) và thể tích thở ra gắng sức trong
giây đầu (FEV1) để tìm hội chứng nghẽn tắc.
Lấy 1 giây kể từ điểm khởi đầu 0 giây trên đường cong dung tích
sống gắng sức (FVC), ta tính được thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu
(FEV
1
).
Thực hiện nghiệm pháp đo dung tích sống gắng sức này, ta đo được:
- Thể tích thở ra tối đa trong một giây đầu (FEV
1
), có thể đo FEV
0,5,

FEV
3
.
- Lưu lượng khí thở ra khoảng giữa (FEF
25-75%
)
- Dung tích sống gắng sức (FVC)
Từ đó thiết lập các chỉ số:

- Tiffeneau =
FEV
1
x 100
VC
- Gaensler =
FEV
1

x 100
FVC

Đường đo thông khí tự ý tối đa (maximal voluntary ventilation – MVV)
thực hiện trong 12 giây khi đối tượng hít vào thở ra nhanh, mạnh hết sức. Nhân
kết quả cho 5 ta được thể tích thông khí tự ý tối đa (MVV) tính bằng Lít/phút.
MVV cho biết tổng quát về khả năng của hệ thống cơ học hô hấp.
1. 1.1. 2.Kết quả của hô hấp ký- Các chỉ số và ý nghĩa [11][20][21]
Từ hô hấp kế loại lưu lượng – thể tích người ta thu được các giản đồ
và các trị số trên bảng kết quả sau
a. Tần số hô hấp (Respiratory Rate – RR) (nhịp thở/phút – br/min) là
số nhịp thở trong một phút. Bình thường ở người lớn khoảng 16 – 20
nhịp/phút.



7

b. Thể tích lưu thông (Tidal volume – vt) (L)
Thể tích khí của một lần hít vào hoặc thở ra bình thường, khoảng 0,4
– 0,5L ở người lớn. Gia tăng ở bệnh nhân có hội chứng nghẽn tắc và giảm

trong hội chứng hạn chế.
b. Thể tích dự trữ hít vào (Inspiratory Reserved Volume – IRV) (L)
Thể tích khí hít vào thêm được khi gắng sức, sau khi đã hít vào bình thường.
d. Thể tích dự trữ thở ra (Expiratory Reserved Volume - ERV) (L)
Thể tích khí thở ra thêm được khi gắng sức, sau khi đã thở ra bình thường.
Thể tích này giảm ở người béo phì, làm đường dẫn khí dễ bị đóng lại.
e. Dung tích sống (Vital Capacity – VC) (L)
Thể tích lớn nhất mà người ta có thể huy động được bằng cách thở ra
hết sức, sau khi đã hít vào hết sức.
Là chỉ số quan trọng nhất trong các thể tích của phổi. Thường dùng để
xác định hội chứng hạn chế (khi VC < 80% trị số dự đoán); mặc dù tổng
dung lượng phổi mới là trị số chính xác nhất để xác định hội chứng này.
f. Dung tích sống gắng sức (Forced Vital Capacity – FVC) (L)
Đo như dung tích sống nhưng thở ra thật nhanh, thật mạnh và thật dài.
Có thể dùng thay dung tích sống để rút gọn việc đo đạc, nhưng sẽ nhỏ
hơn dung tích sống nếu bệnh nhân bị nghẽn tắc đường dẫn khí.
g. Thể tích thở ra gắng sức trong một giây đầu (Forced expiratory
volume in the first second – FEV
1
) (L/s).
Thể tích khí thở ra trong một giây đầu (FEV
1
) thu được trong lúc làm
dung tích sống gắng sức (FVC), là chỉ số quan trọng dùng để xác định nghẽn
tắc, phân mức độ nghẽn tắc và lập tiên lượng.
h. Các thể tích thở ra gắng sức ở những thời điểm khác
Các thể tích thở ra gắng sức ở những thời điểm khác như sau: 0,5 giây;
1 giây, 2 giây, 3 giây khi thở ra, được ký hiệu lần lượt là:
FEV
0,5

; FEV
1
; FEV
2
; FEV
3
, gọi chung là FEV
t
(L)


8

i. Tỉ lệ
Thể tích thở ra tối đa trong 1 giây đầu

x 100 =
FEV
1

x 100

Dung tích sống
VC

Thường gọi là chỉ số Tiffeneau. Là một chỉ số rất quan trọng cho
phép xác định hội chứng nghẽn tắc nếu < 0.70 tức là <70%
J. Chỉ số Gaensler =
FEV
1


x 100 được dùng như chỉ số Tiffeneau
FVC

Ưu điểm là không cần đo VC nhưng sẽ gia tăng nếu bệnh nhân có
hiện tượng đóng đường dẫn khí khi thở ra gắng sức.
l. Lưu lượng thở ra gắng sức trong khoảng 25 – 75% của dung tích
sống gắng sức (Forced expiratory flow between 25% and 75% of the FVC –
FEF
25-75%
) (L/s).
Trước đây gọi là chỉ số khám phá sớm nghẽn tắc vốn bắt đầu ở những
đường dẫn khí có đường kính < 2mm. Có nghẽn tắc đường dẫn khí nhỏ khi
FEF
25 – 75%
< 60% trị số dự đoán.
n. Lưu lượng thở ra đỉnh (Peak expiratory flow – PEF) (L/S)
Lưu lượng cao nhất trong lúc thở ra.
Có thể đo với lưu lượng đỉnh kế (Peak flow meter) để chẩn đoán,
phân độ nặng và theo dõi trong bệnh suyễn.
o. Các lưu lượng thở ra gắng sức sau khi x% FVC đã được thổi ra
(Forced expiratory flow at x% FVC has been exhaled – FEF x%) (L/s).
Ví dụ FEF
25%,
FEF50
50%,
FEF
75%
.
Được dùng trong hội chứng nghẽn tắc như những thông số phụ.

1. 1.2. CÁCH ĐỌC và DIỄN GIẢI MỘT HÔ HẤP ĐỒ
1. 1.2. 1. Việc đầu tiên là đánh giá chất lượng hô hấp đồ [11] [20][21]
Một hô hấp đồ đạt tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật phải thỏa mãn các điều
kiện sau đây:
a. Có ít nhất hai đường cong dung tích sống (VC) chấp nhận được
Hít vào hết sức và thở ra hết sức: đường cong phải trơn tru và có bình
nguyên (plateau) ở phía trên và phía dưới.

9

b. Có 3 đường cong FVC chấp nhận được
- Hít vào hết sức trước khi bắt đầu thở ra.
- Bắt đầu thở ra tốt: Thể tích ngoại suy (extrapolated volume Vext)
nhỏ hơn 5% của FVC hay 150mL
- Cố gắng sức tối đa
- Không ngập ngừng
- Không ho hay đóng thanh quản
- Thời gian thở ra phải đủ dài
+ Tối thiểu là 6 giây
+ Đến 15 giây nếu có nghẽn tắc đường dẫn khí.
Tốt nhất là thở ra cho đến khi bệnh nhân tự hít vào, hoặc đoạn cuối
phải đạt đến bình nguyên kéo dài ít nhất 1 giây.
- Không bị hở.
- Ống ngậm không bị tắc
c. Các kết quả lập lại được.
- Đối với FVC và FEV
1
, hai trị số lớn nhất của các lần đo chỉ được
lệch nhau trong vòng 5% hay 0,1 Lít (chọn trị số nào lớn hơn)
- Nếu chưa đạt được tiêu chuẩn trên, tiếp tục làm lại.

- Nếu vẫn không đạt được sau 8 lần đo, ngưng thử và chọn 3 hô hấp
đồ tốt nhất chấp nhận được
d. Chọn trị số để diễn giải hô hấp đồ
- Lấy từ các hô hấp đồ đạt tiêu chuẩn.
- Chọn các trị số VC (FVC) và FEV
1
lớn nhất, có thể ở các đường
cong khác nhau.
- Với những trị số lưu lượng trung bình hay tức thời, chọn hô hấp đồ
có tổng FVC và FEV
1
lớn nhất.

10

2. Bước thứ hai, sau khi đã thấy hô hấp đồ đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật, các bác sĩ mới diễn giải ý nghĩa [11][20]
- Chọn giới hạn của khoảng bình thường có ý nghĩa thống nhất kê (x
± 1,64σ) hoặc theo % trị số dự đoán.
- Dùng VC (FVC), FEV
1
và FEV
1
/VC% (FEV
1
/FVC) như những chỉ
số đầu tiêu để diễn giải (dùng nhiều chỉ số sẽ làm tăng nguy cơ có kết quả
dương tính giả).
Lưu ý: giữa VC và FVC, chọn chỉ số nào có kết quả lớn hơn.
- Các trị số lớn hơn hay nhỏ hơn rõ rệt so với giới hạn bình thường có

thể diễn giải một cách chắc chắn. Diễn giải các giá trị ở mức giới hạn phải
cẩn trọng, nên sử dụng thêm các thông tin lâm sàng trước khi quyết định.
a. Chỉ số xác định có hội chứng nghẽn tắc đường dẫn khí là khi chỉ
số Tiffeneau FEV
1
/VC% < 70%
+ Một khi đã có chẩn đoán nghẽn tắc đường dẫn khí, dùng % FEV
1
so
với trị số dự đoán để diễn tả mức độ nặng nhẹ
Bảng1.1: Mức độ nghẽn tắc dựa trên chỉ số FEV
1

% FEV
1
so với trị số dự đoán
Độ nghẽn tắc
60 % ≤ % FEV
1
< 80%
Nhẹ
40 % ≤ % FEV
1
< 60%
Trung bình
% FEV
1
< 40%
Nặng


Nếu FEV
1
/VC < 70% mà FEV
1
≥ 80%: mấp mé tình trạng nghẽn tắc,
thường xảy ra ở người có VC lớn.
Khi FEV
1
/VC > 70% mà FEV
1
< 80%: loại bỏ kết luận nghẽn tắc vì
có thể có hội chứng hạn chế.
b. Hội chứng hạn chế:
Có thể chẩn đoán một cách dè dặt từ hô hấp đồ khi VC giảm và
FEV
1
/VC% bình thường. Tuy nhiên tiêu chuẩn vàng của hội chứng hạn chế
phải là tổng dung lượng phổi (TLC: total lung capacity) giảm. Mức độ nặng
của hội chứng hạn chế phải dựa trên TLC, nếu không có TLC mới dùng VC.

11

Bảng 1.2: Mức độ hạn chế dựa trên dung tích sống (VC)
% VC so với trị số dự đoán
Độ hạn chế
60 ≤ % VC < 80
Nhẹ
40 ≤ % VC < 60
Trung bình
% VC < 40

Nặng
Hội chứng hạn chế không thể chẩn đoán bằng hô hấp đồ khi có sự
hiện diện của hội chứng nghẽn tắc trung bình hay nặng.
c. Đáp ứng đối với thuốc giãn phế quản
Theo ATS, FVC (VC) hay FEV
1
phải tăng 200ml và ≥ 12% so với
FEV1 trước khí dung thì mới kể là có đáp ứng. Theo GINA 2002, PEF tăng
15% là có đáp ứng [11]
d. Nghẽn tắc đường hô hấp trên
Xem xét hình dạng giản đồ, các giá trị số FEF
50
, FIF
50
, để kết luận có
nghẽn tắc đường hô hấp trên .
Kết luận cuối cùng là của bác sĩ lâm sàng sau khi phối hợp thông tin
của ba khâu lâm sàng, hình ảnh học và chức năng hô hấp.
1.1.3. ỨNG DỤNG CỦA HÔ HẤP KÝ TRONG NGÀNH PHỔI
HỌC [11][20]
Khi đứng trước một bệnh nhân nghi có vấn đề về hô hấp, các bác sĩ
thuộc chuyên ngành phổi học nên cho chỉ định làm hô hấp ký để chẩn đoán
và ước lượng đúng mức độ suy giảm của chức năng hô hấp. Thống kê của
chương trình giáo dục quốc gia về suyễn của Mỹ đã cho thấy cả bệnh nhân
lẫn bác sĩ đều không nhận xét chính xác về độ nặng của nghẽn tắc, làm cho
việc trị liệu bị chậm trễ. Thật vậy, đánh giá không đúng độ nặng của tình
trạng nghẽn tắc đường dẫn khí đã làm tăng tử vong của bệnh suyển cũng
như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Các cuộc điều tra cho thấy các bác sĩ không thể chẩn đoán chính xác
tình trạng nghẽn tắc đường dẫn khí hay hạn chế thể tích phổi bằng bệnh sử

và khám lâm sàng được. Trong cuộc điều tra tiến hành vào năm 1986 của

12

Russel N.Y, các bác sĩ chỉ chẩn đoán đúng tình trạng nghẽn tắc trong 83%
trường hợp, tình trạng hạn chế trong 50% trường hợp.
Việc chẩn đoán, phân độ nặng, chọn lựa các loại thuốc giãn phế quản
phù hợp cho từng bệnh nhân, cũng như theo dõi diễn biến bệnh đều cần đến
hô hấp ký. Vì những lý do trên, việc vận động, khuyến khích sử dụng hô hấp
ký như một xét nghiệm không thể thiếu được trong phổi học được tiến hành
ở khắp nơi, ngay cả ở những quốc gia có nền y học tiên tiến nhất.
Mục đích của việc đo hô hấp ký trong ngành phổi học là:
1.1.3.1. Để chẩn đoán tình trạng nghẽn đường dẫn khí
(suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
- Có tình trạng nghẽn tắc đường dẫn khí khi chỉ số Tiffeneau:
Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu (FEV
1
)
x 100 =
FEV
1

x 100< 70%
Dung tích sống (VC)
VC
-Hoặc chỉ số Gaensler
Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu (FEV
1
)
x 100 =

FEV
1

x 100< 70%
Dung tích sống gắng sức (FVC)
FVC




13

1.1.3. 2. Để phân độ nghẽn tắc
Khi đã xác định có nghẽn tắc đường dẫn khí với FEV
1
/VC < 70%
hoặc FEV
1
/FVC < 70%, mức độ nghẽn tắc được dựa trên % FEV
1
so với trị
số dự đoán (Theo BTS – 1997)
Bảng1.3: Bảng phân chia mức độ nghẽn tắc
% FEV1so với trị số dự đoán
Độ nghẽn tắc
% FEV
1
≥ 80%
60 ≤ % FEV
1

< 80%
40 ≤ % FEV
1
<60%
% FEV
1
<40%
Mấp mé (marginal)
Nhẹ
Trung bình
Nặng

1.1.3.3. Để chẩn đoán tình trạng hạn chế thể tích phổi
Nếu dung tích sống (VC) < 80% so với trị số dự đoán: có hội chứng
hạn chế*
Phân độ hạn chế dựa trên % VC so với trị số dự đoán
Bảng1.4: Bảng phân chia mức độ nghẽn tắc
% VC so với trị số dự đoán
Độ hạn chế
60 ≤ % VC < 80%
40 ≤ % VC < 60%
% VC < 40%
Nhẹ
Trung bình
Nặng
* Lưu ý: Chẩn đoán chính xác hội chứng hạn chế phải dựa trên tổng
dung lượng phổi TLC
1.1.3.4. Để thử thuốc giãn phế quản
Hô hấp kế lưu lượng – thể tích thường có thể ghi được hô hấp đồ
trước và sau khi thử thuốc và cho biết mức độ thay đổi để bác sĩ chẩn đoán

bệnh và chọn loại thuốc giãn phế quản phù hợp.
Việc đáp ứng với thuốc giãn phế quản cũng góp phần vào chẩn đoán
phân biệt suyễn và các dạng nghẽn tắc đường dẫn khí khác. Đặc biệt quan
trọng trong chẩn đoán các dạng suyễn không điển hình như suyễn dạng ho,
suyễn dạng khó thở…

14

1.1.3.5. Để phân bậc nặng hoặc giai đoạn bệnh trong suyễn và bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
1995 Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ công bố tài liệu "Tiêu chuẩn chẩn đoán
và chăm sóc bệnh nhân BPTNMT". Đây là một tài liệu dài 121 trang có 265
tài liệu tham khảo do hội đồng khoa học của Hội lồng ngực Hoa kỳ (ATS)
biên soạn.
2001, Viện Huyết học - Tim mạch - Hô hấp Hoa Kỳ và Tổ Chức Y Tế Thế
Giới đưa ra "Chương trình khởi động toàn cầu về BPTNMT" viết tắt là GOLD.
Hằng năm, hội đồng khoa học của GOLD lại nhóm họp và sửa đổi lại
một số nội dung của GOLD dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học trên toàn thế giới. Vì vậy, hầu như GOLD được cập nhật hằng năm và
mới nhất là GOLD 2014 [44]
1.2.1. Định nghĩa BPTNMT theo GOLD
BPTNMT là một bệnh có thể dự phòng được và điều trị được, một số
biểu hiện ngoài phổi của BPTNMT có lẽ góp phần vào độ trầm trọng trong
mỗi bệnh nhân. Về mặt hô hấp, bệnh được đặc trưng bởi sự giới hạn lưu
lượng khí không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí này thường
tiến triển nặng dần và phối hợp với một đáp ứng viêm bất thường của phổi
đối với các hạt rắn hay khí độc hại [1][16][44]
1.2.2. Giới hạn lưu lượng khí trong BPTNMT
Giới hạn lưu lượng khí đặc trưng cho BPTNMT gây nên bởi sự phối

hợp của bệnh đường thở nhỏ (viêm tiểu phế quản tắc nghẽn) và sự huỷ hoại
nhu mô phổi (khí phế thũng).
Đáp ứng viêm mạn tính gây nên các thay đổi về cấu trúc và làm hẹp
các đường thở nhỏ. Sự huỷ hoại nhu mô phổi, cũng bởi quá trình viêm làm
mất đi sự gắn bó chặt chẽ của các phế nang vào đường thở nhỏ và làm giảm
độ đàn hồi của phổi, hậu quả là các đường thở nhỏ không thể mở ra suốt thì
thở ra (phải đóng lại sớm gây bẫy khí).

15

Giới hạn lưu lượng khí được đo lường tốt nhất bởi hô hấp kế, các thông
số và đồ thị được tập hợp lại thành một hô hấp ký[2][11][43]
1.2.3. Thăm dò chức năng hô hấp bằng hô hấp ký [2][11][43][44]
Theo GOLD, hô hấp ký nên được đo sau khi dùng một liều thích hợp
thuộc giãn phế quản dạng hít (như 400 microgam salbuterol) để đảm bảo một
sự giãn ra hoàn toàn của đường thở
- Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu
Ở một người khỏe mạnh, sự chênh lệch ở những lần đo FEV1 liên tiếp là
60-270ml, trung bình là 183ml. Bằng cách sử dụng mẫu số FVC người ta nhận
được một chỉ số nhạy hơn để đánh giá sự tắc nghẽn đó là chỉ số FEV1/FVC.
- Dung tích sống gắng sức
Dung tích sống gắng sức không giúp đánh giá hội chứng tắc nghẽn,
nhưng sự giảm của FVC chứng tỏ có trở ngại trong thì thở ra hoặc một số
bệnh lý như khí phế thũng.
- Tỷ FEV1/FVC
Đây là thông số nhạy để chẩn đoán hội chứng tắc nghẽn phế quản.
1.2.4. Phân chia các giai đoạn BPTNMT dựa vào FEV1 sau khi
dùng thuốc giãn phế quản theo GOLD [2] [45]
Giai đoạn 1 nhẹ FEV1/FVC < 0,70
FEV1 ≥ 80% trị số dự đoán

Giai đoạn 2 Vừa FEV1/FVC < 0,70
50% ≤FEV1< 80% trị số dự đoán
Giai đoạn 3 Nặng FEV1/FVC < 0,70
30% ≤FEV1< 50% trị số dự đoán
Giai đoạn 4 Rất nặng
FEV1<30% trị số dự đoán hay
<50% % trị số dự đoán kèm với
suy hô hấp mãn hay tâm phế mạn

×