Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

CHỈ DẪN KĨ THUẬT THI CÔNG PHẦN HẠ TẦNG VÀ HỒ ĐIỀU HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 50 trang )

MỤC LỤC
Chương 1

TỔNG QUÁT

Chương 2

CÔNG TÁC ĐẤT ĐÁ, VẢI ĐỊA KỸ THUẬT, THẢM/ RỌ ĐÁ

Chương 3

CÔNG TÁC BÊ TÔNG

Chương 4

CÔNG TÁC CỐT THÉP VÀ VÁN KHUÔN

Chương 5

MƯƠNG VÀ CỐNG THOÁT NƯỚC

Chương 6

LÁT GẠCH MẶT BỜ HỒ

Trang C0-1


Chương 1

TỔNG QUÁT



MỞ ĐẦU

1.1

1.1.1 Chủ Đầu Tư
CÔNG TY CỔ PHẦN …………………………………………………………………….
1.1.2 Đơn Vị Tư Vấn Lập Bản Vẽ Thi Công
Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng
tên giao dịch là ……………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..
Điện thoại:
E-mail:
Website: www………….com.vn
Năm thành lập công ty: Năm 2003.
Giấy đăng ký kinh doanh số …………, ngày 17/06/2016 tại TP. Hồ Chí Minh
Giám đốc: TS. ………..
1.1.3 Nhân Sự Tham Gia
Chủ nhiệm thiết kế:
Chủ nhiệm KS địa hình:
Chủ nhiệm KS địa chất:
Chủ trì thiết kế nền móng:
Chủ trì thiết kế kết cấu:
Chủ trì thủy văn thủy lực:
Chủ trì dự toán:

KS
KS
KS
TS

KS
ThS
KS

1.1.4 Thời Gian Thực Hiện
-

Thực hiện lập thiết kế cơ sở: 23/01/2015 đến 04/02/2015
Thực hiện lập thiết kế bản vẽ thi công: 01/11/2016 đến 20/11/2016

1.1.5 Phạm Vi Áp Dụng
Tập Báo cáo chỉ dẫn kỹ thuật thi công này áp dụng cho tường kè và mương dẫn BTCT trong phạm vi
công trình Hồ điều tiết

Trang C1-1


1.2

CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ ĐỂ LẬP CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG

1.2.1 Các Văn Bản Pháp Lý
Quốc hội
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 29/11/2013 và có hiệu lực
từ ngày 01/07/2014.
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
23/106/2014, và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/06/2006.

- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông
qua ngày 21/06/2012, và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Chính phủ
- .Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng.
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định 752/QĐ-TTg ngày 19/06/2001 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát
nước TPHCM đến năm 2020.
Các Bộ và Cơ quan ngang bộ
- Quyết định số 853/QĐ-BNN-KHCN ngày 06/4/2010 của Bộ NN&PTNT về ban hành Tiêu chuẩn
kỹ thuật trong Dự án chống ngập úng khu vực TPHCM.
- Quyết định số 1600/QĐ-BNN-XD ngày 14/6/2010 của Bộ NN&PTNT về Phê duyệt kết quả tính
toán thủy văn thủy lực - Dự án thủy lợi chống ngập úng khu vực TpHCM
UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các Sở, Ban, Ngành trực thuộc
- Quyết định số 1762/QĐ-SGTVT ngày 18/6/2009 của Sở GTVT ban hành qui định về thực hiện đầu
tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang, quản lý vỉa hè và tăng mảng xanh, cây xanh đường phố
trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Chủ đầu tư, Nhà đầu tư và các đơn vị khác
- Hợp đồng tư vấn thiết kế.
- Quyết định phê duyệt thiết kế cơ sở.

Trang C1-2


1.2.2 Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Hiện Hành
Các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn ngành chủ yếu được sử dụng trong
quá trình lập TKBVTC được nêu trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng
TT
Tên tài liệu
Qui chuẩn xây dựng Việt Nam
1

Công trình thuỷ lợi. Các qui định chủ yếu về thiết kế (Vận dụng)

2

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông

Số hiệu
QCVN0405:2012/BNNPTNT
QCVN
7:2012/BKHCN

Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng
1

Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát
địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế

Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát
địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế
Công trình đê điều – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát
3
địa hình
4 Khảo sát hiện trường trong xây dựng
2


TCVN 8478 : 2010
TCVN 8477 : 2010
TCVN 8481:2010
TCVN 9363-2012

1
2
3
4
5
6

Tiêu chuẩn thiết kế về kết cấu thủy công
Nền các công trình thuỷ công - Tiêu chuẩn thiết kế
Kết cấu BT và BTCT thuỷ công - Tiêu chuẩn thiết kế
Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán thủy lực đập tràn
Công trình thủy lợi – Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu
Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài. Tiêu chuẩn thiết kế
Công trình thuỷ lợi – Thiết kế tầng lọc ngược công trình thuỷ công.

TCVN 4253-2012
TCVN 4116-1985
TCVN 9147-2012
TCVN 9151-2012
TCXD VN 51:2008
TCVN 8422:2010

7


Bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 8218:2009

1
2
3
4

Các tiêu chuẩn khác
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế
Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
Tiêu chuẩn thực hành về đất và vật liệu đắp gia cường
Tải trọng và tác động. Tiên chuẩn thiết kế
và các tiêu chuẩn liên quan khác được nêu trong khung tiêu chuẩn
được phê duyệt cho dự án này

TCVN 5574:2012
TCVN 5575:2012
BS 8006
TCVN 2737:1995

1.2.3 Hồ Sơ Thiết Kế Công Trình
Chỉ dẫn kỹ thuật thi công được lập dựa trên hồ sơ thiết kế công trình như sau:
Báo cáo khảo sát địa hình
Báo cáo khảo sát địa chất
Hồ sơ thiết kế cơ sở được duyệt

Trang C1-3



Chương 2

CÔNG TÁC ĐẤT ĐÁ, VẢI ĐỊA KỸ THUẬT, THẢM ĐÁ, RỌ ĐÁ

PHẠM VI ÁP DỤNG

2.1

Phần này bao gồm các yêu cầu kỹ thuật về công tác đào đắp và công tác thi công lắp đặt vải địa kỹ
thuật, bao tải cát, rọ đá và thảm đá bảo vệ bờ với hạng mục tường kè xung quanh Hồ điều tiết.
2.2

CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

Trừ khi có qui định khác, hoặc thể hiện trên bản vẽ thiết kế; tất cả vật liệu và/hay kỹ thuật thi công
phải tuân theo các Tiêu chuẩn dưới đây:
Bảng 3.1

Các quy chuẩn/ tiêu chuẩn áp dụng
Tên quy chuẩn/ tiêu chuẩn

STT

Số hiệu

I

Công tác đào đắp


1

Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4447: 2012

2

Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu

TCVN 9361:2012

3

Kênh đất - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 8305:2009

II

Sản xuất và thi công vải địa kỹ thuật

1
2
3

4

5


6

7

8
9

Vải địa kỹ thuật - Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu, xứ lý
thống kê
Geosynthetics - Wide-width tensile test
Vải địa kỹ thuật tổng hợp – Thí nghiệm độ bền kéo và độ giãn dài
Geosynthetics - Static puncture test (CBR test)
Vải địa kỹ thuật tổng hợp – Thí nghiệm kháng xuyên CBR
Geotextiles and geotextile-related products -Determination of the
characteristic opening size
Vải địa kỹ thuật và các sản phẩm liên quan – Xác định đặc trưng
kích thước lỗ biểu kiến
Geotextiles and geotextile-related products -Determination of
water permeability characteristics normal to the plane.
Vải địa kỹ thuật và các sản phẩm liên quan – Xác định đặc trưng
thấm theo phương đứng,
Geotextiles and geotextile-related products -Determination of
water flow capacity in their plane
Vải địa kỹ thuật và các sản phẩm liên quan – Xác định đặc trưng
lưu lượng thấm ngang
Geosynthetics - Test method for the determination of mass per
unit area of geotextiles and geotextile-related products
Vải địa kỹ thuật tổng hợp. Phương pháp thí nghiệm xác định khối
lượng trên đơn vị diện tích.
Geosynthetics - Determination of thickness at specified pressures

Vải địa kỹ thuật tổng hợp. Xác định chiều dày vải
Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây
Trang C2-1

TCVN 8222:2009
ISO 10319
ISO 12236

ISO 12956

ISO 11058

ISO 12958

ISO 9864

ISO 9863
TCVN 9844:2013


STT

Tên quy chuẩn/ tiêu chuẩn

Số hiệu

dựng nền đắp trên đất yếu
III

Sản xuất và thi công rọ đá và thảm đá


1

Rọ đá, thảm đá và các sản phẩm mắt lưới lục giác xoắn phục vụ
xây dựng công trình giao thông đường thủy - Yêu cầu kỹ thuật

2

Dây thép mạ kẽ thông dụng

3

4

5

6

TCVN 10335:2014
TCVN 2053:1993

Standard Test Methods for Density and specific gravity (relative
density ) of plastics by displacement
Phương pháp thí nghiệm xác định mật độ và tỷ trọng (mật độ
tương đối) của nhựa bằng phương pháp thay thế.
Standard Test Methods for Vulcanized Rubber and Thermoplastic
Elastomers-Tension
Phương pháp thí nghiệm xác định độ bền kéo của cao su lưu hóa
và nhựa nhiệt dẻo
Standard test method for rubber property – Durometer hardness

Phương pháp thí nghiệm xác định tính chất của cao su – Độ bền
cứng
Standard test method for Resistance of Plastic Materials to
Abrasion
Phương pháp thí nghiệm xác định sức kháng mài mòn của vật liệu
nhựa

IV

Các công tác khác

1

Công trình thủy lợi - Xây và lát gạch - Yêu cầu kỹ thuật thi công
và nghiệm thu

2

Công trình thủy lợi – Thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công

ASTM D 792

ASTM D 412

ASTM D 2240

ASTM D 1242

14TCN 12-2002
TCVN 8422:2010


Và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khác
Các Tiêu chuẩn tham khảo khác liên quan đến vải địa kỹ thuật và thảm đá được nêu chi tiết ở các
mục sau.
2.3

HỒ SƠ TRÌNH DUYỆT

Các hồ sơ cần trình duyệt cho Nhà đầu tư mà Nhà thầu phải thực hiện có liên quan đến công trình
như sau:
(i)

Các Bản vẽ và Tài liệu khảo sát

-

Các bản vẽ về khảo sát địa hình hiện trạng do Nhà thầu thực hiện trước khi bắt đầu bất kỳ công
tác đất (hoặc cát) nào.
Tất cả các bản vẽ về khảo sát địa hình khác do Nhà thầu thực hiện nhằm mục đích đo đạc khối
lượng thi công hoặc khối lượng đào đắp (các bản vẽ được qui định như trên phải được nộp
trong vòng 7 ngày kể từ khi hoàn thành công việc đo đạc).

(ii)

Các giấy chứng nhận

Trang C2-2


-


Các thí nghiệm trong phòng
Các thí nghiệm hiện trường

(iii)

Biện pháp thi công chi tiết

-

Biện pháp thi công đào, vận chuyển vật liệu, đắp và đầm nén.
Biện pháp thi công lắp đặt, định vị, nối các loại vải địa kỹ thuật.
Biện pháp thi công thả bao tải cát (nếu có).
Biện pháp thi công thả thảm đá (nếu có).
Chương trình quản lý chất lượng về công tác đất (hoặc cát) và các đề cương về sử dụng phòng
thí nghiệm tại công trường.

(iv)

Các mẫu thí nghiệm

-

Các loại vật liệu đắp.
Các loại vải địa kỹ thuật
Thảm/ Rọ đá.

Và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn hiện hành được Nhà đầu tư phê duyệt.
2.4


VẬT LIỆU

2.4.1 Yêu Cầu Chung
Các vật tư/ vật liệu chế tạo sẵn tại xưởng (vải, thảm đá,…) theo kích thước thiết kế, buộc thành từng
kiện/ gói định hình trước khi chở ra công trường.
Các vật liệu xây dựng (không áp dụng cho đất và cát đắp) phải có phiếu xuất kho, kiểm định chất lượng
sản xuất của cơ sở sản xuất.
Đối với cát, đá, đất, phải tiến hành lựa chọn nguồn cung cấp bao gồm (nhưng không hạn chế) việc khảo
sát kiểm tra, đánh giá về khả năng đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng cung cấp vật liệu theo tiến độ
công trình.

2.4.2 Vật Liệu Đắp
Vật liệu đắp có ký hiệu “cát san lấp” hoặc “cát đắp” trong các Bản vẽ và/hay vật liệu đổ trong bao phải
là cát tự nhiên có thành phần hạt mịn lọt sàng #200 ít hơn 15% và có hàm lượng hữu cơ không quá 5%
theo trọng lượng.
Đắp mang cống bằng đất chọn lọc (không tận dụng từ đất đào hố móng), có tính thấm thấp (nhỏ hơn 105
cm/s) và ổn định, chỉ số dẻo PI > 7, không lẫn rễ cây và chất hữu cơ.
Các loại đất sau đây không được dùng để đắp đất mang cống:
- Đất có hàm lượng chất hòa tan của các muối clorua lớn hơn 5%, của các muối sunfat hoặc muối
sunfat clorua lớn hơn 10% tính theo trọng lượng.
- Đất có hàm lượng chất hữu cơ chưa phân hủy hết lớn hơn 5% hoặc có chất hữu cơ đã phân hủy
hoàn toàn ở trạng thái không định hình lớn hơn 8% tính theo trọng lượng.
Trang C2-3


-

Đất cát mịn, đất bụi nặng, đất sét nặng.

Khi đã được khống chế với độ ẩm yêu cầu, đất được đầm nện cho đến khi dung trọng khô đạt 95% dung

trọng khô lớn nhất. Đất phải được đầm đạt dung trọng đồng nhất và không bị phân lớp, không có thấu
kính, vỉa và những mạch liên tục không có lợi khác.
2.4.3 Vật Liệu Thoát Nước
Vật liệu thoát nước (nếu có) phải là đá dăm thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Cỡ hạt từ 10 mm đến 20 mm
- Tạp chất hạt sét mịn nhỏ hơn hoặc bằng 3%.
- Cường độ chịu nén của đá nhỏ hơn 300 kg/cm2
2.4.4 Vải Địa Kỹ Thuật Phân Cách
Vải địa kỹ thuật phân cách và/hoặc lọc ngược có ký hiệu là GT1 sử dụng cho công trình này phải là vải
không dệt-xuyên kim, 100% sợi dài liên tục polypropylene chính phẩm được ổn định hóa tia cực tím.
Nhà sản xuất vải phải cung cấp bản công bố chất lượng và chứng nhận chất lượng được xác nhận bởi
phòng thí nghiệm có chứng chỉ ISO rằng vải được giao đến công trường thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật
nêu trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2

Các thông số yêu cầu của vải địa kỹ thuật GT1
Tiêu chuẩn
Đơn vị
Tính chất
thử nghiệm

Giá trị

Cường độ chịu kéo

ISO 10319

kN/m

≥ 24.0


Độ giãn dài kéo đứt (MD/CD)

ISO 10319

%

≥ 80/40

Cường độ xuyên thủng CBR

ISO 12236

N

≥ 3850

Xuyên thủng côn rơi động

ISO 13433

mm

≤ 15

Đường kính lỗ hiệu dụng, O90

ISO 12956

mm


 0,09

Khả năng thấm nước

ISO 11058

l/m2/s

≥ 55

Khối lượng đơn vị

ISO 9864

g/m2

≥ 325

Chiều dày

ISO 9863

mm

Cường độ kháng UV

ISO 10319

%


≥ 2,9
Giữ được cường độ sau 3
tháng ở ngoài trời ≥ 70%

2.4.5 Bao Cát
Bao cát là loại bao thường (bao dứa) dùng để chứa vật liệu rời. Bao cát thường có thể là bao có sẵn trên
thị trường hay bao được gia công từ bất kỳ loại vải nào miễn sao có thể chứa đầy cát và thả trong nước
với độ sâu tối đa là 30m mà cát trong bao không bị tổn thất trong quá trình vận chuyển, thả, dịch
chuyển, sắp xếp vào vị trí sau cùng. Không yêu cầu về độ bền dài hạn của loại bao này.
2.4.6 Rọ Đá/ Thảm Đá
Rọ đá/ thảm đá được chế tạo theo các yêu cầu nêu trong TCVN 10335:2014. Lưới chế tạo rọ/ thảm phải
có mắt lưới lục giác xoắn chặt 2 vòng kép. Đá được xếp chặt vào rọ/thảm ở hiện trường tạo thành kết
cấu mềm dẻo và thấm nước tốt.
Trang C2-4


Dây dùng để sản xuất rọ đá/ thảm đá là dây thép dẻo mạ kẽm theo phương pháp nhúng nóng và bọc
nhựa PVC có phụ gia chống tia cực tím. Chiều dày bọc nhựa danh định là 0,5 mm và chiều dày bọc
nhựa nhỏ nhất không nhỏ hơn 0,45mm. Kích thước của rọ/thảm, mắc lưới, và đường kính dây như sau:
Rọ đá
+ Kích thước rọ đá như thể hiện trên bản vẽ. Dung sai không vượt quá  10% đối với chiều cao,
và  5% đối với chiều dài và chiều rộng của rọ.
+ Mắc lưới: 80 mm x 100 mm (dung sai: rộng: ± 5%, dài: ± 10%)
+ Đường kính dây lưới (ID/OD): 2,7 mm/3,7 mm (dung sai lõi thép: +0,04/- 0,12 mm)
+ Đường kính dây viền (ID/OD): 3,4 mm/4,4 mm (dung sai lõi thép: +0,05/- 0,16 mm)
+ Đường kính dây buộc (ID/OD): 2,7 mm/3,7 mm (dung sai lõi thép: +0,04/- 0,12 mm)
+ Cường độ chịu kéo: 294 N/mm2 đến 490 N/mm2 theo tiêu chuẩn TCVN 2053:1993
+ Độ giãn dài kéo đứt: ≥ 10 % theo tiêu chuẩn BS 1052: 1980 (1999).
+ Hàm lượng mạ kẽm: ≥ 50g/m2 (loại mạ kẽm thường) TCVN 2053:1993.

Thảm đá
+ Kích thước thảm đá như thể hiện trên bản vẽ. Dung sai không vượt quá  10 % đối với chiều
cao và  5% đối với chiều dài và chiều rộng của thảm
+ Mắc lưới: 80 mm x 100 mm (dung sai: ± 10%)
+ Đường kính dây lưới (ID/OD): 2,7 mm/3,7 mm (dung sai lõi thép: +0,04/- 0,12 mm)
+ Đường kính dây viền (ID/OD): 3,4 mm/4,4 mm (dung sai lõi thép: +0,05/- 0,16 mm)
+ Đường kính dây buộc (ID/OD): 2,7 mm/3,7 mm (dung sai lõi thép: +0,04/- 0,12 mm)
+ Cường độ chịu kéo: 294 N/mm2 đến 490 N/mm2 theo tiêu chuẩn TCVN 2053:1993
+ Độ giãn dài kéo đứt: ≥ 10% theo tiêu chuẩn BS 1052: 1980 (1999).
+ Hàm lượng mạ kẽm: ≥ 50 g/m2 (loại mạ kẽm thường) TCVN 2053:1993
Đối với các thảm đá không theo quy cách trên thì được sản xuất theo chi tiết nêu trong bản vẽ thi
công.
Nhựa PVC
Nhựa dùng để bọc dây thép của thảm/ rọ đá phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Bảng 2.3
Bảng 2.3
STT
1
2
3
4
5
6

Các tính chất yêu cầu của nhựa PVC
Tính chất
Tiêu chuẩn
Tỷ trọng
ASTM D 792-91
Cường độ chịu kéo
ASTM D 412-92

Độ giãn dài
ASTM D 412-92
Độ cứng
ASTM D 2240-91
Môđun đàn hồi
ASTM D 412-92
Kháng mài mòn
ASTM D 1242-56

Đơn vị
g/cm3
kG/cm2
%
kG/cm2
cm3

Giá trị
1,30 -1,35
≥ 210
≥ 200
50-60 Shore D
≥ 190
≤ 0,30

2.4.7 Đá Trong Thảm Đá
Đá dùng để xếp trong thảm đá phải cứng chắc, tròn hoặc sắc cạnh, không bị tách lớp, bảo đảm độ
bền khi ngâm trong nước hoặc để lộ ngoài trời trong suốt thời gian tuổi thọ của công trình theo tiêu
chuẩn ASTM D 6711 hoặc theo các tiêu chí kỹ thuật sau đây
Trang C2-5



- Cường độ chịu nén của đá khi bão hòa nước không được nhỏ hơn 50Mpa.
- Không được nứt, phong hóa và không được lẫn thành phần sét và các thành phần tan rã khác.
- Tỷ số giữa cường độ giới hạn khi nén mẫu ở trạng thái bão hòa nước với cường độ giới hạn khi
nén mẫu ở trạng thái sấy khô đến mức khối lượng cố định không được nhỏ hơn 0,9 đối với đá
mác ma; 0,7 đối với đá trầm tích.
- Không được dùng đá có cấu trúc dẹt với tỷ số giữa kích thước lớn nhất và kích thước nhỏ nhất
của hòn đá lớn hơn 3
- Kích thước của viên đá từ 120 mm đến 250 mm. Đá ngoài cỡ cho phép trong phạm vi 5% đá
lớn và/hoặc 5% đá nhỏ. Trong mọi trường hợp, đường kính viên đá lớn không vượt quá 300
mm và đá nhỏ không nhỏ hơn 100 mm.
Không được dùng đá dăm, sỏi khi san lớp đá dưới các kết cấu đòi hỏi mức độ san thô.
2.4.8 Đá Dăm Lót
Đá dăm dùng để lót là loại cấp phối đá dăm có cỡ hạt danh định Dmax = 37.5mm theo TCVN
8859:2011.
2.5
KỸ THUẬT THI CÔNG
2.5.1 Yêu Cầu Chung
Các dung sai trong công tác đào đắp chỉ có tác dụng đánh giá về mặt kỹ thuật thi công và nghiệm thu.
Khối lượng sẽ được nghiệm thu theo thực tế thi công nhưng khối lượng vượt quá thiết kế sẽ không được
nghiệm thu và thanh toán.
Công tác đắp đất bao gồm các công việc: đào, xúc, vận chuyển, đổ, san, vằm, tưới, đầm. Tuỳ theo điều
kiện cụ thể của thi công, công cụ, thiết bị sử dụng mà phối hợp các công việc trên với nhau.
Việc đắp đất ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng cũng ảnh hưởng đến ổn định và chuyển vị của kết cấu
kè. Vì vậy, trước khi thực hiện việc này, cần phải tính toán lại và đánh giá kỹ càng các ảnh hưởng đến
kè để đảm bảo an toàn.
2.5.2 Công Tác Đo Đạc
Trước khi mặt đất của bất kỳ khu vực nào trong công trường được đào đắp hoặc được thi công bên trên,
Nhà thầu phải tiến hành đo vẽ kích thước và cao độ của phần đó. Nhà thầu cũng phải đo đạc kiểm tra
trong suốt quá trình đào để bảo đảm độ chính xác về kích thước và cao độ đào.

Khi đo vẽ kích thước và cao độ phải có sự chứng kiến của Nhà đầu tư hoặc Tư vấn giám sát (TVGS)
và được thể hiện theo phương pháp đã được qui định hoặc được chấp thuận bởi Nhà đầu tư/ TVGS,
những kích thước và cao độ đó khi đã được chấp thuận bởi Nhà đầu tư/ TVGS sẽ là căn cứ để nghiệm
thu công việc.
2.5.3 Công Tác Đào Để Thi Công Hố Móng
Khi thi công đào hố móng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Đào đất đúng đồ án thiết kế, tránh gây sạt lở. Đất thải phải đổ đúng nơi quy định.
b) Cần dự phòng mặt cắt đào có tính đến tu sửa, gia cố lớp áo hoàn chỉnh mặt cắt hố đào thiết kế được
Trang C2-6


thuận lợi, tránh đắp bù. Trường hợp phải đắp bù để bảo đảm mặt cắt hố đào thì phải xử lý tiếp giáp
bằng biện pháp đánh bậc cấp.
c) Việc đào hố móng cần chia thành từng đoạn đối với các hố móng dài; thi công các đoạn để đảm bảo
chất lượng.
d) Thi công hố móng ở các khu dân cư, khu đông người qua lại, công trình công cộng thì việc thi công
đào đất cần phải đảm bảo các điều kiện về an toàn, môi trường và sinh hoạt bình thường của nhân dân;
e) Khi đào hố móng ở các vùng đất yếu, dễ lún sụt và vùng đất có hang hốc, công trình ngầm hoặc công
trình quan trọng thì phải có biện pháp thi công hợp lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Nếu phát hiện sai sót trong đồ án thiết kế thì phải báo cho Nhà đầu tư / Giám sát thi công biết để xử
lý kịp thời.
Công tác đào phải được tiến hành từ phía sông với thiết bị đào bố trí trên xà lan. Trong trường hợp đào
từ phía bờ (đào trên cạn), Nhà thầu phải lập biện pháp thi công trình Nhà đầu tư hoặc Tư vấn giám sát
duyệt trước khi thi công, và khối lượng biện pháp thi công sẽ được nghiệm thu theo thực tế tại hiện
trường.
Các sai số cho phép trong thi công và nghiệm thu công trình:
+ Sai số cho phép đối với vị trí tim hố đào: ± 300 mm;
+ Sai số cho phép đối với bề rộng hố đào +100mm và -0mm
+ Sai số cho phép đối với độ dốc đáy hố đào là ±10%
+ Cao trình đào không được cao hơn hoặc không thấp hơn 50cm so với cao trình thiết kế. Phần đào

lố phải được đắp lại bằng bao cát.
Phải thường xuyên kiểm tra cao độ đáy hố đào và công trình theo thiết kế để tránh trường hợp thi công
xong hạng mục công trình mới phát hiện sai cao độ.
2.5.4 Công Tác Đào Thi Công Mái Dốc Bờ Sông
Công tác đào để thi công bảo vệ mái dốc bờ sông bao gồm đào và sửa mái dốc bờ sông thỏa mãn điều
kiện lát đá và lắp đặt thảm đá. Trong trường hợp đào bằng cơ giới thì phải chừa chiều dày dự trữ so với
thiết kế tối thiểu là 15cm để sửa mái.
Công tác đào phải được tiến hành từ phía sông với thiết bị đào bố trí trên xà lan. Trong trường hợp đào
từ phía bờ (đào trên cạn), Nhà thầu phải lập biện pháp thi công và trình Nhà đầu tư hoặc Tư vấn giám
sát duyệt trước khi thi công, và khối lượng biện pháp thi công sẽ được nghiệm thu theo thực tế tại hiện
trường.
Vật liệu đào được đổ ở các hố xói phía trước kè và/hoặc đổ bù vào những vị trí khác khi được Chủ
đầu tư/ TVGS chấp thuận.
Các sai số cho phép trong thi công và nghiệm thu công trình:
+ Sai số cho phép đối với cao trình đỉnh (bờ) mái dốc: Không được thấp hơn cao trình thiết kế
+ Sai số cho phép đối với hệ số mái dốc là +10% và -0%
2.5.5 Công Tác Đắp
Công tác đắp phải tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:
- Công tác đắp bao gồm đắp lại xung quanh các kết cấu bê tông, đắp đất sau lưng tường kè, đắp khu
Trang C2-7


-

-

-

vực mang cống và đắp ở các khu vực san lấp khác. Khi đắp mái bằng thủ công hay cơ giới cũng
đều phải đắp dôi so với thiết kế tối thiểu là 15cm để sau này tu chỉnh bằng thủ công. Công tác đắp

hoàn thiện phải được thực hiện theo đúng kích thước và cao trình trong các Bản vẽ thiết kế.
Vật liệu đắp phải là cát san lấp theo qui định ở Điều 2.4.2, hay đất đào móng có chất lượng phù
hợp được Nhà đầu tư/ TVGS chấp thuận.
Đất/ cát đắp, sau khi đổ xong phải san phẳng thành từng lớp. Nếu đầm thủ công, chiều dày lớp đất
chưa đầm khống chế từ 15 cm đến 20 cm. Đối với đầm cơ giới, trước khi quyết định chiều dày lớp
đổ cần thí nghiệm đầm nén hiện trường để xác định chiều dày hợp lý và các chỉ tiêu khác như áp
lực đầm, tốc độ máy chạy, độ ẩm thích hợp và độ ẩm khống chế, số lần đầm; nếu không thí nghiệm
được thì có thể lấy chiều dày lớp đất chưa đầm là 50cm.
Đối với các lớp đắp sau kè , hệ số đầm chặt tối thiểu 0.95 đối với lớp đắp từ +1.00m trở lên và 0.9
đối với các lớp đắp dưới +1.00. Hệ số đầm chặt tối thiểu phải là 0,90 đối với các lớp đắp không
hoặc chưa được chỉ định trong bản vẽ.
Khi đắp đất/ cát cần bảo đảm cho đất nền có độ ẩm gần độ ẩm đầm nén tốt nhất, sau đó đánh xờm
tạo tiếp giáp tốt rồi mới bắt đầu đắp lớp đất đầu tiên. Trước khi đắp lớp đất tiếp theo phải đánh
xờm lớp trước. Nếu sử dụng đầm lăn có vấu thì không phải đánh xờm (trừ chỗ người hoặc xe đi
qua làm cho mặt đất bị nhẵn).

Trong trường hợp phải đánh xờm, có thể thực hiện theo các bước sau:
a) Cuốc tạo các hốc theo các hình hoa mai trên toàn bộ diện tích, hốc nọ cách hốc kia từ 20 cm
đến 25 cm, sâu từ 3 cm đến 5 cm;
b) Lắp cào phía sau máy kéo để xới đất lên;
c) Dùng đầm vấu lăn một lượt.
Chỗ tiếp giáp giữa hai đoạn phải bạt đất ở phần đã đắp tới lớp đất đã đầm chặt với mái dốc m ≥ 2, đánh
xờm rồi mới được tiếp tục đắp đất. Trước khi đắp phải làm cho độ ẩm mái cũ trong phạm vi khống chế.
Đất bạt từ mái phải vằm nhỏ, xử lý để có độ ẩm gần như nhau mới được sử dụng lại. Chỉ xử lý mái tiếp
giáp ngay trước khi đắp tiếp. Trường hợp chưa đắp ngay chổ tiếp giáp thì chừa lại một lớp đất mặt dày
20 cm để tránh đất bị thay đổi độ ẩm và biến chất và lớp đất này được bóc trước khi xử lý và đắp phần
tiếp giáp.
Đất sau khi san thành lớp, nếu đầm bằng thủ công cần được vằm nhỏ thành những viên có đường kính
từ 5cm trở xuống. Kích thước lớn nhất của các viên đất phải qua thí nghiệm ở hiện trường để xác định.
Việc tiến hành thí nghiệm như sau: rải một lớp đất có lẫn các viên lớn và tiến hành đầm, sau đó đào lên

bửa ra xem các viên đất lớn có bị vỡ ra và tạo thành một khối đồng nhất với đất xung quanh không. Thí
nghiệm nhiều lần với các đường kính viên đất khác nhau, đến khi với đường kính viên đất lớn nhất mà
kết quả đạt được các yêu cầu thiết kế thì chọn đó là đường kính lớn nhất cần phải vằm nhỏ. Nếu đầm
bằng cơ giới thì đất không cần phải vằm nhỏ.
Lúc đổ đất/ cát mà gặp trời mưa thì phải ngừng thi công, khơi rãnh thoát nước, không cho người và xe
đi qua. Khi tạnh mưa phải đợi cho lớp đất trên mặt bốc hơi, đạt độ ẩm khống chế hoặc phải bóc hết lớp
đất quá ướt đi rồi đánh xờm để đắp lớp đất mới và đầm lại cả lớp đất đã đầm và chưa đầm để đạt độ
chặt và dung trọng thiết kế.
Với thời tiết khô hanh, nếu lượng ngậm nước của lớp đất đã được đầm chặt bốc hơi quá nhiều thì trước
khi đắp thêm lớp khác phải tưới thêm nước cho đủ độ ẩm thích hợp. Nếu thi công gián đoạn, lớp đất cũ
bị nứt nẻ nhiều thì phải bóc hết những chỗ nứt nẻ rồi mới được tiếp tục đắp.

Trang C2-8


Độ chặt yêu cầu của đất được biểu thị bằng khối lượng thể tích khô của đất hay hệ số đầm chặt. Độ chặt
yêu cầu của đất được quy định trong thiết kế trên cơ sở kết quả thí nghiệm đất theo phương pháp đầm
nén tiêu chuẩn xác định độ chặt lớn nhất và độ ẩm lớn nhất của đất. Để đạt được khối lượng thể tích
khô lớn nhất, đất đắp phải có độ ẩm tốt nhất. Độ sai lệch về độ ẩm của đất đắp được yêu cầu như sau:
- Đối với đất dính (sét): ±10% của độ ẩm tốt nhất
- Đối với đất không dính (cát): ±20% của độ ẩm tốt nhất
Nếu sử dụng đầm nện thủ công, thì nên dùng đầm có trọng lượng từ 20kg đến 30kg. Các vết đầm phải
chồng lên nhau không lớn hơn 1/3 chiều rộng quả đầm trong trường hợp đầm thủ công và từ 10cm ÷
15cm nếu đầm bằng cơ giới.
Phân đoạn đầm cần đảm bảo vết đầm ở dải đất giáp giới hai đoạn đầm kề nhau phải chồng lên nhau ít
nhất 50cm
2.5.6 Gia Cố Mái Dốc Bằng Các Tấm Bê Tông
Khi gia cố mái dốc bằng bê tông đổ tại chỗ hoặc các tấm bê tông đúc sẵn thì ngoài việc kiểm tra chất
lượng các tấm bê tông theo các tiêu chuẩn về thi công bê tông tại chỗ và đúc sẵn, tiêu chuẩn về chất
lượng vật liệu trong xây dựng thủy lợi, còn phải kiểm tra độ bằng phẳng của các tấm, xử lý khe tiếp

giáp giữa các tấm theo yêu cầu thiết kế.
2.5.7 Lưu Trữ Và Trải Vải Địa Kỹ Thuật Phân Cách (GT1)
Trong thời gian lưu kho ngoài công trường, các cuộn vải phải được bao gói và để cao khỏi mặt đất ẩm
ướt và có biện pháp che đậy phù hợp để ngăn ngừa những hư hỏng do các tác động tại công trường, do
bức xạ tia cực tím, do các hóa chất, lửa hoặc do bất cứ điều kiện môi trường nào khác có thể làm ảnh
hưởng đến các tính chất cơ lý của vải.
Mặt bằng trước khi trải vải cần phải được phát quang và dọn sạch gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và các vật
liệu không phù hợp khác, được đào đắp đến cao độ thiết kế.
Vải địa kỹ thuật phân cách (GT1) có thể được trải với chiều dọc cuộn vải theo hướng song song hoặc
thẳng góc với tuyến kè phụ thuộc vào biện pháp thi công. Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo
thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm đảm bảo
các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất/ cát trên mặt vải.
Để giảm thiểu các khả năng hư hỏng trong thi công, thời gian tối đa từ lúc trải vải đến khi đắp phủ mặt
vải không quá 07 ngày.
Vải địa kỹ thuật có thể được nối bằng các phương pháp nối may hoặc nối chồng mí.
-

Nối may phải được thực hiện bằng máy may. Chỉ may phải là chỉ propylene, polyamide, hoặc
polyester có lực kéo đứt của 1 sợi chỉ không nhỏ hơn 40N. Cường độ chịu kéo tại mối nối phải
bằng hoặc lớn hơn 70% cường độ chịu kéo của vải. Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường
may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25mm. Trong trường hợp may đôi, khoảng cách giữa hai
đường may không được nhỏ hơn 5mm. Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm
tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7mm đến 10mm.

Trang C2-9


-

Đối với vải GT1, nối chồng mí phải được thực hiện với chiều rộng chồng mí theo Bản vẽ thiết kế.

Nếu không quy định trong Bản vẽ thiết kế, chiều rộng chồng mí tối thiểu là 30cm trên cạn và
100cm dưới nước

Lớp vải địa kỹ thuật phải được định vị và giữ chặt vào mặt đất (lòng sông), sau khi trải và định vị
không được để vải nổi hay trôi lơ lửng theo dòng nước.
Không được thả rơi tự do các viên đá trên mặt vải với chiều cao rơi lớn hơn 0,3 m.
Thiết bị thi công phải phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp
đầu tiên không lớn hơn 75mm nhằm giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.
2.5.8 Đắp Bao Cát
Bao cát như được quy định ở Điều 2.4.5 phải được đổ đầy cát và được đóng miệng bằng phương pháp
may hay buộc. Công tác đổ cát và may miệng bao có thể được thực hiện tại hiện trường hoặc tại nơi
khác đã được Nhà đầu tư/ TVGS chấp thuận.
Để giảm thiểu khả năng hư hỏng, các bao cát không được để lộ dưới ánh nắng mặt trời quá 3 ngày.
Các bao cát có thể được lắp đặt vào vị trí bằng cách thả rơi tự do trong nước.
2.5.9 Thi Công Lắp Đặt Thảm Đá
Trước khi lắp đặt thảm đá, cần phải nạo vét lớp bùn cát lắng đọng trên bề mặt hố móng trước khi
lấp thảm đá, hoặc bùn cát, lắng đọng trên bề mặt lớp đá trong thời gian buộc ngừng thi công.
Đổ đá phải tính đến dự trữ do lún của công trình và do lún chìm trong đất.
Khi thi công đổ đá, phải thường xuyên đo sâu và xác định lượng đá đã sử dụng để kiểm tra mức độ
lún của lớp đá đổ.
Lắp đặt thảm đá: Mở các thảm đá trên mặt nền cứng phẳng và dũi thẳng các nếp gấp nếu có do đóng gói
và vận chuyển. Dựng đứng các tấm biên và vách ngăn, nối chắc chắn với nhau các tấm mặt sau và mặt
trước vào các tấm biên và vách ngăn bằng dây buộc hoặc dây nẹp.
Đối với nối bằng dây buộc, trình tự buộc dây bao gồm cắt một đoạn dây buộc có chiều dài vừa đủ, luồn
và/xoắn đầu dây vào mắt lưới. Tiến hành buộc dây dọc theo các mắc lưới theo cách buộc một vòng đơn
xen kẽ một vòng kép. Các vòng kép buộc cách nhau từ 10cm đến 15cm. Khi sử dụng dây buộc để ráp
nối các cấu kiện, có thể sử dụng kìm để tạo mối nối chặt hơn, tuy nhiên không được làm hư hại lớp phủ
của dây.
Đối với nối bằng dây nẹp, có thể nẹp bằng dụng cụ cơ học bằng tay hoặc bằng máy nén. Khoảng
cách các dây nẹp không được vượt quá 15cm dọc theo tất cả các cạnh. Các nẹp đai có thể được bọc

kẽm, thép chống ăn mòn hoặc hợp kim kẽm - 5% nhôm - mishmetal.
Lắp đặt các thảm đá tiến hành như sau:
- Lắp dựng thảm và sắp xếp đá hộc vào thảm đá trên xà lan tạo thành từng thảm đá hoàn thiện
trước khi thả vào vị trí. Cách xếp đá được quy định như sau:

Trang C2-10


+

-

-

Trước khi đổ đá, rọ phải được định vị chính xác vào vị trí và phải được liên kết chắc chắn với
rọ liền kề. Khi cần thiết, có thể sử dụng hệ thống neo giữa hoặc bằng hệ thống các neo đóng
vào đất.
+ Đá đổ phải được lèn chặt bằng xà beng sao cho độ rỗng giữa các viên đá nhỏ nhất, trong đó sử
dụng các viên đá nhỏ chèn khe giữa 2 viên đá lớn để đảm bảo độ chặt của thảm.
+ Sau khi đổ đầy thảm không bị tung mối buộc, không bị phình, giữ được hình dạng và kích
thước ban đầu, đá trong thảm không bị xộc xệch.
+ Công tác đổ đá vào thảm có thể thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới. Đổ một lớp kín đáy
trước, sau đó đổ cao dần lên đến đầy thảm. Đổ lớp đầu tiên phải nhẹ nhàng để không làm hỏng
lớp bảo vệ lưới thép đáy thảm và làm hư hỏng lớp vải lọc.
+ Lớp trên cùng được đổ cao hơn tấm nắp lưới thép khoảng 3-5cm để phòng lún của đá trong
thảm.
+ Trong quá trình đổ đá vào thảm, việc kéo ép hai mặt bên đối xứng là biện pháp chính để thảm
không bị biến dạng, bị phình so với hình dáng thiết kế. Dây kéo là dây buộc thảm thép một sợi
hoặc chập đôi xoắn vòng qua hai lưới thành hình số 8 ở giữa có chốt để xoắn làm căng dây
kéo.

+ Sau khi đổ đá vào đầy thảm nhà thầu tiến hành san phẳng rồi đậy và buộc nắp, cần giữ cho tấm
nắp không bị căng quá và đậy kín thảm. Dây buộc nắp cũng là dây đã sử dụng để buộc thảm
và nút cuối cùng phải ở góc và quấn 3 vòng .
Thả thảm đá vào vị trí lắp đặt bằng cẩu hay thiết bị chuyên dùng với nhằm định vị bảo đảm thảm
đá được lắp vào đúng vị trí yêu cầu. Khoảng hở tối đa cho phép giữa các thảm đá kế cận sau khi
lắp đặt không được lớn hơn đường kính viên đá nhỏ nhất (100mm); trong trường hợp khoảng hở
lớn hơn Nhà thầu phải đổ bù vào các khoảng hở trên bằng loại đá trong thảm; hay/và khắc phục
theo yêu cầu của Nhà đầu tư/ Tư vấn giám sát. Các khối lượng phát sinh để khắc phục do thi công
sai sẽ không được nghiệm thu thanh toán.
Sai số về cao độ lắp đặt thảm đá là  10cm.
Tại các vị trí mà kích thước của thảm thông thường không khớp với vị trí lắp đặt, hoặc sẽ bố trí các
thảm đặc biệt như thể hiện trong bản vẽ thi công; hoặc điều chỉnh bằng cách cắt giảm bớt kích
thước hoặc nối liên kết dài hơn. Việc cắt hay hối dài thêm thảm phải đảm bảo rằng chất lượng
tương tự như thảm thông thường.

Thảm đá có thể uốn cong như thể hiện trong bản vẽ mà chất lượng không bị biến đổi. Khi đó, nắp
thảm phải được điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng của thảm sau khi hoàn thiện lấp đá.
Tất cả các dây buộc phải được gấp hướng vào trong hoặc cắt bỏ cẩn thận.
Có thể thi công lắp đặt thảm đá cho một phân đoạn thí nghiệm trước khi thi công đại trà.
2.6

THÍ NGHIỆM

Các thí nghiệm hiện trường cần được tiến hành theo các yêu cầu sau (theo Điều 9.21 và 11.1.7 –
TCVN 4447:2012).
Nhà thầu phải có trách nhiệm tiến hành các thí nghiệm hiện trường và trong phòng được yêu cầu để
kiểm soát chất lượng các công tác đất/ cát.
(i)
Thí nghiệm đất/cát đắp: Các thí nghiệm phải được thí nghiệm tại hiện trường hoặc ở phòng thí
nghiệm ngoài công trường đã được Nhà đầu tư/ TVGS chấp thuận. Các thí nghiệm dung trọng

đất đắp hiện trường phải được thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành để bảo đảm rằng
hệ số đầm chặt thỏa mãn theo qui định kỹ thuật. Hồ sơ phải nộp cho Nhà đầu tư/ TVGS bao
Trang C2-11


gồm 02 bộ kết quả thí nghiệm và các tính toán. Khối lượng thí nghiệm tối thiểu cho mỗi lớp
đầm được liệt kê dưới đây hoặc theo yêu cầu khác của Nhà đầu tư:
- Thành phần hạt :
01 nhóm mẫu cho 1500 m3 cát đắp.
- Dung trọng hiện trường:
01 nhóm mẫu cho 150 m3 đối với đất hoặc đất pha cát;
300m3 đối với cát.
- Độ ẩm hiện trường:
01 nhóm mẫu cho 150 m3 đối với đất hoặc đất pha cát;
300m3 đối với cát.
- Dung trọng và độ ẩm tối ưu: 01 nhóm mẫu cho 150 m3 đối với đất hoặc đất pha cát;
300m3 đối với cát.
(1 nhóm gồm 03 mẫu)
(ii)

Thí nghiệm vải địa kỹ thuật: Nhà thầu phải có trách nhiệm tiến hành tất cả các thí nghiệm hiện
trường và trong phòng để bảo đảm rằng vải địa đã được lắp đặt phù hợp với các giới hạn và tiêu
chuẩn thí nghiệm đã được qui định ở Điều 2.4.4 và Error! Reference source not found.. Khối
lượng thí nghiệm tối thiểu là 01 mẫu cho 10.000 m2 và không ít hơn 01 mẫu cho mỗi lô hàng.
Các thông số phải được thí nghiệm được liệt kê dưới đây hoặc theo yêu cầu khác của Nhà đầu
tư:

Bảng 2.4

Các thông số kỹ thuật của vải yêu cầu thí nghiệm

Tính chất

Tiêu chuẩn thử

Cường độ chịu kéo

ISO 10319

Độ giãn dài kéo đứt (MD/CD)

ISO 10319

Sức kháng xuyên thủng CBR

ISO 12236

Đường kính lỗ hiệu dụng, O90

ISO 12956

Hệ số thấm vuông góc mặt vải

ISO 11058

Hệ số thấm trong mặt phẳng vải

ISO 12958

Khối lượng đơn vị


ISO 9864

Chiều dày

ISO 9863

Kháng tia cực tím UV

Xác nhận của Nhà sản xuất

(iii)

Thí nghiệm rọ đá/ thảm đá: Nhà thầu phải có trách nhiệm tiến hành tất cả các thí nghiệm hiện
trường và trong phòng để bảo đảm rằng rọ đá/ thảm đá đã được lắp đặt phù hợp với các giới hạn
và tiêu chuẩn thí nghiệm đã được qui định ở Điều 2.4.6. Khối lượng thí nghiệm tối thiểu là 1
mẫu 500 rọ đá/ thảm đá và không ít hơn 01 mẫu cho mỗi lọai thảm. Tất cả các tính chất thể
hiện trong Điều 2.4.6 phải được thí nghiệm hoặc theo yêu cầu khác của Nhà đầu tư. Đối với
thảm đã được đổ đá, kiểm tra độ chặt của đá bằng thủ công theo khối lượng đá trong rọ và ít
nhất 1 mẫu trong ngày có thi công thảm đá. Nếu kết quả kiểm tra không đạt thì nhà thầu phải
thực hiện biện pháp kiểm tra khác do Nhà đầu tư phê duyệt.

2.7

NGHIỆM THU

2.7.1 Tổng Quát
Thuật ngữ “hạng mục” được dùng trong phần này được hiểu là “hạng mục” trong tập Tiên lượng
Trang C2-12



khối lượng hay dự toán.
Các tài liệu dùng để nghiệm thu bao gồm (nhưng không hạn chế)
+ Hồ sơ thiết kế bao gồm các báo cáo, thuyết minh, bản vẽ;
+ Tài liệu trắc đạc trước và sau khi thi công;
+ Sổ nhật ký thi công, sổ ghi chép các tài liệu thí nghiệm chất lượng công trình; ghi chép những
thay đổi về thiết kế trong quá trình thi công, các văn bản có liên quan;
+ Tài liệu về khối lượng công trình;
+ Tài liệu quan trắc độ lún, biến dạng
+ Tài liệu, các bản vẽ hoàn công theo quy định hiện hành.
+ Các tài liệu/ hồ sơ khác nếu có.
Khi nghiệm thu toàn bộ công trình thì phải có toàn bộ tài liệu, biên bản nghiệm thu từng phần, hồ sơ
hoàn công. Các tài liệu trên phải có chữ ký và đóng dấu của Nhà thầu thi công.
2.7.2 Đào
Khối lượng đào được tính bằng thể tích theo kích thước và chiều sâu đào nêu trong các Bản vẽ.
2.7.3 Đắp
Khối lượng đắp được tính bằng thể tích sau khi đầm nén của vật liệu theo các kích thước và cao độ thể
hiện trên các Bản vẽ. Nhà thầu phải chịu các chí phí về đầm nén và về bất kỳ khối lượng hao hụt nếu
có do vật liệu lún vào đất nền.
Nhà thầu phải tự thiết kế, lắp đặt và quan trắc lún nền đắp trong quá trình thi công để có cơ sở nghiệm
thu khối lượng bù lún.
2.7.4 Các Loại Vải Địa Kỹ Thuật
Tất cả các loại vải địa kỹ thuật được tính theo m2 hoàn thiện, theo các giới hạn thể hiện trong Bản
vẽ thiết kế.
2.7.5 Bao Cát
Khối lượng bao cát được tính theo thể tích dựa trên các giới hạn và chiều sâu đo đạc trước và sau
khi thi công lắp đặt. Khối lượng bao cát ước tính cho một mét khối cát là 40 bao.
2.7.6 Thảm Đá
Khối lượng thảm đá được tính theo số lượng thảm dựa trên kích thước công trình thể hiện trong các
Bản vẽ.
Khi nghiệm thu, có thể sử dụng thợ lặn để kiểm tra vị trí và liên kết giữa các thảm so với yêu cầu

thiết kế, hiệu chỉnh vị trí nếu có sai phạm.
.

Trang C2-13


Chương 3 CÔNG TÁC BÊ TÔNG
3.1

PHẠM VI ÁP DỤNG

Các yêu cầu/ quy định kỹ thuật trong chương này chỉ áp dụng cho công tác bê tông đối với cho hạng
mục Hồ điều tiết.
3.2

TIÊU CHUẨN CÓ LIÊN QUAN

Trừ khi được chỉ định trong Bản vẽ, vật liệu, sản xuất và qui trình thí nghiệm bê tông phải tuân thủ các
Tiêu chuẩn thống kê dưới đây :
QCVN 07:2012/BKHCN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông
TCXD 65 : 1989
Qui định sử dụng xi măng hợp lý trong xây dựng
TCVN 2682 : 2009 Xi măng Portland.
TCVN 4033 : 1995 Xi măng Portland Pozzolan. Điều kiện kỹ thuật .
TCVN 6067 : 2004 Xi măng Portland bền Sulphate. Điều kiện kỹ thuật .
TCVN 6260:2009
Xi măng Portland hỗn hợp. Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7570: 2006
Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4506:2012
Nước trộn bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật .
TCVN 1651-1 : 2008 Thép cốt bê tông. Phần 1: Thép thanh tròn trơn.
TCVN 1651-2 : 2008 Thép cốt bê tông. Phần 2: Thép thanh vằn
TCVN 5574 : 2012 Bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế (tham khảo)
TCVN 8826 : 2011 Phụ gia hoá học trong bê tông.
TCVN 8828:2011
Bê tông. Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên
TCVN 9340:2012
Hỗn hợp bê tông trộn sẵn. Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm
thu.
TCVN 5724:1993
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Điều kiện tối thiểu để thi công và
nghiệm thu
TCVN 9343:2012
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì
TCVN 4453:2012
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm
thu.
Và các tiêu chuẩn hiện hành khác nêu trong tập Quy chuẩn, tiêu chuẩn được duyệt
3.3

CÁC HỒ SƠ NHÀ THẦU PHẢI TRÌNH

3.3.1 Tổng Quan
Hồ sơ phải trình của Nhà thầu có liên quan đến công tác bê tông được trình bày theo từng Mục trong
Chỉ dẫn kỹ thuật này.
3.3.2 Chứng Chỉ
Các vật liệu sau đây phải có chứng chỉ của nhà sản xuất và cung cấp theo đúng Tiêu chuẩn qui định.
Xi măng

Cốt liệu
Phụ gia
Vật liệu của nối (joăng)
Bê tông trộn sẵn (bê tông thương phẩm)
Chứng chỉ cân chỉnh thiết bị sau đây, cấp bởi cơ quan hay cá nhân được Chủ đầu tư chấp thuận:
Thiết bị cân
Thiết bị pha chế
Thiết bị trộn
Trang C3-1


Chứng chỉ kết quả thí nghiệm cấp bởi cơ quan hoặc cá nhân được Chủ đầu tư chấp thuận:
Cốt liệu
Độ ẩm cốt liệu
Bê tông thương phẩm
Khuôn lấy mẫu lập phương (150x150x150mm), khuôn mẫu trụ D150x300mm
Bê tông ngưng kết
3.3.3 Mẫu
Mẫu của tất cả vật tư/vật liệu kể trên, trừ mẫu bê tông và nước, và những mẫu được duyệt phải được
dán nhãn và lưu giữ nơi thích hợp tại công trường để làm đối chứng.
3.3.4 Cấp Phối Bê Tông
Thiết kế chi tiết cấp phối bê tông cho tất cả các Mac bê tông yêu cầu cho công trình cùng với đề xuất
phương pháp vận chuyển, trung chuyển, đổ và đầm.
3.3.5 Những Hồ Sơ Phải Trình Duyệt Khác
Các đề xuất có liên quan đến công trình như sau:
Chi tiết thiết kế cấp phối bê tông
Bố trí mạch ngừng thi công và khối đổ
Các giải pháp đặc biệt cho những tình huống cá biệt (chẳng hạn như đổ bê tông trong nước)
Phương pháp đúc và lắp các khối bê tông đúc sẵn
Phương pháp bảo dưỡng bê tông

3.3.6 Các Ghi Chép Trong Công Tác Bê Tông
Hàng ngày, Nhà thầu phải nộp các ghi chép về tất cả các công tác bê tông đã thực hiện trong ngày hôm
trước. Các chi tiết phải ghi chép như sau:
(a)
(b)
-

Ứng với mỗi loại Mac bê tông:
Số lượng mẻ trộn;
Số lượng mẻ trộn và khối lượng bê tông đã đổ;
Số lượng mẻ trộn hủy bỏ hay bị từ chối
Trọng lượng ximăng đã sử dụng.
Ứng với mỗi vị trí công trình:
Vị trí đổ bê tông (số hiệu lớp hay khối đổ);
Mac bê tông đã đổ;
Tổng khối lượng bê tông đã đổ và số lượng mẻ trộn.

Ngoài ra, Nhà thầu phải ghi chép chính xác các thông tin về ngày giờ, thời tiết, điều kiện nhiệt độ khi
đổ bê tông cho từng hạng mục của công trình. Các thông tin này luôn sẵn sàng tại công trường trong
mọi lúc để Chủ đầu tư kiểm tra.
Kết quả thí nghiệm bê tông cũng phải được lưu trữ cùng với hồ sơ công tác bê tông tương ứng cho từng
bộ phận công trình.
3.4

VẬT LIỆU

3.4.1 Xi Măng
Xi măng dùng cho bất cứ loại cấp phối nào cũng phải tuân thủ theo TCVN 6067:2004.
Trang C3-2



Ứng với mỗi đợt nhập xi măng về công trường, Nhà thầu phải lấy mẫu và thí nghiệm khi có yêu cầu của
Chủ đầu tư. Xi măng bị vón cục hay đông cứng từng phần, khi có ý kiến từ chối của Chủ đầu tư hoặc
Tư vấn giám sát, Nhà thầu phải lập tức đưa xi măng này ra khỏi công trường. Xi măng lưu kho tại công
trường quá 40 ngày hay khi Chủ đầu tư nghi ngờ về chất lượng, thì ximăng đó không được sử dụng cho
công trình, trừ khi được thí nghiệm lại và kết quả thí nghiệm phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam có liên
quan.
3.4.2 Lưu Kho Xi Măng
Ngay khi chuyển đến công trường, xi măng phải được chứa trong kho kín và có thiết bị thông gió tích
cực, sàn kho phải cao hơn mặt đất 500 mm và có biện pháp chống ẩm hiệu quả. Tất cả thiết bị kho phải
được Chủ đầu tư chấp thuận và kho phải dễ dàng tiếp cận để giám sát. Xi măng trong mỗi đợt nhập kho
phải chứa riêng biệt và Nhà thầu phải sử dụng xi măng theo thứ tự thời gian nhập kho.
Xi măng khác loại và khác nguồn cung cấp phải chứa riêng biệt trong các kho được đánh dấu rõ ràng.
Xi măng cung cấp đến hiện trường dạng bao, phải giữ kín bao cho đến khi sử dụng. Khi đã mở bao, xi
măng phải được sử dụng ngay nếu không phải chuyển ra khỏi công trường.
3.4.3 Cốt Liệu
Cốt liệu cho bê tông phải nhập từ nguồn được duyệt, cấp phối và những yêu cầu khác phải tuân thủ
TCVN 7570:2006, và phải được rửa sạch.
Độ hút ẩm của cốt liệu khi thí nghiệm theo TCVN 7570:2006, phải không vượt quá 3%.
Thứ phẩm từ hầm mỏ
Cốt liệu dùng cho bê tông không được nhập từ vật liệu thải của các mỏ kim loại.
Phản ứng kiềm-silic dioxyt
Cốt liệu nhỏ và thô, mỗi loại phải chứa ít nhất 95% của một hay nhiều loại đá thống kê sau đây. Nguồn
cốt liệu không được chứa Silic đioxyt opal hay đá lửa, đá phiến silic hay khoáng chất chanxeđon, các
loại khoáng vật này có thể gây hại từ phản ứng kiềm-silic dioxyt.

Andesite
Basalt
Diorite
Dolerite

Dolomite
Microgranite

Feldspar
Gabbro
Gneiss
Granite
Đá vôi
Đá cẩm thạch

Quartz
Đá phiến
Xienit
Trachit
Tup núi lửa

Nếu Nhà thầu muốn sử dụng cốt liệu khác với bảng thống kê trên, thì phải nộp những bằng chứng làm
thoả mãn Chủ đầu tư rằng, trước đây đã sử dụng loại cốt liệu này cùng với ximăng và cấp phối tương tự
như đề xuất mà không bị nứt, giãn nở do phản ứng kềm-silic dioxyt xảy ra trong suốt đời sống của công
trình. Nhà thầu phải thông báo với Chủ đầu tư về những đề xuất liên quan đến yêu cầu trên trong thời
gian bỏ thầu
Cốt liệu thô và nhỏ co ngót thấp
Cốt liệu thô phải có khả năng tạo được bê tông có sự co ngót khô không lớn hơn 0,065%, khi thí
Trang C3-3


nghiệm theo các phương pháp trình bày trong TCVN 7570:2006.
Nhà thầu phải trình những biên bản kết quả thí nghiệm của nhà cung cấp để chứng thực rằng vật liệu
phù hợp với yêu cầu đã qui định. Trường hợp không có các biên bản kết quả thí nghiệm trên, Nhà thầu
phải tự tiến hành các thí nghiệm để chứng minh sự phù hợp của nguồn cung cấp vật liệu.

Trường hợp nguồn cung cấp cốt liệu thô không thoả mãn yêu cầu về co ngót qui định, thì nguồn đó
cũng không được sử dụng trong việc cung cấp cốt liệu nhỏ.
3.4.4 Lưu Kho Cốt Liệu
Nhà thầu phải có biện pháp chứa cốt liệu tại mỗi địa điểm đổ bê tông sao cho:
a)
Mỗi một loại cốt liệu cùng kích cỡ phải luôn được trử riêng biệt vào mọi lúc;
b)
Phải luôn tránh nhiễm bẩn đất hay các tạp chất khác cho cốt liệu;
c)
Mỗi đống cốt liệu phải có khả năng tiêu thoát nước dễ dàng.
Nhà thầu phải bảo đảm có biện pháp đổ, chứa vào hay chuyển từ kho để cấp phối cốt liệu không bị phân
tầng.
Không được sử dụng cốt liệu nhỏ đã bị ướt cho đến khi, theo ý kiến của Chủ đầu tư, nó đã ráo đến mức
chứa ẩm ổn định và đều, trừ khi Nhà thầu đo độ ẩm cốt liệu nhỏ thường xuyên và hiệu chỉnh lượng
nước thêm vào cho mỗi mẻ trộn. Nếu cần thiết để thoả mãn những yêu cầu đã nêu, Nhà thầu phải bảo
vệ đống vật liệu khỏi tác động khác thường của thời tiết.
3.4.5 Nước
Nước dùng để rửa cốt liệu, trộn, bảo dưỡng bê tông phải sạch và không có tạp chất có hại và phải thoả
mãn những yêu cầu liên quan trong TCVN 4506:2012. Nồng độ sunphat và clo phải thỏa giới hạn cho
phép của hàm lượng muối khi trộn thành hỗn hợp bê tông.

3.4.6 Phụ Gia
Phụ gia có nghĩa là vật liệu thêm vào trong quá trình trộn bê tông với mục đích sửa đổi tính chất của
hỗn hợp bê tông.
Không được sử dụng phụ gia có chứa clorua calcium. Hàm lượng ion clorua không được vượt quá 2%
trọng lượng của phụ gia hay 0,03% trọng lượng của bê tông khi sử dụng trong:
a) Bê tông có cáp ứng lực trước, cốt thép, chi tiết kim loại đặt trước, khi sản xuất với bất kỳ loại
ximăng nào;
b) Bê tông sản xuất từ ximăng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam có liên quan.
Phụ gia được sử dụng chỉ khi có văn bản chấp thuận trước của Chủ đầu tư, và cùng với chỉ dẫn của nhà

sản xuất. Cả liều lượng và phương pháp sử dụng cũng phải được Chủ đầu tư chấp thuận, cũng phải
cung cấp các thông tin kịp thời cho Chủ đầu tư như sau:
a) Liều lượng phụ gia sử dụng cụ thể và bất cứ tác động có hại nào do sử dụng quá liều hay chưa
đủ liều lượng;
b) Tên hoá chất của thành phần chính trong phụ gia;
c) Có hay không việc phụ gia dẫn đến sự cuốn khí khi sử dụng liều lượng đề nghị.
Bất kỳ phụ gia nào được duyệt sử dụng cho công trình cũng phải tuân thủ theo TCVN 8826:2011,
- phụ gia giảm nước
Trang C3-4


- phụ gia đông kết chậm
- phụ gia cuốn khí
- phụ gia hoá dẻo
Khi có hơn một loại phụ gia được sử dụng trong một mẻ trộn, Nhà thầu phải chứng minh được tính
tương hợp giữa chúng với Chủ đầu tư.
3.4.7 Vật Liệu Làm Nối (joăng)
Vật liệu làm nối như băng chắn nước, vật lấp nhét, sơn, hợp chất sảm, chất bịt kín, keo và những vật
liệu khác dùng làm nối trong bê tông.
Vật liệu làm nối phải được cung cấp từ nhà sản xuất đã được duyệt chấp thuận. Chúng phải được lưu
giữ và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi không có các tiêu chuẩn thích hợp để tham khảo, do vật liệu nối thuộc loại sản xuất chuyên dùng,
Nhà thầu phải chứng minh bằng sự tập huấn, thử nghiệm sự phù hợp của vật liệu với điều kiện thực tế
tại công trường. Trong những trường hợp khác Nhà thầu phải cung cấp biên bản thí nghiệm của nhà sản
xuất như là bằng chứng tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng có liên quan. Chỉ có những vật liệu đã được Chủ
đầu tư duyệt chấp thuận mới được sử dụng cho công trình.
3.5

SẢN XUẤT VÀ THI CÔNG BÊ TÔNG


3.5.1 Mác và Loại Bê Tông
Nhà thầu phải thiết kế cấp phối bê tông cho các loại Cấp bê tông (Mac bê tông) thống kê dưới đây cho
công trình.
Bảng 4.1 Hàm lượng xi măng tối thiểu yêu cầu
Hàm lượng xi măng tối thiểu (kg/m3)

Tỷ lệ nước tự do /ximăng

M300 (28)

350

≤ 0,45

M200 (28)

280

≤ 0,45

Mac bê tông

Hàm lượng ximăng lớn nhất không được vượt quá 500 kg/m3.
Cấp bê tông hay ‘Mac bê tông’ là trị số độ bền nén (Mpa) của bê tông ở tuổi 28 ngày, theo sau có thể
ghi chú tuổi tính bằng ngày xác định mác bê tông.
Độ bền nén là cường độ nén vỡ mẫu khối lập phương (150x150x150)mm, không quá 5% số mẫu thí
nghiệm có cường độ nhỏ hơn cường độ đó. Điều kiện này được cho là phù hợp khi mà kết quả thí
nghiệm tuân thủ yêu cầu thí nghiệm qui định. Đối với bê tông dùng cho cọc ván dự ứng và bê tông ly
tâm, sử dụng mẫu khối trụ (150x300)mm.
3.5.2 Tỷ Lệ Nước/Xi Măng

Trong thiết kế và cấp phối trộn bê tông được duyệt cho công trình, Nhà thầu phải giữ tỷ số nước
/ximăng nằm trong giới hạn đã xác định trong Chỉ Dẫn Kỹ Thuật hay trong Bản vẽ áp dụng đối với bê
tông ở những bộ phận cụ thể của công trình hay (khi không có chỉ định) trình bày trong Mục 3.4.1
3.5.3 Tính Dễ Thi Công
Tính dễ thi công của bê tông được định nghĩa bằng độ sụt (slump). Nói chung, độ sụt của bê tông sau
Trang C3-5


khi đổ và trước khi đông cứng, không được vượt quá trị số chỉ định dưới đây cho kết cấu và/hay từng
phần của kết cấu, hay theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Kiểm tra độ sụt thực hiện tại trạm/ máy trộn và tại vị
trí đổ bê tông và/hay theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư.
Trong mọi trường hợp độ sụt tối thiểu là 20 mm, trừ khi phụ gia hoá dẻo được Chủ đầu tư chấp thuận
cho sử dụng. Độ sụt tối đa không được vượt quá các trị thống kê sau đây:
Bê tông lót
50 mm
Nền, sàn và móng, cọc
50 mm
Cột, đà, tường, trụ pin, lan can, và bó vỉa
120 mm
Những phần khác
55 mm
Đối với trường hợp đổ bê tông bằng bơm, Nhà thầu thi công có thể điều chỉnh độ sụt nhưng không được
vượt quá 200mm và phải thiết kế cấp phối đạt yêu cầu trình Chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện.
3.5.4 Thiết Kế Cấp Phối Bê Tông
Mỗi loại cấp phối trộn bê tông phải là:
(i) Cốt liệu phải đủ cả thô và nhỏ. Kích thước tối đa của cốt liệu thô là 20 mm hay theo chỉ dẫn của
Chủ đầu tư. Phải thiết kế riêng biệt cho mỗi loại cấp phối có cốt liệu thô lớn nhất cho từng loại
Mac bê tông.
(ii)


Tỷ lệ nước tự do/ximăng lớn nhất phải là Tỷ lệ nước tự do/ximăng lớn nhất khi cốt liệu bảo hoà
nhưng khô bề mặt.

(iii) Cấp phối trộn phải thiết kế để cường độ bình quân của khối lập phương bê tông ở 28 ngày tuổi
lớn hơn độ bền nén ở tuổi 28 ngày.
(iv) Khi Mac bê tông được chỉ định trên Bản vẽ (hay ở trong Điều kiện kỹ thuật), cấp phối trộn phải
được thiết kế thỏa các điều kiện của Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam có liên quan.
Đối với bê tông có phụ gia, cường độ bê tông không được nhỏ hơn trị số đã qui định trong Bảng 4.1,
phải thiết kế cấp phối bê tông riêng khi có sử dụng phụ gia.
3.5.5 Trộn Thử
(a) Trộn thử trong phòng thí nghiệm
Ngay sau khi Chủ đầu tư đồng ý về tỷ lệ cấp phối trộn thử cho mỗi loại Mac bê tông, Nhà thầu sẽ tiến
hành tại phòng thí nghiệm công trường hai mẻ trộn thử cho mỗi loại Mac bê tông (ngoại trừ Mác 100)
sử dụng ximăng và cốt liệu khô bề mặt thuộc nguồn cung cấp đã được đề nghị sử dụng. Mỗi mẻ trộn
phải có lượng ximăng và tỷ lệ nước/xi măng đúng hay dưới mức tỷ lệ tối đa trong Bảng 4.1 và xác định
độ sụt cho mỗi mẻ bê tông. Nhà thầu có thể tiến hành tiếp công tác trộn thử tại công trường với điều
kiện là độ sụt phải nằm trong giới hạn đã qui định và tỷ lệ nước/ximăng phải thỏa yêu cầu qui định.
Ngoài phương án trộn thử ở phòng thí nghiệm công trường như đã trình bày ở trên, Nhà thầu có thể nộp
báo cáo thí nghiệm trong phòng hiện có ở một nơi khác. Thí nghiệm đó được chấp thuận chỉ khi nào
Chủ đầu tư thỏa mãn các qui trình thí nghiệm trong phòng và vật liệu dùng thí nghiệm thuộc nguồn
cung cấp đã được đề nghị sử dụng.
(b) Trộn thử tại công trường
Trộn thử được thực hiện tại công trường với điều kiện như thật. Tỷ lệ thành phần vật liệu sử dụng, kể cả
nước trộn phải khớp với tỷ lệ thành phần đã xác định trong thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Phải sản
xuất ba mẻ cho mỗi loại Mác bê tông, sử dụng cùng thiết bị và thời gian trộn mà Nhà thầu đã đề xuất
áp dụng cho công trình.
Trang C3-6


Đối với mỗi loại Mac bê tông, phải thuân thủ những điều sau đây:

(a) Độ sụt của mỗi trong ba mẻ trộn phải xác định ngay sau khi trộn bằng phương pháp ống hình côn
(the compacting factor method).
(b) Lấy ba mẫu thí nghiệm khối lập phương cạnh 150mm được Nhà thầu thực hiện với sự hiện diện
của Chủ đầu tư. Các mẫu lập phương được lấy, bảo dưỡng, lưu trữ và thí nghiệm ở tuổi 28 ngày,
thí nghiệm theo phương pháp trình bày trong Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam liên quan.
Trộn thử tại hiện trường cho mỗi loại Mác bê tông được xem là phù hợp với điều kiện sau:
(i) Độ sụt theo (a) trên nằm trong giới hạn qui định; và
(ii) Trị trung bình của độ bền nén của chín mẫu lấy trong mẻ trộn thử lớn hơn độ bền nén trung bình
của mẫu khi thiết kế cấp phối.
Nếu (i) và (ii) trên không thỏa cho bất kỳ mẻ trộn nào, Nhà thầu phải thiết kế lại mẻ trộn và tiến hành
tiếp trộn thử hiện trường.
Khi cần tiến hành thí nghiệm lại mẻ trộn, lấy và thí nghiệm mẫu cho mẻ trộn thử phải lập lại cho đến
khi thỏa cả hai yêu cầu: (i) và (ii) trên. Phê duyệt cuối cùng sẽ không được chấp thuận đối với bất kỳ
mẻ trộn thử nào không tuân thủ những yêu cầu đã qui định ứng với mỗi loại Mac bê tông.
3.5.6 Duyệt Cấp Phối Trộn
Duyệt chấp thuận cấp phối trộn có thể bị từ chối hay thu hồi nếu (không kể những điều khác):
- Thành phần hạt của cốt liệu thay đổi, bất kỳ thành phần hạt cốt liệu nào còn giữ lại trên rây sai
khác lớn hơn 2% tổng khối lượng cốt liệu nhỏ và thô của mẻ trộn so với thành phần hạt tương ứng đã
được duyệt;
- Nguồn cung cấp cốt liệu và xi măng thay đổi.
Nếu phê duyệt cấp phối trộn bị thu hồi vì bất kỳ lý do gì, Nhà thầu phải tiến hành tiếp các thí nghiệm
cần thiết để thỏa mãn các yêu cầu qui định đối với các Mác bê tông.
3.5.7 Mẻ Vật Liệu Trộn
Ximăng dùng sản xuất bê tông phải được đo bằng trọng lượng hoặc là bằng cân đã được duyệt chấp
thuận hay bằng số (nguyên) lượng bao ximăng.
Đối với bê tông M200, cốt liệu nhỏ và một số cốt liệu lớn phải cân từng loại một hay cân cộng dồn
bằng máy cân của trạm trộn.
Máy cân phải có những bộ phận để kiểm tra độ chính xác, hoặc là cân cốt liệu riêng biệt hay cân tích
lũy và phải có khả năng hiệu chỉnh trực tiếp từ người vận hành bán chuyên nghiệp nhằm thực hiện
những thay đổi cấp phối trộn. Tất cả số hiệu đọc cân phải dễ nhìn thấy từ vị trí điều khiển phễu nạp và

đổ cốt liệu.
Mọi máy trộn phải được lắp thiết bị cân hay đong lượng nước thêm vào và chế tạo sao cho van ở miệng
vào và ra được linh động nghĩa là sao cho cửa này mở hết thì cửa kia đóng kín. Thiết bị đo nước phải
được trang bị một miệng xả thừa có diện tích mặt cắt ngang ít nhất bằng bốn lần diện tích ống vào và
với điểm xả nước ra khỏi cối trộn. Toàn bộ hệ thống nước phải duy trì luôn không bị rò rỉ và thiết bị đo
phải có ống tiêu nước có khả năng tiêu toàn bộ lượng nước đã đo ra ngoài để kiểm tra. Thiết bị đo nước
phải được chế tạo như thế nào để khoảng từ 5-10% lượng nước chảy vào cối trộn trước khi vật liệu khác
vào cối và khoảng từ 5-10% lượng nước nữa vào cối sau khi vật liệu khác vào cối. Thiết bị đo nước
phải sẵn sàng hiệu chỉnh được, nhờ vậy, nếu cần thiết có thể hiệu chỉnh lượng nước trộn cho mỗi mẻ
trộn.
Trang C3-7


Hộc đong dùng để trộn mẻ bê tông đo bằng thể tích, nếu được Chủ đầu tư duyệt chấp thuận, phải được
chế tạo bằng gỗ hay thép chắc chắn, với đáy kín. Mỗi hộc phải có kích thước để chứa một thể tích chính
xác bằng thể tích cốt liệu yêu cầu cho mỗi mẻ trộn. Để xác định kích thước hộc đong cốt liệu nhỏ, Nhà
thầu phải xem xét đến thể tích tương ứng với độ ẩm của cốt liệu tại bãi. Mỗi một hộc đong phải đánh
dấu để phân biệt cốt liệu cần đong và mẻ trộn.
Phụ gia, nếu được sử dụng, phải đong bằng thiết bị pha chế đã xác định chuẩn.
Tất cả thiết bị trộn phải được duy trì sạch sẽ, không có ximăng hay bê tông cứng dính bám hay phải làm
vệ sinh sạch trước khi bắt đầu trộn. Độ chính xác cân chỉnh thiết bị cân, thiết bị đo nước, thiết bị pha
chế phụ gia phải được kiểm tra trước khi tiến hành trộn thử, trước khi trộn mẻ thứ nhất cho công trình,
sau mỗi lần hiệu chỉnh thiết bị trộn, và trong mọi trường hợp ít nhất là một tuần một lần.
3.5.8 Trộn Bê Tông
Bê tông phải được trộn theo mẻ trong cối trộn có khả năng kết hợp cốt liệu, ximăng và nước (kể cả phụ
gia, nếu có) thành một hỗn hợp đồng nhất về màu sắc và độ sụt, và có khả năng không bị phân tầng khi
đổ.
Khi bắt đầu công việc trộn và cối còn sạch, mẻ thứ nhất chỉ cần một nửa khối lượng bình thường của
cốt liệu thô để bù lại cho việc dính cối của các loại vật liệu khác.
Lượng chứa ẩm của cốt liệu phải được xác định hàng ngày, trước khi tiến hành công tác trộn bê tông và

có thể theo từng thời đoạn trong ngày nếu cần thiết. Nhà thầu phải tính đến lượng nước chứa trong cốt
liệu khi xác định lượng nước thêm vào mẻ trộn, và phải hiệu chỉnh lượng nước thêm vào mỗi mẻ trộn
để duy trì tỷ lệ nước tự do/ximăng như đã được duyệt.
3.5.9 Bê Tông Trộn Sẵn (bê tông thương phẩm)
Bất kỳ bê tông nào, không được sản xuất dưới sự kiểm soát của Nhà thầu, và từ trạm trộn bê tông ở
cách công trường một khoảng cách hợp lý, được phân loại là bê tông trộn sẵn.
Bê tông trộn sẵn sẽ không được sử dụng trong bất kỳ phần nào của công trình khi chưa có văn bản
duyệt chấp thuận của Chủ đầu tư, văn bản này cũng có thể thu hồi bất kỳ lúc nào.
Nhà thầu phải trưng bằng chứng cho Chủ đầu tư rằng bê tông trộn sẵn tuân thủ Báo cáo chỉ dẫn kỹ
thuật, và rằng nguồn sản xuất và phân phối của nhà cung cấp đề xuất là đúng để bảo đảm thời gian trộn
cho mỗi mẻ trộn. Trạm cung cấp đề nghị phải có giấy chứng nhận về sản xuất và cung cấp bê tông trộn
sẵn, và phải trình cho Chủ đầu tư kiểm tra bất kỳ lúc nào.
Những yêu cầu đã qui định về lấy mẫu, trộn thử, thí nghiệm và chất lượng bê tông của các Mac bê tông
khác nhau được áp dụng tương tự đối với bê tông trộn sẵn.
Nhà thầu phải cung cấp mọi phương tiện bổ sung mà Chủ đầu tư có thể yêu cầu về giám sát và kiểm tra
mẻ trộn, trộn và vận chuyển bê tông trộn sẵn.
3.5.10 Chuẩn Bị Cho Công Tác Bê Tông
Trước khi đổ bê tông, Nhà thầu phải dọn dẹp bề mặt móng hay bề mặt bê tông đã đổ trước, đá long rời,
đất, bùn, gỗ hay rác và nước đọng.
Khi có qui định của Chủ đầu tư, bề mặt đào tiếp xúc với khối đổ có thể lót một lớp bê tông có chiều dày
không nhỏ hơn 75mm hay với chiều dày thể hiện trong Bản vẽ, ngay sau khi hoàn thiện bề mặt đào,
Trang C3-8


×