Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xác định tác nhân cầu khuẩn gây bệnh mù mắt trên cá bớp (rachycentron canadum linnaeus, 1766) nuôi lồng tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ TƯỜNG HẠNH

“XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN CẦU KHUẨN GÂY BỆNH MÙ MẮT
TRÊN CÁ BỚP (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) NUÔI
LỒNG TẠI KHÁNH HÒA”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ TƯỜNG HẠNH

XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN CẦU KHUẨN GÂY BỆNH MÙ MẮT
TRÊN CÁ BỚP (Rachycentron canadum, Linne 1766) NUÔI
LỒNG TẠI KHÁNH HÒA”
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành

Nuôi trồng thủy sản

Mã số

60620301


Quyết định giao đề tài:

386/QĐ-ĐHNT ngày 20/04/2017

Quyết định thành lập HĐ:

139/QĐ-ĐHNT ngày 28/02/2018

Ngày bảo vệ:

16/03/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN VĨ HÍCH
Chủ tịch Hội đồng
TS. LỤC MINH DIỆP
Phòng đào tạo sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả thu được
trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hiệu quả bảo hộ của
vaccine bất hoạt trong việc phòng bệnh mù mắt do liên cầu khuẩn gây ra ở cá bớp
(Rachycentron canadum) nuôi tại Khánh Hòa”. Tôi đã được Chủ nhiệm dự án cho
phép sử dụng tất cả số liệu nghiên cứu được cho luận văn của mình.
Tôi xin cam đoạn mọi số liệu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 22 tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tường Hạnh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của cơ quan và cá nhân. Với tất cả lòng chân thành và sự
biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Sau
Đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sĩ Trần Vĩ Hích – Giám đốc Trung tâm
Giống và Dịch bệnh thủy sản, người đã định hướng nghiên cứu, động viên và tạo điều
kiện thuận lợi nhất để tôi được thực hiện đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Giám đốc Bùi Quang Minh – Trung tâm Giống thủy sản
Quảng Nam đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất lẫn tinh thần cho tôi trong suốt quá
trình học tập và làm việc.
Cám ơn các anh, chị ở Trung tâm nghiên cứu Giống và Dịch bệnh Thủy sản, Trường
Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài tại trung tâm.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 22 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tường Hạnh

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................. x
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học và tình hình nuôi cá bớp. ...........................................3
1.1.1. Một số đặc điểm sinh học ...................................................................................... 3
1.1.2. Tình hình nuôi cá bớp trên thế giới và Việt Nam ..................................................5
1.1.2.1. Tình hình nuôi cá bớp trên thế giới ....................................................................5
1.1.2.2. Tình hình nuôi cá bớp tại Việt Nam ...................................................................7
1.2. Các bệnh thường gặp trên cá bớp .........................................................................8
1.2.1. Bệnh do virus .........................................................................................................9
1.2.2. Bệnh do ký sinh trùng ............................................................................................ 9
1.2.3. Bệnh do vi khuẩn .................................................................................................11
1.2.3.1. Tình hình bệnh do cầu khuẩn Streptococcus trong nuôi trồng thủy sản ..........13
1.2.3.2. Đặc điểm bệnh do Streptococcus inae trên cá nuôi .........................................14
1.3. Tình hình bệnh mù mắt trên cá bớp ...................................................................16
1.4. Phòng và trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus iniae gây ra trên cá nuôi ..........17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 19
2.1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................19


2.2.

Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .......................................................................19

2.3.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 20

2.3.1. Môi trường, hóa chất ........................................................................................... 20
2.3.2. Dụng cụ, thiết bị ..................................................................................................20
2.4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................20

2.4.1. Tình hình bệnh mù mắt trên cá bớp nuôi tại Khánh Hòa....................................20
2.4.1.1. Phương pháp thu mẫu ...................................................................................... 20
v


2.4.1.2. Phương pháp xác định tỷ lệ mắc bệnh ............................................................. 21
2.4.2. Đặc điểm các chủng cầu khuẩn thu được từ cá bớp nuôi tại Khánh Hòa ..........21
2.4.2.1. Phân lập vi khuẩn từ cá bớp nuôi tại Khánh Hòa ............................................21
2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm của vi khuẩn...................................................................22
2.4.2.3. Xác định độc lực của các chủng phân lập........................................................ 26
2.4.3. Xác định độ nhạy của vi khuẩn với kháng sinh ................................................... 28
2.5.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................28

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................29

3.1. Tình hình bệnh mù mắt trên cá bớp tại Khánh Hòa ...............................................29
3.2. Đặc điểm của các chủng vi khuẩn phân lập ....................................................... 33
3.2.1. Đặc điểm hình thái .............................................................................................. 33
3.2.2. Đặc điểm sinh hóa .............................................................................................. 35
3.2.3. Đặc điểm protein kháng nguyên của vi khuẩn ................................................37
3.2.4. Tính tương đồng kháng nguyên của các chủng liên cầu khuẩn phân lập được .........38
3.3. Xác định độc lực vi khuẩn S. iniae phân lập từ cá bệnh ...................................41
3.4. Kết quả kiểm tra độ nhạy vi khuẩn với kháng sinh ..........................................46
4.1. Kết luận .................................................................................................................48
4.2. Đề xuất ý kiến........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 50
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 58

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Anh

Viết đầy đủ Tiếng Việt (nếu có)

APS

Amoni persunfate

BA

Blood Agar


Môi trường thạch máu

CFU

Colony Forming Unit

Đơn vị khuẩn lạc

ĐC

Đối chứng

DTT

Dithiothreitol

FKC

Formalin – Killed cell

Tế bào vi khuẩn bất hoạt bằng
Formalin

H

Giờ

IP


Intraperitoneal Injection

kDa

Kilo Dalton

KF

KF-Streptococcus agar

LD50

Lethal Dose 50%

Tiêm vào xoang bụng

Liều gây chết 50%

N

Tổng số mẫu

NT

Nghiệm thức

PBS

Phosphate Buffered Saline


Dung dịch muối sinh lý đệm
Phosphate

ppm

Part per million

Một phần triệu

ppt

Part per thousand

Một phần nghìn

SDS-

Sodium Dodecyl Sulfate-

Điện di gel polyacrylamide có SDS

PAGE

Polyacrylamide Gel Electrophoresis

TEMED N,N,N,N’–
Tetramethylethylenediamine
TSA

Tryptic Soy Agar


TSB

Tryptic Soy Broth

Xg

Gravity

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra lâm sàng mẫu cá bị bệnh mù mắt thu được tại Khánh
Hòa ................................................................................................................................ 30
Bảng 3.2. Nguồn phân lập các chủng S. iniae từ cá bớp nuôi tại Khánh Hòa ..............31
Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân
lập được so với chủng tham chiếu ATCC 29178 và Bergey (1:VN080317; 2:
CR110317; 3: VN180317; 4: CR050417; 5: VN110417, 6: CR210417, 7: CR120517;
8: VN180517; 9: chủng ATCC 29178; 10: Bergey) ...................................................... 36
Bảng 3.4. Kết quả ngưng kết huyết thanh cá bớp với các chủng S. iniae..................... 39
Bảng 3.5. Khảo sát độ nhạy của các chủng S. iniae phân lập được từ cá bệnh đối với
một số loại kháng sinh trên ba chủng CR050417, CR120517, VN180517. .................46

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cá bớp .............................................................................................................3
Hình 1.2. Sản lượng nuôi cá bớp toàn cầu giai đoạn 1950 – 2015 (tấn) ........................ 5

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ...................................................................19
Hình 2.2. Sơ đồ xác định độc lực các chủng vi khuẩn phân lập được .......................... 26
Hình 3.1. Tỷ lệ cá bị bệnh (n = 32) ...............................................................................29
Hình 3.2. Tỷ lệ mắc các loại bệnh ở cá bớp ( n = 13)................................................... 30
Hình 3.3. Một số dấu hiệu bệnh lý bên ngoài cá bớp bị nhiễm S. iniae (A: thân sẫm
màu, xuất huyết đuôi; B: mắt lồi và xuất huyết; C: mắt bị đục) ...................................32
Hình 3.4. Dấu hiệu bệnh lý bên trong cá bớp nhiễm S. iniae (A: gan xuất huyết; B: gan
sưng, tích dịch xoang bụng; C: lách sẫm màu; D: thận sau sưng). ............................... 33
Hình 3.5. Đặc điểm hình thái của chủng Streptococcus sp. phân lập từ mẫu bệnh
phẩm. (A): khuẩn lạc trên môi trường TSA+; (B): vi khuẩn nhuộm Gram; (C): vi khuẩn
hình thành chuỗi dài trong môi trường TSB+; (D): khuẩn lạc trên môi trường BA+. Độ
phóng đại X40. ...............................................................................................................34
Hình 3.6. Mẫu phết nhuộm Gram từ não (A) và thận (B) cá bị mù mắt. (Độ phóng đại
X40) ............................................................................................................................... 34
Hình 3.7. Phân tích SDS-PAGE protein của tế bào vi khuẩn S. iniae bằng phương
pháp sóng siêu âm (A); phương pháp kết hợp sóng siêu âm và hỗn hợp mutanolysine
(B) (1: VN180517, 2: CR050417, 3: CR120517) ......................................................... 37
Hình 3.8. Hiệu giá kháng thể của huyết thanh cá bớp đối với các chủng S. iniae khác
nhau. .............................................................................................................................. 39
Hình 3.9. Dấu hiệu bệnh lý cá thí nghiệm sau khi tiêm S. iniae vào xoang bụng. (A:
mắt đục, xơ vây đuôi, B: mắt lồi, xuất huyết; C: gan sưng, xuất huyết) ....................... 42
Hình 3.10. Tỷ lệ chết tích lũy ở các nhóm cá thí nghiệm sau khi tiêm S. iniae vào
xoang bụng ở các nồng độ khác nhau............................................................................43
Hình 3.11. Tương quan giữa nồng độ vi khuẩn S. iniae tiêm vào cá và tỷ lệ chết tích
lũy giữa các nhóm cá thjí nghiệm. Điểm có hệ số mũ nồng độ gây chết 50% cá thí
nghiệm ( ) ..................................................................................................................... 44

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá bớp là loài có giá trị kinh tế, chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng. Nhờ
đặc điểm sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu đựng được sóng gió tốt, thích nghi với
sự biến đổi của môi trường nên hiện nay đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở nước
ta. Tuy nhiên sự bùng phát dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi cá bớp,
những năm gần đây tỷ lệ tử vong cao trên cá bớp do bệnh mù mắt. Nhiều nghiên cứu
cho thấy sự hiện diện của các chủng Streptococcosis trên cá bị mù mắt. Chính vì vây,
đề tài “ Xác định tác nhân cầu khuẩn gây bệnh mù mắt trên cá bớp (Rachycentron
canadum Linnaeus, 1766) nuôi lồng tại Khánh Hòa” được thực hiện với mục tiêu:
Xác định tác nhân cầu khuẩn gây bệnh mù mắt trên cá bớp nuôi lồng tại Khánh Hòa.
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1. Tình hình bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi tại Khánh Hòa.
2. Nghiên cứu đặc điểm các chủng cầu khuẩn thu được từ cá bớp nuôi tại
Khánh Hòa.
3. Kiểm tra độ nhạy vi khuẩn với kháng sinh.
Nghiên cứu đã đạt được kết quả:
1. Kiểm tra và phân tích 32 đàn cá thu được tại Khánh Hòa, tần suất cá mắt bệnh
mù mắt là 6/32, tỷ lệ cá bệnh mù mắt chiếm 46,15% trong quần đàn cá bệnh. Tỷ lệ cá
bớp bị bệnh mù mắt bị nhiễm Streptococcus iniae là 22,22%.
2. Trong thời gian nghiên cứu đã phân lập được 8 chủng vi khuẩn Streptococcus
iniae từ cá bớp nuôi tại Khánh Hòa. Các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hóa của
chủng vi khuẩn phân lập được cũng như trình tự 16S rDNA cho kết quả tương đồng
với các chủng Streptococcus iniae đã được công bố từ trước.
Trong thí nghiệm này các protein có khối lượng phân tử khoảng 22, 26, 32, 35,
46, 55, 65, 70, 80, 100 kDa. Thành phần protein của 3 chủng Streptococcus iniae phân
lập được có mức độ tương đồng nhau cao, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa chủng
VN180517 so với 2 chủng CR050417, CR120517 ở các protein có khối lượng trong
khoảng 46 và 50 kDa.
Các chủng Streptococcus iniae phân lập được đều có độc tính khá cao đối với cá
bớp, liều gây chết 50% (LD50) lần lượt là 104, 104,7, 103,3 CFU/cá.


x


3. Huyết thanh thu được từ cá bớp sau khi được kích thích miễn dịch bởi chủng
vi khuẩn CR050417, VN180517 cho khả năng ngưng kết với chính bản thân chủng vi
khuẩn nguyên liệu là cao nhất. Khả năng ngưng kết chéo của huyết thanh thu được
sau khi kích thích miễn dịch bởi CR0504 cao đối với kháng nguyên chủng
CR120517, thấp đối với kháng nguyên chủng VN180517. Khả năng ngưng kết chéo
của huyết thanh thu được sau khi kích thích miễn dịch bởi VN180517 thấp đối với
kháng nguyên chủng CR050417 và kháng nguyên chủng VN180517.
4. Các chủng Streptococcus iniae phân lập được từ cá bớp bệnh nhạy cảm với
các kháng sinh amoxycilin, ciprofloxacin, clindamycin, doxycyline, norfloxacin,
penicilin, rifampin. Kháng với cephalexin, nalidixic acid và streptomycin.
Từ khóa: Cá bớp (Rachycentron canadum), Streptococcus iniae, tỉnh Khánh
Hòa

xi


LỜI MỞ ĐẦU
Cá Bớp (Rachycentron canadum) là một trong những đối tượng nuôi mới có giá
trị kinh tế nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt cao, chịu được sóng gió tốt,
đồng thời khả năng thành thục và sinh sản nhân tạo. Do đó, cá bớp được xem là đối
tượng có tiềm năng lớn trong nghề nuôi cá biển Việt Nam.
Ở Khánh Hòa, nghề nuôi cá bớp bắt đầu phát triển vào nửa cuối những năm 2000
từ những thành công ban đầu trong việc nuôi cá bớp trong lồng của Công ty Marine
Farm. Khoảng ba năm trở lại đây cùng với những thành công trong sinh sản nhân tạo
là sự bùng phát dịch bệnh đã và đang gây những thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi
cá bớp thương phẩm trong đó lở loét và mù mắt là hai triệu chứng thường được ghi

nhận ở cá bệnh. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân và phương
pháp phòng trị dịch bệnh được thông báo. Do đó việc nghiên cứu bệnh và biện pháp
phòng trị bệnh trên cá bớp là rất cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển bền
vững cho nghề nuôi cá Bớp nói riêng và nghề nuôi biển Việt Nam nói chung.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trên cá bớp nuôi,
trong đó nhắc đến phổ biến có Streptococcosis (McLean và cộng sự, 2008; Guo và
cộng sự, 2015; Liao và cộng sự, 2004). Liao và cộng sự (2004) đã báo cáo bệnh phổ
biến trên cá bớp nuôi tại Đài Loan là do liên cầu khuẩn (Streptococcosis) với dấu hiệu
bệnh lý cơ bản là mù mắt, bơi không định hướng. Năm 2015, Lý Văn Khánh và cộng
sự chỉ ra bệnh mù mắt trên cá bớp nuôi lồng tại Hòn Ngang, Kiên Giang. Ở Khánh
Hòa dịch bệnh mù mắt cũng thường xuyên xảy ra vào tháng 11 - tháng 2 hằng năm
gây thiệt hại nghiêm trọng. Tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% trong đó mù mắt là
biểu hiện thường thấy ở các mẫu bệnh phẩm. Do đó việc nghiên cứu tác nhân gây bệnh
mù mắt ở cá bớp là vấn đề thiết yếu để chủ động phòng bệnh hiệu quả cho nghề nuôi
cá bớp tại Khánh Hòa nói riêng cũng như trong cả nước nói chung. Đó cũng là lý do
tôi thực hiện đề tài: “Xác định tác nhân cầu khuẩn gây bệnh mù mắt trên cá bớp
(Rachycentron canadum Linnaeus,1766) nuôi lồng tại Khánh Hòa.”
Mục tiêu thực hiên đề tài: Xác định tác nhân cầu khuẩn gây bệnh mù mắt ở cá bớp
nuôi tại Khánh Hòa.

1


Nội dung đề tài:
1. Tình hình bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi tại Khánh Hòa.
2. Nghiên cứu đặc điểm các chủng cầu khuẩn thu được từ cá bớp nuôi tại
Khánh Hòa
3. Kiểm tra độ nhạy vi khuẩn với kháng sinh
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này cung cấp thêm các tư liệu mới về bệnh do vi

khuẩn Streptococcus sp. gây ra trên cá bớp và cá biển nói chung, và kết quả nghiên
cứu của đề tài là cơ sở cho việc sản xuất vaccine phòng trị bệnh Streptococcus iniae
gây ra trên cá bớp nuôi.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài làm cơ sở cho việc sản xuất và sử dụng vaccine
hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh do Streptococcus sp.. Góp phần phát triển bên vừng
nghề nuôi cá bớp, giảm thiểu tác động rủi ro, ô nhiễm do sử dụng kháng sinh và hóa
chất gây ra.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm sinh học và tình hình nuôi cá bớp.
1.1.1. Một số đặc điểm sinh học

Hình 1.1. Cá bớp
Hệ thống phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Họ : Perciformes
Bộ: Rachycentridae
Giống : Rachycentron
Loài: R. Canadum (Linnaeus, 1766)
Tên thường gọi: Cá bớp, cá giò.
Tên khoa học: Rachycentron canadum
Tên tiếng anh: Cobia/ Black king fish.
Cá bớp (Rachycentron canadum) hay còn gọi là cá giò được Linne phân loại vào
năm 1766 với tên gọi là Gasteros teus canadus Linnaeus, sau đó được Kaup đặt lại tên
là Rachycentron Kaup vào năm 1826. Năm 1905, Jordan đã tìm và đặt tên là

Rachycentron canadum Jordan. Theo các nghiên cứu Rachycentron canadum là loài
duy nhất trong bộ Rachycentridae, và đây là tên chính thức của loài cá này [51].
Là loài có đặc tính di cư, phân bố rộng rãi trên thế giới ở các vùng biển nhiệt đới
và cận nhiệt đới của tất cả đại dương, trừ các vùng trung tâm và phía đông Thái Bình
Dương [5, 24, 35]. Cá có khả năng thích nghi lớn với sự biến đổi của độ mặn [24], do
vậy có thể sống ở nhiều nơi khác nhau như vùng nước lợ, mặn ven biển, vùng rạn san
hô hoặc biển khơi có độ sâu từ 0-1200m.

3


Đặc điểm hình thái cá bớp
Cá có thân thuôn dài, đầu xẹp, mắt nhỏ, miệng rộng, hàm dưới nhô ra hơn hàm
trên. Vẩy nhỏ dính chặt vào da, không có vảy răng cưa ở gốc vây đuôi, lưng và hai bên
sườn màu đen, có hai sọc hẹp màu trắng bạc hai bên thân, bụng màu vàng nhạt [5, 24].
Đặc trưng của cá bớp là vây lưng đầu tiên có 7 – 9 gai ngắn, nhọn, tách riêng ra không
được gắn kết bởi màng tế bào. Vây lưng thứ 2 dài, phần trước nhô ra. Vây đuôi tròn
cụt ở cá nhỏ, hình lưỡi liềm ở cá trưởng thành [24].
Đặc điểm dinh dưỡng.
Đây là loài cá dữ, bắt mồi chủ động, ăn thịt sống [10]. Thức ăn cá bớp trưởng
thành là các loài động vật như cá tạp, đối, trích, cua, giáp xác nhỏ [5],… trong đó thức
ăn ưa thích nhất là cua. Trong tự nhiên, cá sống đơn lẻ hay theo đàn nhỏ [10] đi theo
cá mập, cá đuối, rùa… để nhặt thức ăn thừa lại phía sau.
Khả năng bắt mồi của cá bớp bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhiệt độ nước biển dưới
180C cá ngừng ăn [64]; ngoài ra cá bớp có thể ngừng ăn khi sinh sản (Richards, 1967) [41].
Đặc điểm sinh trưởng
Cá bớp trong tự nhiên sống ở vùng có độ mặn 22 – 44o/oo nhưng có thể nuôi ở
5o/oo, tuy nhiên dưới 5o/oo cá có tỷ lệ sống thấp. Cá bớp thích sống trong vùng nước ấm
( > 200C) nên có thể dự đoán được thời điểm di cư của cá bớp và sống ở những nơi có
độ sâu 50 – 1200m [35]. Nhiệt độ trong khoảng 22 – 320C lý tưởng cho sự tăng trưởng

của cá [24].
Cá bớp là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh có thể đạt trọng lượng từ 6 – 8 kg sau
1 năm nuôi (Su và cộng sự, 2000). Cá có thể đạt kích cỡ đến 200cm, trung bình 110cm
và nặng tối đa 68kg [5, 24]. Cá cái lớn nhanh và lớn hơn cá đực. Cá bớp được biết
trong tự nhiên sống ít nhất 10 năm tuổi (Richards, 1967) và có thể tới 15 tuổi hoặc
hơn [5, 10, 45]
Đặc điểm sinh sản
Cá có thể thành thục sau 1, 5 – 2 năm tuổi ở con đực và 2 – 3 năm tuổi ở con cái
với kích cỡ con đực 60 – 65cm, cá cái 80cm; cá đạt trọng lượng 10kg. Sức sinh sản
tuyệt đối 1,9 – 5,4 triệu trứng/cá cái tùy thuộc vào trọng lượng và tuổi cá. Cá có thể đẻ
nhiều lần trong năm. Ở Việt Nam cá sinh sản vào tháng 4 – 6 [5] và tháng 9 – 10. Khi
thành thục chúng theo từng nhóm nhỏ, có thể đẻ gần bờ hoặc xa bờ. Vào mùa sinh sản,
chỉ số tuyến sinh dục cá cái chiếm 8, 1 – 9,2% trọng lượng cá [5].
4


Trong tự nhiên, trứng thụ tinh có màu sắc đậm, nổi và phát triển thành ấu trùng
sau khoảng 24 giờ. Ấu trùng mới nở có chiều dài khoảng 3,5mm, phát triển nhanh và
lớn so với hầu hết các sinh vật ở biển [28], sống ẩn náu giữa các đám tảo biển và cỏ
biển để tránh kẻ thù và tìm kiếm thức ăn [35].
1.1.2. Tình hình nuôi cá bớp trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nuôi cá bớp trên thế giới
Cá bớp được nuôi thành công ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Puerto
Rico, Việt Nam, Hoa Kỳ, Bahamas, Thái Lan, Iran, Cộng hoà Dominic, Martinique,
Panama, Mexico, Philippines, Belize, Nhật Bản, Indonesia, đảo Reunion, Mayotte và
Brazil [24].
Nghiên cứu nuôi cá bớp lần đầu tiên được công bố 1975 với việc thu gom trứng
cá bớp từ tự nhiên ở vùng biển phía Bắc Carolina (USA) [24, 35]. Theo Liao và cộng
sự, từ năm 1980 – 1990 đã bắt đầu có những nghiên cứu về cá bớp ở Hoa Kỳ và Đài
Loan – Trung Quốc. Tuy nhiên đến 1997 mới thành công sản xuất ra lượng lớn cá

giống dùng để nuôi thương phẩm bằng lồng [35].
Theo FAO (2017) cho đến những năm 1995, sản lượng cá bớp mới được thống
kê, tuy nhiên chỉ đạt 3 tấn. Đến năm 2002 sản lượng cá bớp nuôi là 2.419 tấn nhưng
đến năm 2003 đã đạt 18.664 tấn, tăng lên khoảng 7,7 lần so với năm trước. Sản lượng
cá bớp toàn cầu tăng nhanh chỉ từ 9 tấn năm 1997 lên khoảng 30.000 tấn năm 2007.
Sau đó sản lượng tăng đều qua các năn, đến hơn 50.000 tấn năm 2012. Năm 2013, sản
lượng cá bớp nuôi thế giới đạt trên 43.000 tấn, tương đương 74,7 triệu USD [27].

Hình 1.2. Sản lượng nuôi cá bớp toàn cầu giai đoạn 1950 – 2015 (tấn)
Nguồn: FAO FishStat

5


Theo FAO (2006), Trung Quốc là quốc gia chính sản xuất cá bớp. Ngoài ra còn
có Bahamas, Belize, Cộng hòa Dominican, Mexico, Philippines, Puerto Rico, Mỹ và
Việt Nam. Năm 2004 sản lượng cá bớp đến 80,6% được sản xuất ở Trung Quốc và tất
cả các tỉnh còn lại ở Đài Loan với tổng giá trị sản lượng toàn cầu là 36.206.000 USD.
Những năm sau đó, sản lượng nuôi cá bớp tại Trung Quốc tiếp tục gia tăng, đạt đỉnh
đến hơn 47.000 tấn vào năm 2012 (FAO, 2017).
Hoa Kỳ đã có những nghiên cứu về cá bớp từ năm 1999. Nuôi cá bớp thương
phẩm được tiến hành từ năm 2002 và ngày càng phát triển, lên đến 15.000 con nuôi
lồng ngầm tại Culebra, Puert Rico, Texas, Florida,...[35]. Open Blue là một trong
những công ty tư nhân đã khai thác cá bớp từ phía bờ biển Ca-ri-bê thuộc Panama.
Đến 2013, Open Blue đã sản xuất được 1.000 tấn cá bớp và đạt gần 1.300 tấn năm
2014. (theo sportfishingmag.com 03/02/2015)
Đài Loan sản xuất được khoảng 1.500 tấn cá bớp vào năm 1999, trong đó hơn
450 tấn có khối lượng 6 – 8 kg/con với giá bán sang Nhật từ 5 – 6 USD/kg. Năm 2000,
1.500 lồng nuôi cá biển tại các tỉnh Penghu, Pingtung, Ilan, and Hsinchu Prefectures
và 80% lồng sử dụng để nuôi cá bớp [56]. Đến năm 2003, sản lượng cá bớp nuôi lồng

đạt 4186 tấn theo thống kê FAO [46].
Riêng Nhật Bản đã nhập con giống từ Trung Quốc và tiến hành nuôi lồng ở khu
vực đảo Okinawa. Giai đoạn 1997 – 1998, kỹ thuật nuôi trồng của Nhật Bản vẫn còn
phải học hỏi Đài Loan. Đến nay cá bớp đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến tại đảo
Okinawa, sản lượng đạt 750 tấn vào năm 2001. Các hoạt động nghiên cứu về sản xuất
giống và thương phẩm được diễn ra tại Trung Tâm Nuôi Trồng Hải Sản của tỉnh
Okinawa (OPSC). Tuy nhiên, một trong những vấn đề khó khăn trong việc nuôi cá bớp
là dịch bệnh và sự ảnh hưởng của nó đến các đối tượng khác.
Nghiên cứu và phát triển nuôi cá bớp đã bắt đầu ở Australia năm 2007, tập trung
chủ yếu cho thay thế vụ nuôi ở các trang trại tôm ở Queensland (Dutney và cộng sự,
2010). Năm 2009, Ngư nghiệp Vịnh Fortune được đề xuất là cơ sở phát triển nuôi cá
bớp. Đồng thời, hiệp hội nghiên cứu cá bớp được thành lập bởi Pacific Reef Fisheries
(PRF) (Qld), Marine Produce Australia (WA) and Ridley Aquafeeds (Qld) [37].

6


1.1.2.2. Tình hình nuôi cá bớp tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực phân bố tự nhiên của cá bớp, chúng được nuôi ở
nhiều vùng biển nước ta như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú
Yên, Khánh Hòa, Vùng Tàu, Kiên Giang với hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng trên
biển [6, 7, 9] đóng góp không nhỏ vào sản lượng cá biển nuôi ở nước ta.
Việc sản xuất cá bớp ở nước ta bắt đầu muộn hơn so với các nước trên thế giới
nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Từ năm 1999 – 2000, ở Việt Nam có
những đề tài nghiên cứu sản xuất giống một số loài cá biển, trong đó có đề tài của Đỗ Văn
Khương chủ trì, đã sản xuất thành công giống cá bớp [3]. Cùng thời gian đó đã thử
nghiệm nuôi cá bớp thương phẩm bằng lồng HDPE [64]. Từ năm 2002 – 2008 đã có
những sản lượng cá bớp nhất định nhờ vào việc chủ động sản xuất con giống tại chỗ.
Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, những năm gần đây số
lượng lồng nuôi của tỉnh gia tăng 847 (năm 2009) lên 1688 (năm 2012). Theo Chi cục

Nuôi trồng tỉnh Kiên Giang, năm 2014 các hộ dân huyện đảo Kiên Hải đã thả nuôi
37.483 con cá bớp [7]. Tổng sản lượng nuôi lồng quy mô vừa và nhỏ các tỉnh Hải
Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vũng Tàu, Kiên Giang được sản xuất bởi công ty
Marine Farm Vietnam và An-hai Ltđ. trong năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 1.000
tấn, 2.600 tấn và 200 tấn [64]. Các tỉnh ven biển như Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình
Thuận cũng là nơi có nghề nuôi cá bớp phát triển.
Cá bớp thịt hiện được tiêu thụ ở các thành phố lớn trong nước và xuất khẩu quy
mô nhỏ ra nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) ở dạng cá sống (Quảng Ninh, Hải
Phòng) hoặc được chế biến hay đông lạnh (Khánh Hòa, Vũng Tàu). Trong những năm
gần đây nghề nuôi cá bớp bằng lồng bè trên biển phát triển mạnh ở huyện đảo Phú
Quý vì điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho loài cá này phát triển.
Nhìn chung, nghề nuôi cá bớp ngày càng phát triển, song cũng phải đối mặt với
nhiều rủi ro do tình hình dịch bệnh ngày càng phổ biến. Việc đánh giá tác động của
nghề nuôi tới môi trường cũng cần được thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững nghề cá.
Tiềm năng nuôi cá bớp tại Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng Nam Trung Bộ có đường bờ biển kéo dài từ xã Đại
Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh với độ dài khoảng 385km. Tỉnh có nhiều cửa lạch, đầm,
7


vịnh cùng khoảng 200 đảo lớn nhỏ và các đảo san hô. Khánh Hòa có vịnh lớn như
vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Có các
bán đảo Hòn Khói, Hòn Mèo, Hòn Gốm, Hòn Lăng,… (Thư viện Khánh Hòa,
05/02/2010).
Điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý cùng khí hậu ôn hòa đã tạo nhiều thuận lợi cho
sự phát triển nghề nuôi cá bớp tại Khánh Hòa. Bên cạnh đó đây còn là nơi có nhiều
trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cá biển và nghiên cứu dịch bệnh như: Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trung tâm Nghiên cứu Giống và Dịch bệnh Thủy
sản thuộc Trường Đại học Nha Trang, Viện Hải dương học,... thuận lợi trong nguồn

cung cấp giống cũng như phát hiện, chẩn đoán bệnh trên cá nuôi.
Tại Khánh Hòa đã có nhiều cơ sở lớn, vừa và nhỏ thực hiện các mô hình nuôi cá
bớp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huyện Vạn Ninh và huyện Cam Ranh là nơi tập
trung các cơ sở nuôi cá bớp chủ yếu. Công ty TNHH Ngọc Trai của huyện Vạn Ninh
là công ty nuôi cá biển lớn nhất Việt Nam với hơn 900 ha diện tích mặt nước nuôi cá,
với các đối tượng nuôi: cá bớp, cá chim, cá mú. Bên cạnh đó, tại các vịnh và ven các
đảo, nhiều hộ dân đã nuôi cá bớp với nhiều quy mô khác nhau đã góp phần nâng cao
đời sống kinh tế cho người dân và làm gia tăng sản lượng cá bớp thịt cho Khánh Hòa
nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra, để phát triển nghề nuôi cá biển, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
I đã xây dựng “Dự án nâng cao năng lực nghề nuôi cá biển”. Theo đó, trang trại trình
diễn nuôi cá biển quy mô công nghiệp thuộc Dự án SRV-11/0027 được hình thành với
kết quả hoạt động năm 2016 đã thu được 20 tấn cá bớp.
1.2. Các bệnh thường gặp trên cá bớp
Sản lượng cá bớp trên thế giới tăng nhanh từ năm 2001 đến 2008 nhưng sau đó
dừng lại. Trong 4 năm liên tục từ 2009 – 2012, sản lượng cá bớp chỉ xấp xỉ 40.000 tấn.
Một trong những nguyên nhân làm cho sản lượng cá bớp không tăng là do dịch bệnh.
Cá bớp bệnh gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi. Có rất nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nước về bệnh trên cá bớp nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại cho
nghề nuôi cá biển do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

8


1.2.1. Bệnh do virus
Bệnh do virus là một trở ngại lớn đối với ngành thủy sản nói chung, nghề nuôi
biển nói riêng. Bệnh do virus gây thiệt hại lớn, làm giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản
[23]; mặt khác cho đến nay vẫn chưa có những biện pháp để điều trị triệt để các loại
bệnh này. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về bệnh virus tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế, nổi bật là hai loại bệnh:

Bệnh hoại tử thần kinh (VNN – viral nervous necrosis) tác nhân gây bệnh thuộc
giống Betanodavirus, họ Nodaviridae có dạng hình cầu không có vỏ, đường kính là 26
– 32nm có vật chất di truyền là ARN. Cá bị tổn thương mô da và mô thần kinh. Cá
bệnh có biểu hiện bơi xoắn, bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc và chiều ngang [23].
Trong báo cáo của Chu và cộng sự, 100% mẫu đều nhiễm VNN, từ 2 – 3 ngày, tỷ lệ tử
vong cao 80 – 100%. [23]. Le và Svennevig cũng xác định được bệnh hoại tử thần
kinh VNN tại các cơ sở sản xuất giống, tỷ lệ mắc bệnh 20 – 30% [64].
Bệnh lymphocyte tác nhân gây bệnh là iridovirus. Virus có dạng hình khối cầu
nhiều cạnh, kích thước khoảng từ 120 – 330nm tùy theo loại ký chủ khác nhau có vật
chất di truyền là DNA. Cá bệnh xuất hiện các vết màu trắng hay xám trên da, chủ yếu
tập trung ở vây đuôi và vây ngực; mang, gan, thận, lách có hiện tượng đại phì.
Lymphocyte trên ấu trùng cá bớp cũng đã được báo cáo [38].
1.2.2. Bệnh do ký sinh trùng
Bệnh do ký sinh trùng gây ra trên cá biển gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến
nghề nuôi. Không chỉ là tác nhân chính, ký sinh trùng còn là con đường trung gian dẫn
đến các bệnh nấm, vi khuẩn, virus trên động vật thủy sản trong đó có cá bớp. Bệnh ký
sinh trùng trên cá bớp được báo cáo như sau:
Cá bớp nuôi dễ bị giáp xác ký sinh, thường được đề cập đến là Caligus laladei
Caligus epidemicus, Parapetalus occidentalis. Ngoài ra còn bắt gặp sán lá hay giun
dẹp ký sinh trên mang, da và vây cá. Một số loài có thể được tìm thấy trong ruột,
khoang cơ thể và thậm chí cả hệ thống mạch máu. Theo các báo cáo ghi nhận cá bớp
nuôi lồng mắc nhiễm ký sinh trùng Nybelinia bisulcata, Callitetrarhynchus gracilis,
Rhinebothrium flexile, Rhynchobothrium longispine và Trypanorhyncha sp. [41].
Chúng hiện diện trong cá khỏe và phát triển mạnh với số lượng lớn và gây tử vong cho
cá. Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và tốc độ tăng trưởng ở cá nuôi.
9


Sán lá máu Psettaroides sp. được Bullard and Overstreet (2001) xác định trong
tim cá bớp thuộc khu vực phía Bắc Vịnh Mexico [22]. Giun tròn Iheringascaris

inquires được tìm thấy nhiều ở trong dạ dày cá. Trường hợp Stephanostomum
pseudoditrematis cũng cho kết quả tương tự, Georg và Nadakal đã kiểm tra thấy sán lá
song chủ phá hủy đường ruột nghiêm trọng [51].
Kí sinh trùng Trichodina spp. thường được tìm thấy ở cá bớp giống trong nghiên
cứu của William và cộng sự [22]. Brooklynella hostile gây ra các vết lở loét trên da với
tỷ lệ tử vong cao vào những năm 1980, và bùng nổ hàng loạt lặp đi lặp lại ở miền nam
Florida và phía Đông Ca-ri-bê. Đây cũng là nguyên nhân nhiễm trùng nặng ở da và
mang gây chết đến 30.000 con cá giống tại SnapperFarm - Puerto Rico [22].
Cryptocaryon irritans là tác nhân chính gây bệnh đốm trắng trên cá nước mặn.
Cá nhiễm Cryptocaryonosis có dấu hiệu đặc trưng là các nốt sần lồi trên da màu trắng,
các nốt này kết hợp với nhau thành một khối trắng lớn [35]. Ngoài ra cá nhiễm
Cryptocaryon phá hủy mang làm mất cân bằng ion trong cơ thể, việc tiết chất nhầy gây
tắc ngẽn hô hấp và nghiêm trong nhất dẫn đến tử vong. Trường hợp này được ghi nhận
trên cá bớp giai đoạn ấu niên [41]; ở giai đoạn giống Cryptocaryon irritans là tác nhân
gây bệnh đốm trắng “Marine white spot” ở Florida [12].
Amyloodinium ocellatum thuộc ngành Myzozoa, ký sinh trên mang và vây, có thể
quan sát thấy các chấm màu đen nhỏ li ti trên tia mang bằng kính hiển vi. Cá bị mắc
nhiễm Amyloodinium ocellatum có biểu hiện khó hô hấp, tăng tiết dịch nhầy, bơi lờ đờ
không định hướng, bỏ ăn [12, 35]. Cá bớp giai đoạn giống mắc nhiễm Amyloodinium
ocellatum với tỷ lệ cao hơn cá thương phẩm và có thể gây chết hàng loạt theo nghiên
cứu của tác giả Kaiser và Holt (2005), Leaño và cộng sự (2008) [12]. Từ năm 2005 –
2006, tỷ lệ tử vong cao ở cá bớp do mắc nhiễm Amyloodinium ocellatum được phát
hiện trong các trại sản xuất giống của Viện nuôi trồng thủy sản 1 [64].
Ichthyobodo là chủng đại diện cho bệnh mới ở vùng biển nhiệt đới Đại Tây
Dương, vùng Caribbean, Florida và Puerto Rico. Cá mắc nhiễm được phân tích và tìm
thấy Ichthyobodo.sp trên da và mang cá [65]
Myxosporea được Chen và cộng sự (2001) báo cáo thuộc ngành Myxozoa, giới
động vật đơn bào Protozoa đã tìm thấy trong thận cá bớp tại Đài Loan [22]. Theo Chen
và cộng sự (2001), cá phát hiện nhiễm Sphaerospora trong vòng 30 ngày tỷ lệ tử vong
10



cao 90%. Cá bị bệnh Sphaerospora cơ thể đổi màu, thiếu máu, quan sát thận thấy các
nốt màu trắng đục. Giai đoạn bào tử của Sphaerospora có thể quan sát thấy trong máu,
tiểu cầu và ống thận cá bớp bệnh. Theo Blay Locka và cộng sự (2004) các loài thuộc
Myxidium , Ceratomyxa, Myxobolus, và Kudoa có khả năng làm yếu và làm chết cá
bớp nuôi [41].
Từ Thanh Dung và cộng sự (2017) đã xác định thành phần loài ký sinh trùng trên
cá bớp nuôi lồng ở Kiên Giang. Kết quả cho thấy thành phần giống loại khá đa dạng
gồm 4 nhóm ngoại ký sinh và 3 lớp nội ký sinh như Amyloodinium ocellatum,
Trichodina sp., Cryptocaryon irritans , Neobenedenia sp., Pseudorhabdosynochus sp. ,
Leptorhynchoides sp., Procamalanus sp.. Trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất đến 95% đối
với giun đầu gai Leptorhynchoides sp., tỷ lệ nhiễm 9,2 – 53,3% trùng Trichodina sp. và
xuất hiện cao điểm vào mùa mưa. Nhóm tác giả cũng cho biết tỷ lệ cá bớp mắc nhiễm
Amyloodinium ocellatum đến 70 -100% ở đảo Phú Quốc (2015) [13].
Phan Thị Vân và cộng sự (2006) đã xác định được 7 giống loài ký sinh trùng
gây bệnh trên cá song và cá bớp gồm: Pseudorhabdosynochus epinepheli,
Trichodina sp., Isopods sp., Benedia sp., Cryptocaryon sp., Benedia hoshinia,
Magnacetabulum selari. Trong đó Pseudorhabdosynochus epinepheli có tỷ lệ
nhiễm cao nhất 66,7 % trên cá bớp [9].
1.2.3. Bệnh do vi khuẩn
Rất nhiều tác nhân gây bệnh đã được tìm thấy ở cá bớp. Những nghiên cứu gần
đây cho thấy sự gia tăng về bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá bớp nuôi. Bốn loại bệnh
thường xuyên được nhắc đến là vibriosis, mycobacteriosis, furunculosis và
streptococcosis [38, 39, 49].
Photobacteriosis và Streptoccosis là những bệnh đe dọa nhiều nhất trong cá bớp
nuôi lồng; tỷ lệ tử vong cao 50-80%, dịch bùng nổ hằng năm tại Đài Loan (Guo và
cộng sự, 2014). Nghiên cứu của Guo và cộng sự; Liao và cộng sự đã phát hiện hai
dòng vi khuẩngây bệnh đầu tiên là Photobacterium damselae subsp. piscicida và
Streptococcus iniae [29, 38].

Photobacteriosis xảy ra trong khoảng nhiệt độ 14 – 290C và độ mặn 3 – 21ppt, tuy
nhiên phạm vi tối ưu để bệnh cấp tính là 18 – 250C và 5 – 15ppt. Photobacterium spp.
đã gây ra 80% tử vong và đã được xác định là mối đe dọa mới đối với cá giò [39, 48].
11


Photobacterium damselae subsp. piscicida là tác nhân gây bệnh bắt buộc và tồn tại
trong thời gian ngắn ở ngoài nước biển [31]. Trước đây Photobacterium damselae
subsp. piscicida là tác nhân gây bệnh trên cá nuôi tại Nhật Bản, các nước Châu Âu và
cũng từng có tên trong báo cáo gây bệnh ở cá nước ngọt tại Đài Loan; gần đây được
Lopez và cộng sự báo cáo từ nuôi cá bớp [39]. Leaño và cộng sự (2008) mô tả
Photobacterium damselae subsp. piscisida là tác nhân gây bệnh tụ huyết trùng trên cá
bóp, thường gây thương tổn cá bóp giai đoạn giống ở nhiệt độ dưới 280C, làm xuất hiện
những đốm trắng đặc trưng trên thận và tỳ tạng [6]. Tương tự, triệu chứng loét da, xuất
hiện đốm trắng trên thận, gan và lá lách là biểu hiện khi cá nhiễm Photobacterium
damselae và tỷ lệ tử vong cao đến 80% khi nghiên cứu thử nghiệm vaccine.
Photobacterium damselae subsp. damselae thích nghi với điều kiện nhiệt độ 20 – 300C.
Một số tác giả dự đoán rằng bệnh do vi khuẩn này tăng lên trong sự biến đổi của khí hậu
toàn cầu [44].
Thuật ngữ Streptococcosis được dung để chỉ các bệnh do ít nhất 6 loài cầu khuẩn
gram dương thuộc 3 giống Streptococcus, Lactococcus và Vagococcus gây ra. Trong
đó gây bệnh cho cá bớp là các loài vi khuẩn thuộc giống Streptococcus.
Streptococcosis là bệnh nghiêm trọng trên các loài cá nuôi, đặc biệt là trong vùng nước
ấm. Cá bị nhiễm S. iniae thể hiện dấu hiệu bệnh lý lâm sàng như màu sắc cơ thể tối,
bơi lội thất thường, xuất huyết xung quanh mắt và hậu môn, giác mạc mờ đục. Tỷ lệ tử
vong cao ở cá bị mù. Nhiều phương pháp phòng và trị bệnh do streptococcus gây ra đã
được áp dụng như: dùng kháng sinh, probiotic hay các chất kích thích đáp ứng miễn
dịch không đặc hiệu… thì việc sử dụng vaccine đươc xem là giải pháp tốt nhất.
S. dysgalactiae subsp dysgalactiae tác nhân gây bệnh trực tiếp trên động vật và S.
dysgalactiae subsp equisimilis là tác nhân gây bệnh trên người. Vi khuẩn S.

dysgalactiae đã gây bệnh trên một số loài cá như: cá đối (Liza alata, Liza
haemotocheila), cá đối nâu (Mugil cephalus), king fish (Seriola lalvài), cá bớp
(Rachycentron canadum), cá cam (amberjack Seriola dumerili), cá cam Nhật Bản
(yellowtail Seriola quinqeradiata),…Vi khuẩn S. dysgalactiae còn được chứng minh
là vi khuẩn gây bệnh trên người và một số loại động vật khác như ngựa, bò, chó, heo.
Cá bị nhiễm hình thành các khối u dạng hạt, có tỷ lệ tử vong cao[16]. Cá bớp tại Đài
Loan nhiễm S. dysgalactiae cũng đã được báo cáo [17].

12


Một số loài Vibrio đã được phân lập từ cá giò nuôi sắp chết bao gồm V. alginolyticus,
V. harveyi, V. parahaemolyticus và V. vulnificus [39, 49] và vibriosis đã chiếm khoảng 45%
tỷ lệ tử vong ở cá bớp giai đoạn giống [41].
Vibrio alginolyticus đã được xác nhận là tác nhân gây bùng nổ dịch bệnh vào
tháng 10 năm 2000 ở các lồng nuôi cá bớp giai đoạn cá giống tại đảo Penghu, Đài
Loan. Tổng tỷ lệ tử vong của cả vùng lên đến 30% trong ba tuần [49]. Nghiên cứu
nhằm xác định tác nhân gây bệnh được thực hiện dựa trên dấu hiệu bệnh lý như viêm
loét trên da, da đen, xuất huyết, sự ăn mòn phiến mang và tích dịch trong xoang bụng.
Nghiên cứu này của Rajan và cộng sự cung cấp bằng chứng đáng kể tỉ lệ tử vong ở cá
bóp nuôi lồng đã được gây ra bởi V. alginolyticus.
Theo Liu và cộng sự (2004) đã xác định vi khuẩn Vibrio gây tỷ lệ chết tới 80%,
là tác nhân chính gây bệnh trên cá bớp với các biểu hiện như xuất huyết mang, đầu,
bụng, gốc vây, đặc biệt là gốc vây ngực; xuất huyết gan ruột; viêm loét vây lưng và cơ
bụng (Liu và cộng sự, 2006). Kết quả bệnh lý lâm sàn tương tự trong nghiên cứu của
Rjan và cộng sự [49].
Vi khuẩn Vibrio gây bệnh 100% ở cá nuôi lồng và 58,3% ở cá nuôi ao, mọi kích
cỡ đều có thể bị nhiễm bệnh. Cá bớp nuôi ở Khánh Hòa cũng thường xuyên xuất hiện
các bệnh như: hoại tử thần kinh, lymphocystic và đốm trắng ở nội tạng do
Photobacterium damselae gây ra [1].

Phan Thị Vân và cộng sự (2006 ) đã phân lập được một số chủng vi khuẩn Vibrio
alginolyticus, V. vulnificus, V. parahaemolyticus, V. anguillarum và một loài
Pseudomonas sp..Hai loài thường gặp là V. alginolyticus và V. parahaemolyticus gây
bệnh phổ biến nhất trên cá bớp nuôi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Yên,
Khánh Hòa và Vũng Tàu [9].
1.2.3.1. Tình hình bệnh do cầu khuẩn Streptococcus trong nuôi trồng thủy sản
Streptococcus là vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm không chỉ ở người mà còn ở động
vật trên cạn và động vật thủy sản, đặc biệt là những loài cá vùng nước ấm. Vi khuẩn
này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trên cá hồi Oncorhynchus mykiss tại
Nhật Bản (Hoshina và cộng sự, 1958) [32]. Và không lâu sau đó, bệnh đã lan rộng ra
nhiều nước trên thế giới và mang lại thiệt hại đáng kể cho ngành thủy sản.

13


Một số loài liên cầu khuẩn chủ yếu gây bệnh trên cá được phát hiện bằng cách
giải trình tự 16S rDNA như: Lactococcus garvieae, Lactococcus piscium,
Streptococcus iniae, Streptococcus agalactiae, Streptococcus parauberis, Streptococcs
dysgalactiae, Vagococcus salmoninarum. Streptococcus được báo cáo gây nhiều bệnh
trên cá nuôi như Streptococcus iniae trên cá chẽm nuôi tại Úc (Bromage và cộng sự,
1999); Streptococcus iniae và Lactococcus garvieae trên cá bơn vĩ (Shin và cộng sự,
2006); Streptococcus iniae trên cá tráp đỏ (Aamri và cộng sự, 2010); Streptococcus
dysgalactiae trên nhiều loài cá khác nhau như cá cam, cá phèn, cá bớp, cá vua, cá chim
vây vàng (Abdelsalam và cộng sự, 2010); Streptococcus iniae trên cá hồng Mỹ
(Mmanda và cộng sự, 2014); Streptococcus iniae trên cá tầm Siberi ( Deng và cộng sự,
2015); Streptococcus dysgalactiae trên cá bớp (Thuy Thi Thu Nguyen và cộng sự,
2017); Streptococcus parauberis tìm thấy trên cá bơn Tây Ban Nha và Vagococcus
salmoninarum thu từ cá hồi Vân, hồi Nâu, hồi Đại Tây Dương bệnh ở Pháp và Úc
(Toranzo, 2004) [63] .
Dựa vào đặc điểm dung huyết có thể phân vi khuẩn thành 3 nhóm: dung huyết α,

dung huyết β, dung huyết γ. Về mặt độc lực của vi khuẩn thì dựa theo nhiệt độ, trong
đó, S. iniae, S. agalactiae, S. parauberis được xem là những tác nhân gây bệnh cho các
loài cá nước ấm ở nhiệt độ trên 150C [63]. Các vi khuẩn Streptococcus spp. khi xâm
nhập vào cơ thể các vi khuẩn đã gia tăng số lượng và bị thực bào bởi các đại thực bào.
Theo dòng máu, đại thực bào lại đưa các vi khuẩn về tỳ tạng và thận, các vi khuẩn khi
không bị thực bào bởi các đại thực bào đã tiếp tục gia tăng số lượng làm vượt quá sức
chống chịu của cá khiến nội tạng có dấu hiệu xuất huyết, sung phù, vi khuẩn lại theo
dòng máu đến toàn thân của cá. Từ những nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy bệnh
do streptococcosis trên cá được coi là một bệnh rất phức tạp, vi khuẩn có khả năng gây
ra tác động lên thần kinh trung ương gây mủ và viêm màng não [62].
1.2.3.2. Đặc điểm bệnh do Streptococcus inae trên cá nuôi
Streptococcus iniae gây bệnh trên cá nước ngọt và cá biển, là tác nhân gây bệnh
nguy hiểm. Streptococcus iniae được tìm thấy đầu tiên trên cá heo nước ngọt (Inia
geoffrensis) năm 1976 (Pier & Madin, 1976 ) [47], sau đó vi khuẩn này được tìm thấy
ở nhiều loài cá nuôi khác.

14


×