Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu áp dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá sản phẩm carbon thấp phù hợp với điều kiện việt nam áp dụng thử nghiệm tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HOÀNG TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG CÁC
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CARBON
THẤP PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN
VIỆT NAM – ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HOÀNG TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG CÁC
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CARBON
THẤP PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN
VIỆT NAM – ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 9 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS Hoàng Hưng

Chủi tịch


2

PGS.TS Phạm Hồng Nhật

Phản biện 1

3

PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ

Phản biện 2

4

TS Nguyễn Xuân Trường

Ủy viên

5

TS Nguyễn Thị Hai

Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 30 tháng 8 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Hoàng Tuấn Anh

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/4/1988

Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

MSHV: 1541810001

I- Tên đề tài:
Nghiên cứu áp dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá sản phẩm các-bon thấp phù
hợp với điều kiện Việt Nam – Áp dụng thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ: Nghiên cứu áp dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá sản phẩm các-bon
thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam - Áp dụng thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí
Minh
Nội dung:
- Tổng quan tình hình môi trường Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2011 – 2015.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá

- Áp dụng thử nghiệm đánh giá “dấu chân các-bon” cho một số sản phẩm tại
TP.HCM
- Đề xuất các giải pháp khuyến khích phát triển các sản phẩm các-bon thấp tại
TP.HCM
III- Ngày giao nhiệm vụ: 30/8/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/8/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự hợp
tác, giúp đỡ của thầy trực tiếp hướng dẫn luận văn. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Tôi rất mong muốn kết quả nghiên cứu thực tiễn của tôi sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính đem lại cuộc
sống xanh sạch hơn.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Hoàng Tuấn Anh



ii

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô, đặc biệt là
Quý thầy cô giảng dạy sau đại học ngành Kỹ thuật môi trường khoá 15 - Trường
Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm, nhiệt tình truyền đạt những
kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong thời gian học tập và nghiên cứu tại
trường cũng như tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích quý báu từ thầy hướng
dẫn và các đồng sự.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Phùng Chí Sỹ trên cương
vị là người hướng dẫn trực tiếp đề tài luận văn thạc sĩ của tôi. Thầy đã tận tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành thành tốt nhất đề tài
này.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Phòng Sở hữu Trí
tuệ - Sở Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này.
Học viên thực hiện Luận văn

Hoàng Tuấn Anh


iii

TÓM TẮT
Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu áp dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá sản
phẩm các-bon thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam – Áp dụng thử nghiệm tại Thành
phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 đến ngày 30 tháng 6
năm 2017, với mục tiêu nghiên cứu các hệ thống đánh giá sản phẩm các-bon thấp tại
Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó xây dựng hệ thống

tiêu chí để đánh giá sản phẩm các-bon thấp và áp dụng thử nghiệm cho một số mặt
hàng trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường từ các hoạt động sản xuất và dịch vụ.
Đề tài tập trung bốn nội dung chính đó là: Tổng hợp, biên tập các tài liệu liên
quan, đánh giá hiện trạng ô nhiễm ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh; Nghiên
cứu các phương pháp đánh giá trên thế giới; Xây dựng hệ tiêu chí cho việc đánh giá
sản phẩm các-bon thấp tại Việt Nam và áp dụng thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí
Minh; Đề xuất các giải pháp khuyến khích sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm cácbon thấp.
Đề tài luận văn nghiên cứu một số phương pháp đánh giá: Phương pháp
chuyên gia; Phương pháp tổng quan tài liệu nhằm tổng hợp, đánh giá các tài liệu
liên quan thu thập được theo định hướng nghiên cứu để chọn lọc ra những nội dung
thông tin cần thiết; Phương pháp phân tích vòng đời sản phẩm; Phương pháp điều
tra khảo sát thực tế; Phương pháp đánh giá nhanh; Phương pháp PAS và Phương
pháp BAT để đánh giá sản phẩm các-bon thấp.
Ý nghĩa của luận văn là đề xuất phương án đánh giá sản phẩm các-bon thấp để
ngăn chặn việc biến đổi khí hậu do sự phát thải lượng CO2 vào không khí qua các
sản phẩm tiêu dùng.
Kết quả của đề tài luận văn thạc sĩ có thể áp dụng trong điều kiện thành phố
Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả việc cắt giảm khí nhà kính, nhằm thực hiện
tốt các công ước và nghị định về môi trường với các quốc gia trên Thế giới.


iv

ABSTRACT
Master thesis topic “Research on the application of the system of low carbon
product evaluation criteria suitable to Vietnam's conditions - Applying experiment
in Ho Chi Minh city” is implemented from September 01, 2016 to June 30, 2017
with the objective of studying low carbon product assessment systems in Vietnam
in general and Ho Chi Minh City in particular and developing a system of criteria

for low carbon product evaluation. To test some key products in Ho Chi Minh City
to reduce environmental pollution from production and service activities.
Topics focused on four main content that is: Synthesize, edit the relevant
documents, assess the current pollution in Vietnam and Ho Chi Minh City;
Research on world assessment methods; Develop criteria for low-carbon product
assessment in Vietnam and case study in Ho Chi Minh City; Proposed measures to
encourage the production and import of low carbon products.
Research topics on some evaluation methods: Expert method; The document
review methodology aims to synthesize and evaluate related research-oriented
materials to select the necessary information; Product life cycle analysis method;
Method of field survey; Rapid assessment method; PAS method and BAT method
for low carbon product evaluation.
The implication of this thesis is to propose a low carbon product assessment
approach to prevent climate change from the emission of CO2 into the air through
consumer products.
The results of the master thesis can be applied in the context of Ho Chi Minh
City to improve the efficiency of greenhouse gas reduction, in order to effectively
implement the environmental conventions and decrees with the countries on the
world.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii

DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .............................................................4
CHƯƠNG 1. ...............................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................5
1.1. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ...........................5
1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 .5
1.1.2. Tình hình môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 .......................7
1.2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN
2011 – 2015 ...........................................................................................................13
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015 ................13
1.2.2. Tình trạng môi trường TP.HCM giai đoạn 2011 - 2015 .........................15
1.3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN ...................................................................17
1.3.1. Khái niệm công nghiệp các-bon thấp ......................................................17
1.3.2. Khái niệm về năng lượng các-bon thấp ..................................................18
1.3.3. Khái niệm về hàng hóa các bon thấp ......................................................19
1.3.4. Tổng quan về phát triển các-bon thấp trên thế giới ................................20


vi

CHƯƠNG 2. .............................................................................................................25
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ..............25
2.1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ .......................................................25
2.1.1. Phương pháp tổng quan tài liệu ..............................................................25

2.1.2. Phương pháp phân tích vòng đời sản phẩm ............................................25
2.1.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ....................................................27
2.1.4. Phương pháp chuyên gia. ........................................................................28
2.1.5. Phương pháp đánh giá nhanh ..................................................................28
2.2. PHƯƠNG PHÁP PAS 2050 ..........................................................................29
2.2.1. Giới thiệu về PAS 2050 ..........................................................................29
2.2.2. Mục tiêu của PAS 2050 ..........................................................................30
2.2.3. Ví dụ tính toán dấu chân các-bon cho 1 sản phẩm theo PAS 2050 ........32
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................45
ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ "DẤU CHÂN CACBON" CHO MỘT
SẢN PHẨM CỤ THỂ TẠI TP.HCM BẰNG PHƯƠNG PHÁP BAT .....................45
3.1. PHƯƠNG PHÁP BAT ...................................................................................45
3.1.1. Giới thiệu về phương pháp BAT .............................................................45
3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hàng hóa cacbon thấp trên cơ sở công
nghệ thực tế tốt nhất (BAT) ..............................................................................49
3.1.3. Xác định các tiêu chí trung gian đánh giá hàng hóa cacbon thấp ...........54
3.1.3.1. Nhãn sinh thái (hay Nhãn xanh Việt Nam) ......................................54
3.1.3.2. Nhãn năng lượng: .............................................................................66
3.1.3.3. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo ISO 14001 ...................73
3.2. ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM CÁC TIÊU CHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP BAT
TRÊN SẢN PHẨM MÁY ĐIỀU HÒA SAMSUNG MODEL
AR12HVSFNWHN...............................................................................................76
3.2.1. Sản phẩm máy điều hòa Samsung model AR12HVSFNWHN ..............76
3.2.2. Quy định về dán nhãn năng lượng đối với điều hòa không khí ..............77


vii

3.2.3. Áp dụng tiêu chí nhãn năng lượng và ISO 14001 cho sản phẩm máy điều
hòa Samsung AR12HVSFNWHN ....................................................................78

3.3. TÍNH TOÁN DẤU CHÂN CÁC-BON CHO SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN ...80
3.3.1. Quy trình sản xuất mì ăn liền ..................................................................80
3.3.2. Tính toán dấu chân các-bon cho 1 gói mì có định lượng 85g .................81
CHƯƠNG 4. .............................................................................................................94
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM
CÁC-BON THẤP TẠI TP.HCM ..............................................................................94
4.1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ .............................94
4.2. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT .....................................................................94
4.3. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH .....................................................................95
4.4. GIẢI PHÁP HỢP TÁC QUỐC TẾ ................................................................95
4.5. GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG ....................................................................96
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ .........................................................................................97
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................97
2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................98
PHỤC LỤC ...................................................................................................................


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BAT

Công nghệ thực tế tốt nhất


CTR

Chất thải rắn

CN

Công nghiệp

CTrHĐ

Chương trình hành động

DCCB

Dấu chân các-bon

HHCBT

Hàng hóa các-bon thấp

HHPCB

Hàng hóa phi các-bon

HEPS

Mức hiệu suất năng lượng cao

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

GWP

Tiềm năng nóng lên toàn cầu

GHG

Hiệu ứng nhà kính

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KNK

Khí nhà kính

KHHĐ

Kế hoạch hành động

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất


MRET

Sử dụng năng lượng mới

MEPS

Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

NĐ–CP

Nghị định – Chính phủ

PASS

Đặc điểm kỹ thuật công bố công khai


ix



Quyết định

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TCHHCB

Tiêu chuẩn hàng hóa các-bon


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng Thế giới

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các kết quả kinh tế đạt được so với mục tiêu đề ra giai đoạn 2011 – 2015
...................................................................................................................................14
Bảng 1.2: So sánh tỷ trọng và tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp TP.HCM
giai đoạn 2011 - 2015 ................................................................................................15
Bảng 2.1 dưới đây trình bày một ví dụ tính toán dấu chân cacbon cho 1 sản phẩm
(Ví dụ cho 1 hộp 12 cái bánh sừng bò). ....................................................................32
Bảng 3.1. Hệ số phát thải khí nhà kính của một số hoạt động đốt nhiên liệu ...........53
Bảng 3.2. Hệ số phát thải khí nhà kính của một số hoạt động chế biến thực phẩm .53
Bảng 3.3: Bộ tiêu chí chung về tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và lao động

(nhóm A) ...................................................................................................................55
Bảng 3.4. Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho một số sản phẩm ...............................57
Bảng 3.5. Bộ tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam liên quan đến các giải pháp nhằm giảm
thiểu các tác động (nhóm tiêu chí B) ........................................................................65
Bảng 3.6. Danh mục tiêu chuẩn TCVN cho phương tiện và thiết bị thuộc
Bảng 3.7: Hiệu suất năng lượng tối thiểu theo EER .................................................70
Bảng 3.8: Hiệu suất năng lượng tối thiểu..................................................................70
Bảng 3.9: Hiệu suất năng lượng theo EER ...............................................................71
Bảng 3.10: Cấp hiệu suất năng lượng theo CSPF .....................................................71
Bảng 3.11: Phân hạng hàng hóa các-bon theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng ...........72
Bảng 3.12: Các tiêu chí của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 .............74
Bảng 3.13: Hướng dẫn lựa chọn công suất máy theo diện tích phòng cần điều hòa 76
Bảng 3.14. So sánh với bảng Cấp hiệu suất năng lượng ...........................................79
Bảng 3.15. Kết quả tính toán dấu chân các-bon cho 1 gói mì có định lượng 85g ....82


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Tình trạng ô nhiễm ở các khu công nghiệp. ................................................9
Hình 1.2: Các làng nghề tự phát gây ô nhiễm môi trường ........................................10
Hình 2.1: Mô hình vòng đời sản phẩm .....................................................................26
Hình 2.2: Sự biến đổi của vòng đời sản phẩm ..........................................................27
Bảng 3.2. Hệ số phát thải khí nhà kính của một số hoạt động chế biến thực phẩm .53
Bảng 3.4. Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho một số sản phẩm ...............................57
Hình 3.1: Nhãn tiết kiệm năng lượng ........................................................................73
Hình 3.2: Nhãn năng lượng so sánh từ 1 sao đến 5 sao ............................................73
Hình 3.3: Quy trình dán nhãn năng lượng trên các thiết bị.......................................78
Hình 3.4. Quy trình sản xuất mì ăn liền ....................................................................81



1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 5/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2139/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, trong đó mục tiêu liên quan
đến khí nhà kính (KNK) là “phát triển nền kinh tế các bon thấp, Tăng trưởng xanh
trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; Giảm nhẹ phát thải KNK và
tăng khả năng hấp thụ KNK trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã
hội”.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
theo quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09 năm 2012, trong đó đặt chỉ tiêu
giai đoạn 2011 – 2020 giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 – 10% so với mức
năm 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1 –
1,5% mỗi năm. Cụ thể hơn, để thực hiện mục tiêu đó, Kế hoạch hành động (KHHĐ)
quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2014, trong đó phát
triển các-bon thấp là một trong 04 nội dung chính của bản KHHĐ. Nội dung của
KHHĐ quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 nêu rõ, giảm phát thải
KNK tập trung vào sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và phát triển các nguồn
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Để đạt được mục tiêu phát triển nền kinh tế các-bon thấp, cần sản xuất các sản
phẩm các-bon thấp. Để xác định một hàng hóa có thuộc loại các-bon thấp hay
không cần phải tính tổng khối lượng KNK thải ra trong suốt chu trình của một sản
phẩm từ sản xuất, sử dụng, thải bỏ trên một đơn vị sản phẩm hay “dấu chân cácbon”. Trong thời gian qua cũng có một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam về
tính phát thải KNK. Tuy nhiên, việc tính toán định lượng tổng phát thải KNK hay
“dấu chân các bon” cho hàng hóa đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí. Để phù hợp
với điều kiện Việt Nam có thể sử dụng một số tiêu chí gián tiếp tương tự như tiêu
chí nhãn sinh thái, nhãn xanh, nhãn tiết kiệm năng lượng, ISO 14001, tiêu chí BAT.



2

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức phát triển lớn nhất
mà Đông Nam Á phải đối mặt trong thế kỷ 21.
Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC 2007), trong vòng 150
năm qua, nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu tăng 0,76o C. Sự ấm lên toàn cầu đã
gây nên tình trạng biến đổi khí hậu, thể hiện qua những thay đổi về xu hướng mưa
và sự gia tăng tần suất và cường độ của những hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn
đến mực nước biển dâng cao.
Nguyên nhân của những hiện tượng thời tiết bất thường là do kết quả của phát
thải khí nhà kính do con người gây nên. Đông Nam Á được coi là khu vực dễ tổn
thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Mặc dù thích ứng là ưu tiên của Đông Nam Á,
song khu vực này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc góp sức vào nỗ lực
toàn cầu giảm thiểu khí nhà kính, tích cực theo đuổi một chiến lược tăng trưởng
cacbon thấp.
Năm 2000, khu vực này đóng góp 12% tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu,
tương đương 5.187 triệu tấn dioxit cacbon (MtCO2-eq), tăng 27% so với năm 1990.
Mức tăng này cao hơn mức tăng trung bình toàn cầu. Nguồn thải lớn nhất trong khu
vực là chuyển đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (chiếm 75% lượng phát thải), tiếp đến
năng lượng (15%) và nông nghiệp (8%). Trong đó, tăng nhanh nhất là lĩnh vực năng
lượng, mức tăng 83% trong vòng 10 năm từ 1990 - 2000.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, một trong 5 nước chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, Chính phủ đang phải
nỗ lực hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời một chiến lược
tổng hợp cũng đang được triển khai nhằm giảm thiểu phát thải cacbon và tăng
cường năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp như sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo, thực hiện sản xuất sạch hơn, thực

chất là hướng đến ngành công nghiệp các-bon thấp.
Trên con đường công nghiệp hóa, tổng phát thải CO2 của Việt Nam dự báo sẽ
tăng nhanh trong tương lai cùng với tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Tuy


3

nhiên, đây cũng là khu vực được dự báo có tiềm năng giảm thiểu lớn nhờ chuyển
đổi năng lượng từ sử dụng than sang khí tự nhiên, sử dụng năng lượng thay thế và
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong các ngành công nghiệp, nhất là những
ngành sử dụng năng lượng lớn. Đó là lý do của việc thực hiện luận văn “Nghiên
cứu áp dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá sản phẩm các-bon thấp phù hợp
với điều kiện Việt Nam. Áp dụng thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh.”
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Tổng hợp các tài liệu liên quan
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội vở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2011 - 2015
- Thực trạng môi trường ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2011 - 2015
- Các chủ trương của Chính phủ và Thành phố Hồ Chí Minh về việc giảm ô
nhiễm môi trường trong các giai đoạn tiếp theo
Nội dung 2: Tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến sản phẩm các-bon thấp
Nội dung 3: Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm các-bon
thấp trên thế giới
-

Phân tích các cơ sở khoa học

-


Phân tích cơ sở thực tiễn
Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn

Thành phố Hồ chí Minh phát triển sản phẩm các-bon thấp.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Áp dụng một số phương pháp:
- Phương pháp tổng quan tài liệu
- Phương pháp phân tích vòng đời sản phẩm
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp đánh giá nhanh
- Phương pháp PAS


4

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá sản phẩm
các-bon thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng vào đánh giá sản phẩm các-bon thấp tại Thành phố
Hồ Chí Minh, tiến tới áp dụng cho các tỉnh thành khác và trên toàn lãnh thổ Việt
Nam.


5

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
Trong giai đoạn 2011 - 2015, môi trường nước ta tiếp tục chịu tác động mạnh
mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH). Quá trình đô thị hóa và
mở rộng địa giới hành chính đô thị tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số thành thị tăng
nhanh. Cùng với đó, kinh tế phát triển, đời sống người dân tại các khu vực nông
thôn cũng được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ cũng gia tăng. Tất cả những
vấn đề này bên cạnh việc đóng góp kinh phí cho nguồn ngân sách cũng đồng thời
đưa một lượng lớn chất thải vào môi trường, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường, tài nguyên thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái.
Sau một khoảng thời gian trầm lắng do khủng hoảng kinh tế, bắt đầu từ năm
2013, sản xuất công nghiệp đã phát triển trở lại tuy nhiên tỷ lệ ứng dụng công nghệ
hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh còn khoảng cách khá xa so với các
quốc gia khác trong khu vực. Trên thực tế, sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cho
đến nay vẫn còn dựa nhiều vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và gắn
liền với đó là sức ép ngày càng tăng lên đối với môi trường. Hoạt động sản xuất
công nghiệp từ các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề... song song
với việc đóng góp cho phát triển kinh tế còn tiếp tục là những nguồn thải lớn, gây ô
nhiễm môi trường nhiều khu vực. Trong những năm gần đây, sự phát triển của hoạt
động công nghiệp, đặc biệt là việc hình thành các khu công nghiệp (KCN), khu kinh
tế tập trung ở những vùng dễ bị tổn thương như vùng duyên hải, ven biển đang tiềm
ẩn những nguy cơ không nhỏ về ô nhiễm, sự cố môi trường nếu việc quản lý và xả
chất thải của các đối tượng này không được thực hiện nghiêm túc và giám sát chặt
chẽ. Thậm chí, đã có những sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra, gây hậu quả lớn
về ô nhiễm môi trường, tổn thương các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống sinh hoạt và sinh kế của người dân. Đối với vấn đề phát triển năng lượng, đặc
biệt là phát triển nhiệt điện trong giai đoạn vừa qua là một trong những nguồn trọng


6


điểm gây ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó, phát triển thủy điện vừa và
nhỏ đã bộc lộ một số hạn chế, thậm chí gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường
sinh thái, phá hoại diện tích rừng tự nhiên và làm suy thoái môi trường nước, đất.
Ngành xây dựng với các dự án xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công
trình xây dựng dân dụng...) sau một thời gian chững lại, hiện cũng đang có mức độ
tăng trưởng khá cao, kéo theo đó phát thải một lượng lớn bụi vào môi trường. Trong
những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, kết
cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT - XH. Cùng
với đó, sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cơ giới cá nhân đã gây ra tình
trạng ùn tắc giao thông và gia tăng ô nhiễm không khí tại các đô thị. Theo các đánh
giá, nhiều phương tiện giao thông có chất lượng không đảm bảo (xe cũ, không được
bảo dưỡng thường xuyên) cũng làm gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm
trong không khí. Song song với đó, hoạt động phát triển cảng biển (hoạt động nạo
vét luồng lạch, làm đê chắn sóng...) trong thời gian qua cũng làm gia tăng mối đe
dọa đối với môi trường.
Ngành nông nghiệp với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản có tốc độ phát triển đáng kể so với thời kỳ trước. Cùng với đó là các nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
không đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật; công tác thu gom, lưu giữ và xử lý các loại
hóa chất, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật chưa được quan tâm đúng mức. Chăn
nuôi gia súc, gia cầm đã tăng cao trở lại sau một vài năm chững lại vì dịch bệnh.
Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, phần nhiều được nuôi ở quy
mô hộ gia đình khiến cho tỷ lệ chất thải chăn nuôi được xử lý trước khi thải ra ngoài
môi trường là rất thấp (chỉ khoảng 10%). Diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi
trồng thủy sản không tăng, nhưng sản lượng thủy sản lại gia tăng liên tục, với mức
tăng bình quân là 9,07%/năm cũng gây áp lực không nhỏ cho môi trường. Đó là các
vấn đề dịch bệnh, xử lý thức ăn dư thừa không triệt để, lạm dụng thuốc...
Trong giai đoạn 2011 - 2015, ngành dịch vụ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng
khá tốt so với tốc độ tăng trưởng GDP. Ngành y tế cũng có những bước phát triển



7

đáng kể nhờ ứng dụng thành công nhiều thành tựu y học hiện đại, ngăn chặn thành
công những dịch bệnh nguy hiểm, củng cố mạng lưới y tế các tuyến. Cùng với đó,
chất thải phát sinh từ hoạt động dịch vụ, y tế cũng gia tăng, gây nhiều áp lực lên
môi trường. Thể hiện rõ nét nhất là vấn đề chất thải rắn (CTR), nước thải và vấn đề
vệ sinh môi trường.
1.1.2. Tình hình môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
Bên cạnh những sức ép của hoạt động phát triển KT - XH lên môi trường,
trong những năm qua, ảnh hưởng của BĐKH và những diễn biến thiên tai bất
thường cũng đang ngày càng gia tăng những tác động tiêu cực lên môi trường nước
ta. Theo đó, từ năm 1994 - 2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam tăng
hơn 2 lần, từ 103,8 lên 246,8 triệu tấn CO2 tương đương. Ước tính đến năm 2020
tăng hơn 4 lần và năm 2030 tăng hơn 7 lần so với năm 1994. Trong đó, năm 2010,
lĩnh vực năng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất và dự kiến mức độ phát thải nhà
kính của lĩnh vực này tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những năm tiếp theo.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của BĐKH.
Biến đổi khí hậu thể hiện thông qua sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị
thường (bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, triều cường…) cả về số lượng và cường độ.
Hệ quả của BĐKH là suy giảm nguồn nước và hiện tượng nước biển dâng. Trong
đó, sự suy giảm nguồn nước dẫn đến phát sinh dịch bệnh, nhất là các bệnh dịch vào
mùa hè. Đồng thời, sự thiếu hụt nguồn nước cũng khiến cho các chi phí sản xuất
tăng, thay đổi cơ cấu mùa vụ, năng suất, sản lượng suy giảm thậm chí đình trệ như
vùng Nam Trung Bộ. Nước biển dâng là hậu quả nghiêm trọng nhất của BĐKH.
Hiện tượng này ảnh hưởng đặc biệt tới các vùng ven biển, cửa sông của Việt Nam,
gây ra các hiện tượng xói lở bờ biển, phá hủy rừng phòng hộ ven biển, thu hẹp diện
tích đất, trong đó có đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến chất lượng nước ngọt (do sự
xâm nhập mặn) và suy thoái môi trường đất. Trong những năm gần đây, ảnh hưởng
của BĐKH cũng khiến cho ranh giới mặn tại nhiều khu vực ở Đồng bằng sông Cửu

Long, khu vực cửa sông của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai... có xu thế lấn sâu
vào nội địa và có diễn biến ngày càng trầm trọng, đặc biệt là các tháng cuối năm


8

2015, đầu năm 2016. Các hậu quả của BĐKH đã và đang gây ra nhiều thiệt hại về
kinh tế, con người và làm suy thoái môi trường.
Dưới tác động của BĐKH, trong giai đoạn 2011 - 2015, thiên tai ở nước ta tuy
xảy ra ít về số lượng nhưng cường độ tác động một số đợt lại đạt mức cao kỉ lục
như: nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao đạt mức kỉ lục và kéo dài trên diện rộng
từ Bắc Bộ đến các tỉnh Nam Trung Bộ; mưa lớn ở Quảng Ninh; sạt lở đất, xâm
nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước. Đặc biệt vào đầu năm 2015, nhiều hiện tượng thời
tiết cực đoan, thời tiết bất thường như rét đậm và băng tuyết ở miền Bắc; mưa lớn
trái mùa ở Quảng Ngãi; dông lốc, mưa đá và lốc xoáy, đã xảy ra tại một số địa
phương. Thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về sức khỏe, tính mạng con người, nền
kinh tế, tài sản và trực tiếp để lại hậu quả nghiêm trọng đối với chất lượng môi
trường.
Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô
nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn,
khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần
tiêu chuẩn cho phép.
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của
Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số
địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh
Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung
nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công
nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công
nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải.
Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn

chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56
khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử
lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu
đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy
trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn


9

hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông
nghiệp của bà con nông dân.

Hình 1.1: Tình trạng ô nhiễm ở các khu công nghiệp.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp
ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho
môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân
cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối
mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ
nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản
ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi
trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ
công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các
làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết
việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản


10

xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí,

chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO,
CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp
hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240
làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao
gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề
được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là
đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà
còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết
liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

Hình 1.2: Các làng nghề tự phát gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại
các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước


×