Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú yên theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

MAI HOÀNG HÀ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
PHÚ YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

MAI HOÀNG HÀ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
PHÚ YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. VÕ THANH THU

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2017




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Võ Thanh Thu

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 22 tháng 09 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và Tên

Chức danh Hội đồng

1

Trương Quang Dũng

2

Hoàng Trung Kiên

Phản biện 1

3

Nguyễn Hải Quang


Phản biện 2

4

Lê Tấn Phước

5

Nguyễn Quyết Thắng

Chủ tịch

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên: MAI HOÀNG HÀ

Giới tính: NỮ

Ngày, tháng, năm sinh: 16/10/1991

Nơi sinh: PHÚ YÊN

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MSHV: 1541820030

I- Tên đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Tổng hợp các số liệu và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu liên quan.

-

Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển của ngành du lịch nói chung và
phát triển du lịch theo hướng bền vững cho tỉnh Phú Yên.

-

Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phá triển bền vững
du lịch Phú Yên.


III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/09/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 22/09/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: GIÁO SƯ. TIẾN SĨ. VÕ THANH THU
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Mai Hoàng Hà – tác giả Luận văn cao học này. Tôi xin cam đoan
đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi
xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong Luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
Tác giả luận văn

Mai Hoàng Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Võ
Thanh Thu đã tận tình hướng dẫn, định hướng về nội dung và phương pháp nghiên
cứu, giúp bài luận văn đi đúng hướng, đúng trọng tâm. Tôi xin cảm ơn các Thầy Cô
giáo giảng dạy và phòng Sau Đại học của trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí

Minh đã giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tôi tại
trường.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn các Ban lãnh đạo, các Chuyên gia, các
Anh, Chị ở Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Phú Yên, Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Phú Yên, Cục Thống kê tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để tôi
có nguồn dữ liệu và có thêm động lực hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn hết sức mình, tuy nhiên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu và chân
tình của Quý thầy cô và các bạn đọc.
Mọi

ý

kiến

đóng

góp

xin

vui

lòng

liên

hệ

qua


email:


Kính chúc các Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công
trong sự nghiệp giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
Tác giả luận văn

Mai Hoàng Hà


iii

TÓM TẮT
Những năm gần đây tỉnh Phú Yên đã xác định du lịch là ngành kinh tế động
lực và thời gian qua tỉnh đã đạt một số thành quả bước đầu. Do đó, để thành công và
tồn tại trên thị trường hiện nay thì tỉnh cần tập trung cải thiện hơn nữa để du lịch
Phú Yên thật sự phát triển và là điểm đến du lịch thân thiện - chất lượng đối với thị
trường du lịch trong và ngoài nước.
Vì vậy, mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng của
hoạt động du lịch Phú Yên, đầu tiên là tìm hiểu về các hoạt động du lịch, các yếu tố
liên quan, hệ thống hoá cơ sở lý luận về các hoạt động chính của du lịch, từ đó làm
cơ sở để phân tích thực trạng tình hình kinh doanh các hoạt động du lịch của tỉnh,
tổng hợp những thuận lợi tỉnh đã đạt được đồng thời là tìm ra nguyên nhân của
những khó khăn trước mắt cần phải đối mặt. Sau cùng đưa ra một số giải pháp phát
triển du lịch Phú Yên theo hướng bền vững.
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được
thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp từ các báo cáo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

tỉnh Phú Yên, Cục Thống Kê tỉnh Phú Yên, các tạp chí du lịch, các tài liệu khác đã
công bố ở những hệ thống khác nhau, hệ thống qua mạng internet cũng như các
nghiên cứu liên quan thông qua việc hỏi các chuyên gia và những người có chuyên
môn liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó tác giả thống kê và phân tích số
liệu thu thập được. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động du lịch ở tỉnh
Phú Yên của những năm gần đây và những yêu cầu phát triển du lịch cho ngững
năm sắp tới, tác giả đã xác định được những giải pháp cụ thể và những kiến nghị
thực tế trong hoàn cảnh hiện tại để dễ dàng nhìn rõ vấn đề mà khắc phục được
những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua.
Trong quá trình viết, luận văn sẽ không tránh khỏi những bất cập và sai sót.
Kính mong quý Thầy/Cô xem xét và góp ý cho luận văn được hoàn thiện hơn


iv

ABSTRACT
In recent years, Phu Yen Province has identified tourism as a dynamic
economic sectors and the Province has achieved some initial achievements.
Therefore, in order to succeed and survive in the present market, the province
should focus on further improvement to tourism in Phu Yen truly develope and
become a friendly tourist destination - quality for domestic and foreign tourism
market.
Therefore, the main objective of this study is evaluate the quality of tourism
activities, the first is learning about tourism activities, the relevant factors and
systematize the rationale for the main activities of tourism, which serve as a basis to
analyze the current status of business and tourism activities in the province,
summarizing the advantages the province has achieved simultaneously is to find the
cause of the trouble before eyes need to face. Finally give some solutions Phu Yen
tourism development towards sustainability.
To perform this study, the authors used primary and secondary data are

collected directly or indirectly from the report of the Culture, Sports and Tourism
Department, General Statistics Office in Phu Yen, the travel magazines, other
materials were published in the different systems, the system through the internet as
well as related research by the questioning of experts and those with expertise
concerning subject of study. Since, the author counts and analyses the colleted data.
On the basis of synthesis, analysis of tourism activities in Phu Yen Province of
recent years and the requirements of tourism development for the coming years, the
author has identified the specific measures and the practical recommendations in the
present circumstances to easily visible problem that overcomes the existence of
restrictions in recent years.
During the writing process, the thesis will not avoid shortcomings and flaws. I
wish you will consider and contribute your ideas to make the thesis to be better.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................x
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ..................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. xii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................2

5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................4
6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................7
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ DU LỊCH
BỀN VỮNG ................................................................................................................9
1.1. Các khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững ......................................9
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững .............................................................9
1.1.2. Khái niệm về du lịch bền vững ...............................................................11
1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế - xã hội
...........................................................................................................................12
1.1.4. Ý nghĩa và dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền
vững ...................................................................................................................13
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững ..........................................16
1.2.1. Chỉ tiêu khách du lịch .............................................................................16
1.2.2. Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ....................................17


vi

1.2.3. Chỉ tiêu nguồn nhân lực du lịch ..............................................................17
1.2.4. Chỉ tiêu về tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du
lịch .....................................................................................................................18
1.2.5. Chỉ tiêu về bảo vệ tài nguyên - môi trường ............................................18
1.2.6. Chỉ tiêu về mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương đối
với các hoạt động du lịch ..................................................................................18
1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững ...................................19
1.3.1. Nguồn tài nguyên du lịch ........................................................................19
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng ..............................................19
1.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch ..............................................20
1.3.4. Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch ............................................20

1.3.5. Đường lối chính sách phát triển du lịch ..................................................21
1.3.6. Tham gia của cộng đồng .........................................................................21
1.3. Một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch bền vững ..21
1.3.1. Một số kinh nghiệm quốc tế ....................................................................21
1.3.2. Một số kinh nghiệm trong nước ..............................................................23
1.3.3. Một số bài học rút ra cho phát triển du lịch Phú Yên theo hướng bền
vững ...................................................................................................................25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH PHÚ
YÊN ...........................................................................................................................27
2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Phú Yên .................................................................27
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................27
2.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội ...........................................................29
2.1.3. Tiềm năng du lịch....................................................................................30
2.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch ....................................34
2.2. Phân tích tính bền vững trong phát triển du lịch tại tỉnh Phú Yên .................37
2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch .....................................................37
2.2.2. Tình hình khai thác khách du lịch ...........................................................39


vii

2.2.2.1. Doanh thu du lịch .............................................................................39
2.2.2.2. Số lượt khách du lịch .......................................................................41
2.2.2.3. Cơ cấu khách du lịch ........................................................................44
2.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành du lịch .............................................45
2.2.3.1. Cơ sở lưu trú.....................................................................................45
2.2.3.2. Công ty lữ hành và các đại lý ...........................................................47
2.2.3.3. Các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng .............................................49
2.2.3.4. Sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch ..................................................51

2.2.4. Lao động trong du lịch ............................................................................54
2.2.5. Công tác quảng bá du lịch .......................................................................57
2.2.6. Công tác bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch bền vững ..............60
2.2.7. Công tác tuyên truyền cho cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững
...........................................................................................................................61
2.2.8. Đầu tư du lịch ..........................................................................................63
2.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch tại tỉnh Phú Yên ..................................65
2.3.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................65
2.3.2. Kết quả khảo sát chuyên gia về các mặt hạn chế, tồn tại ........................67
2.3.3. Những hạn chế trong hoạt động DL tỉnh Phú Yên và những nguyên nhân
chủ yếu ..............................................................................................................70
2.3.3.1. Hạn chế về công tác quản lý nhà nước ............................................71
2.3.3.2. Hạn chế về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
.......................................................................................................................72
2.3.3.3. Hạn chế nguồn nhân lực du lịch.......................................................73
2.3.3.4. Hạn chế về công tác tổ chức, quảng bá du lịch ................................74
2.3.3.5. Hạn chế về sản phẩm du lịch ...........................................................75
2.3.3.6. Hạn chế về bảo vệ môi trường .........................................................77
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH
PHÚ YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ................................................................80


viii

3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch Phú Yên theo hướng bền vững ......80
3.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................80
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................80
3.1.3. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch trên địa bàn Phú
Yên đến năm 2025 ............................................................................................81

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ..................................82
3.2.1. Giải pháp công tác quản lý nhà nước về du lịch .....................................82
3.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..82
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch ......................................................83
3.2.4. Giải pháp công tác tổ chức, quảng bá du lịch .........................................84
3.2.5 Giải pháp về bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức người dân địa
phương về du lịch ..............................................................................................86
3.2.6. Giải pháp về sản phẩm du lịch ................................................................88
3.2.7. Giải pháp về vốn đầu tư ..........................................................................89
3.3. Kiến Nghị .......................................................................................................90
3.3.1. Đối với ngành du lịch tỉnh Phú Yên........................................................90
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch ...........................................................91
3.3.3. Đối với người dân Phú Yên ....................................................................91
KẾT LUẬN ...............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93
PHỤ LỤC

......................................................................................................................................................................


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CSHT


Cơ sở hạ tầng

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

DL

Du lịch

DLBV

Du lịch bền vững

DN

Doanh nghiệp

DLST

Du lịch sinh thái

HĐDL

Hoạt động du lịch

KTXH

Kinh tế xã hội


MT

Môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

VHXH

Văn hóa xã hội


x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Các nguyên tắc và mục đích của phát triển bền vững ...............................10
Bảng 1.2 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững............................................14
Bảng 2.1 Một số tài nguyên thiên nhiên tiêu biểu của Phú Yên ...............................30
Bảng 2.2 Một số di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của Phú Yên .............32
Bảng 2.3 Một số lễ hội tiêu biểu của Phú Yên (theo âm lịch) ..................................33

Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu du lịch của Phú Yên......................................................40
Bảng 2.5 Diễn biến lượt khách du lịch đến Phú Yên ................................................42
Bảng 2.6 So sánh lượt khách du lịch đến Phú Yên và các tỉnh lân cận ....................43
Bảng 2.7 Số ngày lưu trú của khách du lịch đến Phú Yên ........................................44
Bảng 2.8 Số cơ sở lưu trú của Phú Yên ....................................................................46
Bảng 2.9 Số cơ sở lữ hành của Phú Yên ...................................................................48
Bảng 2.10 Những hàng hoá, đặc sản của vùng đất Phú Yên ....................................52
Bảng 2.11 Cơ cấu lao động ngành du lịch của Phú Yên ...........................................54
Bảng 2.12 Một số chương trình, hội nghị, hội chợ du lịch tiêu biểu đã tham gia ....59
Bảng 2.13 Một số dự án đầu tư du lịch tiêu biểu đang triển khai .............................64
Bảng 2.14 Kết quả khảo sát chuyên gia ....................................................................67
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu dự báo về du lịch đến năm 2025 .......................................81
Bảng 3.2 Nội dung tối thiểu cần triển khai trong giáo dục cộng đồng bảo vệ môi
trường cho du lịch .....................................................................................................87


xi

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong ngành du lịch Phú Yên .............55
Biểu đồ 2.1 Kết quả điều tra về tính bình đẳng trong việc phân chia chính sách ưu
đãi và mức độ thực hiện các chương trình, chính sách về du lịch ............................68
Biểu đồ 2.2 Kết quả điều tra về sản phẩm du lịch và sự quản lý trong công tác khai
thác ............................................................................................................................69
Biểu đồ 2.3 Kết quả điều tra về các tiêu chí phát triển du lịch bền vững mà tỉnh đã
đạt được .....................................................................................................................70


xii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Bản đồ du lịch Phú Yên .............................................................................27
Hình 2.2 Hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch tỉnh Phú Yên ................................38
Hình 3.1 Kênh thông tin đến khách du lịch ..............................................................84


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ (phía Bắc giáp tỉnh
Bình Định và phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và tỉnh
Đắc Lắc và Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông, Phú Yên cách Hà Nội 1.160 km về
phía Bắc, cách TP. Hồ Chí Minh 560 km về phía Nam theo tuyến QL 1A, tỉnh lỵ là
Thành phố Tuy Hòa), có lợi thế và giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch, nhiều cảnh
đẹp, được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh. Có bờ biển dài 189km,
nhiều nơi khúc khuỷu, quanh co, có núi biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang
vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ như: Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan, Vịnh
Vũng Rô; nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Bãi Tràm, Bãi Từ
Nham, Bãi Tiên, Bãi Môn, Bãi Xép, Bãi Nồm…; nhiều gành đá nổi tiếng như: Gành
Đá Đĩa, gành Đỏ, gành Dưa, gành Yến, và nhiều đảo nhỏ ven bờ như: Nhất Tự Sơn,
hòn Chùa, hòn Than, hòn Dứa, hòn Nưa, hòn Yến, hòn Lao Mái Nhà…Dưới biển là
những rạn san hô đẹp và nhiều loại đặc sản biển sẵn sàng phục vụ nhu cầu ẩm thực
của du khách về thăm Phú Yên. (Nguồn: Cẩm nang Du lịch Phú Yên 2014)
Với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, sự phát triển của Phú Yên
trong những năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo
hướng tiến bộ, giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. DL
phát triển đã dần làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn, nhất là các vùng ven biển

góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân ở các vùng du lịch, gìn giữ, tôn
tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế
DL Phú Yên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, quá trình phát triển gặp không ít khó
khăn, trở ngại so với các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ thì Phú Yên
là địa phương mà ngành DL kém phát triển nhất. Bên cạnh đó, việc khai thác hoạt
động DL Phú Yên vẫn còn chưa rõ quy hoạch, nhiều dự án vẫn còn dang dở ảnh
hưởng đến môi trường cảnh quan… do đó làm cho ngành DL của tỉnh vẫn chưa
phát triển bền vững.


2

Vì thế vấn đề đầu tư và phải làm như thế nào để khai thác các sản phẩm du
lịch sao cho tương xứng với tiềm năng, phương thức thực hiện ra sao để đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như đạt được mục tiêu phát triển du lịch tỉnh
theo hướng bền vững là hết sức cần thiết. Vậy nên, vấn đề đặt ra ở đây là phải phát
triển mạnh ngành DL, để DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, việc tìm
các giải pháp thực tế về việc phát triển DL theo hướng bền vững là vấn đề rất quan
trọng đồng thời là vấn đề có ý nghĩa cơ bản lâu dài đối với kinh tế Phú Yên. Xuất
phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh
Phú Yên theo hướng bền vững” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Phú Yên đến
năm 2030 nhằm làm cho du lịch Phú Yên phát triển bền vững hơn.
 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững.
- Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch Phú Yên thời gian qua.
- Đề xuất các biện pháp phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2030 theo hướng
bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

 Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động DL ở tỉnh Phú Yên
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu phát triển DL Phú Yên theo hướng
bền vững
- Về không gian: trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Về thời gian: số liệu được thu thập, xử lý và phân tích trong giai đoạn 2011
– 2015, những giải pháp được đề xuất đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình
nghiên cứu, niên giám thống kê…trong và ngoài nước đã được công bố. Nguồn dữ


3

liệu của Tổng cục thống kê; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Hiệp hội du lịch Việt
Nam; UBND Tỉnh Phú Yên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên (Sở
VHTTDL), các sở ban ngành liên quan và các nguồn khác…
+ Thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp thu được thông qua việc tiến hành
điều tra, phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch…về những vấn đề liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Việc điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra khảo sát
được thiết kế theo mẫu với nội dung là những tiêu chí đã được lựa chọn để phục vụ
cho mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy
của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở VHTTDL tỉnh Phú
Yên, Chi cục Thống kê tỉnh, Tổng cục Thống kê, các sở, ban, ngành, địa phương có
liên quan, các doanh nghiệp chuyên về du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tác giả
còn sử dụng các số liệu chính thức được công bố của các tổ chức Du lịch thế giới

(UNWTO), Hiệp hội Du lịch Phú Yên, Hiệp hội Du lịch các tỉnh lân cận… Từ các
nguồn số liệu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá
thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên.
+ Phương pháp chuyên gia: tiếp cận và làm việc với các chuyên gia, cán bộ
quản lý du lịch, một số lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch của Phú Yên
để phỏng vấn, điều tra, có thêm dữ liệu nhằm bổ sung cho các nghiên cứu, cũng như
phân tích chính xác hơn về thực trạng, đề xuất các giải pháp khoa học, phù hợp với
thực tiễn của địa phương.
+ Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp: thông qua việc nghiên cứu
các tài liệu về du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam, ngành du lịch Phú Yên, các
công trình khoa học đã được công bố về phát triển du lịch, những mô hình, cách làm
hiệu quả trong phát triển du lịch, nhất là ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ, tác giả
áp dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ lý luận cũng như thực tiễn phát


4

triển du lịch, làm cơ sở cho việc phân tích, suy đoán, diễn giải, xây dựng các giải
pháp và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững.
+ Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá
so sánh giữa Phú Yên với một số tỉnh có điều kiện tương tự, đặc biệt là trong khu
vực duyên hải Nam Trung Bộ. Trên cơ sở những cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn, mô
hình sẵn có và sự nghiên cứu những đặc thù của du lịch sinh thái tại Phú Yên, đề tài
lựa chọn mô hình đánh giá và xây dựng các tiêu chí phù hợp với tiến trình nghiên
cứu.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Các nghiên cứu nước ngoài: cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội,
HĐDL đã phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Theo Tổ chức du lịch thế giới
(UNWTO) năm 2010 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 940 triệu lượt
khách, thu nhập từ du lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm hơn 30% xuất khẩu dịch vụ thương

mại của thế giới (UNWTO, 2011). Theo dự báo đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành
ngành kinh tế “công nghiệp” chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những ngành xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ. Sự đóng góp của du lịch vào GDP dự kiến sẽ tăng từ
9,2% năm 2010 lên 9,7% vào năm 2020 (WTTC, 2010). Điều này đã đặt ra mối
quan tâm đặc biệt trong sự phát triển hoạt động du lịch của nhiều nước. Trên thế
giới đã có rất nhiều nghiên cứu về phát triển DLBV nhằm hạn chế tác động tiêu cực
của HĐDL, đảm bảo sự phát triển lâu dài. Các nghiên cứu về du lịch bền vững cho
thấy du lịch bền vững không chỉ bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái mà còn quan
tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh tế dài hạn và công bằng xã hội. Có thể kể đến
một số công trình sau:
+ Công trình nghiên cứu của Hall và Richards (2000) “Tourism and
sustainable community development” (Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững)
đã chỉ ra vai trò đóng góp to lớn của các cộng đồng địa phương đối với DLBV, nếu
không có cộng đồng địa phương thì hoạt động DLBV không thể được đảm bảo và
ngược lại, DLBV cũng sẽ đem tới những lợi ích nhất định cho các cộng đồng địa


5

phương. Qua đó cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa phát triển DLBV và cộng
đồng địa phương.
+ Anand và Sen (1996) với nghiên cứu “Sustainable development: Concepts
and Priorities, United Nations Development Programme” (Phát triển bền vững: Các
khái niệm và sự ưu tiên, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc). Tác giả đã đưa ra
một nhận định tương đối đầy đủ về phát triển bền vững. Theo đó “Phát triển bền
vững cần được hiểu một cách toàn diện, đầy đủ trên cả 3 khía cạnh là: tăng trưởng
kinh tế ổn định, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng
tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng
cuộc sống con người”. Đồng thời, tác giả chú trọng đến yếu tố sử dụng hợp lý đất
đai, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên nước, tiết kiệm năng lượng và giảm nghèo,

thực hiện công bằng xã hội.
+ Nghiên cứu của Ernst Lutz, World Bank (1998) với đề tài “Agriculture and
Environment, Perspectives on Sustainable Rural Development” (Nông nghiệp và
Môi trường, nhận thức về phát triển nông thôn bền vững). Nghiên cứu đã nhấn
mạnh việc gắn kết hài hòa giữa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người
dân với việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường đất, môi trường nước,
môi trường không khí và môi trường rừng. Các quốc gia chỉ có thể đạt được sự
thành công trong phát triển kinh tế- xã hội khu vực nông thôn khi và chỉ khi đi theo
hướng phát triển bền vững.
+ Sharpley, R., (2009) với Nghiên cứu “Tourism development and the
environment: beyond sustainability?” (Phát triển du lịch và môi trường: phía bên kia
tính bền vững?) đã chỉ ra điểm hạn chế của các mô hình phát triển du lịch hiện tại.
Nghiên cứu này cung cấp các quan điểm khác nhau về khái niệm du lịch bền vững,
tạo cho người đọc cái nhìn khách quan, đa chiều về phát triển du lịch bền vững.
Đồng thời, trình bày rõ mối tương quan giữa bền vững du lịch và bền vững môi
trường.
- Các nghiên cứu trong nước: DL hiện đóng một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, du lịch Việt


6

Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và khó khăn. Cụ thể như công tác
quản lý điểm đến chưa được triển khai đồng bộ, tình trạng mất vệ sinh – an ninh trật
tự tại các điểm du lịch vẫn thường xảy ra; nhiều doanh nghiệp lữ hành vẫn chưa đủ
khả năng vươn ra thị trường quốc tế; nguồn nhân lực về du lịch chuyên nghiệp chưa
đủ đáp ứng... Chính vì vậy, đề tài về ngành DL đặc biệt là phát triển DL theo hướng
bền vững hiện nay luôn thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, các hiệp hội, tổ
chức và các cá nhân. Dưới đây là một số các tài liệu khoa học và công trình nghiên
cứu có liên quan:

+ Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước do Phạm Trung Lương và các tác giả
(2002), “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” đã
chỉ ra những vấn đề thực tiến, những khó khăn và tồn tại về phát triển du lịch bền
vững tại Việt Nam. Qua đó đề tài cũng đưa ra một số giái pháp để thúc đẩy sự phát
triển du lịch bền vững tại Việt Nam.
+ Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001) với nghiên cứu “Du lịch bền
vững” đã hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển du lịch bền vững, nêu lên các cơ
sở khoa học nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam.
+ Vũ Văn Đông (2014) trong luận án Tiến sĩ “Phát triển du lịch bền vững Bà
Rịa Vũng Tàu”. Tác giả nghiên cứu thực trạng và tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu nhằm đề xuất các giải pháp về phát triển du lịch bền vững với mô hình
nghiên cứu dựa trên 12 nhân tố với 92 biến quan sát ảnh hưởng đến phát triển du
lịch bền vững.
+ Lưu Thanh Đức Hải (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
trên địa bàn tỉnh Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Cần Thơ, tr 231–241.
Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và chất lượng
dịch vụ du lịch của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua, phân tích các yếu tố
khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng du lịch. Nghiên cứu này cũng
hướng đến xác định xu hướng phát triển du lịch tại Cần Thơ qua đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại thành phố Cần Thơ.


7

+ Trần Thị Hồng Lan (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền
vững ở Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 11+12, tr 14-21.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch thành
phố trên quan điểm phát triển bền vững. Từ đó đưa ra giải pháp để phát triển du lịch
bền vững ở Tp. Đà Nẵng. Giải pháp về phía cơ quan quản lý nhà nước, giải pháp
đối với doanh nghiệp du lịch, giải pháp đối với cộng đồng dân cư địa phương, giải

pháp đối với du khách.
Du lịch đóng một vai trò hàng đầu trong sự nghiệp phát triển KTXH của Việt
Nam, là lĩnh vực được Chính phủ rất quan tâm, được coi là một động lực tăng
trưởng cho nền kinh tế và mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam, tạo ra nhiều
việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp đáng
kể cho cán cân thanh toán ngoại tệ quốc gia. Việc khai thác và phát huy tiềm năng
du lịch ngày càng được quan tâm hơn. Hiện nay có khá nhiều tài liệu khoa học và
công trình nghiên cứu về ngành du lịch của cả nước nói chung và Tỉnh nhà nói
riêng. Tuy nhiên về các hoạt động du lịch hướng đến phát triển du lịch bền vững,
đặc biệt là tại Phú Yên thì hầu như rất ít. Trong khi, du lịch Phú Yên rất được thiên
nhiên ưu đãi về tài nguyên du lịch lại chưa thể cất cánh. Đề tài mong muốn tìm ra
các giải pháp nâng cao hoạt động du lịch của tỉnh Phú yên, góp phần đưa ngành du
lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh nhà.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng cho công tác quản lý đối với các sở
ban ngành (Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên), các DN kinh doanh du lịch ở tỉnh Phú Yên
qua các đóng góp của tác giả về một số giải pháp phát triển du lịch ngày càng theo
hướng bền vững được rút ra từ những mặt còn hạn chế, tồn tại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung của luận văn được kết
cấu thành 3 chương:


8

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững và du lịch bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Phú Yên.
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Phú Yên theo
hướng bền vững.

.


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ DU
LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Các khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Hoạt động phát triển là áp lực của cuộc sống, là qui luật tất yếu của sự tiến
hóa, trong hoạt động phát triển KTXH có hai mặt: một mặt giúp cho cải thiện chất
lượng môi trường sống, giúp con người có cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong
phú về văn hóa… Mặt khác là đã tạo ra hàng loạt các vấn đề như khan hiếm, cạn
kiệt tài nguyên, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái về chất lượng…
Nhưng phát triển như thế nào để con người của thế hệ hiện tại và tương lai có
được cuộc sống đầy đủ hơn về mặt vật chất và tinh thần phong phú. Hiện nay, vẫn
còn nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái niệm “phát triển bền
vững”. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (1980), “phát
triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác của nguồn tài nguyên tái tạo
và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức
các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau” định nghĩa này chú
trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh toàn
diện về phát triển bền vững. Tuy nhiên, khái niệm do Uỷ ban Liên Hợp quốc về
Môi trường và Phát triển – UNCED (1987) được đưa ra sử dụng rộng rãi hơn là:
“phát triển bền vững thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm
khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Như vậy, nếu một hoạt động có
tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể thực hiện mãi mãi. (Nguyễn Thị
Thanh Hoài, 2012)
Ở Việt Nam, trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần VIII (1996) cũng đã
khẳng định: “bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự

nhiên như một bộ phận không thể tách rời của phát triển bền vững”.


×