Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.96 KB, 50 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN BÁ VŨ
LỚP : 13DLH1

MSSV: 1321000951

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ THỊ LAN ANH

TP.HCM, Tháng 12 năm 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN BÁ VŨ

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ LỮ HÀNH


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ THỊ LAN ANH

TP.HCM, Tháng 12 năm 2015


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài: ......................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................... 2

3.

Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2

5.

Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................ 3

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 4
1.1. Tài nguyên du lịch ........................................................................................................ 4
1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..................................................................... 4
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................... 5
1.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch .................................................................. 6
1.2. Khái quát về tỉnh Phú Yên .......................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ YÊN ............................ 13
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên........................................................................................ 13
2.1.1. Ghềnh Đá Đĩa ......................................................................................... 13
2.1.2. Vịnh Vũng Rô ......................................................................................... 14
2.1.3. Đầm Ô Loan ........................................................................................... 15
2.1.4. Vịnh Xuân Đài ........................................................................................ 18
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................................... 19
2.2.1. Tháp Nhạn .............................................................................................. 19
2.2.2. Nhà thờ Mằng Lăng ................................................................................ 21
2.2.3. Di tích lịch sử Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh ................................... 23
2.2.4. Ẩm thực ở Phú Yên ................................................................................ 25
2.2.5. Lễ hội ở Phú Yên .................................................................................... 29


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TỈNH PHÚ YÊN ............................................................................... 32
3.1. Thực trạng phát triển du lịch Phú Yên hiện nay .................................................... 32
3.2. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên .......................... 33
3.2.1. Quan điểm phát triển du lịch ................................................................... 33
3.2.2. Định hướng phát triển du lịch.................................................................. 34
3.2.3. Mục tiêu của ngành du lịch Phú Yên ....................................................... 36
3.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên ................................................. 37
3.3.1. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch ....................................................... 37
3.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhấn lực du lịch .......................................... 38
3.3.3. Đề xuất giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ............................... 39
3.3.4. Giải pháp về công tác quảng bá xúc tiế n du lich
̣ ...................................... 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 43



Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa –
xã hội, một ngành kinh tế quan trọng của nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Du lịch không
những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho từng địa phương mà còn góp giao
lưu văn hóa giữa các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam.
Với những đặc trưng đặc sắc của mình cùng tài nguyên du lịch đa dạng, Phú Yên
có nhiều sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Thực tế nhiều năm qua đã
cho thấy hoạt động của du lịch Phú Yên đã có những phát triển đáng khích lệ, lượng
khách du lịch ngày càng tăng, nhưng vẫn chưa khẳng định được vị thế của mình trong
du lịch Việt Nam. Quy mô và chất lượng các loại hình du lịch chưa ngang tầm với tiềm
năng, hiệu quả kinh doanh của các ngành du lịch còn khiêm tốn, chưa quảng bá được
hình ảnh một cách rộng rãi để thu hút du khách. Mặc dù đã có những định hướng được
ưu tiên đặc biệt, nhưng nhìn chung cơ sở vật chất du lịch Phú Yên vẫn chưa tích cực phát
huy hết lợi thế của mình và cũng chưa khai thác đúng tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng.
Sản phẩm du lịch hầu hết khá đơn điệu, trùng lắp, chất lượng dịch vụ còn yếu.
Thực tế cho thấy, sản phẩm du lịch của Phú Yên chỉ dừng lại ở việc đưa du khách
đi ngắm Ghềnh Đá Đĩa, Bãi Môn – Mũi Điện; ngắm san hô tại các hòn đảo ven bờ và
thưởng thức đặc sản biển. Những tour độc đáo hấp dẫn du khách còn hạn chế. Theo ước
tính, có tới 60% số du khách chỉ ghé qua Phú Yên rồi đến các điểm du lịch khác, không
lưu trú hoặc lưu trú 1 đêm. Một trong những nút thắt khiến du lịch Phú Yên chưa thực
sự tạo được bứt phá là sự thiếu sự kết nối của các điểm đến. Toàn tỉnh có 18 di tích lịch
sử và danh thắng cấp quốc gia; tuy nhiên chưa có sự phối hợp tốt giữa Ban quản lý các
khu di tích này với các công ty lữ hành. Vì vậy, nhiều di tích chưa được đưa vào thành
tuyến, điểm tham quan thường xuyên của các tour du lịch. Cùng với sự thiếu hấp dẫn và


SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 1


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

tính liên kết trong xây dựng các sản phẩm du lịch, hạn chế về cơ sở vật chất có lẽ cũng
là lý do khiến cho Phú Yên kém hấp dẫn.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển du lịch
tỉnh nhà, nhằm thúc đẩy ngành du lịch Phú Yên bắt kịp với xu thế phát triển của các tỉnh
trong khu vực Nam Trung Bộ; tôi lựa chọn đề tài: “Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu về tài nguyên du lịch Phú Yên nhằm tìm hiểu những giá trị của các tài
nguyên và hiện trạng hoạt động tại các điểm du lịch của ngành du lịch Phú Yên, sau đó
đánh giá thực trạng phát triển của ngành du lịch. Qua đó vận dụng rút ra một số vấn đề
phát triển du lịch cốt lõi cần quan tâm trong thời gian tới, đồng thời đề xuất một số chiến
lược phát triển du lịch mới nhằm cùng chính quyền địa phương quảng bá hình ảnh của
mình trong nhận thức của khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong khu vực Nam
Trung Bộ cũng như trong cả nước.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được giới hạn về không gian ngành du lịch tỉnh Phú Yên trong
mối quan hệ với sự phát triển của ngành trong tỉnh. Đề tài không đi sâu nghiên cứu các
vấn đề chuyên môn về du lịch mà chỉ phân tích những vấn đề tổng quát liên quan đến
phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch vốn có để phục vụ cho việc xây dựng và lựa
chọn chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Yên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Dữ liệu sử dụng để

phân tích trong phương pháp nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ tài liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo của tỉnh
Phú Yên, Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê và của ngành du lịch tỉnh Phú Yên…

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 2


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tài nguyên du lịch tỉnh của Phú Yên
Chương 3: Đề xuất khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 3


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điều 4, chương I thì
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa,
công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm
du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điều 13, chương II thì
“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy
văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể các điều kiện về địa hình, khí hậu, thực vật,
động vật, nguồn nước của tự nhiên tại các điểm chốt mà những điều kiện đó khác biệt
với các vùng khác.
Địa hình là yếu tố cực kì quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sức hấp dẫn khách
du lịch. Địa hình cũng là yếu tố quyết định tới loại hình du lịch điểm đến.
Khí hậu là thành phần quan trọng của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới hoạt động
du lịch. Các yếu tố về khí hậu như ánh sáng, gió, không khí, lượng mưa, áp suất khí
quyển và các hiện tượng thời tiết đặc trưng khác. Nhìn chung những nơi có khí hậu mát
mẻ, ôn hòa, trong lành thường được khách du lịch ưa thích. Cũng chính vì lẽ đó mà yếu
tố khí hậu quyết định tính chất mùa vụ trong kinh doanh du lịch.

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 4


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh


Thực vật, động vật là những yếu tố thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu tự nhiên
của con người. Sự đa dạng của hệ sinh thái động thực vật cũng là yếu tố ảnh hưởng rất
lớn tới sức hấp dẫn khách du lịch của điểm đến.
Ngoài ra tài nguyên nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới các loại hình kinh doanh du
lịch, với tài nguyên nước thì có thể kinh doanh các loại hình du lịch như: Du lịch thể
thao, giải trí, chữa bệnh, câu cá… Đặc biệt với các nguồn nước khoáng ngầm có tác
dụng chữa bệnh thì cần phải được khai thác thật tốt để thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng và
chữa bệnh của khách du lịch hiện nay.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điều 13, chương II thì
“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ
dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo
của con người và các di sản văn hóa vâth thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục
vụ mục đích du lịch”.
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng
và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài
nguyên du lịch nhân văn có những điểm khác biệt nhiều so với tài nguyên du lịch tự
nhiên.
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý báu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc và cả nhân loại. Nó là những gì tốt đẹp nhất về truyền thống tinh hoa của dân tộc
được kết tinh trong các di tích lịch sử - văn hóa qua tiến trình lịch sử lâu dài, qua nhiều
thế hệ nó trở thành tài nguyên vô cùng quý báu cho các thế hệ đi sau. Thông qua các di
tích lịch sử - văn hóa ấy mà các thế hệ sau có thể hiểu biết về lịch sử, về quá khứ biết
đến nền văn minh nhân loại xa xưa.

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 5



Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Các di tích lịch sử - văn hóa cũng tạo nên những nét đặc trưng và hình thành bản
sắc riêng của dân tộc. Từ đó làm cơ sở bằng chứng để phân biệt nền văn hóa này với nền
văn hóa khác và tạo nên sự đa dạng, phong phú trong tổng thể văn minh nhân loại.

TÀ I NGUYÊN DU LICH
̣
Tự nhiên
Điạ
hı̀nh

Khı́
hâ ̣u

Nhân văn

Nguồ n
nước

Sinh
vâ ̣t

Di tı́ch
văn hóa,
lich
̣ sử


DI SẢN TỰ NHIÊN

Lễ
hô ̣i

Dân
tô ̣c
ho ̣c
DI SẢN VĂN HÓA

Nhân
văn
khác

DI SẢN HỖN HỢP
Hình 1. Sơ đồ phân loại tài nguyên du li ̣ch
Vai trò của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch (trong sản
phẩm du lịch, tài nguyên du lịch chiếm giá trị từ 80 – 90%). Sự phong phú và đa dạng
của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài
nguyên du lịch càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách
du lịch ngày càng tăng. Số lượng, chất lượng, sự phân bố của các dạng tài nguyên du
lịch ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt
động du lịch. Ở đâu có số lượng và mức độ tập trung các tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn lớn thì ở đó có đầy đủ các điều kiện tổ chức các loại hình du lịch như: Du lịch
lễ hội, tâm linh, leo núi, làng nghề, du lịch văn hoá, lịch sử. Tài nguyên du lịch mang
tích khách quan và có vai trò rất lớn để phát triển du lịch của một quốc gia nào đó.

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1


Trang 6


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Tài nguyên du lịch là yếu tố cần thiết phải có để có thể phát triển một hoặc một số
loại hình du lịch nào đó. Nói cách khác, sự ra đời của các loại hình du lịch đều phải dựa
trên cơ sở tài nguyên. Loại hình du lịch sinh thái chắc chắn được tổ chức ở những nơi có
hệ sinh thái đặc biệt như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; còn du lịch văn hóa
phải diễn ra ở những nơi tập trung nhiều di tích văn hóa – lịch sử, lễ hội và các dân tộc,
làng nghề thủ công truyền thống, …
Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định
tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch cơ sở vật chất - kĩ thuật và tính mùa vụ nói chung
đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như
quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách. Cơ sở
vật chất kĩ thuật và tài nguyên du lịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch
ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kĩ
thuật du lịch. Nhìn dưới góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ nét.
Tại một điểm du lịch cụ thể, có thể quan sát thấy cường độ của hoạt động này không đồng
đều theo thời gian. Có những lúc hầu như không có khách, ngược lại có những giai đoạn
nhất định dòng du khách đổ về quá sức chịu tải của khu vực.
Như vậy, có thể nói rằng tài nguyên du lịch có vai trò to lớn trong việc hình thành
các sản phẩm du lịch, cũng như làm cơ sở cho việc phát triển các loại hình du lịch, được
xem như tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới quy mô thứ bậc
của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch. Tài nguyên du lịch
là tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình. Đây được xem là
đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch, khác với tài nguyên khác, tài nguyên du lịch
là phương tiện vật chất tham gia vào việc hình thành nên các sản phẩm du lịch, đó chính

là các giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch được
khách cảm nhận thông qua những xúc cảm tâm lí, làm thỏa mãn nhu cầu của khách, tạo
nên tính độc đáo của du lịch.
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 7


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

1.2.

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Khái quát về tỉnh Phú Yên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Phú
Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh
Đông. Diện tích tự nhiên: 5.060 km², phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp
Khánh Hòa, phía Tây giáp Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có
vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Phú Yên nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh lỵ Phú Yên là thành phố Tuy Hòa, cách
thủ đô Hà Nội 1.160 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 560 km về phía
Nam theo đường Quốc lộ 1A. Ngoài ra, Phú Yên còn có 1 thị xã là Sông Cầu và 7 huyện:
Đông Hòa, Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa và Tuy An.
Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Đèo Cù Mông, phía Nam là dãy Đèo Cả,
phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn. Ở giữa sườn Đông của dãy Trường
Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên cao nguyên Vân Hòa; là ranh
giới phân chia hai đồng bằng trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp. Diện tích đồng

bằng toàn tỉnh 816 km2, trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa đã chiếm 500km2, đây là
đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng
lưu đã mang về lượng phù sa màu mỡ.
Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí
hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng
1 đến tháng 8. Nhiệt độ không khí trung bình biến đổi từ 26,50C ở phía Đông và giảm
dần về phía Tây 26,00C. Số giờ nắng trung bình trong năm quan trắc tại Tuy Hòa là 2.450
giờ/năm. Độ ẩm tương đối trung bình lớn hơn 80%. Lượng mưa năm trung bình nhiều
năm: 1.500-3.000 mm/năm.
Phú Yên có hệ thống sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện
tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho
nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên.
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 8


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Phú Yên có sinh thái rừng đặc sắc, như Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, rừng đặc
dụng Krông Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong phú đa dạng. Đây là
điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch vụ du lịch sinh thái rừng. Phú Yên còn
có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, với nguồn khoáng sản
phong phú với nhiều loại khác nhau như: Diatomit, đá Granit, Vàng sa khoáng, Nhôm
(Bôxít), Sắt, Fluorit, Titan… được phân bố rải rác ở nhiều vùng của địa phương.
Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Dân số Phú Yên là 883.200 người (điều tra dân số 1/7/2013) trong đó thành thị
20%, nông thôn 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số. Phú Yên có gần 30 dân

tộc sống chung với nhau. Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai là những tộc
người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên. Sau ngày miền Nam được giải phóng, sau khi
thành lập huyện Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng
đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu,...
Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên
dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và
lâm sản quý hiếm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt
Nam năm 2014, tỉnh Phú Yên xếp ở vị trí thứ 47/63 tỉnh thành.
Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp
hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho
du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Phú Yên có nhiều
vùng bãi triều nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng
thủy sản xuất khẩu. Đây là tiềm năng, lợi thế để Phú Yên phát triển kinh tế biển.
Nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa, mía,cây hoa màu với trình độ thâm canh
khá. Với cánh đồng Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt
là lúa, nhân dân đã tự túc và có phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Sản lượng lúa bình
quân hàng năm ước trên 320.000 tần, đáp ứng nhu cầu địa phương và bán ra tỉnh ngoài.

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 9


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Mặc dù không phải là trọng tâm nhưng đây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của
tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500

loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quý. Sản lượng khai thác hải sản của
Phú Yên năm 2014 ước đạt 49.000, trong đó khai thác cá ngừ đại dương là 4.000 tấn.
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích
thả nuôi là 3.033ha, sản lượng thu hoạch 10.540 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản
có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ đại dương, tôm sú, tôm hùm. Các địa phương
nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (Thị xã Sông Cầu),
Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An),... Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược
của tỉnh, thu hút nhiều lao động. Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và
chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu công nghiệp Đông bắc Sông
Cầu nằm ngay tại đó.
Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ,
tiếng nẫu (nẫu = người ta). Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát
dân gian từng rất phổ biến ở Phú Yên.
Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hoá, như bộ trường ca
quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đá Tuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc loại
chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai.
Tiềm năng du lịch
Du lịch là một trong những ngành ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình
đi lên của Phú Yên. Mặc dầu có xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay du lịch Phú Yên đã
vươn lên trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của tỉnh.
Phú Yên được ban tặng cho một hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng, đầy
đủ với núi, cao nguyên, đồng bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo... Một số danh
thắng tiêu biểu là Gành Đá Dĩa, Đầm Ô Loan, núi Đá Bia, vịnh Xuân Đài, bãi Môn - mũi
Điện, di tích lịch sử cấp quốc gia như vũng Rô, núi Nhạn - sông Đà, v.v...
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 10


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Phú Yên có nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và không ngừng
phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31 dân tộc anh em trong
Tỉnh. Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc
của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt - Chăm
như Tháp Nhạn, Thành Hồ và đặc biệt là nền Văn hóa Đá, với các di tích danh thắng
quốc gia Chùa Đá Trắng, núi Đá Bia gắn liền với huyền thoại Vua Lê Thánh Tông một
thời mở cõi, đặc biệt là bộ kèn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm.
Nhiều di tích Lịch sử - Cách mạng - Văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Phú Yên
như: Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Yên; Hội trường Mùa Xuân, nhà thờ Bác
Hồ. Vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh; chiến thắng đường Năm, Tàu Không số Vũng
Rô; mộ và đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh; Mũi Điện, Tháp Nhạn; đầm
Ô Loan; gành Đá Dĩa, chùa Đá trắng đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là các di
tích lịch sử - cách mạng - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Phú Yên có nhiều lễ, hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều
hoạt động văn hóa đã trở thành truyền thống như: lễ hội Lương Văn Chánh, lễ hội Lê
Thành Phương, hội thơ Nguyên Tiêu, hội đua thuyền đầm Ô Loan, hội đua thuyền sông
Chùa, …
Tiềm năng phát triển du lịch của Phú Yên rất đa dạng. Khả năng khai thác để phát
triển du lịch: Ở khu vực Đông Bắc phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng kết hợp với tham
quan thắng cảnh. Ở khu vực Đông Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể
thao, vui chơi giải trí cao cấp kết hợp với du lịch sinh thái và tham quan thắng cảnh. Ở khu
vực phía Tây là khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, là nơi phát triển du lịch sinh thái kết
hợp với du lịch tham quan các làng bản dân tộc, các công trình thuỷ điện, thủy lợi...
Cơ sở hạ tầng du lịch của Phú yên được đầu tư mạnh. Phú Yên hiện có 1 khách sạn
5 sao (Cendeluxe), 3 khách sạn 4 sao (Kaya, Sài Gòn - Phú Yên, Long Beach), và nhiều
khách sạn khác như Hương Sen, khách sạn Công Đoàn... Cơ sở vui chơi, nghỉ dưỡng thì
có khu giải trí - sinh thái Thuận Thảo, khu resort Sao Việt, bãi Tràm Hideaway...

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 11


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Với những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế như vậy, Phú Yên hội tụ đầy đủ điều kiện
để phát triển du lịch với thế mạnh của từng vùng.

SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 12


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1. Ghềnh Đá Đĩa
Ghềnh thường là những bờ đá nằm sát bờ sông hay bờ biển. Ở dọc ven biển miền
Trung có rất nhiều gành đá, song có lẽ độc đáo và đẹp vào bậc nhất phải kể đến ghềnh
Đá Đĩa. Ghềnh Đá Đĩa hay gành Đá Dĩa là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh
quan và độc đáo hiếm thấy về địa chất ở Việt Nam, thắng cảnh này nằm trong xã An
Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Từ thành phố Tuy Hòa theo Quốc lộ 1A về
hướng Bắc khoảng 30 km, đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về phía Đông khoảng 12 km

là đến ghềnh Đá Đĩa hoặc đi theo tuyến đường ven biển từ Tuy Hòa đến ghềnh Đá Đĩa
dài khoảng 35 km.
Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ rộng khoảng 50m, dài 200m với những
khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau, ngay ngắn cùng vươn mình ra biển khơi. Những trụ
đá hoặc nghiêng nghiêng theo thế tiến ra biển, hoặc xếp thẳng đứng chồng chất lên nhau,
cao thấp khác nhau tựa như những chồng dĩa được xếp ngay ngắn. Cũng bởi vậy, mà tên
gọi Ghềnh Đá Đĩa vừa thân thuộc, vừa gần gũi.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, đá ở Ghềnh Đá Đĩa thuộc loại đá bazan được
hình thành từ quá trình hoạt động của núi lửa vùng cao nguyên Vân Sơn, cách vị trí
Ghềnh Đá Đĩa khoảng 30km theo đường chim bay cách đây gần 200 triệu năm. Dòng
dung nham này khi phun trào gặp nước biển lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di
ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều: dọc, xiên, ngang tạo thành các
khối đá nứt hình bát giác, lục giác, ngũ giác… thẳng đứng hoặc xiên thoai thoải, nửa
chìm nửa nổi trên biển.
Trên thế giới cũng có những danh thắng Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng như ở: bờ biển
Đông Bắc Ireland với núi đá Giant’s Causeway, ghềnh đá Órganos ở đảo La Gomera nổi
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 13


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

tiếng của Tây Ban Nha, hay trong hang động Fingal ở đảo Staffa, Scotland hay ở đảo
JeJu của Hàn Quốc. Ghềnh Đá Đĩa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích
thắng cảnh cấp quốc gia với hình dạng giống như một tổ ong khổng lồ nhô ra biển, là
một kỳ quan thiên nhiên độc đáo.
Mặc dù đã được công nhận là một thắng cảnh quốc gia vào năm 1997, nhưng cái

tên Ghềnh Đã Đĩa vẫn chưa được mấy ai biết đến, khách du lịch đến tham quan vẫn còn
thưa thớt vì nơi đây vẫn chưa có đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết để mọi người có thể nghỉ
ngơi qua đêm, mặc khác, đường đi còn hơi khó khăn là yếu tố hạn chế du khách
2.1.2. Vịnh Vũng Rô
Vũng Rô là một vịnh thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên,
nằm ngay sát rìa dãy núi Đèo Cả. Vịnh là ranh giới tự nhiên trên biển giữa Phú Yên với
Khánh Hòa.
Vũng Rô nằm tiếp giáp với biển Đại Lãnh thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
Vịnh Vũng Rô có diện tích 16,4 km² mặt nước, được 3 dãy núi cao che chắn là Đèo Cả,
Đá Bia và Hòn Bà từ 3 phía Bắc, Đông và Tây. Phía Nam vịnh là đảo Hòn Nưa cao 105
m như 1 pháo đảo canh gác, trên đảo có ngọn đèn biển lớn. Ven bờ biển Vũng Rô có nhiều
bãi cát vừa và nhỏ. Một số bãi đẹp như Bãi Chùa, Bãi Bàng, Bãi Lau. Trong lòng vịnh có
nhiều loại tôm cá trú ngụ. Dưới đáy biển còn có nhiều loại san hô rất đẹp và độc đáo.
Trong lịch sử, vịnh Vũng Rô từng là một điểm dừng quan trọng của đường Hồ Chí
Minh trên biển, tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí do những con tàu không số lịch sử vận
chuyển từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước 1964 - 1965. Trong khoảng thời gian đó, Vũng Rô đã tiếp nhận 4 chuyến tàu
cập bến an toàn, đưa được hàng ngàn tấn vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngày nay, ở đây vẫn còn xác một con tàu không số nằm sâu
dưới lòng biển cùng một tấm bia tưởng niệm các chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống vì sự
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 14


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

nghiệp thống nhất nước nhà. Vũng Rô đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Hiện đã có đường nối từ Tuy Hòa vào Vũng Rô. Đường Phước Tân- Bãi Nga chạy
dọc ven biển qua nhiều thắng cảnh như Mũi Điện, Bãi Môn tạo nhiều thuận lợi để phát
triển kinh tế xã hội.
Vũng Rô là một trong ba địa điểm có điều kiện tự nhiên tốt nhất tại Việt Nam để
xây dựng cảng biển lớn (hai địa điểm còn lại là Cam Ranh và Vân Phong). Hơn nữa việc
nằm cạnh cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong tạo cho Vũng Rô lợi thế rất
lớn cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu với thế giới. Nhằm khai thác
lợi thế cảng Vũng Rô, khu kinh tế Nam Phú Yên đã được thành lập.
2.1.3. Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan nằm về phía Nam thị trấn Chí Thạnh thuộc địa phận huyện Tuy An,
dưới chân đèo Quán Cau, có diện tích toàn mặt nước là 1.570ha, cách thành phố Tuy
Hoà về phía bắc 20 km. Nước trong đầm thuộc loại nước lợ (nước xà hai) do đầm ăn
thông ra biển bằng cửa Lễ Thịnh, đưa nước mặn vào đầm mỗi khi thuỷ triều lên; đầm
cũng nhận nước ngọt từ sông Cái và các con suối nhỏ chung quanh đổ vào. Bao bọc
quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Do thế đất đồi là đất sỏi nhớt nên
mùa mưa làm xói lở, kéo theo lượng phù sa khá lớn bồi lắng lòng đầm. Do vậy, lòng
đầm chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn, thường là ven bờ, khoảng trên 1 mét. Riêng
phía trên cửa Lễ Thịnh thuộc địa phận An Hải mực nước sâu tới 10 mét.
Trong dân gian có nhiều huyền thoại về tên gọi đầm Ô Loan, nhưng gần gũi nhất
là câu chuyện về nàng Loan và chim Ô thước đã được truyền tụng từ đời này sang đời
khác. Theo lời kể của ông Cao Phi Yến một nhân sĩ và là nhà nghiên cứu văn hoá dân
gian kể lại rằng: Ngày xưa, có nàng tiên trên trời rất xinh đẹp tên nàng Loan, nhưng tính
tình hay tinh nghịch. Một ngày nọ nàng Loan mượn con chim Ô thước bay xuống trần
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 15


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

gian dạo chơi khắp nơi mà không hề để ý chim đã mỏi cánh, đói và khát, nên khi ngang
qua Tuy An, chim không còn đủ sức để bay, nên hạ cánh xuống dãy núi Từ Bi, sau này
mượn tên chim Ô thước của nàng Loan ghép chung với tên nàng, gọi tắt là Ô Loan để
đặt tên cho đầm.
Khi đứng trên đỉnh đèo Quán Cau, du khách phóng tầm nhìn bao quát khắp cả vùng
thì đầm Ô Loan như một mặt hồ rộng yên ả được bao bọc bởi những dãy đồi thấp thoai
thoải với những ruộng mía xanh ngắt… Nhìn từ phía nam, đầm Ô Loan giống như chim
phượng hoàng đang xoải cánh, còn trên bản đồ Ô Loan giống con thiên nga đang thong
thả bay trên bầu trời cao xanh thăm thẳm. Cũng từ đỉnh đèo Quán Cau nhìn xuống, khi
tầm mắt chạm vào núi Từ Bi có một doi đất chảy ra đầm Ô Loan, thì lại thấy đầm trông
giống như con chim hạc vừa giang đôi cánh rộng vừa vục đầu xuống đầm uống nước.
Núi Từ Bi là một nhánh nhỏ của đèo Quán Cau, có con suối cùng tên Từ Bi, bắt nguồn
từ hòn Chồng. Suối chảy ngoằn ngoèo qua các khe núi rồi đổ ra đầm, tạo nên cảnh quan
thơ mộng.
Từ mạn Tây Bắc chạy ra tới An Ninh Đông là bãi cát vàng óng, có rừng phi lao
chạy dài theo men bờ nước, xưa kia là nơi trú ẩn của các loài chim thú như le le, chàng
bè, bồ nông, cò, diệc và nhiều nhất là vịt nước. Chúng sinh sống thành từng đàn, bắt cá
dưới lòng đầm.
Trong dân gian còn lưu truyền câu ca dao đánh dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng
của nhân dân Phú Yên và riêng của Lê Thành Phương, người anh hùng của quê hương
đã ngẩng cao đầu trước lưỡi gươm kẻ thù:
"Ô Loan nước lặng như tờ
Thương người chiến sĩ dựng cờ Cần Vương
Trải bao gối đất nằm sương
Một lòng vì nước nêu gương anh hùng.”
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1


Trang 16


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Trong đầm còn có những rạng ngầm dưới mặt nước, là nơi để những con hàu bám
vào sinh sống, một loại hải sản ngon, mát bổ. Đầm Ô Loan có nhiều hải sản sinh sống
như tôm, cá, ghẹ, cua huỳnh đế, điệp, cá mú… nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là con
sò huyết Ô Loan cơm dày, thịt ngọt và rất thơm, thơm hơn sò huyết các nơi khác, được
du khách trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Trước đây, sò huyết Ô Loan không chỉ
có mặt khắp nơi trong nước mà còn xuất khẩu sang Singapore, Thái Lan… Dưới thời
phong kiến, các quan lại khi về Phú Yên thường ra đầm Ô Loan thưởng ngoạn phong
cảnh và thưởng thức món sò huyết. Có câu thơ:
Nhất nước mắm Phú Quốc
Nhì sò huyết Phú Tân.
(Phú Tân là 01 xã có Đầm ô Loan)
Món đặc sản khác ở Ô Loan là hàu. Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) nhà thơ nổi tiếng
sành ăn đã từng đi khắp nước, ăn khắp nơi, đến Phú Yên nếm món ngon vật lạ cũng khen
rằng: " Lấy chi vui với thu tàn, Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu”. Hàu sống dựa vào
các tảng đá ngập mặn, có cạnh rất sắc. Hàu dùng để nấu cháo, nấu canh, xào, nhưng ngon
và hấp dẫn nhất là món hàu tái hoặc hàu trộn với đậu phụng và cà chua.
Món ngon vật lạ ở Ô Loan còn có cua đế, còn gọi là huỳnh đế hay hoàng đế. Mai
cua hoàng đế màu đỏ hoặc vàng đậm, ngay khi cua còn sống ở dưới nước, đằng sau có
một chùm lông vàng, ngắn. Đặc biệt, loài cua này không bò ngang mà bò tới, vì càng và
que đều mọc ở đằng trước đầu. Ngoài ra, Ô Loan còn có tôm rằn, tôm bạc, mực, sứa, rau
câu, điệp. Giữa đầm có hai tảng đá lớn chồng lên nhau gọi là hòn Chồng.
Năm 2008, đầm Ô Loan đã được Bộ Văn hóa – Thông (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch) tin xếp vào di tích danh thắng cấp quốc gia. Hàng năm, vào ngày mùng

7 tháng Giêng âm lịch, nhân dân sống quanh đầm tổ chức lễ hội đua ghe truyền thống,
thu hút nhiều đội ghe đua ở các địa phương khác đến tham gia. Đây là một nét đẹp của
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 17


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

văn hóa dân gian truyền thống Phú Yên. Trước đó, ngư dân cũng tổ chức cúng thần, cầu
ngư, hò bá trạo…
Hiện đầm Ô Loan đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi việc đắp đập khoanh vùng để
nuôi thủy sản.
2.1.4. Vịnh Xuân Đài
Vịnh Xuân Đài là một vịnh nhỏ nằm dưới chân dốc Găng thuộc địa phận Thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước 130,45 km²,
được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển độ 15 km tạo thành bán đảo Xuân
Thịnh bao bọc lấy vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông trông giống hình đầu con kỳ lân. Khi
đi đường bộ lên đến đỉnh dốc Găng nằm trên quốc lộ 1A, người ta có thể nhìn thấy quang
cảnh của vịnh này với rừng dừa bao bọc khu vực bờ của vịnh và vòng cung núi bao bọc
khu vực vịnh Xuân Đài. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn thủy hài hòa và thơ mộng.
Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm dẹp như Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào... và
nhiều đảo, bán đảo như cù lao Ông Xá, hòn Nhất Tự Sơn, Mũi Đá Mài, mũi Tai Mã....
Trong thời kì mở đất, bản doanh của các tướng trấn thủ đất Phú Yên như Văn
Phong, Nguyễn Phúc Vinh đều đóng ở đây. Bởi địa thế hiểm trở và lại là cửa khẩu mở
ra biển nên nơi này là đầu mối giao lưu ra bên ngoài của Phú Yên, là tiền đồn ngăn chặn
các cuộc quấy nhiễu của quân Chămpa. Chính vì vị trí chiến lược quan trọng nên vịnh là
nơi đã xảy ra cuộc quyết chiến chiến lược giữa quân Tây Sơn và nhà Nguyễn. Đó là sự

kiện năm 1775 khi tướng Tống Phước Hiệp huy động toàn quân chúa Nguyễn tấn công
quân Tây Sơn đóng tại đây. Trong Thế chiến thứ hai, vào tháng 4 năm 1945, hải quân
Đế quốc Nhật Bản tiến vào vịnh để đánh chiếm hòng làm bàn đạp tiến sâu vào đất liền
nhưng bị máy bay của quân Đồng Minh bắn cháy.
Ngày nay, Xuân Đài là một trong những vịnh được các chuyên gia đánh giá là có
tiềm năng du lịch lớn nhất nhì miền Trung với cảnh sắc hữu tình, có nhiều đảo, bãi tắm
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 18


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

rất đẹp và hoang sơ. Nơi đây đang được quy hoạch đẻ phát triển các loại hình du lịch
nghỉ dưỡng,du lịch thể thao nước, du lịch sinh thái biển. Xuân Đài còn nổi tiếng vì có
nhiều loại hải sản ngon, quý như ghẹ Sông Cầu, tôm hùm, cá mú,... Năm 2011, Vịnh
Xuân Đài được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Tháp Nhạn
Tháp Nhạn là một tháp Chăm nằm bên bờ bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc
thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tháp là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm cổ.
Tháp Nhạn nằm trên núi Nhạn, soi bóng trên Đà giang vĩ đại tạo nên bức tranh sơn thủy
hữu tình: Núi Nhạn - Sông Đà Rằng.
Tháp Nhạn được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng vào
cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12 trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi
Nhạn. Chung quanh việc xây dựng ngọn tháp trên núi Nhạn, có truyền thuyết kể rằng,
thuở ấy quân của ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) giao tranh với quân Chăm
(Chiêm Thành). Chiến trường diễn ra ở phần đất thành phố Tuy Hoà ngày nay. Quân của

ông Phù Già đóng ở núi Nựu, quân Chiêm đóng ở núi Nhạn để cố thủ. Cuộc chiến diễn
ra vô cùng ác liệt không phân thắng bại. Để tránh thiệt hại về người và của cho lương
dân, hai bên giao ước với nhau sẽ cùng xây tháp, bên nào hoàn thành trước thì thắng
cuộc, còn bên thua cuộc sẽ phải tự động rút quân khỏi Phú Yên. Hai địa điểm được hai
bên lựa chọn là: quân Chăm trên núi Nhạn, quân ông Phù Già trên núi Cổ Rùa, một phần
nhô ra của núi Nựu.
Quân Chăm dốc toàn sức lực ngày đêm xây đắp cho đến khi sắp hoàn thành thì
ngọn tháp của ông Phù Già đã xây xong, đứng sừng sững một góc trời. Quân Chăm đành
phải chấp nhận thua cuộc. Sau đó, quân ông Phù Già thách Chiêm Thành đốt tháp, tháp
bên nào cháy trước thì bên đó thắng cuộc và bên kia phải rút binh. Tháp của ông Phù
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 19


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Già chỉ sau một đêm đã cháy sạch trong khi ngọn tháp bên núi Nhạn vẫn đứng vững.
Lương Văn Chánh mang đại quân đến chân núi Nhạn buộc quân Chăm phải rút quân qua
khỏi bên kia đèo Cả.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ. Do bị hư hại nhiều trong
chiến tranh, vào cuối năm 1960, dưới chính quyền Ngụy, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp,
hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp.
Vật liệu xây dựng tháp đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo
vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ
song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên
dưới cho đến khi khép kín vòm. Tháp Nhạn có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Pô

Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao. Tháp có hình tứ giác với 4
tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng
dưới. Tháp cao gần 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m.
Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên
tảng có hình búp sen cân đều. Đó là biểu tượng Linga của người Chăm. Trên đỉnh tháp,
bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới. Cửa chính ở hướng
đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, trụ và xà ngang của cửa là
khối đá vôi mềm, dễ đẽo gọt, đục chạm.
Bên trong tháp, tường xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần
thân. Càng lên cao, tường càng thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón. Trên
mặt tường tháp không có hoa văn trang trí, chỉ có một vài họa tiết hoa văn hình rồng
được chạm khắc cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài góc tháp. Trong lòng tháp
không có bệ thờ, không có tượng, chỉ có một am nhỏ phía trước để thờ bà Thượng Đỉnh
Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê.
SV: Nguyễn Bá Vũ – Lớp 13DLH1

Trang 20


×