Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

NGUYỄN MỘNG LONG CHÂU

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ THEO HƯỚNG NGĂN NGỪA RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM - KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành: 60 34 0301

TP. HCM, tháng 8 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

NGUYỄN MỘNG LONG CHÂU

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ THEO HƯỚNG NGĂN NGỪA RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM- KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành: 60 34 0301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN VĂN TÙNG

TP. HCM, tháng 8 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Trần Văn Tùng

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng
TS. Trần Ngọc Hùng
TS. Phạm Ngọc Toàn
PGS.TS. Võ Văn Nhị
TS. Nguyễn Quyết Thắng


Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng …... năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN MỘNG LONG CHÂU

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 06 / 12 / 1988

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Kế toán


MSHV: 1541850068

I- Tên đề tài: “Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa
rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Luận văn nghiên cứu thực trạng hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh kết hợp với các cùng trình nghiên cứu trước tác giả xác định mô hình nghiên cứu
về các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo
hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ Phần XNK Việt
Nam – Khu vực TP.HCM.
- Trên cơ sở tìm hiểu trực trạng hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng của NHTM
Cổ Phần XNK Việt Nam – Khu vực TP.HCM và kết quả kiểm định mô hình nghiên
cứu, tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo
hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
- Từ kết quả nghiên cứu của tác giả và những nghiên cứu trước đây, luận văn đưa ra
những đóng góp của đề tài và những hạn chế trong qua trình nghiên cứu của đề tài
để đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Trần Văn Tùng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát
nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu được sử dụng
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu
nào. Tất cả tài liệu tham khảo điều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
TP.HCM, tháng 8/2017

Nguyễn Mộng Long Châu


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành đến TS.
Trần Văn Tùng, người hướng dẫn khoa học của tác giả, đã tận tình định hướng
nghiên cứu và hướng dẫn chi tiết cho tác giả để hoàn thiện luận văn nghiên cứu
“Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro
trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”. Những lời dạy bảo, nhận xét, đánh
giá cùng những lời động viên quý báo trong suốt quá trình thực hiện luận văn của
Thầy đã giúp cho tác giả vượt qua khó khăn, củng cố và phát triển thêm kiến thức
để hoàn thành luận văn của tác giả.
Kế đến, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô trường Đại
học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và giảng dạy cho tác
giả các môn học phần thạc sĩ. Những kiến thức từ các học phần đã được giảng dạy
góp phần rất lớn cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Sau cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Kế toán Tài
chính trường ĐH Công Nghệ TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể

tiếp cận kiến thức chuyên môn và hoàn thiện công trình nghiên cứu.


iii

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng nhằm
nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong
hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập
từ kết quản khảo sát 115 cán bộ công nhân viên hoạt động trong bộ phận kiểm soát
nội bộ và bộ phận tín dụng. Số liệu được xử lý bằng phầm mềm SPSS, kiểm định
thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố
khám phá (EFA), phân tích tương quan Pearson và đưa ra mô hình hồi quy phù hợp.
Sau khi có kết quả nghiên cứu, nhìn chung thì các giả thiết mà tác giả đưa ra
đều phù hợp với mô hình mà ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh đã và đang hoạt động trong công tác quản lý rủi ro tín dụng thông
qua bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
Những nội dung của các biến quan sát trong từng giả thiết đều có ý nghĩa giải
thích cụ thể để tác giả có thể chọn lọc và đưa vào mô hình nghiên cứu. Các biến
quan sát mà tác giả đã loại bỏ nêu trên sau khi phân tích, ta thấy các biến đó bị loại
bỏ là do ý kiến khách quan của những đối tượng qua cuộc khảo sát. Các biến quan
sát bị loại bỏ xét về mặt chủ quan thì những nội dung đó rất có sự ảnh hưởng trong
việc nghiên cứu. Đó có thể là những mặt tồn đọng còn hạn chế trong đề tài nghiên
cứu của tác giả nói riêng và còn là tồn đọng của thực trạng hoạt động kiểm soát nội
bộ trong ngân hàng nói chung.
Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc “ Nâng cao
hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh” để tác giả hoàn thành việc nghiên cứu và phục vụ

cho công tác quản trị của ngân hàng. Thông qua đó, tác giả cũng đã nêu ra được
những mặt hạn chế còn tồn đọng sau khi phân tích để có thể tìm hướng giải quyết
tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả cho việc nghiên cứu sau này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa
rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập


iv

Khẩu Việt Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra thực trạng và những
rủi ro hiện hữu cũng như tiềm tàng trong hoạt động ngân hàng. Qua đó kết quả cho
ra những ý kiến và một số kinh nghiệm nhằm để nâng cao chất lượng hệ thống
KSNB tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam nói chung và Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Hệ thống KSNB là một bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời đối với
hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng kinh doanh không những quan tâm về chỉ tiêu
đề ra, về lợi nhuận đạt được, về dự định phát triển trong tương lai,...mà ngân hàng
còn phải quan tâm đến công tác quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng. Hệ thống
kiểm soát có phát triển an toàn, vững mạnh thì hoạt động của ngân hàng mới diễn ra
suôn sẻ, thuận lợi, nâng cao chất lượng phục vụ tốt hơn.


v

ABSTRACT
The research objective is to analyze factors influencing the improvement of
the effectiveness of the internal control system in the direction of risk prevention in
credit activities at Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank in Ho Chi
Minh city. The data used in the study was collected from a survey of 115 staff
members working in the internal control and credit department. Data was processed

by SPSS, Cronbach Alpha, Exploratory Factor Analysis (EFA), Pearson Correlation
Analysis to publish an appropriate regression model.
After the study results, on the whole the assumptions made by the author are
consistent with the model that Vietnam Export Import Commercial Joint Stock
Bank in Ho Chi Minh city has been operating in the credit risk management through
the internal control department.
The contents of the observation variables in each hypothesis have its
detailed explanation so that the author can select and put them into the research
model. Due to the objective opinions of the subjects in the survey, the observational
variables have been discarded from the analysis. Unfortunately, these variables are
subjectively influential in research. For this reason, this may be an unperfected part
in the research in particular and the backlog of the reality in internal control
activities in general.
The research topic outlined the factors affecting the “Improving the
effectiveness of the internal control system in the direction of risk prevention in
credit activities at Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank in
Ho Chi Minh city” for the author to complete the research and serve the
management of the bank. Consequently, the author also brought out the remaining
shortcomings after analysing to find better ways in contributing to improve later
research’s efficiency.


vi

Research results of the internal control system in the direction of risk
prevention in credit activities at Vietnam Export Import Commercial Joint Stock
Bank in Ho Chi Minh city show the reality with current and potential risks in
banking. Through this, the results provide some ideas and experiences to ameliorate
the quality of control system at Vietnam Export Import Commercial Joint Stock
Bank in Ho Chi Minh city.

The internal control system is an essential and integral part of the bank's
operations. Banks not only care about targets, profitability, future development
plans but also have to pay attention to the operational risk management of the bank.
The stronger and more safe the control system development is, the more the bank
operate smoothly as well as the more services quality improve.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ....... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ...... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................... ..... iii
ABSTRACT ............................................................................................................ ...... v
MỤC LỤC ............................................................................................................... .... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... .... xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ .... xii
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... ...... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... ...... 1
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... ...... 2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. ...... 3
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... ...... 3
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... ...... 4
6. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ ...... 4
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................. ...... 5
8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................... ...... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... ...... 6
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ......................................................... ...... 6

1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ......................................................... .... 10
1.3. Nhận xét và xác định vấn đề cần nghiên cứu ............................................... .... 12
Kết luận chương 1 .................................................................................................... .... 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... .... 14
2.1. Giới thiệu về hệ thống lý luận kiểm soát nội bộ trong ngân hàng theo báo
cáo Basel .................................................................................................................. .... 14
2.1.1. Lịch sử ra đời và hoạt động của Ủy ban Basel ............................................. .... 14
2.1.2. Mục tiêu và vai trò của nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong ngân hàng......... .... 17
2.1.3. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong ngân hàng ....................................... .... 18


viii

2.2. Các bộ phận cấu thành KSNB trong NHTM theo hướng kiểm soát rủi ro .... 21
2.2.1. Môi trường kiểm soát ..................................................................................... .... 21
2.2.2. Thiết lập mục tiêu........................................................................................... .... 21
2.2.3. Nhận dạng sự kiện tiềm tàng .......................................................................... .... 21
2.2.4. Đánh giá rủi ro ............................................................................................... .... 21
2.2.5. Phản ứng với rủi ro......................................................................................... .... 22
2.2.6. Hoạt động kiểm soát....................................................................................... .... 22
2.2.7. Thông tin và truyền thông .............................................................................. .... 23
2.2.8. Giám sát ......................................................................................................... .... 23
2.3. Mối tương quan giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro trong hoạt động
tín dụng của Ngân hàng ........................................................................................ .... 23
2.3.1. Rủi ro trong hoạt động tín dụng và nguyên nhân tạo ra rủi ro hoạt động ..... .... 23
2.3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ............................................................................ .... 24
2.3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .......................................................... .... 24
2.3.2. Những yếu tố quyết định tính chất rủi ro trong hoạt động tín dụng của
NHTM ...................................................................................................................... .... 25
2.3.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ................................ .... 26

2.3.3.1. Các vấn đề chính trong quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng .............. .... 26
2.3.3.2. Lợi ích của quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng ................................. .... 27
2.3.3.3. Những biện pháp hạn chế và khắc phục rủi ro tín dụng trong NH ............. .... 28
2.3.4. Kiểm soát nội bộ và tính chất mới của rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng ......................................................................................................................... .... 29
2.3.5. Đánh giá về công tác kiểm soát nội bộ tại NHTM Việt Nam ........................ .... 30
Kết luận chương 2 .................................................................................................... .... 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. .... 31
3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... .... 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... .... 32
3.2.1 Nghiên cứu định tính ...................................................................................... .... 32
3.2.2 Nghiên cứu định lượng.................................................................................. .... 32
3.3 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... .... 32


ix

3.3.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... .... 32
3.3.2. Các thang đo thành phần ............................................................................... .... 32
3.4. Giả thuyết nghiên cứu và Mô hình hồi quy ................................................. .... 38
3.4.1. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... .... 38
3.4.1.1. Môi trường quản lý về quản trị rủi ro trong ngân hàng .............................. .... 38
3.4.1.2. Chính sách nhân sự được sử dụng trong ngân hàng ................................... .... 38
3.4.1.3. Nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ ................... .... 39
3.4.1.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong môi trường tin học ................................... .... 39
3.4.1.5. Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thông qua KSNB ....................... .... 40
3.4.1.6. Thiết lập mục tiêu........................................................................................ .... 40
3.4.1.7. Thông tin và truyền thông ........................................................................... .... 40
3.4.1.8. Giám sát và điều chỉnh sai sót ..................................................................... .... 41
3.4.2. Mô hình hồi quy ............................................................................................. .... 41

3.5. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... .... 42
Kết luận chương 3 ................................................................................................... .... 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ .... 44
4.1. Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro
trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh........................................................................ .... 44
4.1.1. Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................... .... 44
4.1.2. Giới thiệu tổng quát về hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP XNK Việt
Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. ............................................................... .... 45
4.1.2.1. Lịch sử hình thành hệ thống KSNB tại Ngân hangfTMCP XNK Việt Nam
–Khu vực TP.HCM .................................................................................................. .... 45
4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống KSNB tại NH TMCP XNK Việt Nam – Khu
vực TP.HCM ............................................................................................................ .... 46
4.1.2.3. Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống KSNB tại Ngân hàng
TMCP XNK Việt Nam............................................................................................. .... 47


x

4.1.3. Thực trạng hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................... .... 48
4.1.3.1. Môi trường quản lý ..................................................................................... .... 48
4.1.3.2. Chính sách nhân sự được sử dụng trong Ngân hàng................................... .... 49
4.1.3.3. Nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ ................... .... 50
4.1.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong môi trường tin học .................................... .... 51
4.1.3.5. Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thông qua KSNB ....................... .... 51
4.1.3.6. Thiết lập mục tiêu........................................................................................ .... 52
4.1.3.7. Thông tin và truyền thông ........................................................................... .... 53
4.1.3.8. Giám sát và điều chỉnh sai sót ..................................................................... .... 53
4.2. Kết quả kiểm định mô hình ............................................................................ .... 54

4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo - Cronbach’s Alpha ....................................... .... 54

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................... .... 64
4.2.3. Tương quan Pearson ....................................................................................... .... 67

4.2.4. Hồi quy ........................................................................................................... .... 67
4.3. Bàn luận ....................................................................................................... .... 69
4.3.1. Kết quả đạt được qua mô hình phân tích ...................................................... .... 69
4.3.2. So sánh với các công trình nghiên cứu trước ................................................ .... 70
Kết luận chương 4 .................................................................................................... .... 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ .... 72
5.1. Kết luận ........................................................................................................... .... 72
5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo
hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ................... .... 73
5.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Môi trường quản lý của ngân hàng 73
5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Rủi ro tín dụng của ngân hàng ..
........ ......................................................................................................................... .... 73
5.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Môi trường tin học của ngân hàng . 74
5.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Giám sát điều chỉnh của ngân hàng 74
5.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Chính sách nhân sự của ngân hàng 74
5.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Thiết lập mục tiêu của ngân hàng .. 75


xi

5.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Rủi ro tiềm tàng của ngân hàng .... 75
5.2.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Thông tin truyền thông của ngân
hàng ......................................................................................................................... .... 75
5.2.9. Các giải pháp khác ......................................................................................... .... 76
5.3. Một số kiến nghị ............................................................................................. .... 78

5.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ......................................................................... .... 78
5.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và NHTM tại Việt Nam ................ .... 78
5.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam .................................. .... 79
5.4. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... .... 80
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. .... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... .... 83
PHỤ LỤC


xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Basel

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

CBTD

Cán bộ tín dụng

CP

Cổ phần

EIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

HĐTD


Hợp đồng tín dụng

KSNB

Kiểm soát soát nội bộ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGD

Phòng giao dịch



Quyết định

QLRR

Quản lý rủi ro

RRTT

Rủi ro tiềm tàng


TSĐB

Tài sản đảm bảo

TT

Thông tư

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VSA

Chuẩn mực kiểm toán

XNK

Xuất nhập khẩu


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các thang đo sử dụng trong mô hình .............................................. 33
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
trong mô hình ..................................................................................................... 72


xiv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 31
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu dự kiến .............................................................. 43
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức của NH TMCP XNK VN- Khu vực TP.HCM……...45


xv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ phần dư của mô hình ...................................................... 69


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và
Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam nói riêng đã có những
thay đổi tích cực. Các NHTM đang từng bước đánh dấu và phát triển thương hiệu
của mình để hoàn thiện hơn trong thời đại hội nhập kinh tế và phát triển toàn cầu.
Các NHTM đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ hội
nhập. Trước những thách thức, khó khăn đó các ngân hàng phải luôn có tư duy đổi
mới công tác quản lý cũng như bộ máy hoạt động để không bị tụt hậu và không theo
kịp xu hướng của xã hội ngày nay. Đi đôi với sự phát triển và tốc độ tăng trưởng
nghiệp vụ thì các NHTM phải hết sức chú ý, cảnh giác với những rủi ro kèm theo.
Rủi ro luôn là vấn đề thường mắc phải trong hầu hết các bộ phận trong ngân hàng.
Các NHTM Việt Nam đang chịu áp lực to lớn về tốc độ tăng trưởng, nếu quản lý và
kiểm soát của mỗi ngân hàng không theo kịp được sự phát triển trong hoạt động thì
nguy cơ xảy ra rủi ro rất lớn. Một trong những giải pháp mang tính chiến lược và

cấp thiết là tổ chức nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Hệ thống
kiểm soát nội bộ ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động ngân hàng ngày nay. NHTM
bên cạnh việc phát triển về hoạt động nghiệp vụ mà còn phải đi đôi với công tác
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng.
Các NHTM trong thời đại hội nhập luôn muốn tăng trưởng doanh thu, phát
triển tín dụng nhưng bên cạnh đó phải chú ý góp phần hoàn thiện bộ máy kiểm soát
nội bộ trong ngân hàng. Rủi ro tín dụng là điểm chốt yếu để đánh giá xem ngân
hàng có phát triển và có thể bền vững được hay không?
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các NHTM CP
luôn nổ lực để dành ưu thế về vốn, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng tín dụng,
chất lượng phục vụ,...nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thị phần tối đa hóa
lợi nhuận. Trong đó tín dụng có vai trò to lớn, quyết định khả năng tồn tại và phát
triển đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời đi theo đó là sự rủi ro
trong công tác tín dụng của Ngân hàng. Chính vì thế cần phải nghiên cứu về kiểm
soát nội bộ để giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn góp phần quan trọng


2

đảm bảo an toàn hoạt động của NHTM Việt Nam nói chung và của Ngân hàng
TMCP XNK Việt Nam – Khu vực TP.HCM nói riêng.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trước những thực trạng về rủi ro trong công tác tín dụng thì vai trò của bộ
phận KSNB trong ngân hàng hết sức cấp bách. NHTM bên cạnh mục tiêu tăng
trưởng tín dụng thì luôn phải gắn liền với việc đảm bảo công tác KSNB được hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả để giúp ngân hàng tăng quy mô và chất lượng tín dụng,
đảm bảo kinh doanh đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Trong số các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì
rủi ro tín dụng là khó lường nhất. Những tổn thất mà hoạt động tín dụng gây ra
không những ảnh hưởng đến sự phát triển tăng doanh số của ngân hàng mà nó còn

gây ra hậu quả nghiêm trọng đến hình ảnh của ngân hàng. Nếu ngân hàng có hệ
thống quản lý rủi ro tốt sẽ đưa ra các giải pháp và định hướng tích cực nhằm ngăn
chặn những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
Bên cạnh đó các NHTM ngày nay đang chịu nhiều sức ép to lớn trong việc
mở rộng quy mô, phát triển địa bàn, tăng tốc độ tăng trưởng trong khi trình độ quản
lý và năng lực kiểm soát còn chưa phát triển mạnh mẽ. Nếu các ngân hàng không có
sự thay đổi, nâng cao năng lực của hệ thống kiểm soát thì sẽ không theo kịp xu
hướng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đó là nhu cầu thiết yếu để các ngân hàng
có thể phát triển và tồn tại trong thời đại kinh tế hội nhập hiện tại.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số
44/2011/TT_NHNN ngày 29/12/2011 về việc “Quy định về hệ thống kiểm soát
nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài”, nhưng thông tư chỉ mang tính chất là công cụ giám sát đối với NHNN và
việc áp dụng Thông tư này của các NHTM chỉ dừng lại ở việc báo cáo cho các cơ
quan Thanh tra giám sát. Các NHTM chưa phát huy hết tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong nội bộ ngân hàng.
Với định hướng phát triển tăng trưởng tín dụng và phát huy hiệu quả công tác
KSNB trong NHTM nên việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả hệ thống
kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại


3

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh” hy vọng sẽ góp phần vào việc phát hiện và ngăn ngừa những
rủi ro trong công tác tín dụng tại EIB - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Thông qua thực trạng của hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng tại EIBKhu vực TP.HCM cũng như kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến
việc nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro tại EIB -Khu

vực TP.HCM, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống
KSNB trong hoạt động tín dụng theo hướng ngăn ngừa rủi ro của ngân hàng này.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt
động tín dụng luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB theo hướng
ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của EIB - Khu vực TP.HCM.
- Để đưa ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB theo hướng
ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng luận văn phải xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng
của EIB- Khu vực TP.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB theo hướng
ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB- Khu vực TP.HCM qua thực
trạng đã khảo sát được trong quá trình nghiên cứu.
4. Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu.
- Nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt
động tín dụng luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB theo hướng
ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB- Khu vực TP.HCM ra sao?
- Qua thực trạng về hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động
tín dụng thì những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống KSNB theo
hướng ngăn ngừa rủi ro trng hoạt động tín dụng tại EIB- Khu vực TP.HCM ?
- Giải pháp nào được đề ra nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB để ngăn
ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB- Khu vực TP.HCM ?


4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là hệ thống KSNB theo hướng
ngăn ngừa rủi ro trong ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB đó.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thông qua hệ thống lý luận KSNB

trong ngân hàng theo báo các Basel nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hệ thống
KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB - Khu vực
TP.HCM.
6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết các vấn đề sau:
- Đề tài nghiên cứu thực trạng của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa rủi ro tại
NHTM CP XNK Việt Nam - Khu vực TP.HCM
- Những yếu tố tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro
mà ngân hàng thường gặp trong hoạt động tín dụng.
- Từ những thực trạng đã nghiên cứu được và kết quả kiểm định mô hình nghiên
cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB để
ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB - Khu vực TP.HCM
6.2 Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu định tính: Đề tài được nghiên cứu bằng cách sử dụng các phương
pháp khảo sát, thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp các thông tin về KSNB theo
hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng để hệ thống hóa cơ
sở lý thuyết và tìm hiểu, đánh giá thực trạng hiệu quả của hệ thống KSNB của đơn
vị để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả của hệ thống KSNB theo hướng
ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
* Nghiên cứu định lượng: Dùng phương pháp thống kê miêu tả đánh giá bảng câu
hỏi khảo sát. Sử dụng thang đo Likert thang điểm từ 1 đến 5 ( Yếu kém: 1, Chưa
tốt: 2, Không ý kiến: 3, Tốt: 4, Rất tốt:5) để đánh giá phân tích số liệu sơ cấp; đồng
thời kết hợp với kết quả đánh giá thực trạng và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để


5

kiểm định mô hình nghiên cứu để tác giả kết luận vấn đề nghiên cứu và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi

ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về khía cạnh khoa học: dựa vào cơ sở lý thuyết và khảo sát thực trạng, tác giả đã
xây dựng và đánh giá được mô hình các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu
quả của hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại
EIB - Khu vực TP.HCM
- Về khía cạnh thực tiễn: thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro
trong hoạt động tín dụng tại EIB - Khu vực TP.HCM. Qua đó góp phần giúp nhà
quản lý ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị. Mặt khác, kết quả
nghiên cứu của tác giả còn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm khi
nghiên cứu và học tập trong cùng lĩnh vực.
8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu: Đề tài gồm 5 chương
• CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
• CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
• CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
• CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Các công trình nghiên cứu trong nước

Quản lý rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB trong NHTM
là vấn đề được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các lãnh đạo trong
ngân hàng. Hiện tại có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng điển hình

như sau:
[1] “ Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” – Luận văn Thạc
sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Diệu Hiền năm 2009.
Luận văn khảo sát hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại NH Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua thảo luận với một số nhà quản
lý, KSNB và một số CBTD tại chi nhánh NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh Gia Định đồng thời tổng hợp báo cáo số liệu liên quan đến
tình hình dư nợ tại chi nhánh của ngân hàng. Tác giả đã tập trung vào hoạt động
KSNB với hoạt động tín dụng của ngân hàng: môi trường kiểm soát, vấn đề về
thông tin truyền thông, bộ phận kiểm soát, các hoạt động kiểm soát.
Tác giả đã chỉ rõ nguyên nhân của rủi ro tín dụng, các ưu điểm, nhược điểm của
hoạt động KSNB trong ngân hàng từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện về môi trường
kiểm soát, chính sách nhân sự, các hoạt động kiểm soát. Tuy nhiên hướng hoàn
thiện của đề tài tập trung vào thủ tục hơn là đưa ra cho người đọc một cái nhìn toàn
diện hơn về hệ thống KSNB tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh Gia Định, theo Coso và Basel.
[2] “Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Thành phố Hồ Chí Minh” – Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Trần
Thái Trúc Lam năm 2010.


×