Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.46 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

--------

BÙI MẠNH HÙNG

ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ
TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 60340301

TP.HỔ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

--------

BÙI MẠNH HÙNG

ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ
TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 60340301



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN DŨNG

TP.HỔ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HÀ VĂN DŨNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM
ngày 10

tháng 2 năm 2017.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

Chủ tịch

2

Phản biện 1

3


Phản biện 2

4

Ủy Viên

5

Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa
chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 18 tháng 02 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: BÙI MẠNH HÙNG

Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 27/09/1987

Nơi sinh: Bà Rịa – Vũng

Tàu
Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 1541850019

I-Tên đề tài: Định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các
doanh nghiệp xây dựng Tp.HCM
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá trị hợp lý theo các chuẩn mực kế toán.

-

Phân tích những quan điểm ủng hộ và những quan điểm phản đối giá trị hợp lý.

-

Phân tích và đánh giá thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc áp dụng giá

trị hợp lý tại các doanh nghiệp xây dựng tại Tp.HCM hiện nay.
-

Nhận diện các yếu tố tác động đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp

xây dựng tại Tp. Hồ Chí Minh.

-

Đề xuất các giải pháp mang tính định hướng để có thể áp dụng chuẩn mực về giá

trị hợp lý vào các doanh nghiệp xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 10 tháng 09 năm 2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 10 tháng 02 năm 2017
V- Cán bộ hướng dẫn khoa học :
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu,kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn tường minh trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường cũng như quá trình làm luận văn,
em đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích cho công tác hiện tại cũng như trong tương
lai.
Lời đầu tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giảng viên Khoa Kế
Toán trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM đã hết lòng dìu dắt em trong suốt hai năm
qua. Các thầy cô đã cung cấp cho em những nền tảng lý thuyết và thực hành vững chắc
để em làm hành trang phục vụ cho công việc trong hiện tại và cả tương lai.Đặc biệt em
xin gửi lời cảm ơn đến thầyTS. Hà Văn Dũng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
thời gian hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới 10 chuyên gia đã cho ý kiến để em xây dựng bảng câu
hỏi vả gần hơn 250 công ty đã tham gia trả lời bảng câu hỏi để em có thể hoàn thành
Luận văn này. Mong rằng, kết quả của Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích để giúp
cho các doanh nghiệp xây dựng trong việc vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính về
giá trị hợp lý trong tương lai
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


iii

TÓM TẮT
Kế toán theo giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Trong
các lý thuyết về kế toán, giá trị hợp lý không được đề cập như một loại giá độc lập
trong khuôn mẫu lý thuyết chung nhưng nó trở thành một xu hướng quan trọng trong
những năm gần đây. Chính vì vậy việc nghiên cứu định hướng sử dụng giá trị hợp lý
trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Tp.HCM có ý nghĩa và vai trò vô
cùng quan trọng.
Luận văn gồm 5 chương với mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa lý luận về giá
trị hợp lý trong chuẩn mực và thực trạng áp dụng trên thế giới, khảo sát đánh giá thực
trạng nhận thức giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp xây dựng Tp.HCM, tìm hiểu các

nhân tố tác động đến việc việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp xây dựng
Tp.HCM và đề xuất giải pháp nhằm áp dụng thước đo giá trị hợp lý của doanh nghiệp
xây dựng Tp.HCM. Về phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng 2 phương pháp chính
là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong phương pháp định tính,
tác giả sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp,
phương pháp phân tích và tổng hợp. Trong phương pháp định lượng, tác giả sử dụng
phần mềm SPSS 20.0 để thực hiện phân tích thống kê mô tả và phương pháp phân tích
nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích từ dữ liệu thông qua phần mềm SPSS chỉ ra rằng khả năng
vận dụng giá trị hợp lý vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn
Tp.HCM bị phụ thuộc vào 6 yếu tố bao gồm môi trường văn hóa xã hội đứng vị trí
quan trọng thứ 1, môi trường kinh doanh đứng vị trí quan trọng thứ 2, lợi ích doanh
nghiệp đứng vị trí quan trọng thứ 3, môi trường pháp lý đứng vị trí quan trọng thứ 4,
môi trường chuyên nghiệp đứng vị trí quan trọng thứ 5 và cuối cùng là trình độ chuyên
môn.
Trong Luận văn tác giả có đề nghị những giải pháp nhằm thúc đẩy năm yếu tố
trên đồng thời cũng đưa ra một số các kiến nghị dành cho Chính phủ, Quốc Hội, Bộ
Tài Chính, các Hiệp hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp xây dựng tại Tp.HCM.


iv

ABSTRACT
Accounting according to fair value as a new term in the field of accounting. In
the theory of accounting, fair value is not mentioned as an independent in the general
theoretical template but it became an important trend in recent years. Therefore the
research-oriented use of fair value accounting work in the construction business and
HCM city mean extremely important role.
Thesis consists of 5 chapters with the goal of research is to systematize the
theoretical fair value of standards and the application situation in the world, the survey

assessing the situation awareness in the fair value of construction enterprises HCM
construction, find out the factors affecting the application of GTHL on construction
enterprises HCM city and proposed solutions to apply the fair value measurement of
construction enterprises in HCM city. Regarding research methodology authors used
two main methods are the qualitative and quantitative methods. In qualitative methods,
the authors use the method of comparison and contrast, direct interviews, analysis and
synthesis. In the quantitative approach, the author uses SPSS 20.0 software to carry out
statistical analysis method description and discovery factor analysis EFA.
Results from the data analysis through SPSS pointed out that the ability to apply
fair value accounting to work in the construction business in HCMC are dependent on
factors including environmental 6 sociocultural school ranked No. 1 important, the
business climate ranked 2nd vital interests now ranked 3rd important, the regulatory
environment is important ranked 4th, lips professional schools ranked 5th important
and ultimately professional qualifications.
In the thesis the author has proposed measures to promote the five elements and
also give some recommendations for the Government, Parliament, Ministry of Finance,
professional associations and businesses to build building in HCM city.


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. IFRS: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
2. IASB: Ủy ban Chuẩn mực Kế Toán Quốc tế
3. IFRS 13: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13 về “Đo lường giá trị hợp lý”
4. TPP: Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương
5. GTHL: Giá trị hợp lý
6. EFA: Phương pháp phân tích yếu tố khám phá
7. IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế
8. VN: Việt Nam

9. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
10. ARBs: Ủy ban Thủ Tục Kế Toán
11. APBs: Ủy Ban Nguyên Tắc Kế Toán
12. AICPA: Viện kế toán viên công chứng Mỹ
13. FASB: Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ
14. IFAC: Liên đoàn kế toán quốc tế
15. IOSCO: Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Tế
16. KPMG: Công ty kiểm toán KPMG
17. SAC: Hội đồng cố vấn chuẩn mực
18. IFRIC: Ủy ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chính
19. US GAAP: Chuẩn mực kế toán chung được thừa nhận tại Mỹ
20. VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam
21. CMKT: Chuẩn mực kế toán


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

2

TÊN BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo được xây dựng

Bảng 4.1: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronback
Alpha

TRANG

39

46

49

4

Bảng 4.2: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần

5

Bảng 4.3: Bảng phương sai trích

Bảng 4.4: Kết quả phân tích yếu tố EFA

51

6

Bảng 4.5: Bảng giá trị ma trận của biến Y

52

7

Bảng 4.6: Bảng dữ liệu ANOVA

52


8

Bảng 4.7: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy

54

9

Bảng 4.8: Ma trận tương quan

55

3

10

Bảng 4.9: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến
tính đa biến

50

56


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
STT

1


TÊN BẢNG
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu Branson và các đồng nghiệp
(2011)

TRANG

25

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu định hướng sử dụng giá trị hợp
2

lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng

35

Tp.HCM
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu định hướng sử dụng giá trị hợp
3

lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng

38

Tp.HCM
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu định hướng sử dụng giá trị hợp
4

lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng
Tp.HCM


58


viii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH................................ vii
MỤC LỤC ................................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1
1.1 Giới thiệu................................................................................................................ 1
1.1.1

Đặt vấn đề........................................................................................................ 1

1.1.2

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 2

1.2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................... 3
1.2.1

Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 3


1.2.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 4
1.2.3.1 Phương pháp định tính ..................................................................................... 4
1.2.3.2 Phương pháp định lượng .................................................................................. 5
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 6
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 6
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................ 6


ix
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 6
1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ ............................................. 8
2.1. Giới thiệu............................................................................................................... 8
2.2.Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 8
2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá ............................................... 8
2.2.2. Mô hình giá gốc và kế toán sử dụng giá gốc ở Việt Nam hiện nay ................... 9
2.2.3. Các nguyên tắc thẩm định giá ....................................................................... 12
2.3.Lịch sử quá trình phát triển giá trị hợp lý trong kế toán ............................... 15
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển giá trị hợp lý .............................................. 15
2.3.2. Định nghĩa giá trị hợp lý .................................................................................. 19
2.4.Cơ sở lý thuyết về giá trị hợp lý trong kế toán ................................................ 20
2.4.1.Xu hướng hội nhập vào chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế ..... 20
2.4.2. Chuẩn mực kế toán Mỹ .................................................................................... 21
2.4.3. Quan điểm của Christopher Nobes .................................................................. 24
2.4.4. Quan điểm của Branson và các đồng nghiệp ................................................... 27
2.5.Tổng quan về các công trình nghiên cứu ......................................................... 29
2.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................ 29
2.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................................ 31

2.6. Thực trạng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam và Định
hướng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam ................................ 34
2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 41
3.1. Giới thiệu............................................................................................................. 41


x
3.2. Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ..................................................... 41
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 41
3.2.2. Quy trình nghiên cứu........................................................................................ 42
3.3. Xây dựng và điều chỉnh thang đo ....................................................................... 43
3.4. Phương pháp điều tra mẫu .................................................................................. 46
Kết Luận Chương 3 ........................................................................................................ 47
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 48
4.1. Giới thiệu............................................................................................................. 48
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.... 48
4.2.1. Đánh giá thang đo ............................................................................................ 50
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................................... 52
4.3. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................... 56
4.3.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................................. 56
4.3.2. Mô hình hối quy tuyến tính bội ........................................................................ 57
4.3.3. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến................................................ 57
4.3.4. Ma trận tương quan ....................................................................................... 59
4.3.5. Mức độ giải thích của mô hình...................................................................... 60
4.3.6.Đánh giá mức độ quan trọng trong các yếu tố tác động đến việc vận dụng giá
trị hợp lý vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh .............................................................................................................. 61
Kết Luận Chương 4 ........................................................................................................ 62
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC SỬ

DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG TP.HCM ................................................................................... 63


xi
5.1. Kết quả và đóng góp của nghiên cứu .................................................................. 63
5.2. Các giải pháp sử dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp
xây dựng Tp.HCM ..................................................................................................... 64
5.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao môi trường văn hóa, xã hội ......................... 64
5.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao môi trường kinh doanh ................................. 65
5.2.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao lợi ích doanh nghiệp ..................................... 65
5.2.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường chuyên nghiệp ......... 69
5.2.5. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao môi trường pháp lý ....................................... 70
5.2.6. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn .................................... 71
5.3. Một số các kiến nghị .......................................................................................... 72
5.3.1.Đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và đào tạo đội ngũ những người
hành nghề kế toán, kiểm toán ..................................................................................... 72
5.3.2. Đối với các Hiệp hội nghề nghiệp.................................................................... 73
5.3.3. Đối với Chính phủ và Bộ Tài Chính ................................................................ 74
5.3.4. Đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tp.HCM ............................. 76
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 76


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu
1.1.1 Đặt vấn đề
Tháng 5 năm 2009, IASB công bố “Dự thảo chuẩn mực về đo lường giá trị hợp
lý”, theo đó, giá trị hợp lý được hiểu là “giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hay

giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức
giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường”. Định nghĩa về giá trị hợp lý trong
dự thảo này tương tự như định nghĩa giá trị hợp lý được đưa ra trong báo cáo số 157
“Đo lường giá trị hợp lý” của Hội đồng Kế toán tài chính Mỹ (FASB) ban hành năm
2006. Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo IFRS 13 về giá trị hợp lý và tháng 5/2011,
IASB phát hành IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) - có hiệu
lực từ 01/01/2013. Và khi cả thế giới thực hiện Hiệp ước Basel II và chứng nhận
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của Ủy ban Chuẩn mực Kế Toán Quốc tế
(IASB), kế toán theo giá trị hợp lý đã trở thành xu hướng chủ đạo của những người lập
ra Chuẩn mực kiểm toán và kế toán. Theo rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, giá trị hợp
lý mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giúp tăng độ minh bạch của các
thông tin được sử dụng trong báo cáo tài chính, từ đó làm tăng độ tin cậy và thích hợp
cho các thông tin này. Ngoài ra, việc sử dụng sâu rộng giá trị hợp lý còn giúp tăng số
lượng thông tin cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhờ đó mà việc phân bổ nguồn lực
trong nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn.
Hiện nay tại Việt Nam, tuy phương pháp giá gốc vẫn là phương pháp chủ đạo
được sử dụng trong hầu hết các chuẩn mực kế toán hiện tại trong việc định giá và đo
lường các đối tượng kế toán, song với việc hội nhập vào thị trường thế giới và hội tụ
vào các chuẩn mực và quy ước chung trên thế giới thì việc các nhà chính sách, các nhà
nghiên cứu, những người làm kế toán và kiểm toán tại Việt Nam bắt đầu chú trọng hơn
vào giá trị hợp lý cũng là một điều hợp lý. Tuy nhiên, do sự khác biệt về lịch sử, kinh
tế, văn hóa, pháp luật tại mỗi quốc gia, tiến trình hội nhập và hội tụ vào các chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế là khá khác nhau, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển


2
như Việt Nam . Điều này đã làm cho quá trình hội tụ tại Việt Nam vào các chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế, chẳng hạn như IFRS13 “Đo lường giá trị hợp lý”, gặp phải
nhiều khó khăn và thách thức.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tranh luận về vai trò và tầm quan trọng của giá trị

hợp lý, đặc biệt là tại các thị trường đang phát triển, nhưng với sự ra đời của IFRS 13
với việc áp dụng ở rất nhiều các nước trên thế giới, đã cho thấy rằng định hướng sử
dụng giá trị hợp lý là bước đi phát triển và là một xu thế không thể thay đổi.
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán theo giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Trong
các lý thuyết về kế toán, giá trị hợp lý không được đề cập như một loại giá độc lập
trong khuôn mẫu lý thuyết chung nhưng nó trở thành một xu hướng quan trọng trong
những năm gần đây
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển theo xu
hướng toàn cầu hóa. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong giai đoạn
hiện nay và cả trong tương lai. Chính vì vậy, các hoạt động kinh doanh không còn chỉ
diễn ra trong phạm vi từng quốc gia mà đã phát triển theo hướng hội nhập vào nền kinh
tế thế giới. Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử, kinh tế, luật pháp và thậm chí là cả văn hóa
giữa các quốc gia mà các chuẩn mực và thông lệ của từng quốc gia thường có sự khác
biệt rất lớn, đặc biệt là về thông tin tài chính được cung cấp trên báo cáo tài chính.
Với việc tham gia vào Tổ chức Thương Mại Thế giới và Hiệp định kinh tế
xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam đã, đang và sẽ thu hút được nhiều doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài và có cơ hội vươn mình ra thế giới. Để tham gia vào sân chơi
chung Việt Nam tất yếu phải tiến tới việc hòa hợp và tiệm cận với các chuẩn mực kế
toán quốc tế. Mặc dù Chế độ kế toán tại Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi nhằm
tiến sát với quốc tế, song rõ ràng để có thể xây dựng các điều luật phù hợp với các
chuẩn mực và thông lệ quốc tế là một điều không dễ dàng, nhất là trong điều kiện Việt
Nam chưa phát triển ngang bằng với các quốc gia tiên tiến khác để có thể áp dụng các


3
chuẩn mực kế toán quốc tế một cách trọn vẹn. Cụ thể, tại Việt Nam phương pháp giá
gốc vẫn là phương pháp cốt lõi được sử dụng để định giá và đo lường các đối tượng kế
toán được trình bày trong báo cáo tài chính và chỉ có một số các quy định nhỏ có đề
cập đến khía cạnh giá trị hợp lý. Trong khi đó, giá trị hợp lý đã được áp dụng ở khá

nhiều nước trên thế giới và đã được chuẩn hóa thông qua việc ra đời của chuẩn mực
báo cáo tài chính. Điều này có thể làm cho thông tin tài chính trên báo cáo tài chính
giữa Việt Nam và một số nước trên thế giới không còn có thể đạt được yêu cầu có thể
so sánh được và làm giảm tính hữu ích của việc sử dụng các thông tin cho các đối
tượng sử dụng.
Để giúp cho các đối tượng sử dụng có được các thông tin tài chính hữu ích, là
nền tảng để phát triển thị trường vốn, cũng như cung cấp cho các doanh nghiệp trong
và ngoài nước các phương pháp hữu hiệu trong việc áp dụng các chuẩn mực kế toán về
giá trị hợp lý trong việc đo lường các đối tượng kế toán trên báo cáo tài chính, tác giả
quyết định lựa chọn đề tài “ Định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong công tác kế
toán tại các doanh nghiệp xây dựng Tp.HCM”. Có thể nói, đề tài là một vấn đề rất
mới tại Việt nam, mang tính chất thời sự và thực sự rất cần thiết trong bối cảnh Việt
Nam vẫn đang dựa trên nguyên tắc giá gốc và chưa có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào về
các phương pháp đo lường giá trị hợp lý cho các đối tượng kế toán.
1.2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu đề tài
 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu những lý luận liên quan đến Chuẩn mực kế toán về giá trị hợp lý và
định hướng áp dụng giá trị hợp lý cho các doanh nghiệp xây dựng tại Tp.HCM.
 Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa lý luận về giá trị hợp lý trong chuẩn mực và thực trạng áp dụng
tại Việt Nam.


4
Khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức về giá trị hợp lý tại doanh nghiệp xây
dựng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp
xây dựng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp nhằm áp dụng thước đo giá trị hợp lý của Chuẩn mực kế toán

vào các doanh nghiệp xây dựng tại Tp.HCM.
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá trị hợp lý theo các chuẩn mực kế toán.
Phân tích những quan điểm ủng hộ và những quan điểm phản đối giá trị hợp lý.
Phân tích và đánh giá thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc áp dụng “Đo
lường giá trị hợp lý” tại các doanh nghiệp xây dựng hoạt động trên địa bàn Tp.HCM
hiện nay.
Nhận diện các yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL vào các
doanh nghiệp xây dựng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp mang tính định hướng chiến lược để có thể áp dụng chuẩn
mực kế toán về giá trị hợp lý vào các doanh nghiệp xây dựng tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên tác giả sử dụng kết hợp 2 phương pháp định tính và định
lượng.
1.2.3.1 Phương pháp định tính
Phương pháp so sánh và đối chiếu: được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu các
quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hệ thống ghi nhận giá trị hợp lý. Trên cơ
sở đó tác giả phân tích tổng hợp, đánh giá, so sánh để tìm ra những ưu điểm và hạn chế
của kế toán theo giá trị hợp lý so với phương pháp giá gốc và sự khác biệt trong sự ghi
nhận các khoản mục theo giá trị hợp lý giữa các quốc gia khác nhau.


5
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tác giả sẽ có cuộc phỏng vấn đối với những
người quản lý, người sử dụng thông tin kế toán, chuyên gia là kế toán, giảng viên, nhà
nghiên cứu kế toán trong và ngoài nước, các kế toán chuyên mảng hệ thống chuẩn
mực, thông tin khảo sát tập trung vào phương pháp giá trị hợp lý.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sau khi đã có được nguồn dữ liệu từ các
phương pháp so sánh, đối chiếu, khảo sát thực nghiệm, phỏng vấn trực tiếp. Tác giả lập

bảng phân tích, tổng hợp các dữ liệu trên.
1.2.3.2 Phương pháp định lượng
Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả xây dựng bảng câu hỏi rộng rãi cho tất cả
các đối tượng làm việc, nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán để đo lường nhận
thức của họ về “Đo lường giá trị hợp lý” và thực hiện việc thống kê khảo sát vào phần
mềm SPSS 20.0 để đưa ra các kết quả thống kê dạng đơn giản.
Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS
20.0 để tính ma trận các mối liên quan cho tất cả các biến, rút trích các biến, xoay các
biến và cuối cùng quyết định các yếu tố cần giữ lại thực sự có tác động đến việc xây
dựng và triển khai giá trị hợp lý tại Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đã nêu, luận văn cần giải quyết các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Việc ghi nhận giá trị hợp lý theo chuẩn mực kế toán Việt
Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế khác biệt nhau ở những điểm nào?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc áp dụng giá
trị hợp lý tại Tp.Hồ Chí Minh hiện nay là như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Các yếu tố tác động đến việc xây dựng và triển khai giá
trị hợp lý vào các doanh nghiệp xây dựng tại Tp.Hồ Chí Minh? Mô hình các yếu tố tác
động đến việc vận dụng giá trị hợp lý vào các doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh?


6
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Các yếu tố tác động đến việc xây dựng và
triển khai giá trị hợp lý vào các doanh nghiệp xâ dựng tại Tp.Hồ Chí Minh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng Chuẩn mực về giá trị
hợp lý tại các doanh nghiệp xây dựng hoạt động trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian: Các số liệu trong Luận văn được tác giả thực hiện khảo sát trong

khoảng thời gian từ tháng 09/2016 đến tháng 02/2017.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận chung về giá trị hợp lý trong kế
toán, tổng kết các kinh nghiệm về sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán, giúp người đọc
có cái nhìn tổng quan về giá trị hợp lý trong kế toán.
Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực trạng nhận thức về “Đo lường giá trị
hợp lý” tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu và mong muốn của các chủ thể trong nền kinh
tế trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán về giá trị hợp lý cho các doanh nghiệp Việt
Nam, tác giả đề ra mô hình các yếu tố tác động đến việc triển khai giá trị hợp lý tại
Việt Nam. Đây là một đóng góp quan trọng trong việc đưa giá trị hợp lý theo Chuẩn
mực kế toán vào thực tiễn và các điều kiện tại Việt Nam
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
+ Chương 2: Cơ sở lý luận về giá trị hợp lý
+ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
+ Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu


7
+ Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị sử dụng giá trị hợp lý trong công tác
kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng TP.HCM
+ Kết luận
+ Tài liệu tham khảo
+ Phụ lục
Kết Luận Chương 1
Chương 1 của Luận văn đề cập đến tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu, trong đó
bao gồm tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề
tài nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xây dựng được mô hình các yếu tố

ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp xây dựng tại Tp. Hồ Chí
Minh bằng việc áp dụng các phương pháp định tính và định lượng.


8

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ
2.1. Giới thiệu
Trong chương 1 của nghiên cứu đã trình bày những vấn đề cơ bản về lý do
chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối
tượng nghiên cứu.Trong chương 2 này nhằm hệ thống cơ sở lý thuyết của giá trị hợp lý
trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Tp.HCM để làm căn cứ đưa ra
mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
2.2.Các khái niệm cơ bản
2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá
Trong quá trình hoạt động, tài sản của đơn vị không ngừng vận động, biến đổi
cả về hình thái vật chất và lượng giá trị. Để ghi nhận giá trị của tài sản vào chứng từ,
sổ sách và báo cáo kế toán cần sử dụng phương pháp tính giá. Tính giá là một phương
pháp kế toán để quy đổi hình thức biểu hiện của các đối tượng kế toán từ các thước đo
khác nhau về một thước đo chung là sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị ghi sổ
của các đối tượng cần tính giá theo những nguyên tắc nhất định. [4]
Phương pháp tính giá được thể hiện qua hai hình thức cụ thể là: các thẻ, sổ,
bảng hoặc phiếu tính giá và trình tự tính giá. Các thẻ, sổ, bảng hoặc phiếu tính giá được
sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản cần tính giá. Trình tự
tính giá là những bước công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để tiến hành tính
giá. Phương pháp tính giá có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán và trong công tác
quản lý, cụ thể:
- Phương pháp tính giá giúp kế toán xác định được giá trị thực tế của tài sản
hình thành trong đơn vị, giúp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào
chứng từ, sổ sách và tổng hợp lên báo cáo kế toán.

- Phương pháp tính giá giúp kế toán tính toán được hao phí và kết quả của quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và tổng hợp được giá trị của toàn bộ tài


9
sản trong đơn vị giúp công tác quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu
quả.
2.2.2. Mô hình giá gốc và kế toán sử dụng giá gốc ở Việt Nam hiện nay
- Mô hình giá gốc
Kế toán giá gốc (historical cost accounting) dựa trên giá mua vào quá khứ để
ghi nhận các giao dịch và lập BCTC. Đây là hệ thống định giá truyền thống đã phát
triển nhiều năm từ khi các kỹ thuật ghi sổ kép của Pacioli ra đời. Kế toán giá gốc, ghi
nhận theo giao dịch thực tế xảy ra. Do đó, cung cấp bằng chứng để đánh giá người
quản lý có hoàn thành trách nhiệm một cách có hiệu quả hay không.[4]
Theo mô hình giá gốc tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá
gốc. Sau thời điểm ghi nhận ban đầu tài sản và nợ phải trả vẫn được trình bày theo giá
gốc. Hệ quả của việc ghi nhận theo giá gốc là trong quá trình nắm giữ tài sản và nợ
phải trả kế toán không ghi nhận sự biến động về giá thị trường, giá trị hợp lý,... của tài
sản và nợ phải trả này. Mô hình giá gốc được vận dụng gắn với từng loại tài sản và nợ
phải trả cụ thể có khác nhau:
Đối với các tài sản ngắn hạn như: Hàng tồn kho, nợ phải thu, các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản thấp hơn giá gốc thì
kế toán đánh giá và trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Khoản dự phòng
chênh lệch giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc được ghi nhận vào chi
phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các khoản dự phòng được trình bày ở
phần tài sản trên bảng cân đối kế toán. Các khoản dự phòng có thể được coi là biến
tướng của giá trị hợp lý. Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản cao hơn giá
gốc thì khoản chênh lệch này không được phản ánh và ghi nhận.
Đối với các tài sản dài hạn mà giá trị có sự suy giảm trong quá trình sử dụng thì kế
toán ghi nhận giá gốc. Đồng thời, ghi nhận sự phân bổ giá gốc một cách có hệ thống

trong thời gian sử dụng của tài sản. Như vậy, tài sản được trình bày trên Bảng cân đối
kế toán theo các chỉ tiêu: Giá gốc (nguyên giá), giá trị khấu hao lũy kế và giá trị còn


10
lại. Trong trường hợp tài sản của DN bị giảm giá (giá trị ghi sổ còn lại cao hơn giá trị
có thể thu hồi) do thanh lý hoặc nhượng bán, kế toán phải ghi nhận khoản giảm giá tính
vào chi phí kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toán tài sản được trình bày theo các chỉ
tiêu: Nguyên giá trừ (-)giá trị khấu hao lũy kế và khoản giảm giá g (nếu có).
Ưu điểm và hạn chế của mô hình giá gốc
Ưu điểm: Cách tiếp cận đơn giản và đảm bảo được tính thích hợp và đáng tin
cậy của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng.
Hạn chế: Mô hình giá gốc thiên về cung cấp thông tin quá khứ nên không thích
hợp với các quyết định kinh tế trong môi trường kinh doanh hiện tại theo nền kinh tế
thị trường.
- Kế toán sử dụng giá gốc ở Việt Nam hiện nay
Hệ thống kế toán Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc giá
gốc. Trong Luật Kế toán của Việt Nam (2003) có nêu: “Giá trị của tài sản được tính
theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”.
VAS 01 “Chuẩn mực chung” được coi như khuôn mẫu lý thuyết xây dựng và
hoàn thiện chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam – đã coi giá gốc là một trong bẩy
nguyên tắc kế toán cơ bản và yêu cầu “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá
gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính
theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài
sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”.
Cơ sở giá gốc được áp dụng chính thức trong việc ghi nhận ban đầu của các đối
tượng tài sản như: Hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư, … cụ
thể trong đoạn 04, 05 của VAS 02 - “Hàng tồn kho” thì: “Hàng tồn kho được tính theo
giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính

theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua,
chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho”.


×