Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

--------

--------

PHẠM THỊ LÝ

PHẠM THỊ LÝ

ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ

ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ

TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH

TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP TP.HCM THEO CHUẨN MỰC BÁO CÁO

NGHIỆP TP.HCM THEO CHUẨN MỰC BÁO CÁO

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ



LUẬN VĂN THẠC SỸ

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Kế Toán

Chuyên ngành: Kế Toán

Mã số ngành: 60340301

Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH

TP.HỔ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015

TP.HỔ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 18 tháng 08 năm 2015

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS MAI THỊ HOÀNG MINH

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM ngày 19
tháng 04 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

Họ tên học viên: PHẠM THỊ LÝ

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 25/10/1982

Nơi sinh: Hải Dương

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 1341850027

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1


PGS.TS. Phan Đình nguyên

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Ngọc Ảnh

Phản biện 1

3

TS. Mai Đình Lâm

Phản biện 2

I-Tên đề tài: Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh

4

TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Ủy Viên

nghiệp Tp.HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

5

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh


Thư ký

II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá trị hợp lý theo các chuẩn mực kế toán quốc tế theo

IFRS 13.
-

Phân tích những quan điểm ủng hộ và những quan điểm phản đối giá trị hợp lý.

-

Phân tích và đánh giá thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc áp dụng IFRS 13

“Đo lường giá trị hợp lý” tại các doanh nghiệp tại Tp.HCM hiện nay.
-

So sánh việc ghi nhận giá trị hợp lý theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực

báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13.
-

Nhận diện các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp tại


Tp. Hồ Chí Minh.
-

Đề xuất các giải pháp mang tính định hướng để có thể áp dụng chuẩn mực quốc tế về

giá trị hợp lý vào các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 18 tháng 08 năm 2014


i
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 15 tháng 03 năm 2015

LỜI CAM ĐOAN

V- Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn

(Họ tên và chữ ký)

này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


Phạm Thị Lý


ii

iii

TÓM TẮT
Tuy là một thuật ngữ mới trong kế toán so với các hệ thống định giá khác, song giá trị

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường cũng như quá trình làm luận văn, em
đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích cho công tác hiện tại cũng như trong tương lai.
Lời đầu tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giảng viên Khoa Kế Toán
trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM đã hết lòng dìu dắt em trong suốt hai năm qua. Các

hợp lý đã được bàn đến như là hướng đi mới của định giá trong kế toán. Chính vì vậy
việc nghiên cứu định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh
nghiệp Tp.HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế có ý nghĩa và vai trò vô cùng
quan trọng.

thầy cô đã cung cấp cho em những nền tảng lý thuyết và thực hành vững chắc để em làm

Luận văn gồm 5 chương với mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa lý luận về giá trị

hành trang phục vụ cho công việc trong hiện tại và cả tương lai. Đặc biệt em xin gửi lời

hợp lý trong chuẩn mực Quốc tế và thực trạng áp dụng trên thế giới, khảo sát đánh giá


cảm ơn đến Cô PGS. TS Mai Thị Hoàng Minh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời

thực trạng nhận thức về IFRS 13 “Đo lường giá trị hợp lý” tại các doanh nghiệp trên địa

gian hoàn thành luận văn.

bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc việc vận dụng

Em xin gửi lời cảm ơn tới 10 chuyên gia đã cho ý kiến để em xây dựng bảng câu hỏi

GTHL vào các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp nhằm áp dụng

vả 140 công ty đã tham gia trả lời bảng câu hỏi để em có thể hoàn thành Luận văn này.

thước đo giá trị hợp lý của Chuẩn mực kế toán Quốc tế vào các doanh nghiệp tại

Mong rằng, kết quả của Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích để giúp cho các doanh

Tp.HCM. Về phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng 2 phương pháp chính là phương

nghiệp trong việc vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về giá trị hợp lý trong

pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong phương pháp định tính, tác giả sử dụng

tương lai

phương pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp phân

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!


tích và tổng hợp. Trong phương pháp định lượng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để
Tác giả

thực hiện phân tích thống kê mô tả và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích từ dữ liệu thông qua phần mềm SPSS chỉ ra rằng mô hình khả năng
vận dụng giá trị hợp lý vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM bị

Phạm Thị Lý

phụ thuộc vào 5 yếu tố bao gồm nhu cầu thông tin, môi trường văn hóa xã hội, môi
trường giáo dục, môi trường chuyên nghiệp và mức độ hội nhập, trong đó môi trường
giáo dục là nhân tố tác động mạnh nhất lên mô hình. Theo số liệu được phân tích từ phần
mềm SPSS, mô hình với 5 yếu tố nêu trên giải thích được 60,3%, phần còn lại là các yếu
tố khác chưa được khám phá.
Trong Luận văn tác giả có đề nghị những giải pháp nhằm thúc đẩy năm yếu tố trên
đồng thời cũng đưa ra một số các kiến nghị dành cho Chính phủ, Quốc Hội, Bộ Tài
Chính, các Hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp tại Tp.HCM.


iv

v

ABSTRACT

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Even though fair value is a new term in accounting comparing to other evaluation

1. IFRS: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế


system, it is considered as a new way of evaluation in accouting. As a result, a study

2. IASB: Ủy ban Chuẩn mực Kế Toán Quốc tế

about applying fair value in accounting work in enterprises in Ho Chi Minh City that

3. IFRS 13: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13 về “Đo lường giá trị hợp lý”

complies with international financial reporting standards plays a very important role for

4. TPP: Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương

them.

5. GTHL: Giá trị hợp lý

The thesis consists of five chapters with the goal of research is to systematize

6. EFA: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

theoretical fair value in the international financial reporting standards and status quo of

7. IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế

worldwide applications. It also assesses the current cognition of IFRS 13 “Fair value

8. VN: Việt Nam

measurement” and finds out elements affecting to the application of fair value on


9. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

companies located in Ho Chi Minh City. Moreover, it suggests the solutions of applying

10. ARBs: Ủy ban Thủ Tục Kế Toán

fair value complying with international financial reporting standards to firms in Ho Chi

11. APBs: Ủy Ban Nguyên Tắc Kế Toán

Minh City. Regarding research methodology authors used two main methods are

12. AICPA: Viện kế toán viên công chứng Mỹ

qualitative methods and quantitative methods. In qualitative methods, the authors use the

13. FASB: Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ

method to compare and contrast, direct interviews, analysis and synthesis. In quantitative

14. IFAC: Liên đoàn kế toán quốc tế

methods, the authors use SPSS software to perform descriptive statistical analysis and

15. IOSCO: Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Tế

exploratory factor analysis (EFA).

16. KPMG: Công ty kiểm toán KPMG

17. SAC: Hội đồng cố vấn chuẩn mực

Results from data analysis through SPSS software models indicate that the ability to
apply fair value accounting in the business in Ho Chi Minh City depending on five
factors including the need for information, social and cultural environment, educational
environement, professional environment and the level of integration. According to the
results, educational environement is the factor affected the greatest level on the model.
The data analysis software from SPSS provides that the model explaining 60.3% and the
rest are other factors yet to be discovered.
The author suggests several solutions to foster the above mentioned five factors and
also provides suggestions for government, congress, ministry of finance, professional
associations, institutions and firms in Ho Chi Minh City.

18. IFRIC: Ủy ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chính
19. US GAAP: Chuẩn mực kế toán chung được thừa nhận tại Mỹ
20. VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam
21. TĐGVN 07: Hệ Thống Tiêu Chuẩn Thẩm Định Giá Việt Nam - Tiêu chuẩn số 07
22. TĐGVN 08: Hệ Thống Tiêu Chuẩn Thẩm Định Giá Việt Nam - Tiêu chuẩn số 08
23. TĐGVN 09: Hệ Thống Tiêu Chuẩn Thẩm Định Giá Việt Nam - Tiêu chuẩn số 09
24. TĐGVN 10: Hệ Thống Tiêu Chuẩn Thẩm Định Giá Việt Nam - Tiêu chuẩn số 10
25. TĐGVN 11: Hệ Thống Tiêu Chuẩn Thẩm Định Giá Việt Nam - Tiêu chuẩn số 11
26. CMKT: Chuẩn mực kế toán


vi

vii
lập

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

TÊN BẢNG

TRANG

12

Bảng 4.4: Ma trận xoay nhân tố của biến độc lập

77

1

Bảng 2.1: Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực

31

13

Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Barlett’s Test cho biến phụ thuộc

78

14

Bảng 4.6: Bảng tổng phương sai được giải thích cho biến phụ

79


kế toán quốc tế

thuộc

2

Bảng 2.2: Một vài ví dụ về dữ liệu đầu vào cấp 2

37

3

Bảng 2.3: Một vài ví dụ về dữ liệu đầu vào cấp 3

38

15

Bảng 4.7: Bảng giá trị ma trận của biến Y

79

4

Bảng 3.1: Định nghĩa giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán

48

16


Bảng 4.8: Bảng dữ liệu ANOVA

79

17

Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội với các hệ số

80

Việt Nam
5

Bảng 3.2: Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực
kế toán Việt Nam

6

Bảng 3.3: Nhận thức về lợi ích của việc áp dụng GTHL vào

18
62

công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM
7

Bảng 3.4: Nhận thức về các khó khăn khi áp dụng GTHL vào

63


công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM
8

Bảng 3.5: Nhận thức về các thách thức mà các doanh nghiệp

64

trên địa bàn Tp.HCM sẽ gặp phải khi áp dụng GTHL vào công
tác kế toán
9

Bảng 4.1: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronback

hồi quy từng biến trong phương trình

50

72

Alpha
10

Bảng 4.2: Kiểm định KMO và Barlett’s Test cho biến độc lập

75

11

Bảng 4.3: Bảng tổng phương sai được giải thích cho biến độc


76

Bảng 4.10: Bảng đánh giá mức độ giải thích các biến độc lập
trong mô hình

81


viii

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

MỤC LỤC

STT

TÊN BẢNG

TRANG

Lời cam đoan ........................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………………..ii

1

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu

5


2

Sơ đồ 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu

6

3

Hình 2.1: Sơ đồ xác định mức độ sử dụng cao nhất và tốt nhất

42

Tóm tắt …………………………………………………………………………………..iii
Abstract…………………………………………………………………………………..iv
Danh mục các từ viết tắt ………………………………………………………………....v
Danh mục các bảng ………………………………………………………………………vi

đối với

Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh …………………………………………viii
4

Hình 2.2: Quy trình đo lường giá trị hợp lý

42

5

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu ban đầu


67

Mục lục …………………………………………………………………………………..ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................. 1
1.1 GIỚI THIỆU: ............................................................................................................. 1
1.1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.1.2

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 2

1.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .......................... 3
1.2.1 Mục tiêu đề tài ............................................................................................................ 3
1.2.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................ 5
1.5. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................. 6
1.6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................... 7
1.6.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................ 7
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................... 7
1.7. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 7
1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 9


x

xi


CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ .................................................. 10

2.7 CÁC QUAN ĐIỂM TRANH LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ ................................. 43

2.1 LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN .. 10

2.8 VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................................................................... 45

2.2.1 Vài nét về Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ (FASB) và Ủy Ban

2.8.1 Việc vận dụng giá trị hợp lý tại Úc .......................................................................... 45

Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB) ............................................................................... 10
2.8.2 Vận dụng giá trị hợp lý tại Singapore....................................................................... 46
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển giá trị hợp lý .................................................... 12
2.8.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................................... 46
2.2 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NỀN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................. 14
2.2.1 Xu hướng và phương pháp hội nhập vào chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc
tế……………… ................................................................................................................ 14
2.2.2 Các nhân tố tác động đến việc hệ thống kế toán của quốc gia khi hội nhập vào
chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế .................................................................... 16
2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 20

KÊT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 48
CHƯƠNG 3: ...................................................................................................................... 49
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG HỆ THỐNG
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...................................................................... 49
3.1 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ
HỢP LÝ TẠI VIỆT NAM ............................................................................................. 49


2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................................... 20

3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM. 55

2.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................................... 23

3.2.1 Phương pháp so sánh ................................................................................................ 55

2.4 NHẬN XÉT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 26

3.2.2. Phương pháp chi phí ................................................................................................ 56

2.4.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước ............................................................................ 26
2.4.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 27
2.5 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ IFRS 13 ................................................................ 28
2.5.1. Mục tiêu IFRS 13 .................................................................................................... 28
2.5.2. Nội dung chính trong IFRS 13 ................................................................................ 28
2.6 NỘI DUNG VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ THEO IFRS 13 .............................................. 29

3.2.3. Phương pháp thu nhập ............................................................................................. 57
3.2.4. Phương pháp thặng dư ............................................................................................. 59
3.2.5. Phương pháp lợi nhuận ............................................................................................ 60
3.3 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG GIÁ
TRỊ HỢP LÝ THEO IFRS13 VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ............................................................................ 61
3.3.1 Phương pháp tiến hành ............................................................................................. 62

2.6.1 Khái niệm và một số các thuật ngữ được sử dụng trong giá trị hợp lý: ................... 29


3.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 62

2.6.2 Phạm vi áp dụng của giá trị hợp lý đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế/chuẩn

3.3.3 Tổng hợp kết quả và nhận xét .................................................................................. 62

mực báo cáo tài chính quốc tế ........................................................................................... 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 66

2.6.3 Phương pháp đo lường giá trị hợp lý ........................................................................ 35

CHƯƠNG 4: ...................................................................................................................... 67

2.6.4 Phương thức ghi nhận giá trị hợp lý trong một số trường hợp ................................. 40


xii
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG GIÁ TRỊ

xiii
5.2

MỘT SỐ CÁC KIẾN NGHỊ ................................................................................ 91

HỢP LÝ THEO IFRS13 VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

5.2 1 Đối với Chính phủ, Quốc Hội và Bộ Tài Chính ....................................................... 91


TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ............................................................................................... 67

5.2.2 Đối với các Hiệp hội nghề nghiệp ............................................................................ 92

4.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 67

5.2.3 Đối với các cơ sở đào tạo ......................................................................................... 92

4.1.1 Phương pháp định tính.............................................................................................. 67
4.1.2 Phương pháp định lượng .......................................................................................... 68
4.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ............................................................ 70
4.2.1 Mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của các nhân tố đến việc vận dụng giá
trị hợp lý vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM .................... 70
4.2.2 Xây dựng thang đo .................................................................................................... 71
4.2.3 Các thông số quan trọng trong mô hình xây dựng thang đo .................................... 72
4.2.4 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 83
CHƯƠNG 5: ...................................................................................................................... 84
MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC VẬN DỤNG GIÁ TRỊ
HỢP LÝ VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HCM ............................................................................................................................ 84
5.1 CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......... 84
5.1.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu thông tin của doanh nghiệp .................... 84
5.1.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao môi trường văn hóa, xã hội .................................. 87
5.1.3 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường giáo dục .......................... 88
5.1.4 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường chuyên nghiệp ................. 89
5.1.5 Nhóm giải pháp nâng cao mức độ hội nhập quốc tế ................................................ 90


5.2.4 Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM ................................................. 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................................. 94
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………96


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 GIỚI THIỆU:
1.1.1 Đặt vấn đề

2
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển theo xu hướng
toàn cầu hóa. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay và
cả trong tương lai. Chính vì vậy, các hoạt động kinh doanh không còn chỉ diễn ra trong

Sau khi cả thế giới thực hiện Hiệp ước Basel II và chứng nhận Chuẩn mực báo cáo tài

phạm vi từng quốc gia mà đã phát triển theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

chính quốc tế (IFRS) của Ủy ban Chuẩn mực Kế Toán Quốc tế (IASB), kế toán theo giá

Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử, kinh tế, luật pháp và thậm chí là cả văn hóa giữa các

trị hợp lý đã trở thành xu hướng chủ đạo của những người lập ra Chuẩn mực kiểm toán

quốc gia mà các chuẩn mực và thông lệ của từng quốc gia thường có sự khác biệt rất lớn,


và kế toán. Theo rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, giá trị hợp lý mang lại rất nhiều lợi

đặc biệt là về thông tin tài chính được cung cấp trên báo cáo tài chính.

ích cho doanh nghiệp như giúp tăng độ minh bạch của các thông tin được sử dụng trong
báo cáo tài chính, từ đó làm tăng độ tin cậy và thích hợp cho các thông tin này. Ngoài ra,
việc sử dụng sâu rộng giá trị hợp lý còn giúp tăng số lượng thông tin cho các chủ thể
trong nền kinh tế, nhờ đó mà việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế trở nên hiệu quả
hơn.

Với việc tham gia vào Tổ chức Thương Mại Thế giới và Hiệp định kinh tế xuyên Thái
Bình Dương (TPP), Việt Nam đã, đang và sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài và có cơ hội vươn mình ra thế giới. Để tham gia vào sân chơi chung Việt
Nam tất yếu phải tiến tới việc hòa hợp và tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Mặc dù Chế độ kế toán tại Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi nhằm tiến sát với

Hiện nay tại Việt Nam, tuy phương pháp giá gốc vẫn là phương pháp chủ đạo được sử

quốc tế, song rõ ràng để có thể xây dựng các điều luật phù hợp với các chuẩn mực và

dụng trong hầu hết các chuẩn mực kế toán hiện tại trong việc định giá và đo lường các

thông lệ quốc tế là một điều không dễ dàng, nhất là trong điều kiện Việt Nam chưa phát

đối tượng kế toán, song với việc hội nhập vào thị trường thế giới và hội tụ vào các chuẩn

triển ngang bằng với các quốc gia tiên tiến khác để có thể áp dụng các chuẩn mực kế toán

mực và quy ước chung trên thế giới thì việc các nhà chính sách, các nhà nghiên cứu,


quốc tế một cách trọn vẹn. Cụ thể, tại Việt Nam phương pháp giá gốc vẫn là phương

những người làm kế toán và kiểm toán tại Việt Nam bắt đầu chú trọng hơn vào giá trị hợp

pháp cốt lõi được sử dụng để định giá và đo lường các đối tượng kế toán được trình bày

lý cũng là một điều hợp lý. Tuy nhiên, do sự khác biệt về lịch sử, kinh tế, văn hóa, pháp

trong báo cáo tài chính và chỉ có một số các quy định nhỏ có đề cập đến khía cạnh giá trị

luật tại mỗi quốc gia, tiến trình hội nhập và hội tụ vào các chuẩn mực báo cáo tài chính

hợp lý. Trong khi đó, giá trị hợp lý đã được áp dụng ở khá nhiều nước trên thế giới và đã

quốc tế là khá khác nhau, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam [16].

được chuẩn hóa thông qua việc ra đời của chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13.

Điều này đã làm cho quá trình hội tụ tại Việt Nam vào các chuẩn mực báo cáo tài chính

Điều này có thể làm cho thông tin tài chính trên báo cáo tài chính giữa Việt Nam và một

quốc tế, chẳng hạn như IFRS13 “Đo lường giá trị hợp lý”, gặp phải nhiều khó khăn và

số nước trên thế giới không còn có thể đạt được yêu cầu có thể so sánh được và làm giảm

thách thức.

tính hữu ích của việc sử dụng các thông tin cho các đối tượng sử dụng.


Tuy vẫn còn nhiều tranh luận về vai trò và tầm quan trọng của giá trị hợp lý, đặc biệt

Để giúp cho các đối tượng sử dụng có được các thông tin tài chính hữu ích, là nền

là tại các thị trường đang phát triển, nhưng với sự ra đời của IFRS 13 với việc áp dụng ở

tảng để phát triển thị trường vốn, cũng như cung cấp cho các doanh nghiệp các phương

rất nhiều các nước trên thế giới, đã cho thấy rằng định hướng sử dụng giá trị hợp lý là

pháp hữu hiệu trong việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý trong

bước đi phát triển và là một xu thế không thể thay đổi.

việc đo lường các đối tượng kế toán trên báo cáo tài chính, tác giả quyết định lựa chọn đề


3
tài “Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp
Tp.HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế”. Có thể nói, đề tài là một vấn đề
rất mới tại Việt nam, mang tính chất thời sự và thực sự rất cần thiết trong bối cảnh Việt
Nam vẫn đang dựa trên nguyên tắc giá gốc và chưa có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào về
các phương pháp đo lường giá trị hợp lý cho các đối tượng kế toán.

4
Phân tích và đánh giá thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc áp dụng IFRS 13
“Đo lường giá trị hợp lý” tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tp.HCM hiện nay.
So sánh việc ghi nhận giá trị hợp lý theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13.

Nhận diện các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp tại
Tp. Hồ Chí Minh.

1.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đề xuất các giải pháp mang tính định hướng để có thể áp dụng chuẩn mực quốc tế về

1.2.1 Mục tiêu đề tài

giá trị hợp lý vào các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

a. Mục tiêu tổng quát:

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận liên quan đến Chuẩn mực kế

Để thực hiện đề tài trên tác giả sử dụng kết hợp 2 phương pháp định tính và định

toán quốc tế về giá trị hợp lý và định hướng áp dụng giá trị hợp lý cho các doanh nghiệp

lượng.

Việt Nam.

1.2.3.1 Phương pháp định tính

b. Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa lý luận về giá trị hợp lý trong chuẩn mực Quốc tế và thực trạng áp dụng
trên thế giới.

Khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức về IFRS 13 “Đo lường giá trị hợp lý” tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp tại Tp.
Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp nhằm áp dụng thước đo giá trị hợp lý của Chuẩn mực kế toán Quốc
tế vào các doanh nghiệp tại Tp.HCM.

Phương pháp so sánh và đối chiếu: được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu các quy
định theo IFRS 13 và chuẩn mực kế toán Việt Nam về hệ thống ghi nhận giá trị hợp lý.
Trên cơ sở đó tác giả phân tích tổng hợp, đánh giá, so sánh để tìm ra những ưu điểm và
hạn chế của kế toán theo giá trị hợp lý so với phương pháp giá gốc và sự khác biệt trong
sự ghi nhận các khoản mục theo giá trị hợp lý giữa các quốc gia khác nhau.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tác giả sẽ có cuộc phỏng vấn đối với những người
quản lý, người sử dụng thông tin kế toán, chuyên gia là kế toán, giảng viên, nhà nghiên
cứu kế toán trong và ngoài nước, các kế toán chuyên mảng hệ thống chuẩn mực, thông
tin khảo sát tập trung vào phương pháp giá trị hợp lý.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sau khi đã có được nguồn dữ liệu từ các phương

1.2.2 Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá trị hợp lý theo các chuẩn mực kế toán quốc tế theo
IFRS 13.
Phân tích những quan điểm ủng hộ và những quan điểm phản đối giá trị hợp lý.

pháp so sánh, đối chiếu, khảo sát thực nghiệm, phỏng vấn trực tiếp. Tác giả lập bảng
phân tích, tổng hợp các dữ liệu trên.
1.2.3.2 Phương pháp định lượng
Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả xây dựng bảng câu hỏi rộng rãi cho tất cả các


5


6

đối tượng làm việc, nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán để đo lường nhận thức của

Câu hỏi nghiên cứu 3: Nhân tố tác động đến việc xây dựng và triển khai giá trị hợp lý

họ về IFRS 13 “Đo lường giá trị hợp lý” và thực hiện việc thống kê khảo sát vào phần

vào các doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh? Mô hình các nhân tố tác động đến việc vận

mềm SPSS để đưa ra các kết quả thống kê dạng đơn giản.

dụng giá trị hợp lý vào các doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh?

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để
tính ma trận các mối liên quan cho tất cả các biến, rút trích các biến, xoay các biến và

1.5. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

cuối cùng quyết định các nhân tố cần giữ lại thực sự có tác động đến việc xây dựng và
triển khai giá trị hợp lý tại Việt Nam.
Vấn đề nghiên cứu
Định hướng áp dụng GTHL theo Chuẩn mực kế toán quốc tế vào các doanh nghiệp
1.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Lý thuyết về giá trị hợp lý theo
IFRS13
Lý thuyết về các nhân tố tác
động đến hệ thống kế toán quốc

gia khi hội nhập vào IFRS

tại Thành phố Hồ Chí Minh
Định
tinh

Xác định các nhân tố tác động việc
triển khai giá trị hợp lý vào các doanh
nghiệp tại Tp.HCM
Định
lượng
Xây dựng mô hình các nhân tố tác động
đến việc triển khai giá trị hợp lý vào các
doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
Quan điểm của những đối tượng lập và sử dụng thông tin trên BCTC về việc áp
dụng giá trị hợp lý và xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng GTHL vào
các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: thiết kế nghiên cứu dựa trên việc tổng hợp các cơ sở lý thuyết
Phương pháp định lượng: xác định các nhân tố dựa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu đã nêu, luận văn cần giải quyết các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Phương pháp ghi nhận giá trị hợp lý theo IFRS 13 là gì? Việc
ghi nhận giá trị hợp lý theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế

khác biệt nhau ở những điểm nào?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc áp dụng IFRS 13
“Đo lường giá trị hợp lý” tại Tp.Hồ Chí Minh hiện nay là như thế nào?

Kết quả nghiên cứu
Xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL vào công
tác kế toán tại các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh
Sơ đồ 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu


7
1.6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.6.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là IFRS13 và việc áp dụng chuẩn mực trên trong điều
kiện kinh tế Việt Nam.
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về giá
trị hợp lý tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian: Các số liệu trong Luận văn được tác giả thực hiện khảo sát trong
khoảng thời gian từ tháng 10/2014 đến tháng 01/2015.

1.7. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận chung về giá trị hợp lý trong kế toán,
tổng kết các kinh nghiệm về sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế, giúp người đọc
có cái nhìn tổng quan về giá trị hợp lý trong kế toán.
Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực trạng nhận thức về IFRS 13 “Đo lường giá trị
hợp lý” tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu và mong muốn của các chủ thể trong nền kinh tế
trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý cho các doanh nghiệp Việt
Nam, tác giả đề ra mô hình các nhân tố tác động đến việc triển khai giá trị hợp lý tại Việt
Nam. Đây là một đóng góp quan trọng trong việc đưa giá trị hợp lý theo Chuẩn mực kế

toán quốc tế IFRS 13 vào thực tiễn và các điều kiện tại Việt Nam

1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 99 trang có kết cấu như sau:
+ Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
+ Chương 2: Cơ sở lý luận về giá trị hợp lý

8
+ Chương 3: Thực trạng giá trị hợp lý được áp dụng trong hệ thống kế toán doanh
nghiệp Việt Nam
+ Chương 4: Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng giá trị
hợp lý vào doanh nghiệp tại Việt Nam
+ Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị để triển khai giá trị hợp lý trong kế
toán doanh nghiệp Việt Nam
+ Kết luận
+ Tài liệu tham khảo
+ Phụ lục


9

10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2:

Chương 1 của Luận Văn đề cập đến tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu, trong đó
bao gồm tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, khung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ
2.1 LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN

và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xây dựng được mô

2.1.1 Vài nét về Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ (FASB) và Ủy Ban

hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp tại Tp. Hồ

Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB)

Chí Minh bằng việc áp dụng các phương pháp định tính và định lượng.

a. Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ (FASB)
Trước khi FASB được thành lập, các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn liên quan
đến các vấn đề kế toán hiện hành được ban hành bởi Ủy Ban Thủ Tục Kế Toán (ARBs)
được thành lập năm 1938 và sau đó bởi Ủy Ban Nguyên Tắc Kế Toán (Accounting
Principle Board - APBs), một tổ chức do Viện kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA)
thành lập năm 1959. Năm 1970, APBs bị nhiều chỉ trích về việc ban hành các chuẩn mực
thiếu khách quan do không có sự tham gia của các tổ chức khác bên ngoài AICPA. Ngoài
ra Ủy Ban này cũng không đưa ra các mục tiêu và nguyên tắc có thể chấp nhận rộng rãi.
Vì thế AICPA đã lập ra 03 Ủy ban để xét duyệt lại các vấn đề bị chỉ trích và thành lập
một Ủy ban độc lập hơn, đó chính là Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ,
gọi tắt là FASB.
FASB là một tổ chức hoạt động độc lập được thành lập năm 1972 bao gồm 07 thành
viên đến từ khu vực kế toán công, ngành nghề tư nhân, khu vực hàn lâm và cơ quan giám
sát. FASB được chỉ định xét duyệt, cải tiến các chuẩn mực cũ, ban hành thêm các chuẩn
mực kế toán tài chính và các hướng dẫn cũng như khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và
trình bày báo cáo tài chính trong khu vực kinh tế tư nhân. FASB có 02 tổ chức hỗ trợ:

+ Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán tài chính (FASAC) có nhiệm vụ tư vấn về các
vấn đề kỹ thuật cần được FASB quan tâm và các vấn đề khác.
+ Ban xử lý các vấn đề phát sinh (EITF) có nhiệm vụ ban hành các trích yếu EITF
về các vấn đề hiện có hay vừa phát sinh, những vướng mắc trong thi hành và các vấn đề
thảo luận nhằm hướng dẫn việc áp dụng các tuyên bố kế toán có liên quan.


11
b. Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB)
Cơ quan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là Ủy

12
+ Phát triển các chuẩn mực kế toán có chất lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có tính
chất khả thi cao cho toàn thế giới trên quan điểm phục vụ lợi ích của công chúng.

ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC). Đây là một tổ chức độc lập thành lập năm 1973,

+ Tăng cường tính minh bạch, có thể so sánh được của thông tin trong báo cáo tài

bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC),

chính và các báo cáo liên quan đến tài chính, kế toán khác, giúp những thành viên tham

đại diện của 03 tập đoàn kinh tế lớn và một số quan sát viên độc lập đến từ Ủy Ban Châu

gia thị trường vốn thế giới và những người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết

Âu, Trung Quốc, Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Tế (IOSCO), Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán

định kinh tế.


Tài Chính Hoa Kỳ (FASB).
Đến năm 1977, IASC nhận thấy xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới đòi hỏi cần
phải tập trung sức mạnh từ các hệ thống kế toán quốc gia để xây dựng một hệ thống

+ Xúc tiến việc sử dụng và ứng dụng nghiêm ngặt các IASs.
+ Cung cấp những giải pháp có chất lượng cao cho sự hòa hợp giữa hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc gia và các chuẩn mực kế toán quốc tế.

chuẩn mực kế toán quốc tế hoàn thiện hơn. Do đó, IASC quyết định cơ cấu lại tổ chức
của mình. Tháng 12/1999, IASC đã chỉ định một Ủy Ban lựa chọn và thành lập Hội đồng

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển giá trị hợp lý

thành viên (Trustees) gồm 22 thành viên đến từ các khu vực địa lý, lĩnh vực chuyên môn

GTHL là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Cơ sở hình thành của nó xuất phát

khác nhau, trong đó có 06 người đến từ Bắc Mỹ, 06 người đến từ Châu Âu, 06 người đến

từ nhu cầu sử dụng thông tin của xã hội cũng như những hạn chế của các phương pháp kế

từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và 04 người còn lại đến từ các quốc gia, khu vực

toán trước đó. Quá trình hình thành và phát triển của GTHL có thể chia làm các giai đoạn

khác. Nhiệm vụ của Trustees là bổ nhiệm các thành viên IASC, Hội đồng cố vấn chuẩn

như sau:


mực (SAC) và Ủy ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC), giám sát
hiệu quả hoạt động của IASC, tìm kiếm, phê duyệt và soát xét nguồn tài chính của IASC.
Để thực hiện chức năng của mình, vào tháng 02/2001, Hội đồng thành viên (Trustees)
đã thiết lập nên Ủy ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC Foundation). Ủy ban
này bao gồm 03 tổ chức chính là Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB), Hội
đồng cố vấn chuẩn mực (SAC) và Ủy ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chính
(IFRIC).
IASB: Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế, là tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân
bắt đầu hoạt động vào ngày 01/04/2001 dưới sự giám sát của IASC Foundation, bao gồm
14 thành viên trong đó có 12 thành viên chuyên trách. Mục tiêu hoạt động chính của
IASB là:

Giai đoạn từ 1960 đến 1990: Giá trị hợp lý bắt đầu xuất hiện và mở rộng phạm vi sử
dụng.
Trên thế giới giá trị hợp lý xuất hiện lần đầu tại Mỹ được đề cập trong báo cáo của Ủy
ban nguyên tắc (APB). Sự hình thành giá trị hợp lý là một quá trình lâu dài:
Từ năm 1962 – 1969: là giai đoạn tiền đề, trong giai đoạn này giá thị trường được sử
dụng nhưng trong một số trường hợp không có thị trường hoạt động để có thể xác định
được giá thị trường.
Đến năm 1970: giá trị hợp lý chính thức xuất hiện được đề cập trong Ý kiến của Ủy
ban nguyên tắc số 16 và 17 ghi nhận lợi thế thương mại và giá trị của tài sản hợp nhất:
+ APB Opinion 16 – Hợp nhất doanh nghiệp “Tất cả tài sản, nợ phải trả có được trong
hợp nhất doanh nghiệp nên được ghi nhận theo giá trị hợp lý của chúng tại ngày mua”
+ APB Opinion 17 - Tài sản vô hình “Sự khác nhau giữa giá trị hợp lý và chi phí sẽ
được coi như lợi thế thương mại”


13
Sau khi xuất hiện, giá trị hợp lý tiếp tục được thừa nhận và phạm vi sử dụng của giá
trị hợp lý dần dần được mở rộng. Giá trị hợp lý bắt đầu nhận được sự quan tâm và áp


14
Năm 2004, dự án hội tụ kế toán IASB – FASB được tiến hành trong đó có dự án về
giá trị hợp lý trong kế toán.

dụng của nhiều nước cũng như Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) được sử dụng

Tháng 5/2005, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố “Văn bản thảo

trong nhiều lĩnh vực: ngân hàng, viễn thông … và cũng xuất hiện những hướng dẫn hạn

luận về các phương pháp đo lường có sử dụng giá trị hợp lý”. Theo văn bản này, sự nhất

chế về cách xác định và trình bày giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính.

quán giá trị hợp lý là giá trị trao đổi được các thành viên IASB ủng hộ. Văn bản có đề cập

Năm 1982: văn bản đầu tiên của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đề cập
đến định nghĩa giá trị hợp lý là chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 “Bất động sản, Nhà
xưởng và Máy móc thiết bị” (IAS 16) đã được ban hành. Theo chuẩn mực kế toán này,
“giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có thể hiểu biết, thiện chí
trong một giao dịch trao đổi ngang giá”.

đến định nghĩa “giá trị hợp lý là giá trị của tài sản hay nợ phải trả có thể trao đổi giữa các
bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá”
Tháng 11/2006, IASB và FASB tiến hành thảo luận các vấn đề liên quan đến đo
lường giá trị hợp lý.
Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo và đầu tháng 5/2011, phát hành IFRS 13

Định nghĩa giá trị hợp lý được bổ sung trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 “Thuê


(Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) – Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value

tài sản” (IAS 17) ban hành năm 1982. Theo chuẩn mực kế toán này, “giá trị hợp lý là giá

Measurement) có hiệu lực từ ngày 01/1/2013. FASB cũng đã cập nhật chủ đề số 820 (báo

trị tài sản có thể đem trao đổi, hay nợ phải trả được thanh toán giữa các bên có hiểu biết,

cáo số 157 đo lường giá trị hợp lý – ban hành năm 2006 trước đây của FASB) về giá trị

có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá”. IAS 17 đề cập đến giá trị hợp lý của

hợp lý, hoàn thành dự án lớn cải thiện IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và

cả tài sản và nợ phải trả.

US GAAP (các nguyên tắc kế toán được thừa nhận ở Mỹ) mang lại sự hội tụ giữa chúng.

Giai đoạn từ 1991 đến nay: Giá trị hợp lý phát triển mạnh mẽ được khẳng định qua
2 giai đoạn:
Từ năm 1991 – 2000: được đánh dấu bằng hàng loạt chuẩn mực của Mỹ: FASB
Statement 107 (1991) - giá trị hợp lý của công cụ tài chính, FASB Statement 104 – hợp
nhất doanh nghiệp, FASB Statement 142 – lợi thế thương mại và tài sản vô hình… các
chuẩn mực đã đưa ra những hướng dẫn rõ ràng hơn về giá trị hợp lý.
Trong giai đoạn này chuẩn mực Mỹ cũng như quốc tế đã bắt đầu sử dụng giá trị hợp
lý cho việc đánh giá sau ghi nhận ban đầu. Giá trị hợp lý được áp dụng rộng rãi trong
nhiều ngành, trong nhiều khoản mục làm xuất hiện sự lo lắng về khả năng của giá trị hợp
lý do những hướng dẫn về giá trị hợp lý vẫn chưa đạt được sự thống nhất chung và có
nhiều mâu thuẫn trong các công bố.

Từ năm 2000 đến nay: Để giải quyết những lo lắng về giá trị hợp lý FASB và IASB
đã bắt tay vào nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết của giá trị hợp lý.

2.2 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NỀN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2.1 Xu hướng và phương pháp hội nhập vào chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính
quốc tế
Toàn cầu hóa đang dần trở thành một xu hướng chủ đạo đối với hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Điều đó đã dẫn đến yêu cầu cấp bách của việc
hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia vào chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) nhằm giúp
cho các chủ thể trong nền kinh tế có thông tin kinh tế tài chính tốt hơn và mang tính so
sánh hơn. Theo khảo sát của IASB năm 2014 tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 130
nước trên thế giới đã áp dụng hoặc đang trong quá trình áp dụng IAS/IFRS. Điều này cho
thấy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán là xu hướng không thể thay đổi và là xu
hướng phát triển tất yếu cho cả các nước phát triển và đang phát triển.


15
Tuy nhiên, quá trình hội nhập vào IAS/IFRS ở các quốc gia không giống nhau. Chuẩn

16
2.2.2 Các nhân tố tác động đến việc hệ thống kế toán của quốc gia khi hội nhập vào

mực kế toán tại các quốc gia đang phát triển thường có sự khác biệt khá lớn với

chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế

IAS/IFRS do sự khác biệt về đặc điểm kinh tế, lịch sử, văn hóa và pháp luật. Kết quả là

2.2.2.1 Quan điểm của Christopher Nobes [26]


các quốc gia đang phát triển thường có triết lý kế toán rất khác biệt và các chuẩn mực của
các quốc gia này thường dựa trên các điều luật nhiều hơn là hướng tới thị trường vốn và
các nhà đầu tư. Nghiên cứu của Shil và các đồng nghiệp (2009) [42] đã cho kết quả rằng
các quốc gia đang phát triển thường phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, tốn nhiều thời
gian và công sức hơn trong quá trình hội tụ vào IAS/IFRS.
Thông thường quá trình hội tụ vào IAS/IFRS có thể diễn ra theo một trong ba phương
pháp sau:
+ Phương pháp 1: Áp dụng toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, gần như
không sửa đổi. Đại diện cho mô hình này là Nigieria, Malaysia, Singapore... Ở Hồng
Kông và Indonesia, IAS/IFRS có ảnh hưởng rất đáng kể trong việc thiết lập chuẩn mực
kế toán. Ở các quốc gia này, các chuẩn mực BCTC quốc tế được hiệu chỉnh tối thiểu khi
thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia.
+ Phương pháp 2: Các quốc gia vừa mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường (như Trung Quốc, Đông Âu), hay các quốc gia như
Phillipine, Lào… đã sử dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế làm cơ sở chủ yếu để
xây dựng hệ thống chuẩn mực cho mình. Ảnh hưởng của IAS/IFRS cũng tương tự như

Theo Christopher Nobes, việc hệ thống kế toán quốc gia hội nhập vào chuẩn mực kế
toán quốc tế IAS/IFRS sẽ bị tác động bởi các nhân tố sau:
a. Hệ thống pháp luật
Tùy theo đặc điểm và quá trình hình thành mà mỗi quốc gia tự hình thành nên một hệ
thống pháp luật cho chính mình. Nhìn chung, hệ thống pháp luật của các quốc gia được
chia thành 2 trường phái chính: trường phái Luật Thông Dụng (Common Law) và Luật
Roman (Roman Law).
Các quốc gia có hệ thống pháp luật theo trường phái Luật Thông Dụng thường không
đưa ra quá nhiều các quy định khắt khe và chặt chẽ. Do đó hệ thống kế toán tại các quốc
gia này thường có độ “mở” nhất định khi không đưa ra các quy tắc cụ thể và chi tiết trong
việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Ngược lại, các quốc gia có hệ thống pháp luật theo trường phái Luật Roman, hệ thống
kế toán bị tác động rất nhiều từ các quy định cụ thể, tỉ mỉ và chi tiết từ nhà nước.

b. Nguồn tài chính

các quốc gia theo phương pháp 1, tuy nhiên, các quốc gia này không vận dụng toàn bộ

Tại các quốc gia có thị trường tài chính phát triển, yêu cầu trung thực, hợp lý, tính đầy

mà chỉ vận dụng một phần có sửa đổi để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực của

đủ và thích hợp rất được chú trọng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Đồng

riêng mình.

thời, với mục tiêu là tăng cường tính trung thực và hợp lý của các thông tin được công

+ Phương pháp 3: Áp dụng tại các quốc gia mà hệ thống chuẩn mực kế toán của họ ra
đời trước khi có sự ra đời của IAS, nên họ chỉ cần sửa đổi để hòa hợp với chuẩn mực
quốc tế. Đây là trường hợp của các quốc gia đã phát triển, có nền kế toán lâu đời, thuộc
trường phái Anglo – Saxon và Châu Âu lục địa.

bố, nguyên tắc “nội dung quan trọng hơn hình thức” cũng rất được chú trọng.
Ngược lại, các quốc gia mà nguồn tài chính được cung cấp chủ yếu bởi Nhà nước, yêu
cầu trung thực và hợp lý của các thông tin được công bố trong báo cáo tài chính thường ít
hơn so với các quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Thông thường, tại các quốc gia
này, một trong điều được chú trọng chính là sự tuân thủ các luật định.
c. Chính sách thuế


17
Một trong những nhân tố quan trọng khác tác động đến việc hội nhập vào chuẩn mực
kế toán quốc tế là chính sách thuế của từng quốc gia.


18
biến động giá cả đến báo cáo tài chính.
f. Các biến cố ngẫu nhiên

Tại những quốc gia có hệ thống chuẩn mực kế toán do khu vực tư nhân thiết lập, hệ

Một số các biến cố ngẫu nhiên nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc hội nhập vào

thống kế toán vận hành khá tự do, những ràng buộc pháp lý khá lỏng lẻo, chính sách thuế

chuẩn mực kế toán của quốc gia. Chẳng hạn, các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ đòi hỏi kế

không có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kế toán. Đây cũng chính là xu hướng phổ biến

toán cung cấp các thông tin trung thực và hợp lý hơn là việc tuân thủ Luật thuế.

của quốc tế hiện nay. Các doanh nghiệp ghi chép và lập báo cáo tài chính theo các

2.2.2.2 Quan điểm của Geert Hofstede [35]

nguyên tắc, phương pháp được quy định trong chuẩn mực. Mục đích giúp cho các doanh

Geert Hofstede là tác giả đầu tiên nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa đến hệ thống

nghiệp phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị mình, và số liệu này

kế toán của quốc gia, từ đó làm nền tảng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hệ

có thể có sự khác biệt với tờ khai thuế. Sau đó, khi lập tờ khai thuế, doanh nghiệp sẽ phải


thống quốc gia hội nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế.

điều chỉnh lại những khoản chi phí hay thu nhập mà Luật thuế không chấp nhận, từ đó
phát sinh sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận theo thuế.

Lý thuyết của Hofstede đưa ra các yếu tố văn hóa quan trọng có ảnh hưởng đến việc
hội nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm: Khoảng cách quyền lực (Power

Ngược lại, tại những quốc gia mà chuẩn mực kế toán chịu nhiều sự chi phối của nhà

Distance), Chủ nghĩa cá nhân (Individualism), Sự tránh né những vấn đề chưa rõ

nước, do nhà nước công bố và ban hành thì hệ thống kế toán phải phù hợp và tuân thủ các

(Uncertainty-Avoidance) và Tính nam tính (Masculinity). Trong đó, các khái nhiệm được

quy định của luật thuế. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không phản

ông giải thích như sau:

ánh được sự trung thực và hợp lý. Các kế toán viên chỉ quan tâm đến việc làm sao ghi

+ Khoảng cách quyền lực: liên quan đến mức độ xã hội có thể chấp nhận sự bất bình

chép và lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các quy định của Luật thuế.

đẳng bên trong các định chế (gia đình, trường học, cộng đồng,…) và tổ chức (nơi con

d. Vai trò của các tổ chức nghề nghiệp


người làm việc). Điều này ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân có sức mạnh ít và sức

Việc hội nhập vào các chuẩn mực kế toán quốc tế tại các quốc gia chịu tác động bởi
vai trò của các tổ chức nghề nghiệp.
Tại một số quốc gia, quá trình xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán phụ

mạnh nhiều trong xã hội. Các cá nhân trong xã hội có khoảng cách quyền lực rộng chấp
nhận một trật tự có thứ bậc, trong khi các cá nhân trong xã hội có quyền lực hẹp thường
cố gắng đấu tranh và tìm kiếm sự công bằng thông qua nhiều hình thức khác nhau.

thuộc nhiều vào các tổ chức nghề nghiệp hơn là Nhà nước. Ngược lại, tại một số quốc

+ Chủ nghĩa cá nhân: liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong một

gia, tổ chức nghề nghiệp không có vai trò nhiều mà Nhà nước giữ vai trò quyết định

xã hội. Đối với các nền văn hóa thiên về chủ nghĩa cá nhân, các cá nhân trong một xã hội

trong những vấn đề về kế toán.

tự quan tâm, chăm lo cho bản thân và gia đình của mình. Ngược lại, những nền văn hóa

e. Lạm phát

có thiên hướng đi vào chủ nghĩa tập thể, các cá nhân có xu hướng quan tâm nhiền hơn

Lạm phát cũng được xem là một nhân tố có ảnh hưởng khá lớn đến việc hội nhập vào
chuẩn mực kế toán của một quốc gia.


đến những người xung quanh và lợi ích của tập thể nói chung hơn là mối quan tâm đến
chính bản thân mình.

Tại những nước có tình hình lạm phát lớn, khái niệm bảo tồn vốn trở nên quan trọng

+ Sự né tránh những vấn đề chưa rõ: liên quan đến mức độ mà xã hội cảm thấy bị đe

và một số phương pháp kế toán cần được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng sai lệch của sự

dọa bởi những tình huống không rõ ràng, thể hiện qua nhu cầu cần phải có những dự


19

20

đoán trước mọi tình huống trong luật lệ, quy định. Những xã hội có xu hướng theo sự né

nhóm mang tính chất chính trị như: liên đoàn lao động, ngân hàng và các hội liên hiệp

tránh những điều chưa rõ mạnh thường duy trì luật lệ một cách nghiêm ngặt. Ngược lại

doanh nghiệp. Ngân hàng và chính quyền là nguồn cung cấp tài chính chính trong nền

những xã hội có xu hướng theo sự né tránh những điều chưa rõ yếu thì thường duy trì một

kinh tế. Do đó, báo cáo tài chính chú trọng đến việc bảo vệ các chủ nợ. Báo cáo tài chính

môi trường linh hoạt, thông thoáng hơn và dễ dàng chấp nhận sự thay đổi hơn.


tại các quốc gia này có đặc tính không yêu cầu nhiều về việc trình bày, song có tính liên

+ Tính nam tính: Những quốc gia có tính nam tính thường chú trọng vào thành quả và
sự thành công trong khi những quốc gia có tính nữ tính thường chú trọng đến việc quan
tâm đến các thành viên trong xã hội và chất lượng của cuộc sống.
2.2.2.3 Quan điểm của Branson và các đồng nghiệp [22]
Theo quan điểm của Branson và các đồng nghiệp, các nhân tố tác động đến hệ thống
kế toán quốc gia khi hội nhập vào các chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm: môi trường
kinh tế, môi trường chính trị, môi trường pháp lý và thuế, môi trường kinh doanh, môi
trường chuyên nghiệp, môi trường văn hóa, môi trường giáo dục và môi trường quốc tế.
+ Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố cơ bản là sự tư nhân hóa, mức độ mở của
nền kinh tế, sự phát triển của nền kinh tế và thương mại quốc tế của quốc gia
+ Môi trường chính trị: bao gồm các yếu tố cơ bản: sự ổn định của chính trị, trách
nhiệm giải trình và nền dân chủ.
+ Môi trường pháp lý và thuế:
. Về môi trường pháp lý: Theo Branson và các đồng nghiệp hệ thống pháp luật của
các quốc gia được chia thành 2 hệ thống chính: hệ thống Luật Thông Dụng (Common

kết lớn với luật doanh nghiệp và thuế.
. Về môi trường thuế: Branson và các đồng nghiệp hoàn toàn đồng ý với quan
điểm của tác giả Nobes.
+ Môi trường chuyên nghiệp: bao gồm các yếu tố cơ bản: sự đầy đủ của các chuẩn
mực kế toán, sự tồn tại và tầm quan trọng của các tổ chức nghề nghiệp, năng lực của
những người làm kế toán, sự sẵn sàng hỗ trợ về mặt pháp lý.
+ Môi trường kinh doanh: bao gồm các yếu tố cơ bản: đặc điểm của doanh nghiệp,
mức độ phát triển của thị trường vốn, các dạng hệ thống tài chính phổ biến.
+ Môi trường văn hóa: Branson và các đồng nghiệp sử dụng 4 nhân tố do Geert
Hofstede đưa ra.
+ Môi trường giáo dục
+ Môi trường quốc tế: bao gồm các yếu tố cơ bản: tầm quan trọng của các công ty đa

quốc gia, tầm ảnh hưởng của các định chế tài chính trên thế giới như World Bank hoặc
IMF, tầm ảnh hưởng của việc bị thuộc địa, việc ảnh hưởng khi trở thành thành viên của
Tổ chức thương mại thế giới WTO hoặc các Hiệp định hợp tác kinh tế.

Law) và hệ thống Luật theo Luật Định (Code Law). Khuôn khổ đối với báo cáo tài chính
tại các quốc gia theo hệ thống Luật Thông Dụng thường có xu hướng chú trọng vào giá
trị trung thực, tính minh bạch và việc trình bày thông tin một cách đầy đủ nhất. Việc ban
hành các chuẩn mực và thi hành các chuẩn mực chủ yếu là chức năng của khối tư nhân.

2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Sự can thiệp của chính quyền là rất hạn chế. Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp

(1) Laux, C. & Leuz, C. (2010). Did financial accounting contribute to the financial

nguồn vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp. Do đó, khuôn khổ pháp lý thường nhấn mạnh

crisis. Journal of Economic Perspectives [39]. Hai tác giả tiến hành phân tích và nghiên

đến quyền của các cổ đông. Ngược lại, tại các nước theo hệ thống Luật Định, chính

cứu các quan điểm về giá trị hợp lý trong việc tác động của nó đến khủng hoảng tài chính

quyền là nơi ban hành các chuẩn mực kế toán quốc gia, thường bị ảnh hưởng bởi các


21

22


năm 2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khó có khả năng giá trị hợp lý tác động đến

độ tin cậy, tính xác thực và việc trình bày trên báo cáo tài chính. Ngoài ra tác giả cũng

việc định giá tài sản trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

trình bày các quan điểm xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý. Cuối cùng, tác giả đưa ra

(2) Branson, J., & Alia, M., J. (2011). The Effect of Environmental Factors on

các kiến nghị trong việc nâng cao sự hữu ích của việc sử dụng giá trị hợp lý.

Accounting Diversity – A Literature Review (March 7, 2011) [22]. Hai tác giả trên đã tìm

(4) Alexander, D., Bonaci, C., G., Mustata, R.V (2012). Fair value in financial

ra 8 nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng kế toán của một quốc gia là: sự phát triển của

reporting. Procedia Economics and Finance 3, 84 -90 [19]. Tác giả đã tổng hợp các

nền kinh tế, yếu tố chính trị, yếu tố pháp lý và thuế, môi trường kinh doanh, yếu tố về

nghiên cứu về việc áp dụng giá trị hợp lý cho báo cáo tài chính. Ngoài ra tác giả cũng đưa

tính chuyên nghiệp, môi trường văn hóa, học vấn và môi trường quốc tế

ra quy trình đo lường giá trị hợp lý cho quốc tế và cho các thị trường mới nổi. Cuối cùng,

Mô hình nghiên cứu do Branson và Alia được minh họa như sau:


tác giả tập trung vào quan điểm về việc đo lường giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp

Pi = α0 + α1 X1 + α2 X2 + α3 ¬X3 + α4 X4 + α5 X5 + α6 X6 + α7X7 + α8 X8 + ε
Trong đó:

Rumani.
(5) Phan, T. H. D., Mascitelli, B., & Barut, M. (2013). Perceptions of Accounting
Professionals towards International Financial Reporting Standards (IFRS) in Developing

Pi: Sự đa dạng kế toán trong 1 quốc gia

Country: Evidence from Vietnam. Proceedings of 3rd Global Accounting, Finance and

X1: sự phát triển của nền kinh tế

Economics Conference 5 - 7 May, 2013, Rydges Melbourne, Australia [41]. Các tác giả

X2: chính trị

đã đưa ra việc khảo sát nhận thức của các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán trong việc áp
dụng IFRS vào Việt Nam trên khía cạnh ưu điểm và nhược điểm. Cụ thể, các tác giả của

X3: pháp lý và thuế

nghiên cứu trên đã sử dụng 10 yếu tố để đo lường nhận thức về ưu điểm của việc áp dụng

X4: môi trường kinh doanh

IFRS vào Việt Nam bao gồm: độ tin cậy của thông tin, sự tin tưởng của nhà đầu tư, tính


X5: sự chuyên nghiệp

so sánh được, tiếp cận với thị trường thế giới, tiếng tăm của công ty, mức độ thu hút

X6: môi trường văn hóa

nguồn lực bên ngoài, chất lượng cao hơn so với sử dụng phương pháp giá gốc, mối quan
hệ với các chủ nợ và tính dễ hiểu. Để đo lường nhận thức về khuyết điểm của việc áp

X7: học vấn

dụng IFRS vào Việt Nam, các tác giả đã sử dụng 12 yếu tố bao gồm: tính phức tạp, thời

X8: môi trường quốc tế

gian để có thể áp dụng từ lý thuyết vào thực tiễn, tính khó hiểu, khả năng không thể tiếp

ε: mức độ sai số

cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế, khả năng chưa được chấp nhận toàn cầu, tính chủ

(3) Chea, A. C (2011). Fair Value Accounting: Its Impacts on Financial Reporting and
How It Can Be Enhanced to Provide More Clarity and Reliability of Information for
Users of Financial Statements. International Journal of Business and Social Science, Vol.
2 No. 20; November 2011 [23]. Tác giả đã tổng hợp sự phát triển của giá trị hợp lý theo
FAS 157 và ảnh hưởng của nó lên báo cáo tài chính trên các khía cạnh tính thích hợp và

quan của người sử dụng khi đặt ra các giả định được dùng trong giá trị hợp lý, sự can
thiệp của hệ thống pháp luật/chính trị, Việt Nam chưa hòa nhập nhiều thị trường quốc tế,

thiếu các hướng dẫn chi tiết, những rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng, các thỏa hiệp ảnh
hưởng đến lợi ích quốc gia và chi phí chuyển đồi từ phương pháp giá gốc sang giá trị hợp
lý.


23
2.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

24
nghiệp Việt Nam đối với ghi nhận ban đầu và ghi nhận sau ban đầu của một số các khoản

(1) ThS Ngô Thị Thùy Trang (2012), “Phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị

mục như tài sản cố định mua trả góp, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản nhận biếu tặng

hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại Học Kinh

hoặc góp vốn, doanh thu bán trả góp, công cụ tài chính và các chứng khoán đầu tư cũng

tế Tp.HCM [9]. Tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận về vấn đề định giá và cũng như

như khảo sát về phương pháp xác định giá trị hợp lý. Từ đó tác giả phân tích 3 nguyên

những vấn đề cơ bản chung về giá trị hợp lý như quá trình hình thành và phát triển, phân

nhân giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam: do đặc thù Việt Nam, do

chia cấp bậc, các phương pháp định giá và vai trò của giá trị hợp lý trong giai đoạn hiện

đặc thù của việc ban hành các chuẩn mực kế toán và về phía người hành nghề kế toán.


nay. Tác giả cũng đã khái quát được kinh nghiệm sử dụng giá trị hợp lý theo chuẩn mực

Dựa trên các nguyên nhân đã phân tích, tác giả đề ra 4 nhóm giải pháp cơ bản chính bao

kế toán Mỹ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong đề tài, tác giả đã nêu ra được các

gồm nâng cao nhận thức về việc hiểu và áp dụng giá tri hợp lý, điều chỉnh luật kế toán và

phương pháp định giá thực tế đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm phương pháp so

chuẩn mực chung, ban hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý, xây dựng và hoàn thiện

sánh, phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập (bao gồm phương pháp vốn hóa trực

hệ thống cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc định giá.

tiếp và phương pháp dòng tiền chiết khấu), phương pháp thặng dư, phương pháp lợi

(3) ThS Huỳnh Thị Xuân Thùy (2013), “Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực

nhuận. Tác giả đã tiến hành khảo sát các công ty thẩm định giá về phương pháp họ sử

hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các Công ty cổ phần niêm yết trên sở

dụng khi thẩm định các khoản mục tài sản (bao gồm: bất động sản: nhà cửa, nhà xưởng,

giao dịch chứng khoán TP.HCM”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

đất đai,… và tài sản bao gồm hàng tồn kho, công cụ - dụng cụ, máy móc, thiết bị,…, tuy


[2]. Tác giả đã khái quát các lý thuyết về các khoản đầu tư chứng khoán theo giá trị hợp

nhiên không bao gồm các tài sản cố định vô hình). Trong phần giải pháp và kiến nghị, tác

lý bao gồm khái niệm, các thang đo được sử dụng (thang đo danh nghĩa, thứ tự, khoảng

giả cho rằng nên có các biện pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp lý về thẩm định giá

cách, tỷ số), các cơ sở đo lường (giá đầu vào, đầu ra), các mô hình đo lường trong kế toán

và ban hành các thông tư hướng dẫn liên quan đến giá trị hợp lý, xây dựng lộ trình trình

(giá gốc, mức giá chung, giá hiện hành, giá đầu ra) và các lý luận cơ bản về giá trị hợp lý

bổ sung điều chỉnh Luật kế toán và chuẩn mực chung, nâng cao vai trò của nhà trường và

theo IFRS13. Ngoài ra tác giả còn đề cập lý thuyết về việc đo lường các khoản đầu tư vào

các tổ chức nghề nghiệp.

chứng khoán trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính

(2) ThS Trần Thị Phương Thanh (2012), “Các giải pháp mang tính định hướng cho

quốc tế (IFRS). Tác giả dựa vào báo cáo tài chính của một số các công ty cổ phần niêm

việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp

yết trên HOSE để đo lường việc ghi nhận ban đầu đối với các khoản đầu tư tài chính và


tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM [14]. Tác giả đã khái

việc đo lường sau khi ghi nhận ban đầu. Từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị về đo lường

quát cơ sở lý luận về đo lường giá trị hợp lý bao gồm đối tượng, mục đích, các lý thuyết

đối với các khoản đầu tư tài chính khi ghi nhận ban đầu và sau khi ghi nhận ban đầu.

về đo lường, khái niệm về đo lường, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đo lường, lịch sử

(4) ThS Lê Thị Mộng Loan (2013), “Giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa

hình thành, phạm vi áp dụng, các phương pháp ghi nhận giá trị hợp lý, việc trình bày và

độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại Việt Nam”,

công bố giá tri hợp lý. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các tranh luận xoay quanh đề tài về

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM [4]. Tác giả đã khái quát các vấn đề

giá trị hợp lý, kinh nghiệm áp dụng giá tri hợp lý tại Trung quốc và bài học kinh nghiệm

cơ bản về các mô hình định giá (theo giá gốc, theo mức giá chung, giá hiện hành, giá đầu

cho Việt Nam. Tác giả đã tiến hành khảo sát việc ghi nhận giá trị hợp lý tại các doanh

ra) và cơ sở lý luận về giá trị hợp lý như đối tượng định giá, thị trường giao dịch, các bên



25

26

tham gia thị trường, dữ liệu đầu vào, các phương pháp định giá. Đồng thời tác giả còn

pháp mà tác giả nêu ra bao gồm kết hợp giá trị hợp lý và giá gốc, từng bước tiếp cận

nêu ra lý thuyết về thông tin bất cân xứng và kinh nghiệm áp dụng giá trị hợp lý của Mỹ

chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 40 và IFRS9 và hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam

và Malaysia nhằm làm nền tảng cho bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả cũng đã

theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

khảo sát độ tin cậy và tính thích hợp của thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính

(6) ThS Nguyễn Thanh Tùng (2014), “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận

theo mô hình của McCaslin &Stanga (1983) theo 11 khoản mục: lợi nhuận, doanh thu,

dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ,

giá vốn hàng bán (theo phương pháp FIFO), chi phí khấu hao (theo phương pháp đường

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM [9]. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã tập hợp

thẳng/phương pháp tổng sản lượng, hàng tồn kho (theo phương pháp FIFO/LIFO), bất


các nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó xác định lỗ hổng nghiên cứu còn thiếu là “các

động sản đầu tư – nhà xưởng – máy móc, tài sản thuần cuối năm, thu nhập trên mỗi cổ

nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp

phiếu. Từ kết quả cuộc khảo sát, tác giả đề ra một số kiến nghị như sửa đổi Luật kế toán,

Việt Nam”. Từ đó, bằng các phương pháp định lượng thông qua phần mềm SPSS, tác giả

giáo dục về nhận thức, giải thích rõ các thuật ngữ liên quan đến giá trị hợp lý, công bố

đã đề ra các nhân tố bao gồm môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, môi trường

thông tin về giá trị hợp lý, bổ sung giá trị hợp lý vào chuẩn mực chung, điều chỉnh các

văn hóa xã hội, vai trò của các tổ chức – hội nghề nghiệp kế toán và mức độ đánh giá

chuẩn mực hiện hành, ban hành chuẩn mực về công cụ tài chính, hoàn thiện chuẩn mực

chung của doanh nghiệp.

về bất động sản đầu tư, ban hành chuẩn mực kế toán đo lường giá trị hợp lý.
(5) ThS Lê Thị Kim Dương (2013), “Vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin
trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Kinh tế TP.HCM [3]. Tác giả đã khái quát một số vấn đề về giá trị hợp lý như lịch
sử, quan điểm, phạm vi, cách xác định cũng như sự hữu ích của giá trị hợp lý trong việc
cung cấp thông tin qua báo cáo tài chính. Tác giả đã khảo sát việc lập và trình bày báo

2.4 NHẬN XÉT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN

NGHIÊN CỨU
2.4.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước
Sau khi thực hiện phần tổng quan nghiên cứu của các nghiên cứu trong và ngoài nước

cáo tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam đứng trên vai trò đơn vị lập báo cáo tài

đối với đề tài có liên quan, tác giả đưa ra một số nhận xét như sau:

chính, đơn vị sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính và đơn vị làm công tác nghiên cứu,

a. Đối với các công trình nghiên cứu ngoài nước

giảng dạy. Từ kết quả cuộc khảo sát, tác giả đã đánh giá về các ưu điểm và hạn chế trong
việc cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện
nay và cũng đã phân tích các nguyên nhân của những hạn chế trên. Tác giả cũng cho rằng
phải có lộ trình áp dụng giá trị hợp lý cho các khoản mục và trong giai đoạn hiện nay chỉ
nên áp dụng cho các công ty cổ phần có nhu cầu hoặc cần niêm yết. Tác giả cũng đề nghị
một số các đối tượng kế toán cần sử dụng giá trị hợp lý để định giá và trình bày trên báo
cáo tài chính như đầu tư tài chính và bất động sản đầu tư và phải điều chỉnh một số các
khái niệm giá gốc thành giá trị hợp lý trong VAS01, VAS05, VAS18. Một số các giải

Các nghiên cứu tại nước ngoài đã phân tích khá kỹ các quan điểm về giá trị hợp lý
bao gồm cả các quan điểm ủng hộ và các quan điểm không ủng hộ. Đồng thời, các tác giả
nước ngoài cũng chú trọng vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc áp dụng GTHL lên
báo cáo tài chính trên các khía cạnh tính thích hợp và độ tin cậy, tính xác thực và việc
trình bày trên báo cáo tài chính, thậm chí cả các ảnh hưởng của việc sử dụng GTHL đến
các cuộc khủng hoảng tài chính, ví dụ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đồng thời
các tác giả nước ngoài cũng phân tích các nhân tố tác động đến sự đa dạng kế toán của
một quốc gia, từ đó làm nền tảng cho sự phân tích các nhân tố tác động đến việc vận



27

28

dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các quốc gia. Và cuối cùng các tác giả

phát triển, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào tại các nước đang phát triển, đặc biệt là tại Việt

nước ngoài đã đo lường các ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo

Nam. Các tác giả trong nước đã đề ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng

tài chính quốc tế vào Việt Nam.

GTHL vào các doanh nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên các nhân tố được đề ra còn mang

b. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước

nhiều tính chất chủ quan, chưa dựa vào các mô hình của các nghiên cứu trước đó trên thế

Các tác giả trong nước đã làm rõ những vấn đề cơ bản về giá trị hợp lý theo IFRS13

giới, do đó ít nhiều ảnh hưởng đến độ tin cậy của các nhân tố được lựa chọn.

trên các khía cạnh về quá trình hình thành và phát triển, sự phân chia cấp bậc, các phương

 Vấn đề nghiên cứu: Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng

pháp định giá và vai trò của giá trị hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra các tác giả


GTHL vào các doanh nghiệp tại VN dựa trên mô hình các yếu tố do Branson và các

cũng đã khái quát được kinh nghiệm sử dụng giá trị hợp lý tại các nước như Mỹ, Trung

đồng nghiệp đề ra.

Quốc, Malaysia. Các tác giả trong nước cũng đã khảo sát được độ tin cậy và tính thích
hợp của thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính và đã phân tích cũng như đưa ra

2.5 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ IFRS 13

giải pháp cho việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính sao cho trung thực và

2.5.1. Mục tiêu IFRS 13

hợp lý dựa trên nguyên tắc trình bày thông tin về GTHL theo IFRS13.
2.4.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Với tổng thể những nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, tác giả nhận thấy một
số vấn đề còn chưa được các tác giả trong và ngoài nước đề cập:

Để giảm độ phức tạp và cải thiện tính thống nhất trong ứng dụng đo lường giá trị hợp
lý quốc tế, tạo ra một bộ nguyên tắc duy nhất các yêu cầu cho việc đo lường giá trị hợp
lý.
Làm rõ các định nghĩa trong giá trị hợp lý.

+ Các tác giả nước ngoài đã đưa ra được các nhân tố đo lường ưu và nhược điểm khi

Để cải thiện tính minh bạch tăng cường việc công bố thông tin về công tác đo lường


áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam, tuy nhiên đối với một

giá trị hợp lý. IFRS 13 sẽ giúp tăng tính minh bạch khi các doanh nghiệp sử dụng các mô

chuẩn mực báo cáo tài chính cụ thể là IFRS13 thì lại chưa có nghiên cứu nào về nhận

hình để đo lường giá trị hợp lý, đặc biệt là khi người dùng cần thêm thông tin về đo lường

thức của các nhà đầu tư, các chuyên gia trên lĩnh vực kế toán – kiểm toán, các nhà nghiên

không chắc chắn, chẳng hạn như khi thị trường (cho một tài sản hoặc một khoản nợ phải

cứu, các nhà hoạch định chính sách về tác động của việc hội nhập vào chuẩn mực báo cáo

trả) đã trở nên ít hoạt động hơn.

tài chính quốc tế về GTHL

Tăng sự hội tụ giữa IFRS và US GAAP

 Vấn đề nghiên cứu: Nhận thức của công chúng (nhà đầu tư, các chuyên gia, các
nhà nghiên cứu,…) về ưu điểm và nhược điểm trong việc vận dụng GTHL IFRS13
vào các doanh nghiệp tại Tp.HCM.
+ Các tác giả nước ngoài đã phân tích và đưa ra mô hình các nhân tố tác động đến sự
đa dạng kế toán giữa các quốc gia, từ đó làm nền tảng để phân tích tác động đến nhân tố
tác động đến việc áp dụng GTHL, tuy nhiên các nhân tố trên được phân tích tại các nước

2.5.2. Nội dung chính trong IFRS 13
Xác định giá trị hợp lý.
Đặt ra một khuôn khổ duy nhất để đo lường giá trị hợp lý.

Yêu cầu trình bày thông tin về đo lường giá trị hợp lý trong báo cáo tài chính.


29
IFRS 13 được áp dụng khi IFRS khác có yêu cầu hoặc cho phép đo lường hay có yêu cầu
trình bày thông tin về đo lường giá trị hợp lý.

30
Cho mục đích ghi nhận và thuyết minh trên báo cáo tài chính, việc tài sản hay công nợ
là một tài sản hay công nợ độc lập, một nhóm tài sản hay công nợ hoặc một nhóm tài sản
và công nợ đều phụ thuộc vào đơn vị khoản mục của chúng

2.6 NỘI DUNG VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ THEO IFRS 13
2.6.1 Khái niệm và một số các thuật ngữ được sử dụng trong giá trị hợp lý:

2. Những người tham gia thị trường: [theo IFRS 13 đoạn 22A]: bao gồm người mua
và người bán trong thị trường chính (hoặc thị trường thuận lợi nhất), cần đáp ứng đủ yêu
cầu sau:

IFRS 13 đã đưa ra định nghĩa về giá trị hợp lý như sau :

+ Không có mối quan hệ với nhau

“Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả để thanh
toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia thị trường
tại ngày đo lường.”

+ Có đầy đủ sự hiểu biết: những người tham gia giao dịch phải có trình độ chung
của sự hiểu biết về những nhân tố, những đặc điểm của tài sản và nợ phải trả đang giao
dịch, có sự hiểu biết về giao dịch.


Một số các thuật ngữ và giả định được sử dụng trong khái niệm về giá tri hợp lý

+ Có thể để tham gia vào giao dịch cho tài sản hay trách nhiệm pháp lý

trong IFRS13 được hiểu như sau:
1. Tài sản hay công nợ: Việc xác định giá trị hợp lý được áp dụng cho tài sản hoặc
công nợ cụ thể. Nghĩa là, khi xác định giá trị hợp lý, doanh nghiệp nên xét đến các đặc
tính của tài sản hoặc công nợ nếu các bên tham gia thị trường có cân nhắc đến những
đặc điểm này khi định giá tài sản hay công nợ tại thời điểm định giá. Những đặc tính
này bao gồm:

+ Sẵn sàng tham gia giao dịch một cách tự nguyện: Có khả năng tài chính và khả
năng pháp luật để thực hiện giao dịch, tự nguyện tham gia giao dịch, không có sự ép
buộc.
Theo tài liệu hướng dẫn GTHL do KPMG phát hành năm 2012 trang 34 thì giả định
cơ bản nằm trong thuật ngữ chính là những người tham gia thị trường sẽ hành động dựa

a. Điều kiện hiện tại và vị trí của tài sản; và

trên nguyên tắc “ mang lại lợi ích cho họ nhiều nhất ” khi định giá các tài sản và các

b. Hạn chế, nếu có, đối với việc mua bán hay sử dụng tài sản đó.

khoản nợ phải trả. Tuy nhiên, do những người tham gia thị trường bao gồm nhiều thành

Ảnh hưởng của những đặc tính của tài sản đến việc xác định giá trị hợp lý sẽ khác
nhau tùy thuộc vào cách thức mà các bên tham gia thị trường xem xét các đặc tính đó khi
xác định giá tài sản.
Tài sản hay công nợ được xác định giá trị hợp lý có thể thuộc một trong những dạng

sau:
(a) Tài sản hay công nợ độc lập (ví dụ: Công cụ tài chính hoặc tài sản phi tài chính);
hoặc
(b) Một nhóm tài sản hoặc một nhóm công nợ hoặc một nhóm tài sản và công nợ.

phần khác nhau, do đó việc xác định giá trị hợp lý cho các tài sản và các khoản nợ phải
trả theo giả định “ mang lại lợi ích nhiều nhất ” có thể sẽ khác nhau khi tính cho từng đối
tượng.
3. Giá được sử dụng trong việc tính giá trị hợp lý: Theo định nghĩa về GTHL trong
IFRS 13, giá được sử dụng là giá đầu ra, không phải giá đầu vào. Theo tài liệu hướng dẫn
về GTHL do KPMG phát hành năm 2012 trang 15 chỉ ra rằng giá đầu ra được áp dụng
ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp không có ý định bán hoặc thanh toán một khoản
nợ tại ngày đo lường. Cụ thể giá đầu ra không được điều chỉnh bởi các chi phí giao dịch
(ví dụ: các chi phí giao dịch phát sinh để có được tài sản không được cộng vào để tính giá


31
trị hợp lý và các chi phí giao dịch phát sinh để bán được tài sản không được trừ ra khỏi
giá được dùng để tính giá trị hợp lý). Lý giải cho điều này, tài liệu do KPMG tại trang 52

32
bằng cổ phiếu

trên cơ sở giá trị hợp lý.

(IFRS 2)

- Nếu hàng hóa, dịch vụ nhận được từ giao dịch trao đổi cho công

chỉ ra rằng chi phí giao dịch không phải là đặc tính của tài sản mà là đặc tính của nghiệp


cụ vốn thì ghi nhận theo giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ.

vụ. Ngoài ra, IFRS13 đoạn 26A còn nhấn mạnh rằng chi phí giao dịch không bao gồm

- Trường hợp không thể xác định giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch

chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, nếu địa điểm được xem là đặc tính của tài sản thì lúc đó

vụ thì ghi nhận theo giá trị hợp lý của công cụ vốn được phát hành.

giá được dùng để tính giá trị hợp lý phải được điều chỉnh theo khoản chi phí này.
4. Thị trường được sử dụng trong việc tính giá trị hợp lý: Giá trị hợp lý theo Phụ Lục

- Giá phí hợp nhất kinh doanh được xác định trên cơ sở giá trị hợp

A trong IFRS 13 giả định rằng các nghiệp vụ bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ
phải được thực hiện ở hoặc là thị trường chính hoặc là nếu không có thị trường chính thì
sử dụng thị trường có nhiều thuận lợi nhất.
+ Thị trường chính (principle market): là thị trường mà hàng hóa và mức độ hoạt

lý của các tài sản dùng để trao đổi.
Hợp nhất kinh doanh

- Tài sản, nợ phải trả của công ty con hợp nhất được đánh giá theo

(IFRS 3)

giá trị hợp lý tại thời điểm hợp nhất.
- Trên cơ sở giá phí hợp nhất kinh doanh và phân bổ giá phí để xác


động của doanh nghiệp đạt đến mức cao nhất.

định và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có)

+ Thị trường có nhiều thuận lợi nhất (most advantagerous market): là thị trường mà ở
đó các doanh nghiệp có thể tối đa hóa số tiền nhận được khi bán một tài sản và tối thiểu
hóa số tiền phải trả về các khoản nợ, sau khi xem về các chi phí giao dịch và chi phí vận
chuyển.
5. Giao dịch được sử dụng trong việc tính giá trị hợp lý (orderly transactions): là
giao dịch xảy ra trên thị trường trước một khoảng thời gian của ngày đo lường trong đó

Tài sản cố định nắm giữ Tài sản cố định hoặc tổ hợp tài sản chờ thanh lý đơn vị nắm giữ để
để bán và các hoạt động bán được phản ánh theo giá thấp hơn giữa:
bị ngừng

-

Giá trị ghi sổ

(IFRS 5)

-

Giá trị hợp lý trừ chi phí bán ước tính

các hoạt động marketing diễn ra một cách bình thường cho các nghiệp vụ liên quan đến

- Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá tài sản khi ghi nhận ban


tài sản và nợ phải trả. Đó không phải là các nghiệp vụ chịu áp lực thanh khoản hoặc phải

đầu trong trường hợp tài sản hình thành không qua giao dịch mua

bán tài sản theo hình thức tịch biên tài sản.

hoặc không do đơn vị sản xuất ra (Giá trị hợp lý là giá gốc trong

2.6.2 Phạm vi áp dụng của giá trị hợp lý đối với các chuẩn mực kế toán quốc

Nhà xưởng, máy móc

các trường hợp này).

tế/chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

thiết bị

- Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá sau ghi nhận ban đầu của

(IAS 16)

phương pháp đánh giá lại. Theo đó, nhà xưởng, máy móc thiết bị

Bảng 2.1: Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế [10]
Chuẩn mực quốc tế

Khái quát các quy định về sử dụng giá trị hợp lý

Các khoản thanh toán


- Các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu phải được ghi nhận

được xác định bằng giá trị hợp lý trừ khấu hao và các khoản giảm
giá.
- Sự biến động về giá trị đánh giá lại do giá trị hợp lý thay đổi


×