Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Hát xẩm và nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu ở Ninh Bình (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ HÀ

HÁT XẨM VÀ NGHỆ NHÂN HÁT XẨM HÀ THỊ CẦU
Ở NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ HÀ

HÁT XẨM VÀ NGHỆ NHÂN HÁT XẨM HÀ THỊ CẦU
Ở NINH BÌNH
Chuyênngành: VănhọcViệt Nam
Mãsố: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngườihướngdẫnkhoahọc: PGS.TS NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG

Thái Nguyên – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hằng Phương. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào.
Nếu phát hiện bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hà


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Văn - Xã hội và sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS.
Nguyễn Hằng Phương, em đã thực hiện đề tài "Hát Xẩm và nghệ nhân hát Xẩm
Hà Thị Cầu ở Ninh Bình".
Để hoàn thành Luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TSNguyễn Hằng Phương người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, xây
dựng và hoàn thiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn em trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các đồng chí Lãnh đạo địa phương, cùng bà
con nhân dân Yên Phong và xã Yên Nhân, huyện Yên Mô đã tận tình cung cấp
thông tin tư liệu, trả lời phỏng vấn giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để triển khai đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết
mà bản thân em chưa nhận thấy được. Em kính mong nhận được sự tham gia ý
kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo để Luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Học viên

Phạm Thị Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................2
2.1. Những nghiên cứu chung về hát Xẩm.................................................2
2.2. Những nghiên cứu về hát Xẩm ở Ninh Bình.......................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................8
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................8
4.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................................8
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................9
6. Những đóng góp của luận văn..................................................................10
7. Bố cục của luận văn..................................................................................10
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NINH BÌNH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ
LUẬN VỀ HÁT XẨM
.........................................................................................11
1.1. Khái quát về tự nhiên, lịch sử xã hội, văn hóa ở Ninh Bình..................11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................11
1.1.2. Đặc điểm lịch sử- xã hội.....................................................................12
1.1.3. Đời sống văn hóa................................................................................15
1.2. Một số vấn đề lí luận về hát Xẩm..........................................................18

1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc hát Xẩm..........................................................18
1.2.1.1. Khái niệm hát Xẩm.........................................................................18
1.2.1.2. Nguồn gốc của hát Xẩm..................................................................19
1.2.2. Đặc điểm của nghệ thuật hát Xẩm......................................................21


1.2.2.1. Môi trường diễn xướng....................................................................21
1.2.2.2. Các nhạc cụ......................................................................................23
1.2.2.3. Hệ thống làn điệu.............................................................................27
1.2.2.4. Đặc điểm lời ca................................................................................30
1.3. Vài nét về Hát Xẩm ở Ninh Bình...........................................................33
1.3.1. Các “điểm sáng” về hát Xẩm..............................................................33
1.3.2. Hiện trạng sưu tầm lời ca hát Xẩm.....................................................35
Chương 2: NHỮNG KHÚC HÁT XẨM Ở NINH BÌNH.......................40
2.1. Hát Xẩm ở Ninh Bình nhìn từ phương diện nội dung............................40
2.1.1. Xẩm là lời tâm sự về tình mẫu tử, tình vợ chồng................................40
2.1.2. Xẩm là tiếng kêu than thân trách phận.................................................42
2.1.3. Xẩm là tiếng nói đả kích,châm biếm những thói hư tật xấu trong xã
hội...................................................................................................................45
2.2. Hát Xẩm ở Ninh Bình nhìn từ phương diện nghệ thuật..........................48
2.2.1. Nhan đề và thể thơ...............................................................................48
2.2.2.Nhân vật trữ tình...................................................................................51
2.2.3. Một số biện pháp tu từ.........................................................................53
2.2.3.1. Biệnpháp so sánhtu từ......................................................................54
2.2.3.2. Biện pháp ẩn dụ tu từ.......................................................................54
2.2.3.3 Biện pháp điệp từ ngữ........................................................................57
2.2.3.4. Biện pháp khoa trương.....................................................................58
2.2.4. Ngôn ngữ.............................................................................................60
Chương 3: NGHỆ NHÂN HÁT XẨM HÀ THỊ CẦU..............................62



3.1. Cuộc đời và nghiệp diễn.........................................................................62
3.1.1. Cuộc đời..............................................................................................62
3.1.2. Nghiệp diễn.........................................................................................68
3.2. Phương thức diễn xướng của nghệ nhân Hà Thị Cầu............................70
3.3. Vị trí và những đóng góp của nghệ nhân Hà Thị Cầu với nghệ thuậ thát
Xẩm...............................................................................................................77
3.4. Hà Thị Cầu với vấn đề bảo lưu và phát triển nghệ thuật hát Xẩm........80
Chương 4: HÁT XẨM TRONG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA DÂN GIAN...85
4.1. Tổ chức các câu lạc bộ hát Xẩm ở Ninh Bình........................................85
4.2. Biểu diễn hát Xẩm ở Ninh Bình.............................................................89
4.3. Những lời Xẩm mới................................................................................93
4.4. Xẩm Ninh Bình trong cái nhìn đối sánh.................................................99
4.4.1. Xẩm Ninh Bình xưa và nay..................................................................99
4.4.2. Xẩm Ninh Bình và Xẩm Hà thành......................................................101
KẾT LUẬN...................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................
PHỤ LỤC..........................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh đô Hoa Lư – Ninh Bình xưa là quê hương của hát Chèo, được coi đất
tổ của nghệ thuật sân khấu Chèo tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Làm phong phú bản
sắc văn hóa dân gian nơi đây còn phải kể đến hai loại hình dân ca hát Xẩm và Ca
trù. Ninh Bình cũng là cái nôi của loại hình nghệ thuật hát Xẩm cổ truyền bởi nơi
đây có những vùng đất và những nghệ nhân tiêu biểu nhất của dân tộc đã lưu giữ
loại hình nghệ thuật hát Xẩm.

Tìm hiểu về hát Xẩm ở Ninh Bình và nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu là
công việc hữu ích góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn truyền thống văn hóa của
dân tộc.
Từ việc tìm hiểu về hát Xẩm và nghệ nhân hát Xẩm, tác giả luận văn thấy
rằngđã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu hát Xẩm về nhiều phương diện:
nguồn gốc, ca từ, làn điệu,... Song cho tới nay chưa có một công trìnhnào nghiên
cứu một cách chuyên biệt, hệ thống về nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu cũng như
nội dung và nghệ thuật của loại hình hát Xẩm ở Ninh Bình.
Bên cạnh đó tác giả là một giáo viên dạy Văn, sinh ra và lớn lên từ chính
quê hương Ninh Bình. Vì vậy việc nghiên cứuhát Xẩm ở Ninh Bình và nghệ nhân
hát Xẩm Hà Thị Cầu từ góc độ văn học ở Ninh Bình còn có ý nghĩa thiết thực là
phục vụ trực tiếp cho phần giảng dạy văn học địa phương sau này.
Hơn nữa chúng tôi cũng mong muốn được góp một phần công sức rất nhỏ
bé cho tỉnh nhà vào việc khẳng định, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân
gian độc đáo của Ninh Bình.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Hát Xẩm và nghệ nhân hát Xẩm Hà
Thị Cầu ở Ninh Bìnhlàm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.


2
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu chung về hát Xẩm
Xưa nay đã có nhiều nhà nghiên cứu có các bài viết nghiên cứu về hát
Xẩm nói chung, về nguồn gốc, làn điệu, ca từ Xẩm nói riêng. Tuy nhiên, chưa
có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về hát Xẩm và nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị
Cầu mà chỉ đề cập sơ qua, còn chủ yếu nghiên cứu về các làn điệu Xẩm.
Thời kỳ trước năm 1945 hầu như không có các công trình sưu tầm, nghiên
cứu trực tiếp về Xẩm. Sau năm 1945, các công trình nghiên cứu về Xẩm bắt đầu
xuất hiện và có xu thế tăng về số lượng.
Cuốn “Hát Xẩm”của tác giả Bùi Đình Thảo (1995, Sở văn hóa thông tin

Ninh Bình xuất bản) đã cung cấp những thông tin cơ bảnvề nghệ thuật hát xẩm –
một nghệ thuật bình dân: nguồn gốc hình thành hát xẩm; nội dung ca từ; cách thức
hát; nhạc cụ biểu diễn cũng như các làn điệu chính của nghệ thuật xẩm; sự phát
triển của loại hình nghệ thuật độc đáo này trong đời sống văn hóa hiện nay...Bên
cạnh đó, tác giả còn giới thiệu về vùng đất Ninh Bình – cái nôi của nghệ thuật hát
Xẩm và nghệ nhân Hà Thị Cầu với tiết mụcTheo Đảng trọn đời. Có thể nói đây
là một trong công trình tiêu biểu, có tính toàn diện về Xẩm. Công trình đã khái
quát, nhìn nhận, đánh giá về Xẩm là một loại hình ca hát dân tộc độc đáo, chúng
ta cần học tập, giữ gìn.
Tiếp đó là tác giả Khương Văn Cường(2009),“Âm nhạc trong nghệ thuật
hát xẩm”– khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy – chuyên ngành Lý Luận
Âm Nhạc, Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội, tác giả đã cung cấp
thông tin về nguồn gốc Xẩm, một số đặc điểm trong hát xẩm về lời ca, hệ thống
nhạc đệm... tác giả khẳng định hát Xẩm là một nghệ thuật tổng hợp có hát, có đàn.


3
Cuốn Tìm hiểu nghệ thuật hát Xẩm(nghệ thuật âm nhạc Việt Nam) do tác
giả nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Việt Ngữ biên soạn, Nhà xuất bản quân
đội nhân dân, 2017) cung cấp những thông tin cơ bản về nghệ thuật hát xẩm: Tổ
chức phường hội của những người hát xẩm; sự tích về nguồn gốc hình thành hát
xẩm; nội dung ca từ, nhạc cụ biểu diễn cũng như các làn điệu chính của nghệ thuật
xẩm; sự phát triển của loại hình nghệ thuật độc đáo này trong đời sống văn hóa
hiện nay.Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu một số bài hát xẩm, truyện xẩm tiêu
biểu cho các làn điệu còn được lưu giữ.
Trong đó đáng chú ý nhất là hai công trình “Hát Xẩm, 1000 năm Âm nhạc
Thăng Long - Hà Nội” (Nhà xuất bản Âm nhạc, 2002) của tác giả Bùi Trọng Hiền
và tác phẩm “Hát Xẩm” (Nhà xuất bản Âm nhạc, 2002) của tác giả Trần Việt
Ngữ.Đâylà những nghệ sĩ, tác giả đã dành nhiều tâm huyết với loại hình nghệ
thuật này.

Với cuốn “Hát Xẩm, 1000 năm Âm nhạc Thăng Long - Hà Nội” tác giả Bùi
Trọng Hiền đã khái quát về lịch sử của hát Xẩm nói chung (từ lịch sử cho đến nội
dung nghệ thuật ca từ trong hát Xẩm). Ông cũng có sự tìm tòi nghiên cứu các loại
nhạc khí độc đáo được sử dụng trong loại hình nghệ thuật này.
Hay trong tác phẩm “Hát Xẩm” của Trần Việt Ngữ, tác giả đã giới thiệu khái quát
về hát Xẩm, đi sâu vào nghiên cứu về những làn điệu Xẩm cổ, trong đó có sưu
tầm, trích dẫn rất nhiều lời của các bài hát Xẩm thuộc các làn điệu cổ theo các
điệu Xẩm Ba bậc, Huê tình, Phồn huê, Thập ân như: “Dạt nước cánh bèo” (trích
bài Xẩm theo điệu Hà Liễu - lời cổ), “Công cha nghĩa mẹ sinh thành” (bài hát
Xẩm theo điệu Thập ân - lời cổ), “Nước chảy đôi dòng” (bài hát Xẩm theo điệu
Huê tình trong Ca trù - lời cổ)…


4
Bên cạnh đó là sự ra mắt của album hát Xẩm mang phong cách Hà Nội chào
đón đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của 3 NSƯT Thanh Ngoan,
Mai Tuyết Hoa và nhạc sĩ Nguyễn Quang Long. Album này giới thiệunhững điệu
xẩm đầy hóm hỉnh nhưng hàm ý giáo dục rất cao.
Ngoài ra còn một số nhạc sĩ rất nổi tiếng với nhiều lời nhận xét, đánh giá có
giá trị về hát Xẩm như nhạc sĩ Thao Giang, nhạc sĩ Quang Long… Trong đó, nghệ
sĩ Quang Long được biết đến với cái tên “Người của “thế giới” Xẩm Hà Nội”.
Mặc dù mới ngoài 30 tuổi nhưng nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đã là một trong
những nhà nghiên cứuâm nhạc trẻ được nhiều người biết đến. Nhiều bài viết về
âm nhạc truyền thống của anh mang thiên hướng lý luận, đã được đăng tải trên
tạp chí và được độc giả đón nhận. Những năm gần đây, anh còn được biết tới là
một trong những nghệ sĩ góp công phục hồi nghệ thuật Xẩm và dòng Xẩm Hà
Nội.
Một sự kiện đáng chú ý nữa là sự ra mắt công chúng bộ phim “Xẩm đỏ”
hoàn thành năm 2012 - một bộ phim tài liệu tái dựng lại chân dung nghệ nhân Hà
Thị Cầu cùng những thăng trầm của nghệ thuật hát Xẩm trong dòng chảy cuộc

sống đương đại của Đạo diễn Lương Đình Dũng. Tuy nhiên, đến tháng 9/2016,
đạo diễn Lương Đình Dũng mới hoàn thiện sản phẩm và giới thiệu
(theo báo Dân trí, Số ra ngày 10/09/2016).
Phim lấy bối cảnh quay tại Yên Mô (Ninh Bình) với nhân vật chính là nghệ
nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu cùng cây đàn nhị truân chuyên đã gắn bó với bà hơn
sáu mươi năm. Câu chuyện kể về cuộc đời long đong, lận đận của lão nghệ nhân
được ví là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷXX, là “báu vật sống” của loại hình
di sản văn hoá dân gian này, được kể lại bằng những câu hát Xẩm ngân lên theo
từng nhịp Sênh, tiếng Phách, xen lẫn đó là nỗi niềm trăn trở và luyến tiếc của
người trong cuộc về một loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần bị mai một.


5
Hay một số các bài báo viết đăng trên các báo và tạp chí như: Hát Xẩm “Nghệ thuật của cội nguồn dân gian” (Phương Lan, baomoi.com), “Nghệ thuật
hát Xẩm” (Thanh Ngoan, 2009, 12/3/2013), “Nghệ thuật hát Xẩm - di sản văn hoá
Ninh Bình” (Trần Hữu Bình, ninhbinh.gov.vn, 12/6/2012)… và bài viết“Một số
tương đồng và dị biệt giữa hát Xẩm và âm nhạc nhân thanh truyền thống Huế”
(tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật - 8 văn hoá, 27/08/2012).
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được bản chất của
Xẩm.Tính chuyên nghiệp của hát Xẩm được quy định chặt chẽ ở bốn yếu tố: tính
chất văn học, làn điệu (cấu trúc âm nhạc), nhạc khí và môi trường diễn xướng.
Các yếu tố này hòa quyện vào nhau tạo nên nét đặc sắc riêng của loại hình nghệ
thuật này. Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp đáng
kể trong việc sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu về Xẩm và nghệ nhân Hà Thị Cầu.
2.2. Những nghiên cứu vềhát Xẩm ởNinh Bình
Đối với bất kì một loại hình nghệ thuật, sự phát triển thịnh hay suy phụ
thuộc vào ba yếu tố: Sự phát triển đông đảo của tầng lớp nghệ sĩ, sức lan tỏa trong
cộng đồng và nhận được sự yêu thích của đông đảo công chúng. Hát Xẩm cũng
nằm trong quy luật đó.
Vào những năm 40 của thế kỷ XX, Hát Xẩm phát triển thịnh đạt gắn liền

với sự ra đời và phát triển rầm rộ của các gánh Xẩm. Khoảng thời gian đó, Xẩm
là công cụ để thể hiện tâm tư cũng như các vấn đề cấp bách của xã hội đương thời
nên được nhiều người yêu thích. Điều quan trọng nhất là số lượng người khiếm
thị sống bằng nghề hát Xẩm đông đảo, bằng hình thức hát rong, hát dạo, nghệ
nhân Xẩm hầu như đặt chân đến mọi vùng miền của tổ quốc, do vậy vùng lan tỏa
của Xẩm tương đối rộng không chỉ ở miền Bắc mà còn du nhập vào miền Trung
và miền Nam với mục đích tuyên truyền vận động nhân dân kháng chiến chống


6
thực dân Pháp. Như vậy, trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, loạn lạc hát Xẩm
được đề cao và ưa chuộng, len lỏi vào từng góc phố, làng quê.
Cho đến thời điểm hiện tại gánh Xẩm của ông trùm Chánh Trương Mậu đã
tan rã hơn nửa thế kỉ, các nghệ nhân Xẩm cũng không còn nữa. Người vợ út của
ông trùm đất Ninh Bình là cố nghệ nhân Hà Thị Cầu - người được coi là nghệ
nhân Hát Xẩm cuối cùng của thế kỉ XX cũng đã mất năm 2013. Hơn nữa hát Xẩm
là một loại hình nghệ thuật rất khó hát, không phải ai cũng có được chất Xẩm theo
đúng nghĩa. Trong rất nhiều học trò của bà Cầu lúc sinh thời bà chỉ tâm đắc duy
nhất người học trò Vũ Thị Thu Sợi, người học trò được coi là có tư chất hơn cả
và có thể hát được Xẩm. Tuy nhiên, một học trò dù có tư chất, có khả năng hát
được Xẩm nhưng nghệ nhân truyền dạy không còn nữa thì cũng rất khó trong việc
đạt tới trình độ của một nghệ nhân Hát Xẩm.
Hơn thế nữa, hát Xẩm được coi như một loại diễn xướng dân gian đặc trưng
của Yên Mô, Ninh Bình. Hiện nay, hát Xẩmđang trong thời gian đệ đơn
đểUNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên hiện
nay các công trình khoa học nghiên cứu vềhát Xẩm ởNinh Bình còn rất ít ỏi. Năm
2012, trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa của trường Đại học Văn Hóa
Hà Nội, tác giả Ngô Thị Minh Trangcó nghiên cứu“Tìm hiểu hình thức hát Xẩm
ở xã Yên Phong huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình”. Trong khóa luận này, tác giả đã
chỉ ra được vai trò của Xẩm trong đời sống xã hội của một địa phương là xã Yên

Phong, Ninh Bình. Ngoài ra công trình khoa học này cũng đã đề cập đếnhình
thức nghệ thuật hát xẩm và hướng giữ gìn, bảo tồn và phát huy hình thức nghệ
thuật này. Đây cũng là tác phẩm có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và bảo tồn
hát Xẩm nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương nói chung.
Riêng về hát Xẩm ở Ninh Bình, người có công sưu tầm, biên soạn là tác giả
Mai Đức Thiện, một chàng trai 8x trẻ tuổi, tuy không sinh ra và lớn lên ở Ninh


7
Bình nhưng xuất phát từ niềm say mê Xẩm và mong muốn gìn giữ nền văn hóa,
văn học dân gian của dân tộc nên tác giả Mai Đức Thiện đã có nhiều công trình
biên soạn, nghiên cứu về Xẩm có giá trị. Trong đó có cuốn Hát Xẩm “xưa &
nay”,cuốn sách này đã trình bày một số vấn đề lý luận về hát xẩm như nguồn
gốc, môi trường diễn xướng, ca từ, nội dung... và một số bài hát Xẩm tiêu
biểu.Bên cạnh đó còn có tuyển tập những bài hát Xẩm của huyện Yên Mô do
Phòng Văn hóa huyện Yên Mô sưu tầm và của Sở văn hóa thông tin Ninh Bình
cung cấp.Ngoài ra ở những tài liệu trên, các tác giả còn sưu tầm được một số
lượng đáng kể các bài Xẩm vốn được lưu truyền trong dân gian. Tuy rằng đây là
những công trình rất có giá trị trong việc sưu tầm và giữ gìn các văn bản Xẩm
nhưng nhìn từ góc độ văn học, các tác giả chưa chú ý giới thiệu giá trị về nội dung
và nghệ thuật của lời hát Xẩm cũng như chưa quan tâm tìm hiểu về nghệ nhân hát
Xẩm Hà Thị Cầu.
Qua việc tìm hiểu, chúng tôi thấy thực tế đã nhiều công trình nghiên cứu về
Xẩm. Các công trình nghiên cứu ấy chủ yếu khám phá giá trị của Xẩm dưới góc
độ văn hóa nghệ thuật. Tuy đã có những tác giả khoa học bàn cụ thể về Xẩm
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về loại hình dân ca này ở
góc độ văn học, nhất là đối với hát Xẩmvà nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu ởNinh
Bình. Đó là những gợi ý và cũng là cơ sở để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những bài hát Xẩm được sưu
tầm ở Ninh Bình và nghệ nhân Hà Thị Cầu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi tư liệu nghiên cứu:


8
- Mai Đức Thiện, sưu tầmHát Xẩm “xưa & nay” cùng với những văn bản
Xẩm, các thông tin về nghệ nhân Hà Thị Cầu do Sở văn hóa thông tin Ninh Bình
và Phòng Văn hóa huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cung cấp.
- Văn bản Xẩmvà các tư liệu về nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu do chính
tác giả sưu tầm qua các nghệ nhân ở các xã của các huyệnvà một số địa phương
lân cận trong tỉnh Ninh Bình.
*Phạm vi vấn đề nghiên cứu:
Trong điều kiện và khuôn khổ cho phép, chúng tôi chủ yếu đi sâu tìm hiểu
những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật trong lời hát Xẩm ở Ninh Bình
và nghiên cứu về nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
-Đề tài này nhằm hướng đến một cái nhìn tổng thể, toàn diện và chân thực
nhất về hát Xẩmvà nghệ nhân hát Xẩm ở một địa phương cụ thể.
- Khám phá những giá trị sâu sắc về nội dung ý nghĩa và sáng tạo nghệ thuật
chứa đựng trong những bài hát Xẩm, tìm ra được nét độc đáo, mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc. Đồng thời thấy được vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc
lưu giữ và bảo tồn loại hình hát Xẩm.
- Có được một số tài liệu cơ bản về hát Xẩm và nghệ nhân Hà Thị Cầu để
phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy học chương trình văn học địa phương.
- Góp phần gìn giữ, bảo tồn một hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân
gian tốt đẹp của dân tộc trong đời sống dân gian.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài.
- Sưu tầm, tìm hiểu về nghệ nhân Hà Thị Cầu và các lời hát Xẩm với một số
loại hình văn hóa nghệ thuật có liên quan đến đề tài đang lưu truyền trong đời
sống dân gian.


9
- Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải lời hát Xẩm và một số vấn đề có liên
quan đến giá trị nội dung, nghệ thuật đặc trưng của nó. Đồng thời nghiên cứu về
nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp Điền dã: tiến hành nghiên cứu bằng quan sát trực tiếp, tham
gia vào chính đời sống sinh hoạt của con người Ninh Bình để tìm hiểu từ sự tồn
tại của hát Xẩm trong đời sống dân gian cũng như vai trò to lớn của nghệ nhân
dân gian Hà Thị Cầu.
- Phương pháp Khảo sát, thống kê: tác giả đề tài tìm hiểu các văn bản Xẩm
ở Ninh Bình cũng như tìm thêm các văn bản mới hoặc dị bản hát Xẩm ở Ninh
Bình do các câu lạc bộ tự sáng tác và biểu diễn. Đồng thời thống kê các bài hát
Xẩm do bà Hà Thị Cầu tự sáng tác và biểu diễn.
- Phương pháp Phân tích tổng hợp: phân tích nội dung, nghệ thuật của các
bài hát Xẩm ở Ninh Bình. Trên cơ sở đó thấy được sự đa dạng, phong phú của
Xẩm Ninh Bình và thấy được tài năng của bà Cầu.
- Phương pháp So sánh đối chiếu: so sánh sự khác biệt giữa Xẩm Ninh Bình
xưa và nay, Xẩm Ninh Bình với xẩm Hà thành.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử dụng phương pháp của các ngành
khoa học có liên quan để thấy được sự vận động của hát Xẩm ở Ninh Bình từ
truyền thống đến hiện đại.
6. Những đóng góp của luận văn
- Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về nghệ nhân hát Xẩm

Hà Thị Cầu và những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong lời hátXẩm
ởNinh Bình.


10
- Trong quá trình điền dã,khảo sát, nghiên cứu, tác giả luận văn đã thu thập
được một số lượng đáng kể những thông tin về nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu
và những bài hát Xẩmcòn được lưu truyền trong đời sống dân gian ởNinh Bình.
- Khảo sát thực tế trên là cơ sở khoa học để tác giả luận văn bước đầu đề xuất
hướng bảo tồn và phát huy giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận
văn được trình bày trong bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về Ninh Bình và một số vấn đề lí luận về hát Xẩm
Chương 2: Những khúc hát Xẩm ở Ninh Bình
Chương 3: Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu
Chương 4: Hát Xẩm trong môi trường văn hóa dân gian


11
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NINH BÌNH
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HÁT XẨM
1.1. Khái quát về tự nhiên, lịch sử xã hội, văn hóa ở Ninh Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp
các tỉnh Hà Nam và Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Đông giáp
Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Tọa độ địa lý của Ninh Bình là 19º55’39”
– 20º26’25” B, 105º32’27” – 106º10’15” Đ. Đây là một tỉnh giàu tiềm năng tài
nguyên thiên nhiên, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào. Ninh Bình có vị trí

chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa lưu vực sông
Hồng với lưu vực sông Mã, hai cái nôi văn hóa – văn minh của người Việt, là nơi
“yết hầu” của Bắc-Nam, là địa bàn chiến lược quan trọng của mọi thời đại, nhà
nước trong lịch sử Việt Nam.
Ninh Bình nằm trên con đường giao thông huyết mạch (quốc lộ 1A), tuyến
đường sắt Thống Nhất Bắc – Nam, quốc lộ 10... nối liền vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc với các tỉnh Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.
Đây còn là cửa ngõ giao lưu của các tỉnh phía Nam với vùng Tây Bắc giàu tiềm
năng về tài nguyên. Vị trí điạ lý đó đã tạo cho Ninh Bình một diện mạo văn hóa
độc đáo và một điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
Tuy là một tỉnh có diện tích và mật độ dân cư không lớn nhưng Ninh Bình
là một vùng đất có địa hình rất đa dạng: có núi, đồng bằng, vùng ven biển, mang
đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ.


12
Tất cả những điều đó vừa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
vừa là bức tranh thu nhỏ trong các bài hát Xẩm, là nguồn cảm hứng bất tận cho
các nghệ nhân sáng tác thơ ca.
1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội
Ninh Bình là một vùng đất đã trải qua quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ
quê hương lâu dài. Khoa học đã chứng minh Ninh Bình là một vùng đất cổ, có
con người cư trú từ rất sớm. Các di tích khảo cổ học Thung Lang (Tam Điệp), chợ
Ghềnh (Tam Điệp), Đồng Vườn (Yên Mô)... đã chứng minh điều đó. Ninh Bình
là nơi chuyển tải các ảnh hưởng văn hóa từ lưu vực sông Mã ra phía Bắc, từ lưu
vực sông Hồng vào phía Nam, từ miền núi xuống miền ven biển. Chính vì vậy,
chắc hẳn “bộ mặt văn hóa Ninh Bình thời tiền sử văn hóa khá phong phú, đa dạng”
(Trương Đình Tưởng, Sdd), góp phần tạo dựng nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Bước vào thời kỳ Bắc thuộc trải qua hơn 1000 năm, Ninh Bình lúc thuộc về quân
Giao Chỉ (Bắc Bộ), lúc thuộc về quận Cửu Chân (Thanh Hóa), mãi đến thời

Đường mới thành một đơn vị hành chính độc lập là Trường Châu[1]
Thời kỳ phong kiến độc lập, Ninh Bình là vùng đất có kinh đô đầu tiên của
đất nước Đại Cồ Việt – nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam. Kinh đô này tồn tại được 41 năm với sự chuyển tiếp ba thời đại Đinh – Tiền
Lê – Lý. Sau khi Lý Công Uẩn dời đô về Đại La (Thăng Long), năm 1010, Hoa
Lư không còn giữ vai trò là trung tâm đất nước nữa, nhưng vẫn là địa bàn chiến
lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Đến thế kỉ XV, Ninh Bình lại là nơi Trần Ngỗi – Giản Thịnh Đế dấy quân
khởi nghĩa đánh đổ quân đô hộ nhà Minh, rồi là điạ bàn giao tranh ác liệt của các
tập đoàn phong kiến Lê Trịnh – Mạc... vào thế kỷ XVI. Từ thế kỉ XVIII, nhà Lê
– Trịnh suy yếu, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổi lên, quân Mãn Thanh với 29


13
vạn quân xâm lược nước ta. Mảnh đất Ninh Bình lại một lần nữa là lá chăn vững
chắc cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Là nơi Ngô Thì Nhậm dựng phòng tuyến
Tam Điệp – Biện Sơn, nơi vua Quang Trung hội quân, tổ chức cho lính ăn tết sớm
rồi thần tốc tiến về giải phóng Thăng Long mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Thế kỷ XIX, Ninh Bình có tên làThanh Hoa ngoại trấn, năm Gia Long thứ
5 (1806) đổi thành đạo Thanh Bình. Năm 1822, đổi thành trấn Ninh Bình, cái tên
Ninh Bình có từ đây. Năm 1829, đổi thành tỉnh Ninh Bình, thành lập thêm huyện
Kim Sơn. Tháng 12 năm 1873, thực dân Pháp đánh chiếm Ninh Bình nhưng chúng
phải rút lui do gặp phải sự chiến đấu anh dũng của nhân dân. Mười năm sau, năm
1883, thực dân Pháp chiếm được Ninh Bình, ách đô hộ của chúng mãi đến năm
1945 mới bị cuộc Cách mạng Tháng Tám của nhân dân ta lật đổ. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp (1946-1954), các chiến dịch Lê Lợi (1950), Tây Nam
Ninh Bình, Quang Trung (1951) đã một lần nữa chứng tỏ khí thế hiên ngang, anh
dũng chống giặc của nhân dân Ninh Bình, góp phần cùng nhân dân cả nước đi đến
thắng lợi cuối cùng, giải phóng quê hương vào năm 1954. Cuộc kháng chiên
chống Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Ninh Bình đã

được cả nước công nhận với nhiều danh hiệu cao quý dành cho các cá nhân và tập
thể. Từ năm 1986 đến nay, Ninh Bình đang cùng cả nước thực hiện đường lối đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong suốt một cuộc hành trình gần hai thiên niên kỉ, người dân Ninh Bình
đã sinh sống và tồn tại từ xa xưa trên mảnh đất cổ này. Qua quá trình phát triển
ấy, Ninh Bình tự hào đã từng là kinh đô nước Đại Cồ Việt của ba vương triều
Đinh – Lê – Lý từ cuối thế kỷ Xđến đầu thế kỉ XVI và là mảnh đất đã từng sản
sinh ra những nhân vật lịch sử anh hùng, làm rạng danh quê hương đất nước.


14
Có thể nói, Ninh Bình là lịch sử của một vùng đất anh hùng, giàu truyền
thống yêu nước. Đó là lịch sử dựng nước và giữ nước, lúc vẻ vang rực rỡ, là trung
tâm của cả nước, nơi lan tỏa những giá trị văn hóa, âm thầm đóng góp sức mình
làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc. Những giá trị đó kết tinh thành truyền thống,
để hôm nay được phát huy trong công cuộc xây dựng quê hương cố đô xưa, ngày
một giàu đẹp.
Tỉnh Ninh Bình có trên 90 vạn dân sinh sống ở 8 huyện, thành phố, thị xã
với 2 dân tộc Kinh và Mường. Mỗi dân tộc, mỗi địa phương trong tỉnh có một bản
sắc truyền thống riêng, song đều hội tụ một phẩm chất chung đó là cần cù, sáng
tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh chống các thế lực
thù địch, chống thiên tai, gắn bó và yêu quê hương tha thiết.
Nhân dân Ninh Bình có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp
phần xứng đáng vào công cuộc dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt
Nam. Người dân đất Ninh Bình không những có truyền thống đấu tranh anh dũng
chống giặc ngoại xâm mà còn rất cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong lao
động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên. Các thế hệ người dân Ninh Bình đã khai
sơn phá thạch tạo dựng quê hương, phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng,
bạt núi xẻ đồi, mở mang làng bản, quai đê lấn biển xây dựng vùng quê trù phú,
màu mỡ với núi sông, rừng biển kỳ thú. Đặc biệt nhân dân Ninh Bình đã phát huy

khả năng khéo léo của đôi bàn tay và trí tuệ của mình tạo nên nhiều nghề thủ công
lâu đời, nổi tiếng như nghề chạm khắc đá, thêu ren, dệt chiếu,... Đó là những nghề
truyền thống có giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế cao.
Mảnh đất Ninh Bình đã sản sinh ra những người con tuấn kiệt. Đinh Tiên
Hoàng cờ lau dẹp loạn, thống nhất giang sơn, mở nước, định đô, đặt nền móng
đầu tiên cho kỉ nguyên phục hưng và văn minh Đại Việt. Nguyễn Minh Không


15
được nhà Lý phong Quốc sư, nhân dân tôn là bậc Thánh. Trương Hán Siêu, nhà
văn nổi tiếng thời Trần được các vua Trần gọi bằng thầy...
Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm và tinh thần cần cù, sáng tạo
trong lao động là nét nổi bật nhất và cũng là di sản tinh thần vô giá của nhân dân
các dân tộc ở Ninh Bình trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Truyền
thống quý báu đó được kế tục và phát huy từ đời này sang đời khác và càng được
phát huy cao độ từ có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và nó đã trở thành các cao
trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh. Đây chính là nguồn cảm hứng cho các
nghệ nhân lưu giữ và phát huy loại hình nghệ thuật cổ truyền của dân tộc.
1.1.3. Đời sống văn hóa
Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Chính đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh
Bình khá năng động, phát triển trên nền tảng văn minh châuthổ sông Hồng. Đây
là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm.
Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của ViệtNam thế kỷ X, mảnh đất gắn với
sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu ấn lịchsử:
Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà
Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều
sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình,
chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Đây còn là vùngđất chiến lược để bảo
vệ ThăngLong của triều đại TâySơn với phòngtuyến Tam Điệp, là căn cứ để nhà

Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông với hành cung Vũ Lâm,...
Thế kỷ XVI - XVII, đạo Công giáo được truyền vào Ninh Bình, dần dần
hình thành trung tâm Công giáo Phát Diệm, nay là giáophận Phát Diệm đặt
tại KimSơn với 60% tổng số giáo dân toàn tỉnh. Bên cạnh văn hoá của cư dân Việt


16
cổ, Ninh Bình còn có "văn hoá mới" của cư dân ven biển. Dấu ấn về biển tiến còn
in đậm trên đất Ninh Bình. Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi
năm gần 100 m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hoá Việt xuống
biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá từ Bắc vào Nam, từ
biển vào. Nếp sống của cư dân lấn biển mang tính chất động trong vùng văn hoá
môi trường đất mở.
Dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: Tam Cốc Bích Động, động Vân Trình, động Tiên,Tràng An,... Một yếu tố khác vô cùng
quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn
hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi
qua vùng sơn thanh thuỷ tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân
văn hoá lớn như TrươngHán Siêu, Trần Thái Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn
Trãi...về đây, xếp gương, đề bút, sông núi hoá thành thi ca. Nhân cách bác học và
phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa
phương, được nhân dân tiếp thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh
Bình.
Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình gắn liền với tín ngưỡng
của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần thông qua các đền thờ Vua (đặc
biệt là các Vua ĐinhTiên Hoàng, LêĐại Hành, Trần Thánh Tông, Quang Trung
và Triệu Quang Phục với số lượng vài chục đền thờ mỗi vị); thờ Thánh
(NguyễnMinh Không và các tổ nghề); thờ Thần (phổ biến là các vị thần Thiên
Tôn, thần Cao Sơn và thần Quý Minh). Ninh Bình là vùng đất phong phú các lễ
hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội động
Hoa Lư,... Các công trình kiến trúc văn hóa như đền Vua Đinh Tiên Hoàng,chùa

Bái Đính, những trung tâm hát chầu văn, xẩm, ca trù ở đền Dâu, phủ Đồi...


17
Văn học dân gian Ninh Bình khá đa dạng, phong phú cả về đề tài, thể loại
và số lượng. Song phong phú và đa dạng hơn cả là ca dao, tục ngữ, thành ngữ,
truyền thuyết, cổ tích và giai thoại. Đặc biệt là những truyện kể dân gian khá
nhiều. Trong những công trình nghiên cứu đã được công bố từ trước tới nay, ta
bắt gặp rất nhiều cổ tượng mẫu của nền văn hóa dân gian như những hình tượng
ông khổng lồ, những con rắn, con thuồng luồng, con rái thần... Có những huyền
tích lý giải sự ra đời của những ngọn núi, dòng sông, tên làng, tên đất... Lại có
những huyền sử, huyền tích về các nhân vật lịch sử như vua Đinh, vua Lê. Các
hoàng tử, công chúa, quận chúa, tướng lĩnh các thời hay những huyền thoại ly kỳ
về kho vàng khổng lồ thời Cảnh Hưng do Thượng thư Ninh Tốn cất giấu ở hang
động Tam Điệp hơn 200 năm trước... Hầu hết truyền thuyết, truyện cổ tập trung
phản ánh quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chiến thắng thú dữ và quân
xâm lược ngoại bang để xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Nói như Mác, đó
là quá trình đấu tranh để chiến thắng “kẻ thù bốn chân và kẻ thù hai chân” vô cùng
cam go, quyết liệt của nhân dân ta.
Ninh Bình còn là vùng quê có vốn ca nhạc cổ truyền nằm trong những sinh
hoạt ca nhạc cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những dịp làng quê mở hội truyền
thống, cùng với các đám rước, có phường bát âm tấu những bài lưu thủy, kim tiền,
múa sư tử, đánh đu, đấu vật... Nhiều thể loại ca hát – diễn xướng dân gian cùng
với nhiều lễ hội cổ truyền mang đậm sắc thái văn hóa cư dân lúa nước đồng bằng
Bắc Bộ. Tiêu biểu nhất là hát – diễn Chèo, Tuồng, Múa rối, hát Văn, Ca Trù, diễn
Chèo từ thời vua Đinh. Và đặc biệt Ninh Bình cũng là cái nôi của nghệ thuật hát
Xẩm – một loại hình nghệ thuật dân gian hết sức độc đáo.
Một yếu tố khác vô cùng quan trọng góp phần không nhỏ làm nên diện mạo
đa dạng, phong phú của văn hóa Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hóa của
các “tao nhân mặc khách” đất nước khi qua vùng sơn thanh thủy tú Ninh Bình.

Bao bậc đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hóa lớn đã về đây xếp


18
gương, đề bút, sông núi hóa thành thi ca! Nhân cách bác học và phẩm cách văn
hóa lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hóa địa phương, được
nhân nhân tiếp thu, sáng tạo và làm giàu thêm sắc thái văn hóa Ninh Bình.
1.2. Một số vấn đề lí luận về hát Xẩm
1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc hát Xẩm
1.2.1.1. Khái niệm hát Xẩm
Trong mạch nguồn âm nhạc dân gian, có một dòng chảy từ bao đời nay đã
gắn bó với người Việt Nam, đặc biệt là với cuộc sống dân dã nơi thôn quê, với
cuộc sống phồn hoa nơi thị thành và kẻ chợ... đó chính là hát Xẩm.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, đến nay Xẩm vẫn tồn tại
nhưng để có một định nghĩa rõ ràng và mạch lạc về Xẩm và hát Xẩm thì thật là
khó khăn bởi mỗi nhà nghiên cứu có một cách nhìn, cách đánh giá để từ đó đưa
ra những khái niệm khác nhau về loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống này.
Theo cuốn “Hát Xẩm” của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo được Sở văn hóa tỉnh
Ninh Bình ấn hành vào năm 1995, trong phần I có tựa đề “Hát Xẩm – một nghệ
thuật bình dân”, ông cho rằng: “Hát Xẩm là một dòng hát chuyên nghiệp. Tuy
không thành phường hội, nhưng các nghệ nhân khi đi hát thường là một nhóm với
nhau, phần lớn là gia đình” [31, tr.9]. Cho tới trang cuối cùng của cuốn sách tác
giả cũng không hề đề cập đến nguồn gốc và ý nghĩa của “Xẩm”.
Theo tài liệu “Hát Xẩm” của nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Trần Việt
Ngữ thì “hát Xẩm là loại ca nhạc truyền đời của những người mù lòa, đói nghèo
ở Việt Nam. Xưa kia hát Xẩm được dân lao động ở nông thôn và thành thị rất ưa
thích” [28, tr.2]. Trong tài liệu này, ông không hề đưa ra định nghĩa về “Xẩm” mà
chỉ phân tích ngữ nghĩa thuật ngữ “Hát Xẩm”.



×