Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giải pháp cấu trúc không gian mặt đứng nhà cao tầng đa chức năng theo hướng thiết kế kiến trúc dựa trên hiệu quả (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.85 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHAN THỊ HỒNG NHUNG

GIẢI PHÁP CẤU TRÚC KHÔNG GIAN MẶT ĐỨNG
NHÀ CAO TẦNG ĐA CHỨC NĂNG THEO HƯỚNG
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DỰA TRÊN HIỆU QUẢ
(Lấy tòa nhà Lotte làm địa chỉ nghiên cứu)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHAN THỊ HỒNG NHUNG
KHÓA 2016 – 2018

GIẢI PHÁP CẤU TRÚC KHÔNG GIAN MẶT ĐỨNG
NHÀ CAO TẦNG ĐA CHỨC NĂNG THEO HƯỚNG
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DỰA TRÊN HIỆU QUẢ
( Lấy tòa nhà Lotte làm địa chỉ nghiên cứu)



Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ: KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. KTS. NGUYỄN MINH SƠN

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHAN THỊ HỒNG NHUNG
KHÓA 2016 – 2018

GIẢI PHÁP CẤU TRÚC KHÔNG GIAN MẶT ĐỨNG
NHÀ CAO TẦNG ĐA CHỨC NĂNG THEO HƯỚNG
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DỰA TRÊN HIỆU QUẢ
( Lấy tòa nhà Lotte làm địa chỉ nghiên cứu)
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ: KIẾN TRÚC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. KTS. NGUYỄN MINH SƠN
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ này, tôi xin cảm ơn
các thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến
thức và lý luận trong suốt quá trình học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS. KTS. Nguyễn
Minh Sơn, người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong suốt
quá trình hoàn thành bài Luận văn thạc sỹ này.
Ngoài ra tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan công tác, bạn bè đồng
nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Thị Hồng Nhung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
PHẦN I – MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
*

Lý do chọn đề tài:..................................................................................... 1

*

Mục đích nghiên cứu: ............................................................................... 3

*

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 3

*

Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 4

*


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ................................................................. 4

*

Cấu trúc luận văn: .................................................................................... 5

PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................... 6
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CẤU TRÚC KHÔNG
GIAN MẶT ĐỨNG NHÀ CAO TẦNG ĐA CHỨC NĂNG ....................... 6
1.1 Khái niệm và thuật ngữ ......................................................................... 6
1.2 Sơ bộ quá trình phát triển của cấu trúc không gian mặt đứng nhà cao
tầng đa chức năng tại Hà Nội. ................................................................... 10


1.2.1

Giai đoạn trước năm 1986 ............................................................. 10

1.2.2

Giai đoạn từ 1986 đến nay ............................................................ 24

1.3 Hiện trạng cấu trúc không gian mặt đứng nhà cao tầng đa chức năng
tại Hà Nội. ................................................................................................... 27
1.4 Hiện trạng cấu trúc không gian mặt đứng tòa nhà Lotte .................. 35
1.4.1

Vị trí công trình............................................................................. 35

1.4.2


Kiến trúc ....................................................................................... 38

1.4.3

Công nghệ ..................................................................................... 40

1.4.4

Mối quan hệ của cấu trúc không gian mặt đứng với hệ thống trang

thiết bị... .................................................................................................... 42
1.5 Những vấn đề cần giải quyết ............................................................... 51
CHƯƠNG II – CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC HIỆU CHỈNH CẤU
TRÚC KHÔNG GIAN VÀO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH CAO TẦNG
ĐA CHỨC NĂNG ...................................................................................... 53
2.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 53
2.2 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ................................................................. 54
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng ..................................................................... 57
2.3.1

Yếu tố tự nhiên ............................................................................. 57

2.3.2

Yếu tố kinh tế - xã hội ................................................................... 62

2.3.3

Yếu tố công nghệ .......................................................................... 64



2.4 Bài học kinh nghiệm của các nước có điều kiện tương đồng ............. 65
2.5 Khả năng ứng dụng .............................................................................. 73
CHƯƠNG III – ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤU TRÚC KHÔNG
GIAN MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH LOTTE THEO HƯỚNG THIẾT KẾ
KIẾN TRÚC DỰA TRÊN HIỆU QUẢ ..................................................... 75
3.1 Quan điểm mục tiêu ............................................................................. 75
3.2 Xây dựng hệ thống tiêu chí .................................................................. 75
3.3 Giải pháp ứng dụng cho công trình cao tầng đa chức năng Lotte..... 76
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 89
KẾT LUẬN.................................................................................................. 89
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 90
PHẦN IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước

08

Bảng 1.2


Bảng nhận xét cấu trúc không gian mặt đứng
công trình công cộng và nhà ở

45

Bảng 1.3

Bảng nhận xét cấu trúc không gian mặt đứng
công trình công cộng cao tầng đơn chức năng và
chung cư cao tầng hai chức năng

47

Bảng 1.4

Bảng nhận xét cấu trúc không gian mặt đứng
công trình cao tầng đa chức năng

48

Bảng 1.5

Bảng nhận xét cấu trúc không gian mặt đứng tòa
nhà Lottte

49


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Nhà truyền thống đồng bằng Bắc bộ

11

Hình 1.2

Tấm phên che chắn bức xạ mặt trời trong nhà
truyền thống

12

Hình 1.3

Trường THPT Việt Đức

13

Hình 1.4

Công trình Ga Hà Nội


14

Hình 1.5

Hình 1.5 – Trường THPT Trần Phú

15

Hình 1.6

Trụ sở bộ ngoại giao( trước đây là trụ sở Sở Tài
chính Đông Dương)

17

Hình 1.7

Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư

19

Hình 1.8

Công trình Trung tâm hội nghị Quốc tế

20

Hình 1.9

Nhà khu tập thể Nguyễn Công Trứ


22

Hình 1.10

Nhà khu tập thể Giảng Võ

23

Hình 1.11

Trụ sở ngân hàng VP và trụ sở văn phòng
Eurowindow

25

Hình 1.12

Kiến trúc đặc trưng của văn phòng hiện đại là
những hình hộp bọc kính 4 mặt xung quanh.

26

Hình 1.13

Mặt đứng và mặt bằng tòa nhà văn phòng cho
thuê TTC

29



Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.14

Mặt đứng và mặt bằng tòa nhà văn phòng cho
thuê PVI

30

Hình 1.15

Tổ hợp cao tầng đa chức năng Royal City

31

Hình 1.16

Tổ hợp cao tầng đa chức năng HH Linh Đàm

32

Hình 1.17

Tổ hợp cao tầng đa chức năng HUD


34

Hình 1.18

Tổ hợp cao tầng đa chức năng Diamond Flower

35

Hình 1.19

Tổ hợp cao tầng đa chức năng Keangnam
landmark Hà Nội

35

Hình 1.20

Vị trí xây dựng công trình Lotte

36

Hình 1.21

Mặt bằng tổng thể, vị trí khu đất công trình Lotte

37

Hình 1.22


Tòa nhà Lotte nhìn từ bên ngoài công trình

38

Hình 1.23

Không gian trung tâm thương mại nhìn từ bên
ngoài và bên trong công trình

39

Hình 1.24

Không gian đài quan sát và khách sạn khu vực
gần vách kính của công trình Lotte

39

Hình 1.25

Không gian căn hộ chung cư và văn phòng khu
vực gần vách kính của công trình Lotte

39

Hình 1.26

Sơ đồ hình dạng và các mặt cắt của tòa nhà Lotte

41


Hình 2.1

Tháp Menara Mesiniaga, Malaysia

67


Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 2.2

Chung cư Met ở Thái Lan

68

Hình 2.3

Tổ hợp trung tâm Thương mại thế giới Bahrain,
Trung Đông

72

Hình 2.4


Tổ hợp Tháp Pearl River, Quảng Châu, Trung
Quốc

73

Hình 3.1

Mặt bằng không gian cải tạo của trung tâm
thương mại Lotte

77

Hình 3.2

Bổ sung cây xanh, thảm cỏ cho công trình Lotte

77

Hình 3.3

Mặt cắt công trình kết hợp mảng xanh hợp lý

78

Hình 3.4

Mặt bằng không gian trống của tầng điển hình
văn phòng làm việc

78


Hình 3.5

Mặt bằng không gian trống của tầng điển hình
căn hộ cho thuê và khách sạn

79

Hình 3.6

Lắp đặt turbine gió theo hệ phương thẳng đứng

81

Hình 3.7

Sơ đồ hệ thống cấp nước giảm thiểu tiêu thụ
năng lượng trong tòa nhà

82

Hình 3.8

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt để tạo điện
năng

83

Hình 3.9


Cơ chế hoạt động của cấu trúc “ngoài kính trong chớp”

84

Hình 3.10

Cấu trúc “trong chớp – ngoài kính” của khu vực
văn phòng

85

Hình 3.11

Cấu trúc "trong chớp - ngoài kính" cho khu vực
căn hộ chung cư – khách sạn cao cấp

88


1

PHẦN I – MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Trong lịch sử ngành xây dựng trên thế giới, cuối thế kỷ thứ 19, nhà cao
tầng đa chức năng xuất hiện và là sản phẩm của sự phát triển công nghiệp hoá
và đô thị hoá thời cận đại. Khi đó, công nghiệp và thương nghiệp ở đô thị các
nước phát triển bùng phát nhanh chóng, dân số trong đô thị tập trung với mức
độ cao, đất đai xây dựng ngày một khan hiếm đã thôi thúc khát vọng vươn lên
bầu trời cao của con người. Chiều cao của các ngôi nhà vì thế đã không ngừng
gia tăng. Mặt khác, công cụ giao thông theo hướng thẳng đứng cũng như công

nghiệp sản xuất sắt thép, xi măng phát triển đột biến đã tạo tiền đề vật chất
cho quá trình đó.
Ở Việt nam ta, vào thời kỳ đổi mới, tại các đô thị lớn, đặc biệt là ở Hà
Nội nhà cao tầng đa chức năng cũng có những bước phát triển mạnh. Nó hình
thành và phát triển do tăng dân số đô thị cho nên cần khai thác triệt để đất đô
thị, đồng thời cho ta điểm nhấn trong kiến trúc đô thị. Thể loại này cho phép
tạo ra nhiều tầng hay nhiều không gian sử dụng hơn, tận dụng đất nhiều hơn,
chứa được nhiều hàng hóa và nhiều người hơn trong cùng một khu đất. Bên
cạnh đó, loại hình công trình cao tầng đa chức năng đã giải quyết rất nhiều
mâu thuẫn trong quá trình làm việc, cư trú và sinh hoạt của con người trong
không gian phát triển của đô thị, đòi hỏi phải thoả mãn các nhu cầu sử dụng
khác nhau trong một công trình.
Nhà cao tầng đa chức năng có thể được xem là “cỗ máy tạo ra của cải”
hoạt động trong nền kinh tế đô thị. Tổ hợp kiến trúc cao tầng được sử dụng
làm văn phòng làm việc, khách sạn, ngân hàng, trung tâm thương mại và hàng
chục khu nhà ở chung cư cao tầng cũng đua nhau mọc lên với đà đổi mới, với


2

nhịp điệu tăng trưởng của nền kinh tế mang lại tiện ích phục vụ cho cuộc sống
đô thị.
Sự phát triển của các công trình cao tầng đa chức năng chính là xu
hướng của thời đại, và trong đó, một số công trình vươn lên như điểm nhấn,
tạo nên cảnh quan và dấu ấn đặc sắc của thành phố.
Nhìn nhận một cách tổng thể cho thấy, những năm gần đây, do được
tiếp xúc với nhiều hình thức kiến trúc tiên tiến trên thế giới, thêm vào đó kỹ
thuật xây dựng được nâng cao, vật liệu xây dựng phong phú, đa dạng, nên các
công trình kiến trúc cao tầng Việt Nam đã có những bước tiến dài về mặt
thẩm mỹ và công năng. Ngày nay, loại hình nhà cao tầng đa chức năng được

xây dựng nhiều tại Việt Nam, bên cạnh những ưu điểm vượt trội của nó như
việc tận dụng tối đa diện tích đất, đáp ứng các nhu cầu của con người …, thì
những công trình nhà cao tầng nói chung, và các công trình cao tầng đa chức
năng nói riêng đang gây ra những ảnh hưởng và biến đổi bất lợi về môi
trường, phá vỡ sự cân bằng sinh thái nước ta.
Dưới góc nhìn kiến trúc dựa trên hiệu quả, dường như ở nước ta chưa
có những nghiên cứu cụ thể về các phương án phù hợp thẩm mỹ, kỹ thuật,
kinh tế và môi trường, đặc biệt là các công trình do chủ đầu tư nước ngoài xây
dựng bởi lẽ họ chưa thực sự am hiểu về văn hóa, môi trường, khí hậu Việt
Nam.
Trong đó, tòa nhà Lotte Center Hà Nội là một ví dụ cụ thể với dây
chuyền xây dựng công nghệ hiện đại, công trình là một điểm nhấn kiến trúc
độc đáo; nhưng điều này không nói lên được công trình này có thực sự hiệu
quả hay chưa.


3

Tòa nhà Lotte center Hà Nội là một phức hợp bao gồm khu trung tâm
thương mại, khách sạn, văn phòng, căn hộ cao cấp, là một trong số những
công trình cao tầng của Việt Nam. Tọa lạc trên khu đất có vị trí khá đắc địa,
giao thoa giữa khu vực trung tâm cũ và mới, thuận lợi phát triển giao thông,
giao thương và hành chính. Xung quanh tòa nhà không có nhiều công trình
cao tầng, nên có sự thông thoáng nhiều, nhưng với phần vỏ bọc kính, công
trình đã không tận dụng được điều kiện thuận lợi này. Với công nghệ xây
dựng hiện đại như sử dụng bêtông có độ nén cao giúp toà nhà Lotte trở thành
toà nhà thân thiện với môi trường, cửa kính chịu lực tốt, mặt kính dày hai lớp
giảm lượng điện lực tiêu thụ trong toà nhà… Tuy nhiên, dưới góc nhìn hiệu
quả, công trình Lotte chỉ mới phần nào giải quyết được những hạn chế những
ảnh hưởng tác động tới công trình, mà chưa tận dụng được những ảnh hưởng

đó để nâng cao điều kiện tiên nghi cho hoạt động con người.
Vì những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “GIẢI PHÁP CẤU
TRÚC KHÔNG GIAN MẶT ĐỨNG NHÀ CAO TẦNG ĐA CHỨC
NĂNG THEO HƯỚNG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DỰA TRÊN HIỆU
QUẢ” (Lấy tòa nhà Lotte làm địa chỉ nghiên cứu).
 Mục đích nghiên cứu:
Tìm kiếm các dạng cấu trúc không gian mặt đứng hiệu chỉnh cho tòa
nhà Lotte nhằm nâng cao điều kiện tiện nghi cho hoạt động con người theo xu
hướng thiết kế kiến trúc dựa trên hiệu quả.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: công trình cao tầng đa chức năng – Tòa nhà
Lotte Center Hà Nội


4

- Phạm vi nghiên cứu: cấu trúc không gian vỏ của công trình Lotte kết
hợp những không gian hữu ích có thể chứa đựng trang thiết bị công trình
trong đó có thiết bị về khai thác năng lượng sạch và thông gió.
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng cấu trúc không gian
mặt đứng nhà cao tầng đa chức năng.
- Phương pháp thu thập thông tin tài liệu trong và ngoài nước về các giải
pháp cấu trúc không gian mặt đứng nhà cao tầng đa chức năng, mối quan hệ
giữa khí hậu tác động vào kiến trúc, và kiến trúc với sức khỏe con người.
Tổng hợp – phân tích – nghiên cứu các kinh nghiệm từ dân gian, rút ra các bài
học thích ứng môi trường thiên nhiên một cách hữu hiệu và hài hòa.
- Phương pháp so sánh, dựa vào lý luận mang tính khoa học, tổng hợp
các thông tin tài liệu để làm cơ sở đề xuất các giải pháp cấu trúc không gian
mặt đứng theo hướng thiết kế kiến trúc dựa trên hiệu quả cho công trình cao

tầng đa chức năng.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Kết quả của đề tài cho công trình Lotte là một kinh nghiệm có thể được
nhân rộng ra với các công trình thiết kế sau này; góp phần nâng cao tiện nghi
vi khí hậu trong môi trường làm việc nhằm nâng cao sức khỏe con người, tái
tạo lại sức lao động.
- Làm một nguồn tài liệu tham khảo giúp các nhà tư vấn thiết kế hiểu sâu
thêm về kiến trúc thân thiện với môi trường.
- Làm một nguồn tài liệu cho đào tạo ngành xây dựng.


5

- Làm một nguồn tài liệu cho việc quản lý xây dựng nhà cao tầng.
 Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm 4 phần:
Phần I – Mở đầu
Phần II – Nội dung gồm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về tổ chức cấu trúc không gian mặt đứng nhà cao
tầng đa chức năng.
- Chương II: Cơ sở khoa học cho việc hiệu chỉnh cấu trúc không gian
vào mặt đứng công trình cao tầng đa chức năng.
- Chương III: Đề xuất giải pháp cấu trúc không gian mặt đứng nhà cao
tầng đa chức năng theo hướng kiến trúc dựa trên hiệu quả.
Phần III – Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị
Phần IV – Tài liệu tham khảo.



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


89

PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Đề tài “ Giải pháp cấu trúc không gian mặt đứng nhà cao tầng đa chức
năng theo hướng thiết kế kiến trúc dựa trên hiệu quả” lấy công trình Lotte làm
địa chỉ nghiên cứu là một đề tài mới mẻ. Sản phẩm của đề tài là bài học kinh
nghiệm cho những công trình xây mới và ứng dụng cho các công trình có thể
cải tạo dựa theo hướng kiến trúc dựa trên hiệu quả.
Sảm phẩm của đề tài đã đáp ứng được những mục đích của đề tài, đồng
thời thỏa mãn những yêu cầu như việc tận dụng không gian trống, sử dụng vật
liệu bình thường, đưa hệ thống trang thiết bị vào công trình, ứng dụng công
nghệ năng lượng sạch… giúp cho công trình Lotte nâng cao chất lượng sống,
và hiệu quả hơn.
Việc nghiên cứu đề tài không những dựa trên lý luận khoa học mà còn
gắn liền với bối cảnh thực tế bởi hiện nay việc thiết kế xây dựng các công
trình tổ hợp cao tầng tại Hà Nội đang gặp rất nhiều những vấn đề về bài toán
hiệu quả. Sự thiếu tính toán hợp lý đã đẩy con người phải đối diện với những
ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, lãng phí nguyên vật liệu, tài nguyên, năng

lượng, v.v..,tiện nghi ở của con người thấp vì phải bó mình trong vi khi khí
hậu nhân tạo, hình thức kiến trúc không phù hợp, mất mỹ quan. Mối quan hệ
giữa các công trình kiến trúc với đô thị và xã hội thiếu chặt chẽ thì việc sống
và làm việc bền vững của chúng ta sẽ còn rất khó khăn.
Luận văn đã nêu lên tình hình tổ chức không gian kiến trúc cao tầng đa
chức năng dựa trên hiệu quả tại Hà Nội qua việc phân tích và đề xuất giải
pháp hiệu chỉnh cho chính công trình Lotte, từ đó thấy được những vấn đề
còn tồn tại để đề suất các giải pháp tổ chức không gian dựa trên hiệu quả.


90

Với phạm vi nghiên cứu là một luận văn tốt nghiệp thạc sỹ thì các thí
nghiệm thực tế không có điều kiện để thử nghiệm để lấy những số liệu cụ thể,
chỉ dựa trên các nguyên lý nhưng có thể ứng dụng được ngay, rất thực tế rất
khả thi. Đồng thời cũng là bài học cho các nhà tư vấn thiết ké công trình mới
có thể áp dụng và các công trình cải tạo khi có điều kiện. Tuy nhiên qua luận
văn này đã giúp học viên có cách đánh giá tổng quan và có phương pháp luận
khoa học để giải quyết một vấn đề khoa học tạo thuận lợi trong công việc
hành nghề.
KIẾN NGHỊ
- Cần sớm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm quy định
hướng dẫn cụ thể rõ ràng liên quan đến vấn đề thiết kế kiến trúc dựa trên hiệu
quả cho các công trình cao tầng.
- Vị trí tổng công trình sư đóng vai trò hết sức quan trọng và là tiền đề
cho sự phát triển hợp lý, hiệu quả của cả một đô thị - đặc biệt trong bối cảnh
xã hội đang phát triển với một tốc độ rất cao như hiện nay thì nước ta lại đang
thiếu những người có thể đảm nhiệm vị trí này.
- Nhà Nước cũng như Thành phố Hà Nội cần có những chính sách cụ thể
để khuyến khích phát triển các công trình cao tầng đa chức năng theo hướng

thiết kế kiến trúc dựa trên hiệu quả.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá để gắn biển công trình kiến trúc hiệu quả


91

PHẦN IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu trong nước:
1.

PGS. TS. KTS. Trịnh Hồng Đoàn – PGS. TS. KTS. Nguyễn Hồng

Thục – ThS. KTS. Khuất Tân Hưng (2012), Khái niệm chung về nhà cao tầng,
Kiến trúc nhà cao tầng – Tập 1, trang 05.
2.

Bộ xây dựng, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam – 194 (2006), “Nhà

cao tầng – công tác khảo sát địa kỹ thuật (High Rise Building – Guide for
Geotechnical Investigation)”
3.

GS.TSKH. Nguyễn Thế Bá (2005), Vấn đề cải tạo khí hậu đô thị

thông qua định hướng phát triển và các giải pháp cơ cấu QHXD đô thị, Kiến
trúc nhiệt đới Việt Nam - Định hướng và giải pháp.
4.

TS.Trần Trọng Chi (1996), Kiến trúc cao ốc văn phòng ở Hà Nội


trong điều kiện phát triển không gian đô thị truyền thống và tiếp thu công
nghệ xây dựng mới, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
5.

Nguyễn Xuân Hoàng (2011), Giải pháp kiến trúc văn phòng theo

hướng sử dụng tiết kiệm năng lượng tại thành phố Huế, Luận văn thạc sĩ kiến
trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
6.

PGS.TS. Phạm Đức Nguyên (2002), Kiến trúc sinh khí hậu, Nhà

xuất bản xây dựng, Hà Nội
7.

PGS.TS Nguyễn Minh Sơn (2005), Kiến trúc nhiệt đới Việt Nam -

Định hướng và giải pháp, Báo cáo dẫn đề.
8.

PGS. TS. Hoàng Huy Thắng (2002), Kiến trúc nhiệt đới ẩm, Nhà

xuất bản xây dựng, Hà Nội.
9.

GS.TSKH. Nguyễn Trâm (2005), Kết cấu và vật liệu xây dựng trong

kiến trúc nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam, Kiến trúc nhiệt đới Việt Nam - Định
hướng và giải pháp.



92

10.

TS.Hoàng Trinh (2005), Ý đồ sáng tạp không gian kiến trúc nhà ở

cao tầng ở Việt Nam với việc giải quyết cách nhiệt và thông thoáng, Kiến trúc
nhiệt đới Việt Nam - Định hướng và giải pháp.
11.

Viện Kiến trúc nhiệt đới (2005), Vật liệu xây dựng và kiến trúc nhiệt

đới, Hội thảo khoa học.
12.

Bộ xây dựng – bộ khoa học công nghệ (2005), Đề tài độc lập cấp

nhà nước: Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thích hợp phục vụ công nghiệp
hóa xây dựng nhà ở Việt Nam đến năm 2010.
13.

GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng – PGS. TS Nguyễn Việt Anh – ThS.

KTS Phạm Thị Hải Hà – GVC. TS Nguyễn Văn Muôn (2016), Các giải pháp
thiết kế công trình xanh ở Việt Nam.
14.

PGS. TS. KTS. Trần Xuân Đỉnh (2013), Thiết kế nhà cao tầng hiện


đại Tập 1.
15.

GS. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2004), Kiến trúc – năng lượng & môi

trường, Đại học kiến trúc Hà Nội.
16.

Kỷ yếu hội thảo (2008), Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt

Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
17.

PGS. TS. Phạm Đức Nguyên (2008), “môi trường – sức khỏe, hiệu

quả năng lượng trong xây dựng & biến đổi khí hậu”, Tạp chí kiến trúc, T1 –
2008
18.

Hà Nhật Tân (2006), Thông gió tự nhiên trong nhà ở, Nhà xuất bản

văn hóa thông tin, Hà Nội.
19.

PGS. TS. Ngô Thám – ThS. Cao Xuân Thành (2010), “Mô hình kiến

trúc xanh từ bài học kinh nghiệm của kiến trúc truyền thống Việt Nam”, Tạp
chí khoa học kiến trúc – xây dựng, (số 1).
 Tài liệu nước ngoài:



93

20.

ISO 6241:1984, Performance Standards in Building - Principles for

Their Preparation and Factors to be Considered.
21.

Rachel Becker (2008), Fundamentals of Performance-Based

Building Design.
22.

Thomas Hartman (2008), A Vision for Performance based building

design and operations.
23.

Dr.Selcuk Sayin, Prof.Dr. Dulser Celebi (2015), A review on

performance based building design model, 2nd International Susttainable
Buildings Symposium.
24.

Architecture Department, Arizona University, Introduction to

thermal comfort, 2004.
 Trang thông tin điện tử.

25.

/>
26.

/>
27.

/>
28.

/>
future-of-architecture/. Singh Varun,“Why performance-based design is the
future of architecture”, December 2013.
29.



30.



31.





×