Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHCT ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.9 KB, 17 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NHCT ĐỐNG ĐA
3.1 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới tại chi nhánh
NHCT Đống Đa.
3.1.1 Triển vọng phát triển CVTD tại Việt Nam hiện nay.
Hoạt động CVTD hiện nay đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế,
chính trị, công nghệ để phát triển. Đây cũng là lĩnh vực được nhiều ngân hàng chú
trọng đầu tư mở rộng. Trong nhiều năm trở lại đây, Việt nam luôn là nước có tốc
độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian qua, GDP bình
quân của nước ta luôn nằm trong khoảng 7%, chất lượng cuộc sống của người dân
ngày càng được cải thiện mạnh mẽ. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia đông dân
cư, với dân số trên 83 triệu người là điều kiện vô cùng thuận lợi, là thị trường
khổng lổ đầy tiềm năng đối với lĩnh vực CVTD.
● Trong lĩnh vực bất động sản
Ngày nay, xu hướng người dân dồn về các thành phố lớn ngày càng tăng
(đặc biệt là ở hai thành phố lớn là ở Hà nội và TP.Hồ Chí Minh) đã đặt một sức ép
ngày càng lớn về vấn đề nhà ở. Để giải quyết vấn đề này đã có nhiều khu chung cư
cho người có thu nhập thấp và bình dân được xây dựng lên. Do đó, nhu cầu mua
chung cư trả góp của người dân là rất cao và nó phù hợp với chính sách chung của
nhà nước. Bên cạnh việc xây dựng các chung cư cho người có thu nhập thấp thì
chính phủ còn mở ra những ưu đãi cho việc phát triển các khu chung cư cao tầng,
khu đô thị mới và các chung cư cao cấp để có thể đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở cho
mọi tầng lớp dân cư. Điều này làm cho hoạt động CVTD mua bất động sản trở
thành một thị trường hết sức tiềm năng đối với các ngân hàng thương mại.
● Trong lĩnh vực mua ô tô.
Mấy năm trở lại đây, do đời sống người dân được cải thiện, phương tiện đi
lại ngày càng đa dạng hơn, nhu cầu sử dụng xe hơi trong dân cư tăng mạnh nhất là
ở khu vực đô thị lớn với đối tượng là những người có thu nhập cao. Xe hơi được sử
dụng như phương tiện phục vụ đi lại sinh hoạt thường xuyên cho các hộ gia đình
hoặc cũng có thể được sử dụng vào mục đích kinh doanh như cho thuê, vận tải.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp lắp ráp xe hơi trong nước, bên


cạnh đó đất nước ta đã gia nhập WTO và Chính phủ vừa cho phép nhập khẩu xe
cũ làm cho giá xe giảm nhiều do đó nhu cầu xe hơi của người dân cũng tăng đột
biến. Các ngân hàng cần hướng sự chú ý của mình vào lĩnh vực này, bởi đây là lĩnh
vực mang lại lợi nhuận khá cao cho ngân hàng.
● Trong lĩnh vực du học
Ngày nay, kinh tế phát triển, sự giao lưu trao đổi giữa các quốc gia ngày
càng diễn ra mạnh mẽ, khoảng cách địa lý ngày càng được thu hẹp, có nhiều gia
đình mong muốn cho con em được đi du học ở nước ngoài để được tiếp cận với
một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, được tiếp thu những kiến thức mới mẻ, từ đó
có thể góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước. Thời gian gần đây, nhu cầu
du hoc tự túc của nhiều gia đình ngày càng tăng, chính nhu cầu du học tự túc này
đã tạo ra nhu cầu vay vốn ngân hàng khi mà nguồn vốn tự có không đủ trang trải
toàn bộ chi phí đi du học. Đây chính là cơ sở cho các ngân hàng đẩy mạnh hoạt
động cho vay du học
Như vậy có thể thấy tiềm năng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng là rất rộng lớn.
Thời gian tới, các ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng để thực
hiện chiến lược đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, phân tán rủi ro, kích thích nền
sản xuất trong nước phát triển và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói
giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội.
3.1.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng Công thương
Đống Đa.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi đời sống của đại bộ phận dân cư
đang dần được cải thiện, thu nhập tăng lên. Nhu cầu hưởng thụ những sản phẩm
chất lượng cao của người dân đang ngày càng nhiều hơn. Người dân cũng vì thế
tiếp cận với các sản phẩm CVTD của ngân hàng ngày một nhiều lên. Đây là một
mảnh đất màu mở đầy tiềm năng đối với các ngân hàng thương mại. Đẩy mạnh cho
vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, đồng thời đó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường đầy
tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt nam. Quy mô, chất lượng sản phẩm
CVTD đã trở thành một trong những tiêu trí đánh giá tình hình hoạt động cũng như

vị thế của ngân hàng đó công chúng. Nắm bắt được xu hướng đó, chi nhánh NHCT
Đống Đa đã xác định bên cạnh những sản phẩm truyền thống cần được duy trì phát
triển thì hoạt động CVTD cũng cần được quan tâm mở rộng.
Hiện nay, thu nhập của dân cư nói chung và dân cư đô thị nói riêng ngày
một tăng cao, làm thay đổi thói quen chi tiêu của họ, họ chi tiêu dựa trên sự kỳ
vọng vào thu nhập trong tương lai, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường
tín dụng phát triển. Mặt khác, do địa bàn quận Đống Đa nằm trong khu vực tập
trung đông dân cư, mà chủ yếu là cán bộ viên chức, thu nhập khá ổn định vì thế
việc phát triển CVTD nhằm vào đối tượng này sẽ hạn chế và phân tán rủi ro đối
với ngân hàng.
Trong thời gian tới, ngân hàng định hướng mức dư nợ tín dụng CVTD sẽ
chiếm khoảng 9 – 12 % tổng dư nợ của hoạt động tín dụng, lãi từ CVTD chiếm
khoảng 8% tổng doanh số lãi từ hoạt động tín dụng.
Để thực hiện mục tiêu trên, ban lãnh đạo chi nhánh cũng như các phòng ban
cần thống nhất đề ra những chiến lược, định hướng phát triển cụ thể nhằm phát
triển hoạt động CVTD. Chi nhánh cũng cần đầu tư, xử lý hợp lý mọi nguồn lực
đảm bảo cho hiệu quả cao nhất. Ngân hàng cần tập trung phát triển dịch vụ thẻ, và
coi đây là biện pháp để tăng số lượng khách hàng, một cách để huy động vốn với
chi phí thấp, đồng thời tiến hành cung cấp các dịch vụ CVTD qua thẻ.
3.2 Giải pháp mở rộng.
3.2.1 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm.
Ngày nay các đối thủ cạnh tranh đều có những sản phẩm cho vay tiêu dùng
tương đồng với ngân hàng Công thương Đống Đa, mặt khác các sản phẩm CVTD
của chi nhánh còn quá hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao của ngân hàng. Vì thế để có thể mở rộng được thị trường các
sản phẩm của ngân hàng Công thương Đống Đa phải có những điểm khác biệt, nổi
trội hơn so với sản phẩm của các ngân hàng khác. Do vậy ngân hàng Công thương
Đống Đa cần phải tăng cường công tác nghiên cứu, triển khai nhằm đa dạng hóa
các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng mới như hình thức cho vay thông qua thẻ
tín dụng, cho vay tiêu dùng cho các cán bộ công nhân viên:

+ Đối với hình thức cho vay đối với cán bộ công nhân viên cần được áp
dụng cho cả cán bộ công nhân viên trong ngân hàng Công thương Đống Đa và cả
cán bộ ngoài ngân hàng. Cho vay đối với cán bộ công nhân viên trong ngân hàng
thì sẽ ít rủi ro hơn do các nhân viên đều có tài khoản mở tại Ngân hàng. Còn hình
thức cho vay đối với cán bộ nhân viên ngoài Ngân hàng Công thương Đông Đa có
thể được thực hiện thông qua người đại diện là cơ quan nơi khách hàng đang công
tác. Cơ quan đó sẽ có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết về khách hàng
cho ngân hàng. Hàng tháng ngân hàng sẽ trích tài khoản của công ty mở tại ngân
hàng để trả nợ, còn công ty sẽ trích tiền lương của cán bộ nhân viên.
+ Trên nền tảng các dịch vụ cơ bản và mối quan hệ sẵn có với người đi vay,
ngân hàng cần mở rộng đa dạng các hình thức cho vay, tạo danh mục sản phẩm
phong phú cho khách hàng lựa chọn. Hình thức cho vay qua thẻ là hình thức khá
mới và có nhiều triển vọng mà ngân hàng có thể triển khai. Thị trường thẻ Việt
Nam đang trong giai đoạn phát triển và đã chứng tỏ được tiêm năng của mình qua
doanh số sử dụng thẻ tăng tương ứng. Đại bộ phận cán bộ viên chức và giới sinh
viên tiếp cận dịch vụ thẻ của ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Song số lượng thẻ
phát hành và tỷ trọng thanh toán qua thẻ hiện còn quá nhỏ bé so với tiềm năng và
so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Mặt khác nền kinh tế ngày càng
phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về học tập, chữa
bệnh, đi du lịch ở nước ngoài ngày càng nhiều, đó là thị trường rất hấp dẫn để ngân
hàng mở rộng tín dụng bằng việc cho vay qua thẻ đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá
nhân.
Ngân hàng cũng phải có chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt với từng loại
hình cho vay, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Hoàn thiện các dịch vụ cho vay
hiện có sao cho có đầy đủ các tính năng ưu việt và tiên lợi nhất nhằm thỏa nãm tốt
nhất nhu cầu của khách hàng sẽ góp phần nâng cao uy tín, tạo chỗ đững vững chắc
cho ngân hàng trên thị trường CVTD.
Một hình thức khác mà chi nhánh nên áp dụng là CVTD gián tiếp. Đối với
hình thức này, ngân hàng không trực tiếp quan hệ với khách hàng mà cho vay
thông qua trung gian là các công ty bán lẻ, đại lý phân phối. CVTD gián tiếp mang

lại lợi ích cho cả ngân hàng, khách hàng và nhà cung ứng. Tuy nhiên thị trường
này hiện nay ở nước ta vẫn còn bỏ ngỏ. Khai thác thị trường mới mẻ này, chi
nhánh có thể thu hút được khối lượng khách hàng lớn, mở rộng quan hệ tín dụng
và tăng lợi nhuận từ CVTD.
3.2.2 Hoàn thiện điều kiện và trình độ cho vay.
Hiện nay NHCT Việt Nam cũng có công văn hướng dẫn thực hiện quy trình
CVTD. Quy trình này bao gồm các bước như tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình
duyệt, quyết định cho vay, giai ngân, thu nợ. Các bước trong quy trình nghiệp vụ
này thường được áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống, các chi nhánh phải thực
hiện và tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng. Nhưng mỗi chi nhánh lại nằm trên
một địa bàn hoạt động khác nhau, với những điều kiện kinh tế văn hóa khác nhau
nên mặc dù có công văn hướng dẫn thì việc thực hiện hoạt động cấp tín dụng tại
ngân hàng đó vẫn gặp khó khăn. Chính vì vậy, để tạo thuận lợi cho các cán bộ tín
dụng, chi nhánh cần lập một quy trình cho vay riêng nhưng vẫn phải dựa trên quy
trình CVTD của NHCT Việt Nam.
Mặt khác, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn của ngân hàng còn khá dài,
điều kiện CVTD còn nhiều hạn chế làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng so với
ngân hàng khác, gây mất thời gian cũng như cơ hội của khách hàng. Vì thế ngân
hàng cần rút ngắn thời gian thời gian cho vay để tạo sự tiện lợi cho khách hàng
bằng cách giảm thiểu các thủ tục không cần thiết. Ngân hàng cần rút ngắn thời gian
lập hồ sơ, thẩm định tài sản,…Việc này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, thống nhất
giữa phòng khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro và ban tín dụng của ngân
hàng.
Về quy trình nghiệp vụ, đôi khi không có sự liền mạch giữa các bước, dẫn
đến thời gian kéo dài, gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng
có thể sử dụng công nghệ hiện đại thực hiện tự động hóa quy trình nghiệp vụ
CVTD. Khách hàng chỉ cần gửi nhu cầu qua hệ thống tự động mà không cần phải
trực tiếp đến ngân hàng. Các dữ liệu về khách hàng sẽ kết hợp với hệ thống chấm
điểm tín dụng để ra quyết định cho vay và cung ứng dịch vụ tự động. Cơ chế này
đã được áp dụng ở các nước phát triển, tạo ra sự thuận tiện cho các cá nhân muốn

vay ngân hàng để chi tiêu.
Song song với việc đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cho vay và quy trình
nghiệp vụ, công tác thẩm định, theo dõi kiểm tra khoản vay cũng phải luôn được
chú ý để đảm bảo an toàn trong CVTD.
3.2.3 Đẩy mạnh hoat động Marketing.
Trong tình hình cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các ngân hàng hiện nay
thì chính sách Marketing càng giữ một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình

×