Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản lý đất đai tại địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.01 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ MINH HƯNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ MINH HƯNG
KHÓA: 2016 - 2018

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH BỔNG

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS. Nguyễn Đình Bổng
người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Minh Hưng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Vũ Minh Hưng


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nền tảng để phát triển đô thị, ở đó con người sinh sống, làm việc
và sử dụng các dịch vụ. Đặc điểm của đất đô thị là đa dạng về mục đích sử dụng;
Đất đô thị khó thay đổi mục đích sử dụng: đất đô thị, khi đầu tư càng nhiều thì
việc thay đổi mục đích sử dụng càng trở nên khó khăn vì phải thay đổi cả kết cấu
nền móng và điều chỉnh lợi ích của những người đang sử dụng công trình.Sử
dụng đất đô thị có tác động mạnh đến môi trường sinh thái và hiệu quả kinh tế
đối với đất đai ở vùng lân cận .
Ở các nước phương Tây, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra những áp
lực lớn đối với chính quyền đô thị, đất ngày cảng trở nên khan hiếm, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đáp ứng như cầu dân số ngày một gia tăng,
để phát triển bền vững, các nước đã phải xiết chặt chính sách đất đô thị và tăng
cường quản lý đất đai đô thị; Quản lý đất đai đô thị theo quan điểm bền vững
dựa trên 3 trụ cột, kinh tế, xã hội và môi trường đã trở thành chiến lược toàn cầu
và chiến lược của các quốc gia;
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thực hiện Công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước với mục tiêu: nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh; Nhu cầu đất đai cho xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô
thị ngày càng lớn. Trong quá trình Đổi mới, chính sách, pháp luật đất đai đã từng
bước được hoàn thiện, quản lý Nhà nước về đất đai được tăng cường để đáp ứng
yêu cầu CNH-HĐH đất nước;
Thành phố Uông Bí là một trong những địa phương điển hình về tốc độ đô
thị hóa, để tài nguyên đất đai trở thành nguồn nội lực phát triển kinh tế - xã hội



2

đòi hỏi phải tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý đất đai, đặc biệt quỹ đất dành
cho phát triển công nghiệp và đô thị;
Tuy nhiên việc quản lý đất đai đô thị của thành phố Uông Bí vẫn còn
những bất cập như:
- Việc quản lý Nhà nước về đất đai có lúc, có chỗ còn buông lỏng. dẫn đến
lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái
pháp luật, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Chất lượng quy hoạch, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
kém hiệu quả và gây lãng phí.
- Đầu tư cho việc đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất còn ít, gây khó khăn cho công tác thống kê, kiểm kê,
theo dõi biến động về đất đai, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế…
Từ tình hình trên, là học viên Cao học quản lý đô thị và công trình, tôithực
hiện đề tài luận văn: “Giải pháp quản lý đất đai địa bàn thành phố Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh”
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
2.1 Mục đích:
Đề xuất một số giải pháp quản lý đất đai tại thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
2.2 Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý đất đai tại thành phố Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



3

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về đất đai đô thị tạithành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong khuôn khổ thời gian thực tập và thời gian
làm luận văn cho phép. Tôi tập trung vào trung vào một số nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai theo quy định tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 trên địa bàn nghiên
cứu về:
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Quản lý việc giao và cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Thực trạng: 2014-2017; Định hướng:
2020-2030.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu:“Giải pháp quản lý đất đai tại địa bàn thành phố Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh”trên cơ sở phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Chính sách pháp luật đất đai (Trung ương - địa phương);
- Hệ thống Quản lý đất đai (Tỉnh - Thành phố);


4

- Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: quy định pháp luật (Luật Đất đai

2013, Luật Xây dựng 2014, Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh bất động sản
2014 và Luật Quy hoạch đô thị 2009) và thực tế thi hành.
- Quản lý đất đai và sử dụng đất đô thị.
b. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập các thông tin cơ bản về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từ
Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh;
- Thông tin về tình hình quản lý sử dụng đất đai: Tại Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Quảng Ninh và phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;
- Thu thập các thông tin khác có liên quan: Trên sách, báo, tạp chí,
Interrnet.
c. Phương pháp thống kê, tổng hợp:
- Sử dụng các chỉ tiêu về số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để
thống kê mô tả: các tiêu thức cần nghiên cứu như: Loại đất, số lượng, cơ cấu…
nhằm nêu bật được quy mô của hiện tượng cần nghiên cứu, mối quan hệ tương
quan so sánh giữa các hiện tượng nghiên cứu;
- Tổng hợp: số liệu điều tra thu thập được tổng hợp vào các bảng theo cacs
nội dung nghiên cứu
d.Phương pháp xử lý số liệu:
Áp dụng phần mềm Microsof Exelsđể xử lý số liệu.
e. Phương pháp phân tích, so sánh
Phân tích các kết quả nghiên cứu, so sánh giũa lý thuyết với thực tiễn,
giữa quy định pháp luật với tình hình thực hiện để làm rõ bản chất của các vấn
đề nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp khả thi


5

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn về công tác quản

lý đất đai đô thị .
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
6.Kết cấu luận văn
Bài luận văn gồm có 03 phần:
Phần thứ nhất: Mở đầu
Phần thứ hai: Nội dung (gồm):
Chương 1: Thực trạng quản lý đất đô thịthành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh
Chương 2: Cơ sở khoa học, pháp lý về quản lý đất đai thành phố Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý đất đai thành phốUông Bí, tỉnh
Quảng Ninh
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
7. Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
1. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo
không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất
đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
2. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời
gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
3. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có


6

liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.

5. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy
hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.
6. Nhà nước giao quyền sử dụng đất(sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là
việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất.
7.

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử

dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của
người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
8.

Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất

đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
9.

Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng và chi

phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời
điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được.
10. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người
có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
11. Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và
ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất và quyền quản lý đấtđối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
12. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đấtlà chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có



7

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với
đất.
13. Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa
chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất
đai giữa hai lần thống kê.
14. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá
trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm
kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê.
15. Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.
16. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất
đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
17. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà
nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất,cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất,công nhận quyền sử dụng đất.
18. Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ
thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây
dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông
tin đất đai.
19. Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ
chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
20. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử
dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. (Luật Đất đai 2013, Điều
21. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


73

PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chất lượng QHKHSDĐ còn hạn chế, nhiều nội dung trong quy hoạch đã
phải điều chỉnh ngay sau khi phê duyệt, việc thực hiện quy hoạch cũng còn chưa
tốt, chưa tuân thủ quy hoạch như: sử dụng đất không đúng mục đích, không theo
quy hoạch,
Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế công nghiệp, thương
mại...chưa đáp ứng yêu cầu.
- Công tác giao đất, cho thuê đất còn nhiều bất cập
- Công tác lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ địa chính, chưa thực hiện được
chỉnh lý biến động đất đai.
Việc khai thác hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế, chưa khoa học và chưa
phát huy được việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý đất đai.
Nguyên nhân
- Hệ thống văn bản Pháp luật về đất đai đã ban hành nhiều nhưng chưa
đầy đủ, thiếu đồng bộ thậm chí còn chồng chéo, bất cập

- Các quy định trong các văn bản luôn thay đổigây khó khăn trong công
tác triển khai thực thi Pháp luật,
- Việc lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa
chưa gắn với quy hoạch chung, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn
hạn chế, còn nhiều dự án, quy hoạch treo
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về chính sách pháp luật đất
đai và quản lý đô thị còn hạn chế, , ảnh hưởng đến nhận thức và sự tuân thủ pháp
luật của người dân


74

- Thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thông thoáng, gây phiền hà cho
các tổ chức và công dân.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn sơ sài, hoạt động không hiệu quả
- Năng lực, trình độ chuyên môn của Cán bộ quản lý đất đai của địa
phương còn hạn chế, không được đào tạo bài bản, làm việc máy móc.
3) Đề xuất giải pháp quản lý đất đai
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý đất đai đô thị
-Tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai và quản lý đô thị
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Cải cách công tác hành chính công tác quản lý nhà nước về đất đai
- Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
trên địa bàn;
- Công tác định giá đất
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý đất đô thị;
- Thanh tra, giải quyết nhanh, dứt điểm những vụ tranh chấp đất đai, xử lý
nghiêm các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất.
- Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý đất đô thị.

- Cộng đồng tham gia quản lý đất đô thị
2. Kiến nghị
Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp quản lý đất đaitại địa bàn
thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” mới thực hiện trên địa bàn thành phố
Uông Bí, cần tiếp tục nghiên cứu mở trộng đề tài này trong phạm vi các huyện,
thành phố, Thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Ninh để cơ đầy đủ cơ sở cho các giải
pháp tăng cường quản lý đất đai của tỉnh.


75

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự
phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể trong việc vận động, tuyên truyền phổ
biến pháp luật đất đai, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động
của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc đăng ký đất đai, cấp
GCN cho hộ gia đình cá nhân .


76

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất
bản xây dựng Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Bá (2007) Giáo trình lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng
đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Bồng, Một số vấn đề về Quy hoạch sử dụng đất, Hội thảo
Quy hoạch sử dụng đất ,Tổng cục Quản lý Đất đai . 5.8.2011;
4. Nguyễn Đình Bồng (2013), Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai,
NXB Chính trị quốc gia;
5. Chính phủ (2010) Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về Lập,

thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
6. Chính phủ (2013) Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về đầu
tư phát triển đô thị.
7. Chính phủ Nghị định số: 44/2015/NĐ – CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
8. Chính Phủ: Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của luật đất đai;
9. Chính Phủ: Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất;
10.Chính Phủ: Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất;
11.Chính Phủ: Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê
mặt nước;
12.Chính Phủ: Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất;
13.Đỗ Đình Đức – Bùi Mạnh Hùng (2012) Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình – NXB Xây dựng.


77

14.Đỗ Hậu –Nguyễn Đình Bồng, 2012 Quản lý đất đai và bất động sản đô thị,
Nhà xuất bản Xây Dựng ;
15.Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng.2007, Quản lý đất đai và thị trường
bất động sản, Nhà xuất bản bản đồ
16.Nguyễn Tố Lăng (2013) Bài giảng môn học Quản lý đô thị ở các nước
đang phát triển, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
17.Phạm Sỹ Liêm, 2009, Cơ sở khoa học của chính sách đất đô thị Việt Nam.
Đề tài Mã số RD 05-08, Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng;
18.Phạm Trọng Mạnh (2002) Quản lý đô thị - NXB Xây dựng
19.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2009; Luật Quy hoạch đô thị (Luật
số 30/2009/QH12);

20.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013:Hiến pháp CHXHCNVN;
21.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013:Luật Đất đai 2013(Luật số
45/2013/QH13);
22.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014: Luật Xây dựng (Luật số
50/2014/QH13);
23.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014: Luật Nhà ở (Luật số
65/2014/QH13);
24.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014:Luật Kinh doanh bất động sản
(Luật số 66/2014/QH13);
25.Trần Đức Thành, 2011, Quản lý đất đai thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng
Trị , Tiểu luận
26.Tổng cục quản lý đất đai 2011, Nghiên cứu quản lý đất đai ở Trung Quốc ,
tài liệu lưu hành nội bộ


78

27.Sato Yohei, (1996), Curent Status of Land Use Planning System in Japan
Seminaon Rural Land Use Planning System and managetment, Tokio,
Japan
28.Nguồn



×