Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

LỮ CẨM THẢO

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SƠNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành : QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã số ngành: 60340103

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 8/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

LỮ CẨM THẢO

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SƠNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành : QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã số ngành: 60340103
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN LƯU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 8/2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong trong Luận văn là trung thực và những phân tích chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

LỮ CẨM THẢO

\


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập của học viên cao học tại trường Đại
học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và thực hành của bản thân học viên trong
nhiều năm qua.
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn này xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
Q Thầy, Cơ đã tận tụy và thắp sáng tâm hồn cho bao thế hệ sinh viên, học viên
chuyên ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh bằng niềm tin và trí thức.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, TS. Nguyễn Quyết Thắng – Trưởng khoa
Quản trị du lịch – Nhà hàng – Khách sạn trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh, Quý Anh, Chị Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp cùng

làm việc trong Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành viên Dịch vụ Lữ hành
Saigontourist đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho tác giả hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn ba mẹ và các bạn lớp 15SDL21 đã luôn bên cạnh ủng hộ
và chia sẽ trong lúc tác giả gặp khó khăn.
Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất đến Thầy giáo, TS.
Nguyễn Văn Lưu, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu đề tài và
hoàn chỉnh luận văn này.

LỮ CẨM THẢO


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu Đề tài “Giải pháp phát triển du lịch đường sơng tại Thành phố
Hồ Chí Minh’’ nhằm mục đích đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch đường
sông, tạo điểm nhấn du lịch đặc biệt của TP. Hồ Chí Minh.
Thế mạnh của du lịch đường sơng tại TP. Hồ Chí Minh vốn được thiên nhiên ưu
đãi với hai con sơng Sài Gịn và Đồng Nai chảy qua, cùng hệ thống kênh rạch kết nối,
tạo đà phát triển du lịch đường thủy nội đô. Điều này thuận lợi cho việc thúc đẩy việc
phát triển tour tham quan du lịch đường sông với những nét đặc thù về cảnh quan sông
nước, đô thị và lối sống của cư dân vùng Đông Nam bộ ở dọc hai bên bờ; cũng như khả
năng liên kết với các sản phẩm du lịch làng nghề, những vườn cây trái, hoa, cây cảnh
của Hóc Mơn, Củ Chi, Lái Thiêu và tạo sự kết nối du lịch truyền thống (địa đạo Củ
Chi), điểm du lịch hiện đại (khu du lịch Đại Nam, Bình Dương); liên kết, nối tuyến với
các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương (tuyến tầm trung) và các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, sang tận Campuchia (tuyến tầm xa).
Bên cạnh đó, luận văn xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch
đường sông như: cơ sở vật chất, sản phẩm, chất lượng dịch vụ cung cung ứng và sự hài

lòng của du khách trong và ngoài nước để làm rõ thực trạng hoạt động hiện nay của du
lịch đường sông. Luận văn cũng đi vào phân tích so sánh loại hình du lịch đường sơng
tại một số nơi trên thế giới và Việt Nam.
Từ đó tìm ra những nguyên nhân khiến cho loại hình du lịch đường sơng tại TP.
Hồ Chí Minh chưa phát triển đúng tầm và hy vọng các giải pháp đề ra sẽ góp phần phát
triển loại hình du lịch đường sơng, tạo thành loại hình du lịch khơng thể thiếu khi du
khách đến TP. Hồ Chí Minh.


iv

ABSTRACT
The main purpose on research "Solutions on development about river tourism in
Ho Chi Minh City" aims suggestion solutions to develop the type of river tourism as
special tour in Ho Chi Minh City, where is known as a safe destination to international
and domestic tourists. It would be more special destination if tourism products
improved and river tourism as an sample.
Ho Chi Minh City has the Sai Gon river and Dong Nai river which are also
major elements of the landscape and constitute a significant tourism resources. The
river system of Ho Chi Minh City are very advantage to promote river tours for
visiting the landscape, culture and lifestyle of local people. Next, it can connect with
the products of handicraft villages, fruit gardens, flowers and ornamental plants in Hoc
Mon, Cu Chi, Lai Thieu and create traditional tourism connections (Cu Chi tunnels)
and modern tourism (Dai Nam area, Binh Duong); Linking with neighboring provinces
such as Dong Nai, Binh Duong provice, some provinces in the Mekong Delta as well
as Cambodia for long-distance.
Besides that, the research has analyse the factors influencing river tourism
such as facilities, products, the quality of supply services and the satisfaction of
domestic and foreign tourists. Clarify the current status of river cruises. The thesis also
analyzes comparative types of river cruises in some parts of the world and in Vietnam.

From then to find out the reasons for river tourism in Ho Chi Minh City
development limited with potential of river system. I hope the solutions set out will
contribute to develop river tousirm as special tourism product in Ho Chi Minh City.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ..............................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................3
5.1. Nước ngoài....................................................................................................3
6. Bố cục luận văn ...................................................................................................4
Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM ..................................................6
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SƠNG TRONG VÀ NGỒI NƯỚC .................6
1.1.


Một số khái niệm liên quan đến du lịch đường sông ...................................6

1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch đường thủy ..............................................6
1.1.1.1. Khái niệm ............................................................................................6
1.1.1.2. Phân loại du lịch đường thủy ..............................................................6
1.1.2. Khái niệm về du lịch đường sông ..............................................................7
1.1.3. Tuyến du lịch đường sông .........................................................................8
1.1.3.1. Khái niệm tuyến du lịch đường sơng ..................................................8
1.3.2.2. Các yếu tố hình thành tuyến du lịch đường sông ................................8


vi

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch đường sơng ..............................................11
1.2.1. An ninh, chính trị và an tồn xã hội.........................................................11
1.2.2.Cơ chế, chính sách nhà nước về phát triển du lịch đường sông ...............12
1.2.3.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ..............................................................................12
1.2.4.Nguồn nhân lực .........................................................................................13
1.2.5.Tài nguyên du lịch ....................................................................................13
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông tại một số nước trên thế giới và
Việt Nam, bài học vận dụng cho TP. Hồ Chí Minh ..............................................14
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông một số nước trên thế giới ...14
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông một số nơi của Việt Nam ...17
1.4.3. Bài học vận dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh ......................................19
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................21
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ..................22
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..........................................................................22
2.1. Tổng quan du lịch đường sơng Thành phố Hồ Chí Minh ..............................22
2.1.1. Đơi nét về sơng Sài Gịn ......................................................................22
2.1.1.1. Hệ thống thủy văn Thành phố Hồ Chí Minh ....................................22

2.1.1.2. Hệ thống kệnh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh..............................23
2.1.1.3. Đánh giá chế độ bán nhật triều trên sơng Sài Gịn ............................24
2.1.2. Tổng quan về tài nguyên du lịch nhân văn tại thành phố Hồ Chí Minh ..24
2.2. Thực trạng du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh ....................................26
2.2.1. Tình hình khách du lịch đến TP. Hồ Chí Minh .......................................26
2.2.2. Các tuyến du lịch đường sông đã và đang được khai thác ......................27
2.2.2.1. Tuyến tầm ngắn .................................................................................27
2.2.2.2. Tuyến tầm trung ................................................................................30
2.2.2.3. Tuyến tầm xa .....................................................................................33
2.2.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch đường sơng ............................33
2.2.4. Cái nhìn của du khách về du lịch đường sông .........................................36
2.2.5.Nguồn nhân lực phục vụ du lịch đường sông ...........................................38


vii

2.2.6. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đường sơng Thành phố Hồ Chí Minh
....................................................................................................................40
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch đường sơng Thành phố Hồ Chí Minh42
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân .........................................................42
2.3.1.1. Những thành công .............................................................................42
2.3.1.2. Nguyên nhân .....................................................................................43
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...............................................................43
2.3.2.1. Những hạn chế ..................................................................................43
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................47
Chương 3:MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ....................49
DU LỊCH ĐƯỜNG SƠNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................49
3.1. Định hướng phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh .......49
3.1.1. Cơ sở định hướng phát triển du lịch đường sơng tại TP. Hồ Chí Minh ..49
3.1.2. Định hướng phát triển tuyến, điểm du lịch đường sông tại TP. HCM ....50

3.1.2.1. Đối với tuyến tầm ngắn .....................................................................50
3.1.2.2. Đối với tuyến tầm trung ....................................................................57
3.1.2.3. Đối với tuyến tầm xa .........................................................................62
3.2. Đề xuất những giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch
đường sơng tại Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................64
3.2.1. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật và khai thác độc quyền ........64
3.2.2. Giải pháp cho các tuyến du lịch ...............................................................66
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý và đào tạo ..................................................67
3.2.4. Giải pháp đảm bảo an toàn ......................................................................68
3.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đường sơng Sài Gịn...
....................................................................................................................69
3.2.6. Giải pháp về quảng cáo tiếp thị du lịch đường sông ...............................70
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................71
3.3.1. Kiến nghị với Thành phố .........................................................................71
3.3.2. Kiến nghị với các công ty tham gia hoạt động du lịch đường sông ........72


viii

Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................74
KẾT LUẬN ...............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng du khách quốc tế đến Tp. HCM giai đoạn 2012 – 2016 ...............26
Bảng 2.2. Lượng du khách nội địa đến Tp. HCM giai đoạn 2012 – 2016 ................27

Bảng 2.3. Thu nhập từ du lịch Tp. HCM giai đoạn 2012 – 2016. ............................27


x

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Đánh giá của du khách nội địa ..................................................................36
Hình 2.2. Đánh giá của du khách nội địa về các yếu tố hấp dẫn ..............................38
Hình 2.3. Đánh giá của du khách quốc tế về các yếu tố hấp dẫn ..............................38
Hinh 2.4. Lao động trực tiếp trong du lịch tại TP. HCM giai đoạn 2010-2016.......39
Hình 2.5. Thống kê đánh giá về đội ngũ phục vụ du lịch .........................................40
Hình 2.6. Tỷ lệ các kênh thông tin về du lịch đường sơng đối với khách nội địa ....41
Hình 2.7. Tỷ lệ các kênh thông tin về du lịch đường sông đối với khách quốc tế ....42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sông là nơi hấp dẫn, thể hiện cả sự quyến rũ tự nhiên và hữu ích cho mọi hoạt
động của con người. Vai trị của các con sơng trong hoạt động du lịch từ lâu đã
được khẳng định tại nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết các đô thị ven sông hoặc biển
đều có du thuyền (River Cruise). Ở New York với sơng Hudson và bến cảng tự
nhiên giúp New York phát triển nổi bật trong vai trò thành phố thương mại và du
lịch. Hay Brisbane với dịng sơng cùng tên ln tấp nập du khách, hay Melbourne
với sông Yarra – là khu vực du lịch và giải trí sầm uất nhất thành phố. Châu Âu có
London với sơng Thames, cịn Amsterdam nổi tiếng với đô thị trên mặt nước, hay
như Venise của Ý với những chiếc thuyền Gondoles thơ mộng. Khi nhắc đến điểm
du lịch Paris thì quá nổi tiếng với những chuyến Bateaux Mouches (giống như phà)
chạy dọc sông Seine, Đức có du thuyền trên sơng Rheine, Áo có du thuyền trên

sơng huyền thoại Danube. Islanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có dịng Bosphore. Ngay bên cạnh
Việt Nam, Bangkok của Thái Lan có sông Chao Pharaya lúc nào cũng nhộp nhịp
thuyền bè dành cho du khách, với ác bữa buffet, party, gala dinner về đêm, có quầy
bar, nhạc sống…cịn thuyền nhỏ len lỏi đưa du khách thăm viếng đền đài, chùa triền
ven sông. HongKong với những con tàu nhuốm màu thời gian nhưng tận tuỵ, trung
thành đưa khách từ bán đảo Cửu Long (Kowloon) tới Vịnh Victoria,.…
Thành phố Hồ Chí Minh, nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ thống ngòi
dày đặt với 16 phường trên địa bàn quận 8 đều được bao bọc bởi hệ thống sơng
ngịi, kênh rạch, rất thuận lợi để phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ nối với
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, bên cạnh kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
vừa hoàn tất, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ được nạo vét, 2 bên bờ được chỉnh
trang, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố là xa lộ Đông – Tây và
đường Nguyễn Văn Linh cùng với đại lộ Võ Văn Kiệt chạy song song sẽ tạo ra cảnh
quan, sinh hoạt hai bên bờ. Đây chính là cơ sở để Du lịch Thành phố phát triển các
tour du lịch đường thuỷ nội đơ. Bên cạnh đó có thể phát triển thêm tuyến sơng Đồng
Nai – Sài Gịn và khu vực Cần Giờ sẽ rất hấp dẫn du khách, người dân cũng có


2

thêm cơ hội giải trí, hóng mát Sài Gịn về đêm,... Chính quyền thành phố và nhất là
ngành Du lịch rất nên đầu tư khai thác lợi thế sẵn có, làm phong phú thêm sản phẩm
du lịch phục vụ du khách, đáp ứng như cầu ngày càng cao của du khách trong và
ngồi nước.
Chính vì những lợi thế trên của TP. Hồ Chí Minh nên rất cần có những cơng
trình nghiên cứu đi sâu vào việc làm thế nào để tìm ra các giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ, nâng cao khả năng phục vụ, chiến lược quảng bá và thay đổi hình
ảnh loại hình du lịch đường sơng tại TP.Hồ Chí Minh. Đề tài luận văn “GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SƠNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH” với mong muốn định hướng và giải pháp để góp phần phát triển tuyến du

lịch đường sông của thành phố như một điểm đến không thể thiếu cho du khách
trong và ngồi nước khi đến TP. Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch đường sơng tại
Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển loại hình
du lịch đường sơng nói riêng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại TP. Hồ Chí Minh
nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa chọn lọc các lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch đường
sơng.
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch đường sông tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển sản phẩm du lịch đường sơng
tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài nghiên cứu là những giải pháp góp phần phát triển
du lịch đường sơng tại Thành phố Hồ Chí Minh.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Thực trạng phát triển du lịch đường sông trong giai đoạn 5 năm
vừa qua; Đề xuất giải pháp cho 5 năm tới.
Về nội dung: Tập trung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch
đường sơng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đề ra giải pháp góp phần phát triển
du lịch đường sơng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm đánh giá tình hình
phát triển du lịch đường sơng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua từ đó
có những giải pháp thiết thực thơng qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các
biểu bảng, đồ thị thống kê mơ tả, phân tích, điều tra xã hội học, so sánh và hỏi ý
kiến chuyên gia về tình hình hoạt động du lịch đường sơng tại Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
Những phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng
hợp nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin liên quan một cách có chọn lọc, từ đó,
đánh giá theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tác giả tổng hợp được các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài để đánh giá thực trạng về phát triển du lịch đường
sông và đưa ra những hàm ý chính sách thiết thực.
5.1. Nước ngồi
Du lịch đường sông đã phát triển lâu đời tại nhiều nơi trên thế và cũng đã thu
hút được sự quan tâm của giới học giả với những cơng trình giá trị như:
Nhóm tác giả Bruce Prideaux và Malcolm Cooper, (2009) “River Tourism” đề
cập đến khám phá du lịch đường sông bằng nhiều cách nhìn, bao gồm sử dụng sơng,
di sản, quản lý, mối quan tâm về môi trường và tiếp thị.
Tác giả Steve Cheseborough (2009), “Cruise Tourism – Current Situation and
Trends ” viết về nguồn cung hiện tại và nhu cầu du lịch trên biển, đặc điểm và xu


4

hướng của nó. Một yếu tố mới bao gồm mối quan hệ giữa điểm đến và tuyến tàu,
phân tích các yếu tố chính như luật pháp, khuyến mãi và tác động kinh tế của du
lịch trên biển thông qua các trường hợp tham chiếu. Cơng trình nghiên cứu cũng
trình bày các xu hướng hiện tại trong ngành về đổi mới, an tồn và an ninh, tính bền

vững.
Tác giả Juan Gabriel Brida, (2009), “Cruise Tourism: Economic, Socio Cultural and Environmental Impacts” viết về vai trò và những tác động đến kinh
tế, xã hội văn hóa và mơi trường của du lịch đường thủy nhưng chưa đề cập sâu đến
việc làm thế nào để khai thác hiệu quả du lịch đường thủy cũng như xây dựng sản
phẩm hấp dẫn du khách.
Còn nhiều cơng trình khác của nước ngồi nghiên cứu du lịch đường sơng ở
nhiều góc độ khác nhau như văn hóa, lịch sử, ẩm thực.
5.2. Trong nước
Du lịch đường sông và các phương tiện giao thông đường thuỷ phục vụ du lịch
tại Việt Nam được nhiều người quan tâm và đã có bài báo, tạp chí trên
mạng và khóa luận đã khai thác vấn đề này. Tuy nhiên, du lịch đường sơng tại
TP. Hồ Chí Minh cịn là một đề tài cịn khá mới. Theo tìm hiểu của học viên có
Châu Văn Bình (2015), nghiên cứu về “Phát triển sản phẩm du lịch đường sơng
tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhưng vẫn chưa định vị được vị thế của du lịch
đường sông, chưa nhận dạng rõ nguyên nhân dẫn đến việc khai thác du lịch đường
sông chưa hiệu và chưa định hướng cụ thể. Hiện nay vẫn chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu chun sâu về du lịch đường sơng tại TP. Hồ Chí Minh, đây cũng là tính
cấp thiết của đề tài.
6. Bố cục luận văn
Kết cấu đề cương theo hướng luận văn giải pháp, ngoài lời mở đầu, kết luận, tài
liệu tham khảo, phục lục, nội dung chính của luận văn có kế cấu 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch đường sơng trong và
ngồi ước trình bày các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan; kinh nghiệm phát
triển du lịch đường sơng trong và ngồi nước làm cơ sở cho nghiên cứu loại hình du


5

lịch đường sơng TP. Hồ Chí Minh; Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch đường
sơng tại TP. Hồ Chí Minh phân tích thế mạnh, thực trạng hoạt động và các yếu tố

ảnh hưởng đến hoạt động du lịch đường sơng TP. Hồ Chí Minh; và Chương 3. Một
số định hướng và giải giáp phát triển loại hình du lịch đường sơng tại TP. Hồ Chí
Minh được dựa trên phân tích tổng quan về du lịch đường sơng và thực trạng của
các hoạt động du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh.


6

Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SƠNG TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch đường sông
1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch đường thủy
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Trần Văn Thông (2002), định nghĩa “Du lịch đường thủy là lộ trình liên
kết các khu du lịch, điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch gắn với các tuyến giao thông đường thủy”. Theo đó, ta thấy Thành phố Hồ Chí
Minh có tiềm lực lớn để phát triển loại hình du lịch đường sông.
Theo Đỗ Quốc Thông (2009), định nghĩa “Du lịch đường thủy là một hình thức
tổ chức các chuyến du lịch chủ yếu dựa vào các dòng chảy tự nhiên, các vùng nước
kết hợp với các mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tìm hiểu, khám
phá,...”. Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sơng ngịi dày đặc chảy qua các quận
trung tâm kết nối nhiều điểm tham quan hấp dẫn như đền, chùa, di tích lịch sử, văn
hóa,... là lợi thế để đưa vào hoạt động du lịch.
1.1.1.2. Phân loại du lịch đường thủy
Theo Đỗ Quốc Thông (2009), du lịch đường thủy được chia thành các loại hình
như sau:
Du lịch đường biển: Là loại hình du lịch tham quan tìm hiểu có quy mơ quốc tế,
di chuyển bằng tàu biển sang trọng, đi qua những vùng biển rộng lớn, kết nối các
quốc gia, thậm chí kết nối các châu lục. Hiện nay, du lịch tàu biển đón một lượng
khách lớn trên phạm vi thế giới. Du lịch biển với các chức năng chính là chữa bệnh

và thể thao... nên có thể gọi đây là loại hình du lịch tổng hợp (du lịch nghỉ dưỡng và
du lịch thể thao). Ngày nay, nhiều hãng du lịch tàu biển có các loại tàu lớn chứa
hàng nghìn khách với chất lượng tương đương khách sạn 5 sao với nhiều loại dịch
vụ phong phú có thể đáp ứng nhu cầu cao của du khách, đặc biệt là những người có
thu nhập cao.


7

Du lịch trên hồ, đầm, phá: Là hình thức tổ chức các chuyến du lịch tham quan,
tìm hiểu, giải trí trên các khu vực hồ nước, đầm, phá có cảnh quan thiên nhiên thu
hút, có các cơng trình văn hóa phục vụ du lịch. Du lịch trên hồ, đầm, phá chủ yếu
thực hiện bằng phương tiện di chuyển là thuyền, với quy mơ nhỏ, di chuyển theo
nhóm từ 5-10 người. Du lịch trên hồ, đầm, phá giúp du khách thư giãn, ngắm cảnh
tự nhiên của hồ.
Du lịch trên sông, kênh, rạch: Là hình thức tổ chức các chuyến du lịch tham
quan, tìm hiểu, giải trí trên các sơng, kênh, rạch ngắm cảnh quan hai bờ và trên
sông, kênh, rạch…Du lịch trên sông, kênh, rạch chủ yếu thực hiện bằng phương tiện
di chuyển là thuyền, tàu. Đây là loại hình du lịch đường thủy khá phổ biến và là đối
tượng nghiên cứu của luận văn này, nên sẽ phân tích kỹ ở tiểu mục tiếp theo.
1.1.2. Khái niệm về du lịch đường sơng
Tùy theo những mục đích nghiên cứu khác nhau mà có những khái niệm du lịch
đường sơng khác nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản:
- Theo Đỗ Quốc Thông (2009): Du lịch đường sông là là một loại hình du
lịch mà trong đó người ta dùng thuyền, cano để di chuyển trên những con sông tự
nhiên, sông đào, những con kênh, con rạch nhỏ; thưởng thức những phong cảnh đẹp
trên sông, gặp gỡ những người dân sống ở đây, trị chuyện với họ để có thể cảm
nhận được cuộc sống của họ; tìm hiểu nền kinh tế xã hội của những quốc gia
và những vấn đề về môi trường sinh thái mà hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc sống
của người dân địa phương.

- Theo quan điểm của nhóm tác giả ở trường đại học Nicolaus Copemicus, Viện
Nghiên cứu Sinh thái và Địa chất Phần Lan: Du lịch đường sông là một phần của du
lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó. Du lịch kết hợp với bảo
vệ mơi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng chảy,
đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông. Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ
du lịch xuất phát từ đời sống xã hội, thắng cảnh từ văn hóa của địa phương.
- Theo tìm hiểu của mình thì hiện tại chưa tìm thấy khái niệm cụ thể nào về
“du lịch đường sông” ở Việt Nam, vì vậy dựa trên các khái niệm được đề cập phần


8

trên học viên xin phép được tổng hợp như sau: Du lịch đường sơng là hình thức tổ
chức các chuyến du lịch ngắn ngày dọc theo dòng chảy của các con sông, kênh,
rạch, kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi cùng với việc tìm
hiểu đời sống văn hóa của cư dân các địa phương mà tuyến du lịch đường sơng đi
qua. Trong đó việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái được quan tâm
hàng đầu.
Du lịch đường sông là một loại hình du lịch có sức thu hút đặc biệt, tạo cho du
khách cảm giác thư thái, hịa mình vào thiên nhiên, tránh xa những ồn ào, khói bụi
của cuộc sống thường nhật.
1.1.3. Tuyến du lịch đường sông
1.1.3.1. Khái niệm tuyến du lịch đường sông
Tuyến du lịch đường sông là lộ trình liên kết các khu du lịch; điểm du lịch ven
sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường
sông. Cũng như các tuyến du lịch khác, tuyến du lịch đường sông phải đảm bảo đầy
đủ các yếu tố về lực hút của các điểm tham quan, các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch, các dịch vụ du lịch, các yếu tố đảm bảo an tồn giao thơng
đường thủy. (Đỗ Quốc Thơng (2009).
Các tuyến du lịch đường sông thường là những tuyến ngắn ngày, từ 1 đến 2

ngày. Tuy nhiên, cũng có những tuyến dài ngày, kết hợp với việc tham quan các
vùng hay các nước lân cận dựa vào những con sông lớn mang tính khu vực, thuyền
có sức hấp dẫn khá lớn và đang được ưa chuộng.
1.3.2.2. Các yếu tố hình thành tuyến du lịch đường sông
a) Thành phần tạo lực hút
Lực hút khách du lịch đường sông là cảnh quan ven bờ, cảnh quan trên sông,
nguồn nước và thủy văn. Cảnh quan ven bờ bao gồm cảnh quan thiên nhiên và cảnh
quan nhân văn càng đa dạng, phong phú, càng hấp dẫn du khách. Các cơng trình tơn
tạo cảnh quan hai bên bờ sơng, cơng trình kiến trúc đặc sắc, độc đáo; các điểm, khu
du lịch sinh thái ven bờ; các làng nghề thủ cơng truyền thống; vườn cây trái,... chính
là những nét thu hút của tuyến du lịch đường sông. Cảnh quan trên sông với những


9

sinh hoạt của cư dân miền sơng nước, có những cơng trình nổi trên sơng, những
vườn trái cây trên cù lao rất hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh hai yếu tố trên, thì
nguồn nước sơng và chế độ thủy văn của sơng cũng đóng vai trị rất quan trọng
trong việc thu hút, hấp dẫn khách. Nguồn nước sông không bị ơ nhiễm, khơng bốc
mùi hơi thối, khơng có rác thải hữu cơ gây tắt nghẽn đường giao thông thủy thuận
lợi cho hoạt động du lịch đường sông. Tuyến sông phải đảm bảo cho các loại
phương tiện giao thông phục vụ du lịch đường sơng có thể hoạt động được, độ sâu
của mực nước phải đạt từ 3 m trở lên khi nước ở trạng thái thấp nhất, để loại tàu có
bánh lái thấp vẫn có thể hoạt động được, cường độ dịng chảy phải tương đối ổn
định, ít có các dịng xốy nước nguy hiểm, nhật triều ổn định.
b)Cơ sở du lịch và phương tiện du lịch đường sông:
Theo Luật Du lịch (2017), cơ sở du lịch và phương tiện du lịch được sông được
hiểu như sau:
- Cơ sở du lịch: Cơ sở du lịch là một trong những yếu tố cấu thành sản phẩm du
lịch. Với loại hình du lịch đường sơng thì các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

bao gồm: Cơ sở hạ tầng của du lịch đường sông và Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch.
Cơ sở hạ tầng của du lịch đường sông bao gồm: Hệ thống giao thông vận tải
đường sông, hệ thống bến tàu du lịch, hệ thống thơng tin liên lạc, cơng trình điện
nước, phương tiện vận chuyển, các điểm, khu du lịch…
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm: Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn
uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở thể thao, các cơ sở y tế,
các cơng trình phục vụ hoạt động thơng tin văn hóa, các cơ sở phục vụ các dịch vụ
bổ sung khác,…
- Một số phương tiện du lịch đường sông: Các phương tiện du lịch đường sông
phổ biến là du thuyền, tàu nhà hàng, canô, tàu cách ngầm. Du thuyền là phương tiện
vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất
lượng dịch vụ phục vụ du lịch đường thủy. Tàu nhà hàng là phương tiện vận tải
hành khách đường sông nội địa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch


10

vụ về hoạt động ăn uống cho du khách trên tàu. Canô là phương tiện vận tải hành
khách đường sông nội địa, có kết cấu gọn nhẹ, sức chở từ 2 đến 10 người. Tàu cánh
ngầm là dạng tàu có cánh bằng hợp chất hình chiếc lá lắp trên các thanh giằng phía
dưới thân. Khi tàu tăng tốc, các cánh ngầm tạo ra lực nâng nâng thân tàu lên khỏi
mặt nước giúp làm giảm lực cản và gia tăng tốc độ.
c) Dịch vụ du lịch
Các loại hình dịch vụ phục vụ du khách tham gia tuyến du lịch đường sông bao
gồm dịch vụ thuê tàu thuyền, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, nhà hàng
nổi, dịch vụ tổ chức các hoạt động theo yêu cầu của khách hàng,…
- Dịch vụ cho thuê tàu thuyền: Nhằm tạo cho du khách được chủ động và thoải
mái hơn trong thời gian du lịch cũng như để cho du khách có cơ hội được vào vai
như những người dân địa phương, dịch vụ cho th tàu thuyền có vai trị rất quan

trọng. Các tàu thuyền cho thuê cần được thiết kế phù hợp với từng địa phương thể
hiện được văn hóa đặt trưng như miền Tây Nam Bộ có xuồng ba lá, khu vực tây
Nguyên có thuyền độc mộc, kayak, thuyền Gondola ở Venice - Ý, ... Bên cạnh đó,
có thể sáng tạo tàu thuyền mang tính hiện tượng nhằm thu hút sự tò mò của du
khách như thuyền kayak đáy kính ở Mỹ là ví dụ tiêu biểu.
- Dịch vụ vui chơi giải trí: Bên cạnh những khoảnh khắc tĩnh lặng, chiêm
ngưỡng thiên nhiên hai bên bờ sông, du lịch đường sơng cần phong phú hơn những
hoạt động mang tính giải trí như văn nghệ trên thuyền, câu cá, những điểm dừng
chân trên tuyến đường sông như mua sắm quà lưu niệm, tham quan vườn cây, nông
trại, cánh đồng,....
- Dịch vụ ăn uống: Thưởng thức đặc sản trên thuyền sẽ mang lại cảm xúc trọn
vẹn, khó qn trong lịng mỗi du khách khi thuyền trơi giữa sơng nước mênh mơng,
gió mát. Đây là dịch vụ không thể thiếu trong mỗi hành trình của khách du lịch.
- Dịch vụ tổ chức các hoạt động theo yêu cầu: Bên cạnh các hoạt động tham
quan được các đơn vị lữ hành chủ động tổ chức, cần linh động đáp ứng thêm những
hoạt động du khách u cầu. Thơng qua đó, các đơn vị lữ hành có cơ hội làm phong
phú hơn sản phẩm cung ứng của chính mình.


11

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch đường sông
Tất cả các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh
hưởng bởi các điều kiện, hồn cảnh nhất định và đó cũng là lực đẩy nhiều niềm
năng. Ngành Du lịch nói chung và loại hình du lịch đường sơng tại Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Tuy nhiên, là một hoạt động
đặc trưng, du lịch đường sơng chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà
nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung
thuộc về các mặt của đời sống xã hội, điều kiện tự nhiên, hệ thống sơng ngịi tạo
nên nét đa dạng cho du lịch đường sơng và đích cuối cùng là thu hút khách du lịch.

Tuy có sự phân chia giữa các nhóm nhưng những điều kiện này có mối quan hệ
tương hỗ với nhau.
1.2.1. An ninh, chính trị và an tồn xã hội
Đây là điều kiện quyết định cho các hoạt động du lịch đường sơng nói riêng và
hoạt động du lịch nói chung. Chiến tranh, các cuộc xung đột vũ trang trong từng
khu vực, sự bất ổn về chính trị đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển du lịch. Điều
này được chúng minh rằng, du lịch trên thế giới chỉ phát triển mạnh mẽ sau chiến
tranh thế giới thứ II, đất nước Irắc mặc dù nổi tiếng với vườn treo Bavilion, là trung
tâm của nền văn minh Trung Đông, nhưng do chiến tranh và nội chiến nên hoạt
động du lịch không thể phát triển. Ở Việt Nam, trong những năm kháng chiến hoạt
động du lịch rất hạn chế.
Bất cứ một đất nước hoặc một vùng lãnh thổ hoặc địa phương nào không đảm
bảo được điều kiện về an ninh, an tồn cho khách du lịch thì khơng thể phát triển
hoạt động du lịch. Con người đi du lịch với nhiều mục đích trong đó có mục đích
được đảm bảo an ninh, an tồn tính mạng, thoải mái về về tinh thần, vì thế những
địa điểm du lịch dù có nổi tiếng đến đâu nhưng điều kiện trên không được đảm bảo
thì khơng thể nào thu hút được khách du lịch. Bali – Indonesia nổi tiếng trong khu
vực và trên thế giới thu hút rất nhiều khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới nhưng
chỉ một sự kiện khủng bố, số lượng khách đã giảm sút nghiêm trọng. Hay Thái Lan,
Thổ Nhỉ Kỳ và nhiều quốc gia khác cũng từng chịu ảnh hưởng bởi chính trị bất ổn


12

trong những mốt thời gian nhất định, ảnh hưởng lớn đến ngành Du lịch của những
quốc gia này. Trong những năm qua, số lượng khách du lịch nước ngoài đến với
Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh khơng ngừng tăng lên và nước ta được đánh
giá là điểm đến du lịch an toàn và thân thiện của khu vực và thế giới. (Nguyễn Bá
Lâm (2007).
1.2.2. Cơ chế, chính sách nhà nước về phát triển du lịch đường sông

Nhận thức vai trò quan trọng của du lịch, nhiều quốc gia trên thế đã có những cơ
chế, chính sách kịp thời, phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch. Thái Lan là
quốc gia điển hình có cơ chế, chính sách nhà nước thuận lợi để ngành Du lịch Thái
Lan có được chỗ đứng như hôm nay. Trãi qua suốt thời gian dài, nhà nước có chính
sách hỗ trợ giá để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vững vàng kinh doanh.
Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, lượt khách quốc tế đến Thái Lan năm 2016 đạt kỷ
lục là 32,59 triệu lượt, doanh thu khoảng 71,4 tỷ USD tăng 11% so với năm 2015,
một con số vô cùng ấn tượng khiến nhiều quốc gia khác chỉ có ước ao. Bên cạnh
chính sách hỗ trợ giá, Thái Lan cịn tăng cường an ninh, cảnh sát du lịch luôn hỗ trợ
và bảo vệ an toàn cho du khách. Đến thời điểm hiện tại, có thể nói Thái Lan đã
thành cơng trong chiến lượt phát triển du lịch dù rằng tài nguyên du lịch Thái Lan
còn thua xa tài nguyên du lịch Việt Nam. Đối với Việt Nam nói chung và Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng cần xây dựng cơ chế, chính sách và luật pháp tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch như chính sách thu hút đầu tư, liên doanh, liên
kết hoặc độc quyền khai thác nhằm tạo ra môi trường pháp lý hoạt động du lịch và
cả hoạt động du lịch đường sông.
1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là điều kiện cơ bản cho sự phát triển du lịch nói chung và
phát triển du lịch đường sơng nói riêng. Đó là hệ thống bến cảng, tàu thuyền, khu
nghỉ dưỡng, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí cho việc kết nối tuyến điểm tham
quan, các cơng trình tạo điểm nhấn,… trên lộ trình tham quan. Để thu hút khách du
lịch cơ sở vật chất cần hoàn thiện nhằm bảo an toàn cho du khách khi di chuyển trên
sông, tạo không gian thái và hấp dẫn trên tuyến điểm đường sông. Hầu hết các nước


13

trên thế giới đều có hệ thống bến cảng rất chỉnh chu cho phát triển du lịch đường
sông, các bến cảng đều được xây dựng ngay điểm tham quan rất thuận tiện cho du
khách di chuyển như Veice - Ý, Sydney – Úc,…. Điều mà hiện nay đối với Việt

Nam, một quốc gia có thế mạnh về tiềm năng du lịch còn là vấn đề nan giải, vẫn
loay hoay chưa có lời giải.
1.2.4. Nguồn nhân lực
Du lịch là ngành dịch vụ đặc thù con người đóng vai trị rất quan trọng trong
sự hài lịng của du khách. Vì vậy, nhân lực hoạt động trong ngành du lịch địi hỏi
phải có chuyên môn, nghiệp vụ và hiểu rõ tâm lý du khách. Đặc việc với khách du
lịch đường sông là những người biết thưởng thức nên đội ngũ làm du lịch đường
sơng địi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao. Việc đào đạo, nâng cao, bồi dưỡng nguồn
nhân lực là việc cần thực hiện song song với quá trình vận hành du lịch đường sông.
Hiện nay ở nước ta chủ yếu chỉ có nhân viên của các khách sạn có hệ thống quốc tế
mới được ra nước ngoài tham gia các lớp tập huấn, đào tạo định kỳ. Đa số các
doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đều khơng có chính sách đào tạo như thế cho nhân
viên của mình mà chủ yếu là người đi trước hướng dẫn lại người đi sau. Đây là một
trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho du Việt Nam chỉ thu hút du khách
đến một lần rồi thôi. Khác hẳn với chúng ta, những người làm việc trong ngành Du
lịch Nhật Bản đều làm rất tốt vai trị của họ ln chun nghiệp, tận tâm và thân
thiện. Thiết nghĩ, khi hệ thống du lịch đường sông Thành Phố Hồ Chí Minh hồn
thiện đưa vào hoạt động cùng với đội ngũ nhân sự như nhân sự của Nhật Bản thì
chẳng bao lâu du lịch đường sơng Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm đến được
nhiều du khách mông muốn.
1.2.5. Tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của
con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu
du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,
đô thị du lịch”.


×