Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Mô hình xây dựng nhà ở cán bộ công nhân viên theo phương thức kinh tế hợp tác xã tại thành phố hồ chí minh (áp dụng khu nhà ở phường an phú, quận 2, thành phố hồ chí minh) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.45 KB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THANH QUANG

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THỊ TRẤN TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ DU LỊCH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THANH QUANG
KHÓA 2014 – 2016 LỚP CAO HỌC 2014Q2

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THỊ TRẤN TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ DU LỊCH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
MÃ SỐ: 60.58.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS NGUYỄN TRÚC ANH

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ Quy hoạch vùng
và đô thị với đề tài “Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc theo
hướng đô thị du lịch phát triển bền vững”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình của các thầy cô giáo, giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy
cô trong Khoa Sau đại học của Nhà trường. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô đã
cung cấp những kiến thức quí báu và giúp tôi hoàn thành luận văn; đặc biệt tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. KTS Nguyễn Trúc Anh đã trực tiếp và tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan
tâm ủng hộ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin hứa tiếp tục nghiên cứu, học tập nâng cao sự hiểu biết để vận dụng
kiến thức đã được học tập trong công việc, cuộc sống.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thanh Quang


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Người cam đoan

Nguyễn Thanh Quang


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cấu trúc luận văn
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN TAM
ĐẢO, HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC...................................................7
1.1. Khái quát về thị trấn Tam Đảo................................................................7
1.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................7
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển..........................................................8
1.2. Thực trạng quy hoạch, phát triển thị trấn Tam Đảo...........................9
1.2.1. Quy hoạch thị trấn Tam Đảo và các cơ sở du lịch............................9
1.2.2. Phát triển đô thị.................................................................................11
1.2.3. Phát triển du lịch................................................................................21


1.3. Thực trạng nghiên cứu quy hoạch đô thị du lịch theo hướng phát
triển bền vững .............................................................................................................25
1.3.1. Tình hình thực hiện chiến lược phát triển bền vững.....................25
1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch đô thị du lịch……...............................27
1.4. Các nghiên cứu liên quan...............................................................28
1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết............................................29
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH THỊ TRẤN TAM ĐẢO
THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ DU LỊCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...................30
2.1. Cơ sở pháp lý quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng đô thị du
lịch phát triển bền vững..............................................................................................30
2.1.1. Quy định chung của pháp luật hiện hành về quy hoạch thị trấn....30
2.1.2. Các chính sách và pháp luật về phát triển bền vững................31

2.1.3. Chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển thị trấn Tam
Đảo..................................................................................................................................36
2.2. Cơ sở lý thuyết về quy hoạch đô thị du lịch phát triển bền
vững................................................................................................................................37
2.2.1. Nguyên lý quy hoạch đô thị và tổ chức không gian đô thị............37
2.2.2. Lý luận về đô thị du lịch...................................................................40
2.2.2. Lý luận về phát triển bền vững........................................................41
2.3. Bài học quy hoạch đô thị du lịch phát triển bền vững.......................48
2.3.1. Trên thế giới .....................................................................................48
2.3.2. Tại Việt Nam.....................................................................................50
2.4. Điều kiện thực tế và các yếu tố tác động đến quy hoạch thị trấn
Tam Đảo theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững.....................................52
2.4.1. Các điều kiện thực tế để quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo tiêu chí
của đô thi du lịch phát triển bền vững..........................................................................53


2.4.2. Sự tác động của phương pháp quy hoạch phát triển bền vững đến
giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo ........................................................................57
2.4.3. Cơ sở thực tiễn trong xây dựng khung chỉ tiêu quy hoạch thị trấn
Tam Đảo theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững ...........................................60
Chương 3: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THỊ TRẤN TAM ĐẢO THEO
HƯỚNG ĐÔ THỊ DU LỊCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.................................68
3.1. Quan điểm, mục tiêu................................................................................68
3.1.1. Quan điểm ........................................................................................68
3.1.2. Mục tiêu.............................................................................................68
3.1.3. Chiến lược phát triển.........................................................................69
3.2. Các nguyên tắc quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng đô thị du
lịch phát triển bền vững..............................................................................................70
3.2.1. Bảo tồn diện tích rừng tự nhiên và đa dạng sinh học.....................70
3.2.2. Khoanh định các vùng khai thác phát triển.....................................70

3.2.3. Xác định nhu cầu phát triển ứng với khả năng dung nạp..............70
3.2.4. Tổ chức cấu trúc không gian đô thị hiệu quả, tối ưu hóa môi
trường của dân cư và du khách.....................................................................................71
3.2.5. Quản lý, vận hành và khai thác bảo vệ môi trường........................71
3.2.6. Huy động sự tham gia của cộng đồng và khách du lịch................71
3.3. Giải pháp quy hoạch.................................................................................72
3.3.1. Khung phát triển và nhu cầu sử dụng đất........................................72
3.3.2. Cấu trúc không gian đô thị gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn
đa dạng sinh học.............................................................................................................76
3.3.3. Cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại.......................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96
Kết luận..............................................................................................................96
Kiến nghị............................................................................................................97


PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đủ

ĐTDL

đô thị du lịch

PTBV

phát triển bền vững



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Sơ đồ vị trí, phạm vi thị trấn Tam Đảo

Hình 1.2

Hình ảnh, cảnh quan thị trấn Tam Đảo chụp năm 1931

Hình 1.3

Bản đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất thị trấn Tam Đảo

Hình 1.4

Hình ảnh một số công trình phục vụ công cộng

Hình 1.5

Sơ đồ hiện trạng mạng lưới giao thông thị trấn Tam Đảo

Hình 1.6

Hình ảnh thực tế kiến trúc cảnh quan thị trấn Tam Đảo


Hình 1.7

Hình ảnh một số công trình phục vụ du lịch

Hình 1.8

Một số hình ảnh tài nguyên du lịch tự nhiên thị trấn Tam Đảo

Hình 1.9

Hình ảnh một số công trình di tích lịch sử tại thị trấn Tam Đảo

Hình 2.1

Các mục tiêu PTBV đến năm 2030

Hình 2.2

Vị trí thị trấn Tam Đảo trong tổng thể định hướng phát triển các
khu du lịch theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2030

Hình 2.3

Sơ đồ mối quan hệ đô thị, du lịch và phát triển đô thị du lịch

Hình 2.4

Sơ đồ minh họa mô hình đô thị PTBV


Hình 2.5

Sơ đồ các mục tiêu ĐTDL phát triển bền vững

Hình 2.6

Sơ đồ các yếu tố tác động đến quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo
hướng ĐTDL PTBV


Hình 3.1

Khung quy hoạch sử dụng đất thị trấn Tam Đảo

Hình 3.2

Sơ đồ phân vùng môi trường thị trấn Tam Đảo

Hình 3.3

Sơ đồ phân khu chức năng của đô thị Tam Đảo

Hình 3.4

Giải pháp quy hoạch sử dụng đất đô thị Tam Đảo

Hình 3.5

Cơ cấu tổ chức không gian thị trấn Tam Đảo


Hình 3.6

Sơ đồ khung thiết kế đô thị thị trấn Tam Đảo

Hình 3.7

Sơ đồ tổ chức hệ thống giao thông

Hình 3.8

Khung hệ thống giao thông đi bộ

Hình 3.9

Hình ảnh minh hoạ các phương thức giao thông thân thiện với môi
trường tại thị trấn Tam Đảo

Hình 3.10

Sơ đồ mô hình quản lý nguồn nước thị trấn Tam Đảo

Hình 3.11

Sơ đồ quản lý tổng hợp nguồn nước sạch, minh họa lọc nước tự
nhiên tại thị trấn Tam Đảo

Hình 3.12

Sơ đồ minh hoạ các phương thức xử lý nước


Hình 3.13

Sơ đồ thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn thị trấn Tam Đảo


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

bảng
Bảng 1.1

Chi tiết hiện trạng sử dụng đất phát triển đô thị, du lịch tại thị
trấn Tam Đảo

Bảng 2.1

So sánh quy hoạch truyền thống với quy hoạch chiến lược

Bảng 2.2

Tổng hợp nội dung mục tiêu PTBV của ĐTDL

Bảng 2.3

Hệ thống tiêu chí đánh giá ĐTDL PTBV


Bảng 2.4

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương
giai đoạn 2013 – 2020 trong quy hoạch thị trấn Tam Đảo

Bảng 2.5

Hướng giải quyết các mục tiêu PTBV toàn cầu giai đoạn 20162030 trong quy hoạch ĐTDL Tam Đảo

Bảng 2.6

Khung chỉ tiêu quy hoạch PTBV thị trấn Tam Đảo

Bảng 3.1

Tiêu chí đánh giá đất xây dựng

Bảng 3.2

Bảng tổng hợp giải pháp quy hoạch sử dụng đất


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Tam Đảo là một thị trấn và là khu nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc, với
vị trí trên dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 900m, có khí hậu mát mẻ, trong
lành. Tam Đảo được người Pháp phát hiện năm 1904 và bắt đầu xây dựng từ năm
1911; đến năm 1939, Tam Đảo từ một nơi là núi rừng hoang vắng đã trở thành đô
thị với trên 150 ngôi biệt thự cao từ 1-5 tầng, có đường xe ô tô từ Vĩnh Yên lên và

thường xuyên có hơn 1000 người sinh sống sôi động vào mùa hè. Năm 1948, thực
hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, người Tam Đảo đã phá toàn bộ các biệt
thự, trừ nhà thờ. Sau quá trình xây dựng, tái thiết phát triển, đến năm 1978, thị
trấn Tam Đảo được thành lập trực thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phú cũ; sau khi
tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tái lập huyện Tam Đảo, thị trấn Tam Đảo trở thành thị trấn
của huyện Tam Đảo, hiện nay thị trấn Tam Đảo đạt chỉ tiêu phân loại đô thị loại V
miền núi.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, đến nay Tam Đảo vẫn là một địa chỉ du
lịch nghỉ mát quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như của miền Bắc. Việc quy
hoạch, quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng thị trấn Tam Đảo được tỉnh Vĩnh
Phúc đặc biệt quan tâm; năm 1993 triển khai Dự án cải tạo và xây dựng khu du
lịch Tam Đảo; năm 1999 triển khai đồ án quy hoạch chi tiết Khu nghỉ mát Tam
Đảo; năm 2014 triển khai điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu du lịch Tam Đảo.
Tuy nhiên, các dự án và quy hoạch nêu trên mới chỉ nghiên cứu và thực hiện
cho khu vực trung tâm thị trấn là khu trước đây Pháp xây dựng các công trình
mà chưa triển khai thực hiện cho toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Tam Đảo.
Do vậy, đến nay thị trấn Tam Đảo bộc lộ nhiều bất cập trong quy hoạch, xây
dựng và bước đầu phát triển thiếu bền vững, môi trường tự nhiên bị xâm phạm,


2

kiến trúc cảnh quan đô thị lộn xộn. Đặt ra yêu cầu phải quy hoạch thị trấn Tam
Đảo theo hướng ĐTDL PTBV.
Chính vì vậy, đề tài luận văn thạc sĩ “Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc hướng tới ĐTDL PTBV” là thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn
thiện công tác quản lý, quy hoạch, xây dựng thị trấn Tam Đảo đảm bảo PTBV.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm cơ sở triển khai quy hoạch, xây dựng và quản lý thị trấn Tam Đảo
theo hướng ĐTDL PTBV.

- Làm sáng tỏ thêm lý thuyết về quy hoạch ĐTDL PTBV theo lý luận và
chiến lược PTBV hiện nay trên cơ sở nghiên cứu thực tế các nội dung quy hoạch
PTBV tại thị trấn Tam Đảo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo trên cơ sở
lý thuyết về quy hoạch ĐTDL theo hướng PTBV và chiến lược PTBV.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với tổng
diện tích tự nhiên 214,87ha.
+ Thời gian: Đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả
nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan;
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các
giải pháp quy hoạch;
- Phương pháp bản đồ.
5. Nội dung nghiên cứu


3

Điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên và đặc điểm hiện trạng khu vực, các
di tích lịch sử văn hóa có giá trị, các quy hoạch, dự án liên quan trong và ngoài
phạm vi nghiên cứu (biến động trong quá trình quy hoạch, sau quy hoạch và
thực hiện quy hoạch).
Thu thập các kết quả đã nghiên cứu và các tài liệu liên quan. Phân tích
và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả điều tra, khảo sát
khu vực (tình hình thực hiện quy hoạch và thực hiện các dự án liên quan, xung
quanh).

Đề xuất, xác định các chức năng và giải pháp tổ chức không gian, khung
sử dụng đất và khung hạ tầng, nghiên cứu các chính sách, thu hút đầu tư xây
dựng phát triển thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học:
+ Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đô thị và du lịch trên cơ sở lý luận và
chiến lược PTBV hiện nay, từ đó xác định các mục tiêu và tiêu chí của ĐTDL
theo hướng PTBV;
+ Xây dựng được bộ khung các tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật làm cơ
sở quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV;
+ Đề xuất được các giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo trên cơ sở
khoa học về quy hoạch đô thị và lý thuyết PTBV;.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm cơ sở triển khai quy hoạch, xây dựng và
quản lý thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV.
7. Cấu trúc luận văn
- Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận kiến
nghị và tài liệu tham khảo.
- Phần nội dung của luận văn gồm 03 chương:


4

Chương 1: Thực trạng quy hoạch, xây dựng thị trấn Tam Đảo, huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 2: Cơ sở khoa học quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng
ĐTDL PTBV
Chương 3: Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL
PTBV
8. Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu

hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Du lịch: Khái niệm cơ bản theo Luật Du lịch năm 2005 như sau: “Du
lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thương xuyên của
mình để đến một nơi khác trong thời gian ngắn với mục đích chủ yếu là tham
quan và cảm nhận những giá trị vật chất tinh thần đặc sắc, độc đáo của khu đó
không nhằm mục đích kiếm tiền”.
Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Phát triển bền vững: Là phát triển kinh tế thoả mãn nhu cầu hiện tại và
tương lai của con người đối với nguồn tài nguyên, nhân lực và hạn chế tối thiểu
các tác động của nó đến đa dạng sinh học.
Phát triển du lịch bền vững: Là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các


5

thế hệ tương lai. Vì vậy trong quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền
vững về kinh tế, về tài nguyên môi trường du lịch và về văn hoá xã hội.
Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch

trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị: Là chỉ tiêu để quản lý phát
triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô
đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối
thiểu của công trình.
Hạ tầng kỹ thuật khung: Là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật
chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng,
tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông
và các công trình đầu mối kỹ thuật.
Tổ chức không gian: Là toàn bộ các quá trình hay hành động của con
người hướng đến tìm kiếm một cấu trúc không gian hợp lý cho việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế và xã hội vùng, trong sự phát huy nội lực và ngoại lực
giữa các vùng trong một quốc gia, tạo ra giá trị mới đảm bảo sự PTBV. Tổ
chức không gian khu du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối
tượng du lịch và công trình kiến trúc phục vụ du lịch dựa trên việc sử dụng hợp
lý các nguồn tài nguyên du lịch cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm
đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.
Tài nguyên du lịch: “Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích
cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể


6

được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành
các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững” là một đề tài thiết thực, vói
mong muốn tạo nên một đô thị du lịch với môi trường sống tốt, kết hợp giữa phát
triển kinh tế, bảo vệ môi trường theo tiêu chí của đô thị phát triển bền vững; làm bài
học kinh nghiệm áp dụng cho nghiên cứu quy hoạch các đô thị du lịch vùng núi tại
Việt Nam có những điều kiện tương đồng như thị trấn Tam Đảo. Tuy nhiên các giải
pháp quy hoạch của đề tài chỉ là sơ bộ, trong thực tế khi áp dụng phải có những giải
pháp chi tiết, cụ thể và linh hoạt hơn nữa để góp phần tạo dựng được các đô thị
hoàn chỉnh, nơi mà các cư dân và du khách muốn được sinh sống, làm việc, khám
phá du lịch.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng đô thị du lịch Tam Đảo và nghiên cứu các
vấn đề của đô thị phát triển bền vững, xác định được các vấn đề cần giải quyết trong
quy hoạch đô thị du lịch hướng đến phát triển bền vững như sau:
- Làm rõ nhận thức và cơ sở khoa học về quy hoạch đô thị du lịch phát triển
bền vững;
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu quy hoạch phát triển bền vững trên cơ sở chiến
lược phát triển bền vững quốc gia, ngành, lãnh thổ và điều kiện thực tế của đô thị

trên nguyên tắc tuân thủ các quy chuẩn quy hoạch xây dựng,;
- Vận dụng các phương pháp lập quy hoạch đô thị hậu hiện đại để ứng dụng
các nội dung, quy trình thực hiện lập quy hoạch theo hướng phát triển bền vững;
- Nghiên cứu, vận dụng mô hình tổ chức không gian đô thị; phân bố chức
năng và quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo điều kiện thực tế của đô thị;
- Xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến;


97

- Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hạu và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ
đa dạng sinh học.
Để xây dựng được cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu quy hoạch đô thị du
lịch phát triển bền vững, Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về phát triển bền vững,
phát triển đô thị bền vững, phát triển du lịch bền vững, lý thuyết về quy hoạch đô thị
bền vững; cũng như đề xuất các nội dung đổi mới quy hoạch, xây dựng các tiêu chí,
chỉ tiêu đô thị du lịch phát triển bền vững.
Kiến nghị
Trong quá trình tiến hành khảo cứu, đề xuất giải pháp quy hoạch thị trấn
Tam Đảo hướng đến đô thị du lịch phát triển bền vững tác giả kiến nghị một số vấn
đề liên quan đến đề tài như sau:
Cần phải tiến hành lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết thị trấn Tam Đảo theo
hướng đô thị du lịch phát triển bền vững đây là tiền đề thu hút đầu tư, quản lý khai
thác và phát triển du lịch trên địa bàn.
Cần phối hợp giữa các cơ quan đặc biệt là Sở Xây dựng và Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch ban hành và xây dựng hệ thống tiêu chí, nhiệm vụ quy hoạch có sự
tham vấn cộng đồng dân cư. Đề ra phương án quy hoạch trên cơ sở định hướng quy
hoạch phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Tổ chức không gian quy hoạch kiến
trúc đáp ứng được với nhu cầu của du khách và bả tồn rừng tự nhiên vừa kế thừa
được giá trị truyến thống công trình kiến trúc vốn có.

Tổ chức xét duyệt các giải pháp quy hoạch: Tổ chức không gian, tạo dựng
cảnh quan, tổ chức mặt nước cây xanh, các công trình điểm nhấn... Đảm bảo mối
quan hệ hài hoà, thống nhất của tổng thể các công trình nhất là các công trình đặt
cạnh nhau cũng như có giải pháp chung cho toàn khu vực thuộc phạm vi quy hoạch
thị trấn và các di tích tiêu biểu.
Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể đối với các dự án ưu tiên đầu tư xây
dựng trong thị trấn, các nguồn vốn đầu tư. Khuyến khích thiết lập các công trình


98

thương mại dịch vụ, các dự án đào tạo nghiệp vụ về du lịch các cấp địa phương,
huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia và quan hệ với quốc tế để học tập kinh nghiệm.
Cần có sự phối hợp của các ban ngành trong các định hướng quy hoạch,
quản lý và khai thác sử dụng các khu du lịch văn hóa lịch sử, tạo thành các chuỗi,
tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và vùng phụ cận, nghiên cứu đề
xuất những giải pháp mới. Học tập kinh nghiệm của các nước phát triển đưa kỹ
thuật, công nghệ hiện đại vào công tác quy hoạch các khu du lịch hiện nay.
Cần thiết phải có cơ chế chính sách (ví dụ hỗ trợ thuế, tiền sử dụng đất…)
cho hưởng các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia đầu tư xây dựng thị trấnịch
nhằm phát triển đô thị du lịch bền vững trong tương lai ./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Thị Lan Anh (2015), Đổi mới công tác quy hoạch xây dựng đô thị hướng
tới phát triển bền vững, Trang thông tin điện tử Bộ xây dựng.

2.


Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB Xây
dựng, Hà nội.

3.

Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng
đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc Hà nội.

4.

Trần Trọng Hanh (2007), Công tác thực hiện Quy hoạch xây dựng đô thị, Dự
án nâng cao năng lực Quy hoạch và quản lý môi trường đô thị DANIDA, tr.2860, Trường ĐH Kiến trúc Hà nội.

5.

Trần Trọng Hanh (2012), Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững các
đô thị du lịch Việt Nam, Kienviet.net, 2012

6.

Nguyễn Xuân Hinh (2015), Giáo trình Quy hoạch đô thị phát triển bền vững,
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

7.

Nguyễn Xuân Hinh (2014), Tổ chức không gian cảnh quan đô thị theo hướng
sinh thái. Tạp chí Khoa học KT&XD – Trường đại học kiến trúc Hà Nội,
2014.


8.

Lưu Đức Hải (2012), Quy hoạch giao thông đô thị bền vững, Nhà xuất bản xây
dựng 2012

9.

Phạm Thi Hơn (2010), Giới thiệu một số bộ chỉ tiêu đánh giá bền vững, Hà
Nội 2010

10. Lê Hồng Kế (2012), Bài giảng Quy hoạch đô thị và phát triển bền vững tại
Việt Nam, Hà Nội năm 2012.
11. Bùi Kiến Quốc (2010), Đô thị sinh thái, Viện nghiên cứu Đô thị Paris.
12. Nguyễn Tố Lăng (2010), Quản lý phát triển đô thị bền vững - Một số bài học
kinh nghiệm, ASHUI.COM.


13. Vũ Ngọc Tuấn (2015), Luận văn thạc sĩ quy hoạch đô thị, Giải pháp quy
hoạch xây dựng Côn Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hướng tới đô thị du lịch sinh
thái, Trường đại học kiến trúc Hà Nội, 2015.
14. Phạm Anh Tuấn (2015), Luận văn thạc sĩ quy hoạch đô thị, Khai thác các điều
kiện tự nhiên trong việc tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng,
Trường đại học kiến trúc Hà Nội, 2015.
15. Luuchuong_gl1957

(2015),

Tam

Đảo-Hòn


ngọc

Đông

Dương,

, 2015.
16. Chính phủ (2012), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg
ngày 17/8/2004.
17. Chính phủ (2011), Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 20112020, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012,
18. Chính phủ (2013), Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa
phương giai đoạn 2013-2020, Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày
11/11/2013.
19. Cơ quan phát triển quốc tế của Nhật bản Jaika & VIAP (2010), Dự án xây
dựng năng lực lập quy hoạch và quản lý đô thị (Dự án CupCup). Hà Nội,
2010.
20. Go Yuntszyun (2012), Hình thái đô thị là cơ sở cho sự phát triển bền
vững của đô thị, Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng, 2015.


STT

1

2

Phụ lục 1:
Danh mục các đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu liên quan quy hoạch

đô thị du lịch phát triển bền vững
Năm
Loại tài Tổ chức, cá nhân Tên đề tài
thực
liệu
nghiên cứu
hiện
2004
Luận án Đỗ Tú Lan (Đại học Nghiên cứu sinh thái đô thị du lịch
tiến sĩ
Kiến trúc Hà Nội)
trong qui hoạch xây dựng các đô thị
ven biển Việt Nam (lấy ví dụ thành
phố Nha Trang)
2006
Luận
Vũ Hoàng Yên (Đại Bảo tồn và phát triển các di sản văn
văn thạc học Kiến trúc Hà Nội) hóa trong việc qui hoạch xây dựng

các TT du lịch tỉnh Bắc Ninh

3

2007

Luận
văn thạc

Luận
văn thạc



Trần T.Thu Phương
(Đại học Kiến trúc Hà
Nội)
Đỗ Ngọc San (Đại học
Kiến trúc Hà Nội)

4

2007

5

2008

Luận
Nguyễn Tuấn Anh
văn thạc (Đại học Kiến trúc Hà

Nội)

6

2008

Luận
Thái Thị Thu Hằng
văn thạc (Đại học Kiến trúc Hà


Nội)

7

2008

Luận
Nguyễn Minh Quang
văn thạc (Đại học Kiến trúc Hà

Nội)

8

2014

9

2015

10

2015

11

2007

Luận
văn thạc


Luận
văn thạc

Luận
văn thạc

Luận
văn thạc

Khai thác và phát huy giá trị cảnh
quan trong tổ chức không gian kiến
trúc đô thị thị trấn Sapa
Mô hình và giải pháp quy hoạch
không gian khu vực thị xã Sơn Tây
- tỉnh Hà Tây phục vụ phát triển du
lịch
Nguyên tắc cơ bản và một số quy
định trong quản lý và thiết kế quy
hoạch kiến trúc cảnh quan cho các
khu vực đô thị du lịch đảo Phú
Quốc
Nghiên cứu thiết kế kiến trúc quy
hoạch khu du lịch sinh thái vùng
biển đảo (lấy khu vực côn đảo làm
ví dụ)
Cơ sở khoa học và giải pháp quy
hoạch cảnh quan trục đường thành
phố Ninh Bình - Cố đô Hoa Lư
trong mối quan hệ PT du lịch bền

vững
Giải pháp quy hoạch đô thị du lịch
sinh thái Kon plông, tỉnh Kontum

Nguyễn Hoài Thu
(Đại học Kiến trúc Hà
Nội)
Vũ Ngọc Tuấn (Đại Giải pháp quy hoạch xây dựng Côn
học Kiến trúc Hà Nội) Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hướng
tới đô thị du lịch sinh thái
Phạm Anh Tuấn (Đại Khai thác các điều kiện tự nhiên
học Kiến trúc Hà Nội) trong việc tổ chức cảnh quan đô thị
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Từ Hải Quý (Đại học Tìm kiếm cơ sở lý luận và thực tiễn
kiến trúc thành phố Hồ phát triển bền vững TP.Huế



12

2008

13

2009

14

2009


15

2008

16

2009

Luận
văn thạc

Luận
văn thạc

Luận
văn thạc


Chí Minh)

Lê Xuân Viên (Đại
học kiến trúc thành
phố Hồ Chí Minh)
Nguyễn Từ Tịnh Uyển
(Đại học KT TP Hồ
Chí Minh)
Phạm Đan Trường
(Đại học kiến trúc
thành phố Hồ Chí
Minh)

Đề tài Viện Quy hoạch đô thị
NCKH
và nông thôn Quốc gia
Bộ Xây
dựng
Đề tài KTS Trần Ngọc Chính
NCKH
Bộ Xây
dựng

Một số giải pháp quy hoạch đô thị
theo mục tiêu phát triển bền vững
tại Quận 2 TP.HCM
Mô hình quy hoạch không gian khu
du lịch sinh thái Măng Đen - Kon
Tum
Cơ sở khoa học tổ chức không gian
kiến trúc bền vững các khu du lịch
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nghiên cứu, hướng dẫn quy hoạch
xây dựng các đô thị ven biển theo
hướng phát triển bền vững (RD 2308)
Nâng cao năng lực quy hoạch và
quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
đáp ứng phát triển bền vững trong
thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập
(RDN 01-02 )



×