Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

giáo án soạn giảng dự thi cấp thành phố Địa 8 bài 33

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.99 KB, 11 trang )

Tiết 38 bài 33 : ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học
1.1. Kiến thức
- Trình bày được các đặc điểm sông ngòi ở nước ta.
- Nêu được giá trị của sông ngòi ở nước ta.
- Xác định được nguyên nhân sông ngòi nước ta bị ô nhiễm và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch.
1.2. Kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ, lược đồ các con sông lớn và hướng chảy chính
- Sử dụng tranh ảnh, video...để trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta và các sông lớn.
- Nhận biết hiện tượng nước sông đang bị ô nhiễm qua tranh ảnh và trên thực tế.
- Phân tích bảng số liệu thống kê về sông ngòi.
- Giáo dục kỹ năng sống
1.3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ MT nước của các dòng sông.
- Phản đối và không có những hành động làm ô nhiễm môi trường nước.
- Giáo dục tư tưởng cho học sinh, tình yêu quê hương đất nước.
1.4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video; sử dụng số liệu thống kế; Năng lực khảo sát thực
tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ Các hệ thống sông Việt Nam, Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam (hình 33.1 SGK), Bảng mùa lũ trên các lưu
vực sông (bảng 33.1 SGK)
- Tranh vẽ, hình ảnh, video...về sông ngòi, về những tác động của con người tới nguồn nước, hiện tượng ô nhiễm nguồn nước sông ngòi.
- Máy vi tính, máy chiếu, bài giảng trên Powerpoint.
- Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ tư duy
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc và soạn trước bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. Bảng học tập cá nhân

Trang 1




III. Tổ chức các hoạt động học tập
A. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
1. Mục tiêu
- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở, phát vấn.
- Khai thác tranh ảnh.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
3. Phương tiện
- Lược đồ sông ngòi Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
4. Tiến trình hoạt động
Yêu cầu cần đạt của học sinh
Hoạt động của thầy và trò
Câu đố:
Đã đi là chỉ về xuôi
Dẫu trăm ngả vẫn một nơi hội cùng
Lúc thì giận dữ điên khùng
Khi thì hiền dịu, ung dung dịu dàng

Phương án gợi
mở

- Dòng sông

( Là gì?)
- Học sinh kể theo hiểu biết của mình:

Gv: Em hãy kể tên các con sông ở nước ta mà em biết ?
……
- Ở Thành phố Hồ Chí Minh có con sông nào không ? Em biết những - Sông Sài Gòn
- Tên sông có 2 từ.
thông tin gì về con sông đó ?
người ta hay gọi tắt
- Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể một số lợi ích từ dòng sông
- Học sinh kể theo hiểu biết của mình.
TPHCM bằng tên
mang lại ?
này ?
- Thông tin về con sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn là một phụ lưu của sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn bắt
Trang 2


nguồn từ vùng đồi thấp, có độ cao tương đối khoảng 150m, nằm trong
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, rồi chảy qua giữa địa phận ranh
giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh, qua hồ Dầu Tiếng,
chảy tiếp qua tỉnh Bình Dương, là ranh giới giữa Bình Dương với
Thành phố Hồ Chí Minh, hợp với sông Đồng Nai thành hệ thống sông
Đồng Nai, đổ ra biển. Ở thượng lưu sông chảy theo hướng bắc - nam,
trung lưu và hạ lưu sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.. Sông
Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng
tại Thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện
tích lưu vực trên 5.000 km².
Nguồn:
/>%C3%B2n
Vào bài mới:Sông ngòi, kênh rạch, ao, hồ…là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Vậy chúng có đặc điểm ra

sao, có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá về đặc điểm chung của sông ngòi
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Nhận biết được các đặc điểm sông ngòi ở nước ta.
+ Xác định được trên bản đồ, lược đồ các con sông lớn và hướng chảy chính
- Kĩ năng:
+ Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê để nhận biết đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở, phát vấn.
- Thảo luận cặp đôi/nhóm
- Khai thác tranh ảnh.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
Trang 3


- kỹ thuật mảnh ghép/ khăn trải bàn
3. Phương tiện
- Lược đồ địa hình Việt Nam
- Lược đồ hệ thống các sông lớn ở Việt Nam
- Phiếu học tập.
4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
HĐộng: Cá nhân
- GV: Qua việc tìm hiểu bài ở nhà và nội dung SGK bài
33. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu những nội dung gì
?.
- Sông ngòi nước ta có những đặc điểm chung nào ?
Bước 1: Học sinh xác định các đơn vị kiến thức, nhận xét

Bước 2: Giáo viên chuẩn kiến thức =>lớp ghi bài phần 1
theo sơ đồ tư duy (phiếu học tập)

HĐộng: Cá nhân/cặp đôi/nhóm
Vòng 1: chia lớp thành 7 nhóm (sĩ số lớp 8 1 có 42 em),
mỗi nhóm 6 học sinh. (thời gian 4 phút)
Bước 1: giao nhiệm vụ
 Nhóm 1 + 4: Vì sao sông ngòi nước ta có mạng lưới
dày đặc, phân bố rộng khắp nhưng phần lớn là sông
nhỏ, ngắn và dốc ?
 Nhóm 2 + 5: Vì sao sông ngòi chảy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung ?
 Nhóm 3 + 6: Vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước
theo mùa khác nhau rõ rệt ?
 Nhóm 7: Vì sao sông ngòi nước ta có hàm lượng phù
sa lớn ?
Bước 2: Học sinh tìm hiểu câu hỏi thảo luận, làm việc cá

Yêu cầu cần đạt của học sinh

Phương án gợi mở

1. 2 nội dung chính:
a. Đặc điểm chung
- Nhắc học sinh quan sát đề
b. Giá trị sông ngòi và bảo vệ sự mục các phần trong bài

trong sạch của các dòng sông.
2. 4 đặc điểm chung:
a. Mạng lưới

b. Hướng chảy
c. Chế độ dòng chảy
d. Phù sa
Nhóm 1 + 4:
-

Nhóm 1 + 4:
- Do lượng mưa lớn.
- Lãnh thổ hẹp ngang, có những dãy núi lấn
sát ra biển
Nhóm 2 + 5:
- Do cấu trúc địa hình nước ta có 2 hướngchính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng
vòng cung.
Nhóm 3 + 6:
- Khí hậu nước ta có 2 mùa : mùa khô và
mùa mưa

1. Nước sông do đâu mà có
=> lượng mưa của nước ta
như thế nào => mạng lưới
sông ?
2. Hình dạng lãnh thổ nước
ta như thế nào => độ lớn
của các con sông ?
Nhóm 2 + 5:

Trang 4


nhân tìm ý trả lời. Trao đổi với bạn bên cạnh (đã được

đánh số phân chia trước: 1+2; 3+4; 5+6), cuối cùng là cả
nhóm cùng thảo luận và đưa ra ý kiến cuối cùng. Ghi kết
quả lên phiếu thảo luận.
Lưu ý: Gv cần quan sát và kịp thời hướng dẫn các nhóm
thảo luận chưa đúng với nội dung yêu cầu để đảm bảo ở
vòng 1 tất cả các em đều nắm được nội dung thảo luận
của nhóm mình.
Kết thúc vòng 1, học sinh các nhóm đổi vị trí theo kỹ
thuật mảnh ghép.
- Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh
việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định
cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di
chuyển trật tự/ồn ào.
Vòng 2 đổi nhóm: chia lớp thành 6 nhóm (sĩ số lớp 8 1
có 42 em), mỗi nhóm 7 học sinh.

Nhóm 7:
1. Nhắc lại về hướng địa
- Do ¾ diện tích là đồi núi, địa hình dốc,
hình của nước ta ? =>
mưa nhiều, lớp thảm thực vật mỏng
sông ngòi chảy theo
hướng địa hình

-

-

GV: Học sinh các nhóm mới lần lượt chia sẻ nội dung đã
được thảo luận tại vòng 1 cho nhau (4 phút)

GV: Qua việc thảo luận và chia sẻ. Các nhóm hãy cho
biết: Sông ngòi nước ta có mối quan hệ với các nhân tố
tự nhiên nào ?
- Cá nhân HS phải nghiên cứu, xem lại phần đã thảo luận
và được chia sẻ, dự kiến các nội dung trả lời điền vào bảng
cá nhân, và trao đổi với các bạn trong nhóm để cùng thống
nhất nội dung. Nhóm trưởng giao việc cho các nhóm nhỏ
đảm nhận trách nhiệm, nhóm trưởng chú ý quản lí thời
gian khi làm việc nhóm.
- Bước 3: Nhóm đại diện báo cáo phần thảo luận, các

Nhóm 3 + 6:
Nhắc lại về đặc điểm khí
hậu có tính chất theo mùa
=> chế độ nước phụ
thuộc vào chế độ mưa
theo mùa.
Nhóm 7:
Lượng phù sa chính là
lớp đất bị nước rửa trôi
Học sinh có trách nhiệm chia sẻ nội
=> như vậy trong điều
dung đã được thảo luận cho các bạn
kiện như thế nào thì lớp
khác nhóm ở vòng 1.
đất bị rửa trôi nhiều.
Sông ngòi nước ta có mối quan hệ với
các nhân tố tự nhiên:
+ Địa hình, địa chất
+ Hình dạng lãnh thổ

+ Khí hậu
- GV quan sát trao đổi

thêm ở các nhóm mới khi
các em cần trợ giúp.
-

-

Nước ta có hơn 2360 con sông dài trên
10km, phân bố rộng khắp.

Gv gợi ý học sinh gạch
chân các từ chìa khóa
trong phần thảo luận
vòng 1 và được chia sẻ
=> Hs nhận diện được
các nhân tố tự nhiên theo
Trang 5


nhóm lắng nghe, ghi chép, nhận xét, góp ý cho nhóm báo
cáo
- Bước 4: GV nhận xét đánh giá quá trình hoạt động của
các nhóm, đánh giá sản phẩm và chuẩn hóa kiến thức.
GV: Chứng minh mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc,
phân bố rộng khắp ?
- Kể tên và xác định trên lược đồ một số con sông tiêu biểu
chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung ?


-

Sông chảy theo hướng

yêu cầu câu hỏi.

+ TB – ĐN: sông Hồng, sông Mã, Sông

Tiền….
+ Vòng cung: sông Cầu, sông Thương….

-

Không trùng nhau vì mùa mưa ở các vùng khác nhau (khí hậu theo mùa)
Đê ngăn lũ

-

Màu đỏ. Sông có nhiều phù sa

-

Các em lấy số liệu các
con song trong SGK để
chứng minh.

- Quan sát bảng 33.1 em hãy cho biết mùa lũ trên các hệ

thống sông có trùng nhau không ? tại sao ?
- Quan sát hình ảnh con đê: hình ảnh này gợi cho em nhớ


điều gì ?
Gv mở rộng:
Đê ngăn lũ là một trong những biện pháp mà nhân dân ta
đã tiến hành khắc phục thiệt hại trong mùa lũ. Từ thời các
vua Trần đã cho đắp đê ngăn lũ bảo vệ mùa màng và con
người.
GV: Các em có nhận xét gì về màu sắc của dòng nước ? Vì
sao nước sông có màu sắc như vậy ?

Chuyển ý:
Như vậy qua phần bài tập vừa rồi các em đã thấy rõ được các yếu tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu, hình dạng lãnh thổ và các yếu tố
khác đã tác động rất lớn đến đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. Từ những đặc điểm chung của sông ngòi đã mang đến cho chúng ta
những giá trị như thế nào ? Mời các em bước qua phần 2: Giá trị của sông ngòi

Trang 6


TIỂU KẾT
1. Đặc điểm chung

a). Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
b). Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là TB - ĐN và vòng
cung.
c). Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau
rõ rệt.
d). Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.

HOẠT ĐỘNG 2. Khám phá giá trị của sông ngòi và vấn đề bảo vệ dòng sông
1. Mục tiêu

- Xác định được giá trị của sông ngòi đối với tự nhiên, đời sống, các hoạt động sản xuất của con người.
- Sử dụng tranh ảnh, video...để nhận biết hiện trạng ô nhiễm sông ngòi.
- Thể hiện ý thức, thái độ và hành động sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn nước.
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề, động não, hợp tác
3. Phương tiện
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh về dòng sông
4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt của học sinh
Phương án gợi mở
HĐ: Trò chơi “KHÁM PHÁ GIÁ TRỊ  Giá trị
NHỮNG DÒNG SÔNG”
- Thủy điện,
Bước 1: Phổ biến luật chơi
- Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất
1. Mỗi nhóm sẽ nhận được một bộ
- Xem lại nội dung các bức
- Du lịch,
tranh ảnh (8 bức tranh khác nhau)
ảnh để nhóm cho phù
- Giao thông vận tải,
Trang 7


về các hoạt động trên dòng sông.

2. Hãy dán những bức tranh vào vị
trí phù hợp trên bảng nhóm
3. Nhóm nào xong trước sẽ phất cờ
báo hiệu, nhóm được ưu tiên
thuyết trình
Bước 2: Nhóm đại diện trình bày, mời
các nhóm khác nhận xét
Bước 3: GV chốt kiến thức

-

Nuôi
trồng
thủy
sản…
- HS dán các bức tranh vào các vị trí thích hợp và thuyết
trình được theo hướng
+ giá trị của sông ngòi
+ nguyên nhân ô nhiễm
+ hậu quả

hợp với nội dung
Gợi ý các nhóm: chia cho
các thành viên cùng làm
sẽ nhanh hơn 1 người
làm

Giáo viên mở rộng: Sông ngòi có nhiều giá trị. Có những giá trị gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của chúng ta. Chính vì nhiều
giá trị to lớn như vậy nên lịch sử loài người luôn gắn bó với những dòng sông, tạo nên những nền văn minh lớn. Ở Việt Nam chúng ta có
nền văn minh sông Hồng, là nền văn minh lúa nước đầu tiên ở Đông Nam Á, với những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ cho tới

ngày hôm nay. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này trong những bài học khác của những môn học khác nhé.
Bên cạnh những giá trị về kinh tế văn hóa. Từ xa xưa ông cha ta cũng đã biết dựa vào những dòng sông để bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ đất nước mình. Các em hãy nhớ lại những kiến thức đã được học và kể ra một số chiến thắng của quân và dân ta trên các dòng sông ?
1. Chiến thắng Bạch Đằng (Ngô Quyền – năm 938 – quân Nam Hán)
2. Chiến thắng Bạch Đằng (Lê Hoàn - năm 981 – quân Tống)
- Sông ngòi cũng được các nhà thơ, nhà văn sáng tác thành những bài thơ, bài ca ghi đậm dấu ấn quê hương Việt Nam
 Nước sông còn được người dân dùng để sinh hoạt, do vậy nước sông bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe của con
người.
1. Nguồn nước nhiễm Natri (Na) => gây bệnh cao huyết áp, tim mạch
2. Nguồn nước nhiễm Chì (Pb) => ung thư da
Nguồn nước nhiễm Lưu huỳnh (S) => gây bệnh tiêu hóa
TIỂU KẾT
2. Giá trị của sông ngòi

Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: Thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông vận tải, bồi đắp phù sa, du lịch, đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản...
3. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
- Thực trạng: Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm.
- Nguyên nhân: mất rừng đầu nguồn, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, ý thức bảo vệ nguồn nước kém...
Trang 8


- Giải pháp:

+ Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước các dòng sông của mỗi người dân.
+ Nuôi trồng và khai thác hợp lí các nguồn lợi thủy sản.
+ Xử lí các loại nước thải trước khi thải ra sông, suối…
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.

HĐ: Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Gv: Bản thân các em đang là học sinh, em
sẽ có hành động gì để bảo vệ sự trong sạch
cho các dòng sông ?

-

Tuyên truyền
Cùng tham gia bảo vệ

HĐ: KỸ NĂNG THOÁT HIỂM
Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, ao hồ rộng khắp cả nước. Đi đến đâu chúng ta cũng bắt gặp những ao hồ, sông suối. Vậy những mặt
nước rộng đó có thể mang đến cho chúng ta những rủi ro gì ?
• Nếu gặp 1 người đang chới với giữa dòng nước em sẽ làm gì ?
• Các em nên đi học bơi để nâng cao sức khỏe và phòng vệ cho bản thân
Kết bài: Sông ngòi có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố tự nhiên và đem lại những lợi ích to lớn đối với đời sống của con người.
Để dòng sông được bảo vệ, chúng ta cần ý thức trách nhiệm tới việc phát triển bền vững qua đó khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lợi từ
sông ngòi.
IV.
1.

V.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Cho học sinh nhắc lại các nội dung chính và hoàn thành sơ đồ tư duy của bài. Chú ý gợi mở thêm việc học sinh vẽ chi tiết các
nội dung sau khi hoàn thành sơ đồ cơ bản.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Em hãy cho biết, lượng phù sa sông ngòi nước ta lớn như vậy đã có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống người
dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?
2. Các hồ thủy lợi, thủy điện có giá trị như thế nào tới đời sống và sản xuất của người dân ?


VI. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
Trang 9


1. Trong hoạt động giao thông đường thủy. Khi tàu thuyền chở hàng di chuyển từ cửa rông ra biển người ta sẽ tăng khối lượng vận
chuyển, còn từ biển vào cửa sông phải giảm khối lượng vận chuyển ?
2. Tại sao một số con sông ở vùng Tây Nguyên có thể xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện trên cùng một dòng sông ?

VII.

HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Làm bài tập 3 – SGK trang 120
2. Tìm hiểu trước bài 34: Các hệ thống sông lớn
3. Tìm hiểu câu trả lời cho phần vận dụng và mở rộng

Ngày 15/3/2018
Người soạn

GV 181

Trang 10


Trang 11



×