Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bộ đề thi chọn HSG quốc gia môn địa lý lớp 12 các năm từ 2015 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: ĐỊA LÍ
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 14/9/2018
________________
Đề thi này có 02 trang

Câu 1: (3,0 điểm)
a) Phân tích tác động của địa hình đến chế độ nước sông trên thế giới.
b) Tại sao biên độ nhiệt độ năm cao dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao?
Câu 2: (2,0 điểm)
Phân tích mối quan hệ của quá trình đô thị hóa và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Việt Nam.
Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) So sánh các đặc điểm về điều kiện hình thành địa hình và đất giữa Đồng bằng
sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Giải thích tại sao Nam Bộ nằm gần Xích đạo nhưng nhiệt độ trung bình vào
đầu mùa hạ vẫn thấp hơn nền nhiệt độ vào đầu mùa hạ ở Bắc Trung Bộ và Nam Tây
Bắc?
Câu 4: (3.0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương?
b) Nhận xét biểu đồ khí hậu Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để rút


ra đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta. Giải thích.
Câu 5: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nhận xét và giải thích sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
b) Căn cứ vào bảng số liệu sau, so sánh và nhận xét sự thay đổi tỉ suất di cư thuần
phân theo vùng ở nước ta năm 2010 và năm 2016.


TỈ SUẤT DI CƯ THUẦN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2010
VÀ NĂM 2016
(Đơn vị: ‰)
Năm

2010

2016

Đồng bằng sông Hồng

0,5

0,5

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- 3,9

- 2,5

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ


- 5,7

- 1,1

Tây Nguyên

- 0,4

- 2,4

Đông Nam Bộ

19,9

8,4

Đồng bằng sông Cửu Long

- 8,4

- 4,6

Vùng

(Nguồn: Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê 2017)
Câu 6: (3,0 điểm)
a) Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông
nghiệp nhiệt đới.
b) Tại sao đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là một chủ trương lớn của ngành thủy sản

nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Câu 7: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Tại sao nói việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp góp phần phát triển
bền vững ở Bắc Trung Bộ?
b) Giải thích vì sao đồng bằng sông Cửu Long lại trở thành vùng trọng điểm lương
thực, thực phẩm lớn nhất nước ta?
--- HẾT --Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục), không được
sử dụng các tài liệu khác.
Họ tên thí sinh: ...........................................................Số báo danh: .............................
Chữ ký của Giám thị 1: ..........................

Chữ ký của Giám thị 2: …....................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: ĐỊA LÍ
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 15/9/2018
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
a) Khí hậu địa trung hải có những đặc điểm gì? Vì sao kiểu khí hậu địa trung hải

lại có mưa vào mùa đông?
b) Trình bày các nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước và ý nghĩa
của sự tuần hoàn của nước trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2: (3,0 điểm)
a) Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học đều tác động đến quy mô dân số, tại sao
chỉ có gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số?
b) Tại sao ở các nước đang phát triển cần thiết phải chú trọng phát triển chăn nuôi?
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng
của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu nước ta.
b) Tại sao khí hậu nước ta mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa?
Câu 4: (3,0 điểm)
a) Vì sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ
và đồng bằng sông Hồng, trong khi đó miền Nam hầu như lại không chịu ảnh
hưởng?
b) Trình bày sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và
Trường Sơn Nam.


Câu 5: (2,0 điểm)
Phân tích mối quan hệ giữa dân số và lao động, việc làm của nước ta hiện nay.
Câu 6: (3,0 điểm)
a) Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
b) Việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với ngành
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta?
Câu 7: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Giải thích tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn tập trung đông dân và phát triển
kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?
b) So sánh việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc
Bộ.

--- HẾT --Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục), không được sử
dụng các tài liệu khác.

Họ tên thí sinh: .......................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................

Chữ ký của Giám thị 2: ..................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: ĐỊA LÍ
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 15/9/2017
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
a) So sánh frông và dải hội tụ nhiệt đới.
b) Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ.
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Trình bày sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hình quần cư thành thị và quần cư
nông thôn.
b) Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất
nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?

Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nhận xét sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây ở nước ta.
b) Nêu thế mạnh về tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đối với phát triển
nông nghiệp.
Câu 4: (3.0 điểm)
a) Độ cao đồi núi nước ta đã ảnh hưởng đến sự phân hóa đất như thế nào?
b) Chứng minh tác động của gió mùa và địa hình đã tạo nên sự khác biệt về thiên
nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 5: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự
phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ.
Câu 6: (3,0 điểm)
a) Vì sao nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?


b) Giải thích tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta lại được
phát triển mạnh mẽ?
Câu 7: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh điều kiện tự nhiên
ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung
Bộ.
--- HẾT --Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục), không được
sử dụng các tài liệu khác.

Họ tên thí sinh: ................................................................... Số báo danh: .............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................

Chữ ký của Giám thị 2: …....................



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: ĐỊA LÍ
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 16/9/2017
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
a) Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo có quan hệ gì tới việc hình thành động
đất, núi lửa ở Nhật Bản?
b) Khí áp có ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế
giới?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Tại sao cây công nghiệp thường trồng tập trung theo vùng?
b) Vì sao trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp năng lượng luôn đi
trước một bước?
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
b) Tại sao đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mà hệ thống sông
Hồng hay gây ra lũ lụt, có chế độ nước thất thường, còn hệ thống sông Cửu Long lại
điều hòa hơn?
Câu 4: (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích sự phân

hóa theo không gian và thời gian của chế độ nhiệt ở nước ta.
b) Tại sao các dãy núi ở nước ta lại có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng
vòng cung?
Câu 5: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô
thị giữa 2 vùng: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.


Câu 6: (3,0 điểm)
a) Trình bày vai trò của ngành thương mại.
b) Giải thích nguyên nhân tại sao vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,
Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng cao nhất về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước?
Câu 7: (3,0 điểm)
a) Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được
phát huy một cách hiệu quả. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên.
b) Tại sao tình trạng xâm nhập mặn lại diễn ra nghiêm trọng ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long?

--- HẾT --Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục), không được sử
dụng các tài liệu khác.

Họ tên thí sinh: .......................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................

Chữ ký của Giám thị 2: ..................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2016-2017

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Địa lý - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
Trình bày đặc điểm cơ bản của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.
Câu 2: (4,0 điểm)
Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông
nghiệp ở nước ta.
Câu 3:(6,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Hãy kể tên các cảng biển của vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào
Nam. Xếp các cảng biển vào các tỉnh, thành phố tương ứng.
b) Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?
Câu 4: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Diện tích và số dân phân theo các vùng của nước ta năm 2015
Diện tích
Số dân
2
(Km )
(Nghìn người)
Cả nước
330.966,9

91.713,3
Trung du và miền núi Bắc Bộ
101.369,1
13.015,0
Đồng bằng sông Hồng
14.957,7
19.714,3
Bắc Trung Bộ
51.455,6
10.472,9
Duyên hải Nam Trung Bộ
44.376,8
9.185,0
Tây Nguyên
54.641,0
5.607,9
Đông Nam Bộ
23.590,7
16.127,8
Đồng bằng sông Cửu Long
40.576,0
17.590,4
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2015
Các vùng

a) Tính mật độ dân số cả nước và các vùng ở nước ta năm 2015.
b) Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở các vùng của nước ta.


Câu 5: (4,0 điểm)

Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng lúa của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012 – 2015.
Đơn vị: Ha
Trong đó
Năm
Tổng số
Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
2012
365.909
138.842
200.474
26.593
2013
373.406
141.259
200.660
31.487
2014
363.897
141.330
191.969
30.598
2015
366.961
141.536
196.873
28.552
Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Trăng 2015
a) Tính cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2012 – 2015.

b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của tỉnh Sóc Trăng
giai đoạn 2012 – 2015.
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục), không được
sử dụng các tài liệu khác.

--- HẾT --Họ tên thí sinh:................................................ Số báo danh: .........................
Chữ ký của Giám thị 1: ....................... Chữ ký của Giám thị 2: ....................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 CẤP TỈNH

Năm 2017
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Đề chính thức
Môn: ĐỊA LÝ
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
a) Thế nào gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh? Chuyển động biểu kiến của Mặt
Trời giữa hai chí tuyến diễn ra như thế nào?
b) Giải thích hiện tượng mùa ở hai bán cầu.
Câu 2: (5,0 điểm)
a) Giải thích nguyên nhân hình thành gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch và gió mùa.
b) Trình bày mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành

các dạng địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 3: (4,0 điểm)
a) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư trên thế giới.
b) Việc khai thác, chế biến khoáng sản và khai thác tài nguyên nông lâm
nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến môi trường các nước đang phát triển?
Câu 4: (3,0 điểm)
a) Trình bày vai trò của ngành chăn nuôi.
b) Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới ngày càng phát triển?
Câu 5: (2,0 điểm)
Phân tích vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội các nước
Đông Nam Á.
Câu 6: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
Đơn vị: tỉ USD
Năm
1990
1995
2000
2005
2012
Xuất khẩu
287,6
443,1
479,2
595,7
798,9
Nhập khẩu
235,4
335,9
379,5

516,7
885,9
a) Tính cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2012.
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản
giai đoạn 1990 – 2012.
------ Hết -----Họ tên thí sinh: .........................................................Số báo danh: ...............................
Chữ ký của Giám thị 1: .....................................Chữ ký của Giám thị 2::.....................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2017-2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Địa lý - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
Trình bày đặc điểm dân số của nước ta. Cơ cấu dân số trẻ có tác động như thế
nào đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Câu 2: (3,0 điểm)
Nêu vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống. Tại sao các hoạt động dịch
vụ ở nước ta phân bố không đều?
Câu 3: (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ PHÂN THEO CÁC VÙNG CỦA NƯỚC TA

NĂM 2016
Các vùng
Cả nước

Diện tích

Số dân

(Km2)

(Nghìn người)

331.230,8

92.695,1

Trung du và miền núi Bắc Bộ

95.222,3

11.984,3

Đồng bằng sông Hồng

21.260,3

21.133,8

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ


95.871,3

19.798,8

Tây Nguyên

54.508,0

5.693,2

Đông Nam Bộ

23.552,6

16.424,3

Đồng bằng sông Cửu Long

40.816,3

17.660,7

a) Tính mật độ dân số trung bình phân theo vùng của nước ta năm 2016.
b) Nhận xét sự phân bố dân cư theo các vùng ở nước ta. Giải thích vì sao
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân cư đông đúc nhất cả nước?
Câu 4: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Nêu ý nghĩa vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với phát
triển kinh tế xã hội.
b) Trình bày những hạn chế về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội ở

Trung du và miền núi Bắc Bộ


Câu 5: (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA TỈNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 2007 – 2016
Năm

Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)

2007

325,4

1.602,5

2010

349,6

1.966,6

2013

373,5

2.220,0

2016


357,3

2.123,2

a) Tính năng suất lúa của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007 – 2016.
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng lúa của tỉnh
Sóc Trăng giai đoạn 2007 – 2016.
--- HẾT --Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục), không được
sử dụng các tài liệu khác.

Họ tên thí sinh: ........................................................... Số báo danh: .........................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................... Chữ ký của Giám thị 2: ............................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2016-2017

ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÝ - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 17/9/2016
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
Quy luật địa đới thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất như thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm)

Phân biệt sự khác nhau giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Giải thích tại sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
b) Tại sao feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta?
Câu 4: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Trình bày vai trò của địa hình đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta.
b) Giải thích vì sao chế độ nước của sông Hồng lại thất thường?
Câu 5: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm phân
bố dân cư ở Tây Nguyên.

1


Câu 6: (3,0 điểm)
a) Giải thích tại sao ở nước ta cây công nghiệp lâu năm được chú trọng phát
triển?
b) Tại sao nền kinh tế thị trường, thương mại lại có vai trò đặc biệt quan trọng?
Câu 7: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
Trình bày vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
vùng Đông Nam Bộ. Nêu nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm
môi trường biển, đảo.
--- HẾT --- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục); không được
sử dụng các tài liệu khác.
- Giám thị không giải thích gì thêm.


Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................

Chữ ký của Giám thị 2: ..................

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2015-2016

Đề chính thức

Môn: Địa lí - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 26/9/2015
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
Vai trò của gió đối với khí hậu như thế nào? Tại sao càng vào sâu lục địa, biên
độ nhiệt năm càng lớn?
Câu 2: (2,0 điểm)
So sánh sự khác nhau về đặc điểm đô thị hóa giữa hai nhóm nước phát triển và
đang phát triển.
Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) So sánh đặc điểm sông ngòi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền

Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
b) Giải thích tại sao thủy chế sông Cửu Long khá điều hòa.
Câu 4: (3,0 điểm)
Tại sao nói trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò chủ yếu nhất
đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta?
Câu 5: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) So sánh sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long.
b) Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự giống và khác nhau trong phân bố
dân cư của hai vùng đồng bằng trên.
Câu 6: (3,0 điểm)
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP TRONG TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
NGÀNH TRỒNG TRỌT (giá so sánh 2010)
Đơn vị: tỉ đồng
Năm
2005
2007
2010
2013
Cây công nghiệp
78.970
91.297,2 105.336,3 120.783,9
Các cây khác
252.454,4
262.383
291.397,3 322.170,5
Tổng số
331.424,4 353.680,2 396.733,6 442.954,4
a) Nêu nhận xét giá trị sản xuất cây công nghiệp và tỉ trọng giá trị sản xuất cây

công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
b) Giải thích ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trường của việc phát triển cây công
nghiệp ở nước ta.


Câu 7: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các điều kiện
tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Việc phát
triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên có ý nghĩa như
thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục), không
được sử dụng các tài liệu khác.
--- HẾT --Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: ...............................
Chữ ký của Giám thị 1: ...............................Chữ ký của Giám thị 2:...............


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2013-2014

Đề chính thức

Môn: Địa lí - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 21/9/2013
________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (3,0 đ)

Nếu như trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất không tự quay
và trục Trái Đất không nghiêng mà vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì sẽ có
những hệ quả địa lí nào?
Câu 2: (2,0 đ)
Nêu những khác biệt cơ bản trong quá trình đô thị hóa của các nước phát triển
và các nước đang phát triển.
Câu 3: (3,0 đ)
Nêu khái quát về Biển Đông. Tại sao khí hậu nước ta lại mang nhiều đặc tính
của khí hậu hải dương khác với nhiều nước có cùng vĩ độ ?
Câu 4: (3,0 đ)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh những đặc
điểm khác nhau về tự nhiên giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long.
Câu 5: (3,0 đ) Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA.
(Nghìn người)
Năm
2000
2009
Tổng số
37609,6
47743,6
Trong đó khu vực I
24480,6
24788,5
a) Hãy tính tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản) trong cơ cấu lao
động có việc làm cả nước năm 2000 và năm 2009.
b) Giải thích vì sao có sự thay đổi tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu lao động có
việc làm cả nước năm 2009 so với năm 2000.
Câu 6: (3,0 đ)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày điều kiện thuận
lợi về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta. Nêu những mặt thuận lợi để
phát triển ngành thủy sản của tỉnh Sóc Trăng.
Câu 7: (3,0 đ)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:


a) Hãy kể tên 12 huyện đảo của nước ta. Các huyện đảo đó thuộc các tỉnh,
thành phố nào của nước ta?
b) Chứng minh rằng Đông Nam Bộ có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế
biển.
--- HẾT --Thí sinh được sử dụng Átlát địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục), không được sử
dụng các tài liệu khác.

Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: ...............................
Chữ ký của Giám thị 1: ...............................Chữ ký của Giám thị 2::...............


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH SÓC TRĂNG

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

Năm học: 2016-2017

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: ĐỊA LÍ - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 05/11/2016

________________
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
a) Tại sao ở xích đạo và ôn đới mưa nhiều, ở chí tuyến và cực mưa ít?
b) Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông, mực nước ngầm như
thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Quá trình đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi của quần cư
nông thôn hiện nay?
b) Trình bày vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Tại sao lại có sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta?
b) Trình bày những thuận lợi và khó khăn về đặc điểm tự nhiên của miền Nam
Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 4: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn
Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
b) Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
Câu 5: (2,0 điểm)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm dân số nước ta đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.


Câu 6: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh công
nghiệp dầu khí là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
Câu 7: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai vùng
chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.


--- HẾT --- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục); không được
sử dụng các tài liệu khác.
- Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................

Chữ ký của Giám thị 2: ..................



×