SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 15/9/2017
________________
Đề thi này có 01 trang
Câu 1 (8.0 điểm):
Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người,
chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó?
Phải chăng…
Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ
mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.
Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể
vượt qua bất kỳ rào cản nào.
Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người
chạy cuối cùng.
Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến
thắng.
Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?… Hay là tất cả?…
()
Anh/chị hãy viết một bài văn để trả lời cho câu hỏi “Cuộc sống của bạn là
đường chạy nào?”
Câu 2 (12.0 điểm):
Thơ những năm kháng chiến chống Pháp đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.
Tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến là những
cảm hứng chính. [...] Một số nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca với những xu hướng
khác nhau.
(Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017)
Bằng việc phân tích các bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc (trích)
của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--- HẾT --Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................
Chữ ký của Giám thị 2: ..................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 16/9/2017
________________
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
Người không chịu học hỏi luôn lặp lại những sai lầm. Người chịu học hỏi luôn
tích lũy kinh nghiệm sau những thất bại xảy đến. Vấn đề ở đây không phải liệu bạn
thành công hay thất bại, mà liệu bạn có chịu học hỏi hay không.
(Benjamin Barber)
Câu 2: (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Công việc của nhà văn không đơn thuần chỉ là miêu tả, thể
hiện, và công việc của người đọc cũng không đơn thuần chỉ là tái hiện trong trí tưởng
tượng và cảm xúc của mình những gì tác phẩm nói tới. Xuyên qua nội dung cụ thể
của tác phẩm, ở cấp độ cao hơn, sâu hơn, bao giờ cũng là nội dung khái quát (hay
nội dung tư tưởng) của nó. (Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục,
2003).
Bằng tri thức văn học của mình, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
--- HẾT ---
Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................
Chữ ký của Giám thị 2: ..................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 17/9/2016
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
Người bi quan để cơ hội chìm vào khó khăn, người lạc quan biến khó
khăn thành cơ hội (Harry Truman).
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2: (12,0 điểm)
Văn học nuôi dưỡng lòng đồng cảm với đồng loại, kích thích khát vọng
vượt lên trên cái tầm thường, hữu hạn để sống cuộc đời cao đẹp và có ý nghĩa
hơn.
(Ngữ văn 12 nâng cao, tập hai, Nxb Giáo dục, 2008)
Bằng tri thức văn học của mình, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
----- HẾT -----
Họ tên thí sinh: .............................................................Số báo danh: ..................
Chữ ký của Giám thị 1: ............................. Chữ ký của Giám thị 2: ....................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 CẤP TỈNH
Năm 2017
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
Môn: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm) Đọc câu chuyện sau:
PHẦN THƯỞNG
Khi nghệ sĩ lừng danh Burt Lancaster còn là một đứa trẻ nghèo ở New York, ông
vẫn thường có những giấc mơ rất trẻ con về những que kem Socola quyến rũ. Lúc đó đồng
25 cents đối với ông là cả một gia tài.
Một ngày kia đi ngang qua một ngân hàng, cậu bé Burt bất chợt thấy một tờ 20 đô la
nằm dưới đất chỗ bãi đậu xe. Đó là số tiền lớn nhất Burt từng thấy, khiến trái tim cậu như
muốn nhảy khỏi lồng ngực. Cậu cúi xuống lượm tờ giấy bạc bỏ vào túi quần và liên tưởng đến
ngay những que kem cũng như những món đồ chơi mà cậu từng mơ ước. Nhưng ngay lúc đó,
có một phụ nữ đứng tuổi với vẻ mặt hốt hoảng đi đi lại lại tìm kiếm dưới đất. Thấy cậu bé bà
liền hỏi: “Con có thấy tờ 20 đô la của Bà đánh rơi không?”. Bà giải thích đó là số tiền mà cả
gia đình đông đúc của bà phải sống nhờ vào cho đến hết tháng này, vừa kể bà vừa khóc: “Bà
không biết sẽ phải làm gì nếu không tìm ra nó. Chắc có lẽ nó rớt đâu đây thôi…”.
Những ngón tay của Burt siết chặt vào tờ giấy bạc, trong đầu cậu bé, những món đồ cậu
mua với số tiền to lớn đó lần lượt hiện ra. Rất dễ để trả lời: “Con không thấy tờ giấy bạc nào hết”
và bước đi. Nhưng thay vào đó, cậu bé rút tờ giấy bạc ra và nói: “Con lượm được nó đây!”.
Sự vui mừng lộ rõ trên khuôn mặt đầy lo âu của bà làm ấm lòng cậu bé. Bà cám ơn
và bước đi.
Ngôi sao điện ảnh Burt Lancaster nhớ lại. Đó là giây phút hạnh phút nhất đời ông.
(Trích Tuyển tập các câu chuyện giáo dục nhân cách,
tập 1, Nxb Văn hóa- Thông tin, 2011)
Bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2: (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, trào
phúng như một đặc điểm nổi bật, là một sở trường, là yếu tố tạo nên sức mạnh nghệ thuật.
(Theo Trần Đăng Suyền, Nhà văn - hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, 2003).
Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang
gia – Trích Số đỏ (Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, 2014), hãy làm sáng tỏ nét độc đáo
trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
------ Hết -----Họ tên thí sinh: ...................................................................Số báo danh: ..............................
Chữ ký của Giám thị 1: .......................................Chữ ký của Giám thị 2::.............................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
Năm học 2017-2018
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Môn: NGỮ VĂN (Chuyên)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 02 trang
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HAI BÀN TAY
Tại thành phố Sài Gòn năm 1911, khi Bác Hồ 21 tuổi. Một hôm, anh Ba - tên của
Bác Hồ lúc bấy giờ - được một người bạn đưa đi xem đèn điện trước của tiệm cà phê của
Pháp, xem chiếu bóng và máy nước. Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy. Rồi anh
được người bạn mời ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên trong đời anh mới biết mùi kem.
Hai người bạn dắt nhau đi khắp thành phố, và tất cả những cảnh tượng của thành phố
đầy rẫy những bất công ấy đập vào mắt họ. Đột nhiên, anh Ba hỏi người bạn:“Anh Lê,
anh có yêu nước không?”. Người bạn ngạc nhiên và đáp:“Tất nhiên là có chứ”. Anh Ba
hỏi tiếp: “Anh có thể giữ bí mật được không?. “Có”. “Tôi muốn đi nước ngoài, xem
nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp
đồng bào nước ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví dụ như khi
đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”. “Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?.
“Đây, tiền đây”, anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay ra:“Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta
sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?”. Bị lôi cuốn vì lòng
hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu,
anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa. Vài ngày sau, anh Lê không gặp lại Bác nữa.
Bác Hồ đã đi ra nước ngoài với hai bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác
nhau: phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết, phóng ảnh, vẽ đồ cổ mĩ nghệ Trung Quốc, dạy học,
viết báo… và đi khắp năm châu, bốn biển, để tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Ý
chí và nghị lực của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành – tức Bác Hồ của chúng ta lúc mới
21 tuổi – thật là lớn lao. Bác tin hai bàn tay của mình, sức mình và lòng yêu nước của
mình sẽ làm nên tất cả. Và niềm tin ấy đã thành sự thật: ra đi từ một đất nước nô lệ, lầm
than dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, khi trở về, Bác mang lại tự do, độc
lập, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.
(Trích Những kỷ niệm cảm động về Bác Hồ, Nxb Văn hóa Thông tin, 2008)
a) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong hai câu sau:
- Một hôm, anh Ba – tên của Bác Hồ lúc bấy giờ – được một người bạn đưa đi xem
đèn điện trước của tiệm cà phê của Pháp, xem chiếu bóng và máy nước.
- Ý chí và nghị lực của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành – tức Bác Hồ của chúng
ta lúc mới 21 tuổi – thật là lớn lao.
b) Kể tên những nghề nghiệp mà Bác Hồ đã làm khi ra nước ngoài? Mục đích của
Bác ra nước ngoài là để làm gì?
1
c) Câu trả lời của Bác Hồ: “Đây, tiền đây”, anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay
ra:“Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi....”. Với niềm
tin vào hai bàn tay của mình, sức mình, Bác Hồ (anh Ba), quyết tâm chọn con đường đi
nước ngoài; còn anh Lê “Nhưng sau suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không
đủ can đảm để giữ lời hứa”, anh Lê đã ở lại. Suy nghĩ của anh/chị về cách chọn lựa của
mỗi người?
d) Từ sự thành công của Bác, anh/chị rút ra bài học gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 đ) Từ câu chuyện trên, viết một đoạn văn (độ dài 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của niềm tin đối với cuộc sống con người.
Câu 2: (5,0 đ)
Cho đoạn trích sau:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2006)
Phân tích làm nổi bật cuộc “hội ngộ” giữa người và trăng qua đoạn thơ trên.
Từ đó, nêu suy nghĩ của anh/chị về đạo lí “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống hôm nay.
------ Hết ------
Họ tên thí sinh: .................................................................. Số báo danh ..................................
Chữ kí giám thị 1: ............................................ Chữ kí giám thị 2: ..........................................
2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
Năm học 2017-2018
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Môn: NGỮ VĂN (Không chuyên)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 02 trang
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NỤ CƯỜI PHÊ PHÁN
Dịp đó Bác đi công tác xa một tháng. Lớp trẻ chúng tôi như lũ học trò lợi
dụng lúc vắng thầy để xả hơi tí chút. Trong những buổi tập, anh em chúng tôi
thường tự “co dãn”, “bớt xén” thời gian. Có những buổi “lỡ quên” tập luyện. Đến
bữa được tin Bác đi công tác sắp về nhà, anh em chúng tôi bấm nhau ra bãi tập lấy
chân đào xới cật lực để cho ra cái điều là lúc nào chúng tôi cũng nghiêm túc với
nhiệm vụ. Bạn đọc thông cảm cho, dẫu sao lúc ấy chúng tôi đang ở lứa tuổi 20 “ăn
không no, lo không đến”. Sau khi thấy bãi tập đã nhào nhuyễn như mảnh ruộng đã
cày sâu, bừa kĩ, chúng tôi an tâm chờ đón Bác về. Nhưng “hàng giả” thì sao được
như “hàng thật”! Vì bên lề bãi tập còn những chỗ “rêu phong dấu giày” mà chúng
tôi không để ý.
Bữa sau, khi Bác đi ngang qua chỗ chúng tôi “hăng hái” tập luyện, tôi bỗng
thấy Bác mỉm cười. Nhìn theo hướng Bác nhìn, chúng tôi nhanh chóng phát hiện ra
chỗ “rêu phong dấu giày” đó. Nụ cười của Bác thì quá đỗi hồn hậu nhưng anh em
chúng tôi thì rất băn khoăn. Sau đó, chúng tôi tìm dịp để “tự thú” với Bác, Bác chỉ
cười và nhắc nhẹ chúng tôi:
- Việc rèn luyện là phải tự mình thường xuyên và tự giác hơn.
(Trích Kể chuyện Bác Hồ, Nxb Văn học, 2015)
a) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành
chính – công vụ)?
b) Chỉ ra phương tiện liên kết và phép liên kết câu và nêu tác dụng chung của
chúng trong đoạn sau: Sau khi thấy bãi tập đã nhào nhuyễn như mảnh ruộng đã cày
sâu, bừa kĩ, chúng tôi an tâm chờ đón Bác về. Nhưng “hàng giả” thì sao được như
“hàng thật”! Vì bên lề bãi tập còn những chỗ “rêu phong dấu giày” mà chúng tôi
không để ý.
c) Trong văn bản trên, có nhiều từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Anh/chị
hãy giải thích nghĩa của từ “lỡ quên” và cụm từ“rêu phong dấu giày” (lưu ý là đặt
trong văn cảnh của nó). Từ đó, nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
d) Bài học rút ra từ câu chuyện trên?
1
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 đ) Từ câu chuyện kể về Bác ở trên, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (độ dài 200 chữ), suy nghĩ về đức tính trung thực của con người trong cuộc sống
ngày nay.
Câu 2. (5,0 đ) Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng
của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Anh/chị
hãy phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương để làm rõ ý kiến trên.
Văn bản
NÓI VỚI CON
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 2006)
------ Hết ------
Họ tên thí sinh: ........................................................... Số báo danh ..............................
Chữ kí giám thị 1: ....................................... Chữ kí giám thị 2:.....................................
2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH SÓC TRĂNG
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm học: 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 05/11/2016
________________
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
Bí quyết của sự thành công – nếu có – đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị
của người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của
mình (Henry Ford).
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2: (12,0 điểm)
Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào
đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là
người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử
nhất định.
(Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 2003)
Bằng tri thức văn học của mình, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
----- HẾT -----
Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................
Chữ ký của Giám thị 2: ..................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
NĂM HỌC 2015 – 2016
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
Môn: Ngữ văn (Chuyên)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ
tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện”
của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên,
một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn
vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ
đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết
sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như
của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một
vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những
món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối,
cháo hoa.
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con
với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một
vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến
mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa
như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những
thú quê thuần đức :
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…”
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
a) Lối sống giản dị của Bác Hồ được thể hiện qua những chi tiết nào trong
đoạn trích trên ? (0,5 điểm)
b) Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì:
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước
lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.
(0,5 điểm)
c) Mối quan hệ chặt chẽ về hình thức giữa hai đoạn văn trong phần trích
trên được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ in đậm) ? (1,0 điểm)
Trang 1
Câu 2: (3,0 điểm)
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc
lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền ximăng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một
mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt
trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên chiếc lá. Đến bờ bên kia,
con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài
kiến bé nhỏ kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành
trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn,
tập 5, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2014)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa
của văn bản trên.
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tấm lòng của tác giả Viễn Phương qua bài thơ Viếng
lăng Bác (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014).
---Hết---
Họ tên thí sinh: ................................................. Số báo danh: ...................................
Chữ ký của Giám thị 1: ..................................... Chữ ký của Giám thị 2: ..................
Trang 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2016-2017
TỈNH SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi này có 01 trang)
Môn: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Người đi săn và con vượn
(1) Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp
bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
(2) Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng, Bác thấy một con vượn lông xám đang
ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
(3) Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt
căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
(4) Người đi săn đứng im chờ kết quả…
(5) Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con,
rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
(6) Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi
ngã xuống.
(7) Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ
gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
(8) Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
(Theo Lep Tôn-xtôi)
a) Xét trong quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản trên, đoạn văn nào là
đoạn mở bài, đoạn văn nào là đoạn thân bài, đoạn văn nào là đoạn kết bài? (0,5 điểm)
b) Chỉ ra phương tiện liên kết và phép liên kết câu chính trong văn bản trên (0,5 điểm)
c) Phép lặp từ ngữ có tác dụng gì trong văn bản và nhấn mạnh điều gì? (0,5 điểm)
d) Nêu ngắn gọn ý nghĩa rút ra từ câu chuyện trên. (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm): Viết một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về tình
trạng an toàn thực phẩm hiện nay.
Câu 3: (5,0 điểm): Một trong những nét độc đáo trong Truyện Kiều là bút pháp xây
dựng nhân vật. Kết hợp bút pháp nghệ thuật cổ điển với nét bút hiện thực, Nguyễn Du đã
rất tài tình trong việc xây dựng hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú và sinh động.
Tài năng nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du thể hiện nổi bật ở việc khắc họa được bản
chất, tính cách, số phận nhân vật thông qua miêu tả diện mạo, cử chỉ, lời nói của nhân vật.
Bằng hiểu biết của em về các nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh, hãy
làm rõ ý kiến trên.
---Hết--Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :…………………………………… Số báo danh: ………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH SÓC TRĂNG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi này có 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN BẮT BUỘC
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:
a) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b) Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Câu 2 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả.
(0,5 điểm)
b) Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật?
(0,5 điểm)
c) Nêu ý nghĩa của hai câu thơ (diễn đạt từ 4-6 dòng):
(1,0 điểm)
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
II. PHẦN TỰ CHỌN
Thí sinh được chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b.
Câu 3a (7,0 điểm): Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính qua bài thơ
Đồng chí của Chính Hữu. Từ đó, liên hệ đến tình cảm của ba cô gái Nho, Thao, Phương
Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, đánh giá chung về tình
đồng đội trong hoàn cảnh chiến tranh.
VĂN BẢN
ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục)
Câu 3b (7,0 điểm). Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con
gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó, liên hệ đến nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du, đánh giá chung về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
--------HẾT--------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :……………………………………..Số báo danh: ……………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2013-2014
Đề chính thức
Môn: Ngữ văn - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 21/9/2013
_______________
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
Đọc câu chuyện ngụ ngôn sau:
THẦY BÓI XEM VOI
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy
nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người
ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho
voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai,
thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun (co lại) như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chần chẫn (tròn lẳn) như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có, Nó bè bè trông như cái quạt thóc
Thầy sờ chân bảo:
- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn (rất ngắn) như cái
chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai, thành ra
xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
(Theo Trương Chính, trích Ngữ Văn 6, NXB Giáo dục, 2011)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên?
Câu 2: (12, 0 điểm)
Cảm hứng nhân đạo của ba tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao), Hai đứa
trẻ (Thạch Lam), Vợ nhặt (Kim Lân).
--- HẾT --Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: ...............................
Chữ ký của Giám thị 1: ...............................Chữ ký của Giám thị 2::...............
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
NĂM HỌC 2014 – 2015
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức
Môn: Ngữ văn (Chuyên)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của
từ xuân trong các câu sau:
a)
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
b)
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
2. Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:
a)
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
(Ca dao)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Lão Hạc – Nam Cao)
Câu 2: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 8-10 câu) trình bày suy nghĩ của
em về tai hại của thói đua đòi.
Câu 3: (6,0 điểm)
Trong văn bản Tiếng nói văn nghệ, Nguyễn Đình Thi nhận định:
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta
sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn
chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức”.
(Trích Ngữ văn 9, Tập 2, trang 15, NXB Giáo dục, 2005)
Suy nghĩ của em về ý kiến trên? Qua đó, trình bày cảm nhận về một
bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
-----Hết----Họ tên thí sinh: ................................................. Số báo danh: .........................................
Chữ ký của Giám thị 1: ..................................... Chữ ký của Giám thị 2: ........................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2017-2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
________________
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm) Đọc câu chuyện sau:
Hai con hổ số phận khác nhau
Có hai con hổ, một con ở trong chuồng, một con nơi hoang dã.
Hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của bản thân mình không tốt, đôi bên
đều ngưỡng mộ đối phương, thế là chúng quyết định thay đổi thân phận với nhau.
Lúc mới bắt đầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng không lâu sau đó, hai con hổ
đều chết cả: một con vì đói mà chết, một con u sầu mà chết.
(Nguồn: />Suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Câu 2: (12,0 điểm)
Có thể nói trong văn học thành văn của Việt Nam tính đến cuối thế kỷ XIX,
chủ đề đạo đức lần đầu tiên được thể hiện tập trung nhất trong sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu, tiêu biểu là Lục Vân Tiên… Nguyễn Đình Chiểu đã làm cho
khái niệm đạo đức vượt ra khỏi khuôn khổ Nho giáo, mang một nội dung mới – đó
là đạo lý làm người, cách con người sống với nhau nhân nghĩa, tử tế.
(Lê Ngọc Trà, “Ý nghĩa của sáng tác Nguyễn Đình Chiểu”,
Lý luận và văn học, NXB Trẻ, 2005).
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lục Vân Tiên, hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
--- HẾT ---
Họ tên thí sinh: ........................................................... Số báo danh: .........................
Chữ ký của Giám thị 1: ........................... Chữ ký của Giám thị 2: ............................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2015-2016
Đề chính thức
Môn: Ngữ văn - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 26/9/2015
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
Anh/chị có đồng ý với câu nói: Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển
hách nhất. (Platon)
Câu 2: (12,0 điểm)
Bàn về phong cách văn học, có ý kiến cho rằng:
- Nếu tác giả không có lối đi riêng của mình thì người đó không bao giờ
là nhà văn cả... Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn
thực thụ. (Sê-khốp)
- Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn
(Lê Đạt)
Bằng tri thức văn học của mình, anh/chị hãy bình luận hai ý kiến trên.
--- HẾT ---
Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: ...............................
Chữ ký của Giám thị 1: ...............................Chữ ký của Giám thị 2:...............