Tải bản đầy đủ (.pdf) (419 trang)

65 bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.29 MB, 419 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời
Cho biển cả không còn hoang lạnh
Đứa ở đồng chua
Đứa vùng đất mặn
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngát xa khơi
Chia nhau tin vui
Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát
Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Ngày mai đảo sẽ nhô lên
Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền
Hoàng Sa, Trường Sa
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo à, đảo ơi!
Đảo Thuyền Chài, 4 - 1982
(Trích Hát về một hòn đảo - Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51)


Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ,
hình ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những quần đảo long
lanh như ngọc dát.
Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với những người lính đảo? (Trình bày khoảng 5
đến 7 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của
người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con - Người của mỗi sinh thể người.
Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi
nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của
mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào,
đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã
được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu,
con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay.
Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài
đồng cho người hành khất, có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được;
có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền
rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự
báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện
nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ.
1/2
Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm
trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.36-37)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?
Câu 8. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết

lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)


II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức.
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

Câu 2 (4,0 điểm)
Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
- Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ
đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn
ăn cây xương rồng luộc chấm muối
- Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? - Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.
- Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là
đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
- Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi.
- Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về,
cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!
- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi.
- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu Giá
mà lão uống rượu thì tôi còn đỡ khổ Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà
đánh
- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của
người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông
- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải
có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo?
- Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có
người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên
dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải
gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất
được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt
xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái
chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? - Đột nhiên tôi hỏi.
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.75-76)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó,
bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu
trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
2/2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đáp án - Thang điểm gồm có 02 trang)


Phần Câu Nội dung Điểm
ĐỌC HIỂU 3,0
1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. 0,25
2
Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những
từ ngữ, hình ảnh: trần trụi giữa trời, lều bạt, gian nan, có người ngã trước miệng cá
mập, có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
0,25
3
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh. (0,25 điểm)
- Hiệu quả: làm nổi bật vẻ đẹp của những quần đảo; thể hiện tình yêu, niềm tự
hào về biển đảo. (0,25 điểm)
0,50

4 Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc dành cho những người lính đảo. 0,50
5
Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 0,25
6
Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là do bệnh vô
cảm, do sự xuống cấp nghiêm trọng về ý thức nhân văn.
0,25
7
Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm: lo ngại, trăn trở 0,50
I
8
Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc trước hiện tượng: có những người
“chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô
héo dần”.
0,50

LÀM VĂN
1
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vấn đề: Việc rèn luyện kĩ năng
sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức
3,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,50
Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành
động

II




- Giải thích: Từ việc giải thích khái niệm kĩ năng sống và kiến thức, thí sinh nêu
khái quát nội dung ý kiến.
- Bàn luận
+ Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí.
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp,
có sức thuyết phục.
0,25


1,25




1

2
Phần Câu Nội dung Điểm
- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân.
0,25
d. Sáng tạo
0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2
Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích. Từ đó,
bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của Nguyễn
Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,50

Nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích; cách nhìn nhận cuộc sống và
con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và
vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật người đàn bà
hàng chài.
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích: cuộc đời, số
phận (nghèo khổ, bất hạnh ); tính cách, phẩm chất (cam chịu, giàu đức hi sinh,
thấu trải lẽ đời ); nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Bình luận về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh
Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:
+ Khám phá bản chất cuộc sống và con người ở góc độ thế sự bằng cái
nhìn đa diện, nhiều chiều (cuộc sống của người dân chài còn nhiều nghịch lí,
nhân vật người đàn bà vừa nhẫn nhục đến mức phi lí vừa có những phẩm chất
đẹp đẽ ).
+ Đánh giá về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn trong tác phẩm.
0,50

1,25


0,75

d. Sáng tạo
0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Hết
ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Số câu: 50 câu hỏi Thời gian làm bài: 60 phút
1. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) đã tái hiện vẻ đẹp
tráng lệ, hào hùng của con người và truyền thống văn hiến Tây Nguyên.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: văn hiến B: tráng lệ
C: truyện ngắn D: hào hùng
2. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học hiện đại là văn học thoát ra khỏi biện pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học
phương Tây.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: trung đại B: đổi mới
C: biện pháp D: phương Tây
3. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Nhìn chung, …………………… đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Văn học trung đại B: Văn học hiện đại
C: Văn học dân gian D: Văn học viết nói chung
4. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Những tay cướp biển người Vai-king từng giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên
những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm lược phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu.
Chọn 1 câu trả lời đúng

A: những tay cướp biển B: xâm lược
C: trù phú D: giương buồm
5. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Điểm yếu B: Khuyết điểm
C: Yếu điểm D: Nhược điểm
6. Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Rừng xà nu B: Người lái đò Sông Đà
C: Vợ chồng A Phủ D: Vợ nhặt
7. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Kể từ đó, cả con hẻm 84 này lúc nào cũng chìm trong nỗi kinh hoàng của ma túy gây ra, không người
nào dám bén mảng ra ngoài đường sau 10 giờ đêm.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: bén mảng B: kể từ đó
C: của D: lúc nào
8. Đọc đoạn trích sau và trả lời 6 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thường được cho là có liên
quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên
quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc
chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng. Vậy, những điều gì khiến cho con người có
chỉ số IQ cao hay thấp?
Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là những điều được nói đến nhiều nhất.
Khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng
từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho
đời sau của một gen. Cho đến gần đây hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta
cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu
là gen đã biến dị, hoặc bị tác động của yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông minh một phần là
do kế thừa từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những
kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8. Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong việc xác

định trí thông minh ở một số trường hợp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho lúc nhỏ được coi là rất quan
trọng. Chế độ dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi
trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu
các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển,
môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến
mất.
(*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi.
8.1. Theo đoạn trích, chỉ số thông minh được cho là có liên quan đến:
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và cách diễn đạt
B: kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và hành vi
C: kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và số lượng từ
D: kết quả công việc, học tập, sức khỏe, tuổi thọ và tính cách
8.2. Theo đoạn trích, con số 0,5 của hệ số di truyền ở trẻ KHÔNG nói lên điều gì sau đây?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Có sự tác động của môi trường đến trí thông minh của trẻ
B: Một nửa số gen của trẻ trong nghiên cứu là gen đã biến dị
C: Khả năng kế thừa của gen ở thế hệ sau là rất lớn
D: Trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ
8.3. Theo đoạn trích, chỉ số IQ của con người chịu tác động của những yếu tố nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Hệ số di truyền và vitamin
B: Điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng của đứa trẻ
C: Chế độ dinh dưỡng của người mẹ và đứa trẻ
D: Yếu tố di truyền và môi trường
8.4. Theo đoạn trích, tác động của yếu tố môi trường gia đình đối với chỉ số IQ của con người như thế nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ
B: Rất quan trọng đối với chỉ số IQ khi con người trưởng thành
C: Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của người mẹ

D: Quan trọng khi con người còn nhỏ và dần biến mất khi con người trưởng thành
8.5. Theo đoạn trích, hệ số di truyền được hiểu là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện sự kế thừa gen thông minh của bố mẹ
B: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện tỉ lệ di truyền trí thông minh từ thế hệ trước sang thế hệ
sau
C: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện số gen biến dị hoặc bị tác động bởi yếu tố môi trường
D: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ
sau
8.6. Chủ đề của đoạn trích là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh của con người
B: Vai trò của hệ số di truyền đối với trí thông minh của con người
C: Vai trò của di truyền và môi trường đối với chỉ số thông minh (IQ)
D: Chỉ số thông minh (IQ) và các thành tố liên quan
9. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Một …………………… của những người nuôi ong, nhà bảo tồn và những người ủng hộ an toàn thực
phẩm đã kiện chính phủ Mỹ về việc giới chức nước này ……………………… người dân sử dụng những
loại thuốc trừ sâu có thể gây hại cho ong.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: đoàn thể – thuận tình cho B: liên minh – cho phép
C: tập hợp – cấm D: liên quân – cáo buộc
10. Đọc đoạn trích sau và trả lời 4 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Người ta có một niềm tin đầy tính áp đặt và bất di bất dịch vào quyền lực vô biên của cơ học cổ điển. Hệ
thống cơ học của Niu-tơn đã vận hành tốt trong hơn hai trăm năm; đến mức, ở cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà
vật lí đã tin rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi sách giáo khoa Vật lí có thể khép lại mà không phải
viết thêm gì nữa. Có thể còn những vấn đề mới sẽ nảy sinh, nhưng những vấn đề ấy chắc chắn sẽ giải
quyết được trong khuôn khổ của vật lí Niu-tơn.
Tuy nhiên, bất chấp niềm tin đó, bước vào ngưỡng cửa thế kỉ XX đã bắt đầu xuất hiện một số vết rạn nhỏ
trong cơ học cổ điển mà người ta không thể phớt lờ đi được: có hai đặc tính nhỏ của ánh sáng chẳng phù

hợp vào đâu trong hệ thống này. Năm 1900, trong bài diễn văn đọc trước viện Hoàng gia, huân tước Ken-
vin, một nhà vật lí xuất sắc sau khi hết lời ca ngợi những chiến công của cơ học Niu-tơn đã đề cập đến hai
vấn đề còn chưa giải quyết được liên quan đến ánh sáng và gọi đó là “hai đám mây còn sót lại ở bức tranh
phong cảnh của Niu-tơn”. Nhưng việc xua tan được hai đám mây liên quan đến ánh sáng này hóa ra lại là
rất khó, bất chấp sự chú tâm của những trí tuệ mẫn tiệp nhất.
(*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi.
10.1. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Tính ưu việt của thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn
B: Quá trình phát triển thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn
C: Thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn và hạn chế của nó
D: Quyền năng vô hạn của thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn
10.2. Theo đoạn trích, “quyền lực vô biên của cơ học cổ điển” có thể được hiểu là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Thuyết cơ học cổ điển là cơ sở của mọi học thuyết vật lí khác
B: Thuyết cơ học cổ điển có thể giải quyết mọi vấn đề trong thế giới
C: Thuyết cơ học cổ điển có thể giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong vật lí
D: Thuyết cơ học cổ điển là học thuyết xuất sắc nhất của mọi thời đại
10.3. Theo đoạn trích, “hai đám mây” là hình ảnh thể hiện hai vấn đề như thế nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Chưa rõ ràng B: Vô nghĩa
C: Viển vông D: Phi thực tế
10.4. Từ “vết rạn” (được gạch chân trong đoạn trích) có thể được thay thế bằng từ nào sau đây?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Nhầm lẫn B: Vấn đề
C: Sai lầm D: Nghi vấn
11. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Về nghệ thuật, văn học từ thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã đạt được
những ………………… hết sức to lớn, gắn liền với kết quả ………………… về thể loại và ngôn ngữ.
Chọn 1 câu trả lời đúng

A: giá trị – khác biệt B: thành tựu – cách tân
C: thành công – to lớn D: thành tích – cách mạng
12. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Dự tính B: Dự thính
C: Dự kiến D: Dự liệu
13. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Cũng như bất cứ một loại hình ……………………… nào khác, trong đời sống ………………………
luôn có mối quan hệ qua lại giữa sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: văn hóa – khoa học B: khoa học – văn học
C: khoa học – nghệ thuật D: nghệ thuật – văn học
14. Tác phẩm nào KHÔNG thuộc giai đoạn văn học từ 1945 đến 1975?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Tây Tiến B: Sóng
C: Việt Bắc D: Đàn ghi ta của Lor-ca
15. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Bố tôi nhớ như in thời gian năm 1974 khi ông gặp mẹ tôi ở Tiền Giang và kết hôn với nhau cũng trong
năm đó, bởi theo ông đây là quãng thời gian hạnh phúc nhưng cũng khó khăn nhất của hai người.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: kết hôn với nhau B: của hai người
C: nhớ như in D: bởi theo ông
16. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân
thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị, tầm thường.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: tầm thường B: hồn nhiên
C: khát vọng D: chân thành
17. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Khẳng định “văn hóa soi đường cho ………………… đi”, Hồ Chí Minh đã thấy rõ ý nghĩa, vị trí, vai trò

của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội, con người, và xác định để hướng dẫn nhân dân thì “mình
phải làm ………………… cho người ta bắt chước”.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: dân sinh – mẫu B: quốc dân – mực thước
C: quốc gia – nguyên tắc D: quốc giáo – tấm gương
18. Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại . Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa
muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với
con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện
quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp
như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có
lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
(*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi.
18.1. Từ “ thảm hại” (được gạch chân trong đoạn trích) có nghĩa là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Đơn sơ, giản dị B: Xoàng xĩnh, tồi tàn
C: Thiếu thốn, tội nghiệp D: Nghèo khó, không đủ ăn
18.2. Từ “tính” trong câu nói “Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá” có nghĩa
giống với từ nào sau đây?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Thấy B: Định
C: Nghĩ D: Hiểu
18.3. Câu nói: “Này ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem ” có ý nghĩa gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Việc làm ăn thuận lợi sẽ đem lại hạnh phúc cho gia đình
B: Niềm tin và hi vọng vào việc làm ăn trong cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn
C: Biết chờ đợi sẽ mang đến cho con người niềm vui

D: Sự chăm chỉ sẽ đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn
18.4. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Sự thay đổi tốt đẹp của Tràng từ khi có vợ
B: Bữa cơm “thảm hại” trong ngày cưới của gia đình Tràng
C: Niềm vui của bà mẹ khi con trai mình có vợ
D: Tình cảm và hi vọng của con người trong khó khăn
18.5. Đoạn trích thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân ở phương diện nổi bật nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Sử dụng ngôi kể thứ nhất hợp lý và điểm nhìn linh hoạt
B: Miêu tả chân thực ngoại hình và tính cách nhân vật
C: Chọn tình huống đặc sắc và chi tiết tiêu biểu
D: Ngôn ngữ đối thoại sinh động và độc thoại nội tâm sâu sắc
19. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Ngoài việc giới thiệu tiêu chuẩn tuyển dụng, điều kiện làm việc tối ưu nhất, công ty còn tư vấn, định
hướng rõ ràng cho ứng viên để họ bước vào nghề và nhanh chóng thành công.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: việc giới thiệu B: tối ưu nhất
C: bước vào nghề D: còn tư vấn
20. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Tập tễnh B: Khập khiễng
C: Cà nhắc D: Tấp tểnh
21. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà ……………………… chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối
với quá trình ……………………… truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: nhân đạo – hiện đại hóa B: nhân ái – cá biệt hóa
C: nhân văn – thi vị hóa D: nhân đạo – cá tính hóa
22. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Tuyên ngôn độc lập là ……………………… lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về
việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt
Nam mới.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: văn phong B: văn tự
C: văn bản D: văn kiện
23. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Việc một số công ty du lịch tổ chức các tour đón khách đến nghỉ ngơi, tắm biển được mở ra tại đây đã
làm cho bãi biển khu vực này dần dần trở thành một khu du lịch nổi tiếng.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: đã làm cho B: dần dần trở thành
C: được mở ra D: việc
24. Nhà văn nào KHÔNG PHẢI là tác giả của thời kì văn học trung đại Việt Nam?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Nguyễn Du B: Nguyễn Bỉnh Khiêm
C: Nguyễn Bính D: Hồ Xuân Hương
25. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Các nhân vật trong tác phẩm văn chương nhiều khi đối thoại với nhau bằng ngôn ngữ nhưng thật ra họ chỉ
là những…………………… cho tư tưởng nghệ thuật của tác giả, còn người tiếp
nhận …………………… các tư tưởng ấy chính là độc giả.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: người đại diện – chân chính B: tuyên truyền viên – chính xác
C: người phát ngôn – đích thực D: người vận chuyển – đích đáng
26. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Đoạn trích Trao duyên thể hiện bi kịch tình yêu, thân thế bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều,
đồng thời cho thấy tài năng miêu tảnội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: thân thế B: bi kịch
C: cao đẹp D: nội tâm
27. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Cảm hứng ……………………………… rất phong phú, đa dạng: là âm điệu hào hùng khi đất nước chống
giặc ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong
cảnh thái bình, thịnh trị.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: nhân văn B: yêu nước
C: nhân đạo D: thế sự
28. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Nhỏ nhen B: Nhỏ mọn
C: Nhỏ nhặt D: Nhỏ nhẹ
29. Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Chữ người tử tù B: Chí Phèo
C: Hai đứa trẻ D: Số đỏ
30. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Cúi B: Bò
C: Chạy D: Đi
31. Đọc đoạn thơ sau và trả lời 5 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Quang Dũng, Tây Tiến)
(*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi.
31.1. Âm hưởng của đoạn thơ trên là gì?

Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Bi ai B: Bi tráng
C: Bi thương D: Bi lụy
31.2. Hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện nhiều nhất với vẻ đẹp nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Trẻ trung, tếu táo B: Ngang tàng, ngạo nghễ
C: Hào hùng, hào hoa D: Chân thực, giản dị
31.3. Đoạn thơ thể hiện phong cách thơ Quang Dũng như thế nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Lãng mạn, tài hoa B: Trữ tình, chính luận
C: Trữ tình, chính trị D: Uyên bác, hướng nội
31.4. Câu thơ: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" thể hiện ý nghĩa gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Những gian khổ mà người lính Tây Tiến gặp phải
B: Khí phách của người lính Tây Tiến
C: Những chiến công của người lính Tây Tiến
D: Sự mất mát hi sinh của những người lính Tây Tiến
31.5. Câu thơ "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Đảo ngữ, ẩn dụ B: Nhân hóa, ẩn dụ
C: Liệt kê, đối lập D: Đảo ngữ, nhân hóa
32. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) là câu chuyện về những người dân lao động vùng châu thổ Tây Bắc không
cam chịu áp bức, bóc lột của bọn thực dân, chúa đất, đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: cam chịu áp bức B: cuộc sống tự do
C: vùng lên phản kháng D: châu thổ Tây Bắc
33. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc hùng ca, cũng là khúc …………………… về cách mạng, về cuộc
kháng chiến và con người kháng chiến.

Chọn 1 câu trả lời đúng
A: tình ca B: trường ca
C: hòa ca D: hợp ca
34. Bài thơ nào KHÔNG thuộc phong trào Thơ mới?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Vội vàng B: Đây thôn Vĩ Dạ
C: Từ ấy D: Tràng giang
1
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C, D – LẦN 1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU
MÔN : NGỮ VĂN
Ngày 23 tháng 2 năm 2014
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
CÂU I: (2,0 điểm)
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) được trần thuật chủ yếu từ
điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu
truyện và khắc họa tính cách nhân vật ?
CÂU II (3,0 điểm)
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì
đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh).
Hãy viết một văn bản (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá hay quá trình
từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện?
Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

CÂU III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Sách Ngữ văn 12 Nâng cao có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng
nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một
hạnh phúc đời thường”.
Và có ý kiến cho rằng: “Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân
Quỳnh”.
Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình về các nhận xét trên.
- HẾT-
2
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C, D – LẦN 1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU
MÔN : NGỮ VĂN
Ngày 23 tháng 2 năm 2014
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Câu
Ý
Nội dung
Điể
m
I Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) được trần thuật
chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như
thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật ?
2,0
1
.
− Truyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt - một
chiến sĩ Quân giải phóng - bị thương phải nằm lại chiến trường. Dòng nội tâm của

nhân vật Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất đi).
0,5
2
.
− Cách trần thuật này làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn; kết cấu truyện
linh hoạt, tự nhiên: có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự
và trữ tình. . .
0,5
3
.
− Mỗi lần Việt hồi tưởng, một số sự kiện được chắp nối và hình ảnh các thành
viên trong gia đình lần lượt hiện ra, được tô đậm dần dần. Đồng thời qua đó nhân
vật cũng bộc lộ rõ tính cách và tâm hồn của mình, đặc biệt là trong mối quan hệ
với các thành viên trong gia đình.
- Cách trần thuật này chứng tỏ Nguyễn Thi là ngòi bút có năng lực phân tích tâm lí
sắc sảo.
1,0
II
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách
nhiệm thì đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh). Hãy viết một văn bản
(khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
3,0
1 Nêu vấn đề 0,5
2 Giải thích
- Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau
của con người trong xã hội.
0,5
3
- nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được
trân trọng, tôn vinh khi người lao động đã cống hiến hết mình cho xã hội, làm tròn

trách nhiệm của mình.

Ý cả câu: Trong xã hội, không có nghề thấp hèn mà nghề nào cũng cao quý, cũng
đáng trân trọng. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng
khi đã đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội.
3 Bàn luận vấn đề
* Nghề nào cũng cao quý: Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có
đặc điểm, vị trí riêng, không thể thay thế trong đời sống xã hội.
* Con người làm vẻ vang nghề nghiệp: Làm nghề gì, người lao động cũng cần
nhiều thời gian và công sức, có thế là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí
óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của
mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh.
* Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem
thường lao động chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản
thân.
* Mở rộng: Tuổi trẻ thời đại hôm nay có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Sự
thành đạt của mỗi cá nhân chính ở sự lựa chọn đúng đắn và biết sống hết mình với
nghề nghiệp của mình.
1,5
4 Bài học
- Nghề nghiệp không làm nên giá trị con người, chỉ có con người làm vẻ vang
nghề nghiệp; không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý hay nghề
thấp hèn.
- Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề, không nên chạy theo quan điểm hời hợt
(nghề sang/ hèn…) mà chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh
của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
- Cần yêu nghề và trau dồi, phát triển năng lực nghề nghiệp bản thân để cống hiến
cho xã hội.
0,5
4

III.a Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá hay
quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện?Anh/chị hãy trình bày quan
điểm của mình về vấn đề này.
5,0
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật 0,5
2 Giải thích qua vấn đề
- “Hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” chính là quá trình người
nông dân lương thiện bị xô đẩy vào con đường lưu manh, bị tước đoạt cả nhân
hình lẫn nhân tính, bị biến thành “quỷ dữ”.
- “Quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện” ở họ là quá trình thức tỉnh
của người nông dân vốn bản chất là lương thiện, là quá trình hồi sinh của tâm hồn,
sự trở về với lương tri và ý thức về quyền sống, quyền làm người.
0,5
3
- Phân tích
a.
Về nội dung:
* Chí Phèo và hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá
+ Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện
- Tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc của Chí Phèo.
- Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả nhưng chăm chỉ, hiền lành,
tâm hồn lành mạnh, tự trọng và nhiều khát khao, mơ ước.
+ Từ một nông dân lương thiện trở thành một tên lưu manh
- Sau mấy năm đi tù: nhân hình thay đổi với bộ dạng của một tên lưu manh, chẳng
ai nhận ra anh Chí ngày nào; nhân tính bị tha hóa: cướp giật, ăn vạ, gây sự, chửi
bới
+ Từ một tên lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
- Bị lợi dụng, Chí Phèo trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến.
- Chí bị trượt dốc trên con đường tha hóa, trở thành con quỷ dữ tác quái gây bao
tai họa cho dân lành, bị cả làng Vũ Đại xa lánh.

* Quá trình từ tha hóa tìm về cuộc sống lương thiện ở người nông dân Chí
Phèo
+ Vai trò của thị Nở trong quá trình thức tỉnh thiên lương, khát vọng sống lương
thiện ở Chí Phèo.
3,5
5
- Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo

quá trình hồi sinh của một tâm hồn tìm về
cuộc sống lương thiện với khát vọng tình yêu - hạnh phúc và sống lương thiện.
( tiếng chim hót – âm thanh cuộc sống - bát cháo hành – nước mắt)
+ Người nông dân bị tha hóa với bi kịch bị cự tuyệt không thể trở lại con đường
lương thiện
- Hi vọng tan vỡ khi Chí Phèo bị thị Nở từ chối tình yêu, cánh cửa trở về với cuộc
sống làm người hoàn toàn khép lại.
- Đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến và tự vẫn của Chí Phèo: tiếng
nói đòi quyền sống, cái chết ngay trên nẻo về với lương thiện của một con người,
đoạn tuyệt với đời quỷ dữ…

Quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo là yếu tố làm nên giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
4
Về nghệ thuật
- Qua thể hiện “hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” và “quá trình
từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện” của người nông dân, cốt truyện được dẫn
dắt thật tự nhiên với các tình tiết hấp dẫn; đầy kịch tính và luôn biến hoá, càng về
sau càng gây cấn với những tình huống quyết liệt bất ngờ.
- Kết cấu truyện mới mẻ, thật linh hoạt, không tuân theo trật tự thời gian nhưng
rất chặt chẽ, lôgic.
- Khắc họa nhân vật trong “hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” và

“quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện”, Nam Cao đã xây dựng nhân
vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, phát huy cao độ sở trường khám phá và
miêu tả, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật, sáng tạo được một hình tượng nghệ
thuật đa diện có sức sống nội tại.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luỵện, giàu tính nghệ thuật vừa gần với lời ăn
tiếng nói của đời sống; giọng điệu phong phú, biến hoá….
1,0
4 Đánh giá
- “Hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” và cả “ quá trình từ tha
hoá tìm về cuộc sống lương thiện” ở họ đã phản ánh chân thực số phận bi thảm
0,5
6
của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến, thể hiện cảm quan hiện
thực sắc sảo và tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác giả Chí Phèo.
- Quá trình tha hóa và quá trình thức tỉnh của Chí Phèo được Nam Cao thể hiện
bằng một bút pháp nghệ thuật nghiêm ngặt của một tài năng lớn cùng với cảm xúc
của một trái tim nghệ sĩ giàu tình thương với con người và cuộc sống.
III.b Sách Ngữ văn 12 Nâng cao có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính,
là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”.
Và cũng có ý kiến cho rằng: “Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho
hồn thơ Xuân Quỳnh”. Qua cảm nhận bài thơ Sóng, anh/ chị hãy trình bày ý
kiến của mình về các nhận xét trên.
5,0
1 Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm 0,5
2 Giải thích qua ý kiến
- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc
ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời
thường
+ vẻ đẹp nữ tính: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người

phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng…
+ tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường: tiếng thơ với những cảm xúc, suy
tư, thao thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi – vừa truyền thống lại vừa rất mới
mẻ, hiện đại.
- Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh
+ Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ
Xuân Quỳnh: chân thành, đằm thắm mà khát khao, say mê bất tận, hồn nhiên trẻ
trung mà suy tư, sâu lắng, ước mơ đến cháy bỏng… một vẻ đẹp rất nữ tính.
0,5
3 Phân tích – Chứng minh
* Về nội dung:
- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính – Sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn
3,5
7
người con gái khi yêu
+ Tâm hồn người phụ nữ luôn phức điệu với những cung bậc cảm xúc, những
rung động mãnh liệt, luôn rạo rực và đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm hồn
mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.
+ Tâm hồn người phụ nữ hồn hậu, rất thành thực với tình yêu vừa đằm thắm,
dịu dàng vừa sôi nổi, đắm say, với nỗi nhớ cồn cào, da diết, lắng sâu.
+ Một tình yêu đằm thắm, thủy chung, vị tha vượt bao cách trở - “Hướng về
anh một phương” dù trời đất có thay phương đổi hướng.
- Sóng thể hiện một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”.
+ Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và
luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường - hi vọng vào tình yêu cao cả
trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời.
+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung với
khát khao dâng hiến trọn vẹn và vươn tới một tình yêu vĩnh hằng.

* Về nghệ thuật:
- Hình tượng “ Sóng” và “Em” với kết cấu song hành là sáng tạo độc đáo thể hiện
sinh động và chân thực những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ
đang yêu.
- Thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau,
nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của “sóng” và phù hợp với cảm xúc của
nhân vật trữ tình.
- Từ ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi, biểu cảm diễn tả chân thực những
trạng thái đối lập mà thống nhất của “sóng” và của tâm hồn người con gái khi yêu.
4 Đánh giá
- Hai ý kiến là những nhận xét xác đáng về hồn thơ Xuân Quỳnh. Sóng là tiếng nói
rất trẻ trung và đằm thắm nồng nàn về tình yêu của người phụ nữ. Với Sóng, Xuân
Quỳnh góp thêm một cách diễn tả độc đáo về đề tài muôn thuở của loài người – đề
tài tình yêu.
- Sóng góp phần khẳng định phong cách thơ tình Xuân Quỳnh, là lời tự hát về
0,5
8
tình yêu với nhịp đập của một trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng
và ít nhiều những phấp phỏng, lo âu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối…
Lưu ý Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu
cầu về kiến thức và kỹ năng.
- HẾT -

×