1
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
Môn: NGỮ VĂN
Th i gian: 180 phút, không k˔ th i gian phát đ˒
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên
sức mạnh Việt Nam - một dân tộc anh dũng, kiên cường và nhân văn.
Mặc dù kinh tế đất nước đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng Đảng, Nhà
nước và toàn xã hội luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng và không ngừng đẩy mạnh, mở rộng
công tác đền ơn, đáp nghĩa hoàn thiện, ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ gia đình
và người có công với nước. Đây là cơ sở quan trọng để các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
ngày càng thiết thực đi vào chiều sâu, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI
của Đảng: Huy động mọi nguồn lực xã hội, cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời
sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công Tạo điều kiện, khuyến
khích mọi người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn.
Ngay từ đầu tháng 7, Chủ tịch nước đã có quyết định 1142/QĐ-CTN về việc tặng quà
nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã cùng nhiều
đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
các trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trong cả nước Bên cạnh đó, các địa
phương, bộ, ngành, đoàn thể đã dành kinh phí và huy động các nguồn lực xã hội để triển
khai kịp thời, hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, qua đó tạo niềm tin đối với người
có công về sự chăm lo, trợ giúp của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến, hy sinh của
họ vì độc lập, tự do của dân tộc.
Đền ơn đáp nghĩa đã trở thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa lớn và thu hút
đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tích cực, chủ động
tham gia, với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng
mới và sử chữa nhà tình nghĩa; đỡ đầu con em thương binh, liệt sĩ; trợ cấp, hỗ trợ thường
xuyên các gia đình chính sách; tuổi trẻ cả nước đã đồng loạt triển khai Đêm thắp nến tri
ân anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong cộng
đồng.
(Trích: Xã luận - Báo Nhân dân điện tử, ngày 26/7/2013)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn
đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam " (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị đã có những hành động cụ thể nào để tiếp nối truyền thống "Đền ơn đáp
nghĩa, Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)
2
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
1948
(Trích: Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu: "Chó ngộ một đàn". Nêu
tác dụng của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy nêu cảm nhận của mình về các câu thơ: Mẹ con đàn lợn âm dương/
Chia lìa đôi ngả/ Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu. Trả lời
trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, anh/chị hãy viết một bài văn
ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về nghị lực sống của con người.
Câu 2. (4 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám
1945 trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
HẾT
3
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm
Điểm
Phần I. Đọc hiểu 4,0đ
Câu 1
0,5
Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm
nên sức mạnh Việt Nam - một dân tộc anh dũng, kiên cường và nhân văn.
0,5
Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm
nên sức mạnh Việt Nam
0,25
- Ghi câu khác hoặc không trả lời
0
Câu 2
0,25
Phong cách ngôn ngữ chính luận
0,25
- Trả lời sai hoặc không trả lời
0
Câu 3
0,5
Tác giả cho rằng: "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành
truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam " vì:
- Thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những người có công, sự trân trọng với
những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.
- Là đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc ta gắn với hàng nghìn năm lịch sử hào
hùng.
- Hình thành, củng cố, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc >
Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam.
0,5
- Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
0,25
- Trả lời sai hoặc không trả lời
0
Câu 4
0,25
Ít nhất nêu được 02 hành động cụ thể về việc tiếp nối truyền thống Đền ơn đáp
nghĩa, Uống nước nhớ nguồn theo quan điểm riêng của bản thân (Giữ gìn, bảo
vệ những giá trị, thành quả của ông cha đã để lại, tham gia các hoạt động đền ơn
đáp nghĩ ở địa phương, học tập nghiêm túc; cần cù lao động phát huy những giá
trị ấy
0,25
- Với một trong những trường hợp sau:
+ Không nêu được ít nhất 02 hành động cụ thể.
+ Nêu hành động không phù hợp với việc Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ
nguồn.
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.
+ Không có câu trả lời.
0
Câu 5
0,25
Phương thức biểu cảm
0,25
Trả lời sai hoặc không trả lời
0
Câu 6
0,5
Trả lời được một trong hai nội dung sau:
- Đoạn thơ vừa là hồi tưởng của tác giả về quá khứ thanh bình vừa tái hiện hiện
tại đau thương của vùng quê bên kia sông Đuống (quê hương tác giả)
- Sự đổi thay của quê hương bên kia sông Đuống khi có giặc đến.
0,5
4
Trả lời chung chung; chưa thật rõ ý
0,25
Trả lời sai hoặc không trả lời
0
Câu 7
0,5
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ, Đảo ngữ
- Tác dụng: Nhấn mạnh bản chất hung dữ, cuồng bạo, khát máu của kẻ thù.
Đồng thời là thái độ khing bỉ của nhà thơ, của nhân dân với bọn chúng.
0,5
- Trả lời được một ý (Chỉ nêu biện pháp hặc chỉ nêu tác dụng)
0,25
- Trả lời sai hoặc không trả lời
0
Câu 8
0,25
Nêu được những cảm nhận sau và có thể diễn đạt theo cách khác nhau nhưng
phải hợp lý và thuyết phục.
- NT: Thể thơ tự do, kết cấu đặc biệt (một câu sum vầy, một câu chia lìa); Từ
ngữ tương phản; Câu hỏi tu từ.
- ND: Tác giả mượn hình ảnh những con vật vô tri trong bức tranh Đông Hồ để
nói về nỗi đau hạnh phúc lứa đôi đổ vỡ, tổ ấm gia đình chia lìa tan tác của con
người.
0,25
Với một trong những trường hợp sau:
- Trả lời không đúng với nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
- Trả lời chung chung, không rõ ý.
- Không có câu trả lời.
0
Phần II. Làm văn 7,0
Câu 1
3,0
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị
luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết
có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ
ngữ, ngữ pháp.
a. 0,5
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài,
Kết luận.
+ Mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề.
+ Thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng
làm sáng tỏ vấn đề
+ Kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm
của cá nhân.
0,5
- Trình bày đầy đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết luận nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
0,25
Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có
1 đoạn văn.
0
b. 0,5
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ tác phẩm Số phận con người của nhà
văn Sô-lô-khốp, suy nghĩ về nghị lực sống của con người.
0,5
Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
0,25
Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.
0
c. 1,0
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác
lập luận để triển khai các luận (có sử dụng thao tác giải thích, chứng minh, bình
1,0
5
luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Dẫn chứng phải lấy từ thực
tế đời sống, cụ thể và sinh động.
- Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được:
1. Khái quát nghị lực sống trong tác phẩm Số phận con người:
Nhân vật Xô-cô-lốp số phận nhiều bất hạnh trong chiến tranh nhưng nghị
lực sống phi thường
2. Giải thích và nêu biểu hiện nghị lực sống của con người: Là sự cố gắng hết
mình vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công…
3. Phân tích, bình luận nghị lực sống của con người
- Ý nghĩa của nghị lực sống:
+ Tạo bản lĩnh và lòng dũng cảm ở con người.
+ Giúp con người khắc phục những khó khăn và thửu thách; rèn niềm tin và
thúc đẩy con người luôn hướng về phía trước, vững tin vào tường lai.
+ Giúp con người tự tin vào bản thân, tự tin vào công việc mình làm.
- Phê phán những biểu hiện thiếu nghị lực: Thấy khó khăn thì nản chí; Sống
thiếu niềm tin; Sống hèn nhát
4. Bài học:
+ Nghị lực sống là niềm tin, là sức mạnh của con người.
+ Cần rèn cho mình ý chí và nghị lực; Phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin;
Học tập những tấm gương ý chí và nghị lực
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn
chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ
0,75
- Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên
0,5
- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên
0,25
- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên
0
d. 0,5
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc.
0,5
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc.
0,25
- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ
riêng.
0
e. 0,5
- Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0
Câu 2
4.0
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị
luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn
viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm
bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
a. 0,5
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài,
Kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài
biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ
vấn đề; Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc
0,5
6
sâu đậm của cá nhân.
Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
0,25
Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết là
một đoạn văn.
0
b. 0,5
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: số phận của người nông dân trước cách
mạng tháng Tám 1945 trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn
Vợ nhặt của Kim Lân.
0,5
- Vấn đề xác định chưa rõ ràng, chỉ nêu chung chung.
0,25
- Xác định sai vấn đề, trình bày lạc đề.
0
c. 2,0
Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết
hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo các định hướng sau:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Phân tích số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945
trong hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt ở hai phương diện ND và NT.
* Trong tác phẩm Chí Phèo: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác
nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh người nông dân qua nhân vật Chí
Phèo.
+ ND: Người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa
-> Hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
+ NT: Trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; ngôn ngữ đặc
sắc.
2,0
* Trong tác phẩm Vợ nhặt: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,
nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh người nông dân qua nhân vật Tràng, cụ
Tứ và người vợ nhặt.
+ ND: Tình cảnh thê thảm của người nông dân trước nạn đói khủng khiếp năm
1945; bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.
+ NT: Cách kể chuyện hấp dẫn; miêu tả tâm lý tinh tế; dựng đối thoại sinh động.
Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về số phận người nông dân trong hai tác
phẩm: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi
bật được:
- Điểm tương đồng:
+ Đều phản ánh cuộc sống nghèo khó, vất vả, lam lũ của người nông dân
+ Vượt lên trên tất cả những khó khăn từ hoàn cảnh khách quan, họ vẫn thể hiện
bản chất lương thiện, niềm khao khát sống; tình người
+ Hai nhà văn cùng thái độ trân trọng, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận người
nông dân trước cách mạng.
7
- Sự khác biệt:
+ Về chủ đề
/ Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao muốn đề cập đến hiện tượng người
nông dân lương thiện bị tha hóa, lưu manh hóa. Từ đó, tác giả cất tiếng kêu
khẩn thiết đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện cho những người
cùng khổ và niềm tin vào bản lương thiện của họ.
/ Trong tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đi sâu vào tình cảnh thê thảm
của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Từ đó, khẳng định
bản chất tốt đẹp và khát vọng đầy tính nhân văn của con người: Trong tận
cùng đói khát vẫn cưu mang đùm bọc, vẫn khao khát sống, khao khát hạnh
phúc
+ Kết thúc truyện
- Lí giải vì sao có sự khác nhau
Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tich,
so sánh) chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
1,5-
1,75
Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
1- 1,25
Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
0
d. 0,5
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả
năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không
trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,5
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,25
- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ
riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0
e. 0,5
- Chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
Ngày thi: 11 tháng 03 năm 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (2,0 điểm)
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân quê, Nguyễn Bính)
Anh/ chị hãy đọc bài thơ trên và giải quyết các yêu cầu sau đây:
1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ. (0,5 điểm)
2. Bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? (1,5 điểm)
3. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ có gì độc đáo? (2,0 điểm)
Câu II (3,0 điểm)
Lí giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do có điều
kiện, được học tập hơn người”; có người lại cho rằng: “Thành đạt là do tài năng thiên bẩm”;
cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”.
Theo anh/chị, mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu? Hãy viết bài văn (khoảng 400 từ) để trả
lời câu hỏi đó.
Câu III (5,0 điểm)
Bàn về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, lâu nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau:
“Người si mê thấy đó chỉ là tỏ tình, người vội vàng bảo rằng tả cảnh, người khôn ngoan thì làm
một gạch nối: tình yêu – tình quê. Kẻ bảo hướng ngoại. Người khăng khăng hướng nội”.
(Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao Thơ mới, Nxb Giáo dục, 2006, tr. 247)
Qua cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Ngữ văn 11, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2006,
tr.46 - 47), anh/chị hãy cho biết suy nghĩ riêng của mình về các kiến trên.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
1
HƯỚNG DẪN GIẢI KỲ THI THPT QUỐC GIA ĐỢT 5 2015
Môn: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
(Đáp án gồm có 06 trang)
Ngày thi: 11 tháng 03 năm 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I.
- Về kỹ năng: Học sinh phải huy động kiến thức và kỹ năng đọc hiểu
văn bản thơ trữ tình để giải quyết các yêu cầu. Cụ thể là kiểm tra kỹ
năng nhận biết, vận dụng, phân tích, khái quát vấn đề.
- Về kiến thức: Bài làm của học sinh cần đảm bảo một số ý cơ bản sau
đây:
2,0
1.
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: Kết hợp giữa
phương thức biểu cảm, phương thức tự sự, phương thức miêu tả.
0,25
2.
- Bài thơ Chân quê trước hết là nỗi lòng bi kịch của chàng trai thôn quê
trước tình cảnh người yêu bị lối sống tân thời nơi đô thị làm cho thay
đổi.
0,25
- Ẩn chìm trong câu chuyện tình yêu lứa đôi ấy là nỗi lòng của tác giả.
Nhà thơ day dứt, lo lắng vì vẻ đẹp hồn quê, duyên quê, tình quê, cao hơn
nữa là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang dần bị mai
một bởi lối sống “văn minh tân thời” của chế độ thực dân (lối sống mà
Vũ Trọng Phụng đã vạch trần trong Số đỏ).
0,25
- Không chỉ lo lắng, day dứt, khổ tâm, nhà thơ còn khát khao níu giữ hồn
quê dân tộc, và muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy trân trọng, nâng
niu và gìn giữ truyền thống của cha ông, đừng để bị cám dỗ bởi lối sống
tân thời xa lạ với dân tộc.
0,25
3.
- Từ ngữ mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói của người thôn quê và
giàu sức gợi.
0,25
-Ví dụ: từ láy “rộn ràng” thể hiện sự thay đổi trong nhận thức, trong tâm
hồn của cô gái, đó là nỗi lo lắng lớn nhất của chàng trai; hay từ “van” thể
hiện thái độ thiết tha níu giữ hồn quê của tác giả,…
0,25
- Hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng xuất hiện với mật độ dày
đặc và được sắp xếp rất độc đáo tạo nên hai mảng đối lập nhau.
0,25
- Cụ thể: những hình ảnh biểu trưng cho văn minh thị thành (khăn
nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm) được đặt đối trọng với hàng loạt
những hình ảnh biểu trưng cho hồn quê, cho truyền thống dân tộc (cái
yếm lụa sồi, cái dây lưng đũi, cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần
nái đen). Cô gái “rộn ràng” bởi những “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo
cài khuy bấm” mà xa lạ với những thứ vốn là vẻ đẹp truyền thống của
dân tộc đã khiến cho chàng trai phải day dứt, khổ tâm.
0,25
II.
- Yêu cầu về kỹ năng: HS phải biết sử dụng kỹ năng làm bài văn nghị
luận xã hội để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí được gợi ra
từ văn bản văn học; diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ,
đặt câu; bố cục hoàn chỉnh.
- Yêu cầu về kiến thức: bài làm của thí sinh cần đảm bảo một số ý cơ
bản sau đây:
3,0
1.
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nguyên nhân của sự thành đạt
0,25
2.
Giải thích:
2
- Thành đạt nghĩa là đạt được mục tiêu đề ra, làm được một điều gì đó
có ích cho mình và cho cả mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
0,25
- Biểu hiện cụ thể là dành kết quả tốt đẹp trong học tập, lao động và
trong cuộc sống, thỏa mãn ước mơ khát vọng, có cuộc sống hạnh phúc.
- Thành đạt có nhiều nguyên nhân khác nhau.
0,25
3.
Bàn luận:
- Có người cho rằng: thành đạt là do có điều kiện được học tập hơn
người. Nói như thế không hoàn toàn sai, nhưng chưa đầy đủ. Trong thực
tế, nhiều người thành đạt do có điều kiện học tập hơn người, nhưng cũng
có rất nhiều người không có điều kiện học hành mà vẫn nỗ lực vươn lên
để đạt mục đích, lí tưởng của mình.
Ví dụ: Người nông dân không có điều kiện học hành hơn người, nhưng
họ vẫn thành đạt (HS lấy thêm dẫn chứng).
0,25
- Có người lại bảo: thành đạt là do tài năng thiên bẩm. Nói như thế vẫn
còn phiến diện, cực đoan. Cha ông ta vẫn thường nói “cần cù bù thông
minh”. (HS có thể dùng dẫn chứng hoặc lí lẽ để làm rõ vấn đề)
0,25
- Lại có người cho rằng thành đạt là do may mắn gặp thời. Thực ra, yếu
tố may mắn có góp phần làm nên sự thành đạt, nhưng không phải ai
cũng thành đạt dựa trên sự may mắn. Thành đạt là cả một quá trình, còn
may mắn chỉ là nhất thời. (HS có thể dùng dẫn chứng hoặc lí lẽ để làm
rõ vấn đề)
0,25
- Vậy đâu là nguyên nhân mấu chốt của sự thành đạt? Trong bài “Trò
chuyện với bạn trẻ”, tác giả Nguyên Hương khẳng định: “Rút cuộc mấu
chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì
phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp”.
Đó là một nhận định hết sức đúng đắn.
0,25
4.
Bài học nhận thức và hướng hành động:
- Sống có mục đích, lí tưởng. Mọi lời nói và hành động đều hướng đến
mục đích chân chính của mình.
0,25
- Kiên trì nỗ lực học tập để nâng cao kiến thức, trau dồi đạo đức lối sống
tốt đẹp góp phần xây dựng quê hương đất nước.
0,25
- Thắng không kiêu, bại không nản. Dù trong hoàn cảnh nào cũng “Hãy
hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau của bạn”. Khi thành
công phải biết gắn bó, san sẻ cho mọi người, lúc thất bại phải vững vàng
vươn lên, làm những việc có ích cho bản thân và cho cộng đồng.
0,25
- Luôn có ý thức và hành động chủ định để đi đến sự thành đạt, không lệ
thuộc các yếu tố bên ngoài, không chờ đợi sự may mắn, không phó mặc
số phận,…
0,25
5.
Đánh giá chung:
Đánh giá lại các ý kiến được nêu trong đề và khẳng định nguyên nhân
mấu chốt của sự thành đạt.
0,25
III.
Yêu cầu về kỹ năng: HS phải biết sử dụng tổng hợp các kỹ năng làm
văn để viết bài văn hoàn chỉnh; diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc
lỗi dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách.
Lưu ý: Dưới đây là định hướng theo một cách cảm nhận và đánh giá
riêng. Bài làm của HS có thể không theo định hướng này, nhưng hiểu
theo cách nào và trình bày theo cách nào thì cũng cần phân tích, lí giải
một cách thuyết phục.
5,0
3
1.
Giới thiệu khái quát:
- Hàn Mặc Tử là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ Mới, của
nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Thơ ông luôn có sự quyện hòa giữa tình yêu cuộc sống mãnh liệt và nỗi
lòng quằn quại đau thương. Có người từng nhận định: “Hàn Mặc Tử là
thi sĩ đoản mệnh trong đời nhưng lại trường thọ, trường cửu trong thơ,
bởi ông là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ Mới,
luôn mời gọi sự khám phá của người đọc”.
0,25
- Đây Thôn Vĩ Dạ là tuyệt bút của Hàn Mặc Tử, được trích từ tập Đau
thương (Thơ điên), xuất bản năm 1938 – khi nhà thơ đang vật vã đau
đớn bởi căn bệnh hiểm nghèo.
- Kể từ khi có mặt trong sách giáo khoa phổ thông đến nay, Đây Thôn Vĩ
Dạ luôn là một hiện tượng văn học đầy bí ẩn, gây nhiều tranh luận trong
giới nghiên cứu và những người yêu mến thơ Hàn Mặc Tử. “Người si mê
thấy đó chỉ là tỏ tình, người vội vàng bảo rằng tả cảnh, người khôn
ngoan thì làm một gạch nối: tình yêu – tình quê. Kẻ bảo hướng ngoại.
Người khăng khăng hướng nội”.
0,25
2
Cảm nhận bài thơ: có thể đi theo trình tự như sau:
2.1
Khổ thơ thứ nhất: Cảnh thôn Vĩ buổi ban mai và tâm trạng khát khao say đắm
của thi nhân.
- Câu hỏi: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
+ Chủ thể trữ tình của câu thơ trên có thể là một cô gái phiếm chỉ trong
tưởng tượng của thi nhân. Cô gái cất lời mời mọc, trách cứ nhẹ nhàng,
rất gần gũi thân thương. Cũng có thể hiểu câu hỏi ấy chính là sự phân
thân để tự vấn mình của tác giả: thôn Vĩ đẹp thơ mộng, thôn Vĩ gắn với
kỷ niệm sâu sắc… Cớ sao mình lại không về? Và liệu mình có đủ thời
gian về lại thôn Vĩ hay không? Câu hỏi này đồng thời cũng chính là cái
cớ nghệ thuật mà tác giả tạo ra để mở đường cho vẻ đẹp thôn Vĩ xuất
hiện trong những câu thơ tiếp theo.
0,25
- Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
+ Thứ nhất, ở câu thơ này tác giả chỉ gợi nắng chứ không miêu tả rõ tính
chất của nắng (HS có thể liên hệ một số câu thơ viết về nắng trong bài
Mùa xuân chín để làm nổi bật ý này).
+ Thứ hai, nắng hàng cau là thứ nắng tươi mới, tinh khiết đến vô ngần.
Hàng cau là loại cây cao nhất, nơi đón ánh nắng đầu tiên của buổi ban
mai chiếu xuống vườn thôn Vĩ. Khi những giọt sương đêm còn đọng
trên tàu lá, gặp ánh nắng chiếu rọi, tạo ra vẻ đẹp lung linh, tươi mới.
+ Thứ ba, nắng hàng cau, nắng mới lên: điệp từ “nắng” lặp lại hai lần,
vừa để nhấn mạnh sự đầy dần của nắng, vừa tạo nhịp điệu câu thơ theo
chiều tăng tiến, gợi lên sự chuyển mình của nắng.
0, 25
4
- Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
+ Bản thân từ mướt đủ diễn tả sắc thái non tơ, mượt mà của vườn thôn
Vĩ. Điều đáng nói ở đây là đã mướt lại còn thêm mướt quá. Cách dùng từ
theo lối cực tả đã đẩy vẻ non tơ của cảnh lên đến tận cùng. Mặt khác, hai
từ mướt quá còn biểu lộ tâm trạng say đắm, ngỡ ngàng của tác giả trước
vẻ đẹp của thôn Vĩ.
+ Xanh như ngọc: chỉ cần xanh thôi cũng đủ diễn tả vẻ đẹp của thôn Vĩ,
nhưng tác giả lại so sánh xanh như ngọc để đẩy vẻ đẹp này lên đến đỉnh
điểm. Xanh như ngọc là màu xanh lấp lánh phát ra tự bên trong cảnh vật.
0,25
- Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Đây là một câu thơ mang nhiều sắc
thái:
+ Thứ nhất, có thể hiểu là những tàu lá trúc che ngang những nét chữ
vuông vắn trên cổng vườn Vĩ Dạ. Đó là một nét đẹp nên thơ, rất Huế.
+ Thứ hai, đó là gương mặt phúc hậu, hiền hòa của người con gái e ấp
sau vòm lá trúc. Đây cũng là một nét vẻ rất đặc trưng về xứ Huế.
+ Thứ ba, đó có thể là khuôn mặt cách điệu mà tác giả tự họa mình - một
kẻ đứng bên ngoài nhìn vào thôn Vĩ.
→ Dù hiểu theo cách nào đi nữa thì ta vẫn thấy có một điểm chung giữa
ba câu thơ này: cảnh đẹp, nhưng nhà thơ nhìn cảnh ấy như một vị khách
đứng bên ngoài để ngắm nhìn, để tiếc nuối.
0,25
Tiểu kết khổ 1: Cảnh thôn Vĩ đẹp, tươi mới, tinh khôi, đầy sức sống và
hết sức sinh động. Đằng sau cảnh ấy là tâm trạng đắm say, khao khát,
pha lẫn niềm day dứt, tiếc nuối của thi nhân. Bởi thế giới trần gian quá
đỗi tươi đẹp mà số phận nhà thơ thì đang dần đi vào hồi kết.
2.2
Khổ thơ thứ hai: Cảnh sông nước đêm trăng và nỗi lòng phấp phỏng lo âu,
mặc cảm chia lìa của thi nhân.
- Gió theo lối gió mây đường mây
+ Gió và mây vốn không thể chia lìa, nhưng ở câu thơ này gió và mây lại
vận động theo hai chiều đối nghịch, gió đóng khung trong gió, mây khép
kín trong mây. Câu thơ lại bị ngắt giữa dòng. Tất cả gợi nên cảm giác
chia lìa, tách bạch. Đó cũng chính là nỗi lòng mặc cảm chia lìa của chính
thi nhân.
0,25
- Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
+ Dòng nước buồn thiu: trước hết, tác giả đã sử dụng thủ pháp nhân hóa
để khiến cảnh trở nên có hồn. Thêm nữa, hai chữ buồn thiu là cách nói
cực tả để nhấn mạnh sắc thái buồn bã đến vô cùng.
+ Hình ảnh hoa bắp gợi sự bé nhỏ, mong manh, lại thêm chữ lay để nhấn
mạnh sự yếu ớt, mỏng manh. Đó là cách để tác giả biểu lộ sự đau đớn,
mặc cảm về số phận mong manh của mình.
0,25
- Hai câu tiếp theo xuất hiện hình ảnh sông trăng, thuyền trăng. Đó là
những hình ảnh vừa thực vừa nhuốm màu mộng ảo, gợi trường liên
tưởng rộng rãi cho người đọc.
0, 25
- Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ, với trọng âm là chữ kịp đã gói trọn trong đó
bi kịch, nỗi đau đớn, trạng thái chới với níu giữ cuộc đời và nỗi khát
vọng trong tuyệt vọng của thi nhân.
0,25
Tiểu kết khổ 2: Cảnh đẹp và buồn, nhuốm màu mộng ảo. Đằng sau cảnh
là tâm trạng phấp phỏng lo âu, mặc cảm chia lìa với cuộc đời của nhà
thơ. Nỗi mặc cảm chia lìa đã hiện rõ qua từng câu chữ, hình ảnh và
giọng điệu thơ.
5
2.3
Khổ thơ cuối: Cảnh và người thôn Vĩ trong ảo mộng và nỗi niềm mơ tưởng,
hoài nghi của nhà thơ.
- Mơ khách đường xa, khách đường xa / Áo em trắng quá nhìn không ra
+ Xét về kết cấu, câu thơ thứ nhất có sự lặp lại cụm từ khách đường xa,
lại thêm âm “a” ở cuối câu, đó là âm mở. Tất cả hướng đến việc gợi ra
khoảng cách xa dần giữa nhà thơ với thôn Vĩ, với cuộc đời.
0,25
+ Khách đường xa = em = trắng quá. Một lần nữa lối dùng từ cực tả lại
xuất hiện để diễn tả vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi của “em” – một biểu
tượng của thôn Vĩ, của xứ Huế, và cũng là của thế giới bên ngoài.
0,25
- Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà?
+ Ở đây là ở trong tâm tưởng của thi nhân, trong thế giới nội tâm đầy
đau khổ của thi nhân.
0,25
+ Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ mang nhiều sắc thái, vừa hỏi người, vừa
hỏi mình: Có ai hiểu được tình cảm sâu nặng của nhà thơ với cuộc đời?
Có ai hiểu được nỗi đau quằn quại trong nỗi lòng thi nhân? Và cuộc đời
tươi đẹp kia còn gắn bó với nhà thơ được đến bao giờ ?,
0,25
Tiểu kết khổ 3: Khổ cuối sự đối lập giữa cuộc sống bên ngoài tươi đẹp,
trinh nguyên, kỳ diệu với tâm hồn ngập tràn nỗi mặc cảm chia lìa của
nhà thơ.
3
Bình luận nâng cao vấn đề:
- Nhìn tổng thể bài thơ ta thấy có sự di chuyển tăng dần về phía cuối, từ
cõi thực chìm dần vào cõi mộng. Cảnh không nhất quán về không gian,
không liền mạch về thời gian, nhưng tâm trạng nhà thơ thì rất nhất quán.
Khổ thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng say đắm, khát khao, pha chút tiếc
nuối của thi nhân. Khổ thơ thứ hai thể hiện nỗi lòng đau thương, phấp
phỏng lo âu và khát vọng níu giữ cuộc đời. Sang khổ thơ cuối, nhà thơ
trở về với thực tế đau thương tăm tối của lòng mình, với nỗi băn khoăn
lo lắng vì sắp phải lìa xa cõi đời tươi đẹp, với niềm khát khao hơi ấm
tình đời.
0,25
- Nhan đề: Đây thôn Vĩ Dạ: Đây là cảnh và người thôn Vĩ Dạ. Đây cũng
chính là tình cảm của thi nhân đối với thôn Vĩ Dạ. Thôn Vĩ Dạ trước hết
là một biểu tượng của xứ Huế, nhưng suy rộng ra, đó còn là biểu tượng
của thế giới trần gian. Theo đó, có thể hiểu nhan đề và cả bài thơ là một
lời bộc bạch chân thành: đây là vẻ đẹp của thế giới, của cuộc đời, và đây
cũng chính là tấm lòng của thi nhân đối với cuộc đời.
0,25
- Các ý kiến cho rằng bài thơ là cái nhìn hướng nội hay hướng ngoại đều
có cơ sở, nhưng đó là sự khẳng định chủ quan, phiến diện. Những ý kiến
cho rằng bài thơ là bức tranh thôn Vĩ hay là lời tỏ tình đôi lứa cũng có cơ
sở, nhưng vẫn là phiến diện. Nếu dung hòa cả hai cách hiểu trên để cho
rằng bài thơ là cái gạch nối giữa tình yêu và tình quê cũng chưa đủ sức
bao quát hết giá trị tư tưởng của bài thơ. Tất cả những ý kiến ấy (nhận
định trong đề) đều mới chỉ khám phá bài thơ theo một góc nhìn, chưa đạt
đến chân giá trị của bài thơ.
0,5
4
Đánh giá chung:
- Khái quát lịch sử tiếp nhận.
0,25
- Khẳng định lại ý nghĩa đích thực của bài thơ theo quan điểm riêng của
người viết: vượt lên trên tất cả tình yêu đối với con người, cảnh vật, và
người tình trong mộng, Đây thôn Vĩ Dạ xét cho cùng là lời tỏ tình với
cuộc đời của một tâm hồn đau thương, tuyệt vọng.
0,25
6
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở
mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án nhưng phải
có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
HẾT
Chúc mừng các em đã hoàn thành tốt bài thi !!!
Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ĐỀ THI THI THỬ QUỐC GIA
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN NGỮ VĂN
Đề thi có 01 trang Thời gian làm bài: 180', không kể thời gian phát đề
I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 3:
"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
1. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?
2. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?
3. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong
đoạn thơ?
Đọc các đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 4 đến 6:
(1)"Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng
nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh"
(Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)
(2)" Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu
không sặc sụa, hắn cứ thoang thoáng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức."
(Trích Chí Phèo- Nam Cao)
(3)" - Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế.
Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ Bà lão ngoảnh vội ra ngoài.
Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc."
(Trích Vợ nhặt- Kim Lân)
4. Xác định nội dung của từng đoạn văn bản? Tìm một câu khái quát đặt làm nhan
đề chung cho các đoạn văn?
5. Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Lí giải?.
6. Hãy viết một đoạn văn nhỏ (khoảng 5-7 dòng), bày tỏ cảm nhận về tác
động của hình ảnh những giọt nước mắt trong các đoạn văn bản trên đối với
anh/chị?
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)
Lí giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do
có điều kiện, được học tập hơn người”; có người lại cho rằng: “Thành đạt là do tài năng
thiên bẩm”; cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”.
Cho biết chính kiến của anh/chị?
Câu 2 (4,0 điểm)
Vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà-nu của nhà văn
Nguyễn Trung Thành và nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
của nhà văn Nguyễn Thi.
HẾT
Học sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THI THỬ QUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015
MÔN NGỮ VĂN
I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (3 điểm)
Câu 1:
Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ
góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo
vệ Tổ quốc hôm nay.
- Điểm 0.5: Trả lời đúng theo cách trên, hoặc có cách diễn đạt khác nhưng phải đúng tinh
thần nội dung, diễn đạt tốt.
- Điểm 0.25: Trả lời được một trong hai ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu
2. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất
nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ
từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang.
- Điểm 0.5: Trả lời đúng theo cách trên, hoặc có cách diễn đạt khác nhưng phải đúng tinh
thần nội dung, diễn đạt tốt.
- Điểm 0.25: Trả lời được một trong hai ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu
3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc
neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát). Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc
tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc.
- Điểm 0.5: Trả lời đúng theo cách trên, hoặc có cách diễn đạt khác nhưng phải đúng tinh
thần nội dung, diễn đạt tốt.
- Điểm 0.25: Trả lời được một trong hai ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4:
Nội dung của đoạn văn bản (1) là tái hiện thái độ kính cẩn, tiếng khóc nghẹn
ngào, sám hối, phục thiện của viên quản ngục ở phần cuối truyện ngắn Chữ người tử tù;
đoạn văn bản (2) là tâm trạng buồn bã, tiếng khóc tuyệt vọng của nhân vật Chí Phèo khi
bị từ chối quyền làm người trong truyện ngắn cùng tên; đoạn văn bản (3) là tâm trạng lo
lắng, tuyệt vọng của nhân vật bà cụ Tứ khi nghe tiếng trống thúc thuế trong truyện ngắn
Vợ nhặt? Câu văn khái quát đặt làm nhan đề cho các đoạn văn có thể là: Những giọt nước
mắt.
- Điểm 0.5: Trả lời đúng theo cách trên, hoặc có cách diễn đạt khác nhưng phải đúng tinh
thần nội dung, diễn đạt tốt.
- Điểm 0.25: Trả lời được khoảng 50% số ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 5:
Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì các đoạn
văn đều xây dựng hình tượng (quản ngục, nhân vật Chí Phèo, nhân vật bà cụ Tứ); ghi dấu
ấn riêng của mỗi nhà văn và truyền cảm xúc cho người đọc.
- Điểm 0.5: Trả lời đúng theo cách trên, hoặc có cách diễn đạt khác nhưng phải đúng tinh
thần nội dung, diễn đạt tốt.
- Điểm 0.25: Trả lời được một trong hai ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6: Viết một đoạn văn bày tỏ cảm nhận về tác động của hình ảnh những giọt nước
mắt trong các đoạn văn bản trên đối với bản thân:
- Nội dung: Các đoạn văn bản là khơi gợi tình thương, sự cảm phục, nỗi xót xa trước
những thân phận, cảnh đời để từ đó, ta sống tốt hơn.
- Hình thức: Viết đúng cấu trúc một đoạn văn: có câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu
kết đoạn. Các phần liên kết chặt chẽ, văn có cảm xúc, diễn đạt tốt.
- Cho điểm:
+ Điểm 0.5: Bảo đảm hết các yêu cầu trên, hoặc có cách diễn đạt và cảm nhận khác
nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Điểm 0.25: Bảo đảm 50% yêu cầu
+ Điểm 0: Viết chưa đúng hoặc không viết.
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)
Lí giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do
có điều kiện, được học tập hơn người”; có người lại cho rằng: “Thành đạt là do tài năng
thiên bẩm”; cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”.
Cho biết chính kiến của anh/chị?
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội
để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, diễn đạt
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài luận (0.5)
- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết. Phần mở biết dẫn dắt hợp lí và nêu
được vấn đề; phần thân biết tổ chức thành nhiều đoạn, liên kết chặt chẽ với nhau, cùng
làm sáng tỏ vấn đề, phần kết khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá
nhân.
- Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết nhưng chưa thể hiện đầy đủ, phần
thân bài chỉ có 1 đoạn văn
- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ
có một đoạn văn
b. Xác định vấn đề cần nghị luận (0.5đ)
-Điểm 0.5: Xác định đúng vấn đề: các nguyên nhân dẫn đến thành công và quan điểm của
bản thân.
- Điểm 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung
- Điểm 0: Lạc vấn đề
c. Chia vấn đề NL thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển
khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết
hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; d/c phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh
động. (1.0đ)
- Điểm1.0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích các ý kiến lí giải nguyên nhân của sự thành công: Ý kiến (1) khẳng
định nguyên nhân điều kiện thuận lợi, đầy đủ, được học tập hơn người. Ý kiến (2) cho
rằng do yếu tố tài năng bẩm sinh. Ý kiến (3) chú trọng yếu tố thời thế.
+ Bày tỏ chính kiến:
++ Đánh giá: Các ý kiến trên đều nêu lên được một trong nhiều nguyên nhân dẫn
đến thành công, thực tế cũng đã chứng minh điều này là đúng (d/c); Tuy nhiên, tất cả các
nguyên nhân này không thể lí giải cho hiện tượng những học sinh con nhà nghèo (thiếu
điều kiện), những nông dân (không thông minh bẩm sinh), những người lao động bình
thường, không vai vế trong xã hội (không thời thế) vẫn thành công (d/c) do các ý kiến
chỉ nhấn mạnh yếu tố may mắn như điều kiện, bẩm sinh, thời thế mà không quan tâm đến
nguyên nhân ý chí, bản lĩnh, cần cù, sáng tạo ở chính bản thân mỗi con người.
++ Chính kiến: Thành công của con người có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên
nhân cơ bản, quan trọng nhất vẫn là yếu tố chủ quan ở mỗi con người: Đó là mục đích, lí
tưởng sống và bản lĩnh, nghị lực, quyết tâm thực hiện bằng được mục đích, lí tưởng cuộc
đời bằng chăm chỉ học tập, nghiên cứu, lao động, sáng tạo (d/c)
+ Bài học hành động: Phê phán những kẻ lười biếng. phó mặc cho số phận, đỗ lỗi
cho điều kiện, thời thế. Muốn thành công con người không ngồi chờ may rủi, không oán
trách số phận, phải có ý chí, nghị lực vươn lên. Coi hoàn cảnh, điều kiện là yếu tố hỗ trợ,
chính yếu nhất vẫ là ở bản thân.
- Điểm 0.75: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, song tính liên kết thể hiện chưa chặt chẽ.
- Điểm 0.5: Đáp ứng khoảng 1/2 hoặc 2/3 các yêu cầu trên
- Điểm 0.25: Có viết nhưng chung chung, chưa rõ vấn đề, thiếu chính kiến.
d. Sáng tạo (0.5đ)
- Điểm 0.5: Có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo, thể hiện quan điểm và thái độ riêng,
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0.25: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện quan điểm riêng ở mức độ vừa phải,
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không thể hiện tính sáng tạo.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5đ)
- Điểm 0.5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
- Điểm 0.25: Mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ở mức độ vừa phải
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi.
Câu 2 (Bài văn NLVH)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài NLVH để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả
năng cảm thụ văn học học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài luận (0,5)
- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết. Phần mở biết dẫn dắt hợp lí và nêu
được vấn đề; phần thân biết tổ chức thành nhiều đoạn, liên kết chặt chẽ với nhau, cùng
làm sáng tỏ vấn đề, phần kết khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá
nhân.
- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết nhưng chưa thể hiện đầy đủ các yêu
cầu trên, phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn
- Điểm 0: Thiếu mở hoặc kết, phần thân bài chỉ mới viết 1 đoạn văn hoặc cả bài chỉ mới
viết 1 đoạn văn
b. Xác định vấn đề cần nghị luận (0.5đ)
- Điểm 0.5đ: Xác định đúng vấn đề: Vẻ đẹp riêng của hai nhân vật Tnú và Việt trong hai
tác phẩm văn xuôi thời chống Mĩ.
-
Điểm 0
.25: Xác định chưa rõ, nêu chung chung về cả hai nhân vật.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c. Chia vấn đề NL thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển
khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; d/c phải chọn lọc từ hai tác phẩm.(2.0đ)
- Điểm 2.0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật:
++ Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà-nu, nhân vật Tnú.
++ Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, nhân vật Việt.
+ Vẻ đẹp riêng ở mỗi nhân vật
++ Tnú:
+++. Con người có cá tính, bất khuất, kiên trung; gắn bó với gia đình, bản làng;
vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược
+++ Nghệ thuật thể hiện: không gian sử thi, cuộc đời sử thi, ngôn ngữ chọn lọc,
tạo không khí.
++ Việt:
+++ Mang vẻ trẻ con hồn nhiên, ngây thơ, tính cách bộc trực, dũng cảm, kiên
cường, gắn bó sâu nặng với gia đình, đồng đội, khát khao cầm súng trả thù nhà, đền nợ
nước.
+++ Nghệ thuật thể hiện: Nhân vật được đặt vào một tình huống thử thách đặc biệt;
lối trần thuật nửa trực tiếp, ngôn ngữ đậm sắc thái Nam bộ.
+ Bình luận: Mỗi nhân vật có một vẻ đẹp riêng, đến với người đọc bằng những tài năng
nghệ thuật riêng của mỗi người nghệ sĩ, nhưng ở họ toát lên một nét chung: Đều là những
điển hình của con người VN kháng chiến mang thân phận bi kịch, chịu nhiều đau thương,
mất mát, giàu tình cảm, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, quê
hương.
- Điểm 1.5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, song tính liên kết thể hiện chưa chặt chẽ.
- Điểm 1.0: Đáp ứng khoảng 1/2 hoặc 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0.5: Đáp ứng rất ít, hoặc nói chung chung về hai nhân vật.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc chưa viết được gì.
d. Sáng tạo (0.5đ)
- Điểm 0.5: Có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo, văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả
năng cảm thụ văn học tốt; bày tỏ quan điểm và thái độ riêng đối với hai nhân vật nhưng
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0.25: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện quan điểm riêng ở mức độ vừa phải,
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, không có quan điểm và thái độ
riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5đ)
- Điểm 0.5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0.25: Mắc lỗi vừa phải.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi.
HẾT
1
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN BÌNH
(Đề thi gồm 02 trang
)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan
trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn
tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ
biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân
tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của
mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối
với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của
mình ”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân
tộc trong bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.
2
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên
(Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con
tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.” (0,25 điểm)
Câu 7. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5
điểm)
Câu 8. Nêu cảm nhận của anh/ chị về câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn
thơ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)
Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí
tuệ và bản lĩnh.
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến trên.
Câu 2 (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai nhân vật: nhân vật Tnú trong truyện ngắn
“Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành và nhân vật Việt trong truyện ngắn
“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi (Sách giáo khoa Ngữ văn 12,
tập hai, Nhà xuất bản giáo dục, 2014).
- - - - -Hết- - - - -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh………………………………… SBD:…………………….
3
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN BÌNH
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Điểm 0,25: Nêu đúng phong cách ngôn ngữ;
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận/
lập luận bình luận/ bình luận.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo một trong các cách trên;
- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền
độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.
- Điểm 0,25: Ghi lại đúng câu văn trên;
- Điểm 0: ghi câu khác hoặc không trả lời.
Câu 4: Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh
hiện nay, không nhắc lại quan điểm của tác giả đã nêu trong đoạn trích. Câu trả lời phải chặt chẽ,
có sức thuyết phục.
- Điểm 0,5: Nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh
hiện nay; viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu về hình thức.
- Điểm 0,25: diễn đạt được 1 số ý nhưng chưa đảm bảo cấu trúc đoạn văn.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Không nêu được quan điểm của bản thân, hoặc nhắc lại quan điểm của tác giả trong
đoạn trích;
+ Nêu quan điểm của bản thân nhưng không hợp lý;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;
+ Không trả lời.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: biện pháp so sánh (ở dòng thơ Anh
như con tàu), ẩn dụ/điệp ngữ/điệp cấu trúc câu(trong câu Biển một bên và em một bên)
4
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ;
- Điểm 0,125: Trả lời đúng 1 trong 3 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7:
+ Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là anh – người lính biển.
+ Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh (của tác giả)
với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện
tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn nhủ anh không cô độc vì được sống
trong tình em và tình biển, tình quê hương.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng cả 2 ý trên (Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết
phục)
- Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa rõ ý;
- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
Câu 8: Thí sinh nêu được cảm nhận của bản thân về nội dung của câu thơ (nhấn mạnh sự hòa
quyện giữa tình cảm cá nhân và tình cảm cộng đồng). Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết
phục.
- Điểm 0,5: Nêu được cảm nhận của bản thân về nội dung của câu thơ, viết đoạn văn đảm bảo
yêu cầu về hình thức.
- Điểm 0,25: diễn đạt được 1 số ý nhưng chưa đảm bảo cấu trúc đoạn văn.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Cảm nhận không đúng nội dung của câu thơ của tác giả; hoặc cảm nhận không rõ ràng,
không thuyết phục;
+ Không có câu trả lời.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
5
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận
thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận
điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích ý kiến:
++ Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không mong muốn trong
cuộc sống. Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến tranh, xung đột,…
++Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản
lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và
của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống. .
=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người.
+ Phân tích, bình luận ý kiến:
++ Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống.
++ Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người khác, thấy được tình cảm
của tập thể và cả dân tộc.
++ Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí
tuệ và bản lĩnh của mình.
++ Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo,
sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi
dụng.
6
+ Bài học nhận thức và hành động:
++ Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh.
++ Cần dũng cảm đương đầu với sóng gió, thất bại, gặp khó khăn không bi quan, chán nản
++ Dũng cảm thay đổi lối sống, suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt
++ Cần linh hoạt, nhạy bén khi gặp trở ngại, đứng lên sau mỗi lần vấp ngã
++ Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả cộng đồng.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích,
chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ