Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận xã hội học y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.32 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sức khỏe có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Theo quan điểm chung, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia phụ thuộc
chủ yếu vào chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia không thể phát triển nếu
người dân không có sức khỏe, không được học hành với những kiến thức và kỹ
năng cần thiết. Sức khỏe quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi
quốc gia và là một trong những quyền lợi cơ bản nhất của con người. Do vậy, sức
khỏe cần phải được nhìn nhận như tài sản của con người và xã hội, hơn bất cứ của
cải vật chất nào. Nghị quyết 46/NĐ/TW ngày 23-02-2005 của Bộ Chính trị khẳng
định: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia
đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể
nhân dân và các tổ chức xã hội góp phần bảo đảm nguồn nhân lực cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của
Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe phải được coi là đầu tư
cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”. Nhưng sức khỏe là gì, thì
nhân loại từng có một thời gian dài chưa thống nhất về quan niệm. Sức khỏe là yếu
tố quan trọng đối với sự sống, vì thế không có gì ngạc nhiên khi hầu hết mọi xã hội
trên thế giới đều nêu định nghĩa về sức khỏe dưới nhiều góc độ khác nhau như y
học, xã hội học, kinh tế học, kinh tế chính trị.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM SỨC KHỎE
Ngay từ thời cổ đại, người Phương Đông với quan niệm tương đối toàn diện,
xem sức khỏe của con người không chỉ đơn thuần là sự cường tráng về thể chất mà
còn thoải mái cả về đời sống tinh thần. Người Trung Quốc cổ đại quan niệm về sức
khỏe và bệnh tật dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết âm dương, ngũ hành. Theo
thuyết âm dương, mọi sự vật và hiện tượng đều xuất phát và bị chi phối bởi hai thế
lực vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau là âm và dương.


2


Từ thời cổ đại, Phương Tây đã xuất hiện những quan niệm về sức khỏe và
coi sức khỏe của con người là một phức hợp phức tạp bao gồm nhiều yếu tố.
Thuyết thể dịch (humour theory) - tiêu biểu cho quan niệm về sức khỏe ở Phương
Tây - học thuyết về cấu tạo và hoạt động của cơ thể con người được phát triển bởi
các thầy thuốc cũng như các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thuyết này được
nâng lên một tầm cao mới cả về lý luận lẫn thực hành nhờ công của Hippocrates
(được coi là ông tổ nghề Y), đã tách y học ra khỏi sự ảnh hưởng của tôn giáo và
thần quyền. Theo thuyết này thì cơ thể con người được cấu thành bởi bốn chất cơ
bản, gọi là thể dịch. Cân bằng của bốn chất này là điều kiện cơ bản để con người
khỏe mạnh. Bệnh tật là hậu quả của một tình trạng quá thừa thãi hay thiếu hụt của
ít nhất một trong bốn chất này. Bốn thể dịch là: máu, mật đen, mật vàng và niêm
dịch - tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là đất, nước, lửa,
không khí (tạo nên sự thay đổi trong thiên nhiên như ấm, lạnh, nóng, khô). Theo
ông, bệnh tật, sức khỏe là hậu quả của việc thay đổi vật chất trong cơ thể chứ
không phải là biểu hiện ý muốn của thượng đế, ma quái hay lực lượng siêu nhiên.
Quan điểm mác-xít về sức khỏe con người: Mặc dù không trực tiếp bàn về sức
khỏe, nhưng những người theo quan điểm mác-xít đều xuất phát từ thế giới quan
duy vật triệt để và phương pháp luận biện chứng, khẳng định: con người là một
thực thể sinh học xã hội. Trên cơ sở kế thừa những giá trị của học thuyết Đác-uyn
về nguồn gốc loài người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định con người là sản
phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Trong tác phẩm “Bản
thảo kinh tế - triết học năm 1844”, C. Mác đã khẳng định rằng, con người có nguồn
gốc từ giới tự nhiên, là bộ phận của tự nhiên, gắn bó với tự nhiên cho nên con
người luôn chứa đựng những yếu tố của tự nhiên - đó là yếu tố sinh học.
Với quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa con người và xã hội, bằng
phương pháp tiếp cận duy vật biện chứng, Ph. Ăng-ghen coi bệnh tật là biểu hiện,
là hậu quả trực tiếp của việc chạy theo lợi nhuận bất chấp cả an toàn công nghiệp
và chất lượng thực phẩm.



3
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe: Kế thừa và phát huy
những tư tưởng truyền thống của dân tộc ta về sức khỏe, kết hợp với quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về phát triển con người toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đưa ra quan niệm về sức khỏe rất giản dị và dễ hiểu nhưng lại chứa đựng
cả một nội dung rộng lớn, nêu bật bản chất của vấn đề “khí huyết lưu thông, tinh
thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Quan niệm về sức khỏe của Người trước hết là
sự thống nhất giữa hai yếu tố: thể chất và tinh thần, mang tính khái quát cao và rất
hàm súc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là, người khỏe mạnh không chỉ có cơ thể cường tráng mà còn có tinh
thần thoải mái, lành mạnh. Ngược lại, tinh thần có lành mạnh thì cơ thể mới khỏe
khoắn. Là người rất thực tiễn và duy vật, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh
giá cao yếu tố tinh thần, ý chí. Trong thời kì lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến
hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và khó khăn chống thực dân pháp xâm
lược, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ý thức một cách sâu sắc rằng: “Sức khỏe của cán
bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe
đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”;
“Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng
đỡ tinh thần những người ốm yếu”.
Hai là, sức khỏe gắn liền với cuộc sống lao động, gắn với nếp sống đẹp. Đối
với Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan niệm sức khỏe của con người không chỉ là ăn,
ngủ, sinh hoạt,… mà còn gắn liền với nếp sống đẹp, yêu lao động, là sự hài hòa
giữa thiên nhiên và con người, hướng tới thực tiễn sản xuất lao động. Theo Người:
“tự cung thanh đạm”- sinh hoạt vật chất vừa và đủ; “tinh thần sảng”- trạng thái tinh
thần thanh thản, sáng suốt; “tố sự thung dung”- hướng tới lao động hữu ích - để
hưởng cuộc sống lâu dài.
Ba là, sức khỏe cá nhân gắn liền với sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt quan tâm
đến sức khỏe của mỗi người dân, đến sức khỏe của toàn dân tộc. Theo Người:
“Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả
nước khỏe mạnh,…dân cường thì quốc thịnh”.



4
Cách đặt vấn đề và quan niệm về sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý
nghĩa phương pháp luận cho chỉ đạo hoạt động thực tiễn có liên quan đến con
người. Khi sức khỏe đã bao hàm cả về thể chất lẫn tinh thần thì sự chăm lo đến con
người nói chung và sức khỏe nói riêng phải kết hợp cả những biện pháp vật chất và
tinh thần.
Quan niệm sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Có rất nhiều quan
niệm về sức khỏe, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở khái niệm của WHO: “Sức
khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là
không có bệnh hay thương tật” và được khẳng định tại Điểm 1, Bản Tuyên ngôn
Alma-Ata năm 1978. Như vậy, sức khỏe gồm ba thành tố: sức khỏe thể chất, sức
khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội. Chỉ có thể hiểu khái niệm sức khỏe, khi và chỉ khi
lĩnh hội được đầy đủ các thành tố trên.
Sức khỏe thể chất: Sức khoẻ thể chất được thể hiện một cách tổng quát, đó là
sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ
là người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất thể hiện ở: Sức
lực (khả năng hoạt động cơ bắp mạnh); sự nhanh nhẹn (khả năng phản ứng nhanh);
sự dẻo dai (làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không
cảm thấy mệt mỏi); khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh; khả năng chịu
đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như chịu nóng, lạnh, hay
sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Sức khoẻ tinh thần: Sức khoẻ tinh thần là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã
hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu,
cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan
niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi
quan và lối sống không lành mạnh. Có thể nói, sức khoẻ tinh thần là nguồn lực để
sống khoẻ mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng
phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức

khoẻ tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức.


5
Cơ sở của sức khoẻ tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần
giữa lý trí và tình cảm.
Sức khoẻ xã hội: Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức
khoẻ xã hội. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng
chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công
cộng, cơ quan... Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng, là việc giải quyết hài
hòa giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội,
của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
II. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC
KHỎE
Môi trường xã hội bao gồm: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, lối sống.
Các yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như
thế nào?
1. Yếu tố kinh tế: Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe
của con người. Trong xã hội có nền kinh tế phát triển thì vấn đề sức khỏe của con
người được quan tâm chăm sóc tốt hơn, đó là một điều hiển nhiên mà bất cứ ai
cũng mong muốn đạt tới. Phát triển kinh tế đi kèm những cải thiện về sức khỏe:
tuổi thọ bình quân tăng, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm. Khi nền kinh tế kém phát
triển kèm theo những hệ lụy trong đời sống: thí dụ tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng
lớn đến các vấn đề như bạo lực gia đình, lạm dụng chất gây nghiện, trầm cảm,
hoặc bệnh tật. Bất bình đẳng về kinh tế ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng của
người dân, sự tiếp xúc với bạo lực và các chất độc hại, triển vọng giáo dục, khả
năng tiếp cận các dịch vụ, các hành vi có độ rủi ro cao và tỷ lệ tử vong.
Chúng ta thấy rằng các nước kinh tế nghèo không đủ nguồn lực để phổ cập
sự tiếp cận các dịch vụ y tế. Nước đang phát triển, sức khỏe kém tạo ra vòng đời
luẩn quẩn, hoàn cảnh nghèo làm sức khỏe gặp nhiều rủi ro (rủi ro bao gồm môi

trường không sạch, không an toàn, thiếu dinh dưỡng, thiếu chăm sóc y tế), cá nhân
trong tình trạng khủng hoảng hay gặp rủi ro về sức khỏe tinh thần.


6
Mối quan hệ giữa kinh tế và sức khỏe: Đầu tư cho sức khỏe là cải thiện vốn
con người- đầu vào quan trọng của tăng trưởng. Sức khỏe con người tốt hơn góp
phần tạo tăng trưởng thông qua: cải thiện năng suất lao động bằng cách tăng thể
lực, sức chịu đựng và sự tập trung của người lao động; giảm tổn thất do người lao
động bị bệnh; cải thiện vốn và năng suất con người trong tương lai bằng cách tăng
tỷ lệ ghi danh đi học ở trẻ em và giúp các em học tốt hơn.
Tuy nhiên, vai trò sức khỏe đối với phát triển kinh tế chưa được đánh giá
đúng. Vai trò của sức khỏe trong tăng trưởng kinh tế thường bị đánh giá thấp,
những tổn thất kinh tế do sức khỏe yếu kém cũng bị đánh giá thấp. Chi tiêu cho
sức khỏe ở các nước có thu nhập thấp không đủ để giải quyết những thách thức y
tế.
2. Yếu tố văn hóa: Có nhiều yếu tố văn hoá có thể liên quan đến sự hòa
nhập xã hội, tính hiệu lực và bất bình đẳng về thu nhập.
Vai trò giới tính (thể hiện giới tính) trong các nền văn hoá khác nhau có thể
dẫn đến chênh lệch về cơ hội cho nam giới và nữ giới, và khác biệt về chất lượng
dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục và cả cơ hội sống cho con cái họ.
Sở thích về ăn uống trong các nền văn hoá khác nhau có thể làm ảnh hưởng
trầm trọng đến sức khoẻ. Ví dụ trong nhiều thế kỷ người Nhật đã có một chế độ ăn
gồm cơm, rau và cá, và do đó ít nhất một phần, họ ít gặp phải vấn đề về sức khoẻ
tim mạch hơn so với những người ăn thịt và khoai tây ở Mỹ.
Ví dụ: Trong nhiều trường hợp, những người mà mới chỉ thoát khỏi đời sống
nghèo khó ở nông thôn khoảng 1 thế hệ trở lại đây – điển hình như nhiều dân nhập
cư gốc Đông Âu vào nước Mỹ đầu thế kỷ 20 – có thể ăn nhiều chất béo hơn vì việc
được ăn các thực phẩm chứa mỡ, chẳng hạn như thịt, là biểu tượng cho sự giàu có
trong văn hoá nông dân. Nhiều dân nhập cư đến Mỹ ở buổi giao thời đầu thế kỷ 20

– thế hệ ông bà của những người Mỹ đương đại – cho rằng trẻ em béo tức là trẻ
khỏe mạnh, vì béo rõ ràng là do có đủ ăn, ngược lại với chuyện bị đói. Tình trạng
đói kém là mối nguy thực sự vào giai đoạn và nơi ở lúc họ còn nhỏ.


7
Tôn giáo có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến cả vấn đề sức khoẻ và phát triển.
Thái độ đối với nền văn hoá chủ lưu có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ chăm
sóc y tế đến chuyện học sinh trung học phổ thông có thể tham dự khiêu vũ hay
không. Việc này, đến lượt mình, lại ảnh hưởng đến loại hình và mức độ chăm sóc
sức khoẻ nhận được, ý thức về sự kết nối trong cộng đồng và nhiều yếu tố khác.
Rào cản ngôn ngữ có thể làm cho người ta không được chăm sóc sức khoẻ
hay tiếp cận các dịch vụ khác, làm cho khó tìm ra và giữ được những công ăn việc
làm ổn định, đàng hoàng, và ảnh hưởng đến việc học hành của con cái họ.
Trong xã hội Việt Nam đang diễn ra hiện tượng phân tầng, mỗi tầng xã hội
có một đặc thù văn hóa nói riêng của nó về cách ăn, cách mặc, cách ở, cách nói
năng. Mỗi người được sinh ra trong một văn hóa nhất định, khi học một nghề nào
đấy



thể

tiếp

thu

văn

hóa


do

nghề

nghiệp

đó

tạo

thành.

Những đặc thù văn hóa ảnh hưởng nhiều mặt đến cách sống của nhân dân bao
gồm: tín ngưỡng, hành vi, nhận thức tình cảm, ngôn ngữ, cấu trúc gia đình, ăn,
mặc, ở, quan niệm về không gian và thời gian, thái độ đối với sức khỏe và bệnh tật.
Như vậy có nghĩa là văn hóa có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của cuộc sống xã
hội trong đó văn hóa có quan hệ chặt chặt chẽ với sức khỏe. Dĩ nhiên văn hóa
không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến cách sống của mỗi người, đến hành
vi sức khỏe của mỗi người, mà chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng bên cạnh
các yếu tố khác như: yếu tố cá thể (tuổi, giới, mức độ, nhạy cảm, kinh nghiệm,…).
Một người ốm không đến bệnh viện không nhất thiết phụ thuộc vào yếu tố văn
hóa, cách nhìn nhận về nguồn gốc bệnh tật, về chữa bệnh, mà còn phụ thuộc vào
trình độ học vấn, phụ thuộc vào khả năng kinh tế có tiền hay không có tiền. Trong
nghiên cứu tác động của văn hóa đối với sức khỏe, người ta cần quan tâm tới nội
dung cụ thể của từng trường hợp với những thành phần lịch sử, kinh tế, xã hội,
chính trị và địa dư của nó. Điều này có nghĩa là văn hóa của một cộng đồng trong
một thời điểm nhất định luôn luôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Người ta
không thể nào tách rời hành động tín ngưỡng và hành vi văn hóa đơn thuần ra khỏi



8
môi trường kinh tế xã hội trong đó tác động này đã xảy ra. Mối quan hệ văn hóa
sức khỏe được biểu hiện cụ thể ở một số lĩnh vực sau:
Các khu vực chăm sóc và chữa bệnh: Theo cách phân loại văn hóa
Kheinman, 1978, đề nghị phân hệ thống chăm sóc và chữa bệnh thành 3 khu vực:
(1) khu vực dân gian, (2) khu vực Folk hay cổ truyền dân tộc và (3) khu vực
chuyên môn. Trong xã hội Việt Nam cũng như trong nhiều xã hội khác, nhân dân
khi ốm đau có nhiều cách để chạy chữa cho mình. Họ có thể ở nhà dùng thuốc
trong vườn nhà, hoặc hỏi ý kiến của một người bà con láng giềng, hoặc hỏi ý kiến
của nhà chùa hay thầy cúng, hoặc đến thầy lang, hoặc đến thầy thuốc để khám
bệnh. Họ có thể đến chỗ này trước rồi đến chỗ kia sau. Con đường họ đến chỗ này
rồi chỗ kia được gọi là hành trình khám chữa bệnh.
Sự thay đổi của môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường xã hội, gây ra
những tác hại xấu lên tâm lý, tình cảm của con người và là nguyên nhân gây ra
những bệnh lý. Đó là những yếu tố được coi có tính quyết định đến sức khỏe con
người.
3. Yếu tố giáo dục:
Thông thường yếu tố giáo dục sẽ xuất hiện nhiều khi bàn về các yếu tố hình
thành nên nhân cách con người. Tuy nhiên, ở góc độ xã hội học y tế thì yếu tố giáo
dục được xem xét trong môi trường xã hội. Vậy giáo dục có ảnh hưởng như thế
nào đối với vấn đề sức khỏe con người? Giáo dục sức khỏe được hiểu như thế nào?
Giống như giáo dục chung, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch
đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ
và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân,
gia đình và cộng đồng. Giáo dục sức khỏe nói chung tác động vào 3 lĩnh vực: kiến
thức của con người về sức khỏe, thái độ của con người đối với sức khỏe, thực hành
hay cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Ở Việt Nam từ trước đến nay hoạt động giáo dục sức khỏe đã được thực hiện
dưới các tên gọi khác nhau như: tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền



9
giáo dục sức khỏe, giáo dục vệ sinh phòng bệnh... Hiện nay chúng ta thống nhất
tên gọi là giáo dục sức khỏe.
Cần gắn kết giáo dục với chăm sóc sức khỏe. Việc học nặng nề, quá tải trong
những điều kiện cơ sở vật chất thiết bị thiếu thốn đã dẫn đến những con số thống
kê "ảm đạm" các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, tâm thần, trẻ lùn
còi, lùn béo..., đáng báo động về sức khỏe và chiều cao của con người và giống
nòi!
Sự gắn kết đó phải bắt đầu từ gia đình: xây dựng "Gia đình hiếu học - Khỏe
mạnh", "Thành viên khỏe mạnh" theo các tiêu chí: Biết cách tự chăm sóc, rèn
luyện nâng cao sức khỏe; tích cực tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh,
phòng, chống bệnh dịch và các tệ nạn xã hội. Có khỏe mới có thể học tốt, làm tốt,
sống tốt. Có khỏe, có học hay mới có khả năng làm giỏi, làm sáng tạo, mới có thể
sống đạo đức, văn minh. Sức khỏe phải là tiêu chí số một trong các tiêu chí đào tạo
con người phát triển toàn diện. Trong thực trạng sức khỏe và chiều cao của con
người Việt Nam hiện nay, cần đào tạo ra những "con người cao khỏe biết cách tự
chăm sóc rèn luyện nâng cao sức khỏe và chiều cao". Và con người Việt Nam hiện
đại là một con người cao khỏe, tự học hay, làm sáng tạo, sống văn minh.
Giáo dục sức khỏe đối với học sinh nhất là với trẻ mầm non, giáo dục sức
khỏe được thể hiện rõ nhất trong bếp ăn trường học. Với trường mầm non, Bộ
Giáo dục và Đào tạo ra tiêu chuẩn bếp ăn một chiều như sau:
Bếp một chiều được hiểu một cách đơn giản là chuỗi hoạt động của các bộ
phận công việc trong không gian bếp ăn công nghiệp phải tuân thủ theo một chiều
nhất định.
Tất cả các hoạt động của việc nấu nướng diễn ra theo đúng quy trình sau:
- Kho chứa: thực phẩm tươi sống sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng nhập
về, sau đó mang đi lưu trữ ở trong tủ lạnh, tủ mát và ở các giá đỡ của tủ kho. Khu
này phải được đặt cách xa nơi để thức ăn chính.



10
- Khu sơ chế: tiến hành sơ chế thực phẩm trước khi mang đi chế biến ở khu
sơ chế. Đối với khu sơ chế này, mô hình bếp ăn một chiều trường mầm non phải
đảm bảo đầy đủ các dụng cụ như: dao, thớt, các loại chậu, rổ, thùng rác, thiết bị
dùng để xay thịt, …
- Khu vụ nấu nướng: Sau khi sơ chế xong, thực phẩm có thể mang đi chế
biến ngay hoặc được bảo quản ở tủ mát trước khi nấu chín. Đây là khâu quan trọng
nhất và là trung tâm của gian bếp mầm non một chiều, nó phải đảm bảo có đầy đủ
các vật dụng: tủ cơm công nghiệp, bếp rán, bếp hầm, bàn, giá inox, thiết bị giữ
nóng thực phẩm, thức ăn, gia vị, …
- Khu phân chia thức ăn đã được nấu chín: khu vực phân chia này phải được
đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, đảm báo tránh xa những nguyên liệu thô,
các nguyên liệu sống, các phần ăn phải được đậy kín nắp trước khi mang cho trẻ.
- Khu rửa, vệ sinh: sau khi trẻ ăn xong, các khay đựng phải được đưa vào
khu vực vệ sinh, tại đây phải đảm bảo đầy đủ các dung dịch tẩy rửa hợp vệ sinh,
đảm bảo an toàn.
Theo như quy định về tiêu chuẩn bếp ăn một chiều tại các trường mầm non
do Bộ quy định thì tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất chính là nguyên tắc một
chiều, với “lập trình” này các bé và cán bộ nhân viên trong trường sẽ được đảm
bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Bởi với bếp ăn một chiều tại trường học sẽ giúp kiểm soát một cách tốt nhất về
chất lượng món ăn, hạn chế tối đa hiện tượng ngộ độc thực phẩm mà các bếp ăn
tập thể thường hay gặp phải. Với bếp ăn một chiều trường mầm non mọi hoạt động
của gian bếp sẽ trở nên trơn tru hơn do được chuyên biệt hóa.
Tuân thủ đúng những yêu cầu và tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Bộ y tế đề ra
về việc xây dựng và thiết kế khu vực bếp của trường mầm non, sẽ giúp nhà trường
giảm thiểu các nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm,
đảm bảo chất lượng bữa ăn và sức khỏe cho các bé, giúp các bé phát triển thể chất,



11
hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển cả thể lực và trí tuệ, đồng thời tăng sự
tin tưởng và uy tín của nhà trường đối với phụ huynh học sinh.
4. Yếu tố hành vi và lối sống của con người: Hành vi của con người có liên

quan đến việc tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến
một vấn đề sức khỏe nhất định, như: hành vi tập thể dục, hành vi về dinh dưỡng, về
vệ sinh môi trường… Hành vi sức khỏe cá nhân là trọng tâm của quá trình giáo dục
và nghiên cứu sức khỏe. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là nguyên
nhân dẫn đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác…
Xin phân tích hành vi có hại đến sức khỏe:
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá chứa 70 chất gây ung thư, gây nhiều bệnh nguy hiểm như: ung
thư phổi, thanh quản, da, bệnh tim mạch... Tuy nhiên, tất cả những cảnh báo mà
hiện nay người hút thuốc nhận được chỉ là dòng chữ "hút thuốc lá có thể gây ung
thư phổi". Theo nghiên cứu của WHO, việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh sẽ
giúp tránh được 300 đến 700 ca tử vong sớm mỗi năm trong nhiều thập kỷ.
Tại nước ta, trong số 4 nguyên nhân gây tử vong cao thì thuốc lá đứng hàng thứ
hai sau căn bệnh thế kỷ HIV (tiếp theo là rượu và tai nạn giao thông). Ước tính mỗi
ngày có hơn 100 người chết vì những bệnh do thuốc lá. Những người nghiện thuốc
lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5-10 lần. Hơn 20 năm qua, trong hệ thống pháp
luật đã có những quy định về phòng chống tác hại thuốc lá. Tuy nhiên, do thiếu chế
tài cụ thể nên hiệu quả thực thi chưa cao. Chẳng hạn, từ năm 2010, quy định không
hút thuốc nơi công cộng có mái che bắt đầu có hiệu lực, thế nhưng theo báo cáo
thì mới chỉ xử phạt... 10 người. Quy định cấm đã có, nhưng không có ai đi xử
phạt. Vì thế, rất cần có sự ra đời của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.Việt
Nam là một trong 4 nước có tỷ lệ hút thuốc cao nhất.
Thuốc lá là kẻ giết người âm thầm nhưng ghê gớm không thua gì các loại virus

nguy hiểm. Dù được cảnh báo từ lâu, song 48% nam giới Việt Nam vẫn gắn bó với
"sát thủ" này. Và mỗi năm, nó lại cướp đi mạng sống của khoảng 40.000 người.
Trong khi đó, kết quả điều tra toàn cầu về việc sử dụng thuốc lá ở người trưởng


12
thành vào năm 2010 với hơn 11.000 hộ gia đình trên toàn quốc cho thấy nước ta
hiện có khoảng 16 triệu người hút thuốc (từ 15 tuổi trở lên). Đa phần người được
hỏi đều biết việc này sẽ gây bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên chỉ có một nửa số họ biết
rằng nó sẽ gây đột quỵ, bệnh tim và ung thư phổi. Rất ít người hiểu hết tác hại
của thuốc lá.
Nguyên nhân khiến tình trạng hút thuốc lá ở nước ta vẫn diễn ra phổ biến là do giá
thuốc còn rất thấp do chưa bị đánh thuế cao. Trung bình một bao thuốc 20 điếu chỉ
có giá 5.500 đồng, thuộc vào hàng thấp nhất thế giới. "Trung bình trong một năm
một người dành hơn một triệu đồng để mua thuốc. Số tiền tưởng là nhỏ nhưng nếu
nhân nó với con số 16 triệu người hút thuốc, chưa tính tới chi phí cho các bệnh do
thuốc lá gây ra thì có thể thấy số tiền nhiều người bỏ vào thuốc lá lớn đến mức
nào.
Ăn thịt nướng với đồ uống có ga.
Các nhà khoa học phát hiện ăn thịt nướng kết hợp uống nước ngọt có gas
(nước được chiết xuất từ cây coca) có thể dẫn tới nguy cơ bị ung thư xương.
Món thịt nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi vì mùi vị của thịt rất
thơm ngon, nó đã trở thành món ăn được lựa chọn đầu tiên trong các bữa tiệc.
Nhưng không mấy ai biết là trong quá trình thịt được nướng có thể gây ra rất nhiều
vấn đề cho sức khỏe: hàm lượng mỡ và cholesterol rất cao.
Vấn đề đặc biệt đáng được chú ý trong phát hiện lần này của các nhà khoa học
- ăn thịt nướng kết hợp uống nước ngọt có gas (nước được chiết xuất từ cây
coca) có thể dẫn tới nguy cơ bị ung thư xương.
Nếu chỉ uống riêng nước ngọt có gas hoặc chỉ ăn thịt nướng không thì không ảnh
hưởng quá lớn tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kết hợp 2 món này với nhau, thì sẽ ảnh

hưởng tới sức khỏe. Bởi vì chất coffeine có chứa trong đồ uống của cây coca sẽ
thúc đẩy sự chuyển động của các ion Canxi sau khi thịt nướng được phân giải.
Hiện tượng này gây ra sự suy thoái chất vôi trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hình
thành các tế bào xương. Việc này mà diễn ra quá nhiều lần rất dễ gây biến chuyển
bệnh lý dẫn tới ung thư xương. Tuy nhiên, thịt nướng nên ăn kèm với các loại rau
xanh hoặc hoa quả tươi như rau sống, cà chua, củ cải trắng, ớt xanh và các loại quả


13
như táo, đào, chanh đều là các đồ ăn có chứa nhiều vitamin C và E. Trong đó hàm
lượng vitamin C cao có thể giảm thiểu được các độc tố gây ung thư; còn vitamin E
có tác dụng rất tốt trong việc chống lại quá trình oxy hóa. Cách kết hợp ăn uống
này có thể giảm thiểu được những tác hại do món thịt nướng mang lại.
Nghiện game:
* Tốn quá nhiều thời gian cho game:
Người chơi game bình thường họ sẽ chỉ tốn một thời gian ngắn, nhất định.
Tuy nhiên, những người nghiện game, họ có thể dành hàng giờ, thậm chí 68h/ngày liên tục, cầm trên tay chiếc smart phone của mình. Dù ở bất cứ thời gian
nào, địa điểm nào, họ cũng có thể rút máy ra và nhìn chằm chằm vào màn hình để
cày kéo level, vượt top, làm nhiệm vụ...
* Bị "hút máu" số lượng và tần suất nhiều:
Với game mobile nói chung, người nghiện game thường dễ bị sự háo thắng
dẫn dắt để rồi nạp tiền mù quáng vào game với số lượng và tần suất dày đặc.
Người nghiện game thường có xu hướng sử dụng đồng tiền một cách phóng
khoáng và thoải mái một cách khá phung phí, gây hao tổn lớn về mặt tài chính của
cá nhân, người thân.
* Thức khuya chơi game:
Một vấn đề luôn bắt gặp trong tất cả các biểu hiện của nghiện chơi game đó
chính là thức khuya. Việc thường xuyên thức khuya để chơi game dẫn đến nhiều
hậu quả khôn lường về mặt sức khỏe, khối lượng và chất lượng công việc. Không
những vậy, thức khuya còn khiến game thủ có những dấu hiệu của chứng suy

nhược và có xu hướng hành xử theo các mối quan hệ trong game.
* Bạn gái
Đây là điều mà bất cứ người nghiện game nào cũng sẽ gặp phải đó là: không
có bạn gái hoặc không dành thời gian cho bạn gái. Khi họ dành quá nhiều thời gian
hữu ích của mình để cày kéo game, thậm chí còn chẳng đủ thời gian chơi game,
vậy thì họ sẽ không còn để ý tới những mối quan hệ bên ngoài khác, kể cả "gấu".
Hơn nữa, ngồi một chỗ quá nhiều cũng khiến game thủ thích thú với các mối tình
ảo và nhanh - tiện - gọn. Tình trạng game thủ FA chế ảnh hài hước và cầu mưa


14
ngày lễ, đặc biệt là Valentine đã trở thành một xu hướng chung của vài năm trở lại
đây mà hầu hết chủ sở hữu những bức ảnh chế đều là những người nghiện game
mobile.
* Có lời nói, cử chỉ, hành động giống trong game:
Khi quá nghiện game, họ sẽ dần dần tạo thói quen suy nghĩ về game bất cứ
khi nào rảnh. Thậm chí, trong sinh hoạt hàng ngày, các từ như "buff", "cày",
"tanker", "mana", ... luôn được các game thủ sử dụng nó như một loại ngôn ngữ
khác để miêu tả câu chữ, cách giao tiếp hàng ngày của họ.
* Công việc, hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị trì trệ:
Do tốn quá nhiều thời gian đến chơi game, họ không quan tâm đến các công
việc khác. Họ bỏ mặc các mối quan hệ bạn bè và gia đình, những người rất thân
thiết với họ trước đây. Người nghiện game không học bài, không làm bài tập,
không hoàn thành công việc ở cơ quan và ở nhà. Các trường hợp nặng, họ sẽ bỏ
qua cả việc vệ sinh cá nhân và không chịu tắm rửa, nhịn ăn nhịn uống, nhịn ngủ
nghỉ, thậm chí còn lười biếng nhịn đứng lên để đi vệ sinh cá nhân.
* Không quan tâm đến các mối quan hệ xung quanh:
Người nghiện game dùng thế giới ảo để chạy trốn các vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống thực. Họ bỏ mặc các mối quan hệ bạn bè và gia đình, những người thân
thiết của họ. Thậm chí che giấu sự thật bằng cách nói dối về thời gian chơi game,

điều mà mọi người có thể dễ dàng nhận thấy.
* Thái độ cáu gắt, tiêu cực khi bị ngăn cấm hay nhắc nhở:
Người nghiện game online có trạng thái phấn khích khi chơi game. Nhưng
trạng thái này nhanh chóng chuyển thành thất vọng, cáu gắt, tiêu cực. Điều mà khó
game thủ nào có thể phủ nhận, từ lúc chơi game họ đã học được cả một danh sách
dài những tiếng lóng và cách chửi khác nhau. Thậm chí chúng được buột ra khỏi
miệng một cách tự nhiên mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Ảnh hưởng của nghiện
game đến mức, ai chơi game mà không nói tục sẽ bị xếp vào hạng "thanh niên
nghiêm túc".
* Game và giấc mơ:


15
Trong bài báo mới nhất của mình đăng tải trên tạp chí "Dreaming",
Gackenbach cùng các cộng sự đã công bố một phát hiện quan trọng: Những người
"nghiền" game có nhiều khả năng được trải nghiệm hiện tượng "lucid dream" (hiểu
đơn giản là khả năng tạo ra, điều khiển, xây dựng tình tiết cho chính giấc mơ của
mình). Hay thậm chí là, họ còn nghĩ ra các tình huống trong game và tự đưa cách
xử lý, cảm tưởng như được đóng vai vào chính tựa game mà mình đang chơi vậy.
KẾT LUẬN
Sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu những yếu tố quyết
định đến sức khỏe là quan trọng và cần thiết, đó là căn cứ lý luận để chúng ta có
những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức khỏe cá nhân và cộng đồng, bảo
đảm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bài giảng Xã hội học sức khỏe, TS. Tào Thị Hồng Vân.
2. Xây dựng nguồn thông tin về hút thuốc lá thụ động cho người nhà bệnh nhân tại
bệnh viện và tìm hiểu việc tuân thủ quy định bệnh viện không khói thuốc. Hợp tác

với tổ chức FHI Việt Nam (2010).
3. Đánh giá nhu cầu đào tạo về Truyền thông-Giáo dục sức khỏe áp dụng tiếp cận
của KHXH - Cấu phần của dự án CDC tại Việt Nam (2011).
4. GS Phan Văn Duyệt, Sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội, Nhà
xuất bản Y Học, 1998
5. Đặng Phương Kiệt, Tâm Lývà Sức Khoẻ, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin
, 2000



×