Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn học dân gian (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN ANH DŨNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO Đ NH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN ANH DŨNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy hoc
bộ môn Văn – Tiếng Việt
Demo Version - Select.Pdf SDK
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO Đ NH HƢỚNG ỨNG DỤNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS MAI XUÂN MIÊN

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác.
Huế, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Dũng

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng quý trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Lãnh đạo Đại học Huế, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học,
Trường Đại học Sư phạm Huế.
- Quý thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Mai Xuân

Miên, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn tôi hoàn tành luận
văn này.
Đồng thời tôi xin chân tành cảm ơn:
- Quý thầy cô trong ban lãnh đạo, quản lí và giáo viên của các trường THPT
Bàu Hàm, THPT Trần Quốc Tuấn, THPT Ngô Sĩ Liên, THPT THông Nhất A, THPT
Dầu Giây, THPT Thống Nhất, PTTHSP Đồng Nai – thuôc 2 huyện Trảng Bom,
Thống nhất và TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
- Các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khuyến kích, góp ý và tạo mọi điều

Demo
Version
- Select.Pdf
kiện thuận lợi
giúp tôi
hoàn thành
luận văn. SDK
Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn luận văn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp
chỉ dẫn, góp ý thêm để luận văn đượcc hoàn thiện.
Huế, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Dũng

iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA .......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................7
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................8
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................12
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................12
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................13
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN........................................................................13
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................14

Version - Select.Pdf SDK
NỘI DUNGDemo
..............................................................................................................
15
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...........................15
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................15
1.1.1. Giáo dục học về trải nghiệm sáng tạo ......................................................15
1.1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo................................................................ 19
1.1.3. Cơ sở khoa học của vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học văn học dân gian ở trƣờng phổ thông ...................................................36
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................38
1.2.1. Nội dung chƣơng trình VHDG trong SGK Ngữ văn lớp 10 ....................38
1.2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học văn học dân gian ở trƣờng THPT .........................................................38
Chƣơng 2. QUY TRÌNH VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC VĂN

HỌC DÂN GIAN.....................................................................................................43

1


2.1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN .......................................................43
2.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục bộ môn nói
riêng ....................................................................................................................43
2.1.2. Đảm bảo đặc trƣng thể loại văn học dân gian ..........................................44
2.1.3. Đảm bảo sự trải nghiệm của học sinh, phát huy tính tích cực, sáng tạo ..44
2.1.4. Tính đến đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân học sinh.......................45
2.1.5. Phù hợp với văn hóa, điều kiện kinh tế vùng miền ..................................45
2.1.6. Nguyên tắc hấp dẫn ..................................................................................46
2.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN ...................................46
2.2.1. Xác định nội dung, lựa chọn hình thức ....................................................46
2.2.2. Quy trình tổ chức hoạt động TNST ..........................................................47
2.3. MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY
HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN ...............................................................................47

Demo
Version
Select.Pdf SDK
2.3.1. Diễn
xƣớng
dân gian-................................................................................
47
2.3.2. Chuyển thể tác phẩm văn học dân gian thành kịch bản phim (sân khấu

hóa tác phẩm văn học dân gian) .........................................................................48
2.3.3. Diễn kịch ..................................................................................................50
2.3.4. Hoạt động nhân đạo .................................................................................51
2.3.5. Thuyết trình tác phẩm văn học dân gian ..................................................54
2.3.6. Đố vui văn học dân gian ...........................................................................57
2.3.7. Ngoại khóa sƣu tầm văn học dân gian địa phƣơng ..................................58
2.2.8. Câu lạc bộ hát dân ca ................................................................................62
2.3.9. Tổ chức chuyên đề tích hợp liên môn ......................................................66
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................70
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................70
3.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM ............................................70
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm.............................................................................70

2


3.2.2. Địa bàn thực nghiệm ................................................................................70
3.3. KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM .......................................................................70
3.3.1. Thời gian thực nghiệm .............................................................................70
3.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm........................................................................70
3.3.3. Nội dung thực nghiệm ..............................................................................71
3.4. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM..........................................................................72
3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm ..............................................................................72
3.4.2. Triển khai thực nghiệm ............................................................................72
3.4.3. Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm .......................................................79
3.5. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC NGHIỆM.......................................86
3.5.1.Tiêu chí đánh giá chung ............................................................................86
3.5.2. Phƣơng pháp và công cụ đánh giá ............................................................86
3.5.3. Phân tích kết quả ......................................................................................87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên

GVBM

Giáo viên bộ môn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HS


Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

SLVB

Số lƣợng văn bản

THPT

Trung học phổ thông

TNST

Trải nghiệm sáng tạo

VHDG

Văn học dân gian

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ biểu diễn vai trò, tác dụng của việc tổ chức các hoạt động trải

nghiệm sáng tạo trong dạy học văn học dân gian. ...................................40
Biểu đồ 1.2. Biểu đồ thể hiện thực trạng tổ chức hoạt động TNST trong dạy học văn
học dân gian ở các trƣờng THPT 2 huyện Trảng Bom và Thống Nhất ..........41
Biểu đồ 3.1.Biểu đồ biểu diễn nội dung kiến thức đƣa ra trong các hình thức hoạt
động TNST ..............................................................................................87
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn tác dụng của các hoạt đông TNST đã tổ chức.........88
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ biểu diễn động cơ thúc đẩy học sinh tham gia các hoạt động TNST
.................................................................................................................88

Demo Version - Select.Pdf SDK

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Một số hình ảnh hoạt động diễn kịch văn học dân gian của học sinh
Trƣờng THPT Bàu Hàm. .........................................................................51
Hình 2.2. HS Trƣờng THPT Bàu Hàm tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo ........54
Hình 2.3. HS của 4 đội thi thuyết trình VHDG trong Chuyên đề tích hợp liên môn .....57
Hình 2.4. Mội số hình ảnh học sinh tham gia sƣu tầm VHDG tại Xuân Lộc ...........62
Hình 2.5. Các thành viên câu lạc bộ hát dân ca Nghệ Tĩnh nhân kỉ niệm 10 năm
thành lập Trƣờng THPT Bàu Hàm ..........................................................65
Hình 2.6. Tiết mục hát dân ca của CLB đạt giải ba và giải KK Hội thi Tiếng hát
giáo viên khối trƣờng THPT tỉnh Đồng Nai năm học 2017 ....................65
Hình 2.7. Một số hình ảnh trong hoạt đồng chuyên đề tích hợp liên môn................69

Demo Version - Select.Pdf SDK

6



MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) là các hoạt động giáo dục thực tiễn
đƣợc tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trƣờng phổ thông, có
mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Quán triệt tinh thần, mục tiêu
của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
việc dạy học Ngữ văn cho học sinh cần tăng cƣờng thêm các hoạt động TNST nhằm
phát triển, nâng cao các tố chất, tiềm năng của học sinh, nuôi dƣỡng ý thức sống tự
lập, sự quan tâm, chia sẻ tới những ngƣời xung quanh.
Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động quan trọng trong Chƣơng trình GD phổ
thông mới - Chƣơng trình tổng thể đã đƣợc thông qua và ban hành (tháng 7/2017).
Trong Chƣơng trình mới có 2 loại hoạt động giáo dục chính là: dạy học các môn và
hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động TNST giúp học sinh khám phá kho tàng
tri thức một cách hiệu quả, nắm bắt đƣợc những giá trị tinh thần quý giá nhất trong
đời sống tinh thần của con ngƣời bằng chính những hoạt động của các em. Từ đó,

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
hình thành, phát
triển
cho ngƣời
học những giá
trị sống, hình thành năng lực thực
tiễn cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Trong các môn học, Ngữ văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chƣơng trình
đào tạo bậc trung học phổ thông. Đặc biệt, một bộ phận văn học rất quan trọng đƣợc
đƣa vào đầu chƣơng trình lớp 10 là văn học dân gian. Văn học dân gian đƣợc ví nhƣ

bầu sữa tinh thần nuôi dƣỡng tâm hồn ngƣời học. Học sinh tìm hiểu văn học dân gian
không chỉ khám phá đƣợc cái hay, cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ, mà còn mở
rộng vốn hiểu biết về văn hóa xã hội, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt dân gian của
dân tộc. Hoạt động TNST chính là một trong những chìa khóa giúp giáo viên đƣa học
sinh trở về cội nguồn, hòa mình vào không gian văn hóa của những ngày đầu dựng
nƣớc, những năm tháng giữ nƣớc và nhiều miền quê trên mọi miền Tổ quốc.
Tổ chức hoạt đông TNST trong dạy học môn Ngữ văn nói chung, văn học dân gian
nói riêng đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, đƣợc các giáo viên thực hiện ở trƣờng
phổ thông nhƣng nhìn chung chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và đạt hiệu quả mong đợi.

7


Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn học dân gian nhằm kế
thừa các vấn đề mà những ngƣời đi trƣớc nghiên cứu, đồng thời, dựa trên mô hình
chung của hoạt động TNST văn học để tìm ra hình thức và biện pháp tổ chức hoạt
động TNST văn học dân gian cho học sinh lớp 10 nói riêng, học sinh THPT nói
chung một cách có hiệu quả, thiết thực.
2. L CH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hoạt động TNST đƣợc biết đến với tƣ cách là một quan điểm giáo dục do
Davit Kolb (1939) đề xuất. Năm 1970, ông cùng Ron Fry phát triển lí thuyết trải
nghiệm và năm 1984 ông xuất bản mô hình học tập, gây đƣợc sự chú ý cũng nhƣ
tạo thêm nhiều cảm hứng cho nhiều nhà nghiên cứu. Trong thực tế, tƣ tƣởng này đã
đƣợc khơi nguồn trong nghiên cứu về mô hình học tập của John Dewey, Kurt
Lewin, Jean Piaget,…
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học văn là một đề tài không phải
hoàn toàn mới. Trong dạy học văn ở trƣờng phổ thông, hoạt động trải nghiệm sáng
tạo gắn với hình thức ngoại khóa văn học từ lâu đã đƣợc các nhà sƣ phạm, các nhà


- Select.Pdf
phƣơng phápDemo
dạy họcVersion
bộ môn quan
tâm nghiênSDK
cứu.
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao vai trò của công tác ngoại
khóa văn học – môt dạng thức của hoạt động TNST trong nhà trƣờng phổ thông.
Năm 1962, trong bài nói chuyện Giảng văn văn học dưới ánh sáng của Đảng
cộng sản Liên Xô lần thứ 22, Kudriashev đã nhấn mạnh: “Việc đọc sách, tọa đàm,
các tổ văn và các buổi dạ hội cần đƣợc tổ chức. Chính khả năng của học sinh
thƣờng đƣợc biểu lộ thông qua những công việc ngoài lớp đó…”
Nhà giáo dục Nga – Kairov thì cho rằng: “Vai trò công tác ngoại khóa văn học
trong nhiệm vụ đào tạo con ngƣời toàn diện trong nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa là sẽ tìm
hiểu và phát triển năng lực sáng tạo sở thích và thiên tài cá nhân về các môn văn hóa”.
Năm 1978 nhà giáo học pháp Nga V.A. Nhikonsky cũng đề cập vấn đề này
trong cuốn Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông. Tác giả cho rằng:
“Công tác ngoại khóa văn học sẽ góp phần tạo điều kiện cho học sinh phát huy hết
khả năng của mình, hòa mình vào tập thể, mạnh dạn và linh hoạt hơn”

8


Qua những công trình trên, các tác giả đã đánh giá rất cao vai trò của công tác
ngoại khóa văn học đối với việc giáo dục, phát triển năng lực, nhân cách toàn diện
con ngƣời học sinh.
Ở Việt Nam, công tác ngoại khóa văn học đã có nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu:
Phan Trọng Luận trong cuốn Công tác ngoại khóa văn học (NXBGD, Hà Nội,
1962) đã giới thiệu khá rõ về vấn đề này. Tác giả cho rằng: “Công tác ngoại khóa
văn học là một trong những hoạt động phong phú và đa dạng. Nó góp phần lôi cuốn

học sinh vào những hoạt động nhằm gắn liền việc giảng dạy văn học với thực tế đời
sống. Từ đó góp phần đào tạo các em thành những con ngƣời toàn diện hơn”. Và tác
giả đã khẳng định rằng: Hoạt động ngoại khóa là một trong những biện pháp hiệu
lực nhằm gắn liền việc giảng dạy và học tập văn học với đời sống, góp phần đào tạo
và xây dựng con ngƣời toàn diện cho xã hội.
Trƣơng Dĩnh trong cuốn Đổi mới dạy học văn ở trường phổ thông cũng đã đề
cập đến vấn đề này thông qua việc nhất thiết phải đổi mới phƣơng pháp dạy học
văn. Đó là việc kết hợp và gắn liền giữa hoạt động nhận thức lý thuyết với hoạt
động thực hành nhằm biến những lí luận thành thực tiễn thông qua việc tổ chức hoạt

Demo
- Select.Pdf SDK
động ngoại khóa
vănVersion
học.
Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Phương
pháp dạy học văn (NXB ĐHQG Hà Nội, 2001) cũng dành một chƣơng để nói về
hoạt động ngoại khóa văn học ở phổ thông trung học. Trong giáo trình này, các nhà
nghiên cứu đã nêu rõ vị trí, mục đích, nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa văn học
trong điều kiện mới. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu lên những nguyên tắc hoạt động
chủ yếu. Trên cơ sở những vấn đề chung về công tác hoạt động ngoại khóa văn học
có thể áp dụng cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo văn học dân gian
cho học sinh.
Võ Thị Quỳnh trong cuốn Hoạt động ngoại khóa văn học trong nhà trường
(NXB Thuận Hóa, Huế, 2002) đã nêu rõ các hình thức hoạt động ngoại khóa , vai
trò của giáo viên và học sinh trong hoạt động này, xác định nội dung, lựa chọn hình
thức ngoại khóa. Tác giả còn đề cập đến những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ
thực tiễn tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học ở trƣờng THPT Hai Bà Trƣng và

9



trƣờng Quốc học Huế. Điều đặc biệt quan tâm và đáng lƣu ý ở đây là những vấn đề
tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian đƣợc trình bày một cách cụ thể với
các hình thức câu lạc bộ, với các đề tài khác nhau đƣợc thể nghiệm tại các trƣờng
phổ thông. Khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Tuyết (2002 – ĐHSP Huế) cũng đi
sâu tìm hiểu đề tài Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian cho học sinh
phổ thông.
Đặc biệt, chƣơng trình giáo dục phổ thông (gọi tắt là chƣơng trình) mới theo Đề
án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trƣớc khi đƣợc thông qua
và ban hành (tháng 7/2017), đã có nhiều góp ý rộng rãi, nhiều cuộc trao đổi, phỏng vấn,
các bài báo, các chuyên đề xoay quanh hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Đinh Thị Kim Thoa trong cuộc trả lời phóng vấn Báo Giáo dục và Thời đại đã
khẳng định: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng
trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có
nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học đƣợc vào thực tiễn từ đó
hình thành năng lực thực tiễn cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân”.
Trên Tạp chí VHNT số 385, tháng 7-2016, tác giả Dƣơng Thị Mỹ Hằng có

Demo
Select.Pdf
SDK
bài viết Tổ chức
hoạtVersion
động trải-nghiệm
sáng tạo
văn học dân gian cho học sinh lớp
10 cũng đã nêu đƣợc khái quát vai trò của hoạt động TNST trong dạy học và các
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo văn học dân gian cho học sinh.
Cuốn sách Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ

thông, (NXBGD 2016, Nguyễn Thị Liên (chủ biên)) đã trang bị cho đội ngũ giáo
viên phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) những kiến thức,
kỹ năng cơ bản nhất về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chuẩn bị tích cực cho việc
đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông. Đồng thời cuốn sách này là sự chuẩn bị
cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
cho sinh viên các trƣờng Đại học Sƣ phạm.
Nội dung cuốn sách này tập trung trả lời các câu hỏi cốt lõi sau: 1) Hoạt động
trải nghiệm sáng tạo là gì ?; 2) Làm cái gì? ( nội dung của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo); 3) Làm nhƣ thế nào? ( cách thức).

10


Những công trình nghiên cứu, những bài viết trên đã đóng góp đáng kể vào
việc đƣa hoạt động trải nghiệm sáng tạo văn học về vị trí của nó trong việc giáo dục
đào tạo ngƣời học sinh bằng phƣơng tiện văn học. Tuy vậy, những vấn đề mà các
nhà nghiên cứu quan tâm mới chỉ đƣa ra những vấn đề chung về mặt tổ chức các
hoạt động ngoại khóa văn học; chƣa có một công trình nào nghiên cứu có tính chất
chuyên biệt việc tổ chức hoạt động TNST trong dạy học VHDG ở trƣờng phổ thông
theo hƣớng tiếp cận năng lực để phù hợp với yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục
phổ thông hiện nay.
Vì thế, luận văn này trên cơ sở kế thừa các vấn đề mà những ngƣời đi trƣớc
nghiên cứu, đồng thời, dựa trên mô hình chung của hoạt động TNST văn học để tìm
ra hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động TNST văn học dân gian cho học sinh
lớp 10 nói riêng, học sinh THPT nói chung một cách có hiệu quả, thiết thực.
Hơn nữa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp – hoạt động ngoại khóa hiện đang
tiến hành trong trƣờng phổ thông chủ yếu đƣợc tổ chức dựa trên các chủ đề đã đƣợc
quy định trong chƣơng trình với các hình thức còn chƣa phong phú và học sinh
thƣờng đƣợc chỉ định, phân công tham gia một cách bị động. Giáo viên tổ chức hoạt


Demo
Version
- Select.Pdf
động cho học
sinh nhƣng
không
rõ hoạt độngSDK
đó sẽ hƣớng tới hình thành những
năng lực gì của các em. Điều đó không phù hợp với một chƣơng trình định hƣớng
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, cần phải thay đổi.
Luận văn này sẽ đi sâu nghiên cứu, tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động
ngoài giờ dạy học trên lớp phong phú hơn cả về nội dung, phƣơng pháp và hình
thức hoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những
phẩm chất, năng lực (sau đây gọi chung là năng lực, hiểu theo nghĩa rộng của từ
này) nhất định của học sinh; nghĩa là học sinh đƣợc học từ trải nghiệm. Học từ trải
nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm, qua thực hành
nhƣng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua trải nghiệm giúp
ngƣời học không những có đƣợc năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm
về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đến những quy
trình, động tác, kết quả chung cho mọi ngƣời học nhƣng học qua trải nghiệm chú ý
gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân.

11


3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn hƣớng vào nghiên cứu quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo cho học sinh trong dạy học văn học dân gian ở trƣờng THPT
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo cho học sinh lớp 10 trong dạy học VHDG;
- Phạm vi khảo sát: Chƣơng trình VHDG lớp 10, ngoài ra có thể khảo sát
thêm một vài tác phẩm ngoài chƣơng trình SGK thuộc văn học dân gian địa phƣơng
Đồng Nai.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10
trong dạy học văn học dân gian”, chúng tôi nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất
hƣớng tiếp cận, các biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học văn học dân gian. Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm

Demo
Version
- Select.Pdf
phát triển năng
lực thực
tiễn, phẩm
chất nhân SDK
cách và phát huy tiềm năng sáng tạo
của học sinh.
Những biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn nhằm
mục đích nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học văn học dân gian trong chƣơng
trình SGK Ngữ văn 10 bậc THPT lên một bƣớc mới.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học;
- Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động TNST cho học sinh lớp 10 trong dạy
học văn học dân gian;
- Nghiên cứu, đề xuất các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

trong dạy học văn học dân gian cho học sinh lớp 10;
- Vận dụng thể nghiệm một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học văn học dân gian ở lớp 10.

12


5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phƣơng pháp này sử dụng nhằm tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, công trình
khoa học có liên quan; từ đó xác lập cơ sở lí luận cho việc định hƣớng và tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn học dân gian
phù hợp và hiệu quả.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động TNST
cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn học dân gian ở trƣờng THPT hiện nay nhằm
xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài; tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết những
vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê
Phƣơng pháp này nhằm thống kê, phân loại, xử lí số liệu điều tra, phân tích,
đánh giá thực trạng và kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Version
- Select.Pdf
SDKtính khả thi và hiệu quả của các
PhƣơngDemo
pháp đƣợc
sử dụng

để kiểm chứng
giải pháp đƣợc đề xuất cũng nhƣ kết quả thực nghiệm và đối chứng trong việc tổ
chức hoạt động TNST cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn học dân gian.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Về lí luận: bổ sung, phát triển những vấn đề lí luận về tổ chức hoạt động học
tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học văn ở trƣờng phổ thông. Đề xuất các hình thức
tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động
ngoài giờ dạy học trên lớp phong phú về nội dung, phƣơng pháp và hình thức hoạt
động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất,
năng lực nhất định của học sinh; nghĩa là học sinh đƣợc học từ trải nghiệm.
- Về thực tiễn: thể nghiệm một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong dạy học văn học dân gian ở lớp 10; từ đó có thể đem áp dụng rộng rãi
vào dạy học văn học dân gian ở trƣờng phổ thông theo hƣớng tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo.

13


7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học
sinh lớp 10 trong dạy học văn học dân gian
Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

14




×