Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu sự đa dạng sinh học vườn quốc gia cát tiên phục vụ định hướng bảo tồn bền vững (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN BỀN VỮNG

Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành
Mã số

: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
: 60.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ÂN

Huế, 2014

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Kết
quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì được trích dẫn


rõ ràng. Có gì sai trái, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Vân Anh

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên
hướng dẫn khoa học TS. Lê Văn Ân và quý thầy, cô giáo trong
Khoa đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận văn được hoàn
thành.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại
học, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lý Trường ĐHSP Huế, sở Tài
nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai, sở Văn hóa – Thông tin –
Du lịch tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý
Vườn quốc gia Cát Tiên, phòng Tài nguyên & Môi trường
huyện Tân Phú, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ,
cung cấp tài liệu và nhiều ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn
thành luận văn này.
Demo Version - Select.Pdf SDK

Huế, 05/2014
Tác giả

iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................iii
Mục lục ....................................................................................................................... 1
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... 4
Danh mục các hình, sơ đồ .......................................................................................... 5
Danh mục các bảng biểu ............................................................................................ 6
Mở đầu ....................................................................................................................... 8
NỘI DUNG ............................................................................................................. 13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐA DẠNG SINH HỌC .......................................................................................... 13
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu điển hình liên quan đến đề tài ......... 13
1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................... 13
1.1.2. Ở Việt Nam. ....................................................................................... 13
1.1.3. Tỉnh Đồng Nai. .................................................................................. 15
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................ 16

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.2.1. Đa dạng sinh học ................................................................................ 16
1.2.2. Loài đặc hữu ...................................................................................... 18
1.2.3. Rừng đặc dụng ................................................................................... 19
1.2.4. Sự tuyệt chủng ................................................................................... 20
1.2.5. Bảo tồn và phát triển bền vững .......................................................... 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ............................................. 21
1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên ...................................................................... 21
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội ........................................................... 22
1.4. Đa dạng sinh học, bảo vệ đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam ...... 22
1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................... 22

1.4.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 27
1.5. Các công ước quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học ..................................... 33

1


Chương 2. ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VƯỜN QUỐC GIA CÁT
TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI ...................................................................................... 35
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Tiên,
tỉnh Đồng Nai ..................................................................................................... 35
2.1.1. Nhân tố tự nhiên................................................................................. 35
2.1.2. Nhân tố kinh tế - xã hội ..................................................................... 43
2.2. Sự đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai ................... 45
2.2.1. Đa dạng loài ....................................................................................... 45
2.2.2. Đa dạng hệ sinh thái ........................................................................... 57
2.2.3. Đa dạng gen ....................................................................................... 59
2.3. Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học .................................................... 60
2.3.1. Hủy diệt của chiến tranh .................................................................... 60
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội nghèo nàn, lạc hậu ................................... 60
2.3.2. Quản lý kém hiệu quả ........................................................................ 63
2.4. Đánh giá sự đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai..... 64
2.4.1. Mục đích đánh giá .............................................................................. 64
2.4.2.Demo
Nội dung
đánh giá- ..............................................................................
64
Version
Select.Pdf SDK
2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá .......................................................................... 64
2.4.4. Thang điểm đánh giá .......................................................................... 66

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI ..................... 69
3.1. Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia
Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai ..................................................................................... 69
3.1.1. Thực trạng và giá trị đa dạng sinh học ............................................... 69
3.1.2. Các nguyên nhân gây suy giảm và đe dọa đến đa dạng sinh học ..... 69
3.1.3. Các văn bản pháp quy ........................................................................ 69
3.1.4. Các nguyên tắc đề ra cần quán triệt ................................................... 70
3.2. Định hướng các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát
Tiên, tỉnh Đồng Nai ........................................................................................... 70
3.2.1. Hệ thống các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học VQG gia Cát Tiên70

2


3.2.2. Hệ thống nhóm giải pháp hạn chế xâm hại, đe dọa đến đa dạng sinh
học ................................................................................................................ 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 79
1. Những kết quả của luận văn ........................................................................... 79
2. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 80
3. Kiến nghị ........................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................ P1

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BTTN- VH

Chú thích
Bảo tồn thiên nhiên- Văn hóa

DLST & GDMT Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường
ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GIS

Geographic Information System

HST

Hệ sinh thái

KBT

Khu bảo tồn

KT – XH

Kinh tế - Xã hội


KH - KT

Khoa học – Kỹ thuật

IUCN

Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc tế
(International Union for Conservation of Nature)

RAMSAR

Công ước Quốc tế về các khu đất ngập nước có tầm quan trọng
Quốc tế

SĐVN
UNESCO

Sách đỏ Việt Nam
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

Demo Version - Select.Pdf SDK

(United Nations Educational, Scientific and Culrtural
Organization)
TSTN

Tái sinh tự nhiên

VQG


Vườn quốc gia

WWF

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (World Wild Fund)

4


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Bản đồ ranh giới VQG Cát Tiên ............................................................... 34
Hình 2.2. Sơ đồ giới hạn VQG Nam Cát Tiên .......................................................... 35
Hình 2.3. Bản đồ địa hình VQG Nam Cát Tiên ....................................................... 38
Hình 2.4. Bản đồ thủy văn VQG Nam Cát Tiên ...................................................... 41
Hình 2.5. Bản đồ phân bố các loài động – thực vật VQG Nam Cát Tiên ................ 45
Hình 2.6. Bản đồ hiện trạng rừng VQG Nam Cát Tiên ........................................... 57
Hình 2.7. Bản đồ đa dạng sinh học VQG Nam Cát Tiên ......................................... 59
Hình 3.1. Bản đồ các tuyến du lịch VQG Cát Tiên ................................................. 71
Hình 3.2. Sơ đồ tiến hành cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển ĐDSH .......... 72

Demo Version - Select.Pdf SDK

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Số loài động vật có vú của một số nước nhiệt đới và ôn đới................... 23

Bảng 1.2. Số loài thuộc các nhóm sinh vật trên thế giới .......................................... 24
Bảng 1.3. Thành phần loài thực vật bậc cao ở Việt Nam ........................................ 28
Bảng 1.4. So sánh thành phần loài động vật Việt Nam và trên thế giới .................. 29
Bảng 1.5. Danh sách các VQG của Việt Nam (tính đến tháng 12/2008) ................ 31
Bảng 2.1. Ngày bắt đầu, kết thúc trung bình mùa mưa ở một số địa điểm, tỉnh Đồng
Nai ............................................................................................................................ 39
Bảng 2.2. Tổng quan đặc điểm khí hậu Vườn Quốc gia Cát Tiên ........................... 40
Bảng 2.3. Các loại đất ở Đồng Nai .......................................................................... 42
Bảng 2.4. Dân số vùng đệm của một số VQG nước ta năm 2000 .......................... 43
Bảng 2.5. Thống kê dân số theo thành phần dân tộc ở VQG Cát Tiên .................... 44
Bảng 2.6. Thống kê trình độ học vấn các cấp năm học 2006 – 2007 trong khu vực
VQG Cát Tiên .......................................................................................................... 44
Bảng 2.7. Kết quả điều tra hệ thực vật tại khu vực điều tra ..................................... 46
Bảng 2.8. Danh lục thực vật ở VQG Cát Tiên thống kê .......................................... 47

Demo Version - Select.Pdf SDK

Bảng 2.9. Danh lục các loài thực vật quý hiếm ở VQG Cát Tiên có tên trong Sách
đỏ Việt Nam, năm 2007 ........................................................................................... 47
Bảng 2.10. Thống kê hệ động vật VQG Cát Tiên .................................................... 49
Bảng 2.11. Danh lục các loài thú ở VQG Cát Tiên có tên trong Sách đỏ Việt Nam
2007 và Nghị định 18-2002/NĐ-CP ........................................................................ 50
Bảng 2.12. Danh lục các loài chim ở VQG Cát Tiên có tên trong Sách đỏ Việt Nam
2007 và Nghị định 18-2002/NĐ-CP ........................................................................ 52
Bảng 2.13. Danh lục các loài lưỡng cư và bò sát ở VQG Cát Tiên có tên trong Sách
đỏ Việt Nam 2007 .................................................................................................... 54
Bảng 2.14. Danh lục các loài cá VQG Cát Tiên có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm
2007 .......................................................................................................................... 56
Bảng 2.15. Diện tích các loại đất đai trong VQG Cát Tiên ..................................... 58
Bảng 2.16. Diện tích rừng trồng tại các VQG Cát Tiên và một số VQG, Khu BTTN

nước ta năm 2007 ..................................................................................................... 58
Bảng 2.17. Một số loài động vật hoang dã trong khu vực đang bị săn bắn ............ 61
6


Bảng 2.18. Sự phụ thuộc của các nhóm hộ nghèo, trung bình và giàu vào nguồn tài
nguyên của VQG Cát Tiên ....................................................................................... 62
Bảng 2.19. Thang điểm đánh giá thực trạng ĐDSH VQG Cát Tiên........................ 67
Bảng 2.20. Kết quả đánh giá sự ĐDSH của VQG Cát Tiên .................................... 67
Bảng 3.1. Diện tích khoán bảo vệ theo chương trình 661 ở VQG Cát Tiên và một số
VQG, Khu BTTN nước ta năm 2007 ....................................................................... 74
Bảng 3.2. Một số giải pháp giúp cộng đồng thay thế sử dụng tài nguyên ............... 76

Demo Version - Select.Pdf SDK

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng sinh học (ĐDSH) vừa là nguồn tài nguyên vừa nhân tố quan trọng
nhất trong việc điều tiết môi trường bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền
vững của nhân loại. Chính từ vai trò quan trọng của đa dạng sinh học nên bảo tồn đa
dạng sinh học được Ủy ban môi trường và phát triển Ngân hàng thế giới coi là một
trong những cơ sở quyết định đến sự phát triền bền vững và là nhiệm vụ đối với mỗi
quốc gia cũng như toàn thế giới.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự
đa dạng về điều kiện tự nhiên đã tạo cho nước ta trở thành một trong những quốc
gia đứng hàng đầu về đa dạng sinh học trên thế giới. Tuy nhiên trong một thời gian
dài với nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho sự đa dạng sinh học suy giảm

nghiêm trọng. Thực trạng suy giảm đa dạng sinh học đã ảnh hưởng lớn đến sự tăng
trưởng của nhiều ngành kinh tế, làm gia tăng các tai biến thiên nhiên, đe dọa đến sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước. Bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay
đang là vấn đề đặt ra rất cấp thiết của Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa đất
nước. Việc bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam chỉ biểu hiện khi và chỉ khi bắt đầu

Demo Version - Select.Pdf SDK

bằng việc bảo vệ tài nguyên rừng nhất là hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
các vườn quốc gia.
Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên là một trong 16 vườn quốc gia ở Việt Nam,
được thành lập vào ngày 19/8/2003 theo quyết định số 173/2003/QĐ-Ttg của Thủ
Tướng chính phủ. So với các vườn quốc gia khác, VQG Cát Tiên là hệ thống sinh
thái rừng nhiệt đới ẩm điển hình với sự đa dạng sinh học vào bậc nhất Việt Nam và
rừng được UNESCO xếp hạng là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Ngoài ra Vườn
còn chứa đựng nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị của đất nước. Thế nhưng do
một phần lớn lãnh thổ của Vườn đã là khu định cư lâu đời của các dân tộc thiểu số
có trình độ thấp. Hiện nay Vườn lại nằm trong khu vực sôi động về phát triển kinh
tế, nhất là chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có giá trị nên sự đa dạng sinh học
của vườn có nguy cơ đe dọa rất cao.
Nghiên cứu đa dạng sinh học, định hướng khai thác kinh tế hợp lý trên cơ sở
bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn đang là vấn đề đặt ra rất cấp thiết. Do đó việc
“Nghiên cứu sự đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Tiên phục vụ định hướng
bảo tồn bền vững” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
8


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đánh giá mức độ đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên. Trên cơ sở đó định

hướng bảo tồn, đề xuất hệ thống giải pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học của Vườn.
2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Thông qua các số liệu thống kê, thu thập đánh giá mức độ đa dạng sinh học
ở 3 phương diện (đa dạng loài, đa dạng sinh hệ sinh thái, đa dạng gen) theo các tiêu
chí được các nhà khoa học xây dựng.
- Đề xuất định hướng bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn và hệ thống giải pháp
cần được thực thi nhằm bảo tồn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm cơ sở khoa học và vấn đề bảo tồn
đa dạng sinh học đồng thời khẳng định tính khả thi phương pháp đánh giá tổng hợp
mức độ cần thiết về sự bảo tồn đa dạng sinh học đã được xây dựng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần cung cấp thông tin về sự suy thoái, mức độ đe dọa đa dạng

Demo
Version
Select.Pdf
SDKbáo động sự cấp thiết trong việc
sinh học tại địa
bàn nghiên
cứu- và
là tiếng chuông
bảo tồn đa dạng sinh học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm luận cứ cần thiết trong việc hoạch
định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và bảo tồn đa dạng
sinh học VQG Cát Tiên nói riêng. Đồng thời đề tài là tài liệu tham khảo cho các
công trình nghiên cứu cùng hướng ở các địa bàn khác trong cả nước.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

4.1. Về lãnh thổ
Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc địa phận 03 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm
Đồng và được chia thành 03 khu. Tuy nhiên phạm vi đề tài chỉ tìm hiểu, nghiên cứu
khu Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai.
4.2. Về nội dung
- Xác định cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự đa dạng sinh học và định
hướng khai thác sử dụng bền vững ở Đồng Nai.
- Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu Nam Cát Tiên - VQG Cát Tiên ở
Đồng Nai.
9


- Trên cơ sở các chỉ tiêu kế thừa đánh giá độ đa dạng sinh học của VQG Cát
Tiên làm cơ sở định hướng và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học VQG
Cát Tiên ở mức độ định hướng chung .
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm địa lý khẳng định toàn bộ lớp vỏ cảnh quan là một hệ thống trong
đó chứa đựng các thể tổng hợp tự nhiên các cấp có mối quan hệ thống nhất biện
chứng thông qua trao đổi vật chất và năng lượng. Xét về cấu trúc thẳng đứng, mỗi
thành phần tự nhiên là những bộ phận cấu thành hệ thống và cảnh quan tồn tại, phát
triển trong mối quan hệ với các cấu trúc còn lại. VQG Cát Tiên là một bộ phận của
hệ thống cảnh quan Việt Nam, vì vậy hệ thống này vừa tồn tại nội quan hệ vừa tồn
tại ngoại quan hệ. Đứng trên quan điểm này quá trình nghiên cứu phải xác định
được các mối quan hệ với các dòng vật chất năng lượng được trao đổi lại giữa các
cấu trúc cấu thành hệ thống VQG Cát Tiên đồng thời phải coi trọng các dòng vật
chất năng lượng vận chuyển đi và đến hệ thống.
5.2. Quan điểm lịch sử
Các yếu tố cấu thành hệ thống luôn vận động không ngừng theo thời gian và
làm cho toàn bộ hệ thống vận động và biến đổi. Về mặt khoa học sinh học thuần túy

cũng đã khẳng
định sinh
vật luôn
tiến hóa và phát
Demo
Version
- Select.Pdf
SDKtriển không ngừng theo thời gian
dưới sự biến đổi của điều kiện môi trường sống. Vì vậy khi nghiên cứu đa dạng sinh
học đề tài nghiên cứu cần thiết phải xem xét sự thay đổi của các yếu tố môi trường
và ảnh hưởng của nó đến hướng vận động của sự đa dạng sinh học. Trên cơ sở vấn
đề này đề tài nghiên cứu cần xác định hướng tác động phù hợp để điều chỉnh sự vận
động theo hướng có lợi cho con người.
5.3. Quan điểm tổng hợp
Đa dạng sinh học được hình thành và bảo tồn bởi sự tác động của rất nhiều
tác nhân thuộc nhóm kinh tế - xã hội và nhóm tự nhiên. Sự tác động của các tác
nhân này đối với đa dạng sinh học vừa theo phương thức riêng đồng thời tác động
trong mối quan hệ của nhiều tác nhân. Vì vậy việc nghiên cứu đa dạng sinh học
phải đứng trên quan điểm tổng hợp. Quan điểm tổng hợp đối với nghiên cứu bảo tồn
đa dạng sinh học thể hiện khi đề xuất giải pháp và yêu cầu thực các giải pháp.
5.4. Quan điểm lãnh thổ
Các nhân tố tác động đến sự đa dạng sinh học không những biến đổi theo thời
gian mà còn có sự phân hóa theo không gian. Trong các thành tố cấu thành sự đa dạng
sinh học, thành tố sự đa dạng về môi trường sinh thái cũng đã phản ánh tính sai biệt
10


lãnh thổ. Vì vậy khi nghiên cứu phải đứng trên quan điểm lãnh thổ nhằm phát hiện sự
sai biệt về môi trường và tính đặc thù theo lãnh thổ của sự đa dạng sinh học. Quan
điểm lãnh thổ cũng yêu cầu khi thực thi các hướng bảo tồn phải thực sự xuất phát từ sự

sai biệt lãnh thổ để đề xuất hướng bảo tồn phù hợp với đặc tính của lãnh thổ đó.
5.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của bất kỳ một nền kinh
tế, ngành kinh tế nào trong thời đại hiện nay. Vì vậy bảo tồn đa dạng sinh học tại
VQG Cát Tiên phải thực sự đứng trên quan điểm bền vững. Quan điểm phát triển
bền vững trong việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và VQG Cát Tiên nói riêng
yêu cầu khi nghiên cứu phải đề ra giải pháp thực thi, giải quyết được mối quan hệ
hài hoà cùng phát triển cả về mặt kinh tế lẫn bảo tồn và phát huy được tính đa dạng
sinh học. Có nghĩa là khi định hướng đa dạng sinh học phải giữ được tính đa dạng,
không ngừng gia tăng sự đa dạng sinh học nhưng không làm suy giảm lợi ích kinh
tế và giải quyết được những vấn đề xã hội đặt ra của cộng đồng dân cư đã và đang
sinh sống tại địa bàn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề tài tiến hành thực thi các phương pháp
nghiên cứu sau:
6.1. PhươngDemo
pháp thu
thập, phân
tích và xử SDK
lý số liệu
Version
- Select.Pdf
Phương pháp này nhằm thu thập và sưu tầm các tài liệu có liên quan làm cơ
sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu, đồng thời làm căn cứ
cho các kết luận khoa học về mức độ đa dạng sinh học tại địa bàn nghiên cứu. Vận
dung phương pháp này một mặt đảm bảo được một trong các đặc tính cơ bản của
nghiên cứu khoa học là tính kế thừa, mặt khác giúp tiết kiệm được công sức, thời
gian, kinh phí khi nghiên cứu đề tài.
Để phương pháp thực thi có hiệu quả, đề tài thực hiện theo quy trình sau:
Định hướng thu thập tư liệu cần thiết, tiến hành xử lý tư liệu cho từng chương mục.

6.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống của Địa lý học và là phương pháp không
thể thiếu được khi nghiên cứu bất kỳ một lãnh thổ nào. Thông qua thực địa giúp
người nghiên cứu có điều kiện để thu thập làm phong phú thêm hệ thống tư liệu
nhằm đảm bảo tính chính xác cao trong kết luận khoa học. Nghiên cứu thực địa còn
giúp người nghiên cứu giải quyết được mâu thuẫn, tính thiếu đồng nhất về số liệu
thu thập được. Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ đề tài nghiên cứu xác định các tuyến
thực địa sau:
11


 Xác định tuyến, điểm nghiên cứu.
 Khảo sát theo tuyến, điểm thực địa: Mô tả, thu thập, chụp ảnh.
 Xử lý tư liệu thu thập được.
Trên các tuyến và điểm thực địa đã xác định chúng tôi tiến hành thu thập,
chụp ảnh ghi chép các số liệu, vấn đề cần thiết làm căn cứ cho kết luận khoa học
6.3. Phương pháp bản đồ - GIS
Đối với nghiên cứu địa lý, bản đồ vừa là công đoạn bắt đầu vừa là công đoạn
kết thúc của bất kỳ một công cuộc nghiên cứu nào. Ở bản đồ đã chứa đựng một
lượng tư liệu lớn và toàn diện về sự vật địa lý. Qua bản đồ người nghiên cứu có khả
năng thu thập các tư liệu quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Mặt khác do
xuất phát từ tính đặc thù của khoa học địa lý là khoa học về sự phân bố không gian
của đối tượng. Vì vậy kết quả nghiên cứu phải được cụ thể hóa bằng hệ thống bản
đồ. Quá trình nghiên cứu đã khai thác thông tin từ các bản đồ liên quan:
 Bản đồ ranh giới VQG Cát Tiên.
 Sơ đồ giới hạn VQG Nam Cát Tiên.
 Bản đồ địa hình VQG Nam Cát Tiên.
 Bản đồ thủy văn VQG Nam Cát Tiên.
 Bản đồDemo
phân bố

các loài động
– thực vậtSDK
rừng đặc hữu VQG Cát Tiên.
Version
- Select.Pdf
 Bản đồ hiện trạng rừng VQG Nam Cát Tiên.
 Bản đồ các tuyến du lịch VQG Cát Tiên.
 Từ những bản đồ trên xây dựng được bản đồ đa dạng sinh học VQG Cát Tiên.
6.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp
Đánh giá tổng hợp là đánh giá sự vật, đối tượng địa lý trên cơ sở hệ thống
nhiều chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên dựa vào mục tiêu nhiệm vụ đánh giá.
Đối với việc đánh giá mức độ cần thiết bảo tồn đa dạng sinh học ở một lãnh thổ, hệ
thống chỉ tiêu được các nhà khoa học xây dựng và thực thi mà chúng tôi kế thừa bao
gồm: số lượng loài, mức độ đe dọa của loài và các yếu tố đặc hữu. Việc đánh giá
tính cấp thiết bảo tồn theo 4 cấp và theo thang điểm (phương pháp này được cụ thể
hóa ở phần đánh giá).
7.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đa dạng sinh học
Chương 2: Đánh giá đa dạng sinh học vườn quốc gia Cát Tiên
Chương 3: Định hướng bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Cát Tiên
12



×