ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN
VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN THÁI BÌNH, ĐỊNH
HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG VÙNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 62 42 60 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
Hà Nội - 2009
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Vũ Trung Tạng
2. TS. Trần Đức Thạnh
Phản biện: GS. TSKH Phan Nguyên Hồng
Phản biện: GS. TS Lê Trọng Cúc
Phản biện: PGS. TS Lê Xuân Cảnh
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước ch
ấm luận án tiến sĩ họp tại
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi 9 giờ 00 ngày 4 tháng 9 năm 2009
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
DANHMỤCCÁCCÔNGTRÌNHKHOAHỌCĐÃ
CÔNGBỐCÓLIÊNQUANĐẾNNỘIDUNGLUẬNÁN
1. Nguyễn Thùy Dương, Vũ Trung Tạng, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Thị
Thanh Huyền (2007). Những kết quả nghiên cứu bước đầu về hệ sinh thái đất ngập
nước ven biển huyện Tiền Hải (Thái Bình). Những vấn đề
nghiên cứu cơ bản trong
khoa học sự sống. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 575-578.
2. Nguyễn Thùy Dương, Vũ Trung Tạng, Phạm Thị Làn (2008). Ứng dụng viễn
thám trong nghiên cứu đánh giá biến động vùng nuôi trồng thủy sản ở các xã ven
biển tỉnh Thái Bình. Tạp chí Biển Việt Nam, số 9/2008, trang: 11-17.
3. Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Vũ Trung Tạng, Phạm Đình
Trọng (2008). Đa dạng độ
ng vật đáy cỡ lớn vùng bãi triều tỉnh Thái Bình và một số
giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, số 9/2008, trang: 47-55.
4. Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thu Nhung, Vũ Trung Tạng (2008). Phân tích
cấu trúc và các nhân tố hình thành cảnh quan dải ven biển Thái Bình. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10/2008, trang: 72-76.
1
MỞĐẦU
Thái Bình là một trong những tỉnh nông nghiệp then chốt thuộc đồng bằng Bắc Bộ
với 49,5 km đường bờ biển trải dài trên hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy cùng các cửa
sông đổ ra biển đã tạo nên hàng ngàn ha đất bãi bồi góp phần mở rộng diện tích cho
vùng và hình thành các loại cảnh quan (CQ) mới. Tuy nhiên, cũng như các vùng đất
ngập nước (ĐNN) ven biển khác trong điều kiện đất nước đổ
i mới, nền kinh tế phát
triển theo cơ chế thị trường, sức ép dân số gia tăng nên hoạt động khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên trong vùng ngày càng “hối hả” và mãnh liệt hơn làm cho cảnh
quan bị biến đổi nhanh chóng. Do đó, để có được những định hướng quy hoạch sử dụng
vùng theo quan điểm phát triển bền vững, chúng tôi đã thực hiện đề tài luận án
“Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa d
ạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái
Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững”
- Mục tiêu:
+ Nghiên cứu về cấu trúc và xu hướng biến động của các loại CQ;
+ Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học và biến động các hệ sinh thái (HST);
+ Định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững.
- Nhiệm vụ:
+ Thành lập các bản đồ chuyên đề
(bản đồ lớp phủ thực vật, bản đồ thổ nhưỡng,
bản đồ địa mạo), bản đồ sinh thái CQ, bản đồ phân vùng CQ và bản đồ biến động CQ
theo thời gian;
+ Phân tích cấu trúc sinh thái CQ và các tiểu vùng CQ; hiện trạng đa dạng sinh
học trong vùng;
+ Phân tích biến động của các loại CQ theo từng tiểu vùng, biến động các hệ sinh
thái trên toàn vùng và nguyên nhân gây biến động;
+ Đề xuất định hướng quy hoạch quả
n lý tài nguyên cho phát triển bền vững và
các giải pháp thực hiện.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án: (1) Ý nghĩa khoa học: các kết quả
nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ hiện trạng các loại CQ, hiện trạng đa dạng
sinh học cũng như biến động của các HST trong những giai đoạn lịch sử nhất định của
vùng ĐNN ven biển Thái Bình; (2) Ý nghĩa thực ti
ễn: hệ thống cơ sở dữ liệu, tập bản
đồ cũng như các giải pháp được đưa ra trong luận án là những tài liệu có giá trị cho các
nhà quản lý trong định hướng quy hoạch lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững.
- Những điểm mới của luận án:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật về hiện trạng đa dạng sinh học (ĐDSH) tạ
i
vùng nghiên cứu;
+ Phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan vùng ĐNN ven
biển Thái Bình tỷ lệ 1:50.000;
+ Lần đầu tiên bản đồ biến động các loại cảnh quan tỷ lệ 1:50.000 cho vùng đất
ngập nước ven biển Thái Bình được thành lập.
- Bố cục của luận án:
Luận án gồm 170 trang, 46 bảng số liệu, 22 hình trong đó có 13 bản đồ, 140 tài
liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh; 11 phụ lục. B
ố cục luận án gồm: mở đầu (3
trang), tổng quan tài liệu (19 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (13 trang),
2
kết quả nghiên cứu và bàn luận (121 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu
tham khảo (12 trang).
CHƯƠNG1.TỔNGQUANTÀILIỆU
1.1.Nghiêncứucảnhquanvàhướngtiếpcậnsinhtháicảnhquan
1.1.1.Cácnghiêncứucảnhquanhọc
Khái niệm CQ
đã được hình thành và phát triển từ những năm cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, cho đến nay, các nhà khoa học nghiên cứu về CQ ở nước ta chủ yếu
đều dựa trên nền tảng lý luận của trường phái nước Nga Xô Viết, cùng thống nhất ba
quan niệm về CQ: quan niệm chung, quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể để chỉ
các hình thức CQ khác nhau phụ thuộc vào quan niệm của người nghiên cứu.
1.1.2.Các
nghiêncứusinhtháihọc,hệsinhthái
Thuật ngữ sinh thái học xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX bởi một nhà động vật học
người Đức, đến đầu thế kỷ XX, sinh thái học chuyển sang nghiên cứu sinh thái học
quần xã sinh vật; từ những năm 20 của thế kỷ XX, sinh thái học đã phát triển một bước
quan trọng, coi h
ệ sinh thái như là một đơn vị cấu trúc của tự nhiên và trở thành một
khoa học giúp chúng ta ngày càng hiểu biết sâu về bản chất của sinh giới trong mối
tương tác với các yếu tố môi trường, từ đó tạo nên những nguyên tắc, định hướng cho
chiến lược phát triển bền vững của xã hội con người.
1.1.3.Tiếpcậnsinhtháicảnhquan
Hướng nghiên cứu sinh thái CQ hay địa sinh thái đã phát triển mạnh ở CHLB Đức
và một số nước Bắc Âu từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Sinh thái cảnh quan là một hướng nghiên cứu liên ngành và tổng hợp hình thành
trên cơ sở kết hợp các nghiên cứu định lượng của sinh thái học và tính tổng hợp, tính
trật tự, tính phân cấp của cảnh quan học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực
tiễ
n phát triển kinh tế-xã hội. Sinh thái học cảnh quan ra đời với mục đích xúc tiến sự
liên kết giữa các nhà khoa học và các nhà lập kế hoạch.
Từ các quan điểm nêu trên, luận án thống nhất với quan niệm kiểu loại trong
nghiên cứu cảnh quan vùng ĐNN ven biển Thái Bình, trong đó đơn vị cơ sở được sử
dụng là “loại cảnh quan”. Bởi ngay trong cấu trúc của mỗi loại cảnh quan tính sinh thái
đã
được thể hiện từ sự kết hợp của các nhân tố môi trường và quần xã sinh vật nên
thuật ngữ “cảnh quan” và “sinh thái cảnh quan” được coi là đồng nhất trong nội dung
luận án. Đồng thời, quan niệm cá thể, thể hiện tính phân vị chặt chẽ trong phân hóa
lãnh thổ, cũng đã được phân tích trong cấu trúc của các tiểu vùng sinh thái CQ.
1.2.Đadạngsinhhọc
ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ th
ể sống tồn tại trong tất cả các hệ sinh thái
trên cạn và dưới nước và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. ĐDSH có vai trò rất
quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái, đó là cơ sở
của sự sống còn và thịnh vượng của loài người, sự bền vững của thiên nhiên trên trái
đất.
1.2.1.ĐadạngsinhhọcởViệtNam
Nằm ở
vùng Đông Nam châu Á, Việt Nam là một trong 16 nước có ĐDSH cao
trên thế giới (chiếm 10% số loài sinh vật trong khi diện tích đất liền chỉ chiếm 1%).
Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu,… của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về
HST và thành phần loài sinh vật.
3
1.2.2.BảotồnĐDSHởViệtNam
Bảo tồn ĐDSH bao gồm các hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen
có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các CQ thông qua việc bảo tồn các HST và việc
khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật. Ở Việt Nam, công tác bảo tồn
ĐDSH được tiến hành khá sớm với hai hình thức phổ biến là bảo tồn nội vi (in-situ) và
bảo tồn ngoại vi (ex-situ).
1.3.T
ổngquanvềđấtngậpnước
1.3.1.Cấutrúcvàchứcnăngđấtngậpnước
ĐNN là "những đầm lầy than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo
thường xuyên hay tạm thời với nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước
mặn kể cả những vùng nước bi
ển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp” (Công ước
Ramsar, 1971)
ĐNN rất đa dạng về loại hình và kích cỡ, được coi như cấu phần của cảnh quan tự
nhiên, phản ảnh những đặc trưng về tự nhiên và sinh học, xác định khuôn khổ của các
quy hoạch quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên và các chức năng sinh thái
của nó.
ĐNN là nơi tích tụ, xuất khẩu và biến đổi của các chấ
t dinh dưỡng, duy trì nguồn
nước, chuyển hóa năng lượng,…; là nơi sống, nơi kiếm ăn, bãi đẻ của các loài động vật;
nơi thanh lọc các chất ô nhiễm, bảo vệ bờ biển; duy trì độ phì nhiêu cho đất; là nơi cung
cấp cho con người những sản vật đa dạng mà trước hết là các đối tượng thiết yếu đối
với đời sống được khai thác từ các ngành nông-lâm-ngư nghiệp.
1.3.2.Đấ
tngậpnướcchâuthổsôngHồng
ĐNN thuộc châu thổ sông Hồng chịu sự chi phối trực tiếp của hệ thống sông
Hồng-sông Thái Bình, kéo dài theo đường bờ biển từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đến Lạch
Trường (Thanh Hoá), có địa hình tương đối bằng phẳng chỉ nghiêng ra phía biển Đông
vài chục phút đến vài độ. Vùng này có trên 10 cửa sông lớn nhỏ đổ nước ra bi
ển, tham
gia vào quá trình thành tạo và biến đổi cảnh quan cũng như nhiều đặc tính khác của
vùng.
Căn cứ vào hoạt động của mực nước triều, ở đây có thể được chia thành 3 đới với
những đặc tính đất rất khác nhau: đới trên triều, đới triều và đới ngập nước ven bờ.
Ngoài ra trong vùng còn xuất hiện một dạng địa hình đặc biệt, đó là các cồn cát và cồn
ngầm cử
a sông.
1.3.3.TổngquancáccôngtrìnhnghiêncứuliênquanđếnvùngĐNNvenbiển
TháiBình
Kết quả hệ thống hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến vùng ĐNN ven biển
Thái Bình từ trước cho đến nay cho thấy, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung
ở vùng châu thổ sông Hồng còn các nghiên cứu cho một vùng cụ thể như Thái Bình còn
đơn lẻ; có thể chia thành 4 nhóm công trình: nhóm điều tra t
ổng hợp; nhóm về các hợp
phần tự nhiên (địa chất, địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên sinh vật); về kinh tế-
xã hội; về ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý.
1.4.Quanđiểmpháttriểnbềnvững
Phát triển bền vững (PTBV) được Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường và
phát triể
n tổ chức ở Rio de Janero (1992) thông qua, vừa là chiến lược vừa là mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam PTBV được biết
đến vào những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Kế hoạch hành động bảo tồn
4
và phát triển bền vững đất ngập nước ven biển Việt Nam đến năm 2015 đã được xây
dựng trên nguyên tắc chỉ đạo: nhằm tiến tới sử dụng khôn khéo ĐNN, bảo tồn ĐDSH
và góp phần PTBV kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo và giảm nhẹ thiên tai vùng ven
biển; trong sự lồng ghép một cách hữu cơ với chiến lược phát triển kinh thế-xã hội; việc
tổ chức thực hi
ện phải được xã hội hóa, phù hợp với nguồn lực của quốc gia cũng như
yêu cầu của các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia.
Tất cả các nguyên tắc trong phát triển bền vững cũng như các quy định của Nhà
nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các vùng ĐNN sẽ là kim chỉ
nam cho định hướng quy hoạch sử dụng vùng ĐNN ven biển Thái Bình.
CH
ƯƠNG2.ĐỐITƯỢNG,QUANĐIỂM
VÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
2.1.Địađiểmvàđốitượngnghiêncứu
Vùng ĐNN ven biển Thái Bình có tọa độ địa lý 20
o
14’24’’ đến 20
o
37’00’’ vĩ độ
Bắc và 106
o
26’30’’ đến 106
o
38’00’’ kinh độ Đông, nằm trong ranh giới hành chính của
hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy, có độ cao lớn nhất là đỉnh các cồn cát đạt 4-5m (so
với 0m lục địa) và độ sâu tính đến 6m (so với 0m hải đồ) theo định nghĩa về ĐNN của
Ramsar.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại CQ và ĐDSH trên vùng ĐNN ven biển
tỉnh Thái Bình, nghiên cứu sự biến động của chúng để thấy được xu hướng biến
đổi của
vùng từ đó đưa ra định hướng quy hoạch cho sự phát triển bền vững.
2.2.Tàiliệunghiêncứu
Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã tham gia thực hiện đề tài “Nghiên
cứu đánh giá sự biến đổi cảnh quan và đa dạng sinh học ĐNN ven biển huyện Tiền Hải
(Thái Bình), đề xuất các giải pháp quy hoạch khai thác và quản lý vùng cho phát triển
b
ền vững” (NCCB 6.086.06), góp phần điều tra khảo sát bổ sung số liệu về ĐDSH, về
tình hình phát triển KT-XH, tiến hành nghiên cứu ngoại nghiệp đối với các bản đồ
chuyên đề.
Bên cạnh đó, là nguồn tài liệu từ các công trình khoa học đã được công bố của các
tác giả trong và ngoài nước (tài liệu tham khảo); các dữ liệu ảnh viễn thám (ảnh SPOT
1 và SPOT 5) và dữ liệu bản đồ (các bản đồ hành chính, địa hình, th
ổ nhưỡng, địa mạo
tỷ lệ 1:50.000, 1:25.000 dạng số và analog) được cung cấp bởi Bộ Tài nguyên-Môi
trường, Bộ Tổng tham mưu, Viện Địa lý và Nhà xuất bản Bản đồ.
2.3.Cácquanđiểmtiếpcậntrongnghiêncứu
Mục tiêu luận án được thực hiện dựa trên các quan điểm: quan điểm hệ thống;
quan điể
m phát triển bền vững; tiếp cận đa tỷ lệ và đa thời gian.
2.4.Phươngphápnghiêncứu
Các phương pháp được dùng trong luận án: phương pháp kế thừa; phương pháp
điều tra khảo sát thực địa; phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (xử lý và
giải đoán ảnh viễn thám thành lập bản đồ lớp phủ thực vật; thành lập bản đồ sinh thái
CQ; thành lập bản đồ phân vùng CQ; thành lập bản đồ biến động CQ).
2.5.Quytrìnhnghiêncứu
5
Trên cơ sở mục tiêu, các tài liệu hiện có và các phương pháp đã lựa chọn, chúng
tôi đã xây dựng quy trình nghiên cứu vùng ĐNN ven biển Thái Bình trong quá trình
thực hiện luận án (hình 2.6).
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình nghiên cứu vùng ĐNN ven biển Thái Bình
CHƯƠNG3.KẾTQUẢVÀBÀNLUẬN
3.1.CácnhântốhìnhthànhcảnhquanĐNNven
biểnTháiBình
3.1.1.Địachất‐nhântốthànhtạon ền tảngrắntrongCQ
Trầm tích hiện đại tầng mặt vùng ĐNN ven biển Thái Bình bao gồm các loại trầm
tích hạt mịn từ sét, bột đến cát rất đa dạng về nguồn gốc (các tướng sông, biển, sông-
biển hỗn hợp, đầm lầy) t
ạo nền tảng rắn cho sự thành tạo các loại CQ hiện đại ngày
nay.
3.1.2.Địahình‐nhântốphânbốnănglượngvàvậtchấttrongCQ
Thái Bình là phần biển hiện đại của delta sông Hồng và sông Thái Bình nên thuộc
lớp CQ đồng bằng. Địa hình khu vực Thái Bình thuộc loại đồng bằng thấp, có độ cao
tuyệt đối từ 0,5 ÷
3 m, do đó thuộc phụ lớp CQ đồng bằng ven biển.
Bề mặt địa hình vùng nghiên cứu bao gồm 3 nhóm nguồn gốc chính: nguồn gốc
sông, nguồn gốc sông-biển hỗn hợp và nguồn gốc biển hình thành các dạng địa hình
khác nhau đồng thời kết hợp với trầm tích tầng mặt hình thành nên các hạng CQ khác
nhau.
3.1.3.Khíhậu‐nhântốthànhtạonềntảng
nhiệtẩmtrongCQ
Vùng ĐNN ven biển Thái Bình thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh, mưa hè, thời kỳ khô từ 2,1 đến 3,0 tháng (ký hiệu II*.1.d) (Phạm Khanh Vân,
2000). Các chỉ tiêu sinh khí hậu chính là cơ sở quyết định sự tồn tại của các kiểu thảm
thực vật tự nhiên hay sự hình thành kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa
ở đây.
3.1.4.Thủy
hảivăn‐nhântốthànhtạonềntảngẩmtrongCQ
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng với 5 cửa sông đổ ra biển nên vùng ĐNN
ven biển Thái Bình chịu ảnh hưởng của cả chế độ thủy văn sông và chế độ hải văn, tạo
điều kiện hình thành phụ lớp CQ đồng bằng ven biển và là nguyên nhân tự nhiên gây
biến động các loại CQ.
Đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững
6
3.1.5.Thổnhưỡng‐nhântốthànhtạonềntảngdinhdưỡngCQ
Thổ nhưỡng được ví như tấm gương phản ánh CQ vì đây là nhân tố duy nhất chỉ
ra mối tương quan tác động giữa các yếu tố sống và không sống. Mối quan hệ tương hỗ
giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất (8 loại) xác định các loại CQ khác nhau
trong vùng.
3.1.6.Thảmthựcvật‐nhântốchỉthịtrongCQ
Phân tích bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật vùng nghiên cứu kết hợp tài liệu
[Phan Nguyên Hồng, 2005] và điều tra khảo sát thực địa, các loại lớp phủ vùng ĐNN
ven biển Thái Bình bao gồm: nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt, lúa nước và hoa
màu, cây trồng trong khu dân cư, phi lao, ruộng muối, cói, rừng ng
ập mặn (RNM),
trảng cỏ ngập triều, NTTS nước lợ và sinh vật biển.
3.1.7.Tácđộngcủaconngười‐nhântốliênquanđếnviệchìnhthànhvàphát
triểncảnhquan
Con người đã có những tác động trực tiếp hay gián tiếp lên hầu hết các loại CQ
trong hoạt động kinh tế của mình từ
đó hình thành nên các loại CQ ”văn hóa”. Hoạt
động ngăn sông, công cuộc khai hoang lấn biến mở rộng đất nông nghiệp, hình thành
các khu NTTS nước lợ, đã góp phần hình thành các loại CQ ven biển đặc thù.
3.2.CấutrúcsinhtháiCQvùngĐNNvenbiểnTháiBình
3.2.1.HệthốngphânloạiCQápdụngchothànhlậpbả
nđồsinhtháiCQvùng
ĐNNvenbiểnTháiBình
Kết hợp quan điểm phân loại CQ của Phạm Hoàng Hải (1993, 1997, 2006) và
Phạm Thế Vĩnh (2004), hệ thống phân loại sử dụng trong thành lập bản đồ sinh thái CQ
vùng ĐNN ven biển Thái Bình tỷ lệ 1:50.000 bao gồm: lớp CQ đồng bằng → phụ lớp
CQ đồng bằng ven biển → kiểu CQ rừng rậm th
ường xanh nhiệt đới mưa mùa → 6
hạng CQ → 30 loại CQ (2007), 25 loại CQ (1986), 24 loại CQ (1965).
3.2.2.CấutrúcsinhtháiCQvùngĐNNvenbiểnTháiBình
Với cùng một hệ thống phân loại bản đồ sinh thái CQ vùng ĐNN ven biển Thái
Bình đã được thành lập (hình 3.6, 3.7, 3.8) với số loại CQ, diện tích và không gian của
chúng khác nhau tùy từng năm (bảng 3.3). Trên hạng CQ bãi tích tụ ven lòng sông trầm
tích bùn bột cát
đặc trưng có các loại CQ lúa nước và hoa màu trên đất phù sa được bồi,
đất mặn trung bình-ít, CQ cói trên đất phèn và CQ NTTS nước lợ trên đất mặn trung
bình-ít. Trên hạng CQ đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông-biển hỗn hợp trầm tích bột sét
chủ yếu xuất hiện các loại CQ lúa nước và hoa màu trên đất phèn, đất phù sa không
được bồi, đất mặn trung bình-ít, CQ đồng muối trên đất mặn trung bình-ít. Hạng CQ
bãi triều trầm tích bùn cát có các loại CQ trảng cỏ ngập triều, CQ RNM, CQ NTTS
nước lợ trên đất mặn, đất cát. Trên hạng CQ cồn cát cổ trầm tích cát bột đặc trưng có
các loại CQ lúa nước và hoa màu trên đất cát và CQ quần cư. Hạng CQ cồn cát ngoài
đê trầm tích cát có loại CQ đặc trưng là CQ phi lao trên đất cát, bên cạnh đó còn có các
loại CQ RNM, CQ trảng cỏ ngập triều, CQ NTTS nước lợ trên đất cát. Số lượng các
loại CQ trên từng hạng có sự khác nhau về số khoanh vi và tổng diện tích theo từng
mốc thời gian nghiên c
ứu (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Thống kê các hạng cảnh quan
Năm
Các hạng CQ
1965 1986 2007
7
Năm
Các hạng CQ
1965 1986 2007
Số loại CQ 5 7 6
Số khoanh
vi
57 60 89
Bãi tích tụ
ven lòng
sông trầm
tích bùn bột
cát
Tổng diện
tích (ha)
2.474 2.596 3.076
Số loại CQ 9 8 6
Số khoanh
vi
277 255 263
Đồng bằng
tích tụ nguồn
gốc sông biển
trầm tích bột
sét
Tổng diện
tích (ha)
26.491 24.411 25.746
Số loại CQ 5 4 9
Số khoanh
vi
52 25 92
Bãi triều trầm
tích bùn bột
cát
Tổng diện
tích (ha)
14.202 4.819 8.028
Số loại CQ 2 2 3
Số khoanh
vi
428 365 452
Cồn cát trong
đê trầm tích
cát sét
Tổng diện
tích (ha)
14.441 15.667 15.660
Số loại CQ 2 3 5
Số khoanh
vi
8 29 53
Cồn cát ngoài
đê
trầm tích cát
Tổng diện
tích (ha)
191 2.375 2.987
Số loại CQ 1 1 1
Số khoanh
vi
1 1 1
Vùng dưới
triều ngập
nước thường
xuyên tới độ
sâu 6m
Tổng diện
tích (ha)
20.890 29.420 26.380
8
9
10
11
12
3.2.3.ĐặcđiểmcáctiểuvùngCQvùngĐNNven biểnTháiBình
Các tiểu vùng cảnh quan (hình 3.9) thuộc nhóm ngoài đê có tổng diện tích 36.918,32 ha (ký hiệu I.1-I.5), bao gồm các dạng
địa hình bãi triều, vùng ngập nước thường xuyên tới độ sâu 6m khi triều kiệt và cồn cát cửa sông, luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp
của thủy triều.
Nhóm tiểu vùng cảnh quan trong đê (ký hiệu II.1-II.4) thuộc các dạ
ng địa hình đồng bằng tích tụ, cồn cát cổ và bãi bồi ven
sông, không hoặc chịu tác động gián tiếp của thủy triều, chiếm 42.487,18 ha.
3.3.ĐadạngsinhhọcvùngĐNNvenbiểnTháiBình
3.3.1.Đadạnghệsinhthái
Vùng ĐNN ven biển Thái Bình được đặc trưng bởi các hệ sinh thái trên vùng triều: HST RNM, HST bãi triều, HST NTTS
nước lợ, HST cồn cát cử
a sông và HST khác trên vùng ngập nước (ven các lạch sông sâu, vùng nước dưới triều ngập nước
thường xuyên tới độ sâu 6m); trong vùng phụ cận sau đới ngập triều có các hệ sinh thái: HST đô thị-khu dân cư; HST nông
nghiệp ruộng lúa nước; HST sông, HST NTTS nước ngọt và HST nông nghiệp khác (hoa màu, ruộng muối, cói, )
3.3.2.Đadạngloài
Vùng cửa sông ven biển nói chung và vùng ĐNN ven biển Thái Bình nói riêng được đánh giá là vùng giàu nguồn lợi nhưng
đa dạng sinh học không cao (bảng 3.4)
Bảng 3. 4. Thống kê hi
ện trạng đa dạng loài
Nhóm sinh vật Loài Giống Họ Bộ Lớp Ngành
Thực vật bậc cao
có mạch
484 373 173 - - 3
Thực vật nổi 168 70 33 8 - 5
Động vật nổi 75 49 33 - - -
Động vật đáy 274 151 75 - 4 -
Cá 153 98 49 13 - -
Lưỡng cư 14 10 5 1 1 -
Bò sát 24 19 7 2 1 -
Chim 191 105 44 14 - -
Thú 15 9 - 4 - -
13
Nhóm sinh vật Loài Giống Họ Bộ Lớp Ngành
Tổng cộng 1.398 884 419 - - -
3.4.BiếnđộngCQvàĐDSHvùngĐNNvenbiểnTháiBình
3.4.1.Mộtvàinhậnthức
Các HST ĐNN ven biển Thái Bình là những hệ rất nhạy cảm và kém ổn định so với nhiều HST khác. Sự biến động của HST
kéo theo là sự biến đổi của các thành phần cấu trúc, sau là các mối quan hệ giữa các loài, giữa quần xã sinh vật vớ
i môi trường.
Trong điều kiện thực hiện luận án, tác giả không có đủ dữ liệu qua các mốc thời gian để phân tích sự biến động của thành phần
các loài trong HST mà trên cơ sở nghiên cứu biến động CQ để chỉ ra sự biến động các HST được hình thành trên các CQ đặc thù,
song cũng mới dừng ở mức biến động về không gian phân bố và diện tích của chúng.
3.4.2.Giaiđoạn1965‐1986:
3.4.2.1. Bi
ến động CQ (hình 3.11)
Thuộc nhóm tiểu vùng CQ trong đê các loại CQ phần lớn là không biến động; tuy nhiên, có sự mở rộng diện tích của loại
CQ cây trồng trong khu dân cư (CQ quần cư) tập trung ở tiểu vùng II.1, II.2 và II.3 (1.165,43 ha); loại CQ NTTS nước ngọt trên
đất mặn trung bình-ít thuộc tiểu vùng II.1, II.2 và II.3 (705,08 ha); loại CQ NTTS nước lợ trên bãi bồi ven sông thuộc tiểu vùng
II.1 và II.3 (167,74 ha) do sự biến đổi chủ yếu từ diện tích của các loại CQ lúa nước và hoa màu, một phần t
ừ loại CQ cói và CQ
đồng muối.
Thuộc nhóm tiểu vùng CQ ngoài đê hầu hết tất cả các loại CQ đều có sự biến động, phần diện tích không biến động chủ yếu
thuộc loại CQ trảng cỏ ngập triều và CQ sinh vật biển. Trong đó các loại CQ có biến động tăng lên về diện tích được xác định là
loại CQ lúa nước và hoa màu trên đất mặn trung bình-ít ở phía ngoài đê thuộc tiểu vùng I.2, I.4 và I.5 (692,97 ha); loại CQ quầ
n
cư ở tiểu vùng I.4 và I.5 (216,31 ha); loại CQ RNM ở các tiểu vùng I.3 và I.5 (910,23 ha); loại CQ phi lao trên đất cát trên tiểu
vùng I.3, I.4 và I.5 (141,56 ha); loại CQ NTTS nước lợ trên tiểu vùng I.4 (311,81 ha); loại CQ NTTS nước ngọt trên đất mặn
trung bình-ít thuộc tiểu vùng I.2 (27,16 ha). Mà nguyên nhân do sự biến đổi từ các loại CQ khác như: CQ đồng muối, CQ lúa
nước và hoa màu trên đất mặn trung bình-ít, CQ trảng cỏ ngập triều, CQ RNM, CQ sinh vật biển.
3.4.2.2. Biến động ĐDSH
Nghiên cứu CQ ở cấp loại (loại cảnh quan) trên vùng Đ
NN ven biển Thái Bình đã cho phép xác định ranh giới, vị trí các hệ
sinh thái và khi CQ biến động sẽ kéo theo sự biến động về cả không gian và diện tích của HST. Ở giai đoạn này, HST đô thị-khu
dân cư (tăng thêm 1.480 ha) và HST ruộng lúa nước (diện tích được mở rộng từ các vùng NTTS nước ngọt, vùng đất mới thoát
khỏi ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều) có phần lớn diện tích của hệ đã tồ
n tại là không biến động, sự chuyển dịch của HST này
được mở rộng về phía biển và các bãi bồi ven sông. HST NTTS nước ngọt từ chỗ chỉ là các khoanh vi nhỏ lẻ (năm 1965 có
14
105,30 ha) đến năm 1986 có 848,9 ha với các khu nuôi trồng tập trung. HST nông nghiệp khác trong vùng với các quần xã sinh
vật đặc trưng như hoa màu, cói (diện tích giảm từ 207,49 ha còn 25,39 ha) hay các đồng muối (diện tích giảm từ 388 ha còn
70,02 ha).
HST RNM trên bãi triều có diện tích tăng từ 436,13 ha lên đến 1.395,1 ha tuy nhiên chỉ có 95,79 ha không biến động trong
giai đoạn này còn lại là diện tích rừng được trồng mới; và không gian của HST RNM từ chỗ chỉ xuất hiện trên bãi triều các xã
Nam Phú, Thái Thượng, Thái Đô, Thụy Xuân với các khoanh vi nhỏ
nay đã mở rộng trên bãi triều xã Nam Phú, Nam Hưng, Thái
Đô, Thái Thượng và Thụy Trường. HST NTTS nước lợ năm 1965 chỉ có 3,89 ha ở xã Thụy Hải đến năm 1986 diện tích này đã
tăng lên là 585,28 ha tập trung trên bãi triều xã Thái Thượng, Thái Đô và trên bãi bồi cửa sông Lân. HST bãi triều có diện tích
giảm từ 14.106,7 ha còn 5.495,4 ha do sự hình thành các cồn cát cửa sông từ địa hình bãi triều thấp (HST cồn cát cửa sông mới
xuất hiện ở cửa sông Trà Lý, cửa sông Ba Lạt).
Sự bi
ến đổi của các HST tất yếu sẽ dẫn tới sự biến động về thành phần loài, sự phân bố và năng suất sinh học của chúng.
3.4.3.Giaiđoạn1986‐2007:
3.4.3.1. Biến động CQ (hình 3.12)
Các tiểu vùng thuộc nhóm tiểu vùng trong đê chủ yếu là các loại CQ không biến động, trên các bãi bồi ven sông có sự biến
động từ các loại CQ lúa nước và hoa màu thành loại CQ NTTS nước lợ (440,61 ha); loại CQ cây trồng trong khu dân cư có di
ện
tích được mở rộng từ các loại CQ lúa nước và hoa màu tập trung chủ yếu ở tiểu vùng II.3.
Trên các tiểu vùng thuộc nhóm tiểu vùng ngoài đê loại CQ NTTS nước lợ xuất hiện ở tất cả các tiểu vùng (trừ tiểu vùng I.1)
với diện tích tăng thêm là 2.705,37 ha do sự biến đổi của các loại CQ RNM và CQ trảng cỏ ngập triều. Loại CQ RNM xuất hiện
chủ yếu là được trồng mới trên bãi triều (1.633,97 ha) trên các tiể
u vùng I.2, I.3 và I.5. Loại CQ NTTS nước ngọt thuộc tiểu vùng
I.5 (139 ha) do biến động từ các loại CQ lúa nước và hoa màu.
3.4.3.2. Biến động ĐDSH
Ở giai đoạn này, các HST trong nội đồng như HST đô thị-khu dân cư, HST NTTS nước ngọt, HST ruộng lúa nước và HST
nông nghiệp khác gần như không có biến động cả về diện tích và không gian. Bên cạnh đó là sự biến động mạnh mẽ của các HST
trên vùng triều đặc biệt là HST rừng ngập mặn và HST NTTS n
ước lợ. HST NTTS nước lợ đồng loạt xuất hiện trên bãi triều ở tất
cả các xã ven biển và trên cả các cồn cát cửa sông với tổng diện tích từ 585,28 ha năm 1986 thành 4.220,93 ha năm 2007. HST
RNM nếu xét trên tổng diện tích rừng thì có sự biến động không lớn (1.395,1 ha năm 1986 và 1.766,12 ha năm 2007) nhưng thực
chất không gian của hệ đã thay đổi rất lớn, chỉ có 58,53 ha không biến động, còn lại là phần diện tích rừng được tr
ồng mới trên
bãi triều
HST cồn cát cửa sông được mở rộng hơn về diện tích (tăng 1.307 ha) nhưng diện tích của quần xã phi lao lại giảm (156 ha
còn 101,1 ha), bởi con người mở rộng diện tích vùng NTTS nước lợ và một phần do xói lở ở phía nam cồn Vành. HST bãi triều
15
mặc dù bị suy giảm rất nhiều về diện tích do sự hình thành các vùng NTTS nước lợ và trồng RNM, nhưng cũng có 1.923,96 ha
diện tích mới do quá trình bồi tụ.
Sự biến động của các HST trong giai đoạn này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của vùng. Tương tự như giai đoạn
trên, sự mở rộng nhanh chóng về không gian của HST NTTS nước lợ cùng với hoạt động khai thác của con người đã làm biến đổi
v
ề cấu trúc cũng như suy giảm năng suất của các HST trong vùng.
3.4.4.NguyênnhângâybiếnđộngCQvàđadạngsinhhọc
3.4.4.1. Quá trình bồi tụ-xói lở:
Bồi tụ và xói lở là hai quá trình địa chất tự nhiên ở dải ven bờ. Trong đó, bồi tụ góp phần hình thành các cồn cát cửa sông,
mở rộng bãi triều từ đó xuất hiện loại CQ m
ới, HST mới hay mở rộng không gian của các HST đã có; xói lở là quá trình ngược
lại.
3.4.4.2. Quá trình quai đê lấn biển:
Là tác động của con người biến vùng đất ngập triều thành khu canh tác nông nghiệp, khu dân cư và khu NTTS nước lợ hình
thành các loại CQ nhân sinh, các HST nhân tạo.
3.4.4.3. Sử dụng đất và chuyển đổi sử dụng đất:
Hiện trạng sử dụng đất trong vùng đã góp phần phản ánh sự tồn tại của các loại CQ hay khi hiện trạ
ng sử dụng đất thay đổi
sẽ làm thay đổi loại CQ như xuất hiện loại CQ mới, mất đi loại CQ nào đó hoặc làm tăng giảm diện tích của các loại CQ cũng
như các HST.
3.4.4.4. Bão và các ảnh hưởng khác:
Bão kết hợp với triều cường, sự dâng lên của mực nước biển đã thúc đẩy quá trình phá hủy bờ biển và gây nhiễm mặn vùng
nội đồng, hậu quả sẽ
làm cho các HST, các loại CQ ven biển bị phá hủy, các công trình bị tàn phá và đặc biệt diện tích đất canh
tác giảm đi nghiêm trọng.
3.5.CácgiảiphápkhoahọcquyhoạchsửdụngvùngchoPTBV
3.5.1.Bốicảnh
Tỉnh Thái Bình đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thế phát triển KT-XH của tỉnh, của hai huyện ven biển với các chỉ
tiêu cụ thể.
3.5.2.Quanđiểmvàmụctiêuđịnhhướngquyhoạch
Các quan điểm bao gồm: quan điểm sinh thái hệ thống; khai thác các lợi thế so sánh về tài nguyên trong vùng; vùng ven
biển Thái Bình đang trong quá trình phát triển và kém ổn định; khai thác và sử dụng tài nguyên theo quan điểm phát triển bền
vững; quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với sản xuất hàng hóa; quy hoạch phát tri
ển KT - XH phải dựa trên cơ sở tiếp
cận cộng đồng.
16
Mục tiêu tổng quát: phát triển KT-XH vùng ven biển một cách nhanh chóng, ổn định, khai thác có hiệu quả bền vững các
tiềm năng.
Mục tiêu kinh tế -xã hội: phải đảm bảo phát triển các thành phần kinh tế, tập trung vào các ngành mũi nhọn, then chốt góp
phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân.
Mục tiêu về
môi trường: hòa nhập và lồng ghép những vấn đề bảo vệ môi trường vào quy hoạch phát triển KT-XH, sử dụng
bền vững các dạng tài nguyên gắn liền với sự tôn tạo, giữ gìn CQ, bảo vệ môi trường.
3.5.3.Nhiệmvụquyhoạch
- Xây dựng các chỉ tiêu phát triển KT-XH đến năm 2015
+ Về kinh tế: Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng 13- 15%/năm; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế phù hợp với tài nguyên
thiên nhiên, điều kiện đặc thù và nguồn lực lao động.
+ Về xã hội và văn hoá giáo dục: giảm mức gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 0,7%/năm; tích cực đổi mới cơ cấu lao
động theo hướng mở rộng ngành nghề; thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo, kết hợp đào tạo tay nghề có trình độ cao; xây dựng
mô hình văn hóa cộ
ng đồng.
+ Về môi trường: xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng; quy hoạch các khu vực gom rác, nước thải và xây dựng các
phương án xử lý; tôn tạo CQ; tổ chức tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật.
- Phân vùng CQ-cơ sở khoa học trong định hướng quy hoạch
Mỗi tiểu vùng có thể được xem là một hệ thống, bao gồm các yếu tố tự nhiên (các nhóm sinh thái CQ) và các yếu tố KT-
XH, chúng tác động qua lại vớ
i nhau bởi dòng vật chất và năng lượng. Mỗi tiểu vùng có ranh giới và những đặc trưng riêng (hình
3.9). Đây được xem là cơ sở khoa học quan trọng để thiết lập quy hoạch cho sự phát triển của vùng.
3.5.4.Địnhhướngquyhoạchvùng
3.5.4.1. Đất và sử dụng đất
- Sản xuất lúa và hoa màu cần hướng đến chuyển đổi cây trồng, tạo năng suất cao trên đơn vị
diện tích bằng các mô hình 50
triệu đồng/ha với những tập đoàn cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai (thuốc lào, thuốc lá, dâu tằm, ớt, cà chua, dưa leo, đỗ
lạc, khoai tây ) của từng tiểu vùng, nhất là những nơi đất cao pha cát, tưới tiêu thuận lợi trên các cồn cát cổ, thuộc các tiểu vùng
trong đê: II.1, II.2, II.4.
- Dồn điền đổi thửa để hình thành các trang trại sản xuất chuyên canh hay áp dụng và nhân r
ộng các mô hình VAC theo
hướng chuyển đổi những nơi úng lụt, chua phèn (trên bãi bồi ven sông của các tiểu vùng II.1 và II. 3) cấy lúa có năng suất thấp
trước đây sang NTTS nước ngọt (cá nước ngọt, tôm càng xanh ).
17
- Đánh giá khả năng quai đê lấn biển trong vùng, trước hết là khu vực đất cao đủ điều kiện quai đê phía ngoài đê quốc gia
thuộc xã Thuỵ Trường (tiểu vùng I.2) và xã Nam Phú (tiểu vùng I.5) để sớm cải tạo đưa vào sử dụng theo hướng nuôi tôm sinh
thái.
3.5.4.2. Phát triển lâm nghiệp
- RNM ven biển: duy trì diện tích RNM hiện có, mở rộng diện tích rừng trên những lâm phần hoang hóa sau khi làm đầm
nuôi tôm thất bại, nhất là trên các cồn đảo cử
a sông, các bãi triều cao ở tất cả các tiểu vùng thuộc nhóm ngoài đê: I.2, I.3, I.4 và
I.5.
- Đối với rừng phòng hộ trên bãi, cồn cát, trồng phi có thể kết hợp trồng thêm keo lá tràm, keo tai tượng trên các tiểu vùng
I.3, I.4 và I.5.
- Trồng rừng phân tán: cần đẩy mạnh trồng cây phân tán trên các cồn cát nội đồng, ven đường thôn xã, ven sông, hồ trên
tất cả các tiểu vùng thuộc nhóm trong đê: II.1, II.2, II.3 và II.4.
3.5.4.3. Phát triển NTTS nước lợ
Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến dự kiến bố trí trên phần đấ
t bãi triều cao nằm phía ngoài đê quốc gia hiện nay, thuộc
các tiểu vùng I.2, I.3, I.4, I.5; và một phần trong đê quốc gia thuộc địa phận các xã Thụy Xuân, Thái Đô, Đông Minh, Đông Hải
(tiểu vùng II.3, II.4); nuôi thâm canh dự kiến bố trí trên phần đất phía trong đê quốc gia, tại tiểu vùng II.1 (xã Thụy Xuân), II.2
(xã Thái Đô), II.3 (xã Nam Phú).
3.5.4.4. Vấn đề bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề cấp bách ở vùng ven biển Thái Bình mà là tình trạng chung trong quá trình công
nghiệp hóa hiệ
n đại hóa đất nước. Nguyên nhân chủ yếu do chất thải không được xử lí, xả thải trực tiếp ra môi trường. Do đó,
trong quy hoạch cần: tạo nên nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân; quy định và hình thành các điểm chôn lấp rác thải,
khai thông cống rãnh và thu hồi nước thải, nhất là các cơ sở sản xuất chế biến nông thủy sản, các làng nghề; xây dựng tập quán sử
dụng phân hữu cơ
bón cho đồng ruộng, giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu diệt cỏ, diệt tạp ; nghiêm cấm các
hành động hủy hoại các HST nhạy cảm như RNM, các đầm hồ tôn tạo CQ văn hoá và môi trường, quy hoạch nghĩa trang
3.5.6.Giảiphápthựchiệncácđịnhhướngquyhoạchsửdụngvùngchopháttriển
bềnvững
Các giải pháp về thể chế chính sách; khoa học công nghệ; tổ chức và tăng cường năng lực quản lý; giáo dục đào tạo nâng
cao nhận thức; giải pháp về thị trường; về hợp tác trong nước và quốc tế; giải pháp về tài chính cần tiến hành đồng bộ sẽ đảm bảo
cho quy hoạch được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong đ
ó các giải pháp về KH-CN, giải pháp về giáo dục,
đào tạo, nâng cao nhận thức, giải pháp về thị trường và giải pháp về tổ chức tăng cường năng lực quản lý được quan tâm hơn cả.
KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ
18
Kếtluận
1. Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho thành lập bản đồ sinh thái CQ vùng ĐNN ven biển Thái Bình tỷ lệ 1:50.000 bao gồm:
lớp cảnh quan đồng bằng → phụ lớp cảnh quan đồng bằng ven biển → kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa → 6
hạng CQ → các loại CQ (số lượng khác nhau tùy thời điểm)
2. Cấu trúc sinh thái CQ trong vùng ĐNN ven biển Thái Bình được phân tích trên sự tổ
hợp của 11 loại lớp phủ với 6 loại
đất cùng các nhân tố thành tạo CQ khác (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy hải văn và tác động của con người), từ đó đã xác định
được năm 1965 có 24 loại CQ, năm 1986 có 25 loại CQ và năm 2007 có 30 loại CQ.
3. Trên cơ sở điều tra bổ sung và kế thừa các kết quả nghiên cứu trên vùng ĐNN ven biển Thái Bình được xác định có 10
HST bao gồm các hệ sinh thái trên vùng triều và các hệ sinh thái trong vùng ph
ụ cận sau đới ngập triều cùng khu hệ động thực
vật phong phú đa dạng (tổng số là 1.383 loài) trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và bảo tồn.
4. Phân tích biến động của các loại CQ trên từng tiểu vùng đã xác nhận ở các tiểu vùng thuộc nhóm trong đê, các loại CQ ít
biến động. Ở đó chỉ có sự biến đổi một số khoanh vi có diện tích không lớn do tác động của con người hình thành các loại CQ
quầ
n cư và CQ NTTS nước ngọt. Các loại CQ trên các tiểu vùng ngoài đê (trừ tiểu vùng I.1) lại có sự biến động rất lớn do quá
trình bồi tụ-xói lở tự nhiên, do tác động của con người trong hoạt động khai thác tài nguyên góp phần mở rộng diện tích các loại
CQ trảng cỏ ngập triều, NTTS nước lợ, RNM, phi lao,…
5. Nghiên cứu CQ ở cấp loại đã cho phép xác định ranh giới, vị trí các HST và khi CQ biến động sẽ kéo theo sự biến động
c
ả về diện tích và không gian của các HST. Giai đoạn 1965-1986, đặc trưng là sự biến động của các HST đô thị-khu dân cư và
HST ruộng lúa nước theo hướng mở rộng và bước đầu các HST NTTS nước lợ được quan tâm phát triển. Giai đoạn 1986-2007
các HST trong nội đồng đã đạt tới sự ổn định nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó lại là sự mở rộng nhanh chóng của HST NTTS
nước lợ, sự biến
động về không gian của HST RNM.
6. Định hướng quy hoạch sử dụng vùng ĐNN ven biển Thái Bình được tập trung ở một số lĩnh vực chủ yếu, đó là vấn đề đất
và sử dụng đất, phát triển lâm nghiệp, phát triển nuôi trồng thủy sản và vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp cho
phát triển triển bền vững (giải pháp khoa học công nghệ, gi
ải pháp giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức, giải pháp thị trường
và giải pháp tổ chức, tăng cường công tác quản lý) góp phần cho việc xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương.
Kiếnnghị
1. Vùng ĐNN ven biển Thái Bình nhạy cảm và kém bền vững, cảnh quan biến đổi nhanh do cả tác động nhân sinh và các
quá trình tự nhiên. Vì vậy, phân tích, đánh giá biến động CQ và ĐDSH cần được tiến hành định kỳ theo thời gian (kho
ảng 5-10
năm) để kịp thời điều chỉnh quy hoạch, quản lý nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
2. Cần nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính thích nghi cho phát triển bền vững đối với các loại cảnh quan ở vùng
đất ngập nước ven biển Thái Bình.
19
3. Cần có những nghiên cứu, đánh giá chi tiết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển đến CQ và ĐDSH
vùng ĐNN ven biển Thái Bình.