Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xây dựng và sử dụng một số chủ đề địa lý tự nhiên trong dạy học lớp 10 THPT (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ KHĂM

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
TRONG DẠY HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Địa lý
Demo Version - Select.Pdf SDK
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Khăm



Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc nhất đến Cô TS. Nguyễn
Thị Kim Liên, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là người đã trực
tiếp giảng dạy, hướng dẫn tận tình và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài luận văn.
Chân thành cảm ơn quý Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, quí
Thầy - Cô trong khoa Địa lí đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Ban Giám Hiệu, Thầy cô giáo, đồng nghiệp và các em học sinh trường
THPT Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và quý Thầy cô giáo trong địa bàn
tỉnh An Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và thực hiện một số
nội dung liên quan đến đề tài luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân
yêu luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ và góp ý để tôi hoàn thành việc học tập và
nghiên cứu.

Version
- Select.Pdf SDK
Xin Demo
chân thành
cảm ơn!

Tác giả


Nguyễn Thị Khăm

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH.............................................................................. 5
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 6
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 6
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 7
4. Giới hạn đề tài ......................................................................................................... 7
5. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................. 8
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CHỦ ĐỀ

Demo
- Select.Pdf
SDK
TRONG DẠY
HỌCVersion
ĐỊA LÍ THPT
.......................................................................
11

1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm chuyên đề và chủ đề ...................................................................... 11
1.1.2. Khái niệm dạy học theo chuyên đề dạy học và dạy học theo chủ đề dạy học 12
1.1.2.1. Dạy học theo chuyên đề ............................................................................... 12
1.1.2.2. Dạy học theo chủ đề ..................................................................................... 13
1.1.3. Phân loại .......................................................................................................... 15
1.1.4. Dấu hiệu đặc trưng của dạy học theo chủ đề .................................................. 16
1.1.5. Tác dụng của dạy học theo chủ đề .................................................................. 18
1.1.6. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học theo chủ đề ................................... 20
1.2. Chương trình địa lí lớp 10 THPT ....................................................................... 22
1.2.1. Mục tiêu của chương trình địa lí lớp 10 THPT [ ............................................ 22
1.2.1.1. Về kiến thức ................................................................................................. 22
1.2.1.2. Về kĩ năng .................................................................................................... 22

1


1.2.1.3. Về thái độ và hành vi ................................................................................... 22
1.2.2. Cấu trúc và nội dung chương trình địa lí lớp 10 THPT .................................. 23
1.2.3. Đặc điểm chương trình SGK địa lí lớp 10 THPT ........................................... 23
1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của nội dung chương trình địa lí THPT đối với
dạy học theo chủ đề ................................................................................................... 24
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh lớp 10 THPT ......................... 25
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 10 THPT ........................................... 25
1.3.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 10 THPT ............................................ 28
1.4. Thực trạng của dạy học theo chủ đề ở trường THPT......................................... 29
1.4.1. Phương pháp khảo sát ..................................................................................... 29
1.4.2. Kết quả khảo sát .............................................................................................. 29
1.4.2.1. Kết quả khảo sát giáo viên ........................................................................... 29
1.4.2.2 Khảo sát học sinh .......................................................................................... 33

1.4.2.3. Kết luận chung về thực trạng dạy học theo chủ đề ...................................... 36
Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
TRONG DẠY HỌC LỚP 10 THPT ...................................................................... 37

Demo
- Select.Pdf
SDK
2.1. Xây dựng
một sốVersion
chủ đề trong
dạy học phần
địa lí tự nhiên lớp 10 THPT ....... 37
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề dạy học ............................................................. 37
2.1.1.1. Đảm bảo sự phù hợp với nội dung chương trình ......................................... 37
2.1.1.2. Đảm bảo tính hệ thống ................................................................................. 37
2.1.1.3. Đảm bảo sự phát triển năng lực học sinh ..................................................... 38
2.1.1.4. Đảm bảo sự phân hóa học sinh .................................................................... 39
2.1.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................................. 39
2.1.2. Quy trình xây dựng chủ đề .............................................................................. 40
2.1.2.1. Xác định vấn đề ............................................................................................ 40
2.1.2.2. Xây dựng nội dung của chủ đề ..................................................................... 40
2.1.2.3. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ ................................................. 41
2.1.2.4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu .............................................................. 41
2.1.2.5. Biên soạn câu hỏi, bài tập ............................................................................ 42
2.1.3. Đề xuất một số chủ đề địa lí tự nhiên trong dạy học địa lí 10 THPT ............. 44

2


2.2. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề ............................................. 44

2.2.1. Những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức dạy học theo chủ đề .............................. 44
2.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề .......................................... 45
2.2.2.1. Phát hiện vấn đề cần giải quyết .................................................................... 45
2.2.2.2. Đề xuất giải pháp ......................................................................................... 45
2.2.2.3. Giải quyết vấn đề ......................................................................................... 46
2.2.3. Giới thiệu một số chủ đề đã xây dựng ............................................................ 47
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 80
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .................................................... 80
3.1.1. Mục đích.......................................................................................................... 80
3.1.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................... 80
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm .................................................................. 80
3.2.1. Đối tượng ........................................................................................................ 80
3.2.2. Nội dung .......................................................................................................... 80
3.3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................. 81
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm ................................................................................... 81

Demo
Select.Pdf
SDK
3.3.2. Các bước
tiến Version
hành thực -nghiệm
.....................................................................
81
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................... 82
3.4.1. Nhận xét kết quả định lượng ........................................................................... 82
3.4.2. Nhận xét kết quả định tính .............................................................................. 85
3.4.3. Nhận xét chung về kết quả dạy học theo chủ đề ............................................. 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 89
1. Kết luận ................................................................................................................. 89

2. Kiến nghị ............................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

NXB


Nhà xuất bản

4

SGK

Sách giáo khoa

5

THCS

Trung học cơ sở

6

THPT

Trung học phổ thông

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1. Khảo sát GV về dạy học theo chủ đề........................................................30
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về hiệu quả của phương pháp dạy học theo chủ đề ....31
Bảng 1.3. Những khó khăn khi tổ chức dạy học theo chủ đề ...................................32

Bảng 1.4. Hứng thú đối với môn Địa lí và nhận thức tầm quan trọng của môn Địa lí ....33
Bảng 1.5. Nhận thức về dạy học theo chủ đề và sự tiếp cận với dạy học theo chủ đề
trong môn địa lí .........................................................................................................34
Bảng 1.6. Hiệu quả của phương pháp dạy học theo chủ đề ......................................35
Bảng 1.7. Các dạng chủ đề địa lí học sinh đã được học tập......................................35
Bảng 2.1. Mô tả 4 mức độ yêu cầu và biên soạn câu hỏi/bài tập ..............................42
Bảng 3.1. Điểm số lớp đối chứng: ............................................................................82
Bảng 3.2. Điểm số lớp thực nghiệm..........................................................................83
Bảng 3.3. Phân phối tần suất điểm số của nhóm thực nghiệm và đối chứng............83
HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất điểm lớp thực nghiệm....................................84

Demo
Version
Select.Pdf
Hình 3.2. Biểu
đồ phân
phối tần- suất
điểm lớp SDK
đối chứng........................................84
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................85

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục được áp dụng tuy có khác
nhau về chương trình, phương pháp và nội dung,... nhưng tất cả đều hướng tới mục
tiêu phát triển nhân cách người học. Trong đó việc hình thành phẩm chất và năng

lực con người được đặt lên vị trí hàng đầu. Qua mỗi giai đoạn khác nhau, yêu cầu
về sự phát triển nhân cách và năng lực của người học cũng có những thay đổi cho
phù hợp với yêu cầu mới của xã hội.
Hòa mình theo xu thế mới của thời đại, nền giáo dục nước ta đang trong quá
trình đổi mới cơ bản và toàn diện. Mục tiêu giáo dục hiện nay là giáo dục toàn diện
người học và giúp người học hình thành được những phẩm chất và năng lực cần
thiết, đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Mỗi cấp học, môn học sẽ có những yêu
cầu về những năng lực riêng, dần dần qua quá trình giáo dục, năng lực và phẩm chất
người học sẽ hình thành, góp phần hoàn thiện nhân cách con người trong thời đại
mới. Giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển từ chương

Demo
Version
trình giáo dục
tiếp cận
nội dung- Select.Pdf
sang tiếp cận SDK
năng lực của người học, từ chỗ quan
tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì
qua việc học.
Trong nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học theo yêu cầu đổi mới đang thử
nghiệm, vận dụng thì dạy học theo chủ đề là một trong những yêu cầu được thực
hiện từ năm học 2014-2015 đến nay. Thay cho việc dạy học đang được thực hiện
theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn
cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng
các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực
trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng,
thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho
học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có
thể hình thành cho học sinh trong mỗi chủ đề đã xây dựng. Học tập theo chủ đề tạo

điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học,

6


gắn với vấn đề thực tiễn, qua đó các năng lực chung và năng lực chuyên môn được
hình thành và phát triển [24]
Phần địa lí tự nhiên trong chương trình lớp 10 tương đối khó và trừu tượng.
Việc dạy học theo phân phối chương trình, từng tiết, từng bài đôi lúc làm cho kiến
thức bị rời rạc, khó đảm bảo tính hệ thống dẫn đến tình trạng học sinh quên kiến
thức cũ, khó tiếp thu kiến thức mới, dần cảm thấy mất hứng thú với môn học. Dạy
học theo chủ đề sẽ góp phần khắc phục những khó khăn trên và tạo cho học sinh
khả năng tự liên kết các nội dung trong cùng một chủ đề cũng như giữa các chủ đề;
Liên hệ được kiến thức bài học với thực tiễn, đồng thời có thái độ đúng đắn trong
ứng xử với tự nhiên.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT
SỐ CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TRONG DẠY HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới
giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được một số chủ đề phần địa lí tự nhiên lớp 10 trung học phổ

Version
thông và đề Demo
xuất phương
pháp -sửSelect.Pdf
dụng, nhằm SDK
nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy
học bộ môn địa lí ở trường trung học phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo chủ đề trong môn địa
lí ở trường trung học phổ thông.
- Tiến hành điều tra thực trạng dạy học theo chủ đề môn địa lí lớp 10 trung
học phổ thông.
- Xây dựng một số chủ đề địa lí tự nhiên trong dạy học lớp 10 trường trung
học phổ thông.
- Xác lập cách thức sử dụng chủ đề.
- Thực nghiệm sư phạm.
4. Giới hạn đề tài
- Thời gian: thực hiện đề tài trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2017
đến tháng 5 năm 2018.

7


- Không gian: trường Trung học phổ thông Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, tỉnh
An Giang.
- Nội dung: phần địa lí tự nhiên lớp 10 trung học phổ thông.
5. Lịch sử nghiên cứu
Liên quan đến đề tài này có một số tài liệu nghiên cứu sau:
- Tài liệu từ Bộ giáo dục và đào tạo:
Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 0810-2014 nhằm hỗ trợ các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên
triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về phát
triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Luận văn thạc sĩ:
+ Luận văn “Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần
kiến thức các định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin”, luận văn thạc sĩ của Trần Văn Hữu, trường Đại học sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, 2005. Nghiên cứu vận dụng quan điểm dạy học theo chủ đề với sự hỗ


Version
- Select.Pdf
trợ của côngDemo
nghệ thông
tin vào
dạy học nhằmSDK
tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học. Kết quả cho thấy khi áp dụng phương
pháp dạy học theo chủ đề kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh
hứng thú hơn với học tập, phát huy được tính tích cực, tự học và khả năng hợp tác
giữa các em, huy động được kinh nghiệm của học sinh và rèn kĩ năng cho các em.
+ Luận văn: “Luận văn Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương
“chất khí” lớp 10 THPT ban cơ bản”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Thùy
Dung, trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. Đề tài đã tiến hành
nghiên cứu việc áp dụng dạy học theo chủ đề để nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ
môn Vật Lí, kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của học sinh được
nâng lên, học sinh hứng thú, tự tin hơn với môn học và chúng ta có thể áp dụng
phương pháp này cho các đối tượng học sinh có học lực khác nhau như học sinh
khá, giỏi, trung bình thậm chí là dưới trung bình vẫn có thể áp dụng được.
+ Luận văn: “Xây dựng và sử dụng một số chủ đề địa lí tự nhiên trong dạy

8


học lớp 12 trường trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Viết Cam,
trường Đại học Huế, Đại học sư phạm, 2016. Đề tài này đã nghiên cứu cơ sở lí luận
của dạy học theo chủ đề và đã vận dụng vào dạy học địa lí ở một số phần, chương
trong chương trình địa lí lớp 12 THPT.
- Bài báo khoa học:

+ 5 bước xây dựng chủ đề dạy học, thcsyennghia.edu.vn của trường THCS
Yên Nghĩa, 2015. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra, đánh giá; xác định qui trình xây dựng chủ đề dạy học; Tổ chức và
quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học, trung tâm giáo dục.
+ “Dạy học theo chủ đề, thcsphudong.pgddailoc.edu.vn của trường THCS
Phù Đổng, huyện Đại Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trao đổi về cách thức dạy học
theo chủ đề ở trường THCS Phù Đổng.
Qua tìm hiểu cho thấy dạy học theo chủ đề là một phương pháp dạy học khá
tích cực, giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, đồng thời góp phần
nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tạo hứng thú đối với môn học. Bên cạnh
đó, qua các tài liệu sưu tầm được bản thân nhận thấy chưa ai nghiên cứu về việc xây

Demo
- Select.Pdf
dựng và sử dụng
chủVersion
đề trong dạy
học địa lí 10SDK
ở trường THPT, vì vậy tôi mạnh dạn
nghiên cứu vấn đề này với mong muốn sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo
dục môn địa lí trong giai đoạn mới.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp sưu tầm tài liệu: Thu thập các nguồn tài liệu liên quan để xây
dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Phương pháp phân tích tài liệu: Tiến hành xem xét, xác định và lựa chọn tư
liệu liên quan đến đề tài được biên soạn và đăng tải từ nguồn đáng tin cậy.
Phương pháp tổng hợp tài liệu: Phân loại, hệ thống các nguồn tài liệu liên
quan đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở khoa học sau khi đã được phân tích.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp khảo sát điều tra: Điều tra khảo sát tình hình dạy học theo chủ
đề trong môn địa lí lớp 10 ở trường THPT Xuân Tô tỉnh An Giang.

9


Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu tình hình
dạy học theo chủ đề ở trường, theo dõi sự phát triển về nhận thức, các năng lực trí
tuệ, năng lực hành động của học sinh trong quá trình thực nghiệm.
Phương pháp phỏng vấn: Thông qua phương pháp phỏng vấn với Ban giám
hiệu, giáo viên, học sinh,... tìm kiếm thông tin về dạy học theo chủ đề ở trường
THPT.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường
THPT Xuân Tô tỉnh An Giang nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài. Sau đó kiểm
tra kết quả thực nghiệm, rút ra nhận xét.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các phương pháp thống kê toán
học để xử lí phiếu điều tra, nội dung góp ý kiến của GV và HS, xử lí các số liệu đã
thu thập được từ kết quả học tập của học sinh để làm cơ sở rút ra những nhận xét,
kết luận khách quan trong quá trình thực hiện cũng như kết quả thực nghiệm.

Demo Version - Select.Pdf SDK

10



×