Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thiết kế bài dạy học địa lí lớp 11 THPT qua sử dụng phần mềm activstudio (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.11 MB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HIỂN

THIẾT KẾ BÀI DẠ HỌC ĐỊ L
11 THPT QUA S DỤNG PH N
ACTIVSTUDIO
Demo ÍVersion
- Select.Pdf
Chuyên ngành:
UẬN VÀ
PHƯƠNGSDK
PHÁP DẠY HỌC

P

ÔN ĐỊ

ã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯ NG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN NGỌC MINH

Huế, Năm 2013
i

Í




LỜI C

ĐO N

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào
khác.

Tác giả luận văn

Demo Version - Select.Pdf SDK
NGUYỄN THỊ HIỂN

ii


Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn
Ngọc Minh – Người thầy đã trực tiếp giảng dạy, tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ
cùng các thầy cô giáo trong khoa Địa Lí, Phòng đào tạo Sau đại học,
Ban chủ nhiệm khoa Địa Lí, Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm
- Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu cũng như giáo viên và
học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Huế như: THPT

Quốc Học, THPT Nguyễn Huệ, THPT Hai Bà Trưng, THPT Gia Hội,
THPT NguDemo
yễn TrVersion
ường Tộ- Select.Pdf
đã tạo điều SDK
kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình tiến hành khảo sát điều tra thực trạng và thực nghiệm cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian và năng lực còn hạn
chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa
học, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến để luận văn
được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Hiển

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa...............................................................................................................i
Lời cam đoan..............................................................................................................ii
Lời cảm ơn.................................................................................................................iii
Mục lục.......................................................................................................................1
Danh mục các từ ghi tắt..............................................................................................4

Danh mục các bảng biểu, hình....................................................................................5
Ở Đ U .............................................................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................8
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ............................................................. 8
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................9
7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu ................................................................................11

Demo Version - Select.Pdf SDK

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ Í UẬN VÀ THỰC TIỄN CỦ THIẾT KẾ BÀI DẠ
HỌC ĐỊ

Í

P 11 THPT QU S

DỤNG PH N

ACTIVSTUDIO....12

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC ĐỊA LÍ .........12
1.1.1. Tiết học Địa lí .......................................................................................... 12
1.1.2. Giáo án điện tử ........................................................................................13
1.1.3. Khái niệm thiết kế bài dạy học Địa lí ......................................................13
1.2. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ..........................................................................14
1.2.1. Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học ..........................................14
1.2.2. Vai trò của phương tiện dạy học trong dạy học Địa lí ........................... 15

1.2.3. Nguyên tắc sử dụng các phương tiện dạy học .........................................16
1.2.4. Hệ thống dạy học tương tác Activboard..................................................17
1.2.5. Phần mềm dạy học Activstudio ............................................................... 19
1.3. DẠY HỌC TƯƠNG TÁC..............................................................................29
1.3.1. Khái niệm dạy học tương tác ...................................................................29
1.3.2. Các dạng tương tác trong dạy học [26] .................................................29
1


1.4. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH SGK ĐỊA LÍ 11 THPT ............................ 31
1.4.1. Mục tiêu ...................................................................................................31
1.4.2. Đặc điểm SGK Địa lí 11 THPT............................................................... 32
1.5. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH LỚP 11 THPT .....................34
1.6. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVSTUDIO TRONG
DẠY HỌC NÓI CHUNG VÀ MÔN ĐỊA LÍ NÓI RIÊNG Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ ....................................35
1.6.1. Tổ chức khảo sát, điều tra........................................................................35
1.6.2. Kết quả khảo sát, điều tra ........................................................................36
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI DẠ
DỤNG PH N

HỌC ĐỊ

Í

P 11 THPT QU

S

CTIVSTUDIO .........................................................................40


2.1. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM ACTIVSTUDIO ĐỂ THIẾT KẾ
ĐỐI VỚI CÁC DẠNG BÀI HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 ..............................................40
2.1.1. Bài dạy kiến thức mới Địa lí lớp 11 THPT ............................................40
2.1.2. Bài thực hành Địa lí lớp 11 THPT .......................................................... 40
2.1.3. Bài khái quát hóa và hệ thống hóa tri thức Địa lí 11 THPT (bài ôn tập) 41
2.1.4. Những nội dung trong chương trình Địa lí 11 phù hợp trong việc thiết

Demo Version - Select.Pdf SDK

kế bài giảng tương tác dựa trên phần mềm Activstudio ...................................41
2.2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THPT
TRÊN PHẦN MỀM ACTIVSTUDIO .................................................................42
2.2.1. Đảm bảo tính trực quan và sư phạm .......................................................42
2.2.2. Đảm bảo tính hiệu quả ............................................................................42
2.2.3. Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng .......................................................42
2.2.4. Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu ......................................43
2.2.5. Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật ................................................43
2.3. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THPT TRÊN
PHẦN MỀM ACTIVSTUDIO ............................................................................44
2.3.1. Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học Địa lí 11 THPT ........................44
2.3.2. Giai đoạn 2: lựa chọn kiến thức cơ bản bài học.....................................44
2.3.3. Giai đoạn 3: Thiết kế bài dạy học Địa lí 11 trên phần mềm Activstudio ..45
2.3.4. Thiết kế giáo án .......................................................................................49

2


2.4. BÀI DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THPT THIẾT KẾ TRÊN PHẦN MỀM
ACTIVSTUDIO KẾT HỢP BẢNG ACTIVBOARD TRONG GIẢNG DẠY ....51

2.4.1. Bài 3 – Một số vấn đề mang tính toàn cầu ..............................................51
2.4.2. Bài 9 – Nhật Bản .....................................................................................60
2.4.3. Bài 10 – Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ..............................................71
2.4.4. Bài 11 – Khu vực Đông Nam Á .............................................................. 77
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆ

SƯ PHẠ

................................................................ 86

3.1. MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................86
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM .......................................................................86
3.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................86
3.3.1. Địa bàn thực nghiệm ...............................................................................86
3.3.2. Thời gian thực nghiệm ............................................................................86
3.3.3. Đối tượng thực nghiệm ...........................................................................86
3.3.4. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................87
3.4. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM .....................................................................87
3.4.1. Tiến hành thực nghiệm............................................................................87
3.4.2. Kết quả thực nghiệm ...............................................................................87

Demo Version - Select.Pdf SDK

3.5. KẾT LUẬN CHUNG VỀ THỰC NGHIỆM .................................................92
KẾT UẬN .......................................................................................................................93
TÀI IỆU TH

KHẢO .............................................................................................. 95

PHỤ ỤC ......................................................................................................................... P1


3


D NH

ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ nguyên nghĩa

Chữ viết tắt

Câu hỏi

:

Câu hỏi

Đại học sư phạm

:

ĐHSP

Đối chứng

:

ĐC


Giáo viên

:

GV

Học sinh

:

HS

Nhà xuất bản

:

NXB

Phương pháp dạy học

:

PPDH

Phương tiện dạy học

:

PTDH


Sách giáo khoa

:

SGK

Thành phố

:

TP

Thực nghiệm

:

TN

Thực nghiệm sư phạm

:

TNSP

Trung học phổ thông

:

THPT


Demo Version - Select.Pdf SDK

4


D NH

ỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Trang

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc SGK Địa lí 11 THPT chương trình chuẩn ........................................32
Bảng 1.2. Bảng thống kê số trường, số GV, HS tham gia điều tra thực tế .....................35
Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra giáo viên .................................................36
Bảng 1.4. Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra học sinh ..................................................38
Bảng 2.1. Mẫu giáo án thiết kế trên phần mềm Activstudio ...........................................50
Bảng 3.1. Những thông tin chung về lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .......................86
Bảng 3.2. Phân loại điểm qua bài kiểm tra trong thực nghiệm .......................................88
Bảng 3.3. Phân phối tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp .............................................89
Bảng 3.4. Tổng hợp tham số .............................................................................................. 90
Bảng 3.5. Phân loại trình độ học sinh qua bài kiểm tra ...................................................90
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống lớp học tương tác ...............................................................................17
Hình 1.2. Bảng điều khiển xuất hiện khi khởi động phần mềm Activstudio .................21
Hình 1.3. Cửa
sổ phầnVersion
mềm Activstudio
..........................................................................
22
Demo

- Select.Pdf
SDK
Hình 1.4. Hộp công cụ chính ............................................................................................. 22
Hình 1.5. Tùy biến hộp công cụ ........................................................................................23
Hình 1.6. Thanh công cụ định dạng văn bản ....................................................................25
Hình 1.7. Các tầng trong một trang Flipchart ...................................................................26
Hình 1.8. Trình duyệt ghi chú ............................................................................................ 27
Hình 2.1, 2.2. Minh họa các kiến thức được đưa vào flipchart dưới dạng video, hình
ảnh, sơ đồ, bản đồ, văn bản, bảng biểu .....................................................46
Hình 2.3. Cây thư mục trong thư viện tư liệu Địa lí của tác giả ......................................47
Hình 2.4. Công cụ kính lúp ................................................................................................ 48
Hình 2.5. Công cụ màn che................................................................................................ 48
Hình 2.6. Trò chơi ô chữ ....................................................................................................48
Hình 2.7. Trò chơi ghép địa danh ......................................................................................48
Hình 2.8. Ghi chú cho trang Flipchart...............................................................................49
Hình 3.1. Sự phân bố điểm qua bài kiểm tra của hai nhóm ĐC và TN ..........................88
Hình 3.3. So sánh kết quả phân loại trình độ của HS qua các bài kiểm tra ....................90
5


MỞ Đ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đã góp
phần to lớn làm thay đổi diện mạo trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc
gia, trong đó có giáo dục.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nước ta coi giáo dục là
quốc sách hàng đầu trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng đã ghi: “Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp giáo dục và đào tạo là khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư
duy sáng tạo của người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và

phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học; đảm bảo điều kiện và thời gian tự
học, tự nghiên cứu của học sinh”.
Để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo
dục, đòi hỏi người giáo viên nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng phải thực hiện
được vai trò định hướng, tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh (HS), tạo ra môi
trường học tập năng động để HS có thể lĩnh hội tri thức nhanh chóng và hiệu quả.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên (GV) đã cố
gắng đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học
truyền thống và hiện đại để tạo ra hứng thú học tập và thay đổi nhận thức về vai trò
của môn Địa lí cho học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp, phương
tiện còn mang nặng tính thuyết trình, giải thích, minh họa nên chưa thực sự phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Dạy học tương tác là xu hướng mới của giáo dục hiện nay. Hình thức dạy học
này mang đến cho học sinh một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh
kiến thức thông qua các hoạt động được thiết kế bởi giáo viên. Học sinh có điều
kiện phát triển mạnh mẽ tính chủ động, tư duy sáng tạo và kỹ năng sử dụng những
công cụ hiện đại của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Phần mềm Activstudio và bảng Activboard là hai yếu tố chính trong hệ thống
dạy học tương tác Activboard - một hệ thống dạy và học hoàn chỉnh, tích hợp cả
phần cứng và phần mềm. Hệ thống này được đánh giá là một bước đột phá trong
công nghệ giáo dục với nhiều ứng dụng sư phạm tiên tiến trong việc tạo ra môi
6


trường học tập toàn diện, thu hút sự tập trung chú ý của học sinh qua những bài
giảng sinh động.
Môn Địa lí 11 trung học phổ thông (THPT) có mục tiêu trang bị cho HS những

kiến thức về hoạt động của con người ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên
toàn cầu làm cơ sở cho việc tiếp tục phát triển tư tưởng, tình cảm đúng đắn đồng
thời hướng HS tới cách hành động và ứng xử phù hợp với yêu cầu của đất nước và
thời đại. Do đó việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp là yếu tố
quan trọng để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, phát triển kỹ năng.
Xuất phát từ yêu cầu quan trọng của môn Địa lí 11 và thực trạng dạy học môn
Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay, tôi chọn đề tài “Thiết kế bài dạy học
Địa lí lớp 11 THPT qua sử dụng phần mềm Activstudio” nhằm giới thiệu thêm
một phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại trong việc nâng cao chất lượng dạy
và học môn Địa lí 11 ở trường THPT.
2.

ục tiêu nghiên cứu của đề tài
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là ứng dụng

phần mềm Activstudio kết hợp với bảng điện tử Activboard thiết kế một số bài dạy

Demo
Version
- Select.Pdf
học Địa lí lớp
11 theo
hướng dạy
học tương SDK
tác giữa giáo viên và học sinh nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu các cơ sở lí luận về ứng dụng phần mềm Activstudio và bảng
điện tử Activboard trong thiết kế bài dạy học Địa lí lớp 11 THPT.
- Khảo sát thực tế để tìm hiểu thực trạng sử dụng phần mềm Activstudio và

bảng điện tử Activboard trong thiết kế bài dạy học Địa lí lớp 11 ở một số trường
phổ thông để từ đó xây dựng, lựa chọn và sử dụng bài dạy học hiệu quả nhất.
- Thiết kế các bài dạy học Địa lí 11 dựa trên phần mềm Activstudio và bảng
điện tử Activboard theo hướng dạy học tương tác.
- Tiến hành TNSP để kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp sử dụng có hiệu quả nhất hệ thống dạy học
tương tác Activboard trong thiết kế bài dạy học Địa lí lớp 11 nói riêng và dạy học
THPT nói chung.

7


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Phần mềm Activstudio và bảng tương tác Activboard
+ Chương trình và sách giáo khoa Địa lí 11
+ Phương pháp thiết kế bài dạy học Địa lí
- Phạm vi nghiên cứu đề tài:
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1-9/2013
+ Địa điểm: tiến hành điều tra và thực nghiệm sư phạm ở một số trường
THPT trên địa bàn thành phố Huế.
+ Nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm
Activstudio kết hợp với bảng điện tử Activboard để thiết kế một số bài dạy học
trong môn Địa lí 11 theo hướng dạy học tương tác giữa giáo viên và học sinh.
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng phối hợp nhiều phương
pháp, trong đó có các phương pháp chủ yếu sau:
5.1. h m ph

ng ph p nghi n c u lí thuyết


- Phương pháp sưu tầm tài liệu: thu thập các nguồn tài liệu có liên quan để xây

Demo Version - Select.Pdf SDK

dựng cơ sở lí luận của đề tài.

- Phương pháp phân tích tài liệu: tiến hành nghiên cứu, xác định và lựa chọn
các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài, được biên soạn đăng tải từ các nguồn
đáng tin cậy.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: phân loại, hệ thống các nguồn tài liệu liên
quan đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở cho tóm tắt khoa học. Sử dụng phương
pháp tổng hợp nhằm mục đích đánh giá tầm khái quát, tóm lược lại các nội dung
quan trọng để đưa ra một số hướng nghiên cứu cho đề tài.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân loại,
phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng kết kinh nghiệm…
5.2.

h m ph

ng ph p nghi n c u th c ti n

- Phương pháp điều tra, khảo sát giáo viên và học sinh thông qua các mẫu
phiếu điều tra, dự giờ các tiết lên lớp của giáo viên Địa lí THPT nhằm tìm hiểu thực
tế tình hình sử dụng phần mềm Activstudio và bảng Activboard trong dạy học Địa lí
ở trường THPT hiện nay.
8


- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn giáo viên và học sinh bằng những cuộc

trao đổi trực tiếp; đồng thời trao đổi với tổ chuyên môn, ban giám hiệu các trường
phổ thông.
- Phương pháp quan sát sư phạm thông qua những lần dự giờ, thăm lớp.
Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận về thực trạng để có những
phương pháp sử dụng phần mềm Activstudio và bảng Activboard trong thiết kế bài
dạy học Địa lí lớp 11 đạt hiệu quả nhất.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: sử dụng bài dạy học do tác giả soạn làm
mẫu để tổ chức dạy thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) ở một số trường THPT
trên địa bàn thành phố Huế nhằm kiểm chứng, đánh giá tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng một số công thức toán thống kê để
xử lí các số liệu đã thu thập được từ phiếu điều tra, nội dung góp ý kiến, kết quả
thực nghiệm. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng điều tra và kiểm định giả thuyết
thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối tượng TN và ĐC.
6. ịch sử nghiên cứu đề tài
Từ khi máy tính ra đời (1946) và sự phát triển của công nghệ thông tin (từ thập
niên 90 đến nay) đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành giáo dục. Những

Demo Version - Select.Pdf SDK

phần mềm phục vụ cho giảng dạy và học tập ngày càng được sáng tạo, hoàn thiện
và phát triển không ngừng như: Powerpoint (phần mềm thiết kế bài giảng điện tử
của hãng Microsoft), Violet (phần mềm thiết kế bài giảng của công ty tin học Bạch
Kim – Việt Nam, tận dụng các tính năng của Flash để thiết kế bài giảng), Lecture
Maker & Teaching Mate (hệ thống thiết kế bài giảng điện tử và quản lý tài
nguyên, tạo ngân hàng đề thi của Hàn Quốc), Microsoft LCDs (chương trình thiết
kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM của hãng Microsoft), Activinspire (phần
mềm thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tương tác của tập đoàn giáo dục
Promethean – Vương quốc Anh)....
Trong đó Powerpoint là phần mềm được sử dụng phổ biến hiện nay trong dạy
học trên thế giới và ở Việt Nam. Phần mềm này được rất nhiều giáo viên nghiên

cứu, ứng dụng để tạo ra các giáo án điện tử giảng dạy trên lớp. Mặc dù có nhiều
tính năng tiện ích song phần mềm này chủ yếu thiên về tính trình chiếu, khó phát
huy hết được khả năng tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình
dạy và học.
9


Còn phần mềm Activstudio là một phần mềm còn khá xa lạ với nhiều giáo
viên trên thế giới và Việt Nam. Đây là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ
thống Dạy và học tương tác của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương
quốc Anh) đã đạt 2 giải thưởng Worlddidac cho sản phẩm giáo dục tốt nhất.
Ở nhiều trường học của các quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp,
Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ...các giáo viên đã ứng dụng tốt phần mềm
Activstudio để thiết kế bài dạy học ở các môn học và sử dụng kết hợp bảng
Activboard mang lại hiệu quả giáo dục cao ở nhiều cấp học và ngành học.
Ở Việt Nam, giáo viên và học sinh mới được biết đến hệ thống học tập tương
tác này từ năm 2009. Hiện nay, nhờ các dự án của Bộ giáo dục và các Sở giáo dục ở
nhiều tỉnh thành đã được trang bị và tập huấn làm quen với bảng tương tác
Activboard và phần mềm Activstudio như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế,
Đà Lạt, Hải Phòng, Quy Nhơn...Tuy nhiên, hệ thống dạy học tương tác này chưa
được phổ biến và sử dụng rộng rãi do những hạn chế về kinh phí, năng lực giáo
viên, nhận thức của học sinh...
Liên quan đến việc ứng dụng phần mềm Activstudio và bảng Activboard để
thiết kế bài dạy học theo hướng dạy học tương tác có một số đề tài và bài báo như:

Demo Version - Select.Pdf SDK

- Luận văn Thạc sĩ của Phan Thị Vinh (2008) (ĐHSP TP. Hồ Chí Minh):
“Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương Halogen – Hóa học lớp 10
nâng cao”.

- Luận văn Thạc sĩ của Lê Trung Thu Hằng (2011) (ĐHSP TP. Hồ Chí
Minh): “Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp
10 ở trường THPT”.
- Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Thơ (2011) (ĐHSP TP. Hồ Chí Minh): “Sử
dụng phần mềm Activinspire thiết kế bài lên lớp phần hóa học vô cơ lớp 11 chương
trình nâng cao”.
- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Huệ (2011) (ĐHSP Hà Nội): “Tìm
hiểu Activinspire và ứng dụng thiết kế bài giảng môn Quản lí hệ thống máy tính
theo phương pháp dạy học tương tác”.
- Bài báo khoa học của PGS.TS Trịnh Văn Biểu số 25 năm 2011 trên tạp chí
Khoa học ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, Dạy học hợp tác – Một xu hướng mới của giáo
dục thế kỉ XXI.
10


- Bài báo khoa học của Jean - Marc Denommé & Madeleine Roy (2000)
(người dịch: Nguyễn Quang Thuấn, Tống Văn Quán), Tiến tới một phương pháp sư
phạm tương tác, Tạp chí Tri thức và công nghệ, NXB Thanh Niên.
Ngoài

ra,

một

số

bài

báo


,

trên

Internet



các

trang

như:



, ,... cũng đề cập
đến phần mềm Activstudio và bảng Activboard như là một giải pháp học tập
tiên tiến của thế kỉ XXI.
Nhìn chung, các tác giả (tài liệu) trên có đề cập đến xu hướng dạy học tương
tác trong dạy học phổ thông và một số tài liệu đề cập đến việc ứng dụng phần mềm
Activstudio và bảng Activboard trong quá trình giảng dạy một số môn học (hóa
học, công nghệ thông tin) nhưng chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu, thử
nghiệm, chưa có nhiều giáo viên đầu tư thời gian và công sức thực hiện. Do vậy,
hiệu quả của phần mềm Activstudio và hệ thống giáo dục tương tác chưa được thể
hiện rõ, đặc biệt là nội dung nghiên cứu còn tương đối xa lạ với bộ môn Địa lí ở
nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, những tài liệu trên là cơ sở quý giá để chúng tôi
tham khảo khi thực hiện nghiên cứu đề tài này.

Demo Version - Select.Pdf SDK


7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, hệ thống các bảng biểu, phụ lục, phần
nội dung đề tài được xây dựng theo cấu trúc 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của thiết kế bài dạy học Địa lí lớp 11
THPT qua sử dụng phần mềm Activstudio.
Chương 2: Thiết kế bài dạy học Địa lí lớp 11 THPT qua sử dụng phần mềm
Activstudio.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

11



×