Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÌNH LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.2 KB, 4 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÌNH LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC HÀNH CHÍNHỞ NƯỚC TA</b>

Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật mang tính thủ tục quy định trình tự về thời gian, không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước; là cách thức giải quyết cơng việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực, một số khâu vẫn còn phiền hà, tiến độ cải cách thủ tục hành chính cịn chậm, nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng. Tính cơng khai, minh bạch chưa được đảm bảo. Công tác tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính của các cơ quan đơn vị còn hạn chế, dẫn đến nhiều thủ tục không phù hợp chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai như: cho thuê đất, thủ tục thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất... luôn là những vướng mắc mà người dân và doanh nghiệp gặp phải thời gian qua.

<b>II)NỘI DUNG: </b>

<b>1) Thực trạng về thủ tục hành chính liên quan đến đất đai ở nước ta hiệnnay: </b>

Hiện nay thủ tục hành chính liên quan đến đất đai vẫn cịn quá cồng kềnh và nhiều bất cập gây khó khăn cho người dân. Theo kết quả khảo sát độc lập được thực hiện trong vòng 3 tháng với gần 1500 người trên khắp cả nước tham gia do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc và báo điện tử VietnamNet cơng bố ngày 19/10, có 44,66% ý kiến cho rằng thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gây phiền hà nhất. Đứng sau đất đai, các thủ tục hành chính gây phiền hà theo phản ánh của người dân gồm: thủ tục liên quan đến cấp phép xây dựng nhà 8,79%, khiếu nại tố cáo 7,29%, bảo hiểm xã hội 6,34%... Thủ tục liên quan đến đăng ký kết hôn, khai sinh và làm chứng minh thư là những thủ tục thuận lợi nhất. Có tới 67% số người cho rằng thủ tục hành chính cần quá nhiều giấy tờ và 73% khẳng định cần có mối quan hệ quen biết mới hoàn thành được thủ tục cần làm. 50% số người tham gia khảo sát nhận thấy công chức không thạo việc. Thủ tục hành chính đã phiền

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

hà như vậy mà khâu giải quyết thủ tục cũng có khơng ít tiêu cực xảy ra. Tình trạng cán bộ, công chức giải quyết công việc chậm trễ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng trong q trình thực hiện các thủ tục hành chính vẫn còn phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân rất cơ bản làm cho mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về công tác thủ tục hành chính chưa cao. Lĩnh vực quản lý đất đai hiện có 41 thủ tục hành chính với 24 số mẫu đơn, tờ khai. Đây cũng là một số lượng khá lớn các thủ tục và tạo nên sự rườm rà trong quá trình quản lý.

<b>2) Sửa đổi thủ tục hành chính liên quan đến đất đai:</b>

Biết được sự phức tạp trong q trình giải quyết các thủ tục hành chính liên

<b>quan đến đất đai. Chính phủ dự kiến, trong số 66 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực</b>

đất đai sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung 43 thủ tục, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 65%.

Những cải cách nổi bật trong lĩnh vực đất đai, theo Chính phủ, thể hiện ở nội dung cải cách thủ tục hành chính trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất bằng cách lồng ghép các thủ tục đầu tư, xây dựng với các thủ tục về đất đai; thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạo điều kiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản chỉ phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động một lần tại một cơ quan…

Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu để đơn giản hóa đối với các thủ tục về đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất… theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.

Lợi ích của việc đơn giản hóa 43 thủ tục thuộc lĩnh vực đất đai dự kiến tiết kiệm được 10 tỷ đồng/năm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Song, để thực thi các phương án đơn giản hóa của 43 thủ tục này, sẽ phải sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính ở Luật Đất đai và các nghị định, thơng tư liên quan. Ngày 19/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có cuộc làm việc với Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên-Môi trường nhằm đánh giá kết quả thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường,

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

số lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tương đối nhiều. Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên tục thống kê, rà soát, xem xét, chỉ giữ lại thủ tục thực sự cần thiết cho quản lý nhà nước. Đến nay, Bộ đã cắt giảm 5,2% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính liên quan đến quản lý đất đai.

<b>3) Cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu:</b>

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Song, theo nhận định của Đồn giám sát, chương trình tổng thể về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ đã được triển khai thực hiện trong thời gian dài, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được u cầu đề ra. Cịn khơng ít thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, cịn phức tạp, chưa thật thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Công tác tiếp nhận phản ánh kiến nghị về thủ tục hành chính cịn hạn chế dẫn đến nhiều thủ tục hành chính khơng phù hợp với u cầu quản lý chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Đặc biệt, kết quả giám sát đã cho thấy, tình trạng cán bộ, công chức giải quyết công việc chậm trễ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực tham nhũng trong q trình thực hiện các thủ tục hành chính vẫn còn phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về công tác cải cách thủ tục hành chính chưa cao. Cải cách thủ tục hành chính gặp trở ngại khơng nhỏ bởi những thói quen quản lý theo cơ chế xin- cho và cũng đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan và cán bộ, cơng chức. Mức độ chun nghiệp, tính chun sâu, kỹ năng hành chính và cả đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Dù thủ tục có tốt đến mấy nhưng nếu người thực hiện khơng đúng thì cũng làm cho thủ tục bị méo mó, biến dạng. Do vậy, cần quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức, người thi hành công vụ, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

<b>III)KẾT LUẬN:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến đất đai là một việc làm thiết thực giúp cho các hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh hơn đáp ứng kịp thời sự phát triển của nền kinh tế tao tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân. Tuy nước ta đã có những chính sách cải cách thủ tục hành chính về đất đai nhưng các chính sách này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Chính phủ cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, đồng thời phải tăng cường kiểm tra việc quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương, cần xử lý nghiêm các địa phương vi phạm quy định về quản lý đất đai, quy định về bảo vệ và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, đảm bảo vận hành năng động và minh bạch.

</div>

×